Từ khi tiếp nhận Những ảnh hưởng của văn hóa – văn minh Ấn Độ Người Chăm cổ theo Ấn Độ giáo, quốc vương là người quyết định tôn giáo chính thống của vương quốc.. Người Chăm đã tiếp thu c
Trang 1ĐỀ TÀI : ĐỀN THÁP CHAM PA
MỤC LỤC Chương I: Mở bài
1.1 Giới thiệu đền tháp Chăm Pa
Chương II: Nội dung
2.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành văn hóa chăm pa………1
2.2 Những nét đặc sắc của văn hóa Chămpa………2
2.2.1 Kiến trúc………3
2.2.2 Văn hóa……….4
2.2.3 Nghệ thuật……….5
2.2.4 Qúa trình chuyển hóa của kiến trúc đền tháp Cham Pa…………6
2.2.5 Những đặc điểm điêu khắc của đền tháp Cham Pa……… 7
2.2.6 So sánh đền tháp Cham Pa giữa các vùng………8
Chương III: Kết luận 3.1 Bảo tồn và phát huy các nét đẹp văn hóa nghệ thuật của đền tháp Cham Pa………9
3.2 Ý nghĩa của đền tháp Cham Pa……….10
Chương I: Mở bài
1.1 Giới thiệu đền tháp Cham Pa
Trang 2Vương quốc Champa nằm ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung Việt Nam ngày nay Từ những thế kỷ trước công nguyên, vùng đồng bằng duyên hải miền Trung xưa của người Việt Nam đã là một địa bàn dừng chân lí tưởng cho những con thuyền xua ngược giữa hai nền văn minh lớn của Phương Đông lúc bấy giờ là Ấn Độ và Trung Quốc Trên những con thuyền ngược xuôi buôn bán, ngoài những kiện hang đầy ấp, các thương nhân luôn mang ít nhiều những yếu tố văn hóa của đất nước học , đặc biệt là tôn giáo, niềm tin Thuyền buôn ghé đến bao nhiêu lần thì cũng bấy nhiêu lần những yếu tố văn hóa bên ngoài trà vào Chăm Pa.Chăm Pa nhắc đến nó chúng ta có thể hình dung ra được rằng những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo còn lại cho đến ngày nay mà không ở đâu trên đất nước Việt Nam này có được đó là những di sản văn hóa của thể giới Nền văn hóa của cư dân Chăm Pa đã tồn tại một thời rực rỡ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại những thành tựu vô cùng quý giá Vương quốc Chăm pa cổ từng có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng Họ tôn thờ
nữ thần của vương quốc là Pô Inư Nagar theo truyền thống tín ngưỡng Mẫu hệ lâu đời của cư dân Đông Nam Á Tín ngưỡng này còn tồn tại khá đậm nét trong xã hội người Chăm hiện nay Từ khi tiếp nhận Những ảnh hưởng của văn hóa – văn minh Ấn Độ Người Chăm cổ theo Ấn Độ giáo, quốc vương là người quyết định tôn giáo chính thống của vương quốc Người Chăm đã tiếp thu chọn lọc theo cách của mình cho nên có nền văn hóa Champa rất độc đáo.
Trong số các đền tháp nổi tiếng người ta thường nhắc đến Thánh địa Mỹ Sơn ở tỉnh Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vì
ý nghĩa văn hóa đặc biệt của nó, khi ta tìm hiểu thì đó cũng là mang đến những hiểu biết sâu sắc về tín ngưỡng tôn giáo, thành tựu nghệ thuật và sức mạnh kiến trúc của nền văn minh Champa cổ đại.
Chương II: Nội Dung
2.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành văn hóa chăm pa
Nguồn gốc
Trang 3Vương quốc Chămpa là vương quốc của các tiểu vương quốc tồn tại gần 15 thế kỉ (từ thế kỉ II đến thế kỉ XV), phân bố ở miền Trung Việt Nam từ núi đến biển, gián cách nhau bằng các đèo, từ đèo Ngang đến đèo Cả - Đại Lãnh có độc lập và liên lập, có một tổng thể văn hóa chung mà cũng có sắc thái văn hóa vùng Đó là bốn vùng lớn ở các đồng bằng nhỏ ven biển: Amaravati (địa phận các tỉnh Quảng Bình
- Quảng Trị, Thừa Thiên và Quảng Nam - Đà Nẵng); Vijaya (Quảng Ngãi, Bình Định); Kauthara (Nha Trang- Khánh Hoà) và Panduranga (Phan Rang, Phan Thiết)
Vương quốc Chămpa qua những ghi chép trong thư tịch cổ, bia kí và những di tích khảo cổ trên và trong lòng đất trùng hợp với địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh Niên đại khởi đầu của vương quốc Chămpa theo thư tịch Trung Hoa cổ là vào cuối thế kỉ II (năm 192, Khu Liên đã lập nước Lâm Ấp ở vùng đất Quảng Nam ngày nay Đó là nước Chămpa của người Chăm với đô thành sư tử (Sximhapura - nay là Trà Kiệu, Duy Xuyên) Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ người Hán đã hiểu đô thành sư tử thành Rừng Voi (Tượng Lâm) Ngoài ra, bia Võ Cạnh ở Nha Trang có niên đại thuộc thế kỉ II sau công nguyên, cũng đã nói đến một quốc gia do Srimara sáng lập) Niên đại này trùng với niên đại của khu mộ chum Gò Đình (Đại Lãnh, Đại Lộc - Quảng Nam), Hậu Xá (Hội An - Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Sự trùng hợp về không gian, thời gian, của một số loại hình hiện vật, một số ngành nghề cùng với suy luận lôgic đã cho thấy văn hóa Chămpa nảy sinh từ văn hóa
Sa Huỳnh, người Chăm cổ là con cháu người Sa Huỳnh cổ
Lịch sử hình thành
Từ thập kỉ 60 trở về trước, nhiều học giả phương Tây, thường coi Chămpa là một quốc gia Ấn hóa Sự thực, ảnh hưởng văn hóa - tôn giáo của Ấn Độ đối với Chămpa là rất mạnh mẽ và không ai phủ nhận được Song học giả Pau Mus cũng
đã nhận ra nhiều nét bản địa - tiền Ấn Độ hóa trong văn hóa Chămpa Trong quá trình tiếp thu văn hóa Ấn Độ, người Chămpa đã kết hợp hài hòa giữa yếu tố văn hóa địa phương (nội sinh) và văn hóa bên ngoài (ngoại sinh) trên cơ sở môi trường
tự nhiên và tâm lí dân tộc để sáng tạo ra nền văn hóa của mình có những nét chung, song có nhiều nét riêng so với những văn hóa láng giềng khác ở Đông Nam Á cũng tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới Đông Nam Á (chính xác hơn là sự trao đổi buôn bán và bên cạnh đó là trao đổi kĩ thuật, ý tưởng giữa hai vùng đất này) có thể nói là từ những thế kỉ trước công nguyên, qua những tư liệu khảo cổ học của văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn Mối quan hệ - ảnh hưởng văn hóa này được đẩy mạnh từ đầu thiên niên kỉ I công nguyên Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng
Trang 4cường các ảnh hưởng của văn hóa Ân Độ theo các nhà nghiên cứu chính là thương mại Các nguồn tư liệu khác nhau cho biết, nguồn hương liệu, gỗ trầm, các loại dầu thơm, long não, cánh kiến trắng và đặc biệt là vàng vô cùng phong phú ở Đông Nam Á đã thu hút các thương nhân Ấn Độ tới Đông Nam Á nói chung và Chămpa nói riêng Theo sau các thương nhân, thậm chí cùng các thương nhân là các tu sĩ Bàlamôn, các nhà sư Do thâm nhập chủ yếu qua văn hóa mà lại bằng những phương thức hòa bình, nên những ảnh hưởng của Ấn Độ đã để lại những dấu ấn thật sâu sắc đối với vương quốc Chămpa
Trước hết, mô hình của Ấn Độ về tổ chức chính trị và vương quyền đã được người Chămpa áp dụng triệt để Vua là hiện thân của thần trên mặt đất và cũng là người bảo vệ thần dân giữ gìn trật tự đất nước theo “luật riêng” Các vua chúa Chămpa do vậy, là những người nhiệt thành với các tôn giáo Ấn Độ Về nguyên tắc, việc truyền ngôi tiến hành theo huyết thống nhưng đôi khi không phải như vậy mà do triều đình cử ra Dựa vào các nguồn tư liệu, chúng ta có thể hình dung khái quát bộ máy chính quyền và hành chính của Chămpa thời cổ Toàn bộ đất nước được chia làm ba (bốn) khu vực: Amaravati ở phía Bắc; Vijaya ở giữa; Panduranga ở phía Nam và có thể Kauthara được tách thành khu vực thứ 4 Cũng theo các nguồn sử liệu, Chămpa được chia thành 38 châu lớn nhỏ Nhà vua dùng anh em làm phó vương hay thứ vương và lập quan lại cai trị mà tên gọi các chức quan hay đơn vị hành chính đều có nguồn gốc từ các thuật ngữ Ấn Độ Cùng với việc tiếp nhận mô hình tổ chức chính quyền, người Chămpa tiếp nhận cả hệ thống đẳng cấp của Ấn
Độ, mặc dầu hệ thống đẳng cấp này của người Chăm không khắt khe và nhiều trường hợp mang tính hình thức Bên cạnh việc tiếp nhận về mô hình tổ chức chính trị, là sự tiếp nhận về mô hình tôn giáo Các tôn giáo Ấn Độ đã có mặt ở các vùng đất thuộc vương quốc Chămpa sau này ngay từ đầu công nguyên (Bia Võ Cạnh niên đại thế kỉ II mang nội dung về tư tưởng Phật giáo; tượng Phật bằng đồng ở Đồng Dương có niên đại thế kỉ IV ) Tiến trình lịch sử của các tôn giáo Ấn Độ ở Chămpa có những đặc điểm (theo nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh là: “Suốt hơn
12 thế kỉ tồn tại, Chămpa liên tục lấy những tôn giáo Ấn Độ làm tôn giáo của mình”
2.2 Những nét đặc sắc của văn hóa Chămpa
Người Chăm là một tộc người thuộc chủng Nam Á Ngôn ngữ của họ thuộc ngữ hệ Malai-Pôlinêdi Cùng với người Việt ở Bắc Bộ, các nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Môn-Khơme và Malai-Pôlinêdi ở Nam Bộ, người Chăm là một trong những nguồn cội của các dân tộc Việt Nam ngày nay Trong thời cổ đại và trung
Trang 5đại, người Chăm đã có một nền văn hóa riêng rực rỡ, không thua kém bất cứ một nền văn hóa nào ở Đông Nam châu Á
Vương quốc Chămpa là vương quốc (Mandala) của các tiểu vương quốc tồn tại gần 15 thế kỉ (từ thế kỉ II đến thế kỉ XV), phân bố ở miền Trung Việt Nam từ núi đến biển, gián cách nhau bằng các đèo, từ đèo Ngang đến đèo Cả - Đại Lãnh có độc lập và liên lập, có một tổng thể văn hóa chung mà cũng có sắc thái văn hóa vùng Đó là bốn vùng lớn ở các đồng bằng nhỏ ven biển: Amaravati (địa phận các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị, Thừa Thiên và Quảng Nam - Đà Nẵng); Vijaya (Quảng Ngãi, Bình Định); Kauthara (Nha Trang- Khánh Hoà) và Panduranga (Phan Rang, Phan Thiết)
Vương quốc Chămpa qua những ghi chép trong thư tịch cổ, bia kí và những
di tích khảo cổ trên và trong lòng đất trùng hợp với địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh Niên đại khởi đầu của vương quốc Chămpa theo thư tịch Trung Hoa cổ là vào cuối thế kỉ II (năm 192, Khu Liên đã lập nước Lâm Ấp ở vùng đất Quảng Nam ngày nay Đó là nước Chămpa của người Chăm với đô thành sư tử (Sximhapura - nay là Trà Kiệu, Duy Xuyên) Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ người Hán đã hiểu đô thành sư tử thành Rừng Voi (Tượng Lâm) Ngoài ra, bia Võ Cạnh ở Nha Trang có niên đại thuộc thế kỉ II sau công nguyên, cũng đã nói đến một quốc gia do Srimara sáng lập) Niên đại này trùng với niên đại của khu mộ chum Gò Đình (Đại Lãnh, Đại Lộc - Quảng Nam), Hậu Xá (Hội An - Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Sự trùng hợp về không gian, thời gian, của một số loại hình hiện vật, một số ngành nghề cùng với suy luận lô gích đã cho thấy văn hóa Chămpa nảy sinh từ văn hóa Sa Huỳnh, người Chăm cổ là con cháu người Sa Huỳnh cổ
2.2.1 Kiến Trúc:
Nói tới Chămpa là phải nói tới hệ thống đền tháp Đầu thế kỉ này tháp Chăm còn khoảng 100 chiếc, hiện nay còn khoảng 70 chiếc (với những phế tích còn lại suốt
từ Quảng Bình cho tới Tây Nguyên, các nhà nghiên cứu ước tính đã có tới hơn nghìn tháp lớn nhỏ) Tháp Chăm được xây dựng rải rác khắp nơi và có những quần thể kiến trúc lớn như Mỹ Sơn, Đồng Dương (Quảng Nam), Ponaga (Khánh Hòa)
Dù được xây dựng ở nhiều thời điểm khác nhau, có khác biệt về chi tiết kiến trúc, điêu khắc song trên cơ bản loại hình, cấu trúc hầu như thống nhất Chúng được xây dựng theo mẫu số chung và thể hiện biểu trưng tôn giáo Ấn Độ Tháp Chăm được xây dựng theo mô hình tháp Ấn Độ, song bé nhỏ “tinh tế” và được “Chăm hóa” Tháp (người Chăm gọi là Kalan), bao quanh là những ngôi tháp nhỏ, hoặc những công trình nhà chờ, nhà nguyện phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo.Tháp thường được xây dựng trên đồi gò cao theo biểu tượng núi Meru trong tôn giáo Ấn Độ - Biểu trưng trung tâm vũ trụ, nơi ngự của các thần linh Tháp Chăm có thể đồng
Trang 6thời mang - ba chức năng: Đền thờ Thần, Đền - Mộ, Đền - Nơi ở của các vị thần Tháp thường có bình đồ vuông, bố cục hướng tâm, chia thành ba phần đế, thân, mái Bốn cạnh mở bốn cửa Cửa chính đi vào lòng tháp mở về hướng Đông, có kết cấu nhô dài về phía trước với vòm cuốn, trang trí đẹp Ba cửa còn lại chỉ là hình thức (cửa giả) Mái tháp có ba tầng thu nhỏ dần vươn lên cao Mỗi tầng thể hiện như mô hình của tháp thu nhỏ (có vòm cửa giả, cửa giả thu nhỏ) Lòng tháp hình vuông cao vút, tường lòng xây thẳng đứng, từ phần mái lòng tháp thu nhỏ dần lên đỉnh, tạo nên phần trên hình vòm cuốn đều nhau ở trong lòng Mặt bằng lòng tháp hình vuông không rộng lắm đủ để đặt một bộ linga-yoni Quanh bệ thờ này là lối đi nhỏ dành cho người đi hành lễ Xung quanh tháp chính còn có nhiều tháp phụ bên trong đặt thờ các vị thần Ấn Độ giáo Ở một số khu tháp mà điển hình là khu Pônaga bên cạnh những tháp hình vuông mái nhọn, xuất hiện những tháp mái cong hình thuyền tựa như hình thuyền tựa như mái nhà sàn Đông Sơn.Tháp Chăm chủ yếu được xây bằng gạch Đá chỉ sử dụng trong trang trí và một số chi tiết kiến trúc như mí cửa, vòm, trụ Người Chăm là bậc thầy trong nghệ thuật xây gạch và hiện nay còn nhiều ý kiến, giả thuyết xung quanh vấn đề này.Tháp Chăm được trang trí tinh tế, cầu kì thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật kiến trúc Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra những phân kì trong phong cách xây dựng tháp và phong cách nghệ thuật Chămpa Chủ đề chính trong điêu khắc trang trí tháp là hoa lá, hình người, hình động vật, các thần, các con vật huyền thoại theo nội dung tôn giáo hoặc sử thi Ấn Độ Nền điêu khắc Chăm nổi tiếng với phù điêu và tượng tròn trong đó phù điêu có nhiều hình thức, trước hết là chạm khắc trực tiếp lên gạch tháp (nghệ thuật này của người Chăm cũng đạt tới đỉnh cao) hay tạo trang trí trên gạch trước khi nung, ngoài ra còn chạm khắc trên
đá (thường là đá granit màu xanh xám và đá silic) Nét đặc sắc của điêu khắc Chămpa là những hình chạm khắc dưới dạng phù điêu đều hướng tới tượng tròn (phù điêu nổi cao) Điêu khắc Chămpa không có sự rạo rực, sôi động như phù điêu Khơme, từng nhân vật, từng nhóm nhân vật như tách rời nhau, độc lập và gần như biến thành những tượng tròn riêng biệt Từng tượng như nở tung ra, bứt ra vươn ra khỏi giới hạn kiến trúc quy định Do đó, tính hoành tráng, tính ấn tượng tạo ra vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khắc cổ Chămpa.Dựa vào các yếu tố trang trí mĩ thuật trên tháp, sự thay đổi của kết cấu kiến trúc, sự xuất hiện hay mất đi của các
mô típ trang trí kết hợp với những tài liệu liên quan (bia kí, tư liệu lịch sử) người ta chia nghệ thuật trang trí tháp thành nhiều phong cách và vạch ra quá trình phát triển của chúng tương ứng với các thời kì lịch sử
2.2.2 Văn hóa:
Từ thập kỉ 60 trở về trước, nhiều học giả phương Tây, đặc biệt G.Coedes, thường coi Chămpa là một quốc gia Ấn hóa Sự thực, ảnh hưởng văn hóa - tôn giáo của Ấn
Độ đối với Chămpa là rất mạnh mẽ và không ai phủ nhận được Song học giả Pau
Trang 7Mus cũng đã nhận ra nhiều nét bản địa - tiền Ấn Độ hóa trong văn hóa Chămpa Trong quá trình tiếp thu văn hóa Ấn Độ, người Chămpa đã kết hợp hài hòa giữa yếu tố văn hóa địa phương (nội sinh) và văn hóa bên ngoài (ngoại sinh) trên cơ sở môi trường tự nhiên và tâm lí dân tộc để sáng tạo ra nền văn hóa của mình có những nét chung, song có nhiều nét riêng so với những văn hóa láng giềng khác ở Đông Nam Á cũng tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới Đông Nam Á (chính xác hơn là sự trao đổi buôn bán và bên cạnh đó là trao đổi kĩ thuật, ý tưởng giữa hai vùng đất này) có thể nói là từ những thế kỉ trước công nguyên, qua những tư liệu khảo cổ học của văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn Mối quan hệ - ảnh hưởng văn hóa này được đẩy mạnh từ đầu thiên niên kỉ I công nguyên Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng cường các ảnh hưởng của văn hóa Ân Độ theo các nhà nghiên cứu chính là thương mại Các nguồn tư liệu khác nhau cho biết, nguồn hương liệu, gỗ trầm, các loại dầu thơm, long não, cánh kiến trắng và đặc biệt là vàng vô cùng phong phú ở Đông Nam Á đã thu hút các thương nhân Ấn Độ tới Đông Nam Á nói chung và Chămpa nói riêng Theo sau các thương nhân, thậm chí cùng các thương nhân là các tu sĩ Bàlamôn, các nhà sư Do thâm nhập chủ yếu qua văn hóa mà lại bằng những phương thức hòa bình, nên những ảnh hưởng của Ấn Độ đã để lại những dấu ấn thật sâu sắc đối với vương quốc Chămpa
Trước hết, mô hình của Ấn Độ về tổ chức chính trị và vương quyền đã được người Chămpa áp dụng triệt để Vua là hiện thân của thần trên mặt đất và cũng là người bảo vệ thần dân giữ gìn trật tự đất nước theo “luật riêng” Các vua chúa Chămpa do vậy, là những người nhiệt thành với các tôn giáo Ấn Độ Về nguyên tắc, việc truyền ngôi tiến hành theo huyết thống nhưng đôi khi không phải như vậy mà do triều đình cử ra Dựa vào các nguồn tư liệu, chúng ta có thể hình dung khái quát bộ máy chính quyền và hành chính của Chămpa thời cổ Toàn bộ đất nước được chia làm ba (bốn) khu vực: Amaravati ở phía Bắc; Vijaya ở giữa; Panduranga ở phía Nam và có thể Kauthara được tách thành khu vực thứ 4 Cũng theo các nguồn sử liệu, Chămpa được chia thành 38 châu lớn nhỏ Nhà vua dùng anh em làm phó vương hay thứ vương và lập quan lại cai trị mà tên gọi các chức quan hay đơn vị hành chính đều có nguồn gốc từ các thuật ngữ Ấn Độ Cùng với việc tiếp nhận mô hình tổ chức chính quyền, người Chămpa tiếp nhận cả hệ thống đẳng cấp của Ấn
Độ, mặc dầu hệ thống đẳng cấp này của người Chăm không khắt khe và nhiều trường hợp mang tính hình thức Bên cạnh việc tiếp nhận về mô hình tổ chức chính trị, là sự tiếp nhận về mô hình tôn giáo Các tôn giáo Ấn Độ đã có mặt ở các vùng đất thuộc vương quốc Chămpa sau này ngay từ đầu công nguyên (Bia Võ Cạnh niên đại thế kỉ II mang nội dung về tư tưởng Phật giáo; tượng Phật bằng đồng ở Đồng Dương có niên đại thế kỉ IV ) Tiến trình lịch sử của các tôn giáo Ấn Độ ở Chămpa có những đặc điểm (theo nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh là: “Suốt hơn
Trang 812 thế kỉ tồn tại, Chămpa liên tục lấy những tôn giáo Ấn Độ làm tôn giáo của mình”
Như nhiều quốc gia cổ đại khác ở Đông Nam Á, ở Chămpa không có kì thị tôn giáo mà ngược lại, bao trùm lên toàn bộ lịch sử Chămpa là sự hỗn dung giữa tất cả các tôn giáo và giáo phái của Ấn Độ Người dân Chămpa tiếp nhận tất cả: đức hiếu sinh, từ bi của Phật giáo, tình thương của Visnu giáo và cả tính hung bạo và quyền lực của Siva giáo Tính chất Siva giáo là đặc trưng chủ đạo trong đời sống tôn giáo của vua chúa Chămpa.Tuy nhiên, nhiều trường hợp những yếu tố của tôn giáo Ấn
Độ lại chỉ là cái vỏ, cái hình thức bề ngoài của các tín ngưỡng bản địa, chủ yếu là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Mẹ của người Chăm
Về phương diện ngôn ngữ, người Chămpa đã sớm tiếp thu hệ thống văn tự cổ Ấn
Độ để sáng tạo ra chữ viết của mình Từ chữ Phạn (Sanskrit) – một thứ chữ cổ ở
Ấn Độ, người Chăm đã sáng tạo ra chữ Chăm cổ (khoảng thế kỉ IV- V) Ngoài những tài liệu bia kí, các sử liệu Trung Quốc còn cho chúng ta biết, ngay từ trước thế kỉ VII, người Chăm đã dùng văn tự của mình để ghi chép kinh sách và trao đổi thư từ Như vậy bên cạnh chữ Phạn, chữ Chăm cổ luôn được người Chăm cải tiến
và sử dụng Từ thời xưa, người Chăm đã biết dùng lịch Có một hệ thống lịch pháp
Ấn Độ đã du nhập vào Chămpa và người Chăm đã dùng lịch này từ đó đến nay Trong hệ thống lịch này, ngày âm (ngày tính theo lịch trăng) là đơn vị cơ bản Một tháng được chia làm hai tuần: tuần sáng và tuần tối Một năm có 12 tháng âm, 6 mùa Tuần có 7 ngày, có tên gọi riêng và tương ứng với một hành tinh Ngoài ngày, tháng, năm lịch Ấn Độ còn có cách tính thời gian theo kỉ nguyên Căn cứ vào các triều đại, các tiểu vương, kỉ nguyên được dùng thông dụng ở Ấn Độ và có ảnh hưởng tới vùng Đông Nam Á là kỉ nguyên Saka (năm 78 sau công nguyên) Lịch Chăm vì thế còn được gọi là lịch Saka Âm nhạc và múa có vai trò rất quan trọng, trong đời sống tinh thần của người Chăm, nhất là những nghi lễ và hội lễ mang tính chất tôn giáo, tín ngưỡng như: lễ tết Katê, lễ mở cửa thánh, lễ cầu đảo, các lễ Chà
Và lớn và nhỏ, những buổi lên đồng Việc dùng các hình thức nhạc cụ tuỳ thuộc vào tính chất các buổi lễ và các hình thức sinh hoạt khác nhau Trống Branưng và trống Kynăng là hai loại trống tiêu biểu cho nhạc cụ gõ của người Chăm Trong nhạc cụ hơi, chiếc kèn Saranai có vị trí đặc biệt Múa là loại hình nghệ thuật gắn bó với người Chăm như hình với bóng rất phong phú và độc đáo Người Chăm có các loại múa: múa sinh hoạt, múa tôn giáo, múa tập thể và độc diễn, múa đạo cụ và múa bóng
2.2.3 Nghệ thuật
* Tháp Chăm
Các ngôi tháp Chăm nằm rải rác dọc miền trung từ Ðà Nẵng đến Bình Thuận, có kiến trúc độc đáo Các tháp Chăm ở khu vực Mỹ Sơn có kiến trúc mỹ
Trang 9thuật cổ giá trị nhất Trong chiến tranh khu di tích này bị hủy hoại nghiêm trọng, nhất là khi đế quốc Mỹ cho máy bay ném bom B52 hủy diệt lòng chảo Mỹ Sơn Khi miền nam hoàn toàn giải phóng, các di tích mới được bảo vệ, tôn tạo trả lại giá trị cho nó Gần đây khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới Từ những khu di tích và quá trình khảo cổ người ta đã tìm thấy vẻ đẹp của điêu khắc dân tộc Chăm Hiện nay hiện vật điêu khắc cổ dân tộc Chăm được lưu giữ ở nhiều bảo tàng quốc gia Việt Nam trong đó có hơn 300 hiện vật ở Bảo tàng điêu khắc Chăm Ðà Nẵng
*Nhạc dân gian
Theo nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh, nghệ thuật ca múa nhạc của dân tộc Chăm hiện nay vẫn còn lưu giữ và phát huy truyền thống xưa Nhạc cụ gõ trước hết phải kể đến hai loại trống: trống ba-ra-nưng chỉ bịt một mặt thường bằng da hoẵng, những sợi dây mây được buộc chằng chéo để căng mặt trống Nhạc công dùng hai bàn tay vỗ tiếng trống tạo ra những âm thanh khác nhau Trống ky năng
có hình dáng đẹp, khỏe và cân đối được bịt cả hai mặt, mặt đánh bằng dùi mặt dùng tay vỗ Trống diễn tả âm thanh đa dạng lúc sôi nổi giục giã, lúc trầm lắng nhẹ nhàng Về nhạc hơi có kèn sa ra nai, loa kèn làm bằng gỗ mun đen bóng khoét bảy
lỗ Kèn tạo ra những âm thanh liền hơi gây ấn tượng mạnh có vai trò lớn trong dàn nhạc Một loại nhạc cụ độc đáo thuộc bộ kéo là nhị mu rùa vì có bầu cộng hưởng là
mu con rùa Âm thanh của nhị mu rùa khỏe, vang xa, rền rĩ bi ai cho nên chỉ dùng trong lễ tang
Trong dàn nhạc có chiêng, lục lạc dàn nhạc dân tộc Chăm có khả năng thể hiện nhiều âm thanh, giai điệu khác nhau nhất là khi đệm cho các điệu múa Múa luôn có trong sinh hoạt văn hóa của người Chăm Múa Chăm độc đáo và phong phú: có múa sinh hoạt và múa tôn giáo, có múa tập thể và độc diễn, có múa đạo cụ
và múa chỉ bằng động tác tay chân và toàn thân Một trong những điệu múa mang tính phổ thông nhất là múa quạt với những dạng thức khác nhau Với đạo cụ là quạt múa thể hiện cuộc sống của các loài chim
*Lễ hội
Một số lễ hội của người Chăm rất phong phú và đa dạng như: lễ hội liên quan đến nông nghiệp, lễ cúng tế thần linh, lễ hội múa Chăm, lễ hội ở thánh đường, lễ hội ở các đền tháp
Lễ hội Ka tê lớn nhất, là lễ tưởng nhớ các anh hùng, tổ tiên; lễ hội Ranưwan
là lễ hội điển hình về lễ nghi ở Thánh đường của người Chăm; lễ hội Tháp Bà tưởng niệm nữ thần mẹ xứ sở - người có công tạo lập, duy trì nòi giống, tìm ra cây lúa, dạy dân trồng trọt, lễ mừng sức khỏe, lễ múa tống ôn đầu năm, lễ cưới
Trang 10Các đoàn nghệ thuật dân tộc Chăm từ các địa phương về thủ đô Hà Nội đã mang theo những chương trình văn hóa - nghệ thuật đi sâu khai thác vốn truyền thống đồng thời cũng thổi vào đó luồng sinh khí của cuộc sống mới, tất cả đều nhằm mục tiêu chung là xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
2.2.4 Qúa trình chuyển hóa của kiến trúc đền tháp Cham Pa
Trong quá trình hình thành và phát triển, Champa đã để lại nhiều dấu ấn văn hóa khác nhau không chỉ ở miền Trung và Tây Nguyên mà còn ở một
số quốcgia Đông Nam Á… Căn cứ vào những dòng bia ký, chúng ta được biết từ thế kỉ V – VII, người Chăm đã bắt đầu xây dựng những điện thờ cao đẹp Về nguồn gốc kiến trúc, hiện có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng tháp bắt nguồn từ tháp Phật (Stupa) nhưng đa số đều cho rằng khởi nguồn theo giáo lý Ấn Độ giáo biểu tượng cho núi Meru, nơi ở của các thần linh thể hiện dưới dạng đền núi Sikhara
Theo tiếng Chăm, những đền tháp được gọi là kalan tức lăng, là nơi các vị vua xây dựng để thờ phụng thần linh Những vị thần được thờ tại đây có thể làthần hủy diệt Siva, phúc thần đầu người mình voi Ganesha hoặc những vị Phật tùy vào niềm tin và lòng kính mộ của mỗi vị vua Tuy nhiên, xã hội Champa ngày xưa có sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền nên nhiều tháp còn thờ những vị vua Champa Vì vậy, đền tháp Chăm được xây dựng đểthờ cúng thần linh Tuy nhiên, nếu xét riêng từng tháp thì thờ tự chỉ là một trong những chức năng, nhưng do hầu hết các tháp hiện nay không còn đồ thờtự nên rất khó để đoán định được những chức năng khác.Việc vua Chăm dựng các đền thờ thần được nhắc tới sớm nhất là vào thế kỷ VI trong bia ký của Bhadravarman I Theo quan niệm
Ấn Độ giáo, những thánh đường hay đền thờ là dinh thự của các thần linh Qua những gì còn sót lại đến nay, có thể cho rằng, đền tháp Chăm được xây dựng với mục đích tín ngưỡng Đồng thời những bia ký, đền đài, tượng thờ, … đã phản ánh sinh động đời sống văn hóa tinh thần cũng như
xã hội Champa xưa
*Qúa trình chuyển hoá của kiến trúc đền-tháp Champa, có thể được sắp xếp thành bốn giai đoạn tiêu biểu như sau:
Giai đoạn thứ nhất, là giai đoạn của những kiến trúc Ấn Độ giáo từ thế kỷ thứ 7 đến thứ 8 được xây dựng chủ yếu tại miền Bắc vương quốc Theo bi
ký, những kiến trúc bằng gạch đã được xây dựng ở Mỹ Sơn vào khoảng thế
kỷ thứ 7/8 Tuy nhiên, chúng ta chỉ biết rằng ngôi đền Mỹ Sơn đã được xây với tường gạch rất thấp, có bốn đế cột bằng sa thạch để đỡ bốn cột trụ bằng