TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Đơn vị thực tập CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU TPS VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU TPS VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện:
TS ĐẶNG XUÂN HUY HOÀNG PHƯƠNG THẢO
Lớp: K56E2
Mã sinh viên : 20D130124
HÀ NỘI – 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin có lời cảm ơn chân thành đến nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng em học tập, hoàn thành thật tốt các môn học, trau dồi thêm kiến thức chuyên ngành hữu ích Tiếp đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn thầy Đặng Xuân Huy cùng các thầy, cô Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận tình giảng giải, hướng dẫn giải quyết những vấn đề phát sinh trong thời gian thực tập, giúp đỡ em hoàn thiện bài báo cáo thực tập
Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của đội ngũ anh chị trong phòng ban Công ty TPS Việt Nam đã chỉ dạy tận tình, chia sẻ những kiến thức thực tế về những kỹ năng, quy trình lên chứng từ, hợp đồng, phân bổ, sắp xếp công việc một cách khoa học, giao tiếp, đàm phán cũng như các kiến thức về các nghiệp vụ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
Do trình độ nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến, nhận xét của thầy, cô để em có thể khắc phục và hoàn thành tốt hơn trong khoá luận tốt nghiệp sắp tới
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH XNK TPS Việt Nam 1
1.2 Lĩnh vực kinh doanh 1
1.3 Cơ cấu tổ chức 2
1.4 Nhân lực của công ty 2
1.5 Cơ sở vật chất kĩ thuật 4
1.6 Tài chính của công ty 4
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TPS VIỆT NAM 6
2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Xuất nhập khẩu TPS Việt Nam 6
2.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH XNK TPS Việt Nam 7
2.3 Quy trình nhập khẩu hàng hoá của công ty TNHH XNK TPS Việt Nam 9
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14
3.1 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH XNK TPS Việt Nam 14
3.1.1 Những thành tựu đạt được 14
3.1.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân 14
3.2 Đề xuất một số vấn đề nghiên cứu 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH XNK TPS Việt Nam 2
Sơ đồ 2.1 Quy trình nhập khẩu hàng hoá của công ty 9
Bảng 1.1 Cơ cấu nhân sự Công ty TNHH XNK TPS Việt Nam 3 Bảng 1.2 Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH XNK TPS Việt Nam giai đoạn năm 2020-9/2023 4 Bảng 1.3 Cơ cấu tài sản của Công ty THHH XNK TPS Việt Nam giai đoạn năm 2020-9/2023 5 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH XNK TPS Việt Nam giai đoạn năm 2020 - 9/2023 6 Bảng 2.2 Kim ngạch và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty TNHH XNK TPS Việt Nam giai đoạn năm 2020-9/2023 7 Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của Công ty TNHH XNK TPS Việt Nam giai đoạn năm 2020-9/2023 8
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
1 EDO Electronic Delivery Order Lệnh giao hàng điện tử
4 ETA Estimated Time of Arrival Thời gian dự kiến hàng đến
5 ETD Estimated Time of Delivery Thời gian dự kiến giao hàng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH XNK TPS Việt Nam
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH XNK TPS Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: TPS Vietnam Import-Export Company Limited
Địa chỉ: Tầng 12 tòa nhà Licogi 13, số 164 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Mã số thuế: 0108187064
Tel: 0942 363 739
Email: tpsvietnam.vn@gmail.com
Người đại diện theo pháp luật: Dương Anh Sơn
Thành lập vào ngày 19/3/2018 và được đăng kí thay đổi lần thứ 3 vào ngày 22/8/2019 Với phương châm “Chất lượng tạo nên uy tín”, công ty đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, mang đến cho khách hàng trong và ngoài nước những sản phẩm chất lượng cao Công ty TNHH XNK TPS Việt Nam không ngừng phát triển và mở rộng kinh doanh trong những năm tới, tiến đến mục tiêu trở thành nhà nhập khẩu và cung cấp thực phẩm đông lạnh quy mô lớn, chuyên nghiệp và toàn cầu với sản phẩm chất lượng và giá thành hợp lí
1.2 Lĩnh vực kinh doanh
Công ty kinh doanh các lĩnh vực sau:
- Bán buôn thực phẩm
- Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
- Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
- Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
Trong đó lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính là nhập khẩu thực phẩm đông lạnh, bao gồm: thịt gà, thịt lợn, thịt bò và hải sản, có nguồn gốc từ các nhà cung cấp nổi tiếng trên thế giới
Trang 71.3 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH XNK TPS Việt Nam
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Công ty)
Cơ cấu tổ chức của công ty kết cấu theo cấu trúc cơ cấu tổ chức theo chức năng Các phòng ban thực hiện các nhiệm vụ riêng biệt, thực hiện các dự án được liên kết với nhau Ban giám đốc ra quyết định và thông qua các dự án
- Phòng hành chính, nhân sự thực hiện công tác hành chính, văn phòng, văn thư, tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng cho cán bộ công chức Bên cạnh đó
tổ chức tuyển dụng, đào tạo nhân sự, giải quyết những vấn đề liên quan đến chế độ lao động
- Phòng tài chính – kế toán chịu trách nhiệm quản lý doanh thu, lợi nhuận, hạch toán và quản lý nguồn vốn hiệu quả
- Phòng xuất nhập khẩu thực hiện các dự án được ban giám đốc thông qua , hoàn thành các nghiệp vụ liên quan như kiểm tra, sửa đổi chứng từ, làm thủ tục hải quan
- Phòng kinh doanh thực hiện tổ chức kinh doanh, lập kế hoạch bán hàng, dự
án mua hàng, quản lí các dự án do phòng xuất nhập khẩu thực hiện
1.4 Nhân lực của công ty
Sau 6 năm hình thành và phát triển, công ty đã nâng số nhân sự lên con số 32 Nhân viên được tổ chức các khóa đào tạo tập trung và đào tạo trực tiếp tại điểm bán, kiểm tra đánh giá định kỳ, đột xuất hàng tháng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trang 8Bảng 1.1 Cơ cấu nhân sự Công ty TNHH XNK TPS Việt Nam
(Đơn vị: Người)
Chỉ tiêu lượng Số Cơ cấu lượng Số Cơ cấu lượng Số Cơ cấu
(Nguồn: Phòng Nhân sự công ty THHH XNK TPS Việt Nam)
Có thể thấy trong 3 năm gần đây, trên 80% nhân sự các phòng ban đều ở trình
độ học vấn đại học và trên đại học các chuyên ngành quản lý, kinh doanh, thương mại quốc tế,… Số ít theo học cao đẳng và không có lao động phổ thông Như vậy,
Trang 9về chuyên môn nhân sự được đảm bảo, hoàn thành các nghiệp vụ tốt và hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển của công ty và nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung
1.5 Cơ sở vật chất kĩ thuật
Về cơ sở hạ tầng, công ty XNK TPS Việt Nam có trụ sở chính đặt tại: Tầng 12,
tòa nhà Licogi 13 số 164 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân,
Hà Nội Văn phòng đại diện tại Tầng 7, tòa nhà Hatradimex, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, Hải Phòng
Ngoài ra, công ty ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào hệ thống bảo mật Các phòng ban công ty được trang bị hệ thống máy móc, đèn chiếu sáng hiện đại, tân tiến đáp ứng yêu cầu làm việc Mỗi nhân viên được trang bị máy tính cá nhân và góc làm việc riêng Phòng làm việc được cung cấp trang thiết bị làm việc cần thiết như máy in, máy scan, máy photo
1.6 Tài chính của công ty
Công ty được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 4,5 tỷ đồng
Bảng 1.2 Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH XNK TPS Việt Nam
giai đoạn năm 2020-9/2023
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2020-9/2023)
Từ bảng trên ta có thể thấy tổng nguồn vốn có sự thay đổi theo chiều dương, đến tháng 9/2023 đạt, tăng 29,73% so với năm 2020 Chỉ số DER (Tỷ lệ tổng nợ trên doanh thu) giai đoạn 2020 – 9/2023 dao động khoảng 1,3 cho thấy tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ Tuy nhiên tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn giảm dần từ 60,34% xuống hơn 50% Sự thay đổi này cho thấy công ty đang dần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, dự báo sự tăng trưởng
Trang 10Bảng 1.3 Cơ cấu tài sản của Công ty THHH XNK TPS Việt Nam giai
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2020-9/2023)
Tài sản của công ty có sự tăng dần trong 3 năm gần đây, khoảng 2,1% mỗi năm cho thấy sự mở rộng của công ty, phân bổ hợp lí tài sản ngắn hạn và dài hạn Trong đó tài sản dài hạn chiếm hơn 20% tổng tài sản qua các năm
Trang 11CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TPS VIỆT NAM
2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Xuất nhập khẩu TPS Việt Nam
Trong những năm gần đây, công ty TNHH XNK TPS Việt Nam luôn giữ được mức tăng trưởng dương với doanh thu hàng chục tỷ đồng
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH XNK TPS
Việt Nam giai đoạn năm 2020 - 9/2023
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2020-9/2023)
Năm 2020 , dịch bệnh COVID – 19 đã khiến xuất nhập khẩu hàng hóa khan hiếm, công tác vận chuyển gặp nhiều khó khăn và tốn chi phí hơn trước, thậm chí
có lúc không thể giao hàng hóa và bị trả lại Những bất cập trên đã dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH XNK TPS Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ Những quý đầu năm 2021, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch Với sự thích ứng thời cuộc, công ty đã tối ưu các quy trình để tăng năng suất lao động và với mức tăng trưởng
ấn tượng 57,17%, thu lợi nhuận cao, tăng 26,53% so với cùng kì năm 2020
Doanh thu năm 2022-9/2023 không có sự đột phá do tình hình lạm phát tăng cao, thảm hoạ thiên nhiên do biến đổi khí hậu tác động đến nền kinh tế toàn cầu nói
Trang 12dùng của người tiêu dùng giảm, do đó, hoạt động nhập khẩu và phân phối các sản phẩm thực phẩm nước ngoài vô cùng ảm đạm Phần trăm tăng trưởng chậm và chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra
2.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH XNK TPS Việt Nam Bảng 2.2 Kim ngạch và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty TNHH
XNK TPS Việt Nam giai đoạn năm 2020-9/2023
(Đơn vị: Triệu đồng)
2023 Sản
(Dữ liệu tổng hợp từ báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty)
Trong cơ cấu những sản phẩm nhập khẩu chính của công ty TNHH XNK TPS Việt Nam, có thể thấy trong giai đoạn năm 2020-9/2023, giá trị nhập khẩu và tỷ trọng sản phẩm móng giò chiếm tỷ lệ cao nhất, cao nhất vào năm 2021 (12.572 triệu đồng, chiếm 50,49%) và có xu hướng giảm dần Điều này có thể lý giải do thị hiếu người tiêu dùng trong nước có sự thay đổi và những biến động kinh tế đã ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng giảm đi do đó việc nhập khẩu hàng hoá của công ty cũng bị ảnh hưởng khi quản trị hàng tồn kho
Sản phẩm chân gà có sự tăng lên trong tỷ trọng theo chiều dương, tăng từ 3,12% -11,32% các năm từ năm 2021-9/2023 với kim ngạch nhập khẩu đạt 5.848
Trang 13triệu đồng vào 9 tháng đầu năm 2023 Điều này cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu sản phẩm nhập khẩu của công ty theo hướng cân bằng hơn
Các sản phẩm khác tăng nhẹ trong kim ngạch nhập khẩu, giữ vững tỷ trọng trong tổng cơ cấu sản phẩm nhập khẩu
Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của Công ty TNHH XNK
TPS Việt Nam giai đoạn năm 2020-9/2023
(Dữ liệu tổng hợp từ báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty)
Từ bảng trên, ta thấy được Ý là quốc gia đối tác hàng đầu của công ty Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ thị trường này giữ vị trí cao nhất với 12.490 triệu đồng vào năm 2021 Đồng thời tỷ trọng trong kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của Ý cũng luôn trên mức 42%
Bỉ và Nga lần lượt là hai quốc gia tiếp theo chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của công ty TPS trên 10% với sản phẩm chính là thịt lợn trong đó có móng giò Kim ngạch nhập khẩu cả hai nước cao nhất vào năm 2021 lần
Trang 142.3 Quy trình nhập khẩu hàng hoá của công ty TNHH XNK TPS Việt Nam
Sơ đồ 2.1 Quy trình nhập khẩu hàng hoá của công ty
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH XNK TPS Việt Nam )
Bước 1: Kiểm tra thông tin nhà xuất khẩu
Trước khi thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hoá, công ty sẽ kiểm tra điều kiện xuất khẩu của nhà xuất khẩu Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chưa đủ điều kiện hoặc chưa được cấp phép thì không thể nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam Nếu đủ các điều kiện theo yêu cầu thì công ty tiến hành nhập khẩu hàng hoá
Bước 2: Đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương với đối tác
Công ty cùng đối tác sẽ đàm phán một số nội dung chính của hợp đồng như sau:
- Tên hàng hoá
- Số lượng, chất lượng và trọng lượng hàng hoá
- Quy cách đóng gói
- Đơn giá, trị giá lô hàng và đồng tiền thanh toán
- Điều kiện giao hàng
- Điều kiện thanh toán
- Thời gian giao hàng
- Quyền lợi và trách nhiệm mỗi bên
Nhận BCT từ nhà xuất khẩu Xin giấy phép nhập khẩu
Xin giấy phép
kiểm dịch
động vật
Nhận thông báo hàng đến
Thanh toán chi phí tại POD
Lấy EDO và cược container
Đăng ký kiểm
dịch động vật
Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Thông quan lô hàng
Trang 15- Một số điều khoản khác
Sau khi kết thúc đàm phán, hai bên đi đến thoả thuận cuối cùng và ký kết hợp đồng ngoại thương (Sale contract)
Bước 3: Nhận bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu
Bộ chứng từ cơ bản gồm hợp đồng ngoại thương (Sale Contract), Packing List (Phiếu đóng gói hàng hoá), Commercial Invoice (Hoá đơn thương mại), Bill of Lading (B/L – Vận đơn đường biển), Health Cetificate (Chứng nhận y tế), Certificate of Origin (C/O – Chứng nhận xuất xứ) Ngoài ra đối tác cần gửi thông tin về số liệu tàu, ngày tàu dự kiến cập cảng,
Nhân viên chứng từ nhận chứng từ gốc, kiểm tra, đối chiếu với điều kiện trên hợp đồng Nếu có sai sót hoặc thắc mắc thì liên hệ với đối tác để thảo luận và có thể lập phụ lục sửa đổi (Amendment) đính kèm
Bước 4: Xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu hàng hoá bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép
- Bản sao hợp đồng thương mại giữa các bên liên quan
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
- Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu
Bước 5: Xin giấy phép kiểm dịch động vật
Sau khi có được giấy phép nhập khẩu, công ty tiếp tục xin giấy phép kiểm dịch động vật trước khi hàng về Hồ sơ đề nghị xin cấp phép kiểm dịch động vật gồm:
- Đơn đăng ký kiểm dịch động vật
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao công chứng)
- Giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định
- Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của cơ quan kiểm dịch nước xuất khẩu thực phẩm đông lạnh có xác nhận của doanh nghiệp nhập khẩu
- Hợp đồng ngoại thương
Bước 6: Nhận thông báo hàng đến
Nhân viên phòng xuất nhập khẩu thực hiện kiểm tra các thông tin trong
Trang 16- Người gửi hàng, người nhận hàng
- POD/POL
- Tên tàu/số chuyến
- Ngày ETA
Bước 7: Thanh toán chi phí tại POD
Công ty sẽ thực thiện thanh toán một số khoản chi phí tại cảng như: phí hồ sơ, tiền điện, phí dịch vụ xếp dỡ bến cảng
Bước 8: Lấy EDO và cược container
Nhân viên hiện trường (OPS) của công ty sau khi thanh toán phí nội địa sẽ mang hồ sơ đến đại lý của hãng tàu Hồ sơ gồm:
- Vận đơn
- Thông báo hàng đến
- Thư giới thiệu công ty
- Indentity card, ở đây là chứng minh thư hoặc căn cước công dân
Hãng tàu sau khi nhận được thư giới thiệu và thông báo hàng đến sẽ kiểm tra nội dung và cấp lệnh giao hàng cho nhân viên OPS
Nhân viên OPS hoàn tất các loại phí cho đại lý hãng tàu sau đó nhân viên đại
lý hãng tàu bàn giao cho nhân viên giao hàng bộ lệnh giao hàng do hãng tàu phát hành Nhân viên OPS kiểm tra các chỉ tiêu như số container, số seal, hạn mức đơn hàng trên lệnh giao hàng, số tiền, mã số thuế, tên công ty và địa chỉ ghi trên hoá đơn Nếu có sai sót cần sửa đổi phải yêu cầu chỉnh sửa trước khi ký hoá đơn
Tiền cược container do mỗi hàng tàu quy định Khi làm giấy mượn container, sau khi lấy hàng trả container rỗng sẽ có phiếu hạ ròng Sau đó nhân viên lên hãng tàu lấy lại tiền cược
Bước 9: Đăng ký kiểm dịch động vật
Nhân viên OPS sau khi có giấy phép kiểm dịch động vật của Cục Thú y sẽ đăng ký với Cơ quan Kiểm dịch thực vật để ra cảng lấy hàng, kiểm tra dịch mẫu và kiểm tra an toàn thực phẩm của lô hàng Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký
- Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) gốc của nước xuất khẩu