1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Địa lý hoảng sa

5 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Quần Đảo Hoàng Sa
Tác giả Nguyễn Viết Công Minh, Phạm Kim Ngân
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Địa Lý
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 74,81 KB

Nội dung

TÊN: NGUYỄN VIẾT CÔNG MINHTÌM HIỂU VỀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SAQuần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô, phân bố rải rác trong phạm vi từ khoảng kinh tuyến 1110 Đông đến 1130 Đông; từ vĩ tuyến 1

Trang 1

TÊN: NGUYỄN VIẾT CÔNG MINH

TÌM HIỂU VỀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô, phân bố rải rác trong phạm vi từ khoảng kinh tuyến 1110 Đông đến 1130 Đông; từ vĩ tuyến 15045' Bắc đến 17015' Bắc, ngang với Huế và Đà Nẵng, phía ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, ở khu vực phía Bắc Biển Đông

Quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm: nhóm phía Đông có tên là nhóm An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo, đá, bãi cạn; trong đó có

hai đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng khoảng 1,5 km2; nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp thành hình vòng cung nên còn gọi là nhóm Lưỡi Liềm,

trong đó có các đảo Hoàng Sa (diện tích gần 1 km2), Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn

Quần đảo Hoàng Sa là một thế giới san hô với hơn 100 loài đã tạo thành một phần của vòng cung san hô ngầm dọc bờ biển Đông Nam của lục địa châu Á Hình thái địa hình các đảo trong quần đảo Hoàng Sa tương đối đơn giản nhưng mang đậm bản sắc của địa hình ám tiêu san hô vùng nhiệt đới Đa số các đảo có

độ cao dưới 10m, và có diện tích nhỏ hẹp dưới 1 km2 Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2 Ngoài các đảo, còn có các cồn san hô, vành đai san hô bao bọc một vùng nước tạo thành một đầm nước giữa biển khơi, có cồn dài tới 30 km, rộng 10 km như cồn Cát Vàng Trên đảo Hoàng Sa còn có một trạm khí tượng được chính quyền bảo hộ Pháp xây dựng và hoạt động từ năm 1938, đến năm 1947 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WVO) công nhận và đặt số hiệu 48860 trong mạng lưới khí tượng quốc

tế Nhiệt độ không khí ờ vùng biển quần đảo Hoàng Sa có giá trị thấp nhất 220 –

240C trong tháng 1, tăng dần đạt cực đại 28,50 – 290C trong tháng 6, 7 và giảm

từ từ tới 250C vào tháng 12 Chế độ gió mùa vùng quần đảo Hoàng Sa phức tạp

và thể hiện ảnh hưởng của địa hình lục địa Việt Nam và Trung Quốc Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.200 - 1.600 mm, thấp hơn nhiều so với lượng mưa ở quần đảo Trường Sa và các vùng khác trên đất liền Mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa trung bình hàng tháng

100 - 200 mm, đạt 200 - 400 mm trong tháng 10 Lượng mưa trung bình trong

mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4) 200 - 300 mm với lượng mưa hàng tháng

20 - 25 mm (tháng 1, 2, 3) và đạt đến 50 mm trong tháng 12 và tháng 4 Độ ẩm

tương đối trung bình ở Hoàng Sa là 80 - 85% và hầu như không bị biến động

nhiều theo mùa

Thảm thực vật của quần đảo Hoàng Sa rất đa dạng Có đảo cây cối um tùm nhưng có đảo chỉ có các cây nhỏ và cỏ dại Thực vật phần lớn thuộc các loài có nguồn gốc ở miền duyên hải Việt Nam

Trang 2

Hải sản ở quần đảo Hoàng Sa có nhiều loài quý như: tôm hùm, hải sâm, đồi mồi, vích, ốc tai voi, và loại rau câu quý hiếm, rất có giá trị trên thị trường quốc tế

TÊN: PHẠM KIM NGÂN_8b

TÌM HIỂU VỀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo san hô nằm ở giữa biển Đông Trong nhiều thế kỷ trước đây quần đảo này thường được gọi dưới tên chung với quần đảo Trường Sa là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Đại

Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn lý Trường Sa v.v Các nhà hàng hải và truyền giáo phương Tây (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp) gọi dưới các tên Paracels, Parcels hoặc Pracels

Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khoảng 15o45 đến 17o15 bắc; 111o đến 113o đông, án ngữ ngang cửa vịnh Bắc bộ, cách đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) - Quảng Ngãi hơn 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý Quần đảo gồm trên 30 hòn đảo, cồn đá, san hô, bãi cát nằm rải rác trên một vùng biển rộng từ tây sang đông khoảng 100 hải lý, từ bắc xuống nam khoảng 85 hải lý, chiếm một diện tích khoảng 15.000km2

Quần đảo Hoàng Sa chia thành hai nhóm

Nhóm phía đông, gồm khoảng 8 hòn đảo nhỏ và một số mỏm đá san

hô mới nhô lên khỏi mặt nước Lớn nhất là đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn rộng trên dưới 1,5km2, có nhiều cây cối, xung quanh có những bãi san hô và bãi cát ngầm Một số đảo khác như đảo Cây, đảo Bắc, đảo Trung, đảo Nam có diện tích từ 0,4km2 trở xuống, nhiều đảo có bờ cát trắng hoặc bãi san hô viền quanh

Nhóm phía tây, gồm khoảng 15 hòn đảo nhỏ Các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa, Duy Mộng, Chim Én, Tri Tôn diện tích khoảng từ 0,5km2 trở xuống và cao hơn mặt nước từ 4m đến 6m

Trong quần đảo Hoàng Sa, đảo Linh Côn nằm ở ngoài cùng về phía đông và đảo Tri Tôn nằm ngoài cùng về phía nam Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo thuộc quần đảo khoảng 10km2 Ngoài các đảo, còn có những cồn san hô, vành đai san hô bao bọc một vùng nước tạo thành một đầm nước giữa biển khơi Có cồn dài tới 30km, rộng 10km như cồn Cát Vàng

Ở phía đông đảo Hoàng Sa, có một cầu tàu bằng đá và bê tông dài khoảng 180m, do một công ty Nhật Bản được nhà cầm quyền Pháp

Trang 3

trước đây cho phép khai thác phân chim xây dựng, nay vẫn còn nguyên dấu tích Trên đảo Hoàng Sa còn có một trạm khí tượng được xây dựng

và hoạt động từ năm 1938, đến năm 1947 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) công nhận và đặt số hiệu 48860 trong mạng lưới khí tượng quốc tế

Quần đảo Hoàng Sa không có mùa đông lạnh giá, mà mùa hè nóng nực, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong tháng 1 là 23oC, cao nhất trong tháng 7 là 28oC Thời tiết có thể chia làm hai mùa: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 6, mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 12 Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.170mm Từ tháng 6 đến tháng 8, bão thường xuyên đi qua quần đảo này

Thảm thực vật của quần đảo Hoàng Sa rất đa dạng Có đảo cây cối um tùm, nhưng có đảo chỉ có các bụi cây nhỏ và cỏ dại Thực vật phần lớn thuộc các loài có nguồn gốc ở miền duyên hải Việt Nam Dưới thời nhà Nguyễn, các vua đã ra lệnh đem các loại cây ra trồng trên các đảo để thuyền bè qua lại dễ nhận, tránh khỏi tai nạn Trên các đảo có nguồn phốt phát vôi do phân chim tích tụ từ lâu đời bị phong hóa Qua khảo sát các nhà địa chất Pháp ước tính trữ lượng khoảng gần 10 triệu tấn Đây là nguồn phân bón có giá trị lớn.Hải sản ở Hoàng Sa, có nhiều loài quý như tôm hùm, hải sâm, đồi mồi, vích, ốc tai voi v.v và một loại rau câu quý hiếm, rất có giá trị trên thị trường quốc tế

Trang 4

Trên các bản đồ đầu tiên của các nhà hàng hải phương Tây, quần đảo Hoàng Sa cùng Trường Sa thường được vẽ thành một dải liền nhau hình lá cờ đuôi nheo nằm dọc bờ biển nước ta từ khoảng ngang Đà Nẵng tới cuối đồng bằng Nam bộ Vào đầu thế kỷ 20, từ kết quả các cuộc khảo sát khoa học của chính quyền thực dân Pháp tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng nhờ sự phát triển của ngành hàng hải

và ngành đo đạc bản đồ biển, người ta mới tách ra hai quần đảo riêng biệt mang tên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa Trên các bản đồ nước ngoài, quần đảo Hoàng Sa thường gọi là quần đảo

Paracels.

TÊN:LÊ HOÀNG ĐỨC ANH-8B

TÌM HIỂU VỀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô, phân bố rải rác trong phạm vi từ khoảng kinh tuyến 1110 Đông đến 1130 Đông; từ vĩ tuyến 15045' Bắc đến 17015' Bắc, ngang với Huế và Đà Nẵng, phía ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, ở khu vực phía Bắc Biển Đông

Quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm: nhóm phía Đông có tên là nhóm An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo, đá, bãi cạn; trong đó có

hai đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng khoảng 1,5 km2; nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp thành hình vòng cung nên còn gọi là nhóm Lưỡi Liềm,

trong đó có các đảo Hoàng Sa (diện tích gần 1 km2), Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn

Quần đảo Hoàng Sa là một thế giới san hô với hơn 100 loài đã tạo thành một phần của vòng cung san hô ngầm dọc bờ biển Đông Nam của lục địa châu Á Hình thái địa hình các đảo trong quần đảo Hoàng Sa tương đối đơn giản nhưng mang đậm bản sắc của địa hình ám tiêu san hô vùng nhiệt đới Đa số các đảo có

độ cao dưới 10m, và có diện tích nhỏ hẹp dưới 1 km2 Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2 Ngoài các đảo, còn có các cồn san hô, vành đai san hô bao bọc một vùng nước tạo thành một đầm nước giữa biển khơi, có cồn dài tới 30 km, rộng 10 km như cồn Cát Vàng Trên đảo Hoàng Sa còn có một trạm khí tượng được chính quyền bảo hộ Pháp xây dựng và hoạt động từ năm 1938, đến năm 1947 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WVO) công nhận và đặt số hiệu 48860 trong mạng lưới khí tượng quốc

tế Nhiệt độ không khí ờ vùng biển quần đảo Hoàng Sa có giá trị thấp nhất 220 –

240C trong tháng 1, tăng dần đạt cực đại 28,50 – 290C trong tháng 6, 7 và giảm

từ từ tới 250C vào tháng 12 Chế độ gió mùa vùng quần đảo Hoàng Sa phức tạp

và thể hiện ảnh hưởng của địa hình lục địa Việt Nam và Trung Quốc Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.200 - 1.600 mm, thấp hơn nhiều so với lượng

Trang 5

mưa ở quần đảo Trường Sa và các vùng khác trên đất liền Mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa trung bình hàng tháng

100 - 200 mm, đạt 200 - 400 mm trong tháng 10 Lượng mưa trung bình trong

mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4) 200 - 300 mm với lượng mưa hàng tháng

20 - 25 mm (tháng 1, 2, 3) và đạt đến 50 mm trong tháng 12 và tháng 4 Độ ẩm

tương đối trung bình ở Hoàng Sa là 80 - 85% và hầu như không bị biến động

nhiều theo mùa

Thảm thực vật của quần đảo Hoàng Sa rất đa dạng Có đảo cây cối um tùm nhưng có đảo chỉ có các cây nhỏ và cỏ dại Thực vật phần lớn thuộc các loài có nguồn gốc ở miền duyên hải Việt Nam

Hải sản ở quần đảo Hoàng Sa có nhiều loài quý như: tôm hùm, hải sâm, đồi mồi, vích, ốc tai voi, và loại rau câu quý hiếm, rất có giá trị trên thị trường quốc tế

Ngày đăng: 09/04/2024, 00:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w