Các hoạt động kinh doanh chính của Intel bao gồm:- Sản xuất: Intel là một trong những nhà sản xuất vi xử lý hàng đầu trên thế giới, và công ty này tập trung vào việc phát triển các sản p
Tổng quan về Intel
Giới thiệu chung
Intel là một công ty công nghệ toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ Được thành lập vào năm 1968, công ty nổi tiếng là nhà sản xuất vi xử lý lớn nhất và là người tiên phong phát triển dòng vi xử lý x86, nền tảng của hầu hết máy tính cá nhân.
Intel sản xuất các loại vi xử lý, bộ nhớ, chipset, và các sản phẩm công nghệ khác cho máy tính và các thiết bị điện tử Các sản phẩm của Intel được sử dụng rộng rãi trong các máy tính cá nhân, máy chủ, thiết bị di động và thiết bị mạng Công ty cũng đang đầu tư nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, xe tự hành và IoT.
Hiện tại, Intel đang có mặt trên khắp thế giới với các văn phòng, nhà máy và trung tâm nghiên cứu và phát triển tại nhiều quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Israel, Ireland, Costa Rica, Malaysia Các hoạt động kinh doanh chính của Intel bao gồm:
Intel là một trong những nhà sản xuất vi xử lý hàng đầu trên thế giới với thế mạnh về nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghệ cao cấp Intel tập trung vào sản xuất chip xử lý cho các thiết bị điện tử, máy chủ, trung tâm dữ liệu và các thiết bị IoT.
- Phát triển nghiên cứu: Intel luôn đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới để đưa ra các sản phẩm tiên tiến nhất trên thị trường Đây là một trong những điểm mạnh của Intel, giúp công ty này đứng vững trước sự cạnh tranh trong ngành công nghệ.
Intel tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp, cung cấp các giải pháp công nghệ nâng cao hiệu suất và năng suất cho các doanh nghiệp.
Mục tiêu kinh doanh
Tạo ra công nghệ làm thay đổi thế giới, giúp cải thiện cuộc sống của mỗi một con người trên hành tinh.
Intel đưa silicon vào Thung Lũng Silicon Trong hơn 50 năm, Intel và nhân viên đã có ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới, thúc đẩy kinh doanh và phát triển xã hội nhờ những đổi mới cấp tiến làm thay đổi lối sống Ngày nay, Intel đã ứng dụng tầm vóc, quy mô và tài nguyên của mình để hỗ trợ khách hàng khai thác triệt để sức mạnh của công nghệ số Lấy cảm hứng từ Định luật Moore, Intel không ngừng cải tiến thiết kế và sản xuất các chất bán dẫn để giúp giải quyết những thử thách lớn nhất của khách hàng
Chiến lược kinh doanh
Intel sở hữu vị thế độc đáo để tận dụng cơ hội khi toàn bộ thế giới chuyển sang kỹ thuật số nhờ chiều sâu và bề rộng của phần mềm, silicon và nền tảng, đóng gói và quy trình sản xuất quy mô lớn Chính lợi thế này làm nên sự độc nhất của Intel.
Intel tập trung vào ba ưu tiên chiến lược – tiên phong với sản phẩm, cải thiện khả năng thực thi, sản xuất quy mô lớn
Tiên phong với sản phẩm - Đi đầu và dân chủ hóa điện toán với Intel x86 và XPU
Trong quá trình chuyển mình từ tập trung vào PC sang đáp ứng nhu cầu của thế giới dữ liệu mới, Intel đã không ngừng mở rộng các danh mục sản phẩm để cung cấp các giải pháp toàn diện, mở rộng quy mô từ điện toán biên (edge computing) sang mạng 5G, đám mây, các lĩnh vực mới nổi AI và lái xe tự động.
Intel đi đầu trong việc phát triển các công nghệ, sản phẩm và giải pháp bán dẫn mới, đóng vai trò là nền tảng xây dựng một thế giới thông minh và kết nối ngày càng tăng trên phạm vi rộng của các thị trường.
Nền tảng mở - Tiêu chuẩn thúc đẩy đổi mới mật Bên cạnh đó, các dịch vụ vi mô (microservices) cho phép phát triển các dịch vụ linh hoạt, liên kết lỏng lẻo thông qua API để tạo ra các quy trình toàn diện.
Intel sử dụng sự hợp tác trong ngành, đồng phát triển và đóng góp mã nguồn mở để thúc đẩy đổi mới phần mềm Được tối ưu hóa cho phần cứng Intel, phần mềm Intel kết nối hàng triệu nhà phát triển để xây dựng và phát triển các công nghệ mới, giải quyết các vấn đề quan trọng và tạo ra cơ hội Intel cũng cung cấp một luồng ổn định mã nguồn mở và các tối ưu hóa cho các dự án trên hầu hết mọi nền tảng và mô hình sử dụng.
Để đáp ứng nhu cầu gia tăng về chất bán dẫn, Intel hợp tác với IDM 2.0 thúc đẩy chiến lược sản xuất quy mô lớn Tập đoàn đã mở rộng năng lực sản xuất, bao gồm đầu tư vào nhà máy tại Arizona và New Mexico trị giá 20 tỷ USD, đầu tư nhà máy tại Ohio với mức giá hơn 20 tỷ USD, mua lại Tower Semiconductor và lên kế hoạch đầu tư 80 tỷ euro vào Liên minh Châu Âu trong tương lai nhằm củng cố vị thế của mình trong toàn bộ chuỗi giá trị của ngành.
IDM 2.0 sẽ bao gồm ba khía cạnh: tăng cường sản xuất nội bộ của Intel, mở rộng việc sử dụng các xưởng đúc của bên thứ ba bắt đầu từ năm 2023 và Intel FoundryService - một đơn vị kinh doanh độc lập mới có thể thấy Intel chế tạo chip cho các nhà sản xuất chip nổi tiếng khác như Qualcomm, điều mà nó chưa bao giờ thực sự làm được trước đây trong lịch sử của nó.
Mô hình kinh doanh
Trong ngành công nghiệp bán dẫn, có 3 mô hình kinh doanh chính mà các doanh nghiệp đang theo đuổi là Pure-Play FAB, FAB-LESS và Integrated Device Manufacturer (IDM) hay FAB-LITE 3 mô hình kinh doanh được khái quát trong bảng sau:
Chỉ tiêu Fabless Pure-Play FAB IDM/FAB-LITE Định nghĩa
Tập trung vào thiết kế sản phẩm bán dẫn, không có nhà máy sản xuất riêng
Chỉ đầu tư vào nhà máy sản xuất sản phẩm bán dẫn
Kết hợp giữa Fabless và Pure-Play FAB, sở hữu nhà máy sản xuất bán dẫn Ưu điểm - Thiết kế cải tiến liên tục
- Cập nhật nhanh nhu cầu thiết kế từ
- Kiểm soát được toàn bộ quy trình sản xuất
- Có khả năng tạo ra các công nghệ sản xuất hiện đại
- Kiểm soát nội bộ các cơ sở sản xuất và thử nghiệm
- Khả năng thích ứng với các nhu cầu công nghệ liên thị trường - Tận dụng được lợi thế kinh tế quy mô tục đổi mới
- Độc lập với các bên gia công bên ngoài
- Linh hoạt hơn với các
- Phụ thuộc vào nhà máy gia công bên ngoài
- Có thể đối mặt với sự trì hoãn sản xuất do hạn chế của bên gia công
- Vốn cao để xây dựng và vận hành các nhà máy
- Hạn chế sự linh hoạt với "bước ngoặt công nghệ"
- Có thể yêu cầu sự hợp tác cho những công nghệ nhất định
- Rủi ro dư thừa hoặc sử dụng không đúng mức
- Nguy cơ chi phí cao hơn liên quan đến nhà máy nội bộ Áp dụng
- Phù hợp với các doanh nghiệp tập trung vào thiết kế
- Phổ biến với những doanh nghiệp mới nổi, start-up
- Phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn
- Phổ biến với những công ty thành lập tương đối lâu
- Các ngành công nghiệp có năng lực nội bộ mạnh
- Thường thống trị thị trường bán dẫn
Ví dụ Qualcomm, AMD TSMC, GlobalFoundries Intel, Samsung, Texas
Bảng: Ba mô hình kinh doanh chính trong ngành công nghiệp bán dẫn
Hình: Mô hình kinh doanh của Intel dựa trên khung Canvas
Intel hiện đang theo đuổi mô hình kinh doanh IDM/FAB-LITE với việc sở hữu nhà máy cùng quy trình thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn xuyên suốt chuỗi cung ứng Intel đã không tiếc tiền cho việc nghiên cứu và phát triển để luôn dẫn đầu không bị tụt hậu trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ Intel cũng luôn phải canh chừng cái gọi là “Bước ngoặt công nghệ” để tạo sự đột phá đưa công nghệ lên một tầm cao mới
Bên cạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, Intel còn rất chú ý đầu tư vào các nhà máy sản xuất quy mô lớn để hạ giá thành và đảm bảo khả năng cung cấp hàng ở quy mô lớn rộng khắp thế giới Ngoài trụ sở chính ở thung lũng Silicon (California),Intel còn có các cơ sở ở Trung Quốc, Costa Rica, Malaysia, Israel, Ireland, ViệtNam, Hiện tại số nhà máy sản xuất của Intel đã nâng lên 13 fab tại 10 quốc gia khác nhau.
Hình: Mạng lưới nhà máy sản xuất toàn cầu của Intel
Có thể khái quát, mô hình IDM của Intel đặc trưng với việc gia tăng doanh thu từ việc nâng cao năng lực thiết kế, đáp ứng nhu cầu sản phẩm của người tiêu dùng một cách nhanh nhất, trong khi đó vẫn tiến hành tối ưu chi phí bằng việc sở hữu quy trình sản xuất nội bộ cùng đa dạng các nguồn cung cấp nguyên liệu để đạt được giá cả cạnh tranh nhất.
Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây (từ 2020 đến nay), nhiều dấu hiệu cho thấy Intel đang có dự định thuê ngoài sản xuất chip - một hành động đi ngược lại với mô hình IDM - lấy việc tự sản xuất là niềm tự hào và giá trị cốt lõi để tiến lên Theo đó, Intel đang chuẩn bị sử dụng các nhà máy đúc chip của TSMC để gia công các GPU thế hệ Battlemage và Celestial Cụ thể hơn, dòng GPU Battlemage của Intel sẽ được gia công trên công nghệ 4nm của TSMC vào nửa sau của năm 2024, trong khi đó dòngGPU Celestial sẽ sản xuất trên tiến trình 3nm vào nửa sau của năm 2026 Nguyên nhân cho dự đoán này có thể đến từ những nỗ lực cắt giảm chi phí vận hành nhà máy để tập trung vào thiết kế nâng cao doanh thu, thúc đẩy năng lực cạnh tranh với AMD xuất Hoạt động sản xuất đã là sức mạnh của Intel và là yếu tố tiên quyết để tiến lên.Một khi ngừng sản xuất, Intel sẽ mất lợi thế.”
Động cơ thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu của Intel
1 Áp lực tăng doanh thu
Hình: Vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp bán dẫn Mỹ giai đoạn 1985-2017
Từ những năm 1985, thị trường bán dẫn toàn cầu đã chịu sự chi phối mạnh mẽ của các công ty công nghệ Mỹ với những ông lớn liên tục đổ bộ như TexasInstruments, Qualcomm, AMD hay sau này là NVIDIA Việc tập trung một lượng lớn các công ty sản xuất chất bán dẫn tại Hoa Kỳ đã khiến ngành công nghiệp bán dẫn ở quốc gia này trở nên bão hòa, không còn nhiều dư địa cho gia công và tiêu thụ Đặc biệt với nguồn tài nguyên không được dồi dào, Mỹ không còn là vùng đất lý tưởng cho việc cạnh tranh của ngành công nghiệp liên tục phải đổi mới này.
Hình: Doanh thu của Intel và AMD giai đoạn 1985-2019
Giai đoạn 1985 -1990, trước khi quyết định toàn cầu hóa, doanh thu của Intel giữ ở mức tăng trưởng thấp và không có sự thay đổi nhiều trong suốt một giai đoạn dài, dao động trong khoảng 2B-4B Bên cạnh đó, đối thủ của Intel là AMD tập trung vào các chipset tầm trung và giá rẻ, thân thiện với ngân sách người mua lại đang có thị phần trong nước gần như tương đương, gây áp lực lớn lên miếng bánh thị phần ngành bán dẫn Có thể thấy rằng, sức ép phải tăng trưởng doanh thu khi thị trường nội địa đã bão hòa trong nhiều năm liên tục cộng thêm sự cạnh tranh tại thị trường trong nước đã thúc đẩy Intel vươn ra thị trường toàn cầu từ
2 Tận dụng các nguồn lực bên ngoài để tối ưu chi phí
Vào những năm 1990, thị trường Việt Nam chịu áp lực tăng mạnh từ giá nguyên vật liệu tại Mỹ, tăng từ 55 lên 80 trong giai đoạn 1980-1990 Đồng thời, tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu sản xuất trầm trọng dẫn đến giá thành sản xuất trong nước tăng cao Những yếu tố này đã kìm hãm đà tăng trưởng và sản xuất CPU của Intel trên thị trường nội địa.
Hình: Giá nguyên vật liệu và hàng hóa thông thường của Mỹ giai đoạn 1860-
Ngoài ra tại Mỹ, ưu đãi tín dụng thuế đối với mặt hàng chip được quy định là 25% - kém hấp dẫn hơn so với chính phủ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ ở mức 50%
Thêm vào đó, nguồn nhân lực và chi phí nhân công cho công đoạn chế tạo wafer, lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói chip ở Mỹ rất cao và thiếu đã gây ra khó khăn trong nội địa đối với Tập đoàn vốn đang đi theo mô hình FAB-LITE (yêu cầu cao về nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu cải tiến liên tục và điều hành các nhà máy sản xuất, thiết kế của công ty); đòi hỏi Intel bắt buộc phải đầu tư và tìm kiếm ở thị trường nước ngoài.
Chính vì những lý do trên, đòi hỏi hãng tìm kiếm thị trường sản xuất giàu tài nguyên (Israel), ưu đãi về thuế (Ireland) và chi phí nhân công giá rẻ (Trung Quốc, Vietnam, Malaysia) để giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.
3 Phân tán rủi ro địa chính trị
Sau sự thiếu hụt toàn cầu về chất bán dẫn do đại dịch COVID-19, vào cuối năm
2021, Intel đã công bố kế hoạch đầu tư hơn 7 tỷ USD để xây dựng một nhà máy thử nghiệm và sản xuất chip mới tại Malaysia Tập đoàn cũng đang xem xét tăng khoản đầu tư đáng kể 1,5 tỷ USD vào Việt Nam để mở rộng nhà máy thử nghiệm và sản xuất chip tại đây.
Ngành công nghiệp chip đang ở tuyến đầu cuộc đua giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng chip xảy ra suốt dịch Covid-19 từng làm gián đoạn hoạt động sản xuất xe hơi khắp thế giới là minh chứng cho thấy tầm ảnh hưởng của nó Con đường phía trước của Intel dựa vào mở rộng mảng đúc chip (foundry) Công ty xử lý mọi bước trong quy trình sản xuất, từ thiết kế đến sản xuất theo mô hình IDM Bởi vậy việc chỉ phụ thuộc vào một nhà máy sản xuất là quá rủi ro cho tiến trình đối đầu cạnh tranh giữa 2 siêu cường công nghệ, nhất là trong thời buổi thế giới biến động từng giây như ngày nay
Việc mở rộng chuỗi cung ứng sản xuất chip tại các quốc gia trên toàn thế giới giúp Intel linh hoạt xử lý các tình huống phát sinh của vấn đề địa chính trị, giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc trong diễn biến chiến tranh thương mại giữa 2 nước, đồng thời góp phần cập nhật nhanh hơn nhu cầu thiết kế chip từ thị trường đa dạng toàn cầu để giúp công ty ứng phó nhanh với “bước ngoặt công nghệ”.
Nhóm nhân tố tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu của Intel
Nhóm nhân tố thị trường (Market globalization drivers)
1.1 Thị trường bán dẫn toàn cầu
Theo tổ chức Số liệu thương mại chất bán dẫn toàn cầu (WSTS), Nhu cầu AI chip tăng do công nghệ AI ngày càng được ứng dụng rộng rãi, thị trường ngành chất bán dẫn toàn cầu được kỳ vọng tăng 13,1%, đạt mức kỷ lục trong năm 2024, đạt mức kỷ lục 588,36 tỉ USD.
Nguồn: WSTS, Dự báo thị trường bán dẫn WSTS
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, Intel đã mở rộng sản xuất bằng cách xây dựng thêm nhiều nhà máy, bao gồm nhà máy sản xuất wafer và nhà máy chế tạo chất bán dẫn Các nhà máy này ban đầu được đặt tại Hoa Kỳ, nhưng sau đó được mở rộng sang các quốc gia khác nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm rủi ro Việc toàn cầu hóa chuỗi cung ứng cũng cho phép Intel tận dụng tài nguyên và năng lực sản xuất tại các khu vực khác nhau.
Hiện tại Intel có đến 15 nhà máy wafer và nhà máy chế tạo chất bán dẫn được đặt tại 10 địa điểm trên toàn thế giới Các nhà máy sản xuất được xây dựng chủ yếu tại Hoa Kỳ và một số quốc gia khác như Ireland, Israel, Trung Quốc Ngoài ra Intel còn có 1 số nhà máy lắp ráp và thử nghiệm trải dài trên các quốc gia như Malaysia, Việt Nam, Tứ Xuyên-Trung Quốc, Philippines…
- Các nhà máy của Intel đặt ở Hoa Kỳ, Israel, Ireland, Trung Quốc có chứng năng chính đảm nhiệm công việc sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Intel.
- Những nhà máy của Intel đặt tại Malaysia, Việt Nam, Tứ xuyên-Trung Quốc thì có chức năng chủ yếu làm cơ sở lắp ráp và thử nghiệm sản phẩm của Intel, ngoài ra còn có chức năng tiếp thị và bán hàng cho Intel.
Quy mô theo khu vực
Nguồn: WSTS, Dự báo thị trường bán dẫn WSTS
Sự tăng trưởng này chủ yếu được thúc đẩy bởi lĩnh vực Bộ nhớ (Memory), lĩnh vực đang trên đà tăng vọt lên khoảng 130 tỷ USD vào năm 2024, thể hiện xu hướng tăng hơn 40% so với năm trước Phần lớn các phân khúc chính khác, bao gồm Discrete, Sensors, Integrated (Analog, Logic và Micro) cũng được ghi nhận tốc độ tăng trưởng một con số.
Tất cả các thị trường đều sẵn sàng mở rộng liên tục vào năm 2024 Đặc biệt là Châu Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ chứng kiến mức tăng trưởng hai con số đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Và đó cũng là lý do để Intel có mặt tại các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia Việc Intel xây dựng các nhà máy sản xuất và lắp ráp ở đây sẽ giúp công ty dễ dàng tiếp cận được thị trường khu vực Châu Á Thái Bình Dương hơn.
1.2 Thị trường bộ vi xử lý
Thị trường bộ vi xử lý toàn cầu đang có mức giá trị ước tính khoảng 116 tỷ USD vào năm 2022 Dự kiến, thị trường này sẽ tiếp tục mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) là 4,3% trong giai đoạn được dự báo Bộ vi xử lý đóng vai trò như một mạch tích hợp (IC) thiết yếu trong các hệ thống điện toán, đảm nhận nhiệm vụ thực hiện mọi phép tính cần thiết để vận hành máy tính.
Tương tự nhu cầu về vi xử lý đang tăng nhanh chóng do sự phát triển của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), và 5G Intel có thể tận dụng nhu cầu này bằng cách tăng sản lượng và cung cấp các vi xử lý mới có hiệu năng cao hơn Đây chính là cơ hội cho Intel mở rộng thị trường bằng cách nhắm mục tiêu các phân khúc mới như trung tâm dữ liệu, xe tự lái, và thiết bị đeo tay Công ty cũng có thể tăng cường sự hiện diện của mình ở các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ.
Lý giải sự tăng trưởng của thị trường vi xử lý:
- Sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị điện tử tiêu dùng là một trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng thị trường, với việc CPU được sử dụng trong hầu hết mọi thiết bị điện tử, từ điện thoại thông minh đến đồng hồ thông minh Bên cạnh đó, số lượng thiết bị di động (điện thoại, đồng hồ, ) được bán ra cũng tăng đáng kể trong vài năm qua Theo Cisco, số lượng thiết bị đeo được kết nối ước tính tăng từ 835 triệu vào năm 2020 lên 1.105 triệu vào năm 2022, thúc đẩy nhu cầu về bộ xử lý.
- Ngoài ra, với lượng người tiêu dùng am hiểu công nghệ ngày càng tăng, việc sử dụng điện thoại thông minh đã tăng đáng kể, đẩy nhanh nhu cầu về bộ xử lý ứng dụng di động Bộ xử lý ứng dụng cũng được sử dụng trong nhiều thiết bị điện tử khác nhau như máy tính bảng, máy đọc sách điện tử, netbook, máy chơi game và thiết bị định vị ô tô.
- Hơn nữa, nhu cầu về CPU cho trung tâm dữ liệu tiếp tục tăng lên, với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển cơ sở hạ tầng CNTT của họ lên đám mây Bên cạnh đó, một xu hướng quan trọng trong phân khúc CPU trung tâm dữ liệu là việc sử dụng ngày càng nhiều bộ xử lý đa nhân, cho phép xử lý hiệu quả hơn khối lượng dữ liệu lớn.
Dịch bệnh COVID-19 đã tác động mạnh đến ngành công nghiệp chip khi gây gián đoạn chuỗi cung ứng trong giai đoạn đầu Ví dụ, vào đầu năm 2020, các công ty như NVIDIA và AMD đã chứng kiến sự gián đoạn chuỗi cung ứng do việc phong tỏa tại Trung Quốc Tuy nhiên, thị trường đã báo cáo nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên ở một số phân khúc nhất định, thúc đẩy đáng kể sự phát triển của công nghệ APU và CPU.
- Tuy nhiên, một trong những hạn chế lớn của thị trường là nhu cầu về nhân sự có kỹ năng và trình độ cao để tạo ra bộ xử lý ứng dụng Điều này đã cản trở tăng trưởng của thị trường vì bộ xử lý cần thời gian để đến tay người dùng cuối.
APU (CPU + GPU-bộ xử lý đồ họa) sẽ có được thị phần đáng kể
Nhóm nhân tố chi phí (Cost globalization drivers)
2.2.1 Tính kinh tế theo quy mô
Kể từ khi tiến ra thị trường toàn cầu, Intel đã mở rộng về quy mô và phạm vi sản xuất, dẫn đến sự gia tăng doanh thu đáng kể Trong giai đoạn 1990-2010, doanh thu của Intel đã tăng gấp 10 lần lên đến 40 tỷ đô la Sự tăng trưởng doanh thu này là minh chứng cho hiệu quả kinh tế theo quy mô của quyết định đầu tư sản xuất toàn cầu hóa của Intel.
Ngành công nghiệp bán dẫn cần nhiều vốn Các nhà đầu tư có kế hoạch gia nhập ngành sẽ cần có khả năng tiếp cận vốn và nguồn tài chính đáng kể để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, năng lực sản xuất và hoạt động tiếp thị nhằm cạnh tranh với các công ty bán dẫn lâu đời như Intel Nhờ thế mà Intel có thể tận dụng được lợi thế về công nghệ độc quyền và kinh tế theo quy mô.
Không những vậy với đặc trưng của ngành, sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, đồng nhất Có sự đồng bộ về kích thuộc, kiểu dáng bên ngoài của bộ xử lý qua các thế hệ. Intel có thể sản xuất hàng loạt, tận dụng đợi lợi thế kinh tế theo quy mô
Ngành công nghiệp bán dẫn là một ngành có tính cạnh tranh cao với một số công ty lớn tối đa hóa việc sử dụng các nguồn lực cho mục đích nghiên cứu và phát triển. Để sản phẩm của mình được trụ vững và phát triển, Intel luôn nỗ lực nghiên cứu công nghệ Intel áp dụng lợi thế chi phí thấp để có thể đạt được lợi thế cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu Intel đầu tư vào các hoạt động theo đuổi đổi mới công nghệ liên tục để theo kịp các xu hướng hiện tại và tác động đến định hướng của ngành bán dẫn
Các trung tâm R&D của Intel có thể kể đến như Trung tâm Rio de Janeiro tại Brazil Trung tâm Bangalore tại Ấn Độ, Trung tâm R&D Costa Rica mới được thành lập bên cạnh các trung tâm R&D tại Mỹ như Austin, Texas, Columbia, South Carolina, DuPont, Washington, tại Đức như Braunschweig, Nurnberg, tại Israel, Romania…
Intel rất chú trọng đầu tư vào R&D, cụ thể vào năm 2017 chi tới 13 triệu đô gấp
10 lần so với các đối thủ cạnh tranh Và cho tới năm 2021, đạt kỷ lục là 15,2 tỷ USD để tung ra các thế hệ công nghệ xử lý vi mạch mới.Điều này giúp Intel khẳng định được vị trí đứng đầu trong ngành công nghiệp chất bán dẫn toàn cầu.
Ngoài ra với bộ vi xử lý Cypress Cove thế hệ thứ 11 hiện tại đang cung cấp hiệu suất chung tốt hơn so với mặt bằng chung khoảng 19% Có thể thấy, Intel liên tục đổi mới và nâng cấp công nghệ của mình không những bắt kịp mà còn đi trước thời đại.
2.2.3 Sự khan hiếm nguồn nguyên vật liệu
Sự khan hiếm nguyên liệu sản xuất chất bán dẫn như silic, đất hiếm và nguyên liệu khác đẩy giá thành lên cao Các công ty tại Hoa Kỳ sử dụng những nhiên liệu và vật liệu giống nhau để sản xuất sản phẩm công nghệ cao Nhu cầu chip tăng cao do sự tăng trưởng của ngành IT-Viễn thông Hoa Kỳ Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng tác động lớn đến tình trạng này.
Để ứng phó với lệnh trừng phạt, Intel đã mua tích trữ linh kiện bán dẫn số lượng lớn, thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm nguồn tài nguyên mới tại các thị trường châu Á Điều này dẫn đến việc Intel xây dựng các nhà máy để tối ưu chi phí hậu cần và tạo dựng chuỗi cung ứng thống nhất trên toàn cầu, giúp giảm thiểu tác động của lệnh trừng phạt và bảo đảm cung cấp ổn định cho khách hàng.
Việc mở rộng chuỗi cung ứng toàn cầu của Intel cho phép công ty đảm bảo nguồn cung cấp bán dẫn liên tục và đáng tin cậy Thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp ở nhiều quốc gia, Intel có thể đa dạng hóa và đồng bộ hóa quá trình sản xuất và vận hành, giảm thiểu rủi ro đứt gãy nguồn cung và tăng khả năng phản ứng nhanh với nhu cầu của thị trường.
Nhóm nhân tố chính phủ (Government globalization drivers)
Ngành công nghiệp bán dẫn có nhiều lớp khác nhau, từ thiết kế đến sản xuất và được phân phối trên nhiều quốc gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu Đó là lý do tại sao bằng cách hợp tác cùng nhau thông qua hiệp định thương mại, EU và Hoa Kỳ hay các liên kết thương mại khác có thể tạo ra một kế hoạch chi tiết về quy định cho các ngành bán dẫn có liên quan trên toàn thế giới.
Các hiệp định thương mại có tác động khá lớn đến việc Intel có thể đa dạng hóa nguồn cung ứng nguyên vật liệu Các hiệp định thương mại tự do có thể làm giảm hoặc loại bỏ các thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu Việc giảm thuế quan giúp giảm chi phí nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện và thiết bị, từ đó làm giảm chi phí sản xuất của Intel Hơn hết hiệp định thương mại là cơ sở để xác định lĩnh vực có thể mang lại lợi nhuận cao hơn, tận dụng được tối đa hiệu quả của các điều khoản
Ngoài ra các hiệp định thương mại cũng có thể làm giảm các rào cản thương mại khác như các quy định về xuất nhập khẩu, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định về vận chuyển Việc này giúp Intel có thể lựa chọn được địa điểm đặt nhà máy nhờ đó tiết kiệm được thời gian và tiền bạc khi vận chuyển hàng hóa và dịch vụ, từ đó giảm chi phí kinh doanh
Mỹ là quốc gia xuất khẩu máy móc, thiết bị điện tử hàng đầu thế giới nhờ chất lượng hàng hóa cao và các hiệp định thương mại rộng rãi Chiến lược đầu tư trực tiếp nước ngoài của Intel giúp vượt qua rào cản thương mại Việt Nam là một trong những lựa chọn của Intel cho nhà máy lắp ráp do nền kinh tế mở, tham gia 17 FTA, bao gồm CPTPP, giúp giảm thuế với Hoa Kỳ Địa điểm đặt nhà máy tại Việt Nam thuận lợi cho vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa qua các FTA giảm chi phí.
3.2 Hỗ trợ của chính phủ
Hỗ trợ của chính phủ có tác động tích cực đến việc thu hút nguồn vốn FDI Việc được chính phủ ở nước sở tại hỗ trợ sẽ giúp Intel thuận lợi hơn trong việc xây dựng, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian xây dựng
Israel là quốc gia đầu tiên mà Intel xây dựng nhà máy sản xuất ngoài Hoa Kỳ Lý do Israel được chọn ngoài lý do về yếu tố con người ra thì Chính phủ Israel đã có những chính sách hỗ trợ rất hấp dẫn cho Intel.
Nhà máy đầu tiên của Intel tại Israel, Fab 8, được thành lập năm 1985, đã nhận được khoản trợ cấp 188 triệu đô la trong tổng số 700 triệu đô la mà công ty cần Năm 1996, Chính phủ Israel cấp cho Intel gần 600 triệu đô la để xây dựng Fab 18 trị giá 2,4 tỷ đô la Sáu năm sau, Israel tiếp tục hỗ trợ Intel 200 triệu đô la để đầu tư vào dự án mở rộng Fab 28 trị giá 2,7 tỷ đô la.
Ngoài ra Intel còn được hưởng mức thuế rất thấp so với các doanh nghiệp khác ở Israel Và đó là lý do Intel chọn Israel một đất nước ngoài có yếu tố còn người đặc biệt ra, thì không có gì mấy là nổi trội Năng suất lao động của Israel được đánh giá là thấp hơn 23% so với năng suất lao động ở các nền kinh tế tiên tiến khác
Hay một ví dụ điển hình khác về sự tác động của nhân tố hỗ trợ chính phủ đến quyết định đặt nhà máy của Intel Ireland từng là một quốc gia lạc hậu và kém phát triển hơn so với các nước trong khu vực, nhưng chính phủ Ireland đã có tầm nhìn vượt trội và đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn, thu hút nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đặt trụ sở chính tại đây. Đặc biệt, các tập đoàn Mỹ chiếm số lượng lớn trong đầu tư tại Ireland kể cả thời kỳ suy thoái kinh tế nổ ra IDA Ireland cố gắng lôi kéo Intel đầu tư vào nước này vào cuối những năm 1980 Intel khi ấy rất muốn mở rộng khả năng sản xuất của mình bên ngoài Hoa Kỳ nhưng Ireland chỉ là một trong những địa điểm mà các giám đốc điều hành của Intel đang xem xét.
Và cuối cùng Intel chọn Ireland Từ đó chúng ta thấy được việc quyết định địa điểm xây dựng nhà máy của Intel được tác động khá lớn bởi nhân tố hỗ trợ chính phủ.
Khi các công ty bán dẫn tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, việc giảm khí thải nhà kính cũng cần được chú trọng không kém.
Biến đổi khí hậu đang tạo ra nhiều sự gián đoạn đe dọa đến tính mạng, bao gồm thời tiết khắc nghiệt, mực nước biển dâng cao và hạn hán Đối mặt với bằng chứng không thể chối cãi về sự nóng lên toàn cầu, gần 200 quốc gia đã cam kết thực hiện Thỏa thuận Paris 2016, một hiệp ước kêu gọi đẩy nhanh quá trình khử cacbon Thỏa thuận này được thiết kế để hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình lên 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp nhằm giảm thiểu hoặc ngăn chặn một số tác động nguy hiểm nhất của biến đổi khí hậu.
Một số công ty bán dẫn đã phản ứng bằng cách đặt ra mục tiêu phát thải của riêng họ Ví dụ: Infineon có kế hoạch giảm 70% lượng phát thải khí nhà kính (GHG) vào năm 2025, so với mức cơ sở năm 2019 và mong muốn đạt được mức trung hòa carbon đối với lượng khí thải mà họ trực tiếp kiểm soát vào cuối năm 2030 Một số công ty bán dẫn cũng đã cam kết thực hiện các mục tiêu dựa trên khoa học, bao gồm STMicroelectronics, NXP và UMC Intel cam kết đạt mức phát thải khí nhà kính bằng không trong các hoạt động toàn cầu của mình vào năm 2040 để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm lượng khí thải carbon của các sản phẩm và nền tảng Intel, đồng thời hợp tác với khách hàng và đối tác trong ngành để xây dựng các giải pháp giúp cộng đồng giảm thiểu và thích ứng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Một trong những lĩnh vực phức tạp và tốn nhiều thời gian nhất trong việc tuân thủ tính bền vững trong chuỗi cung ứng của Intel là chương trình khoáng sản có trách nhiệm Là một công ty bán dẫn, Intel sử dụng một số nguyên liệu thô cần được truy xuất nguồn gốc khai thác.
Intel cam kết khai thác khoáng chất có trách nhiệm - việc khai thác được thực hiện với thái độ hợp đạo đức và bền vững, đảm bảo nhân quyền của tất cả mọi người trong chuỗi cung ứng toàn cầu Năm 2018, Intel đầu quá trình mở rộng chương trình để bao gồm cả một chính sách và chương trình hoạt động thẩm tra vượt ra ngoài quy mô của khoáng chất xung đột đến từ Các quốc gia được bảo hộ và đồng thời, hiểu rõ những xâm phạm nhân quyền bổ sung được nêu ra trong Hướng dẫn Hoạt động thẩm tra OECD dành cho các chuỗi cung ứng khoáng chất có trách nhiệm từ các vùng bị xung đột ảnh hưởng và có rủi ro cao (Hướng dẫn OECD).
Nhóm nhân tố cạnh tranh (Competitive globalization drivers)
4.1 Cạnh tranh từ các nhà sản xuất vi xử lý khác
Sự tập trung thị trường vi xử lý cao, chỉ ra rằng mức độ cạnh tranh trong ngành tương đối thấp Các công ty lớn như Nvidia, AMD, Intel, Qualcomm và Mediatek nắm giữ phần lớn thị trường, dẫn đến khả năng chi phối đồng đều.
AMD là đối thủ lớn nhất của họ trên thị trường CPU trong khi Nvidia thống trị thị trường GPU và có vị trí phù hợp trên thị trường trung tâm dữ liệu Apple cũng đã trở thành đối thủ cạnh tranh mới nổi trên thị trường PC với việc giới thiệu dòng vi xử lý Apple A Công ty đã phải vật lộn để cạnh tranh trên thị trường di động do vị thế thị trường của các công ty bán dẫn kém chất lượng như Qualcomm, MediaTek và Apple. đặc biệt là dòng máy tính cá nhân Mac, có thể đắt hơn những con chip do Intel cung cấp nhưng chúng đã chứng tỏ được giá trị vượt trội so với số tiền bỏ ra Điều này đã được bổ sung bởi danh tiếng thương hiệu đã được khẳng định và lượng khách hàng theo dõi của Apple.
Do đó, Intel cần có chiến lược chuỗi cung ứng toàn cầu phù hợp để nâng cao năng lực sản xuất, tăng sức cạnh tranh với đối thủ, đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển để giới thiệu các công nghệ thế hệ tiếp theo trong bộ xử lý của mình và duy trì sự khác biệt
4.2 Cạnh tranh từ nhà cung ứng nguyên vật liệu
Về cơ bản, vấn đề lớn nhất mà Intel gặp phải trong chuỗi cung ứng là không có đủ năng lực Intel đang tăng cường phát triển các nhà máy - nhưng những thứ như nhà cung cấp chất nền là một vấn đề lớn Intel đã phải đầu tư vào họ và đưa họ hoạt động trở lại, sau đó mới có thể xây dựng lại cách quản lý chuỗi cung ứng
Giống như nhiều nhà cung cấp công nghệ, gã chip khổng lồ này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn đang diễn ra trong vài năm qua Mặc dù điều này được cho là do một số yếu tố, nhưng một trong những yếu tố được trích dẫn phổ biến nhất là vai trò không cân xứng của các quốc gia như Đài Loan - sự phụ thuộc quá lớn vào một số quốc gia sản xuất chip trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành. Để cố gắng giảm nhẹ tác động của việc này, Intel đã kiên định ủng hộ các nỗ lực của các chính phủ quốc tế nhằm thúc đẩy sản xuất silicon trong nước ở nhiều lãnh thổ khác nhau Ông Gelsinger - giám đốc điều hành của Intel đặc biệt gây sức ép lên chính phủ Mỹ để thông qua luật mới, theo đó sẽ cung cấp các ưu đãi thuế đáng kể cho các công ty sản xuất chip trên đất Mỹ.
Để quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng và đảm bảo cung cấp nguyên liệu, nhân công và thiết bị cần thiết, Intel hợp tác với khoảng 19.000 nhà cung cấp Nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, Intel tập trung vào ba mục tiêu chính: hỗ trợ các nhà quản lý hàng hóa trong việc đưa ra quyết định tìm nguồn cung ứng tối ưu, giám sát chặt chẽ các nhà cung cấp được chọn và không ngừng cải tiến các quyết định tìm nguồn cung ứng để đạt được hiệu quả tối đa.
Nhà sản xuất đa quốc gia đang hướng tới điện toán nhận thức để hợp lý hóa chức năng tìm nguồn cung ứng và giải mã khối lượng dữ liệu đồ sộ liên quan đến việc lựa chọn và giám sát nhà cung cấp Bằng cách sử dụng các thuật toán học máy và trí tuệ nhân tạo, các công ty có thể tự động hóa quy trình tìm nguồn cung ứng, cải thiện độ chính xác, giảm lỗi và đưa ra quyết định tốt hơn.
Chuỗi cung ứng toàn cầu của Intel
Cấu trúc chuỗi cung ứng
Với một trong những chuỗi cung ứng phức tạp nhất thế giới, Intel quản lý sáu giai đoạn sản xuất tại hơn 200 cơ sở và thuê ngoài ở 13 quốc gia Intel sản xuất 400 loại wafer độc đáo và xuất xưởng 600 triệu chiếc mỗi năm Intel phải cân bằng tối ưu nhu cầu, công nghệ quy trình sản xuất, cấu trúc sản phẩm và định tuyến chuỗi cung ứng vì mỗi mạch tích hợp hoặc khuôn đều phải trải qua hàng trăm bước khi sản phẩm và nguyên liệu chuyển từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn sản xuất, đóng gói, lưu kho và giao hàng cho khách hàng
Mạng lưới chuỗi cung cấp chất bán dẫn của Intel có thể chia thành nhiều lớp khác nhau được giám sát bởi 1 tổ chức, có hơn 19.000 nhà cung cấp tại hơn 100 quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Intel Họ cung cấp mọi thứ từ nguyên vật liệu sản xuất trực tiếp đến công cụ máy móc cần thiết trong lắp ráp và sản xuất. Ngoài ra họ còn cung cấp dịch vụ hậu cần, đóng gói, cho Intel
Hoạt động đầu tiên của chuỗi cung ứng Intel là khai thác và sản xuất các tấm silicon trần (wafer) thành các tấm bán dẫn, mạch tích hợp Hoạt động sản xuất này bao gồm nhiều bước khác nhau và sẽ mất trung bình là 10 tuần Sau bước này, những tấm vi mạch được gửi đến trung tâm “Kiểm tra và Phân loại điện tử” (E-test and Sort) để xác định chức năng của mỗi tấm vi mạch theo dự định Sau khi được kiểm tra và phân loại xong, tất cả các tấm vi mạch được lưu kho để gửi tới giai đoạn “Lắp ráp và Kiểm nghiệm” (Assembly/Test) sau này Ở các nhà máy lắp ráp và kiểm nghiệm, những tấm vi mạch được chia tách thành những con chip độc lập và đóng gói thành phẩm Một khi được đóng gói xong, những con chip này được lưu kho cho tới khi giao tới khách hàng Quá trình từ E-test đến giao cho khách hàng mất trung bình hơn 10 tuần và tổng là 20 tuần cho toàn bộ chuỗi cung ứng, nhưng nhờ vào khả năng dự báo và quản lý tồn kho vượt trội của Intel đã giúp hãng giảm lead-time và đáp ứng hơn 50% đơn đặt hàng chỉ trong 4 tuần của khách hàng.
Nguồn: Intel Supply chain Ebook
Chiến lược chuỗi cung ứng của Intel tập trung vào việc đạt được các mục tiêu về môi trường và xã hội cũng như nâng cao hiệu suất tổng thể của các nhà cung cấp Năm
Năm 2017, 86% nhà cung cấp tham gia chương trình lãnh đạo CSR của Intel và đáp ứng tất cả các yêu cầu, tăng đáng kể so với mức 57% vào năm 2013 khi chương trình bắt đầu Ngoài ra, 100% nhà cung cấp cấp một đã hoàn thành Khảo sát chuỗi cung ứng của CDP năm 2017 do Intel thực hiện.
Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu
Để đảm bảo sự ổn định và liên tục trong chuỗi cung ứng, Intel đã hợp tác với hơn 19.000 nhà cung cấp tại hơn 100 quốc gia, duy trì 12.000 đơn vị lưu kho Các nhà cung cấp này cung cấp đa dạng các thiết bị, linh kiện, nguyên liệu, dịch vụ vận chuyển hậu cần, vật liệu phi sản xuất và dịch vụ du lịch Ngoài ra, Intel còn hợp tác với các đối tác để đảm nhận các khâu sản xuất, lắp ráp và kiểm tra linh kiện và thành phẩm Điều này giúp mở rộng khả năng cung ứng, đảm bảo dòng vật tư của Intel luôn thông suốt Do tính chất kỹ thuật cao của ngành công nghiệp bán dẫn và chip điện tử, Intel lựa chọn các nhà cung cấp một cách cẩn thận và kỹ lưỡng Sự đa dạng về số lượng nhà cung cấp giúp hạn chế tối đa sự gián đoạn của chuỗi cung ứng trước những yếu tố bất khả kháng.
Theo Intel, danh mục nhà cung ứng được phân bổ theo khu vực địa lý Châu Mỹ dẫn đầu với 44%, tiếp theo là Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông (cùng chiếm 28%) Tại châu Á, Intel ưu tiên hợp tác với các quốc gia có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore.
Nguồn: Intel Corporate Responsibility Report 2020-2021
Mặc dù số lượng nhà cung ứng của Intel rộng lớn nhưng vẫn mang tính tập trung cao khi 100 nhà cung ứng lớn nhất chiếm tới 75% chi tiêu của Intel dành cho các đơn vị đối tác cung ứng của mình Các nhà cung cấp của Intel được yêu cầu tham gia
Với mục đích đa dạng hóa chuỗi cung ứng cùng mục tiêu tối ưu chi phí, cập nhật nhanh chóng các thiết kế mới nhất từ mô hình FAB-LITE/IDM, Intel đưa ra cam kết về sự đa dạng cho các nhà cung cấp Một chuỗi cung ứng đa dạng hỗ trợ tốt cho sự đổi mới của doanh nghiệp, đồng thời tuân theo đúng tầm nhìn của Intel là tạo ra công nghệ thay đổi thế giới và cải thiện cuộc sống của mỗi người trên hành tinh Intel đã triển khai chương trình 2030 Goal: Supplier Diversity and Inclusion ở 26 quốc gia và vùng lãnh thổ với mục tiêu tăng 100% chi tiêu cho nhà cung cấp từ 1 tỷ đô hiện tại lên 2 tỷ đô vào năm 2030 Trong tiến trình thực hiện dự án này, Intel tập trung vào các nhà cung ứng của phụ nữ không phải người Mỹ, người dân tộc thiểu số trên toàn cầu và người da đen ở Mỹ Như vậy, có thể thấy sự đa hóa chuỗi cung ứng này không chỉ diễn ra về mặt địa lí mà còn chú trọng đến sự phát triển đồng đều giữa các nhóm người, tạo cơ hội cho các nhóm yếu thế trên toàn cầu. Đặc biệt, với việc phải làm việc với gần 20.000 nhà cung ứng Intel đã đổi mới quy trình, sử dụng hệ thống điện toán giả lập nhận thức – Cognitive Computing để Quản lý chức năng Tìm nguồn cung Đây được đánh giá là một bước cải tiến lớn trong việc vận hành Chuỗi cung ứng, đặc biệt trong việc hiểu và quản lý được một lượng lớn dữ liệu liên quan đến lựa chọn và giám sát nhà cung cấp.
Quy trình và kết quả mà Intel đạt được:
- Tích hợp tất cả dữ liệu có sẵn và đồng bộ chúng thành 1 hệ thống dữ liệu thống nhất;
- Hệ thống ngôn ngữ tự nhiên sẽ chọn lọc và trích xuất thông tin quan trọng từ các dữ liệu phi cấu trúc;
- Sử dụng trí tuệ nhân tạo AI (được gọi là Saffron) để liên kết các dữ liệu thô từ các nguồn khác nhau;
- Xếp hạng các nhà cung ứng theo nhiều tiêu chí (về những kỹ năng cụ thể, vai trò trong Chuỗi cung ứng, vị trí địa lý, …) từ đó Intel có thể lựa chọn và trực tiếp gửi yêu cầu báo giá cho các nhà cung cấp tiềm năng nhất, từ đó tạo đòn bẩy cho đàm phán và đẩy nhanh tiến độ của toàn bộ quá trình ra quyết định không chỉ với 1 mà với nhiều nhà cung cấp;
- Hỗ trợ tính toán chỉ trong vài phút (mặc dù trong mua hàng và lập kế hoạch của Chuỗi cung ứng, số lượng các biến cần xem xét có thể nhiều đến đáng kinh ngạc) Chương trình này có thể hỗ trợ lập kế hoạch cho lờ khoảng 450 triệu đơn vị mỗi năm, trên nhiều mô hình kinh doanh.
Việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin là một điều cần thiết nếu muốn giữ vững vị thế trong ngành công nghiệp bán dẫn bởi đây là ngành có tốc độ cạnh tranh khắc nghiệt Bên cạnh đó, ý tưởng trao giải thưởng cũng là một sáng kiến để thúc đẩy giá trị chuỗi cung ứng bền vững.
2.2 Tổ chức sản xuất (Operations)
Việc sản xuất chip máy tính đòi hỏi một trong những quy trình sản xuất phức tạp nhất mà con người từng nghĩ ra Trong hơn 50 năm, các kỹ sư và nhà khoa học củaIntel đã liên tục phải đối mặt và vượt qua những thách thức do cơ chế vật lý ép hàng tỷ bóng bán dẫn cực nhỏ vào các chip máy tính ngày càng nhỏ hơn Việc thực hiện lời hứa này đòi hỏi một đội ngũ toàn cầu đông đảo, cơ sở hạ tầng nhà máy đẳng cấp thế giới và hệ sinh thái chuỗi cung ứng mạnh mẽ.
Tuân theo mô hình IDM, Intel sở hữu các nhà máy sản xuất nội bộ do chính công ty xây dựng và phát triển Intel có 13 điểm sản xuất nội bộ trên toàn cầu, trong đó 6 cơ sở chế tạo wafer, 5 cơ sở lắp ráp/thử nghiệm và 2 cơ sở đóng gói Các cơ sở trên toàn cầu của Intel hoạt động 24 giờ một ngày, và liên tục 7 ngày trong một tuần Và nhà máy Intel Products Vietnam đang là nhà máy lớn nhất trong 5 nhà máy về mảng lắp ráp và kiểm định Khoảng 30 nhà kho toàn cầu xử lý việc lưu kho và giao hàng cho khách hàng những sản phẩm này, vận chuyển khoảng 1 triệu máy PC mỗi ngày và thực hiện hơn 750.000 đơn hàng mỗi năm.
Phần lớn việc tạo ra kết cấu wafer được tiến hành ở Hoa Kỳ Tại các cơ sở sản xuất, các phương pháp và quy trình công nghệ mới được chuyển giao giống hệt nhau từ một nhà máy phát triển chip trung tâm Sự thống nhất và bảo mật cao này giúp tốc độ hoạt động tăng tốc nhanh chóng và việc kiểm soát chất lượng cũng tốt hơn Các nhà máy sản xuất chip này hoạt động trong mạng lưới sản xuất được tính hợp lại như một nhà máy duy nhất, để cung cấp một cách linh hoạt nhất và phân tích tốt hơn về chi phí sản xuất và nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi về nhu cầu công suất.
Mạng lưới sản xuất của Intel cho phép dẫn đầu về sản phẩm, cải thiện tính kinh tế và khả năng phục hồi nguồn cung theo tiêu chuẩn đột phá của Định luật Moore:
Intel, với quy mô sản xuất hàng đầu, cung cấp cho khách hàng danh mục sản phẩm tiên tiến toàn diện Năng lực sản xuất khổng lồ của Intel được chứng minh bằng sản lượng đáng kinh ngạc lên đến 300 triệu tỷ bóng bán dẫn hàng năm, cho phép công ty đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Sản xuất tích hợp là nền tảng cho sự thành công, cho phép tối ưu hóa sản phẩm, cải thiện tính kinh tế và khả năng phục hồi nguồn cung
- Khi việc sản xuất chất bán dẫn trở nên phức tạp hơn, Intel là một trong số ít các công ty còn lại trên thế giới và là công ty duy nhất ở Hoa Kỳ có thể thực hiện cả thiết kế và sản xuất tiên tiến hàng đầu
Chú trọng đổi mới quy trình và đóng gói: Trong nhiều thập kỷ, các kỹ sư của Intel đã vượt qua ranh giới của Định luật Moore (giảm giá vẫn nâng cao chất lượng) với các phát minh như Cổng kim loại High-K, silicon căng và bóng bán dẫn 3D FinFET Ngày nay, Intel đầu tư hàng tỷ đô la mỗi năm để thúc đẩy hoạt động R&D của mình, nhưng đó không chỉ là đổi mới silicon Những cải tiến đóng gói tiên tiến gần đây nhất của Intel như Foveros và EMIB cho phép kết nối nhiều chip với nhau trên một gói nhỏ
Biện pháp quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả (Tuna + Tuấn)
Doanh nghiệp đã thực hiện
1.1 Gia tăng hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng bằng hệ thống phân tích tiên tiến
Chuỗi cung ứng của Intel luôn thuộc hạng phức tạp nhất thế giới Nó bao gồm hơn 200 cơ sở ở 13 quốc gia, gần 20.000 nhà cung cấp và hàng nghìn khách hàng Sự tăng trưởng kinh doanh của công ty kéo theo sự phức tạp đột ngột của chuỗi cung ứng. Ngày nay, Intel sản xuất tổng cộng 2.5 tỉ tấm wafer mỗi năm - 400 loại wafer khác nhau, chúng là một phần của 4000 SKUs độc bản Intel vận chuyển 600 triệu đơn vị mỗi năm và tạo ra 1 TB dữ liệu chuỗi cung ứng mỗi ngày Để tối ưu nguồn nguyên liệu sản xuất và đáp ứng nhu cầu khách hàng, Intel cần phải lên kế hoạch cho từng vật phẩm, từng địa điểm và theo dõi mỗi tuần trong suốt 1 năm như vậy Điều này đồng nghĩa với 37.2 nghìn vật phẩm và 22.4 triệu bộ định tuyến được sử dụng để theo dõi. Thực hiện quy trình tối ưu như vậy thường xuyên là điều bất khả thi đối với nguồn lực con người.
Intel đã giải quyết vấn đề lớn này bằng việc áp dụng hệ thống phân tích tiên tiến end-to-end để hỗ trợ việc thiết kế và lập kế hoạch chuỗi cung ứng, đòi hỏi (1) phải dễ sử dụng, (2) linh hoạt hỗ trợ những yêu cầu luôn biến đổi, và (3) hiệu quả và có độ phủ rộng để đáp ứng nhu cầu phân tích ngày càng gia tăng của công ty Hệ thống phân tích tiên tiến dựa trên cách tiếp cận vòng lặp bằng việc kết hợp nhiều công nghệ hiện đại nhằm giải quyết từng khía cạnh của một vấn đề lớn, như kết cấu của sản phẩm, cân chỉnh khả năng hệ thống, và định tuyến tối ưu Hệ thống được xây dựng như một chu trình tích hợp của doanh nghiệp với việc trực quan hóa đám mây trên thiết bị di động, tự động hóa quy trình bằng robot, và quản lý dữ liệu lớn Hệ thống này luôn ở trạng thái có sẵn và có thể phân cụm chuyển đổi dự phòng.
Hình: Quy trình phân tích chuỗi cung ứng tiên tiến của Intel
Từ việc áp dụng hệ thống phân tích chuỗi cung ứng tiên tiến đó, Intel đã thu về những thành tựu vượt bậc cả về doanh thu, chi phí và sự bền vững cho xã hội Cụ thể, doanh thu hàng năm của Intel đã tăng trung bình 1.9 tỷ USD và cắt giảm 1.5 tỷ USD chi phí hàng năm, nâng tổng lợi nhuận lên 25.4 tỷ USD kể từ năm 2009 Từ góc nhìn doanh nghiệp, những nhà hoạch định chuỗi cung ứng giờ đây có thể giải quyết những vấn đề của họ chỉ trong vài phút thay vì vài tuần hoặc vài ngày như trước đây Bên cạnh đó, hệ thống cũng giúp cải thiện chất lượng dưới những điều kiện kinh doanh khác nhau Ngoài những lợi ích cho doanh nghiệp, hệ thống cải tiến còn mang đến những tác động tích cực cho toàn cầu khi mà từ những phân tích cải tiến có thể tối ưu được quy trình sản xuất, từ đó dẫn tới việc hạn chế sử dụng được 2.4 tỷ gallon nước và loại bỏ 0.5 tỷ gallon nước bị lãng phí suốt thập kỷ qua Những nỗ lực cải tiến chuỗi cung ứng của Intel đã thu hút sự chú ý của ngành công nghiệp và lọt Top 25 Chuỗi cung ứng của Gartner hơn 1 thập kỷ, chiến thắng giải thưởng INFORMS Edelman năm 2020.
Theo đuổi mô hình IDM, thành công của Intel phần lớn phụ thuộc vào việc tối đa hoá doanh thu và tối thiểu hoá chi phí qua thiết kế sản phẩm, sản xuất và hệ thống chuỗi cung ứng Từ thiết kế đến truy xuất nguyên vật liệu, hàng trăm nghìn quyết định được đưa ra từ một lượng dữ liệu chuỗi cung ứng khổng lồ Sử dụng hệ thống phân tích tiên tiến, Intel có thể đưa ra những quyết định nhanh hơn, tốt hơn và tích hợp hơn để tối ưu nguồn đầu tư sản xuất và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
1.2 Áp dụng “make-to-order” để giảm chi phí chuỗi cung ứng
Một trong những nhà sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới như Intel cần phải giảm đáng kể chi phí chuỗi cung ứng sau khi đưa con chip Atom giá rẻ của mình ra thị trường Chi phí chuỗi cung ứng khoảng 5,50 USD cho mỗi chip có thể chịu được đối với các đơn vị bán với giá 100 USD, nhưng giá của những dòng chip rẻ như Atom chỉ khoảng 20 USD Bằng cách nào đó, Intel đã phải giảm chi phí chuỗi cung ứng cho chip Atom, nhưng chỉ tại lĩnh vực kho hàng tồn kho Intel đã giảm chi phí đóng gói xuống mức tối thiểu và tỷ lệ giá trị trên trọng lượng cao, chi phí phân phối của chip cũng không thể giảm thêm nữa Lựa chọn duy nhất là giảm mức tồn kho trong thời điểm được cho là đang ở mức rất cao để hỗ trợ chu kỳ đặt hàng trong 9 tuần.
Intel quyết định thử một chiến lược hầu như chưa bao giờ xuất hiện trong ngành công nghiệp bán dẫn: make-to-order Công ty bắt đầu với hoạt động thí điểm tại một nhà sản xuất ở Malaysia Thông qua quá trình lặp lại, họ dần dần tìm ra và loại bỏ sự thiếu hiệu quả của chuỗi cung ứng để giảm thời gian chu kỳ đặt hàng Các sáng kiến cải tiến bao gồm:
- Giảm thời gian kiểm tra lắp ráp Window từ lịch trình 5 ngày, sang quy trình kéo dài 2 tuần 1 lần hoặc 1 tuần 2 lần, mỗi lần kéo dài 2 ngày;
- Giới thiệu quy trình lập kế hoạch S&OP chính thức;
- Chuyển sang mô hình hàng tồn kho do nhà cung cấp quản lý ở bất cứ nơi nào có thể dùng.
Thông qua cách cải thiện thời gian lưu kho, Intel đã giảm thời gian chu kỳ đặt hàng cho chip Atom xuống từ 9 tuần xuống chỉ còn 2 Kết quả là, công ty đã đạt mức giảm chi phí cao hơn nhiều so với con số ban đầu là 5,50 USD.
1.3 Tối ưu quy trình tồn kho bằng hoạch định tự động
Tổng thời gian cho chuỗi cung ứng của Intel trung bình là 20 tuần từ lúc nhập nguyên vật liệu tới khi giao tới tay khách hàng cuối cùng, và bất chấp thời gian chờ đợi dài này, hơn một nửa các đơn hàng của Intel được hoàn thành trong vòng 4 tuần nhờ vào việc hoạch định và quản lý tồn kho hiệu quả Nhu cầu đối với các linh kiện bán dẫn cực kỳ biến động, đặc biệt là vì chúng chỉ có vòng đời khoảng 1,5 năm Sự sụt giảm nhanh chóng của nhu cầu có thể khiến các công ty tồn kho quá nhiều vào cuối dữ liệu lịch sử từ các sản phẩm tương tự để giúp dự đoán nhu cầu đối với các SKU chưa tạo ra đủ dữ liệu về nhu cầu của riêng chúng để cung cấp thông tin cho mô hình dự báo.
Quy trình tính toán mục tiêu hàng tồn kho được tự động hóa hoàn toàn, từ xử lý dữ liệu đầu vào, tính toán mục tiêu đến công bố số liệu thống kê tóm tắt, cho phép các nhà lập kế hoạch chỉ tập trung giải quyết các trường hợp ngoại lệ Phương pháp mới này đã được thí điểm trên một số SKU trong hoạt động kinh doanh CPU đóng hộp, cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu đúng hạn cao hơn so với phương pháp cũ trong khi vẫn duy trì mức tồn kho thấp hơn Nổi bật hơn cả là các SKU áp dụng mô hình mới cũng tránh được những biến động mạnh về hàng tồn kho trong giai đoạn thị trường hỗn loạn của cuộc Đại suy thoái.
Vào năm 2011, Intel bắt đầu triển khai mô hình này cho kho hàng do nhà cung cấp quản lý, đây là một nỗ lực kéo dài cả năm Để dự báo nhu cầu về sản phẩm mới, Intel bắt đầu lập bản đồ các sản phẩm để gắn kết các mặt hàng hiện tại với sản phẩm tiền nhiệm tương tự nhất của mình Công ty đã dựa vào một số biến số để so sánh bao gồm giá cả, mã bộ phận, phân khúc thị trường và thương hiệu bộ vi xử lý Công ty chỉ sử dụng dữ liệu của sản phẩm để dự báo nhu cầu nếu có dữ liệu về nhu cầu trong 22 tuần Nếu không, nó sẽ dự báo nhu cầu bằng cách sử dụng dữ liệu lịch sử từ các sản phẩm khác.
Kết quả cho thấy, tổng tồn kho thành phẩm của Intel sau đó đã giảm 321 triệu USD vào cuối năm 2013 và giảm thêm 280 triệu USD vào cuối năm 2014, góp phần giảm 30% (600 triệu USD) tổng tồn kho thành phẩm của Intel trong vòng hai năm.
Hình: Chi phí hàng tồn kho được cắt giảm theo SKUs của Intel khi áp dụng mô hình quản lý tồn kho mới
Nhóm đề xuất
2.1 Phát Triển và Áp Dụng Công Nghệ In 3D
Một trong những cách thức nhóm đề xuất nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt chip dẫn hiện nay đó chính là việc phát triển và áp dụng công nghệ in 3D
Trong lĩnh vực công nghiệp hiện đại, công nghệ in 3D đóng vai trò quan trọng trong tạo mẫu nhanh và sản xuất các linh kiện phức tạp với hiệu suất cao và chi phí thấp Đối với Intel, việc áp dụng công nghệ này đã thúc đẩy đáng kể quá trình phát triển sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường liên tục thay đổi Công nghệ in 3D cho phép thiết kế và sản xuất linh kiện với độ chính xác cao, đáp ứng nhu cầu sản phẩm công nghệ tiên tiến Đặc biệt, khả năng sản xuất linh hoạt theo nhu cầu thực tế giúp giảm lượng tồn kho và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, đồng thời tăng cường khả năng thích ứng của Intel với các xu hướng và đổi mới sản phẩm mới.
Trong một vài năm gần đây, công nghệ X3D (hay 3D V-Cache) được coi là ‘át chủ bài’ giúp AMD củng cố vững chắc vị thế của mình trong lĩnh lĩnh vực CPU chuyên chơi game PC Về cơ bản, công nghệ này sử dụng chip SRAM xếp chồng 3D theo chiều dọc nằm trên khuôn bộ xử lý, do đó tăng dung lượng bộ đệm L3 lên ngưỡng rất lớn Theo đó, theo đó Intel có áp dụng phương pháp sử dụng bộ đệm 3D giống như AMD đã làm với bộ xử lý 3D V-Cache Intel sẽ nên phát triển công nghệ in 3D, tạo ý tưởng về silicon 3D - nơi mài sẽ có bộ nhớ đệm trên một khuôn, và sẽ có CPU tính toán trên khuôn xếp chồng lên nhau
2.2 Mở Rộng Sử Dụng Năng Lượng Tái Tạo
Trong nỗ lực giảm ảnh hưởng đến môi trường và thể hiện cam kết về trách nhiệm xã hội, Intel đã tích cực đầu tư vào việc mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo trong các hoạt động sản xuất và logistics của mình.
Trong chiến lược phát triển bền vững của mình, Intel đã nổi bật với việc mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo trong toàn bộ hoạt động sản xuất và logistics Tính đến năm
2020, công ty đã đạt mức sử dụng năng lượng tái tạo lên đến 71% toàn cầu, một con số ấn tượng so với mặt bằng chung của ngành công nghiệp Cụ thể, Intel đã đầu tư vào việc triển khai các dự án năng lượng mặt trời, gió và thủy điện tại nhiều địa điểm trên thế giới Một ví dụ điển hình là dự án năng lượng mặt trời tại cơ sở Folsom của Intel ở California, với công suất lên đến 6.5 megawatts, không chỉ giúp cung cấp năng lượng sạch mà còn giảm thiểu đáng kể lượng khí thải CO2 hàng năm Việc áp dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, và nước không chỉ giúp Intel giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch mà còn giúp công ty giảm chi phí năng lượng dài hạn Điều này không chỉ mang lại lợi ích tài chính cho Intel mà còn giúp công ty tăng cường hình ảnh thương hiệu như một doanh nghiệp tiên phong trong việc bảo vệ môi trường Hơn nữa, việc sử dụng năng lượng sạch góp phần đảm bảo rằng Intel tuân thủ các quy định môi trường ngày càng khắt khe, đồng thời tiên phong trong việc thiết lập những tiêu chuẩn mới cho ngành công nghiệp về trách nhiệm với môi trường Các cơ sở hạ tầng xanh này không chỉ giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn làm tăng tính bền vững cho hoạt động kinh doanh của Intel trên thị trường toàn cầu.
Thông qua việc áp dụng công nghệ in 3D và mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo, Intel không chỉ tối ưu hóa hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng của mình mà còn khẳng định cam kết vững chắc với việc phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng và môi trường Những nỗ lực này giúp Intel không chỉ giảm thiểu chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh, mà còn nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín trên thị trường toàn cầu.
2.3 Thu hút thêm nguồn nhân lực có kỹ năng, chất lượng
Việc tuyển dụng nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng chuyên môn là một trong những thách thức mà Intel phải đối mặt Để giải quyết vấn đề này, Intel có thể tập trung tuyển dụng nhân tài từ các trường đại học, bao gồm cả nhân tài nước ngoài Công ty cũng nên đầu tư vào đào tạo nội bộ và cải thiện môi trường làm việc để giữ chân nhân lực có năng lực.
Ngoài ra, trong thời đại 4.0 hiện nay, việc áp dụng công nghệ máy móc thông minh và tự động hóa nhằm thay thế vị trí của một số công việc đặc thù để tập trung vào các công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn Hoặc sử dụng các nền tảng học tập trực tuyến để cung cấp các khóa đào tạo cho nhân viên, giúp nhân viên học tập mọi lúc mọi nơi.
1 Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, 2022
2 Unlock Billions with Supply chains Intel, 2020
3 Transforming Intel’s Supply chain to Meet Market Challenges, 2012
4 Increase Demand Forecasting Efficiency Intel