CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Khái niệm an sinh xã hộiTổ chức lao động quốc tế ILO đưa ra khái niệm: “An sinh xã hội là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua mộ
Trang 1Đề tài: Liên hệ thực tiễn việc vận dụng một số công ước của ILO trong xây
dựng chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam
Hà Nội, 2024
Trang 21.3.1 Trình bày các nguyên t c và chu n mắẩực mà ILO đề ra về lao động và ASXH 4 1.3.2 Vai trò c a ILO trong viủệc thúc đẩy An sinh xã h i trên toàn th ộế giới 6
1.4 Công ước số 102 – Công ước v Quy ph m t i thi u vềạốểề an toàn xã h i, 1952 8 ộCHƯƠNG 2: THỰC TI N V N DỄẬỤNG CÔNG ƯỚC 102 VỀ Ả B O HI M XÃ H I C A ILO ỂỘỦ
TRONG XÂY D NG CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỰỘI Ở VIỆT NAM 9 2.1 Tình hình chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hi n nay 9 ệ
2.2 Thực ti n v n dễậụng công ước 102 về Bảo hi m xã h i t i Vi t Nam 13 ểộ ạệCHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN VẬN D NG CỦA CÔNG ƯỚC 102 VỀ BẢO HIỂM XÃ Ụ
HỘI TRONG XÂY D NG CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỰỘI Ở VIỆT NAM 25
3.1 Tác động tích cực 25 3.2 Tác động tiêu cực 27
Tài li u tham kh o 29 ệả
Trang 3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm an sinh xã hội
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm: “An sinh xã hội là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộn g để chống lại tình cảnh khốn khổ về kinh tế và xã hội gây ra bởi tình trạng bị ngưng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật trong lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và tử vong; sự cung cấp về chăm sóc y tế và các khoản tiền trợ cấp giúp cho các gia đình đông con”.
Quan niệm của Việt Nam: An sinh xã hội là một hệ thống cơ chế, chính sách, chương trình, giải pháp của Nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp tất cả thành viên xã hội đối phó với các rủi ro, nguy cơ về kinh tế - xã hội làm suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập bởi nguyên nhân khách quan và chủ quan, góp phần thực hiện công bằng xã hội và phát triển bền vững.
1.2 Một số khái niệm liên quan
Phúc lợi xã hội
Theo cách tiếp cận của nhiều quốc gia trên thế giới, phúc lợi xã hội là những chính sách mang tính xã hội dùng tiền ngân sách nhà nước để phục vụ miễn phí cho các thành viên trong xã hội Ví dụ: các khoản chi ngân sách Nhà nước trực tiếp cho người dân về giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao , các khoản trợ cấp thường xuyên cho những người không có khả năng tự kiếm sống (như người thất nghiệp, người già, người tàn tật )
Theo cách tiếp cận ở Việt Nam, trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, phúc lợi xã hội là một bộ phận thu nhập quốc dân được sử dụng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội, chủ yếu được phân phối ngoài thu nhập theo lao động Phúc lợi xã hội bao gồm những chi phí xã hội như trả tiền hưu trí, các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội, học bổng cho học sinh, những chi phí cho học tập không mất tiền, những dịch vụ y tế, nghỉ ngoai an dưỡng, nhà trẻ, mẫu giáo…
Lưới an sinh xã hội
Trang 4Lưới an sinh xã hội (Social safety nets), được ví như tấm lưới bảo hiểm giúp các thành viên trong xã hội không vào tình trạng bần cùng hóa, nhưng cũng không cho phép họ bám mãi vào lưới Lưới an toàn xã hội bao gồm cả chính sách ngắn hạn và dài hạn Chính sách ngắn hạn áp dụng cho những hoàn cảnh và thời điểm nhất định (như trợ cấp cho nhân dân vùng bị hậu quả nghiêm trọng do gặp thiên tai, trợ cấp cho lao động dôi dư do cổ phần hóa doanh nghiệp ) Chính sách dài hạn là chính sách áp dụng cho các đối tượng bảo trợ xã hội như trợ cấp cho người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi Lưới an sinh xã hội ở một số quốc gia ASEAN gồm các thành tố cốt loại: Đảm bảo an ninh lương thực tránh xảy ra đói; Đảm bảo giáo dục không bị ngắt quãng do ảnh hưởng về tài chính do khủng hoảng; Đảm bảo những yêu cầu tối thiểu về chăm sóc y tế; Tạo việc làm và thu nhập thay thế tạm thời khi bị mất việc do khủng hoảng…
Sàn an sinh xã hội
Là chuẩn mực tối thiểu cần đảm bảo an toàn cuộc sống cho mọi thành viên trong xã hội Các hợp phần khác nhau của hệ thống an sinh xã hội có các mức tối thiểu khác nhau như: mức chuẩn tối thiểu của tiền lương, mức chuẩn tối thiểu nghèo đói, mức chuẩn tối thiểu trợ cấp người có công với cách mạng, mức chuẩn tối thiểu của trợ cấp xã hội dành cho đối tượng xã hội, mức chuẩn tối thiểu bảo hiểm cho người làm công ăn lương khi tuổi già…
Thể chế an sinh xã hội
Theo Đào Minh Hồng, Lê Hồng Hiệp (2013) trong cuốn “Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế”, cách hiểu phổ biến “Thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định" Theo đó, thể chế an sinh xã hội là tập hợp các quy định, các điều kiện nền tảng chi phối quá trình vận hành của các hợp phần an sinh xã hội bao gồm thể chế về chính sách, thể chế về tài chính, thể chế về bộ máy tổ chức.
Thể chế chính sách xác định đối tượng tham gia, đối tượng điều chỉnh với những tiêu chí, điều kiện cụ thể về trách nhiệm đóng góp, cam kết thực hiện
Trang 5Thể chế tài chính xác định cơ chế tạo nguồn tài chính, nguyên tắc thu chi, sử dụng nguồn tài chính bảo đảm an toàn quỹ, sử dụng nguồn tài chính sao cho hiệu quả Các hợp phần an sinh
Thể chế về bộ máy tổ chức xác định hệ thống tổ chức quản lý cùng với đội ngũ cán bộ các cấp từ trung ương đến địa phương Nên việc thực hiện thể chế chính sách và vân hành thể chế tài chính Thể chế bộ máy được cha Mới quan hệ giữa các thể chế an sinh xã hội là rất chất chẽ, phụ thuộc lẫn nhau, chi phối lẫn nhau đảm bảo tính bền vững của hệ thống an sinh xã hội.
1.3 Giới thiệu về tổ chức ILO
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là cơ quan của Liên hợp quốc hoạt động trong lĩnh vực tạo cơ hội cho tất cả mọi người có việc làm bền vững và hiệu quả trong điều kiện tự do, bình đẳng, an toàn và nhân phẩm được tôn trọng Mục tiêu hoạt động của tổ chức là xúc tiến các quyền tại nơi làm việc, tăng cường bảo trợ xã hội và đối thoại xã hội về các vấn đề có liên quan tại nơi làm việc.
Đây là cơ quan Liên hợp quố duy nhất hoạt động theo cơ chế ba bên – đại diện các cơ quan chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động cùng phối hợp Bên cạnh đó ILO còn là tổ chức toàn cầu chịu trách nhiệm xây dựng và theo dõi các tiêu chuẩn lao động quốc tế, phối hợp 181 nước thành viên để đảm bảo tiêu chuẩn lao động được tôn trọng cả về nguyên tắc lẫn thực tiễn.
1.3.1 Trình bày các nguyên tắc và chuẩn mực mà ILO đề ra về lao động và ASXH
Tiêu chuẩn lao động quốc tế là những nguyên tắc và chuẩn mực về lao động và các vấn đề liên quan được thể hiện dưới hai dạng đó là các công ước và khuyến nghị do Hội nghị Lao động quốc tế hàng năm của Tổ chức Lao động quốc tế thông qua Các tiêu chuẩn lao động quốc tế được coi như pháp luật quốc tế về lĩnh vực lao động Đây là chuẩn mực buộc các nước thành viên hay các nước sử dụng lao động của các nước thành viên phải tham khảo trong các quyết định về lao động.
Trong suốt quá trình hoạt động, ILO đã công bố rất nhiều các công ước và đề xuất kiến nghị liên quan tới lao động và an sinh xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi, cải thiện điều kiện sống và làm việc cho người lao động Có thể kể đến một số công ước như: Công ước
Trang 6số 102 về Quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội (1952), Công ước số 121 về Chế độ về tai nạn lao động (1964), Công ước số 128 về Trợ cấp tàn tật, tuổi già và tuất (1967)… hay các khuyến nghị: Khuyến nghị số 134 về các Quyền lợi khi đau ốm và chăm sóc y tế (1969) hay Khuyến nghị số 176 Xúc tiến việc làm và bảo vệ chống thất nghiệp (1988)… Nhìn chung, các công ước hay khuyến nghị đều được thúc đẩy nhằm hướng tới đối tượng chính là người lao động và các đối tượng khác ILO đã đề xuất và phát triển các nguyên tắc và chuẩn mực liên quan để đảm bảo việc thực hiện các công ước có tính như sau:
Tự do liên quan đến lao động: tự do của lao động phải được tôn trọng, bao gồm tự do hợp đồng lao động và tự do thành lập công đoàn Điều này thể hiện việc người lao động có quyền chủ động nắm bắt và tận dụng những quyền lợi thuộc về mình trong một tổ chức hay doanh nghiệp, có tổ chức công đoàn đứng sau đảm bảo quyền lợi thuộc về người lao động.
Quyền công bằng và cơ hội: tất cả người lao động đều phải có quyền truy cập vào cơ hội công bằng trong việc tìm kiếm việc làm và trong quá trình tiến thân nghề nghiệp An toàn và sức khỏe nghề nghiệp: ILO đề xuất các chuẩn mực về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ và nguy hiểm trong môi trường làm việc.
Giới hạn giờ làm việc: ILO khuyến khích việc thiết lập giới hạn về giờ làm việc để bảo vệ sức khỏe và cân bằng giữa cuộc sống công việc và cá nhân của người lao động Tiền lương công bằng: ILO thúc đẩy việc thiết lập tiêu chuẩn về tiền lương công bằng, đảm bảo rằng mọi người lao động đều nhận được mức lương hợp lý và đủ để sống Bảo vệ đặc biệt cho nhóm lao động yếu thế: ILO đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ các nhóm lao động yếu thế như trẻ em lao động, lao động di cư, lao động tại các khu vực nông thôn, người khuyết tật và lao động nữ.
Phát triển kinh tế và xã hội bền vững: ILO đề xuất việc phát triển kinh tế và xã hội bền vững, bao gồm cả việc tạo ra việc làm cho mọi người và đảm bảo rằng người lao động được hưởng lợi từ sự phát triển này.
Trang 7Các nguyên tắc và chuẩn mực này được ILO đề xuất không chỉ để bảo vệ quyền lợi của người lao động mà còn để tạo ra một môi trường làm việc công bằng và hợp lý cho tất cả các bên liên quan.
1.3.2 Vai trò của ILO trong việc thúc đẩy An sinh xã hội trên toàn thế giới
Thiết lập các chuẩn mực quốc tế: ILO phát triển và đề xuất các chuẩn mực quốc tế
về lao động và an sinh xã hội, bao gồm các nguyên tắc về tự do liên quan đến lao động, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, quyền công bằng và cơ hội, giới hạn giờ làm việc, tiền lương công bằng và bảo vệ đặc biệt cho nhóm lao động yếu thế Những chuẩn mực này giúp định hình các chính sách và quy định lao động trong các quốc gia trên thế giới.
ILO không chỉ phát triển các chuẩn mực mà còn giám sát việc thực hiện chúng thông qua cơ chế giám sát và đánh giá của các quốc gia thành viên, đảm bảo rằng các quy chuẩn được tuân thủ và thúc đẩy sự phát triển công bằng và bền vững Các chuẩn mực quốc tế của ILO cũng có tác động sâu rộng vào chính sách và pháp luật lao động của các quốc gia thành viên, thúc đẩy sự phát triển và cải thiện điều kiện lao động trên toàn thế giới.
Bằng cách tạo ra một tiêu chuẩn chung, ILO giúp tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội toàn cầu.
Hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn: ILO cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho các quốc gia
về cách triển khai và thực thi các chuẩn mực về lao động và an sinh xã hội Điều này giúp tăng cường khả năng của các quốc gia trong việc xây dựng và thực thi các chính sách, luật pháp và quy định liên quan đến lao động và an sinh xã hội Điều này bao gồm việc cung cấp thông tin, đào tạo, và tư vấn về các vấn đề liên quan đến lao động và việc làm.
ILO giúp các quốc gia thành viên nâng cao năng lực và khả năng tự quản lý của họ trong việc thực thi và tuân thủ các chuẩn mực về an sinh xã hội Điều này giúp tạo ra một hệ thống hỗ trợ kéo dài và bền vững Từ đó, giám sát và đánh giá việc thực thi các chuẩn mực về an sinh xã hội trên toàn thế giới, cung cấp phản hồi và hỗ trợ để cải thiện hiệu quả của các biện pháp thực thi Điều này giúp đảm bảo rằng các quốc gia thành viên tuân thủ các quy định và cam kết về an sinh xã hội.
Nghiên cứu và phân tích: ILO thực hiện các nghiên cứu và phân tích về tình hình
lao động và an sinh xã hội trên toàn thế giới để hiểu rõ hơn về các vấn đề, thách thức và cơ
Trang 8hội Thông qua việc phân tích này, ILO có thể đưa ra các đề xuất chính sách và giải pháp thích hợp.
Nghiên cứu xu hướng và thách thức: ILO thường tiến hành các nghiên cứu và phân tích về các xu hướng và thách thức trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội, bao gồm cả nghèo đói, thất nghiệp, bất bình đẳng, và các vấn đề sức khỏe và an toàn lao động Những nghiên cứu này cung cấp thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn về tình hình thực tế và phát triển các chính sách và biện pháp hợp lý.
Phân tích chính sách và giải pháp: tổ chức phân tích các chính sách hiện có và đề xuất các giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội Điều này bao gồm cả việc đề xuất các biện pháp cụ thể để cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ quyền lao động, và xóa đói giảm nghèo.
Tăng cường ý thức và nhận thức: ILO tăng cường ý thức và nhận thức về quyền
lợi của người lao động và an sinh xã hội thông qua việc tổ chức các chiến dịch thông tin, hội thảo và sự kiện truyền thông.
Giáo dục và thông tin: ILO cung cấp thông tin và giáo dục về các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội thông qua các tài liệu, bài báo, và chương trình giáo dục Điều này giúp nâng cao ý thức và nhận thức của các bên liên quan về tầm quan trọng của việc cải thiện điều kiện lao động và xây dựng một xã hội công bằng.
Tổ chức chiến dịch và sự kiện: ILO tổ chức các chiến dịch và sự kiện nhằm tăng cường ý thức và nhận thức về an sinh xã hội, như Ngày Lao động Thế giới và các ngày lễ quốc tế khác Những hoạt động này không chỉ giúp lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của lao động mà còn khuyến khích sự tham gia của cộng đồng.
Phát triển và thúc đẩy các chương trình giáo dục: ILO hỗ trợ phát triển và thúc đẩy các chương trình giáo dục liên quan đến an sinh xã hội tại các cấp độ khác nhau, từ trình độ cơ bản đến trình độ cao hơn Điều này giúp tạo ra một cộng đồng có kiến thức và nhận thức cao về vấn đề này.
Hỗ trợ công việc nghiên cứu và phát triển chính sách: ILO cung cấp hỗ trợ cho các nghiên cứu và phát triển chính sách liên quan đến an sinh xã hội, từ việc phân tích các vấn
Trang 9đề đến đề xuất giải pháp cụ thể Điều này giúp tạo ra những chính sách hiệu quả và thực tế trong việc cải thiện điều kiện lao động và xã hội.
1.4 Công ước số 102 – Công ước về Quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, 1952
Năm 1952, Công ước số 102 về An sinh xã hội đã được hội nghị toàn thể của Tổ chức lao động quốc tế thông qua, bap gồm 9 nhánh (các chế độ), gồm 87 điều khoản và đực gần 160 nước thành viên phê chuẩn 9 chế độ đó là: chăm sóc y tế, ốm đau, thất nghiệp, tuổi già, tai nạn lao động, trợ cấp gia đình, thai sản, mất sức lao động, tử tuất.
Công ước 102 này là một tập hợp tất cả các chính sách trong một tài liệu toàn diện, dựa vào đó các thành viên tham gia ký kết và xác định những chế độ được coi là nòng cốt của hệ thống An sinh xã hội nước mình Theo Công ước đó, Nhà nước chịu trách nhiệm chính về bộ máy quản lý, bảo đảm an toàn và kiểm soát hoạt động của quỹ An sinh xã hội, tạo điều kiện cho đại diện của những người được bảo vệ, người sử dụng lao động và Chính phủ tham gia.
Các nước áp dụng Công ước này sẽ áp dụng các điều khoản của Công ước vào hệ thống pháp luật của nước mình, đồng thời Công ước cũng đòi hỏi sự bình đẳng trong đối xử đối với người bản xứ và không phải người bản xứ, và quy định những hoàn cảnh ngừng chi trả trợ cấp và quyền khiếu nại khi bị từ chối chi trả.
Công ước 102 đã được nhiều quốc gia áp dụng và sử dụng như một cơ sở pháp lý để xây dựng chính sách và quy định về an sinh xã hội Nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường quyền lợi và điều kiện làm việc cho người lao động trên toàn cầu và đóng góp vào sự phát triển bền vững và công bằng của các nền kinh tế và xã hội Theo thống kê của ILO, đến năm 1981 có 139 nước có thực hiện hệ thống an sinh xã hội nói chung, bảo hiểm xã hội nói riêng: trong đó có 127 nước có chế độ trợ cấp tuổi già, tàn tật và tử tuất; 79 nước có chế độ trợ cấp ốm đau và thai sản, 136 nước có chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 37 nước có chế độ trợ cấp thất nghiệp.
Trang 10CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VẬN DỤNG CÔNG ƯỚC 102 VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA ILO TRONG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH AN
SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
2.1 Tình hình chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
“Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân” Do đó, các chính sách của nhà nước đều chủ yếu hướng đến quyền và lợi ích của nhân dân Chính sách an sinh xã hội cũng từ đó mà được hình thành.
Mô hình hệ thống chính sách an sinh xã hội của Việt Nam rất phong phú, đa dạng với nhiều hợp phần, nội dung đan xen, phức tạp Trên thực tế, an sinh xã hội được thực hiện với mức đầu tư của xã hội tăng dần cùng với tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, từ góc độ thu nhập của người dân, giá trị tuyệt đối và tỷ trọng của thu nhập từ an sinh xã hội vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ với mức giá trị tuyệt đối còn thấp và có biểu hiện của sự phân bố thiếu cân đối Điều này đặt ra yêu cầu xây dựng luật an sinh xã hội và xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội góp phần phát triển bao trùm, bền vững.
Hiện nay, Việt Nam có 146 văn bản chính sách hiện hành về an sinh xã hội (có thể thay đổi do có nhiều sự biến động của quốc gia và kinh tế đất nước) Trong đó, văn bản thuộc “Nhóm chính sách hỗ trợ giáo dục tối thiểu” Quyết định 1121/1997/QĐ–- TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập, là chính sách an sinh xã hội được ban hành sớm nhất và hiện nay vẫn đang áp dụng Các văn bản chính sách an sinh xã hội không được ban hành đồng đều trong các năm: giai đoạn 1997–2005 có 11 văn bản, những năm 1999, 2001 và 2003 không có văn bản nào Còn lại 135 văn bản được ban hành năm 2006–2013, trung bình mỗi năm ban hành 16 đến 17 văn bản (Riêng năm 2013 ban hành nhiều nhất với 31 văn bản).
Về hình thức văn bản, trong 146 văn bản có một văn bản là Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương (Nghị quyết số 15/NQ–TW ngày 01/06/2012 về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012–2020) và 5 luật: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
Trang 11em (2004) có hiệu lực từ ngày 01/01/2005; Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (2006) có hiệu lực từ ngày 01/01/2007; Luật Bảo hiểm xã hội (2006, 2014) có hiệu lực từ ngày 01/01/2007; Luật Người cao tuổi (2009) có hiệu lực từ ngày 01/072010; Luật Bảo hiểm y tế (2006, 2016)
Các nhóm nội dung chính sách an sinh xã hội Trong 146 văn bản, có hai văn bản chính sách về an sinh xã hội chung là Nghị quyết số 15/NQ–TW ngày 01/06/2012 về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012–2020 và Nghị quyết 70/NQ–CP của Chính phủ ngày 01/11/2012 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 15/NQ/TW Còn lại 144 văn bản chính sách hiện hành về an sinh xã hội được chia thành bốn nhóm chính sách an sinh xã hội, cụ thể:
` Chính sách tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động với 33 văn bản hiện hành (2001 2013– ); Chính sách hỗ trợ giảm nghèo với 14 văn bản hiện hành (2005–2013);
Chính sách bảo hiểm xã hội với 5 văn bản hiện hành (2006–2012);
Chính sách hỗ trợ các đối tượng khó khăn với 18 văn bản hiện hành (2000–2013) và được chia thành hai nhóm nhỏ: trợ giúp xã hội gồm 16 văn bản chính sách hiện hành(2000 2013) và – hỗ trợ rủi ro đột xuất do thiên tai và rủi ro thị trường gồm 2 văn bản chính sách hiện hành (2010–2011);
Chính sách hỗ trợ tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản tối thiểu với 74 văn bản hiện hành (1997–2013) và được chia thành 5 nhóm nhỏ: hỗ trợ giáo dục tối thiểu với 29 văn bản (1997–2013), hỗ trợ y tế tối thiểu với 15 văn bản (2002–2013), hỗ trợ nhà ở với 13 văn bản ( 2008–201), bảo đảm nước sạch với 7 văn bản (2006–2013) và bảo đảm thông tin truyền thông cho người nghèo với 6 văn bản (2006–2013).
Thực trạng biểu hiện của chính sách an sinh xã hội mà Việt Nam đã áp dụng đạt được như:
Từ xuất phát điểm thấp, khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng, người dân nhiều - nơi thiếu ăn, thiếu mặc, hơn 2/3 hộ dân là hộ nghèo, là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người khoảng 100 USD những năm 90, đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 3.700 USD, gấp 37 lần trong vòng hơn ba thập niên Đời sống của nhân dân trên khắp các vùng, miền, mọi thành phần, dân tộc
Trang 12đều được nâng lên là tiền đề và điều kiện cơ bản để bảo đảm an sinh xã hội, an ninh con người và phát triển con người.
Từ một quốc gia hơn 70% dân số nghèo đói năm 1990, đến năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,23% Thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng 3.5 lần trong 10 năm qua Mức sống của người nghèo, người dân trên địa bàn nghèo, vùng đặc biệt khó khăn được cải thiện rõ rệt Người nghèo có khả năng lao động được hỗ trợ sinh kế phù hợp với nhu cầu, được hỗ trợ học nghề, tạo việc làm, bồi dưỡng kiến thức sản xuất, kinh doanh, được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để vươn lên thoát nghèo và làm giàu Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều.
Công tác chăm lo đời sống gia đình người có công và làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ đã thu hút được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Đến năm 2020, bảo đảm 99,5% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Hằng năm đã tạo được khoảng 1,5–1,6 triệu lượt việc làm cho người lao động Tỷ lệ thất nghiệp chung duy trì ổn định ở mức dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4%, giúp Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trên thế giới Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 45% năm 2015 xuống còn 32% năm 2020 Hiện nay, có khoảng 600.000 người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với thu nhập ổn định, gửi về nước lượng kiều hối lớn, khoảng 3,5 tỷ USD/năm.
Tiền lương và thu nhập được cải thiện tích cực giúp bảo đảm đời sống người lao động, thu nhập bình quân của người lao động năm 2020 là 4,2 triệu đồng/tháng, tăng 3 lần trong 10 năm qua Chính sách tiền lương tối thiểu được điều chỉnh hằng năm, đến nay, mức tiền lương tối thiểu vùng đã cơ bản đảm bảo mức sống tối thiểu, góp phần bảo đảm thu nhập cho người lao động.
Chính sách bảo hiểm xã hội trở thành trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội Diện bao phủ bảo hiểm xã hội ngày càng mở rộng, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội tăng đều hằng năm, đạt 36% năm 2021 Hiện nay, có trên 3,3
Trang 13triệu người đang được hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng Đặc biệt, việc phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/05/2018, của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội” đã tăng cơ hội cho nông dân, lao động khu vực phi chính thức, lao động thu nhập thấp tham gia Chỉ trong 3 năm 2019–2021 đã phát triển mới khoảng 1 triệu người, gấp 5 lần 10 năm trước đây Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động khi chấm dứt hợp đồng, mất việc làm, trong giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động, đặc biệt là khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính; tạo sự gắn kết, chia sẻ giữa những người tham gia; tạo sự hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng doanh nghiệp Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng từ 8,27 triệu người năm 2012 lên gần 13,4 triệu người năm 2021 (chiếm 30% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp).
Các chính sách trợ giúp xã hội đã bao phủ hầu hết nhóm đối tượng ở mọi lứa tuổi, 3,5% dân số và 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên hằng tháng; trẻ em được bảo vệ và chăm sóc, xây dựng môi trường sống an toàn để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em; chăm sóc và phát huy tốt hơn vai trò người cao tuổi; người khuyết tật được trợ giúp phục hồi chức năng, đào tạo nghề và tạo việc làm nên đời sống ổn định và từng bước được cải thiện.
Đến năm 2021, cả nước có 88,8 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 91% dân số; tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 96%–98%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 3 lần; tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 nên 74 tuổi vào năm 2020 Y tế dự phòng được tăng cường, đã ngăn chặn được các bệnh dịch nguy hiểm, không để xảy ra dịch trên quy mô lớn, ngăn ngừa thành công các đợt bùng phát trong đại dịch COVID 19 Hệ thống y tế cơ sở được tăng cường, nhất là ở -các huyện nghèo và -các xã đặc biệt khó khăn, bao gồm cả hạ tầng trạm y tế, bệnh viện và cán bộ y tế.
Tuy vậy, hệ thống an sinh xã hội Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức lớn trong đó có thách thức từ chính hệ thống chính sách an sinh xã hội còn cồng kềnh, chồng chéo với hơn 230 văn bản do Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan khác nhau
Trang 14ban hành và tổ chức thực hiện Các thách thức khác bắt nguồn từ các khó khăn, trở ngại đối với mục tiêu, chất lượng, hiệu quả, mức độ bao phủ, trợ giúp xã hội và sự tham gia của các bên liên quan trong ban hành và thực hiện chính sách an sinh xã hội Trước tình hình này, nhiều phương hướng giải pháp hoàn thiện chính sách được đưa ra trong đó nổi bật là đẩy mạnh cải cách kinh tế để tăng trưởng GDP và tăng mức chi ngân sách nhà nước về an sinh xã hội lên mức trung bình khu vực Đông Nam Á (7% GDP)
2.2 Thực tiễn vận dụng công ước 102 về Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam
Chính sách bảo hiểm xã hội phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế-xã hội và chính trị của mỗi quốc gia Sự ưu tiên lựa chọn các chế độ bảo hiểm xã hội ở quốc gia thường không giống nhau Hiện nay các diện bao phủ bảo hiểm xã hội gồm chế độ bảo hiểm xã hội đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất.
Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, diện bao phủ bảo hiểm xã hội ngày càng được mở rộng cả về đối tượng tham gia và các chế độ bảo hiểm xã hội, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có độ bao phủ về chế độ bảo hiểm xã hội tốt nhất trong khu vực, đảm bảo tốt hơn quyền tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động.
2.2.1 Chăm sóc y tế
Tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh cán bộ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động, công tác y tế theo chế độ kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn chưa đúng theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ–CP, ngày 15/05/2016 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động Đến năm 2018 đưa ra Quyết định 1624/QĐ–BYT 2018 bảo vệ, chăm sóc nâng nâng cao sức khỏe nhân dân Trong đó quy định nhiệm vụ của các tổ chức, các bên liên quan nhằm cụ thể hóa mục tiêu, chi tiêu của Nghị quyết 20–NQ/TW 2017 nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới
Việt Nam đã có thay đổi nhiều về quy định chăm sóc sức khỏe cho người lao động Điều này thể hiện ở sự khác biệt tại 2 bộ luật 2012 và 2019 Theo quy định tại Điều 152 của Bộ luật lao động 2012, người lao động phải được chú trọng và chăm sóc đến sức khỏe của mình Đó là quyền lợi của họ Tại Điều 80, Nghị định 145/2020/NĐ–CP hướng dẫn
Trang 15Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động đã quy định cụ thể chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ Ngoài khám sức khỏe định kỳ thì lao động nữ sẽ được khám phụ sản, khám thai và được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật hiện hành Trong thời gian hành kinh thì người lao động nữ có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.Như vậy, người lao động sẽ được chăm sóc rất cẩn thận và kỹ lưỡng về sức khỏe theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành Họ được đảm bảo về công việc và môi trường phù hợp với sức khỏe và được hưởng các chế độ đãi ngộ về sức khỏe khi suy giảm sức khỏe, khả năng lao động
2.2.2 Chế độ chăm sóc ốm đau
Đối tượng được chăm sóc: Ở Việt Nam đối tượng này còn được mở rộng thêm không chỉ có người lao động mà còn có cán bộ, công chức, viên chức; Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân,
Về mức trợ cấp: tại Việt Nam thì mức trợ cấp được phân chia theo số năm đóng BHXH và mức hưởng tại Việt Nam cao hơn so với mức quy định của ILO
Từ khi phê chuẩn công ước 102 nước ta có một số sửa đổi như sau:
Sửa đổi quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày đã hưởng hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Sửa đổi quy định mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày (hiện hành chia cho 26 ngày).
Tăng mức trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ 45% lên 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
Sửa đổi quy định mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (hiện hành quy định bằng 25% nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình và bằng 40% nếu nghỉ tại cơ sở tập trung).
2.2.3 Chế độ trợ cấp thất nghiệp