Tính cấp thiết của dé tài Những năm qua, cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động của doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng đã phát sinh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYEN HAI TRIEU
LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60380107
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYEN MINH HANG
HÀ NOI - NĂM 2017
Trang 23 | Mục tiêu nghiên cứu 8
4 | Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 | Co sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 9
6 | Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn 9Kết cau của luận văn 10
NOI DUNG 11
CHƯƠNG 1 NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE SU | II
DUNG VON TẠI CAC DNNN VÀ PHAP LUAT DIEU
CHINH HOAT DONG SU DUNG VON TAI CAC
DNNN O VIET NAM
1.1 | Khai quat về sử dụng vốn tại các DNNN ở Việt Nam 111.1.1 | Khái niệm, đặc điểm DNNN và vốn tại DNNN 11
a | Khái niệm, đặc điểm DNNN 11
b | Khái niệm, đặc điểm vốn tại DNNN 191.1.2 | Một số van dé lý luận vé SỬ dụng vốn tại DNNN 22
a | Khái niệm sử dụng von tại DNNN 22
b | Tính tat yeu của việc quản lý và sử dụng vốn nhà nước |_ 23đâu tư tại các doanh nghiệp
1.2 | Khái quát về pháp luật điều chỉnh hoạt sử dụng vốn tại| 24
Trang 3CHƯƠNG 2 THUC TRANG PHAP LUAT VIET NAM | 33DIEU CHINH HOAT DONG SU DUNG VON TAI
CAC DNNN VA DE XUAT HOAN THIEN PHAP
2.3.1 | Yêu cầu cơ bản đối với pháp luật điều chỉnh hoạt động|_ 58
sử dụng vôn của các DNNN ở Việt Nam
2.3.2 | Những đề xuất cụ thé nhằm hoàn thiện pháp luật điều| 60
chỉnh hoạt động sử dụng vôn tại các DNNN ở Việt Nam
KÉT LUẬN CHƯƠNG 2 71KET LUAN 73TAI LIEU THAM KHAO
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: luận van là công trình nghiên cứu thực sự của cánhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tién sĩ NguyễnMinh Hang Các số liệu, kết luận được trình bày trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc va được trích dẫn rõ ràng Tác giả hoàn toàn chịu trách
nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn./.
Xác nhận của Giảng viên Tác giả
hướng dẫn
Nguyễn Hải Triều
Trang 5LỜI CẢM ƠNTôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Minh Hang- người Thay đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rấttận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Dai học Luật Hà Nội, Khoa Sau
Đại học, Khoa Pháp luật Kinh tế đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện
Trang 6PHAN MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của dé tài
Những năm qua, cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động của doanh nghiệp nói chung và DNNN
nói riêng đã phát sinh những yêu cầu quản lý mới như việc không dàn trải
mà tập trung vào các ngành then chốt, các địa bàn gắn với kinh tế an ninh quốc phòng tạo động lực phát triển cho xã hội đảm bảo an ninh quốcphòng: cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tai DNNN bằng biện pháp tong thé,phù hợp với kế hoạch và tình hình kinh tế - xã hội; vai trò, trách nhiệm củađại điện chủ sở hữu nhà nước đối với các hoạt động đầu tư của DNNNcũng như việc bảo đảm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ và các cơ quan quản lý trên cơ sở sự phân công, phân cấp từkhâu quyết định đầu tư, quản lý, sử dụng vốn, tài sản đến khâu kiểm tra,giám sát, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN; đặcbiệt là quyền giám sát của Quốc hội và các chủ thể liên quan khác Các nộidung này đã được Luật hóa tại các quy định pháp luật hiện hành.
-Tuy nhiên, thực tiễn quản lý hoạt động đầu tư vốn nhà nước vàokinh doanh sau khi chuyển đổi DNNN sang áp dụng chung theo LuậtDoanh nghiệp năm 2005 đã bộc lộ một số tồn tại hạn chế Theo thống kêchưa đầy đủ, Nhà nước đang đầu tư vốn tại hơn 1.000 Doanh nghiệp,trong đó 781 doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi tắt là DNNN) va 248Doanh nghiệp có cỗ phan của Nhà nước Tổng tài sản của các DNNNkhoảng hơn 3,1 triệu tỷ đồng, hệ số vốn sở hữu khoảng 40%' Tuy có quy
' Theo Quang Nam, Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước: Quản chặt việc kinh doanh vốn,
đăng trên chat-viec-kinh-doanh-von-a3 I 872.html
Trang 7http://thuonghieucongluan.com.vn/giam-sat-tai-chinh-doi-voi-doanh-nghiep-nha-nuoc-quan-mô vốn lớn, nhưng theo báo cáo của Chính phủ, tính đến hết năm tài chính
2016, tông số nợ phải trả của các tập đoàn, Tổng công ty đã lên tới1.567.000 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2015 Đặc biệt, khối chủ đạo củanên kinh tế này cũng có sự chủ đạo trong tổng nợ vay nước ngoài của nềnkinh tế — “đóng góp” cho mức tăng nợ công thực tế đáng kể, mặc dù trên
số sách, nợ công của Việt Nam không được tính bao gồm nợ của khốiDNNN do chính phủ bảo lãnh” Như vậy, các DNNN ở Việt Nam hiện nayđang trong tình trạng “nợ vay tràn lan”.
Trong thực trạng nêu trên, có thể khẳng định việc nghiên cứu về
“Thực trạng pháp luật về sử dụng vốn tại các DNNN” được xác định làcấp thiết
2 Tình hình nghiên cứu
Nhìn nhận một cách tổng quan thì “7z⁄c trạng pháp luật VỀ sử dụngvốn tai các DNNN” là vẫn đề đã được một số tổ chức, co quan, nhà khoahọc, chuyên gia đề cập, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Cụ thể:
(i) Dé tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2009 “Chính sách và cơchế quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp giai đoạn đến 2020”, đây là
dé tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Bộ tài chính do PGS.TS NguyễnĐăng Nam làm chủ nhiệm đề tài Đề tài đã đề cập đến chính sách quản lývốn nhà nước tại các doanh nghiệp dưới góc độ quản lý nhà nước, trong đó
có một số bình luận, đánh giá liên quan đến pháp luật về sử dụng vốn tạicác DNNN Những nghiên cứu trong đề tài đã cho thấy được những nộidung cơ bản của chính sách và cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp ở Việt Nam.
? Theo Nam Phương Nguyễn, Giám sát tài chính của DNNN: Đã có câu trả lời, đăng trên
http://enternews vn/giam-sat-tai-chinh-cua-dnnn-da-co-cau-tra-loi-93995.html
Trang 8(ii) Luận án tiễn sĩ “Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối vớiTổng công ty 91 phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam”của Tác giả Nguyễn Xuân Nam Đây là công trình nghiên cứu khá chuyênsâu về thực trạng sử dụng vốn và tài sản của Tổng công ty 91 Đồng thời,nghiên cứu cũng đã chỉ ra các giải pháp nhằm giúp Tổng công ty 91 pháttriển theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam Tuy nhiên, với việcxác định phạm vi nghiên cứu gắn liền với hoạt động của Tổng công ty 91,công trình nghiên cứu này chưa cho thấy được bức tranh toàn cảnh về hoạtđộng sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ở Việt Nam và giải pháphoàn thiện pháp luật cho toàn hệ thống.
(iii) Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Cơ chế quan lý vốn nhà nước đầu tư
tại doanh nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Thanh Hòa Luận án
đã tập trung nghiên cứu cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanhnghiệp dưới góc độ của chủ sở hữu nhà nước ở các khía cạnh: Cơ chế đầu
tư, cơ chế sử dụng von, cơ chế phân chia lợi ích kinh tế, cơ chế giám sát vàthực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước Tuy nhiên, luận án vẫn chưa nhìnnhận về các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tại cácdoanh nghiệp nhà nước và có các giải pháp đứng trên góc độ pháp lý.
Ngoài ra còn có các nghiên cứu, bài viết, hội thảo khoa học về sửdụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, kinh nghiệm quốc tế và bài học choViệt Nam đăng trên các báo, tạp chí kinh tế khác Tuy nhiên, các côngtrình nghiên cứu nói trên mới chỉ đề cập tới cơ chế sử dụng vốn nhà nướctại doanh nghiệp, chưa tập trung phân tích các yếu tô tác động tới hiệu quả
sử dụng vốn tại các doanh nghiệp nhà nước, phân tích các quy định phápluật hiện hành (giai đoạn 2015 đến nay) điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn
nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 9(i) Làm rõ một số van dé lý luận về DNNN và hoạt động sử dụngvôn tại các DNNN.
(ii) Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động sử dụng vontại các DNNN
(ii) Đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hạn chế những bat cậptrong pháp luật điều chỉnh hoạt sử dụng vốn tại các DNNN góp phần nângcao hiệu quả sử dụng vốn của DNNN trong thời gian tới
4 Doi tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật, hoạtđộng áp dụng pháp luật về SỬ dụng vốn tại các DNNN tại Việt Nam Trên
cơ sở đó đưa ra những phương hướng, giải pháp dé nâng cao hiệu quả sửdụng vốn tại các DNNN trong thời gian tới
- Phạm vi nghién cứu:
Đề tài tập trung vào việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về banchất DNNN, các quy định có liên quan đến sử dụng vốn tại các DNNN,tìm hiểu thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn tại cácDNNN để đưa ra những kiến nghị đổi mới pháp luật về sử dụng vốn tạicác DNNN trên cơ sở các tài liệu thu thập được về DNNN trong giai đoạn
từ 2000 - đến nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm của Đảng quacác kỳ Đại hội và chính sách, pháp luật của Nhà nước về Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa và về van đề sử dung vốn tại các DNNN, đề tài tậptrung nghiên cứu, phân tích một số vẫn đề lý luận và thực tiễn xoay quanh
Trang 10các khía cạnh pháp lý của hoạt động sử dụng vốn tại các DNNN.
Dé đạt được các mục tiêu của đề tài đặt ra, tác giả sử dụng nhiềucách tiếp cận dưới những góc độ khác nhau về pháp luật sử dụng vốn tạicác DNNN trên cơ sở phương pháp phân tích định tính và định lượng.Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như nghiên cứu tông
hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch.
6 Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn
Hiện nay, đứng trước thực trạng sử dung von tại các DNNN còn nhiêu bât cập, rắc rôi và thiêu minh bạch, công khai, luận văn này ra đời
có đóng góp và một sô ý nghĩa sau:
- Luận văn góp phân làm rõ cơ sở lý luận vê DNNN và sử dụng
- Với kết quả đạt được, luận văn là tài liệu tham khảo trong nghiêncứu học tập và giảng dạy, những giải pháp có thể được tham khảo trongviệc thực thi và ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động sửdụng vốn tại các DNNN ở Việt Nam
7 Kết cau của luận văn
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gôm 2 chương:
Trang 11Chương 1 Những van dé lý luận về sử dụng vốn tại các DNNN vàpháp luật điều chỉnh hoạt động sử dụng von tại các DNNN ở Việt Nam
Chương 2 Thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động sửdụng vốn tại các DNNN và đề xuất hoàn thiện pháp luật
Trang 12NỘI DUNG CHƯƠNG 1NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE SỬ DỤNG VON TẠI CÁCDNNN VÀ PHÁP LUẬT ĐIÊU CHỈNH HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG
VON TẠI CÁC DNNN Ở VIỆT NAM1.1 Khái quát về sử dụng vốn tại các DNNN ở Việt Nam
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm DNNN và vốn tại DNNN
a Khái niệm, đặc điểm DNNN
Theo các góc độ tiêp cận khác nhau, hiện nay có nhiêu quan điêmkhác nhau về DNNN
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sở hữu toàn dân là tưtưởng chi phối, DNNN đóng vai trò then chốt trong mọi lĩnh vực của nềnkinh tế quốc dân Theo đó, DNNN được xác định là tổ chức kinh tế thuộc
sở hữu nhà nước/công hữu, và được điều hành, kiểm soát về mọi phươngdiện bởi nhà nước”
Đồng quan điểm trên, Ngân hàng Thế giới định nghĩa về DNNN nhưsau: “DNNN là một chủ thể kinh tế mà quyên sở hữu hay quyên kiểm soátthuộc về chính phủ, và phần lớn thu nhập của chúng được tạo ra từ việcban hàng hoá và dich vụ”?
Theo lý thuyết kinh tế thị trường, DNNN là một t6 chức được sửdụng dé chỉ một tổ chức sản xuất hàng hoá và dịch vụ mà giá trị của chúng
A ^ Ầ z 2 2 9, z ^ ` ^ A _ ~ 1 A*5
không thuộc về các chủ sở hữu cá nhân mà thuộc vê xã hội
> Theo Nguyễn Mạnh Quân, Tái cấu trúc DNNN - một số vấn đề về nguyên tắc và phương pháp tiếp cận, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 193 tháng 7/2013, trang 29
* Ngân hàng thé giới (1999), Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới: Giới quan chức trong kinh doanh, ý nghĩa kinh tế và chính trị của sở hữu nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang
28
Rees Ray (1989), Public Enterprise Economics, 2nd Ed., Philip Allan, Deddington, Oxford, trang 1
Trang 13Ở Việt Nam, DNNN có lịch sử tồn tại khá lâu đời và hiện đang giữvai trò chủ đạo trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.Trong từng giai đoạn khác nhau, quan điểm pháp lý về DNNN cũng cónhững đặc thù và thay đổi nhất định phù hợp với thực tiễn kinh doanh.
Thuật ngữ DNNN được sử dụng chính thức trong Nghị định338/HDBT ngày 20/11/1991 ban hành Quy chế về thành lập và giải théDNNN, theo đó DNNN được định nghĩa là những tổ chức kinh doanh donhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ” Luật DNNN số 39-L/CTN đưa ra địnhnghĩa cụ thể hơn, theo đó DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tưvốn, thành lập và tô chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt độngcông ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao”.Cũng theo Luật DNNN số 39-L/CTN, DNNN nước tôn tại đưới các hìnhthức: doanh nghiệp độc lập, tổng công ty, doanh nghiệp thành viên củatong công ty”
Năm 2003, với sự ra đời của Luật DNNN số 14/2003/QHI1 kháiniệm DNNN đã có sự thay đôi căn bản Cụ thể, Theo Điều 1 Luật DNNN
2003, DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệhoặc có cô phan, phan góp vốn chi phối được tổ chức dưới hình thức công
ty nhà nước, công ty cô phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Như vậy, so
với khái niệm “DNNN” theo Luật DNNN 1995, khái niệm DNNN theoLuật DNNN 2003 có một số thay đổi như sau: (i) Khái niệm DNNN trongLuật 2003 có nội dung rộng hơn, DNNN bao gém cả DNNN nắm cô phanhay có phan góp vốn chỉ phối; (ii) DNNN được tổ chức theo nhiễu loại hìnhhơn, bao gôm cả công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cô phán.
Điều 1 Nghị định 388/HDBT ngày 20 tháng 11 năm 1991
7 Điều 1 Luật DNNN số 39-L/CTN
Š Điều 2 Luật DNNN số 39-L/CTN
Trang 14Năm 2005, Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được ban hành,thay thế cho Luật DNNN số 14/2003/QH11 và Luật doanh nghiệp số13/1999/QHI0, theo đó DNNN được định nghĩa là doanh nghiệp trong đónhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ Như vậy, so với Luật DNNN sé14/2003/QH11, hinh thirc tô chức DNNN bị thu hẹp hơn, DNNN chỉ được
tổ chức dưới hình thức công ty cổ phan va công ty trách nhiệm hữu hạn;
các công ty nhà nước thành lập theo quy định của Luật DNNN năm 2003
phải chuyên đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cô phan’.Năm 2014, với hướng tiếp cận “cởi trói” cho doanh nghiệp và tuântheo các cơ chế quản lý của nền kinh tế thị trường là hạn chế sự can thiệpcủa nhà nước'°, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có những thay đổi cănbản trong quy định về DNNN Cụ thể, theo Luật doanh nghiệp 2014,DNNN là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ'' Quy địnhchỉ những doanh nghiệp nào do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì mớiđược coi là DNNN đã hạn chế số lượng DNNN và mở rộng thành phầndoanh nghiệp không bị ràng buộc bởi “cơ chế nhà nước” Với quy định nàycác công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực then chốt như dầu khí, vận tảihàng không, hay các ngân hàng có sở hữu của nhà nước thấp hơn 100%vốn điều lệ đều không còn là DNNN Các doanh nghiệp này ngoài việctháo bỏ cái mác DNNN, cải tổ cơ chế quản lý điều hành, quản trị rủi ro thìhoàn toàn có thé cạnh tranh bình đăng với các loại hình doanh nghiệp khác
mà không có sự khác biệt nào Ngoài ra, quy định về hình thức tô chức củaDNNN cũng có sự thay đổi, theo đó DNNN chỉ được tổ chức dưới hình
? Khoản 1 Điều 166 Luật doanh nghiệp 2005
!° Theo Hội đồng phối hợp phô biến giáo dục pháp luật trung ương, Pháp luật về Doanh nghiệp, Đặc san Tuyên truyền pháp luật số 3/2015.
!! Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014
Trang 15thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở
~
hữu.
Như vậy, dưới những góc độ tiếp cận, quan điểm khác nhau đã cónhiều định nghĩa khác nhau về DNNN, tuy nhiên, dù được tiếp cận dướinhững góc độ nào thì DNNN của Việt Nam cũng được đặc trưng bởi những
đó, các tô chức, cá nhân trên cơ sở thỏa thuận hoặc dựa trên ý chí cá nhân
dé đưa ra quyết định bỏ vốn dé thành lập doanh nghiệp, đồng thời thực hiệncác thủ tục đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Như vậy, các tổchức, cá nhân được quyền tự mình quyết định đầu tư vốn, thành lập doanhnghiệp để thực hiện các hoạt động kinh doanh, cơ quan nhà nước chỉ chophép thành lập trên cơ sở đăng ký kinh doanh của các tổ chức, cá nhân
Trong khi đó, DNNN được thành lập trên cơ sở Quyết định thành lập
của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.Mặt khác, nguồn đầu tư vốn điều lệ dé thành lập DNNN và bố Sung vốnđiều lệ cho DNNN đang hoạt động từ các nguồn hình thành vốn nhà nướctại doanh nghiệp Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm phê duyệt
'? Theo Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014: Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
! Khoản 3 Điều 22 Luật Quan lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại Doanh
nghiệp.
Trang 16vốn điều lệ và đầu tư đủ vốn điều lệ cho DNNN nhăm đảm bảo: (i) Khôngthấp hơn mức vốn pháp định của ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinhdoanh của DNNN theo quy định cua pháp luật, (ti) Phù hợp với quy mô,cong suất thiết kế đối với ngành, nghệ, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh củaDNNN, (iii) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch ddu tu phat triển của doanhnghiệp, phù hợp với ngành, nghề kinh doanh chính của DNNN được cấp cóthấm quyên phê duyệt; và (iv) Phù hop với phương án sản xuất, kinh doanhcủa DNNN Như vậy, DNNN chỉ được thành lập khi có quyết định thànhlập của Cơ quan nhà nước có thấm quyền và nguồn vốn để thành lậpDNNN do nhà nước đảm bảo từ các nguồn hình thành vốn nhà nước tạidoanh nghiệp (vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từngân sách nha nước; vốn từ quỹ dau tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗtrợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tíndụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn khác được tại các DNNN)
(ii) Nhà nước sở hữu 100% vốn Điều lệ trong DNNN
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp được xác
định là DNNN khi tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà nước trong doanhnghiệp đó là 100% Trong khi đó, ở các nước trong khu vực như Thái Lan,Indonesia (những nước cũng còn nhiều DNNN tại các lĩnh vực quantrọng như điện, nước, viễn thông, ngân hàng, hàng không ) những doanhnghiệp mà nhà nước nắm giữ từ 20% trở lên đã được xác định là DNNN°.Như vậy, việc xác định chỉ những doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ100% vốn điều lệ mới là DNNN được xem là đặc trưng của DNNN của Việt
Nam.
“Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng Thu ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAF])
-https://www.ocs.com.vn/(X(1)S(m3ns2d00dcvvplgznuztntte))/newspages.aspx?catid=202 1 &mconid=138
6
Trang 17(ii) Toàn bộ vốn và tài sản của DNNN thuộc sở hữu 100% của
nhà nước
DNNN do nhà nước đầu tư 100% vốn nên nó thuộc sở hữu nhà nước,tài sản của DNNN là một bộ phận của tài sản nhà nước DNNN sau khiđược thành lập là một chủ thể kinh doanh, DNNN được quản lý bởi các
“người đại diện” Tuy nhiên, “người đại điện” không có quyền sở hữu đốivới tài sản trong doanh nghiệp mà chỉ là người quản lý tài sản và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của nhà nước Nhà nước giao trách nhiệm quản lýphần vốn cho “người đại diện”, “người đại diện” phải chịu trách nhiệmtrước nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn mà nhà nước giao
(iv) DNNN do nhà nước tổ chức quan lý và hoạt động theo mụctiêu kinh té xã hội do nhà nước giao
Ở Việt Nam, nhà nước được xác định là chủ sở hữu duy nhất củaDNNN nhà nước quản lý DNNN thông qua cơ quan quản lý nhà nước cóthâm quyền theo phân cấp của Chính phủ Bao gồm những nội dung: (i)nhà nước quy định mô hình cơ cấu tổ chức quản lý trong từng loại DNNNphù hợp với quy mô, tính chất, lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp(ii) nhà nước quy định chức năng nhiệm vụ quyển hạn của các cơ cấu tổchức trong DNNN như hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (iii) nhà nướcquy định thấm quyên trình tự thủ tục của việc bồ nhiệm, miễn nhiệm, khenthưởng, kỷ luật các chức vụ quan trọng của doanh nghiệp như chủ tịch Hộiđồng thành viên, Chủ tịch công ty ; (iv) nhà nước quyết định dự án đâu tu,xây dựng, mua, bản tài sản cô định của doanh nghiệp có gid trị trên 50%vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chínhnăm của doanh nghiệp tại thời điểm gân nhất với thời điểm quyết định dự
Trang 18án Ÿ; (w) nhà nước xem xét, phê duyệt dự án đâu tư ra ngoài doanh nghiệpvới giá trị trên 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên bdo cáo tài chính quyhoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gân nhất vớithời điểm quyết định dự án" Như vậy, nếu như người quản lý tại cácdoanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân có quyền linh hoạt đối phó với nhữngđiều kiện thay đổi của thị trường, chủ động trong việc đưa ra các quyếtđịnh liên quan đến việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh thì đối vớiDNNN, sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của DNNN là rất lớn Sựcan thiệp của nhà nước vào hoạt động của DNNN cũng điểm khác biệt giữaDNNN của Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới Lấy ví dụ từSingapore, Temasek Holdings là tập đoàn kinh tế nhà nước thuộc 100% sởhữu của Chính Phu Với vai trò là chủ sở hữu, Chính phủ đảm bảo việcthành lập và tổ chức Hội đồng quản trị có đủ năng lực, kinh nghiệm dé địnhhướng đầu tư đối với Temasek và đảm bảo tính chặt chẽ trong quá trìnhđầu tư Bộ Tài chính Singapore được giao nhiệm vụ làm đại diện chủ sởhữu nhưng không thực hiện việc quản lý điều hành; không chỉ định thànhviên hội đồng quản trị của công ty.'” Bên cạnh đó, Chính phủ Singaporecũng cam kết dé Temasek hoạt động của theo nguyên tắc thương mai, táchbạch hắn với vai trò hoạch định chính sách gắn với lợi ích công và điều tiếtthị trường của Chính phủ Chính phủ không tham gia trực tiếp vào cácquyết định dau tư, các quyết định kinh doanh của công ty 'Ÿ
'S Theo Điểm a Khoản 1 Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh
tại doanh nghiệp 2014
'© Theo Điểm a Khoản 4 Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh
tại doanh nghiệp 2014
' TS Trần Tiến Cường, “Mô hình hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước: Kinh nghiệm của Trung Quốc và Singapore và bài học tham khảo đối với Việt Nam”, 2013, Tr 13-14
'8 TS Trần Thanh Hồng, “Kinh nghiệm quan lý va đầu tư vốn nhà nước của Temasek”, Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Kinh tế trung ương
Trang 19Không chi đặc biệt trong phương thức t6 chức quản lý, mục tiêu hoạtđộng của DNNN ở Việt Nam cũng có đặc trưng riêng Cụ thể, nếu như cácdoanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân mục tiêu hàng đầu của các doanhnghiệp này là tối đa hóa lợi nhuận thì đối với các DNNN, lợi nhuận chỉ làmột trong các mục tiêu hướng tới, thậm chí trong nhiều trường hợp lợinhuận không được xem là mục tiêu thiết yếu của một nhóm các DNNN
hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù Mục tiêu hoạt động của mỗi
DNNN chịu sự chi phối của nhà nước về mục tiêu kinh tế xã hội do nhanước giao Nếu nhà nước giao cho DNNN nào thực hiện hoạt động kinh
doanh thì DNNN đó phải kinh doanh có hiệu quả, DNNN nào được giao thực hiện hoạt động công ích thì DNNN đó phải thực hiện hoạt động công
ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội
() Về lĩnh vực hoạt động của DNNN
Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vàosản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, nhà nước thành lập các DNNNhoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực như: (i) Linh vực cung ứng sản phẩm,dich vụ công ích thiết yếu cho xã hội (bao gồm: dịch vụ bưu chính côngích; Xuất bản (không bao gôm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm);Hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo quy định của pháp luật; Quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thủy nông liên tinh, liên huyện;Quan lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tang đường sắt quốc gia,đường sat đô thi; bao dam an toàn bay; bao dam an toàn hàng hai; (ii)Lĩnh vực trực tiếp phục vu quốc phòng, an ninh; (iii) Lĩnh vực độc quyên tựnhiên (bao gom: Hệ thong truyén tải điện quốc gia; nhà máy thủy điện cóquy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quantrọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; In, đúc tiền và sảnxuất vàng miéng; Xổ số kiến thiết; DNNN có chức năng dau tư kinh doanh
Trang 20von nhà nước, mua bán và xử ly nợ phục vu tai cơ cau và ho trợ diéu tiết,
on định kinh tê vĩ mô; (iv) Lĩnh vực yêu câu ứng dụng công nghệ cao, dau
tư lớn, tạo động lực phát triên nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nênkinh té
Như vậy, những lĩnh vực mà DNNN ở Việt Nam hoạt động là nhữnglĩnh vực then chốt của nền kinh tế, gop phan định hướng, điều tiết, 6n địnhkinh tế vĩ mô, thúc day phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa Trong khi đó, lĩnh vực hoạt động của các doanh
nghiệp thuộc sở hữu tư nhân lại đa phần là những lĩnh vực có khả năngmang lại lợi nhuận cao mà không đòi hỏi quá nhiều về nguồn vốn đầu tư vàthời gian thu hồi vốn nhanh
b Khái niệm, đặc điểm vốn tại DNNN
Ở Việt Nam, khái niệm vốn nhà nước tại doanh nghiệp được ghinhận cụ thể tại Khoản 8 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tưvào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014: “Vốn nhà nước tại doanhnghiệp bao gém vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tiếp nhận có nguôn gốc từngân sách nhà nước; vốn từ quỹ đâu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗtrợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tíndụng dau tư phái triển của nhà nước và vốn khác được nhà nước đầu tư tạiđoanh nghiệp ” Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, vôn nhà nước tại doanh nghiệp được đặc trưng bởi các nội dung sau:
Thứ nhất, vê chủ sở hữu cua von nhà nước tại doanh nghiệp
Chủ sở hữu vôn nhà nước tại doanh nghiệp là nhà nước Đây là đặc điêm thê hiện sự khác biệt căn bản của vôn nhà nước tại doanh nghiệp với vôn đâu tư của các chủ sở hữu khác Tính chât đặc biệt của chủ sở hữu nhà nước được thê hiện ở những điêm sau: (1) Việc xác định tư cách chủ sở hữu
Trang 21phức tạp, khó xác định; (ii) Việc thực hiện quyên của chủ sở hữu nhà nướcphải thực hiện thông qua các chủ thé được ủy quyeén.
Thứ hai, về mục tiêu của chủ sở hữu đối với vốn nhà nước tại doanhnghiệp
Nếu như đối với các nhà đầu tư (chủ sở hữu vốn) thông thường, vốndùng vào đầu tư, kinh đoanh nhằm mục đích sinh lời thì vốn nhà nước tạidoanh nghiệp không chỉ có mục tiêu kinh tế mà còn có mục tiêu chính trị,
an ninh, văn hóa, xã hội Cụ thể, theo Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vốnnhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, mục tiêuđầu tu, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệpbao gồm: (i) Thựchiện định hướng, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô mang tính chiến lượctrong từng thời kỳ, thúc day phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa; (ii) Đổi mới, nâng cao hiệu quả dau tư,quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; (iii) Nâng cao hiệu quảhoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy, chủ sở hữuvốn nhà nước dau tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm nhiều mục tiêukhác nhau, chính vì vậy, tính mục tiêu trong việc đầu tư, sử dụng vốn, tàisản nhà nước của chủ sở hữu nhà nước thường khó phân định rõ ràng.
Thứ ba, quy mô vốn nhà nước tại doanh nghiệp lớn, mang tính ổnđịnh cao, có khả năng chỉ phối lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội
Theo quy định tại Điều 5, Điều 1, Điều 16 Luật Quan lý, sử dụngvốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, nhànước đầu tư vốn vào các doanh nghiệp theo nguyên tắc: (i) Ddu tu vốn nhànước dé hình thành và duy trì doanh nghiệp ở những khâu, công đoạn thenchốt trong một số ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác khôngtham gia; (ii) Dau tu vốn nhà nước dé thành lập Doanh nghiệp cung ứngsản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, Doanh nghiệp hoạt động
Trang 22trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, Doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực độc quyên tự nhiên, Doanh nghiệp ứng dụng côngnghệ cao, dau tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnhvực khác và nên kinh tế; (iii) Dau tư bồ sung vốn nhà nước để tiếp tục duytri tỷ lệ cô phan, vốn góp của nhà nước tại công ty cổ phan, công ty tráchnhiệm hữu han hai thành viên trở lên trong trưòng hop không thu hút đượccác nhà đâu tư Việt Nam và nước ngoài đối với doanh nghiệp cung ứng cácsản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; hoặc cân thiết phải duy trì
đê thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Như vậy, những lĩnh vực mà nhà nước đầu tư vốn đều là những lĩnhvực đòi hỏi mức vốn đầu tư lớn, yêu cầu tính 6n định cao mà ít nhà đầu tư
tư nhân nào có thé đáp ứng được Chính vì vậy, khác với von đầu tư củacác nhà đầu tư khác, vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp có quy mô lớn
và mang tính ôn định cao hơn.
1.1.2 Một số van đề lý luận về sử dụng vốn tại DNNN
a Khái niệm sử dụng vốn tại DNNN
Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường, việc nhà nướcđầu tư vốn vào các DNNN là một lựa chọn hiệu quả giúp nhà nước khắcphục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường, góp phần định hướng
sự phát triển của nền kinh tế, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nướctrong các thành phần kinh tế Đi đôi với việc nhà nước thực hiện đầu tư vốnvào các DNNN, việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn nhà nướcđầu tư cũng trở thành xu thế tất yếu
Sử dụng vôn tại các DNNN được hiéu là việc nhà nước, thong qua
hệ thông các cơ quan nhà nước cơ quan đại diện chủ sở hữu — sử dụng các
Trang 23phương thức, công cụ quản lý do nhà nước ban hành phù hợp với các chínhsách kinh tế - xã hội của Đảng dé định hướng đầu tu, sử dụng và giám sátviệc sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại
các doanh nghiệp, đảm bảo các DNNN hoạt động theo đúng mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ mà nhà nước đã đặt ra.
Các yếu tố liên quan đến hoạt động sử dụng vốn nhà nước đầu tư tạicác DNNN bao gồm: (i) Chủ thé: Chủ thé sử dụng vốn nhà nước đầu tư tạiDNNN là Chính phủ Về bản chất, nhà nước là chủ sở hữu của nguồn vốnnhà nước đầu tư tại các DNNN, tuy nhiên, nhà nước không thể tự mìnhquản lý nguồn vốn này mà phải thông qua Chính phủ Chính phủ sẽ là chủthê thay mặt nhà nước thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước đầu
tư tại DNNN Tuy nhiên, trên thực tế Chính phủ thường ủy quyền cho một
tô chức hay một cơ quan làm đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại DNNN.(ii) Khách thé: Khách thé của sử dụng vốn nhà nước dau tư tai DNNN làcác tô chức kinh tế được nhà nước đầu tư 100% vốn vào hoạt động sản xuấtkinh doanh (iii) Đối tượng: Đối tượng của sử dụng vốn nhà nước đầu tư tạiDNNN là số vốn nhà nước đầu tư vào DNNN, là bản thân doanh nghiệp đó
và mở rộng hơn nữa là những tác động mà DNNN đó mang lại cho nềnkinh tế - xã hội
b Tính tất yếu của việc quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu
tư tại các doanh nghiệp
Thứ nhát, nhà nước đầu tư và là chủ sở hữu của nguồn vốn đầu tư tạicác doanh nghiệp, tuy nhiên, do khái niệm nhà nước là một khái niệm phứchợp, là tổng hòa của các thé chế, quy định, vì vậy, có thé nói, nhà nướckhông tự mình quản lý nguồn vốn này mà giao quyền cho một số cá nhân,
tổ chức để thực hiện việc quản lý này Như vậy, về mặt lý luận, mặc dùviệc quản lý vôn nhà nước này vân dựa trên quyên lực nhà nước nhưng rõ
Trang 24ràng, về mặt thực tế là có sự tách biệt giữa chủ thể sở hữu vốn và chủ thểquản lý, sử dụng vốn nhà nước Khi đã thuộc về hai đối tượng khác nhau,mục tiêu của chủ thể sở hữu có thể sẽ không phù hợp với mục tiêu của chủthê trực tiếp quản lý vốn nhà nước Do đó, khả năng người được nhà nướcgiao nhiệm vụ đại điện nhà nước quản lý, sử dụng nguồn vốn nha nước đầu
tư tại Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này vào những động cơ tư lợi,không phù hợp với mục tiêu của chủ sở hữu — nhà nước là có thể xảy ra Vìvậy, cần phải tìm ra những phương thức dé nhà nước (với vai trò là chủ sởhữu vốn nhà nước) có thé thắt chat hơn nữa sự quản lý đối với nguồn vốnnhà nước đầu tư tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo vốn và tài sản của nhà
nước không bị xâm phạm vì những mục tiêu sai lệch trong quá trình hoạt
động kinh doanh, cũng như đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo đúngmục tiêu nhà nước đề ra, góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước.
Thit hai, nhà nước quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốnnhà nước cũng chính là thực hiện một phần vai trò quản lý nhà nước củamình nhà nước ban hành các chế độ tài chính đối với doanh nghiệp nhànước, theo dõi và kiểm tra việc chấp hành các chế độ đó Việc theo dõi,kiểm tra tình hình sử dụng vốn tại các doanh nghiệp nhà nước giúp cơ quanquản lý năm bắt được tình hình thực tế tại các doanh nghiệp, theo dõi tiễntrình thực hiện các văn bản Từ đó thu thập thông tin dé chỉnh sửa, bổ sung,hoàn thiện các chính sách cho kịp thời, phù hợp với thực tế Đồng thờithông qua các hoạt động quản lý vốn đầu tư vào doanh nghiệp, nhà nước sẽthu thập được những thông tin chính xác để đánh giá đúng chất lượng kinhdoanh ở các doanh nghiệp nhà nước, đánh giá đúng nhu cầu khách quancủa thị trường cũng như xu thế phát triển ngắn hạn và dài hạn của nền kinh
tê Trên cơ sở các thông tin chính xác và xác thực này, nhà nước thực hiện
Trang 25đánh giá các tác động và có kế hoạch sắp xếp, bồ trí lại các doanh nghiệp,vốn và lao động, hoàn thiện các khâu quản lý nhằm đạt hiệu quả kinhdoanh nói riêng và sắp xếp, 6n định chiến lược phát triển chung của cả nền
kinh tế nói chung nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu xã hội
(iii) Thứ ba, tiếp cận ở góc độ đơn giản nhất, đối với các doanhnghiệp có vốn nhà nước hoạt động kinh doanh, phan lợi nhuận sau thuế củacác doanh nghiệp này tương ứng với phần vốn đầu tư của Nhà nước sẽthuộc về nhà nước Trên cơ sở các nguồn lợi thu được từ hoạt động củadoanh nghiệp có vốn nhà nước, nhà nước duy trì và tái sản xuất mở rộngdoanh nghiệp hoặc đáp ứng một lợi ích nào đó của xã hội, của nền kinh tế
mà nhà nước đã đặt ra Do đó, để lợi nhuận sau thuế tại các doanh nghiệp
có vốn của nhà nước được tối đa hoá, nhà nước phải thực hiện một cáchhiệu quả việc quản lý phần vốn đầu tư nhằm làm cho phần vốn đó được sửdụng một cách có hiệu quả, trên cở sở đó góp phần gia tăng lợi ích, đónggóp vào sự phát triển, trước hết tại chính doanh nghiệp mà nhà nước cóphần vốn góp, sau đó là phục vụ cho sự phát triển tổng thé của nền kinh tế -
Trang 26pháp luật điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của DNNN đóng vai trò quantrọng trong hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam Do đó, việc nghiên cứu,đánh giá các quy định pháp luật này là cần thiết và không thể thiếu trongtiễn trình xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật kinh tế ở Việt Namhiện nay Xuất phát từ sự cần thiết nói trên, việc đưa ra khái niệm pháp luật
điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của DNNN có ý nghĩa quan trọng, đâychính là cơ sở, là nền móng cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật điềuchỉnh hoạt động sử dụng vốn của DNNN ở Việt Nam hiện nay
Một cách khái quát, pháp luật điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn củaDNNN bao gồm các quy định cụ thể điều chỉnh các quan hệ xã hội phátsinh trong quá trình nhà nước quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại cácDNNN Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng vốn củaDNNN tắt đa dạng và phức tạp, trải rộng trên tất cả các hoạt động của cácDNNN Theo đó, có thé đưa ra khái niệm Pháp luật điều chỉnh hoạt động
sử dụng vốn tại các DNNN như sau: “ Pháp luật điều chỉnh hoạt động sửdụng vốn tại các DNNN là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quanNhà nước có thẩm quyên ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hộiphát sinh trong quá trình Nhà nước thực hiện các hoạt động sử dụng vốn
8 Nguyên tắc sử dụng vốn nhà nước đâu tư tại các DNNN
Nguyên tắc của pháp luật là những tư tưởng cơ bản, mang tính xuấtphát điểm, cầu thành một bộ phận quan trọng nhất, thắm nhuan toàn bộ nộidung cũng như hình thức của hệ thống pháp luật, là cơ sở chỉ đạo toàn bộ
Trang 27hoạt động xây dựng pháp luật cũng như thực hiện pháp luật DNNN là mộtchế định tài chính đặc thù, nguồn von dé đầu tư thành lập nên các DNNNđược hình thành từ NSNN, mục tiêu hoạt động của các DNNN không chỉdừng ở mục tiêu lợi nhuận giống như các doanh nghiệp thuộc sở hữu tưnhân mà còn mang trong mình “sứ mệnh” giúp nhà nước khắc phục cáckhiếm khuyết của nền kinh tế thị trường, tạo bước đệm, tiền đề thúc đây sựphát triển nói chung của nên kinh tế xã hội Trong khi đó, sử dụng vốn Nhànước đầu tư tại các DNNN không chỉ có sự tham gia của cơ quan quyền lựcnhà nước mà có sự linh hoạt nhất định nhằm đảm bảo phù hợp với quy luậtcủa nền kinh tế thị trường và phù hợp với tính chất của một tô chức kinh tế
có tư cách pháp nhân, độc lập trong quá trình hoạt động sản xuất, kinhdoanh Do đó, để đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn Nhà nước đầu tư tạiDNNN, hạn chế thất thoát, tiêu cực có thé xảy ra thì việc sử dụng vốn nhànước đầu tư tại các DNNN cần phải tuân theo những nguyên tắc pháp lý làcần thiết Với ý nghĩa này, các nguyên tắc pháp lý trong quá trình sử dụngvốn nhà nước tại các DNNN đã được ghi nhận ngay tại Luật quản lý và sửdụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, vàtrở thành kim chỉ nam, nền tảng cho việc quy định nội dung hoạt động quản
lý, sử dụng của các các DNNN cũng như quá trình quản lý, sử dụng vốnnhà nước tại các DNNN trên thực té
b Các quy định về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của đại diện chủ sởnhà nước trong quá trình sử dụng vốn tại các DNNN
Xét về bản chất, chủ sở hữu của các DNNN là Nhà nước Tuy nhiên,
tự bản thân “ông chủ sở hữu” này không thé tự mình trực tiếp đứng ra quan
lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình mà phải giao chocác cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân quyền “đại diện chủ sở hữu Nhànước” tại các DNNN Nhằm đảm bảo cho các Chủ thể đại diện cho quyền
Trang 28sở hữu của Nhà nước tại các DNNN có trách nhiệm trong quá trình quản lý
và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư tại các DNNN, pháp luật cần có nhữngquy định cụ thé nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thé này trong quá trìnhquản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các DNNN
c Các quy định về giám sát tài chính các DNNN
Việc quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư tại các DNNN khôngphải do “ông chủ thực sự” của nguồn vốn thực hiện mà phải thông qua cácchủ thé đại diện, mặt khác, hoạt động quản lý và sử dụng vốn Nhà nướcđầu tư tại các DNNN chịu sự tác động lớn của quy luật kinh tế thị trường,điều này rất dễ dẫn tới tiêu cực trong quá trình quản lý, sử dụng vốn nhànước như làm thất thoát vốn, đầu tư không đúng mục dich, lãng phi, khônghiệu quả Dé hạn chế tiêu cực này pháp luật đã có quy định về thấmquyền, trình tự thủ tục, cũng như trách nhiệm của các chủ thé liên quantrong quá trình tiễn hành thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý và sử dungvốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp Đảm bảo phát hiện kịp thời và
xử ly nghiêm minh các hành vi sai phạm trong quá trình quan lý va sử dụng
vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp làm thất thoát, lãng phí tài sảncủa Nhà nước, ảnh hưởng tới lợi ích của nhà nước, của xã hội.
Nhóm các quy định về giám sát tài chính DNNN bao gồm:
- _ Quy định về chủ thể giám sát
Giám sát tài chính được biết đến là hoạt động mang tính miêu tả,cung cấp thông tin về tình trạng tài chính của DNNN tại một thời điểm nào
đó hoặc trong một khoảng thời gian nào đó Giám sát tài chính luôn đi kèm
với đánh giá dé phân tích, nhận định, kết luận về mục tiêu quan lý được đặt
ra hoặc kỳ vọng có đạt được hay không và vì sao Theo đó, các hoạt độnggiám sát chỉ có thể thực hiện tốt khi mà các chủ thể giám sát được quy định
Trang 29một cách rõ ràng Đặc biệt, trong giám sát tài chính các DNNN, Nhà nướctham gia với đồng thời hai tư cách, một mặt là cơ quan đại diện chủ sở hữu,mặt khác lại là cơ quan quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực hoạt động củacác doanh nghiệp này Theo đó, quy định về chủ thể giám sát được xácđịnh là bộ phận cau thành quan trong của nhóm các quy định về giám sáttài chính DNNN Băng các quy định cụ thể, nhóm các quy định này xácđịnh rõ ràng các chủ thể có thâm quyền được phép tham gia hoạt độnggiám sát tài chính DNNN, phân định rõ tư cách, trách nhiệm trách nhiệmcủa từng chủ thể trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát tài chính
DNNN.
- _ Quy định về nội dung giám sát
Quy định về nội dung giám sát được xác định là một bộ phần cầuthành quan trọng của pháp luật điều chỉnh hoạt động giám sát tài chính đốivới DNNN Bởi lẽ, DNNN được xác định là một chủ thé đặc biệt trong nềnkinh tế, đặc biệt ở đây không phải là đặc biệt về tư cách pháp lý mà ở chính
lĩnh vực, ở phạm vi hoạt động, ở hoạt động quản lý từ chủ sở hữu của các
doanh nghiệp này Theo đó, nội dung giám sát tài chính của các DNNN cầnđược pháp luật quy định một cách cụ thé dé việc thực hiện giám sát sẽ đảmbảo thực hiện một cách trọn vẹn, đầy đủ, không bỏ sót Mặt khác, việc quyđịnh cụ thé về nội dung giám sát sẽ là căn cứ quan trọng dé phân định tráchnhiệm của các chủ thể thực hiện giám sát
- _ Quy định về căn cứ thực hiện giám sát
Trong giám sát tài chính các DNNN, Nhà nước tham gia với đồng
thời hai tư cách, một mặt là cơ quan đại diện chủ sở hữu, mặt khác lại là cơ quan quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp
này Do đó, dé các co quan Nhà nước với tư cách là chủ thé thực hiện giámsát thực hiện hoạt động giám sát một cách có hiệu quả, phản ánh đúng thực
Trang 30trạng tài chính của DNNN thì việc pháp luật quy định cụ thé về các căn cứthực hiện giám sát là cần thiết Thêm vào đó, việc pháp luật quy định cụ thé
về các căn cứ thực hiện giám sát có ý nghĩa quan trọng trong việc xác địnhkết quả giám sát cũng như trách nhiệm của chủ thé giám sát
- _ Quy định về phương thức giám sát
Quy định về phương thức giám sát là tổng thé các quy định về cáchthức, phương pháp được Chủ thé giám sát sử dung dé thực hiện các hoạtđộng giám sát tài chính đối với DNNN Các phương thức giám sát phé biếnđược chủ thé giám sát sử dụng dé thực hiện giám sát tài chính bao gồmgiám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, trong và sau Phápluật quy định cụ thể về phương thức giám sát đảm bảo cho các chủ thểgiám sát lựa chọn công cụ giám sát phù hop và đảm bảo việc tô chức thựchiện giám sát có hiệu quả.
d Quy định về đánh giá hiệu quả hoạt động sử dung vốn của
DNNN
Kết quả đánh giá, xếp loại DNNN có ý nghĩa quan trọng trong việcxây dựng kế hoạch hoạt động, sử dụng vốn của các DNNN Do đó, để đảmbảo hoạt động sử dụng vốn được đảm bảo, hiệu quả pháp luật có quy định
cụ thể về các căn cứ, phương thức, thủ tục đánh giá hiệu quả và kết quả xếp
loại DNNN Cụ thể, nhóm quy định về đánh giá hiệu quả hoạt động sửdụng vốn của DNNN là tổng thé các quy định về chủ thé thực hiện đánhgiá, cách thức, phương pháp, trình tự thủ tục được chủ thể đánh giá sử dụng
dé thực hiện đánh giá hiệu quả và kết quả xếp loại DNNN
Nhóm các quy định về đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN bao
gôm:
- _ Quy định về các tiêu chí đánh giá
Trang 31Tiêu chí đánh giá là hệ thống các chỉ tiêu, chuẩn mực dùng để đánhgiá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp Các chỉ tiêu này baogồm: doanh thu, lợi nhuận, nợ, tình hình chấp hành pháp luật củaDNNN Việc pháp luật quy định cụ thê về các tiêu chí đánh giá hiệu quả
hoạt động của các DNNN đảm bảo hoạt động đánh giá các DNNN được
khách quan, bình đăng Mặt khác, việc quy định cụ thể các tiêu chí đánhgiá cũng thúc đây các DNNN có kế hoạch hoạt động phù hợp dé đạt đượcxếp loại tốt nhất
- _ Quy định về căn cứ đánh giá
Cũng giống như quy định về tiêu chí đánh giá, quy định về căn cứ
đánh giá đảm bảo hoạt động đánh giá các DNNN được khách quan, bình
đăng Theo đó, các quy định pháp luật trong nhóm này được quy định theohướng liệt kê, mô tả các căn cứ sẽ được áp dụng trong quá trình đánh giá
hiệu quả hoạt động của DNNN
- Quy định về phương thức đánh giá hiệu quả và kết quả xếp loại
DNNN
Kết quả đánh giá, xếp loại DNNN có ý nghĩa quan trọng trong việcxây dựng kế hoạch hoạt động, giám sát tài chính đối với các DNNN tronggiai đoạn sau đánh giá Do đó, để đảm bảo kết quả đánh giá, xếp loạiDNNN được dam bảo chính xác, khách quan pháp luật có quy định cụ thé
về phương thức đánh giá hiệu quả và kết quả xếp loại DNNN Cụ thể,nhóm quy định về phương thức đánh giá hiệu quả và kết quả xếp DNNNnghiệp là tổng thể các quy định về chủ thé thực hiện đánh giá, cách thức,phương pháp, trình tự thủ tục được chủ thé đánh giá sử dung dé thực hiệnđánh giá hiệu quả và kết quả xếp loại DNNN
Trang 32KET LUẬN CHUONG 1DNNN là một chủ thé kinh tế mà quyền sở hữu hay quyền kiểm soátthuộc về chính phủ, và phần lớn thu nhập của chúng được tạo ra từ việc bánhàng hoá và dịch vụ
Vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước,vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư pháttriển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng doChính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốnkhác được nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
Sử dụng von tại các DNNN được hiểu là việc nhà nước, thông qua
hệ thống các cơ quan nhà nước- cơ quan đại diện chủ sở hữu — sử dụng cácphương thức, công cụ quản lý do nhà nước ban hành phù hợp với các chínhsách kinh tế - xã hội của Đảng dé định hướng đầu tư, sử dụng và giám sátviệc sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tạicác doanh nghiệp, đảm bảo các DNNN hoạt động theo đúng mục tiêu, định
hướng và nhiệm vụ mà nhà nước đã đặt ra
Trang 33Pháp luật điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn tại các DNNN là tổnghợp các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thâm quyên ban hànhnhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nướcthực hiện các hoạt động sử dụng vốn tại các DNNN
Pháp luật điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn tại các DNNN bao gồmnhững bộ phận cơ bản sau đây: (i) Nguyên tắc sử dụng vốn nha nước đầu
tư tại các DNNN; (ii) Các quy định về quyên, trách nhiệm, nghĩa vụ của đạidiện chủ sở nhà nước trong quá trình sử dụng vốn tại các DNNN; (iii) Cácquy định về giám sát tài chính các DNNN; (iv) Quy định về đánh giá hiệuquả hoạt động sử dụng vốn của DNNN
Trang 34CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIÊU CHỈNH
HOAT ĐỘNG SỬ DUNG VON TẠI CÁC DNNN VÀ ĐÈ XUẤT
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT2.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển của hệ thống phápluật điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn tại các DNNN ở Việt Nam
2.1.1 Giai đoạn trước năm 2015
Đây là giai đoạn trước khi Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu
tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 được ban hành và cóhiệu lực, các quy định có liên quan đến sử dụng vốn tại DNNN, ở mức độnhiều ít khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp, đã được thê hiện trong một sốcác văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu như: Luật DNNN (2003); Quyếtđịnh số 224/2006/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chếgiám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN; Quyết định số169/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế giám sát đối với DNNN thua lỗ,kinh doanh không hiệu quả; Nghị định số 101/2009/NĐ-CP của Chính phủ
về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản ly TĐKTNN; Nghị định25/2010/ND- CP về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHHmột thành viên và t6 chức quan lý công ty TNHH một thành viên do Nhànước làm chủ sở hữu; Nghị định 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 về việcban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động vàcông khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ
sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước; Nghị định số 71/2013/ND- CPngày 11 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vàodoanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắmgiữ 100% vốn điều lệ; Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về
việc phân công, phân câp thực hiện các quyên, trách nhiệm, nghĩa vụ của
Trang 35chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu
tư vào doanh nghiệp; Nghị định 19/2014/NĐ-CP ngày 14/03/2014 ban
hành Điều lệ mẫu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhànước làm chủ sở hữu; Nghị định 69/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm
2014 về tập đoàn kinh tế nha nước và tông công ty nhà nước
Từ tập hợp của các văn bản này cho thấy khung quy định về sửdụng vốn tại các DNNN được hình thành trong khoảng thời gian khá dài,bắt đầu từ Luật DNNN 2003 và đến nay van đang tiếp tục bổ sung, hoàn
chỉnh.
Mặc dù vậy, các quy phạm pháp luật trong giai đoạn này xét về tính
hệ thống, tính toàn, chưa tạo thành khung khô hoàn chỉnh về quản lý, sử
dụng vốn tại DNNN, ma mới là tập hợp một số văn bản liên quan đếnquản lý, sử dụng vốn tại các DNNN Các văn bản này được chia thành 2
nhóm:
Nhóm thử nhat gồm những văn bản chế định về cơ chế sử dụng,giám sát, đánh giá hoạt động sử dụng vốn của DNNN - tức quy định vềcác phương pháp, cách thức, công cụ, biện pháp sử dụng vốn, thực hiệngiám sát, đánh giá hoạt động sử dụng vốn của DNNN
Nhóm tht hai gồm những văn bản quy phạm pháp luật với các chếđịnh chung có tính nguyên tắc về sử dụng vốn và giám sát, đánh giá hoạtđộng sử dụng vốn của DNNN Nhóm văn bản này không đi sâu vào quyđịnh chỉ tiết về cơ chế sử dụng vốn của DNNN
2.1.2 Giai đoạn sau năm 2015
Đây là giai đoạn sau khi Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tưvào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 được ban hành và có hiệulực Cùng với sự ra đời của Luật Quản lý, sử dụng vôn Nhà nước đâu tư
Trang 36vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, hàng loạt văn bản phápluật điều chỉnh trực tiếp hoạt động sử dụng vốn của DNNN đã được banhành góp phần ngày càng hoàn hiện hơn các cơ chế, chính sách tài chính,hạn chế rủi ro, thất thoát trong quản lý, đầu tư vốn tại các DNNN Có thê
kê đến: Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sat đầu tư vốn nhà nước vàodoanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khaithông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhànước; Thông tư 200/2015/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về giám sátđầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu
quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước
và doanh nghiệp có vốn Nhà nước; Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bốthông tin của doanh nghiệp Nhà nước; Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu
tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại
doanh nghiệp; Thông tư 219/2015/TT-BTC hướng dẫn Nghị định
91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sửdụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
2.2 Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động vốn tạicác DNNN ở Việt Nam
Trước hết phải khăng định, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động
sử dụng vốn của DNNN trong thời gian qua đã được Quốc hội, Chính phủ,
Bộ Tài chính ban hành đồng bộ, liên tục sửa đôi hoàn chỉnh cho phù hợpvới tình hình thực tiễn Vì vậy đã góp phần ngày càng hoàn hiện hơn các cơchế, chính sách tài chính, hạn chế rủi ro, thất thoát trong quản lý, đầu tưvốn tại các DNNN Đặc biệt, sự đổi mới hệ thống cơ chế sử dụng von tạicác DNNN trong thời gian qua đã có sự chuyên biến tích cực theo hướnggiảm thiểu can thiệp hành chính của cơ quan quản lý nhà nước gắn vớinâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DNNN trong hoạt động
Trang 37kinh doanh và tài chính Khuyến khích DNNN nâng cao chất lượng quảntri, năng lực cạnh tranh, công khai, minh bạch thông tin, thích ứng với điềukiện hội nhập Với hệ thống cơ chế quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại
DNNN ngày càng được hoàn thiện đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện
tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng điều hành sản xuất kinhdoanh của các DNNN Vì vậy, bước đầu đã xác lập rõ được quyền và nghĩa
vụ của người đại diện phần von nhà nước tai DNNN Bên cạnh đó, tao sựphân công, phân cấp giữa các cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh,thành phó, Hội đồng thành viên các DNNN; thay đôi phương thức quan lý,
sử dụng von từ “tiền kiếm” sang “hậu kiểm”, gắn với việc phân loại, đánh
giá DNNN.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, công tácquản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DNNN cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế vàbất cập, chưa theo kịp yêu cầu quản lý nền kinh tế trong điều kiện mới
Trên đây là những đánh giá tông quan của Luận văn đối với thựctrạng pháp luật điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn tại các DNNN ở ViệtNam Dé chứng minh cho những đáng giá này, các phân tích sau đây củaLuận văn sẽ đi vào phân tích chi tiết theo các bộ phận cau thành của phápluật điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn tại các DNNN ở Việt Nam Cụ thể,tại mỗi nội dung phân tích, Luận văn sẽ nêu khái quát các quy định củapháp luật hiện hành về van dé này sau đó sẽ thực hiện đánh giá tính minh
bạch, tính logic, tính thực tiễn của các quy định này.
2.2.1 Nguyên tắc sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại các DNNNNguyên tắc pháp lý trong quá trình quản lý, sử dụng là những tư
tưởng chỉ đạo phản ánh khái quát những sự việc khách quan liên quan tới
quá trình quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp.Việc ghi nhận các nguyên tắc pháp lý trong quá trình quản lý và sử dụng
Trang 38vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp sẽ là đảm bảo quan trọng cho các
DNNN hoạt động hiệu quả Cụ thé, theo quy dinh tai Diéu 5 Luat Quan ly,
sử dụng vốn Nha nước dau tư vào san xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp
2014, hoạt động quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải đảmbảo các nguyên tac cơ bản như sau:
Thứ nhất, hoạt động quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanhnghiệp phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sửdụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp Pháp luật được xác định là kim chỉ
nam, là định hướng cơ bản bảo vệ lợi ích của toàn xã hội Do đó, hoạt động
quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn nhà nước,nâng cao trách nhiệm của các chủ thê liên quan trong quá trình quản lý và
sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Thứ hai, hoạt động quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanhnghiệp phải đảm bảo phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành Các doanh nghiệp được nhà nướcđầu tư vốn và được giao các trọng trách quan trọng trong sự phát triển củanên kinh tế Tuy nhiên, để đảm bao sự phát triển của các DNNN mang tínhđồng bộ, gắn liền với quy hoạch, thực trạng phát triển kinh tế xã hội thìhoạt động quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải đảm bảophải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạchphát triển ngành
Thứ ba, cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nướckhông can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp, hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp Vềmặt bản chất, DNNN là một chủ thê kinh doanh độc lập có tư cách phápnhân, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này chỉ có thể hiệu quả
Trang 39khi được phản ánh và điều hành phù hợp với quy luật phát triển của nềnkinh tế thị trường, phù hợp với nhu cầu xã hội, do đó, hoạt động quản lý và
sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp phải hạn chế tối đa sự can thiệpcủa các cơ quan đại diện chủ sở hữu vào hoạt động của doanh nghiệp
Thứ tư, Quản lý vốn nhà nước dau tư tại doanh nghiệp phải thôngqua người đại diện chủ sở hữu trực tiếp hoặc người đại diện phần vốn nhànước; bảo đảm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường,bình, đăng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật
Thứ năm, Cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện chủ sở hữutrực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, sửdụng von nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và giatăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; phòng, chống dàn trải,lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp
Thứ sáu, hoạt động quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanhnghiệp phải đảm bảo công khai, minh bach trong đầu tư và phù hợp vớiđiêu ước quôc tê mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Việc quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn của DNNN đã cơbản khắc phục được một số tồn tại, bất cập trong công tác quản lý, điềuhành, sử dụng vốn, tài sản của DNNN dé đầu tư vào sản xuất kinh doanh.DNNN đã từng bước thực hiện được vai trò, nhiệm vụ chủ sở hữu giao,góp phần thúc đây phát triển kinh tế - xã hội; là lực lượng vật chất quantrong dé Nhà nước điều tiết kinh tế, ôn định vĩ mô, bảo đảm cân đối lớn củanền kinh tế Các nguyên tắc pháp luật trên đã trao quyền cho DNNN chủđộng tìm kiếm cơ hội kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thịtrường; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi dé đây mạnh và nâng cao hiệuquả sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước, tăng thu ngân sách và tạo việclàm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo Ngoài ra, còn tạo
Trang 40điều kiện cho DNNN thực hiện vai trò chủ đạo trong cung ứng các sảnphâm dịch vụ công ích cho xã hội, đầu tư vào các vùng, địa bàn kinh tế khókhăn, đặc biệt khó khăn, bảo đảm phát triển cân đối vùng miền và an ninhkinh tế quốc gia, cũng như tập trung đầu tư ở một số lĩnh vực trọng điểmquôc gia
2.2.2 Các quy định về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của đại diệnchủ sở nhà nước trong quá trình sử dụng vốn tại các DNNN
Đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN là các cơ quan, tôchức, cá nhân được Chính phủ giao quản lý và thực hiện quyền, tráchnhiệm đối với phần von nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp Đại diện chủ
sở hữu nhà nước đối với DNNN bao gồm: (i) Cơ quan đại điện chủ sở hữu:
là cơ quan, t6 chức được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm củađại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định
thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyên, trách nhiệm đối với
phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cô phan, công ty trách nhiệm hữu hạnhai thành viên trở lên; (11) Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanhnghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:là cá nhân được cơ quannhà nước có thâm quyền bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên, Chủ tịch công
ty dé thực hiện quyên, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại
doanh nghiệp.
Trên cơ sở quan điểm phải tách bạch và chuyên môn hoá hoạt độngquản lý vốn nhà nước,Điều 7 Luật Quan lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tưvào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đã quy định về đại diện chủ sởhữu nhà nước, theo đó, Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, trách nhiệmcủa đại diện chủ sở hữu nhà nước vào doanh nghiệp và quản ly vốn nhànước tại DNNN Cơ quan đại diện chủ sở hữu là cơ quan, tổ chức đượcChính phủ giao thực hiện quyên, trách nhiệm của đại điện chủ sở hữu nhà