Với vị thế là một trong những công ty lớn lâu năm trong lĩnh vực bất động sản, sở hữu rất nhiều mảnh đất đẹp, cùng với đó, sau thời kỳ covid, DIC nhận thấy tiềm năng vô cùng lớn của ngành Y dược trong tương lai cũng như những bất cập của Y tế Việt Nam hiện tại, ban lãnh đạo công ty đã có ý tưởng thâm nhập thị trường ngành Y với bước tiến đầu tiên là xây dựng nhà máy sản xuất thuốc – thực phẩm chức năng – mỹ phẩm tại một trong những địa điểm có nguồn nguyên liệu dồi dào của Việt Nam, chính là Bình Phước. Dưới đây là một vài thông tin về dự án mà Ban lãnh đạo của công ty đang xem xét để thông qua như sau: 2.1. Tên chủ đầu tư Chủ đầu tư chính và cũng là duy nhất của dự án chính là Tổng Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng (hay còn được biết với cái tên DIC corp), tên quốc tế là DEVELOPMENT INVESTMENT CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY, có mã số thuế 3500101107. Doanh nghiệp được thành lập từ năm 2008, do ông Nguyễn Thiện Tuấn hiện đang là người đại diện pháp luật với trụ sở chính tại Số 15, Thi Sách, Phường Thắng Tam, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. 2.2. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án và mục tiêu thực hiện dự án Dự án có tên là “Nhà máy sản xuất thuốc – Thực phẩm – Mỹ phẩm Bình Phú” và sẽ được xây dựng tại thửa đất số 168, 169, tờ bản đồ số 41, Ấp Thuận Bình, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Ngành kinh doanh chính của dự án sẽ là sản xuất thuốc, hóa dược, dược liệu (chi tiết: Sản xuất thuốc đông dược, sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phẩm từ đông dược. 2.3. Quy mô dự án Diện tích đất của dự án được dự tính khoảng 4,016,7 m2, chiều dài là 73m, đáy lớn chiều rộng là 55m. Trong đó tổng diện tích sàn xây dựng theo giấy phép xây dựng dự tính là khoảng 5,378 m2, với các hạng mục cụ thể như sau:
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH
-🙞🙜🕮🙞🙜 -
DỰ ÁN NHÓM CUỐI KỲ
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC – THỰC PHẨM – MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN XÂY DỰNG (DIC)
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH
-🙞🙜🕮🙞🙜 -
DỰ ÁN NHÓM CUỐI KỲ
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC – THỰC PHẨM – MỸ PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN XÂY DỰNG (DIC)
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
9 GMP - WHO Hệ thống các tiêu chí để đảm bảo rằng các sản phẩm
được sản xuất và kiểm soát một cách nhất quán theo các tiêu chuẩn chất lượng được Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
đề ra
10 GSP Tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng , quy chuẩn của một
kho lạnh và dây chuyền lạnh
11 GLP Hệ thống phòng thí nghiệm tốt – một hệ thống chất
lượng liên quan đến quy trình tổ chức và các điều kiện
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng chi tiết dự toán máy móc – thiết bị sản xuất 10,11
Bảng 3.1 Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của cổ phiếu DIC từ
2.7.2013 - 31.7.2023
13
Bảng 3.2 Dự tính tổng chi phí sử dụng nợ trước thuế và sau thuế của dự
án Dược Bình Phú trong vòng 7 năm (từ năm 1 tới năm 7)
14
Trang 5DANH MỤC HÌNH VẼ
1 Hình 1.1 Logo Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng
(DIC)
1
2 Hình 1.2 Sơ đồ các cột mốc chính trong quá trình hình thành và phát
triển của DIC
1
3 Hình 1.3 Biểu đồ tỷ lệ vốn của DIC trong giai đoạn từ năm 2008 tới
năm 2022
2
5 Hình 1.5 Hình ảnh 5 thành viên trong Hội đồng quản trị của Tập đoàn
12 Hình 2.2 Bản vẽ thiết kế ban đầu của nhà máy Bình Phú 7
13 Hình 2.3 Chi tiết vốn đầu tư cho các hạng mục của dự án 7
15 Hình 2.5 Đội ngũ Dược sĩ – Bác sĩ - Tến sĩ – Kỹ sư của dự án Dược
Bình Phú
9
16 Hình 3.1 Phương trình xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần thường
theo mô hình CAPM
14
17 Hình 3.2 Công thức tính chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền
WACC
15
18 Hình 4.1 Các dòng tiền vào của dự án Dược Bình Phú 16
19 Hình 4.2 Các dòng tiền ra của dự án Dược Bình Phú 16
20 Hình 4.3 Dòng tiền ròng (trước và sau thuế) cảu dự án Dược Bình Phú 17
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC HÌNH VẼ v
LỜI NÓI ĐẦU viii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG (DIC) 1
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 1
1.2.Sơ đồ tổ chức và ban lãnh đạo 2
1.3.Lĩnh vực hoạt động của công ty 3
1.3.1 Đầu tư bất động sản 3
1.3.2 Đầu tư tài chính 4
1.4.Tình hình tài chính của tập đoàn DIC từ năm 2020 tới năm 2022 5
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC – THỰC PHẨM – MỸ PHẨM CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG (DIC) 6
2.1.Tên chủ đầu tư 6
2.2.Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án và mục tiêu thực hiện dự án 6
2.3.Quy mô dự án 6
2.4.Bản vẽ thiết kế của dự án 7
2.5.Vốn đầu tư 7
2.6.Thời hạn hoạt động dự án 8
2.7.Nhu cầu về lao động 8
2.8.Nhu cầu về máy móc – thiết bị phục vụ sản xuất 9
2.9.Công trình phụ trợ 12
2.10 Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án 12
CHƯƠNG 3 XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN 13
2.1.Xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của công ty theo mô hình CAPM13 2.2.Xác định chi phí sử dụng nợ của dự án 14
2.3.Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) để làm cơ sở xác định suất chiết khấu của dự án 15
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN 16
4.1.Dòng tiền vào (Inflows) 16
4.2.Dòng tiền ra (Outflows) 16
4.3.Dòng tiền ròng (NCF – Net Cash Flows) 17
4.4.Hiện giá dòng tiền ròng (NPV – Net Present Value) 17
Trang 74.5 Chỉ tiêu suất sinh lời nội bộ (IRR – Internal Rate of Return)Error! Bookmark not
defined.
4.6 Thời gian hoàn vốn không chiết khấu và có chiết khấu ( PP – Payback Period &
DPP – Discounted Payback Period) Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
Kể từ sau đại dịch Covid 19, dù tình hình kinh tế đang trên đà phục hồi nhưng tốc độ vẫn còn chậm Thị trường bất động sản có vị thế rất quan trọng trong nền kinh tế của nước ta nhưng hiện vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn như lượng giao dịch thấp, thừa nhà cao cấp thiếu nhà bình dân, vướng mắc về pháp lý, thủ tục hành chính, đặc biệt là khó khăn trong huy động vốn do lãi suất ngân hàng tăng, vốn tín dụng bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ khiến cho doanh nghiệp không có khả năng để thực hiện tiếp tục các dự án đầu tư
Không đứng ngoài bức tranh ảm đạm đó, Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (HoSE: DIG) với lĩnh vực hoạt động chính là Đầu tư phát triển bất động sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề Tuy nhiên DIC Corp còn hoạt động trong lĩnh vực thứ 2 là Đầu tư tài chính, góp vốn vào các công ty con để thực hiện các dự án kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau
Thị trường Dược phẩm vẫn là thị trường tiềm năng khi Việt Nam được xếp vào nhóm 17 nước có mức tăng trưởng ngành Dược phẩm cao nhất thế giới (theo tổ chức UQVIA Institute) Sau đại dịch Covid-19 thì tâm lý người dân cũng chú trọng vào chăm sóc sức khỏe nhiều hơn, trong trung và dài hạn thì ngành dược sẽ tiếp tục phát triển khi mà quy mô dân số Việt Nam ở mức lớn và đang già hóa với tốc độ nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng cũng giúp cho người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và chăm sóc
cá nhân
DIC Corp là một tập đoàn kinh tế tư nhân lớn với tiềm lực dồi dào và thế mạnh lớn nhất là
sở hữu rất nhiều quỹ đất xanh – sạch – đẹp trải dài khắp cả nước Nhận thấy tiềm năng của thị
trường Dược phẩm cùng với lợi thế của mình, DIC Corp đã lập kế hoạch triển khai “Dự án đầu
tư nhà máy sản xuất thuốc – dược phẩm – mỹ phẩm Bình Phú” đạt tiêu chuẩn GMP-WHO
(tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm dược liệu của tổ chức Y tế thế giới WHO) đặt tại Bình Phước Đây sẽ là đề tài mà chúng em lựa chọn để thực hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư này dựa trên lý thuyết đã học
Kết cấu của dự án này gồm có 5 chương:
• Chương 1: Giới thiệu Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng
• Chương 2: Giới thiệu về Dự án đầu tư nhà máy sản xuất thuốc – dược phẩm – mỹ phẩm Bình Phú
• Chương 3: Xác định chi phí sử dụng vốn của dự án
• Chương 4: Phân tích tài chính của dự án
• Chương 5: Kết luận
Vì kiến thức còn hạn chế và thời gian thực hiện đề tài ngắn nên chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy để bài tập được hoàn thiện và chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức cho bản thân
Trang 91
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
XÂY DỰNG (DIC) 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (hay còn được biết với cái tên DIC
corp) có mã chứng khoán được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM – HOSE là
DIG, được biết đến là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản ở Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và ở Việt Nam nói chung
Hình 1.1 Logo Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC)
Nguồn: Website công ty
Được thành lập từ những năm 1990, trải qua hơn 33 năm hoạt động, DIC đã trải qua không
ít những thăng trầm với những cột mốc lịch sử đáng chú ý, có thể tóm gọn những mốc lịch sử chính trong quá trình hình thành và phát triển của DIC như sau:
Hình 1.2 Sơ đồ các cột mốc chính trong quá trình hình thành và phát triển của DIC
Nguồn: Website của DIC
Với hơn 33 năm bề dày kinh nghiệm, Tập đoàn DIC đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình trong Ngành xây dựng Việt Nam, sự phát triển vượt bậc và không ngừng tăng trưởng của DIC được thể hiện rất rõ qua biểu đồ tỷ lệ vốn của doanh nghiệp dưới đây:
Trang 102
Hình 1.3 Biểu đồ tỷ lệ vốn của DIC trong giai đoạn từ năm 2008 tới năm 2022
Nguồn: Trang website của DIC
Như vậy có thể thấy, từ năm 2008 tới nay, DIC đã tăng khoảng 5.729 tỷ đồng vốn điều lệ, với
tổng tài sản ước tính hiện nay là 14.747,8 tỷ đồng
Bên cạnh đó, quỹ đất mà công ty được giao để phát triển các khi đô thị mới ở Việt Nam được ước tính khoảng 20 triệu m2, trong đó đã và đang được triển khai khoảng 12 triệu m2, chỉ còn khoảng 8 triệu m2 là đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục đầu tư, những con số này được đánh giá là lợi thế vượt trội của DIC mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể có được
1.2 Sơ đồ tổ chức và ban lãnh đạo
Hiện nay, DIC đang theo đuổi cấu trúc theo hướng Tinh giản – Chuyên nghiệp – Hiệu quả, với tầm nhìn chiến lược nhạy bén, hệ thống quản trị thay đổi linh hoạt và phù hợp với mô hình kinh doanh từng giai đoạn
Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn DIC
Nguồn: Trang web của công ty
Và tất nhiên, góp phần quan trọng trong bộ máy vận hành của doanh nghiệp không thể không kể đến Hội đồng quản trị và Ban điều hành của doanh nghiệp
370 1000 1300
1430 1778
2145 2382 2382 2552
3149 4999 6099
Trang 113
• Hội đồng quản trị của DIC bao gồm 5 thành viên: Người đứng đầu là Ông Nguyễn
Thiện Tuấn (Chủ tịch HĐQT), 2 Phó Chủ tịch HĐQT là Ông Nguyễn Hùng Cường và bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, cuối cùng là Ông Hoàng Văn Tăng (TGĐ, Thành viên HĐQT) và Ông Phan Văn Bình (Thành viên HĐQT Độc Lập)
Hình 1.5 Hình ảnh 5 thành viên trong Hội đồng quản trị của Tập đoàn DIC
Nguồn: Trang web của công ty
• Ban điều hành của DIC cũng có 5 thành viên bao gồm: Ông Nguyễn Quang Tín (TGĐ),
Ông Trần Văn Đạt (Phó TGĐ thường trực), Ông Nguyễn Văn Tùng (Phó TGĐ), Ông Nguyễn Tuấn Liêm (Phó TGĐ), Ông Bùi Văn Sự (Kế toán trưởng) và Ông Phạm Văn Thái (Phó TGĐ)
Hình 1.6 Hình ảnh 5 thành viên trong Ban điều hành của Tập đoàn DIC
Nguồn: Trang web của công ty
1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty
Công ty hiện tại đang tập trung hoạt động trong 2 lĩnh vực chính là Đầu tư Bất động sản và Đầu tư tài chính
Trong BĐS nhà đất, công ty đã có những dự án lớn như: DIC Chí Linh city, Khu biệt tự
An Sơn, DIC Lantana city Hà Nam, DIC Victory city Hậu Giang, Khu phức hợp Cap Saint Jaques,…
Trang 124
Hình 1.7 Một số BĐS nhà đất mà DIC đã thực hiện
Nguồn: Trang websited DIC
Trong BĐS du lịch, công ty có những dự án như: DIC Star Wonder World Hà Nam, Khu nghỉ dưỡng DIC Star Quảng Bình và Sân Golf DIC Quảng Bình, DIC Star Landmark Vung Tau,
Hình 1.8 Một số BĐS du lịch mà DIC đã thực hiện
Nguồn: Trang websited DIC
1.3.2 Đầu tư tài chính
Tập đoàn DIC chủ động tham gia đầu tư góp vốn vào các công ty con có tiềm năng phát triển và hoạt động hiệu quả trong nhiều lĩnh vực
Trọng tâm trong hoạt động đầu tư tài chính của DIC là tham gia góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết, liên doanh nhằm tạo ra bàn đạp trong chiến lược đầu tư của mình Với mục tiêu trở thành nhà đầu tư hiệu quả, DIC tham gia đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển và hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực sau:
Hình 1.9 Sơ đồ các công ty thành viên trong mảng đầu tư tài chính của Tập đoàn DIC
Nguồn: Trang websited DIC
Trang 135
1.4 Tình hình tài chính của tập đoàn DIC từ năm 2020 tới năm 2022
Hình 1.10 Sơ đồ tình hình kinh doanh của Tập đoàn DIC từ năm 2020 tới 2022
Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2020, 2021 và 2022 của Tập đoàn DIC
Có thể thấy là từ năm 2020 tới 2021, DIC kinh doanh khá hiệu quả, doanh thu tăng 14%, lợi nhuận tăng 103%, tuy nhiên lãi vay phải trả cũng tăng rất nhiều 2022 tăng 300% so với
2021 Sang năm 2022, do ảnh hưởng của nền kinh tế, tình hình của DIC bị ảnh hưởng trầm trọng, giảm 42% doanh thu, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 87%, chỉ có lãi vay phải trả là tăng 168%
Tuy vậy, năm 2022 là một năm khó khăn cho toàn thị trường, tác động của nền kinh tế thế giới, chiến tranh giữa Nga và Ukraina,…đã khiến cho kinh tế vốn đã khó khăn sau đại dịch covid nay càng khó khăn hơn, và dự báo tình hình này sẽ còn kéo dài tới hết năm 2023 và có thể phải tới hết quý 2 năm 2024 thì tình hình mới có thể được cải thiện hơn
1.000.000.000.000,00
1.500.000.000.000,00
2.000.000.000.000,00
2.500.000.000.000,00
Doanh thu Lợi nhuận sau thuế Lãi vay
Trang 14Dưới đây là một vài thông tin về dự án mà Ban lãnh đạo của công ty đang xem xét để thông qua như sau:
2.1 Tên chủ đầu tư
Chủ đầu tư chính và cũng là duy nhất của dự án chính là Tổng Công ty cổ phần đầu tư phát
triển xây dựng (hay còn được biết với cái tên DIC corp), tên quốc tế là DEVELOPMENT
INVESTMENT CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY, có mã số thuế 3500101107 Doanh nghiệp được thành lập từ năm 2008, do ông Nguyễn Thiện Tuấn hiện đang là người đại diện pháp luật với trụ sở chính tại Số 15, Thi Sách, Phường Thắng Tam, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam
2.2 Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án và mục tiêu thực hiện dự án
Dự án có tên là “Nhà máy sản xuất thuốc – Thực phẩm – Mỹ phẩm Bình Phú” và sẽ
được xây dựng tại thửa đất số 168, 169, tờ bản đồ số 41, Ấp Thuận Bình, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước
Ngành kinh doanh chính của dự án sẽ là sản xuất thuốc, hóa dược, dược liệu (chi tiết: Sản xuất thuốc đông dược, sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phẩm từ đông dược
2.3 Quy mô dự án
Diện tích đất của dự án được dự tính khoảng 4,016,7 m2, chiều dài là 73m, đáy lớn chiều rộng là 55m Trong đó tổng diện tích sàn xây dựng theo giấy phép xây dựng dự tính là khoảng 5,378 m2, với các hạng mục cụ thể như sau:
Hình 2.1 Các hạng mục sử dụng đất của dự án
Nguồn: Thông tin nội bộ từ công ty
Sản phẩm mục tiêu của nhà máy sẽ là các sản phẩm như Dầu gió/ tinh dầu, thực phẩm bổ sung (nước yến) và thuốc bổ sung đông dược với sản lượng ước tính năm đầu tiên sẽ rơi vào khoảng 1.295.000 sản phẩm, doanh thu thu về sẽ vào khoảng 100.912.010.349 đồng
STT Hạng mục Diện tích (m2)
Tổng diện tích nhà xưởng kết hơp văn phòng 2.440 Diện tích xây dựng tầng 1 (Tầng trệt) 1.967 Diện tích xây dựng tầng 2 473 Chiều cao công trình 13.5m
2 Hạng mục phụ 1(Nhà ăn, Ro & khí né, cơ điện, y tế, PCCC) 177,5
3 Hạng mục phụ 2 (lò hơi, kho dung môi, nhà rác) 141,94
Trang 157
2.4 Bản vẽ thiết kế của dự án
Hình 2.2 Bản vẽ thiết kế ban đầu của nhà máy Bình Phú
Nguồn: Thông tin nội bộ của doanh nghiệp
2.5 Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư của dự án ước tính rơi vào khoảng 109.354.901.611 tỷ đồng (Một trăm lẻ
chín tỷ, ba trăm năm mươi tư triệu chín trăm lẻ một ngàn sáu trăm mười một đồng), tương
đương 4.609.268 USD (Bốn triệu sáu trăm bẻ chín ngàn hai trăm sáu mươi tám đô) (tỷ giá
23,725 VND/ USD ngày 5.8.2023) với các hạng mục chi tiết như sau:
Hình 2.3 Chi tiết vốn đầu tư cho các hạng mục của dự án
Nguồn: Thông tin nội bộ của doanh nghiệp
Trong đó:
• Vốn góp của nhà đầu tư là 39.147.948.849 đồng, tương đương 36%
Trang 168
• Vốn huy động là vốn vay từ các tổ chức tín dụng là 70.206.952.762 đồng, tương đương 64%
Theo đó, trong vốn huy động, chủ đầu tư chia ra thành 2 nguồn vốn là vốn vay từ ngân
hàng (40.000.000.000 đồng – tương đương 37% và vốn vay từ các tổ chức cho thuê tài chính
là 30.206.952.762 đồng – tương đương 28%)
Lý do cho việc này là do chủ đầu tư hiểu rõ nguyên tắc trong việc huy động vốn vay Về nguyên tắc, công ty có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản dài hạn, sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư ngắn hạn, nhưng tuyệt nhiên không được phép sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản dài hạn để tránh rủi ro về thanh khoản cho công ty
Theo đó, các loại chi phí liên quan đến hệ thống máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải,… cần đầu tư thì doanh nghiệp sẽ huy động nguồn vốn từ các tổ chức cho thuê tài chính như Vietcombank Leasing, Chailease leasing, Vietinbank leasing,…vì ở hình thức này doanh nghiệp sẽ không áp dụng hình thức trả nợ đáo hạn 6,9,12 tháng mà sẽ lãi theo dự nợ giảm dần
và gốc sẽ chia đều trong thời gian vay (trả hàng tháng, trong vòng 5 – 7 năm), cũng như không cần thế chấp bất động sản làm tài sản đảm bảo, thay vào đó, tài sản đảm bảo chính là các hệ thống máy móc – thiết bị của dự án, việc này sẽ giúp doanh nghiệp chia nhỏ các khoản nợ phải trả từ đó giảm áp lực tài chính
Phần vốn ngắn hạn sẽ được doanh nghiệp tận dụng cho các mục đích ngắn hạn như vốn lưu động với lãi suất thấp, sử dụng các tài sản đảm bảo là nhà xưởng, dự án, bất động sản, Việc kết hợp cả 2 hình thức huy động vốn như vậy sẽ giúp doanh nghiệp có sự cân bằng trong nguồn vốn, tối ưu hóa số tiền vay cũng như lãi suất, từ đó tối ưu hóa lợi nhuận mà dự án mang lại
2.7 Nhu cầu về lao động
Những năm đầu đi vào hoạt động, dự án dự tính số lượng lao động sẽ rơi vào khoảng 41 lao động với tổng chi phí nhân công sẽ khoảng 523.765.667 đồng (bao gồm lương cơ bản, bảo hiểm
xã hội, phụ cấp, thưởng tháng 13 và tăng ca)