1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài phân tích thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2020 2022

23 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2020-2022
Tác giả Bùi Thị Huyền Anh, Nguyễn Hải Anh, Nguyễn Khương Anh, Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Vân Anh, Đỗ Nguyễn Châu Anh, Ngô Bảo Châu
Người hướng dẫn Trần Thị Hải Yến
Trường học Trường Đại học Thương mại, Viện Đào tạo Quốc tế
Chuyên ngành Nhập môn Tài chính Tiền tệ
Thể loại Bài thảo luận học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Thu Ngân sách Nhà nước có vai trò lớn trong bất kỳ nền kinh tế nào và đặc biệt quan trọng hơn trong cơ chế thị trường, bởi Ngân sách Nhà nước cung cấp nguồn tài chính cho hoạt

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN:

NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Hà Nội - Tháng 12, năm 2022

Trang 2

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

I KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCI.1 KHÁI NIỆM

I.2 ĐẶC ĐIỂM THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

II PHÂN LOẠI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

II.1 PHÂN LOẠI THEO NỘI DUNG CÁC KHOẢN THUII.2 PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH

II.3 PHÂN LOẠI THEO THỜI GIAN TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN THU VÀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÍ

III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

IV CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP HỆ THỐNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CHƯƠNG II : LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2020-2022

I.1 THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020

I.2 THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021

I.3 THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022

II GIẢI PHÁP

TỔNG KẾT

Trang 3

09 Ngô Bảo Châu 22K680009

Đánh giá thành viên và điểm thảo luận

Trang 4

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trường Đại Học Thương Mại

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Khoa: Quản trị Du lịch – Dịch vụ giải trí

BIÊN BẢN LÀM THẢO LUẬN HỌC PHẦN: NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

NHÓM 1

Mã lớp học phần: 24103EFIN2811 Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Hải Yến 1.Thời gian, địa điểm họp:

Thời gian: các ngày trong tuần

Địa điểm: ZALO nhóm 1

2.Thành phần tham dự:

STT Mã sinh viên Họ và tên

Qua quá trình thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ, mọi thành viên nhóm 1 đều nghiêm túc cùng nhau hoàn thành đề tài Nhóm 1 đã rút những kinh nghiệm từ bài thảo luận trước, mọi người hoàn thành bài làm khá nhanh chóng và mức độ chính xác hơn, không cần nhóm trưởng phải chỉnh sửa quá nhiều và nhắc nhở trong quá tình làm bài Trong nhóm thảo luận, 1 số bạn

có tinh thần xung phong nhận đầu mục các công việc, chất lượng và thời gian làm bài của các bạn nhanh chóng Trong suốt quá trình cùng nhau thảo luận, Nhóm 1 chưa xảy ra mẫu thuẫn nhóm, các thành viên đều công bằng và hoàn thành công việc đầy hiệu suất Kết quả cuối cùng của nhóm hoàn thiện tốt và đầy đủ nội dụng và hình thức.

Nhóm Trưởng Phương Anh

LỜI CẢM ƠN

Trang 5

Lời đầu tiên chúng em xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại họcThương mại, Viện đào tạo Quốc tế đã tạo điều kiện tốt nhất cho học viên có môitrường học tập và trau dồi thêm kiến thức môn học này.

Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Cô Trần Thị Hải Yến , người Côvới tất cả sự nhiệt tình, yêu nghề đã truyền đạt những kiến thức bổ ích và kinhnghiệm quý báu cho lớp cũng như hướng dẫn tận tình và cung cấp giáo trình,tài liệu tham khảo cho chúng em hoàn thành đề tài này

Tuy chúng em đã cố gắng hết sức nhưng do vốn kiến thức còn nhiều hạnchế và khả năng tiếp thu kiến thức còn nhiều bỡ ngỡ nên chắc chắn sẽ khôngtránh khỏi những hạn chế, em mong nhận được ý kiến đóng góp của Cô và cácbạn để bài thảo luận của nhóm em được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Thu Ngân sách Nhà nước có vai trò lớn trong bất kỳ nền kinh tế nào vàđặc biệt quan trọng hơn trong cơ chế thị trường, bởi Ngân sách Nhà nước cungcấp nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy Nhà nước để cung cấp cho hoạtđộng xã hội những hàng hoá dịch vu công cộng; Nhà nước sử dụng Ngân sáchNhà nước để huy động nguồn vốn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu, làcông cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế – xã hội, giám sát các hoạt động kinh tế –

xã hội,…

Để tìm hiểu việc thu đó có mang lại hiệu quả và đạt mục tiêu như Chínhphủ đưa ra hay không, chúng ta cần hiểu rõ cơ sở lý thuyết về thu Ngân sáchNhà nước, đánh giá thực trạng để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để khắcphục vấn đề

Để thực hiện và hoàn thành đề tài thảo luận này, chúng em đã nhận được

sự hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện của nhiều tổ chức và cá nhân Đề tài thảoluận cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ cáckết quả nghiên cứu liên quan, các tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả cánhân, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị,…

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong bài thảo luận này không tránh khỏinhững thiếu sót, hạn chế Chúng em kính mong thầy tiếp tục có những ý kiếnđóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn Một lần nữa, chúng em xintrân trọng cảm ơn !

- Lí do chọn đề tài :

Đây là 1 đề tài khoa học có tính cấp thiết và thực tiễn cao, nhằm phân tích vàđánh giá thu Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2020-2022, khi kinh tế xã hộicủa Việt Nam và thế giới gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Đề tài cũng nhằm đề xuất các giải pháp chống thất thu và tăng thu Ngân sáchNhà nước, góp phần bảo đảm sự cân đối và hiệu quả của Ngân sách Nhà nước,

hỗ trợ cho công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế xã hội sau dịch

Trang 7

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NGÂN

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán

và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩmquyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhànước.”

Vậy thu ngân sách Nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tậptrung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách Nhà nướcnhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Cơ cấu thu ngân sách Nhànước là nội dung các khoản thu ngân sách Nhà nước và tỷ trọng từng khoản thutrong tổng thu ngân sách Nhà nước

1.2 Đặc điểm:

Ngân sách Nhà nước bao gồm:

1 Ngân sách trung ương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp chocấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm

vụ chi của cấp trung ương

2 Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp chocấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngânsách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chicủa cấp địa phương

Trang 8

Các đặc điểm cơ bản của NSNN:

- NSNN được trao cho chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát của quốc hội và cần được quốc hội biểu quyết thông qua trước khi thi hành

- NSNN được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người hưởng thụ các lợi ích

đó là ai, thuộc thành phần kinh tế nào hay đẳng cấp nào trong xã hội

- Thu NSNN gắn liền với hoạt động của Nhà nước: Nhà nước đề ra mục tiêu thu NSNN trong một thời kỳ nhất định, ban hành chính sách thu NSNN Đồng thời, Nhà nước tổ chức bộ máy thu và đảm bảo điều kiện cho công tác thu NSNN

Các khoản thu NSNN được lấy từ đâu:

1 Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế

2 Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật

3 Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ

4 Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện , sau khi trừ phần được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật

5 Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước

6 Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật

7 Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhànước quản lý

8 Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng khu vực biển; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Trang 9

9 Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; thu cấp quyền khai thác khoáng sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

10.Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật

11.Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

12.Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức,

cá nhân ở ngoài nước cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cho cơ quan nhà nước ở địa phương

13.Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 11 Luật ngân sách nhà nước

14.Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

Các khoản chi NSNN bao gồm:

1 Chi đầu tư phát triển

2 Chi dự trữ quốc gia

3 Chi thường xuyên cho các lĩnh vực như ( Quốc phòng, an ninh, giáodục, )

4 Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do Chính phủ,chính quyền địa phương cấp tỉnh vay

5 Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ, tổ chức ngoàinước

6 Chi cho vay theo quy định của pháp luật

7 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

8 Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau

9 Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trêncho ngân sách cấp dưới

Trang 10

II Phân loại thu Ngân sách Nhà nước

- Phân loại thu Ngân sách Nhà nước được hiểu là việc sắp xếp các nguồn thu, khoản thu thành những nhóm, loại nhất định theo những tiêu thức phù hợp nhằmđáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu và quản lý Có thể phân loại thu NSNN theo các tiêu thức cơ bản sau:

2.1 Theo nội dung kinh tế các khoản thu:

- Thuế là một hình thức đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

Ví dụ : Thuế thu nhập cá nhân là một khoản thu thuộc phân loại theo nội dung

các khoản thu, thuộc mục đích thu cho ngân sách trung ương và thu ngân sách năm

- Phí là khoản tiện mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ (được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí và lệ phí)

Ví dụ : Phí làm hộ chiếu, phí trường học, phí sử dụng đường bộ,

- Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lí Nhà nước ( được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí

và lệ phí )

Ví dụ : Lệ phí sử dụng đất đai, lệ phí công chứng, lệ phí cấp phép kinh doanh,

- Tiền thu từ tài trợ và viện trợ nước ngoài là các khoản thu được nhận từ các quỹ, tổ chức quốc tế, hoặc nước ngoài để hỗ trợ dự án phát triển và ngân sách của chính phủ

Trang 11

2.2 Theo mục đích thu

- Thu NSNN theo mục đích duy trì và phát triển hạ tầng:

Ví dụ: Các khoản thu từ lệ phí xây dựng hoặc lệ phí sử dụng đường bộ được sự dụng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông

- Thu NSNN theo mục đích bảo đảm an sinh xã hội:

Ví dụ: Thuế thu nhập cá nhân có thể được sử dụng để tài trợ các chương trình xãhội và chăm sóc sức khỏe

- Thu NSNN theo mục đích bảo vệ môi trường:

Ví dụ: Lệ phí môi trường có thể thu để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy sử dụng sạch hơn của tài nguyên tự nhiên

2.3 Theo tính chất phát sinh của các khoản thu và phương thức quản lí

- Thu thường xuyên là những khoản thu của NSNN phát sinh có tính chất thường xuyên trong đó chủ yếu nhất là các khoản thu thuế và lệ phí Ngoài ra, thu thường xuyên của NSNN còn bao gồm các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp, một số khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước như tiền cho thuê tài sản, thu lãi cho vay, thu tiền phạt, tịch biên,

- Thu không thường xuyên là những khoản thu phát sinh có tính chất không thường xuyên hay bất thường bao gồm:

+ Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước bao gồm: thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các

cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả lãi và gốc)

+ Thu từ hoạt động sự nghiệp

+ Thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước

Trang 12

+ Thu từ viện trợ nước ngoài, từ vay trong nước và ngoài nước và các khoản thu khác theo luật định.

- Phương thức quản lí có thể bao gồm quản lí trực tiếp, thông qua cơ quan thuế hoặc các cơ quan tài chính liên quan

Những phân loại này giúp chính phủ quản lý và sử dụng nguồn thu ngân sách một cách hiệu quả để đảm bảo hoạt động của Quốc gia

III Nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước:

1 GDP bình quân đầu người:

- GDP phản ánh mức độ phát triển nền kinh tế và phản ánh khả năng tiếtkiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước Mức độ phát triển nền kinh tếhàng hóa tiền tệ luôn là nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển củamọi khâu tài chính Thu nhập bình quân đầu người là nhân tố quyết địnhđến mức động viên ngân sách nhà nước Nếu không xét đến nhân tố này

sẽ có tác động không tốt đến các vấn đề về chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm củacác tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư trong xã hội

2 Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế:

- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển nền kinh tế nói chung vàhiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng Tỷ suất lợi nhuận bình quâncàng lớn sẽ phản ánh khả năng tái tạo và mở rộng các nguồn thu nhậptrong nền kinh tế càng lớn, từ đó đưa tới khả năng huy động cho NSNN.Đây là yếu tố quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu NSNN Do vậy, khixác định tỷ suất thu Ngân sách cần căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận bình quântrong nền kinh tế để đảm bảo việc huy động của Ngân sách Nhà nướckhông gây khó khăn về mặt tài chính cho các hoạt động kinh tế

3 Khả năng khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên:

- Đối với các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú thìviệc khai thác và xuất khẩu tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu to lớn cho

Trang 13

NSNN Với cùng một điều kiện phát triển kinh tế, quốc gia nào có tỷtrọng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản lớn thì tỷ lệ động viên vào NSNNcũng lớn hơn.

4 Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước

- Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước phụ thuộc vào nhiềuyếu tố Khi các nguồn tài trợ khác cho chi phí hoạt động của Nhà nướckhông có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí của Nhà nước sẽđòi hỏi tỷ suất thu của Ngân sách cũng tăng lên Các nước đang phát triểnthường rơi vào tình trạng nhu cầu chi tiêu của NSNN vượt quá khả năngthu, nên các Chính phủ thường phải vay nợ để bù đắp bội chi

5 Tổ chức bộ máy thu nộp:

- Nếu tổ chức hệ thống cơ quan thuế, hải quan, kho bạc Nhà nước gọn nhẹ,đạt hiệu quả cao, chống lại thất thu do trốn, lậu thuế thì đây sẽ là yếu tốtích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn thỏa mãn được các nhu cầuchi tiêu của NSNN

IV Các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách nhà nước:

1 Nguyên tắc ổn định lâu dài:

Trong điều kiện hoạt động kinh tế bình thường thì phải ổn định mức thu, ổn địnhcác sắc thuế, không được gây xáo trộn trong thống thuế; đồng thời tỷ lệ độngviên của ngân sách nhà nước phải thích hợp, đảm bảo kích thích nền kinh tế tăngtrưởng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu Thực hiện nguyên tắc này có ýnghĩa tạo thuận lợi cho việc kế hoạch hóa ngân sách nhà nước và tạo điều kiện

để kích thích người nộp thuế cải tiến đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh

2 Nguyên tắc đảm bảo công bằng:

Thiết lập hệ thông thuế phải có quan điểm công bằng đối với mọi người chịuthuế, không phân biệt địa vị xã hội, thành phần kinh tế Do đó việc thiết kế hệthống thuế chủ yếu dựa trên khả năng thu nhập của người chịu thuế Để đảm bảo

Trang 14

được nguyên tắc công bằng trong thiết kế hệ thống thuế phải kết hợp sắc thuếtrực thu với sắc thuế gián thu.

3 Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn:

Nguyên tắc này đòi hỏi trong thiết kế hệ thống thuế các điều luật của các sắcthuế phải rõ ràng, cụ thể ở từng mức thuế, cơ sở đánh thuế, phương pháp tínhthuế Các từ ngữ được sử dụng của văn bản phải thông dụng, dễ hiểu khôngchứa đựng nhiều hàm ý để tất cả mọi người đều hiểu được và chấp hành giốngnhau Đảm bảo nguyên tắc này giúp cho việc tổ chức chấp hành luật thốngnhất, tránh được tình trạng lách luật, trốn lậu thuế

4 Nguyên tắc đơn giản:

Nguyên tắc này đòi hỏi trong các sắc thuế cần hạn chế số lượng thuế sắc, xácđịnh rõ mục tiêu chính, không đề ra quá nhiều mục tiêu trong một sắc thuế Cónhư vật mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai luật thuế vào thực tiễn,tránh được những hiện tượng tiêu cực trong thu thuế

5 Nguyên tắc phù hợp với thống lệ quốc tế:

Theo nguyên tắc này thiết lập hệ thống thuế phải đảm bảo phù hợp với thống lệquốc tế về đối tượng tính thuế, phương thức thu nộp thuế suất Đồng thời phảithực hiện đầy đủ các cam kết mang tính chất quốc tế

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w