BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KỶ YEU HOI THẢO KHOA HỌC
CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
Hà Nội - 2020
Trang 2MỤC LỤC KỶ YÊU HỘI THẢO
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật hình sự nam 2015
Những điểm mới co bản trong chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
trong BLHS năm 2015
ThS Phạm Thị Lan AnhHọc viện An ninh nhân dân
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật trong
Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người
đang châp hành án phạt tù trôn trong BLHS năm 2015
TS Hoàng Văn HùngTruong Dai học Luật Hà Nội
Tội truy cứu trách nhiệm người không có tội trong BLHS năm 2015
PGS.TS Nguyễn Văn Hương
Truong Dai học Luật Hà Nội
Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử
trong BLHS năm 2015
ThS Mai Thi Thanh Nhung- ThS Nguyễn Thanh Long
Truong Dai học Luật Ha Nội
Tội ra bản án trái pháp luật trong BLHS năm 2015
ThS Nguyễn Thanh Long
Truong Dai học Luật Hà Nội
Tội tha trái pháp luật người đang bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam,
người đang châp hành án phạt tù trong BLHS năm 2015
TS Lý Văn Quyên
Trường Đại học Luật Hà Nội
Một số van đề về tội bức cung trong BLHS năm 2015
ThS Đào Phương ThanhTruong Dai học Luật Hà Nội
10.Một số van đề về tội dùng nhục hình trong BLHS năm 2015
ThS Đào Phương ThanhTruong Dai học Luật Ha Nội
11.Tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm trong BLHS năm 2015ThS Lưu Hải Yến
Truong Dai học Luật Hà Nội
112
Trang 3NHỮNG DIEM MỚI CƠ BẢN TRONG CHƯƠNG CAC TOI XÂM PHAM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
ThS Phạm Thi Lan AnhKhoa Luật - Học viện ANND
Trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay, các quan điểm, chủ trương mới của Đảng về cải cách tư pháp được thé hiện trong Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Trong đó tập trung nhắn mạnh các yêu cầu “coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục to tung tu phap, dé cao hiệu quả phòng ngừa va tinh hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh té, quan hệ dan sự và bo lọt tội phạm”, đồng thời, “xứ lý nghiêm khắc hơn doi với những tội phạm là người có thẩm quyên trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội Người có chức vụ càng cao mà lợi dụng chức vu, quyên hạn phạm tội thì càng phải xu ly nghiêm khắc dé làm gương cho người khác” Những quan điểm, chủ trương mới này chính là định hướng chiến lược, quan trọng trong việc sửa đồi, bố sung các quy định của của BLHS năm 2015, trong đó có các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
Thời gian vừa qua, những hành vi phạm tội của người có chức vụ, quyền hạn nói chung, những hành vi xâm phạm tính đúng đắn trong hoạt động tư pháp nói riêng do người có chức vụ, quyên hạn thực hiện đã gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước, làm giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân Đặc biệt, những sai phạm trong lĩnh vực tư pháp đã trực tiếp xâm hại đến những quyền con người cơ bản như quyên sống, quyên tự do, quyền được bảo vệ về sức khỏe.
Điền hình là vụ sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động tố tụng hình sự, các cơ
1
Trang 4quan chức năng đã kết luận sai cho ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) về hành vi giết người trong 02 vụ án khiến ông phải ngồi tù oan đến 17 năm 6 tháng Vụ án oan sai này gây ra những bức xúc lớn trong dư luận, khiến quần chúng nhân dân bất bình, giảm sút lòng tin về tính công minh, nghiêm túc trong hoạt động bảo vệ và thực thi pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Thuận Sai phạm đó dẫn đến hệ qua là Nhà nước phải tổ chức một budi công khai xin lỗi, bồi thường ông Nén 10,5 tỷ đồng (Căn cứ theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009, nay là Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017).
Những quy định cụ thé về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ cho các cơ quan tư pháp và nhân viên tư pháp mà còn là căn cứ pháp lý quan trong dé các tô chức, cá nhân này đối chiếu, thực hiện Do đó, những quy định trong Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp càng chặt chẽ, càng cụ thể và nghiêm khắc thì càng tạo hành lang pháp lý vững chắc đảm bảo quá trình thực thi pháp luật đúng quy định, tránh tình trạng nhằm lẫn, gây oan sai trong quá trình áp dụng.
Xuất phát từ các yêu cau cải cách tư pháp trên, Chương XXIV - Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong BLHS năm 2015 có những điểm mới cơ bản so với Chương XXII của BLHS năm 1999 Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, tác giả tập trung làm rõ điểm mới trong nội hàm khái niệm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp tại Điều 367 BLHS, đồng thời chỉ ra những điểm mới căn bản trong tổng thể nội dung quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong BLHS năm 2015.
1 Về phạm vi các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Điều 292 BLHS năm 1999 quy định: “Các fội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn cua các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành an trong việc bảo vệ quyên lợi của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp cua tô chức, công dân” Quy định này chỉ tiếp cận các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp trong phạm vi hẹp, gắn với hành vi của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án Hiện nay, lĩnh vực hoạt động tư pháp gắn với quyền tư pháp đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013, tuy nhiên, những quy định đó vẫn mang tính trừu tượng và chưa được giải thích chính thức Vì vậy, cho đến nay, bàn về lĩnh vực “hoạt động tư pháp” vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau:
2
Trang 5+ Có quan điểm cho răng hoạt động tư pháp là hoạt động xét xử của Tòa án và những hoạt động của các cơ quan, tô chức khác trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Theo đó, lĩnh vực hoạt động tư pháp không chỉ là hoạt động của cơ quan xét xử mà còn có cả các cơ quan tư pháp khác bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và các cơ quan bé trợ tư pháp như văn phòng Luật sư, Công chứng, Dịch thuật, Giám định Cơ sở pháp lý của quan điểm này là Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW.
+ Quan điểm khác lại cho rằng hoạt động tư pháp là hoạt động của các cơ quan
được giao thầm quyền điều tra, giải quyết các vụ án hình sự, hành chính, dân sự theo trình tự, thủ tục tố tụng (tố tụng hình sự, tố tụng hành chính, tô tụng dân sự) Theo quan điểm này, các cơ quan tư pháp bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Cơ quan thi hành án.
+ Tuy nhiên, cũng có quan điểm lại cho rang “# pháp là một lĩnh vực quyén lực nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phán xét tính đúng dan, tính hợp pháp của các hành vi, các quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ich giữa các chủ thé pháp luật”! Do đó, hoạt động tư pháp chỉ là hoạt động xét xử của Tòa án và cơ quan tư pháp chỉ duy nhất là Tòa án.
Mỗi quan điểm đều chứa đựng những hạt nhân hợp lý Điều đó khiến cho hoạt động áp dụng pháp luật hình sự trong việc nhận diện các tội xâm phạm hoạt động tưpháp cũng như phạm vi các tội xâm phạm hoạt động tư pháp gặp không ít khó khăn, lúng túng Mặt khác, quy định tại Điều 292 BLHS năm 1999 cũng chưa bao quát hết phạm vi chủ thể tham gia hoạt động tư pháp.
Từ những lý do trên, BLHS năm 2015 đã xây dựng lại khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp tại Điều 367 theo hướng quy định khái quát, có tính bao trùm: “Các tội xâm phạm hoạt động tu pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động to tụng va thi hành án”.
- Từ nội hàm khái niệm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp như vậy, thì vấn
! Xem: PGS.TS Nguyễn Dang Dung, “Thể chế Tư pháp trong Nhà nước pháp quyền”, tr.11, NXB Tư pháp,
năm 2004.
Trang 6dé đặt ra hiện nay là cần hiểu về phạm vi các tội xâm phạm hoạt động tư pháp dưới góc độ tiếp cận mới, đó là sự đúng đắn của hoạt động t6 tung va thi hanh an thay vi sự liệt kê là “hoat động đúng đắn của các cơ quan diéu tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyên lợi của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” như quy định tai BLHS năm 1999 trước đây Điều này cho phép xác định các tội xâm phạm hoạt động tư pháp chính là các hành vi phạm tội phát sinh trong hoạt động tố tụng hình sự, t6 tung hanh chinh, t6 tung dan su va thi hanh an cac loai an trén.
+ Tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các chu thé có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Ở nước ta hiện nay, hoạt động t6 tung hinh sw được chia thành 04 giai đoạn, tương ứng với chức năng của các cơ quan tiến hành tô tụng hình sự: (1) Khởi tổ vụ án hình sự; (2) điều tra và truy tố; (3) xét xử; (4) thi hành bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Hai giai đoạn đầu gắn với thâm quyền khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát Giai đoạn thứ ba gắn với chức năng và hoạt động của Tòa án và giai đoạn thứ tư gắn với chức năng và hoạt động của cơ quan thi hành án hình sự.
+ Tố tụng hành chính là toàn bộ hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tung, của cá nhân, của cơ quan Nha nước và tô chức trong việc giải quyết vụ án hành chính, cũng như trình tự do pháp luật quy định đối với việc khởi kiện, thụ lý, giải quyết vụ án hành chính và thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính.
+ Tổ tụng dân sự là toàn bộ hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sat, người tiễn hành tố tụng, người tham gia tổ tụng, của cá nhân, của cơ quan Nhà nước và tô chức trong việc giải quyết vụ án dân sự.
+ Thi hành án /à việc tổ chức thi hành các bản án hình sự, hành chính, dân Sự, quyết định có hiệu lực của Tòa án nhằm đảm bảo hiệu lực thực thi của các bản án trên thực tế nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân cơ quan, tổ chức Một hành vi sở di bị quy định là tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp va phải chịu trách nhiệm hình sự vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án hình sự, hành chính, dân sự là những
4
Trang 7quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là hành vi trái với qui định của BLHS Hành vi trái pháp luật hình sự hay được quy định trong BLHS là một dấu hiệu đòi hỏi phải có ở những hành vi phạm tội nói chung và các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng Đó là những hành vi phạm pháp luật hình sự do những người có nhiệm vu, quyền hạn tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng hoặc những người khác thực hiện Ví dụ, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn của các cán bộ, nhân viên tư pháp (điều tra viên, kiểm sát viên ) hoặc hành vi cản trở hoạt động đúng dan của các cơ quan tư pháp do những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan Nhà nước, tô chức xã hội, người tham gia tố tụng hoặc những người khác thực hiện.
- Hành vi phạm tội trong các tội xâm phạm hoạt động tư pháp phải do các chủ thé của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thực hiện Thông qua việc sửa đổi phạm vi khái niệm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, phạm vi chủ thé thực hiện các tội xâm phạm hoạt động tư pháp cũng được điều chỉnh phù hợp Theo đó, chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp được bồ sung, mở rộng như sau:
+ Chủ thé của tội ra quyết định trái pháp luật được mở rộng từ “#gười có thẩm quyên trong hoạt động diéu tra, truy tố, xét xử, thi hành án” (Điều 296 BLHS năm 1999) thành “người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án” (Điều 371 BLHS năm 2015).
+ Chủ thé của tội dùng nhục hình được mở rộng từ người trong “hoat động diéu tra, truy tố, xét xử, thi hành án” (Điều 298 BLHS năm 1999) thành người trong “hoạt động tổ tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo đục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” (Điều 373 BLHS năm 2015) Như vậy, chủ thể của tội dùng nhục hình co phạm vi rất rộng,
Trang 8(3) Cán bộ Công an phường, xã trong khi tham gia hoạt động thi hành các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc các hoạt động bồ trợ tư pháp như tham gia bắt, giữ người theo quy định của pháp luật
(4) Cán bộ kiêm sát làm công tác điêu tra hoặc kiêm sát điêu tra ở các Viện kiểm sát nhân dân từ cấp huyện trở lên.
(5) Thâm phán toà án nhân dân các cấp.
(6) Cán bộ thi hành án hình sự, dân sự, hành chính.
(7) Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Trưởng phân hiệu, Phó trưởng phân hiệu,Đội trưởng, Đội phó các Đội chuyên môn, nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ vũ trang bảo vệ và công nhân viên, giáo viên của các trường giáo dưỡng.
(8) Giám đốc, Phó Giám đốc, công nhân viên, giáo viên và bảo vệ của cơ sở giáo dục bắt buộc.
(9) Giám đốc, Phó Giám đốc, cán bộ y tế, công nhân viên và bảo vệ của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Chủ thé của tội bức cung được mở rộng từ “#gười nào tiến hành diéu tra, truy to, xét xử” (Điều 299 BLHS năm 1999) thành “người nào trong hoạt động tố tụng” (Điều 374 BLHS năm 2015).
+ Tội làm sai lệch hỗ sơ vụ án quy định tại Điều 300 BLHS năm 1999 được
mở rộng thành tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc quy định tại Điều 375 BLHS năm 2015 Đồng thời chủ thé của tội phạm này cũng được mở rộng đối với “#øgười bảo vệ quyên lợi đương sự” thành “người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự”.
+ BLHS năm 2015 có sự thay đôi thuật ngữ được sử dụng dé quy dinh về một
chủ thé của tội thiếu trách nhiệm dé người bi bắt, người bi tạm g1ữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn, đó là người trực tiếp “dan giải người bị giam, giữ” (Điều 301 BLHS năm 1999) thành người trực tiếp “áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người dang chấp hành án phạt từ” (Điều 376 BLHS năm 2015).
6
Trang 9Căn cứ quy định tại các điểm k và 1 Khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015, áp giải là “việc cơ quan có thẩm quyên cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cap, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành diéu tra, truy tô hoặc xét xử”, còn dẫn giải là “việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị t6 giác hoặc bi kiến nghị khởi to đến địa điểm tiễn hành diéu tra, truy 16, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định” Do đó, BLHS thay đôi thuật ngữ quy định về phạm vi chủ thể của tội này nhăm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy định của BLTTHS năm 2015.
+ Chủ thê của tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, bên cạnh những chu thé được quy định tại Điều 307 BLHS năm 1999 là “#„gười giám định, người phiên dịch, người làm chứng”, Điều 382 BLHS năm 2015 (mở rộng thêm một số chủ thé, đó là “người định giá tài sản”, “người dịch thuật” và “người bào chita’) Trong đó:
(1) Người định giá tài sản là thành viên Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, thành viên Hội đồng xác định giá tri tang vật vi phạm hành
(2) Người dịch thuật là người luận giải ý nghĩa của một đoạn văn viết hoặc văn nói trong một ngôn ngữ nào đó — văn nguồn — và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một đoạn văn viết hoặc mới và tương đương — văn đích hay là ban dịch Người dịch thuật bao gồm người biên dịch và người phiên dịch Trong đó, người phiên dịch có chức năng dịch trong giao tiếp, văn nói hoặc là diễn giải lại câu của người khác sang ngôn ngữ để người nghe hiểu Còn biên dịch là người dịch văn bản từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác.
(3) Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thâm quyền tiễn hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thầm quyền tiễn hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ky bào chữa Người bào chữa có thé là: Luật
? Xem: Điều 5, 6, 7 Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản
trong Tố tụng hình sự; Điều 8 Thông tư liên tịch số 02/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC ngày 28/3/2014Hướng dẫn thi hành Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đối, bổ sung theo Luật sửa đối, bồ sung một SỐđiều của Bộ luật Tố tụng dân sự về định giá tài sản, thâm định giá tài sản; Điều 6 Thông tư số 173/2013/TT-BTCngày 20/11/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.7
Trang 10sư; người đại diện của người bị buộc tội; bào chữa viên nhân dân; trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
+ BLHS năm 2015 có sự quy định cụ thể về chủ thê của tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu (Điều 383) Đó là: người làm chứng, người giảm định, người định giá tài sản, người dịch thuật.
+ BLHS năm 2015 thay thế thuật ngữ “nhdn viên tu pháp” trong tội ép buộc
nhân viên tư pháp làm trái pháp luật (Điều 297 BLHS năm 1999) thành thuật ngữ “người có thẩm quyên trong hoạt động tố tụng, thi hành án” trong tội trong tội ép buộc người có thâm quyền trong hoạt động tổ tụng, thi hành án làm trái pháp luật (Điều 372 BLHS năm 2015).
Bên cạnh việc sửa đối, bố sung diện chủ thé của tội phạm, từ khái niệm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, BLHS năm 2015 còn mở rộng phạm vi đối tượng tác động của một số tội phạm Cụ thể: Mở rộng phạm vi đối tượng bỏ trồn trong Tội thiếu trách nhiệm dé người bị bắt, người bị tạm gitr, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn (Điều 376); đối tượng được tha trái pháp luật trong tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù (Điều 378) và đối tượng được đánh tháo trong tội đánh thao người bi bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù (Điều 387) theo hướng thay cụm từ “người bị giam, giữ” trong quy định của BLHS năm 1999 bằng cụm từ “người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt từ" (Điều 387 BLHS năm 2015).
2 Việc bo sung một số tội danh mới xâm phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật hình sự năm 2015
Xuất phát từ thực tiễn tình hình tội phạm trong lĩnh vực hoạt động tư pháp trong thời gian qua cho thấy, những hành vi gây tình trạng mắt ôn định, trật tự tại các cơ sở giam giữ và tại các phiên tòa, phiên họp gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực thi công lý tại các phiên tòa, phiên họp cũng như công tác quản lý giáo dụcphạm nhân, bi can, người bi tạm giữ tại các cơ sở giam giữ Trong khi đó, trước
3 Xem: Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Trang 11khi ban hành BLHS năm 2015, nhiều hành vi phá hoại các cơ sở giam giữ, gây rối trật tự tại phiên tòa, phiên họp mang tính chất tự phát gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh trật tự tại các khu vực này vẫn chưa có quy định nào đủ nghiêm khắc có tính ran đe, trừng tri người phạm tội Vì vậy, BLHS năm 2015 đã bô sung 02 loại hành vi phạm tội (mới) xâm phạm hoạt động tư pháp nhằm dam bảo tính nghiêm minh trong quá trình thực thi công lý, đó là: Tội phạm vi phạm quy định về giam giữ (Điều 388) và Tội gây rỗi trật tự tại phiên tòa, phiên họp (Điều 391) Cụ thể:
- Đối với tội vi phạm quy định về giam giữ, Điều 388 BLHS năm 2015 quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người khi hội tụ đủ 02 yếu tố sau:
+ Mot là, thực hiện 1 trong 2 hành vi vi phạm quy định về giam giữ, đó là: (i) Gay rỗi hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý
giam giữ,
(ii) Không có trách nhiệm mà đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cả nhân hoặc phương tiện ghi âm, ghi hình trong cơ sở giam giữ.
+ Hai là, đã bi xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Đối với tội gây rỗi trật tự tại phiên tòa, phiên họp, Điều 391 BLHS năm 2015 quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người khi người đó thực hiện mộttrong các hành vi sau:
+ Một là, thoa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thâm phán, Hội thấm, người có thâm quyên tiến hành tô tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp tại phiên tòa, phiên họp.
+ Hai là, đập phá tài sản tại phiên tòa, phiên họp trừ trường hợp quy định tại
Điều 178 BLHS (Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản).
Việc bố sung các tội danh nêu trên vào Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là hoàn toàn cần thiết, đáp ứng yêu cầu đấu tranh có hiệu quả chống các tội
phạm này trong thực tiễn.
3 Bộ luật hình sự năm 2015 đáp ứng yêu cầu nội luật hóa chuẩn mực quốc tế về chong tra tan và các hình thức đối xử, trừng phạt tan bao, vô nhân dao, hạ nhục con người
Trang 12Ngày 07/11/2013, Việt Nam ký Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về chéng tra tấn và các hình thức trừng phạt và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người năm 1984; ngày 28/11/2014, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 83/2014/QH13 về việc phê chuan Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; và đến ngày 17/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 364/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước này Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng dé BLHS rà soát dé sửa đổi, b6 sung những quy định liên quan đến hành vi tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người theo hướng nội luật hóa các chuẩn mực quốc tế theo tỉnh thần của Công ước này Quy định của BLHS năm 2015 tại 02 điều luật về 02 tội danh: tội dùng nhục hình (Điều 373) và tội bức cung (Điều 374) về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu này:
- Đối với tội dùng nhục hình (Điều 373), BLHS năm 2015 đã mở rộng phạm vi hành vi dùng nhục hình từ “dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án” (Điều 298 BLHS năm 1999) được sửa đổi thành “dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bat kỳ hình thức nao” trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc!.
- Đối với tội bức cung (Diéu 374), bên cạnh việc mở rộng phạm vi chu thể của tội phạm dé phù hợp nội dung khái niệm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, BLHS năm 2015 còn kết cấu lại nội dung điều luật theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh so với BLHS năm 1999 Trong đó, nội dung quy định của Điều luật đã bổ sung dau hiệu mục đích của chủ thê của tội phạm khi thực hiện hành vi phạm tdi là buộc người bị lấy lời khai, bị hỏi cung phải “khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc” Đây là điểm mới của BLHS năm 2015 so với quy định của BLHS năm 1999 là buộc người bị thâm van “khai sai sự that” vụ án.
Quy định của BLHS năm 2015 về tội dùng nhục hình thể hiện sự “thu hút” hành vi “dung nhục hình” trong giai đoạn tố tụng đối với người bị lấy lời khai, bị hỏi
Xem thêm: Điều 373 BLHS năm 2015.
10
Trang 13cung là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 374 Theo đó, hành vi dùng nhục hình dé bức cung người bị lấy lời khai, bị hỏi cung thay vì bị xử lý thành 02 trường hợp (hoặc là xử lý về tội dùng nhục hình nếu người bị thâm vấn không khai sai sự thật vụ án và không gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc là xử lý cả về 02 tội là dùng nhục hình và bức cung nếu người bị thâm vấn khai sai sự thật vụ án gây hậu quả nghiêm trong) Hanh vi với các dau hiệu này theo BLHS năm 1999 thì chỉ xử lý về tội bức cung.
4 Dấu hiệu định tội, định khung hình phạt trong một số tội được cụ thể hóa bảo đảm tính minh bạch, thống nhất trong nhận thức và áp dụng luật
Đề bảo đảm tính minh bạch và thống nhất trong quá trình nghiên cứu và áp dụng pháp luật, Chương XXIV BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi, b6 sung quan trọng nhăm kết cấu lại, cụ thé hóa hoặc mô tả rõ ràng các dau hiệu định tội hoặc định khung hình phạt Cụ thé:
- Thứ nhất, BLHS năm 2015 có sự kết cau lại nội dung điều luật đối với tội không chấp hành án (Điều 380) và tội che giấu tội phạm (Điều 389):
+ Đối với tội không chấp hành án: BLHS năm 2015 đã kết cau lại nội dung điều luật quy định về tội không chấp hành án (Điều 304 BLHS năm 1999) theo hướng: (i) quy định cụ thé hành vi phạm tội; (ii) phân hóa trách nhiệm hình sự thành 02 khung hình phạt va (iii) bố sung quy định về hình phạt bổ sung.
Việc tách nội dung điều luật thành 02 khoản, BLHS năm 2015 đã thê hiện sự phân hóa trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong trường hợp phạm tội cụ thé theo hướng rõ ràng và nghiêm khắc hon.
+ Đối với tội che giấu toi phạm: BLHS năm 2015 kết cấu lại nội dung điều luật theo hướng xóa bỏ tên tội phạm tương ứng với số điều luật Xét về bản chất, việc bỏ tên tội tương ứng với mỗi điều luật giúp việc quy định tội phạm giảm bớt tính céng kénh, thuận tiện trong việc bao quát quy định của điều luật, đồng thời, quy định còn thê hiện tính liên kết giữa tội phạm với những điều luật có liên quan.
- Thứ hai, BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa một số tình tiết định tội còn mang tính chất định tính, chưa cụ thể trong một số tội phạm, thông qua đó, quá trình áp dụng pháp luật hình sự có những định lượng cụ thể, giảm những nguy cơ oan sai
11
Trang 14trong hoạt động tư pháp Cụ thé:
+ Mô tả cụ thé hành vi dé giúp quá trình nhận diện tội phạm được rõ ràng, dễ
đối chiếu, áp dụng trong các tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, git, giam người trái pháp luật (Điều 377); tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản (Điều 385)
+ Dấu hiệu hậu quả được quy định theo hướng cụ thê, rõ ràng trong các tội ép buộc người có thâm quyên trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật (Điều 372); tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn (Điều 376); tội không thi hành án (Điều 379); tội cản trở việc thi hành án (Điều 381).
+ Mở rộng phạm vi điều luật theo dẫn chiếu cụ thé đối với các quy định pháp luật có liên quan đối với tội không tố giác tội phạm Theo đó, bên cạnh việc không tổ giác tội phạm căn cứ theo quy định của BLHS về tội che giấu tội phạm, hành vi của người không tổ giác tội phạm còn cấu thành tội phạm này khi người đó không tổ giác tội phạm quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 14 BLHS Đồng thời mở rộng trường hợp phạm tội không tô giác tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng của người bào chữa khi người đó biết rõ người “dang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện” các tội phạm này là người mà họ đang bào chữa. - Thứ ba, BLHS cụ thê hóa tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự trong quy định của 17 tội phạm tại Chương này, cụ thé: (1) tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 368); (2) tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội (Điều 369); (3) tội ra bản án trái pháp luật (Điều 370); (4) tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 371); (5) tội ép buộc người có thấm quyên trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật (Điều 372); (6) tội dùng nhục hình (Điều 373); (7) tội bức cung (Điều 374); (8) tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc (Điều 375); (9) tội thiếu trách nhiệm dé người bị bắt, người bi tạm giữ, tạm giam, người dang chấp hành án phạt tù trỗn (Điều 376); (10) tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377); (11) tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù (Điều 378); (12) tội không thi hành án (Điều 379); (13) tội can trở việc thi hành án (Điều 381); (14) tội cung cấp tài liệu
12
Trang 15sai sự thật hoặc khai báo gian đối (Điều 382); (15) tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu (Điều 384); (16) tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản (Điều 385); và (17) tội đánh tháo người bi bắt, bị tạm g1ữ, tạm giam, người dang bi ap giải, xét xử, chấp hành án phạt tù (Điều 387).
5 Bộ luật hình sự năm 2015 có sự phân hóa trách nhiệm hình sự mạnh mẽ đối với một số tội phạm
Đề đảm bảo xử lý nghiêm minh, cụ thé, rõ ràng trong chính sách hình sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, cũng như nhằm bảo đảm yêu cầu của Hiến pháp 2013, đó là “quyên con người, quyền công dân chỉ có thé bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hop can thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đực xã hội, sức khỏe cua cộng dong”, do đó hau hết các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Chương XXIV BLHS năm 2015 đã được rà soát và thiết kế lại hệ thông chế tài xử lý đối các tội phạm này theo hướng:
- Thứ nhất, b6 sung khung hình phạt tăng nặng đối với một số tội quy định tại BLHS năm 1999, cụ thé: tách Khoản 2 Điều 297 BLHS năm 1999 (Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật) thành thành 02 khoản là Khoản 2 và 3 Điều 372 BLHS (Tội ép buộc người có thâm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật)., Khoản 3 Điều 298 BLHS năm 1999 (tội dùng nhục hình) thành 02 khoản là Khoản 3 và 4 Điều 373 BLHS; tách Khoản 3 Điều 299 BLHS năm 1999 (tội bức cung) thành 02 khoản là Khoản 3 và 4 Điều 374 BLHS; tách Khoản 2 Điều 305 Bộ luật hình sự năm 1999 (tội không thi hành án) thành 02 khoản là Khoản 2 và 3 Điều 379 BLHS Đồng thời kết cấu lại Điều 304 BLHS năm 1999 (tội không chấp hành án) thành 02 khung tại Điều 380 BLHS Đối với mỗi khung được tách ra, mức hình phạt quy định trong từng khung cũng được điều chỉnh, sửa đổi để đảm bảo thu hẹp khoảng cách giữa mức hình phạt thấp nhất và cao nhất trong khung Đồng thời, các mức hình phạt vẫn đảm bảo tính nghiêm minh trong xử lý hình sự đối với hành vi phạm tội tương ứng.
- Thứ hai, BLHS năm 2015 được thiết kế lại hệ thống chế tài theo hướng nghiêm khắc hơn, nâng mức hình phạt chính trong 15 điều khoản quy định về hình
13
Trang 16phạt chính trong 13 điều luật thuộc chương này Trong đó, có 12 điều khoản quy định nâng mức hình phạt tối thiểu của khung nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa mức thấp nhất và mức cao nhất của khung hình phạt, đồng thời nâng mức hình phạt trong 01 khung nhằm thể hiện tính nghiêm khắc trong xử lý người phạm tội trong lĩnh vực hoạt động tư pháp Cụ thể:
+ BLHS năm 2015 có sự thu hẹp khoảng cách giữa mức thấp nhất và mức cao
nhất của khung hình phạt băng cách nâng mức thấp nhất của khung hình phạt đối với các tội: tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 368); tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội (Điều 369); tội ra bản án trái pháp luật (Điều 370); tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc (Điều 375).
+ BLHS năm 2015 được quy định theo hướng nâng mức hình phạt trong khung đối với một số tội: tội thiếu trách nhiệm dé người bị bắt, người bị tạm gilt, tạm giam, người đang chấp hành án phat tù tron (Điều 370); tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 371); tội bức cung (Điều 374); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377); tội không tố giác tội phạm (Điều 390)
- Thứ ba, BLHS năm 2015 có sự hạn thấp mức hình phạt đối với người phạm tội trong quy định tại Khoản 1 Điều 310 (Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tai sản) trong BLHS năm 1999 Theo đó, tại Khoản 1 Điều 385 BLHS hiện hành (Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài sản) đã giảm mức hình phạt từ “phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” thành “phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
- Thứ te, BLHS năm 2015 được bồ sung quy định về hình phạt bổ sung đối với 03 tội, đó là:
+ Quy định lại hình phạt “cám hành nghề từ 01 đến 05 năm” thành “cam đảm nhiệm chức vụ, cam hành nghề từ 01 đến 05 năm” đôi với tội bức cung (Điều 374).
+ Bồ sung hình phạt bổ sung “cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 đến 05
năm” đôi với tội Tội không thi hành án (Điều 379).
+ Bồ sung hình phạt bổ sung “bi phạt tién từ 5.000.000 đông đến 50.000.000
đồng” đỗi với tội không chấp hành án (Điều 380).
Tom lại, dé đảm bảo yêu cầu của tình hình mới, Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp tập trung sửa đồi, bô sung những nội dung cơ bản sau: (1) Thay đổi
14
Trang 17phạm vi các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; (2) Tội phạm hoá một số hành vi nguy hiểm xâm phạm hoạt động tư pháp; (3) Sửa đổi, bổ sung nội dung hành vi dùng nhục hình và hành vi bức cung trên cơ sở nội luật hóa chuẩn mực quốc tế theo tinh thần Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người; (4) Cụ thể hóa một số tình tiết định tội, định khung hình phạt trong một số tội phạm dé bảo đảm tính minh bạch và thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật; (5) Tiếp tục thực hiện chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm cụ thể Thông qua đó, các quy định ngày càng thê hiện tính chặt chẽ, nghiêm minh, tính hướng thiện trong xử lý hình sự đối với người phạm tội của BLHS./.
15
Trang 18TOI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYEN HAN BAT, GIỮ, GIAM NGƯỜI
TRÁI PHÁP LUẬT TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
Th.S: PHAM VAN BÁU Khoa Pháp luật Hình Sự
Tóm tắt: Tội loi dụng chức vụ, quyền han bắi, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377 BLHS năm 2015) có nhiễu nội dung mới, những nội dung mới này vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyên giải thích, đặc biệt, trường hợp lợi dụng chức vụ, quyên han bat, giữ, giam người trái pháp luật (điểm b khoản 2 Điễu 157 BLHS) và tội này có điểm giống nhau là chủ thể phạm tội déu là người có chức vụ, quyên hạn, vậy hai tội này có điểm gì khác nhau? Bài tham luận khái quát và phân tích những nội dung mới của tội này; phân tích điểm khác nhau giữa trường hợp phạm tội quy định tại điểm b khoản 2 Diéu 157 BLHS và tội lợi dung chức vu, quyên hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật.
Từ khóa: Lợi dụng chức vụ, quyên han bat, giữ, giam người trái pháp luật; nội dung mới, phán biệt tội phạm.
Trong luật hình sự Việt Nam, tội lợi dụng chức vụ quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật được quy định trong ba BLHS: BLHS năm 1985, BLHSnăm 1999 và BLHS năm 2015 So sánh với quy định trong hai bộ luật trước, BLHS năm 2015 có nhiều nội dung mới nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn phòng ngừa và đấu tranh chống loại tội phạm này Đề có nhận thức đúng quy định về tội này, những nội dung mới của tội phạm, phân biệt tội này với tội khác tác gia chọn chuyên đề: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật trong BLHS năm 2015 cho tham luận tại hội thảo khoa học cấp khoa của Khoa Pháp luật hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội Trong tham luận này, tác giả tập trung vào những nộidung chính sau:
1 Khai quát những nội dung mới của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt giữ, giam người trái pháp luật (so sánh với quy định về tội này trong BLHS năm
1985 và BLHS năm 1999.
16
Trang 192 Phân tích hành vi khách quan và những nội dung mới trong quy định tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377 BLHS).
3 Phân biệt tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật trong trường hợp chủ thê lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội (điểm b khoản 2 Điều 157 BLHS) với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377BLHS) 1 Khái quát những nội dung mới của tội lợi dụng chức vu, quyền han bắt giữ, giam người trái pháp luật (so sánh với quy định về tội này trong BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999.
Ngoài những dấu hiệu chung như: 7 nhất, được xác định là tội xâm phạm hoạt động Tư pháp (xâm phạm hoạt động đúng đắn của hoạt động tố tụng va thi hành án; 7 hai, chủ thé phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp; 7 ba, lỗi cô ý Thực tiễn lập pháp tội phạm này cho thấy quy định tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật liên tiếp được sửa đổi, bồ sung Cụ thé:
Về tên tội danh, BLHS năm 1985 đặt tên là tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn giam người trái pháp luật (Điều 239); BLHS năm 1999 đặt tên là tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, øiữ người trái pháp luật (Điều 303); BLHS năm 2015 đặt tên là tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377).
Về hành vi phạm tội, BLHS năm 1985 quy định 02 hành vi là: hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn không gia lệnh tha người hết hạn giam và hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn không chấp hành lệnh tha người hết hạn giam BLHS năm 1999 cũng chỉ quy định 02 hành vi nhưng rõ ràng hon là: hành vi lợi dung chức vụ, quyền hạn không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật và hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật Bộ luật cũng sửa thuậtngữ “lạm dung ” thành “lợi dụng ” BLHS năm 2015 quy định 05 nhóm hành vi, cụ thể Bộ luật quy định “ lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây a) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật; b) Ra lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy
17
Trang 20định của luật; c) Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật; d) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành; đ) Không gia lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đôi , hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn điến người bị bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn Một trong những nội dung mới đáng chú ý là BLHS năm 2015 cũng sửa đổi cụm từ “ theo quy định của pháp luật” (Điều 303 BLHS năm 1999) thành “ theo quy định của luật” đã xác nhận một đòi hỏi quan trọng trong hoạt động bắt, giữ, giam người phải tuân thủ quy định của luật (Bộ luật, luật ) quy định về nội dung nay cũng như việc bắt, giữ , giam người chỉ khi trái quy định của luật (không phải là trái pháp luật nói chung) mới bị coi là phạm tội Có thé nói, quy định tội lợi dụng chức vu, quyên hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật trong BLHS năm 2015 có những nội dung mới quan trọng sau: 77 nhát, Bộ luật bỗ sung thêm 03 nhóm hành vi khách quan của tội phạm tại các điểm b, d, đ khoản 1 Điều 377; Thi hai, Bộ luật diễn đạt rõ hơn dấu hiệu khách quan của tội phạm “ loi dụng chức vu, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây a) b) e) đ) đ) ; Thi ba, b6 sung nhiều dấu hiệu định khung hình phạt và cụ thể hóa các dấu hiệu định khung có tính chất “định tính”được quy định trong các Bộ luật trước thành các dấu hiệu định khung có tính chất ““định lượng” cụ thể trong các khung hình phạt tăng nặng của tội phạm Với việc bổ sung 03 nhóm hành vi khách quan của tội phạm đặc biệt là việc xác định hành vi “Ra lênh, quyét định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật (điềm b khoản 1 Điều 377 BLHS) và hành vi “Thuc hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành ” (điểm d khoản 1 Điều 377 BLHS) là hành vi khách quan của tội phạm này cho thấy phải chăng các nhà làm luật đã tách “hành vi loi dung chức vu, quyên hạn” bắt, giữ, giam người trái pháp luật do chủ thé là người có chức vu, quyền hạn trong hoạt động tư pháp thực hiện ra khỏi Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS) Do vậy trong thực tiễn áp dụng luật cần phân biệt rõ tội lợi dụng chức vu, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật quy định tại Điều 377 BLHS với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định tại Điều 157 BLHS trong trường hợp “Lợi dung chức vụ, quyền hạn” (điềm b khoản 2) bởi hành vi khách quan
18
Trang 21của hai tội này đêu do chủ thê là người có chức vụ quyên hạn cô ý thực hiện, đêuxâm phạm quyên tự do thân thê của con người Tuy nhiên đây chỉ là ý kiên của cánhân và nội dung này sẽ được phân tích sâu tại mục 2.
Về hình phạt, BLHS năm 1985 quy định hình hai khung hình phạt chính và hình phạt cao nhất là 05 năm tù; BLHS năm 1999 quy định ba khung hình phạt chính và hình phạt cao nhất là 10 năm tù; BLHS năm 2015 quy định ba khung hình phạt chính và hình phạt cao nhất là 12 năm tù.
Từ việc khái quát những nội dung mới trong quy định tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377 BLHS năm 2105) cho thấy quy định về tội phạm này có hai điểm mới nổi bật là: Bộ luật bô sung thêm 03 nhóm hành vi khách quan của tội phạm, xác định và chuyên hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật do chủ thé là người lợi dụng chức vụ, quyền han trong hoạt động tu pháp thực hiện từ tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (điểm b khoản 2 Điều 157 BLHS) về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377 BLHS) Bộ luật xác định hành vi khách quan của tội phạm là ” bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật” mà không phải là “ trái vớiquy định của pháp luật” như trong quy định của BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 cho thấy hoạt động bắt, giữ hoặc giam người trong thực tiễn (đặc biệt là trong hoạt động tư pháp) phải tuân thủ quy định của luật (Bộ luật, luật) chứ không phải làtheo quy định của pháp luật nói chung (văn bản dưới luật) như trước.
2 Phân tích hành vi khách quan (hành vi phạm toi) và những nội dung mới trong quy định tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377 BLHS).
Điều 377 BLHS quy định “¡ Người nào lợi dụng chức vụ, quyên hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây a) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật; b) Ra lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật; c) Không chấp hành quyết định trả tự do
cho người được trả tự do theo quy định của luật; đ) Thực hiện việc bắt, giữ, giam
người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành; d) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm
19
Trang 22giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tam giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dan dé người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn”.
Theo quy định của điều luật, CTTP cơ bản tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật xác định 05 nhóm hành vi phạm tội sau:
- Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật được hiểu là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong việc quyết định giam, giữ và trả tự do cho người đang bị giam, giữ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn có ý không hành động - không ra quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam khi đã hết thời gian tạm giữ, tạm giam hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù Đối tượng của hành vi phạm tội này là người được trả tự do theo quy định của luật Ví dụ: hành vi không ra quyết định trả tự do cho người đã hết thời gian tạm giữ, tạm giam (mà không có lệnh tạm giữ, tạm giam về một tội khác) hoặc cho người đã chấp hành xong hình phạt tù, người được giảm thời hạn chấp hành hình phạt (Điều 63 BLHS), người được tha tù trước thời hạn có điều kiện (Điều 66 BLHS); không ra quyết định trả tự do cho người bị giam, giữ khi khi có đủ căn cứ khắng định người đó không có tội hoặc đã có quyết định đình chỉ vụ án; không ra quyết định trả tự do cho người đang bị tạm giam hoặc đang bị giam mặc dù người đó đã được Tòa án tuyên hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng cho hưởng án treo Chủ thê của hành vi phạm tội này là người có chức vụ trong các cơ quan tuén hành tố tụng như Viện trưởng, phó Viện trưởng viện kiểm sát các cấp; Chánh án, phó Chánh án tòa án các cấp; Thủ trưởng, phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp.
- Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật được hiệu là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong việc giam, giữ và trả tự do cho người bị giam, giữ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý không hành động - không chấp hành quyết định tra tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật khi đã có đầy đủ điều kiện dé trả tự do cho người đó Vi dụ: hành vi không chấp hành quyết định của Viện kiểm sát hoặc quyết định của Tòa án trả tự do cho người đang bị tạm giữ, tạm giam khi đã hết thời hạn tạm giữ, tạm giam (mà không có lệnh tạm giữ, tạm giam về một tội khác) hoặc cho người đã chấp hành xong hình phạt tù Chủ thể của hành vi phạm tội này là người có chức vụ, quyền hạn tại
20
Trang 23các cơ sở tam gilt, trại giam, trại tạm giam như Giám thi, Phó giảm thị, Quản giáo;Trưởng nhà tạm gitr.
- Ra lệnh, quyết định bat, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật (hành vi này mới được bổ sung theo BLHS năm 2015) được hiểu là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn (thắm quyên) trong việc ra lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người (bị can, bị cáo) để tạm giữ, tạm giam; bắt người trong trường hợp khan cấp đã có ý ra lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người khi biết rõ việc bắt, giữ, giam người đó là không có căn cứ theo quy định của luật (Điều 110, 111, 112, 113, 117, 119 BLTTHS năm 2015) Vi dụ: không có căn cứ theo quy định tại điểm a, b hoặc c khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2105 nhưng Thủ trưởng Co quan điều tra vẫn ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp; không có căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 119 BLTTHS nhưng Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp đã ra lệnh tạm giam bị can, bị cáo Chủ thé của hành vi phạm tội này là người có quyền ra lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người quy định tại khoản 2 Điều 110, khoản 1 Điều 113 BLTTHS năm 2015.
- Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành được hiểu là trường hợp bắt, giữ, giam người mà không có lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người theo đúng quy định của luật hoặc là trường hợp bắt, giữ, giam người khi lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người chưa có hiệu lực thi hành Ví dụ: Điều tra viên thực hiện việc bắt, tạm giữ, tạm giam người khi chưa có lệnh hoặc quyết định của người có thâm quyền theo quy định của luật Chủ thể của hành vi phạm tội này là điều tra viên Cơ quan cảnh sát điêu tra các câp.
- Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, huy bỏ biện pháp tam giữ, tam giam khi hết thời han tam giữ, tạm giam dan đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá han được hiểu là trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam đã bị giữ, giam quá quá hạn do người có thâm quyền đã không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tam giữ, tạm giam kịp thời Ví dụ: Viện trưởng Viện kiểm sát không ra quyết định gia hạn tạm giam kịp thời dẫn đến người bị tạm giam quá hạn Chủ thé của hành vi phạm tội này là Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp.
21
Trang 243 Phân biệt tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật trong trường hợp chủ thé “lợi dung chức vụ, quyên hạn” dé phạm tội (điểm b khoản 2 Điều 157 BLHS) với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377 BLHS).
Như đã phân tích tại mục 1, một trong những nội dung mới trong quy định tội lợi dụng chức vụ, quyên hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật là BLHS năm 2015 bổ sung 03 hành vi phạm tội mới (điểm b, d, đ khoản 1 Điều 377 BLHS), tên tội danh cũng được bô sung thêm từ “bắt” và trong sự liên hệ với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định tại Điều 157 BLHS trong trường hợp chủ thé “loi dụng chức vụ, quyền han” dé phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định tại (điểm b khoản 2) với trường hop “loi dung chức vụ, quyên han” đề phạm tội quy định tại (điểm b, d khoản 1 Điều 377 BLHS) khác nhau thế nao?
Về nội dung nay, TS Lý Văn Quyền cho rang “Can phải phân biệt trường hợp phạm tội lợi dụng chức vụ, quyên han bat, giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định tại điểm b khoản 2 Điêu 157 BLHS và trường hợp phạm tội lợi dụng chức vụ, quyên hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật quy định tại Điều 377 BLHS giữa hai tội này có một số điểm khác nhau nhưng có nội dung trùng nhau Vi vậy can
có hướng dân cụ thê của cơ quan có thâm quyên”Š.
Có thể nhận thấy hai trường hợp phạm tội này tuy có một số điểm (dấu hiệu) chung như: khách thé bị xâm hai ở cả hai trường hợp phạm tội đều là quyền tự do thân thê của con người được luật bảo hộ và chủ thể của cả hai trường hợp phạm tội đều là người có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn dé phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái với quy định của pháp luật Tuy vậy, hai trường hợp phạm tội này theo tác giả vẫn có những điểm khác nhau dưới đây:
- Về chủ thể phạm toi
+ Chủ thé của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 157 BLHS là người có chức vụ, quyền hạn nhưng không phải là người có chức vụ quyền hạn
- 2 Xem: PGS.TS Cao Thi Oanh và TS Lê Dang Doanh (chủ biên), Bình luận khoa hoc BLHS năm 2015— Sửa đôi, bô sung năm 2017, Nxb Hông Đức — 2017 Tr 274.
22
Trang 25(không có thẩm quyền) tiến hành tố tụng hoặc không phải là người có thắm quyền tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ Họ có thé là: Thủ trưởng cơ quan, tô chức như Chủ tịch xã, phường; giám đốc doanh nghiệp; Trưởng phòng bảo vệ cơ quan, tô chức; Trưởng công an xã, phường
Về nội dung này, TS Phạm Mạnh Hùng trong phần bình luận dấu hiệu “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” (điểm b khoản 2 Điều 157 BLHS) phân tích “Lợi dụng chức vụ, quyên hạn dé phạm tội được hiếu là người phạm tội đã dựa vào chức VU, quyên han mà mình được đảm nhiệm dé thực hiện hành vi phạm toi Tuy nhiên cân lưu ÿ là đối với trường hợp chủ thể là người có chức vụ, quyên hạn, có thẩm quyên trong hoạt động tố tụng hình sự (Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan diéu tra; Diéu tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên ) mà lợi dụng chức vụ, quyên hạn ra quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy dịnh của luật; thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật thì hành vi không cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trải pháp luật theo Điều 157 BLHS mà cấu thành tội lợi dung chức vu, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật theo Điều 377 BLHS "5 Tác giả đồng tình ý kiến này.
+ Chủ thê của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trai pháp luật quy định tại điểm b, đ khoản 1 Điều 377 BLHS là người có chức vụ, quyền hạn (thẩm quyền) tiến hành tố tụng hình sự như: Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên các cấp; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên các cấp; hoặc người có thầm quyền tại các trại giam, trại tạm giam, nha tạm giữ như: Giám thi trại giam, Phó giám thi trại giam; Giám thi trai tạm giam,Phó giám thi trại tạm giam; Truong nhà tạm giữ, Phó trưởng nhà tam git.
Về hành vi phạm tội
+ Hành vi phạm tội của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn được thực hiện không phải trong hoạt động tố tụng hình sự cũng như thi hành án phạt tù; thi hành tạm g1ữ, tạm giam Vi dụ: Thủ trưởng cơ quan ra lệnh cho bảo vệ bắt, giữ Nhà báo đến tác nghiệp tại cơ quan; Chủ
5 Xem: TS Phạm Mạnh Hùng, Bình luận khoa học BLHS năm 2015 — Sửa đồi, bổ sung năm 2017 (Phần
các tội phạm), Nxb Lao Động, HN — 2019 Tr 156.23
Trang 26tịch xã ra lệnh cho công an xã bắt, giữ Nhà báo đến tác nghiệp tại địa phương: không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 110 BLTTHS, Chủ tịch xã ra lệnh bắt, giữ người
+ Hành vi phạm tội của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam
người trái pháp luật được thực hiện trong khi chủ thé thực hiện hoạt động tố tụng hình sự cũng như hoạt động quản lý, thi hành án hình sự tai trại giam; quản lý, thihành tam giữ, tạm giam theo quy định của BLTTHS; luật thi hành án hình sự; luậtthi hành tạm giữ, tạm giam như đã phân tích tại mục 2.
- Về khách thể bị xâm hại
+ Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật do chủ thé thực hiện không phải trong hoạt động tố tụng hình sự cũng như thi hành án phat tù; thi hành tạm giữ, tạm giam nên chỉ xâm phạm quyền bá khả xâm phạm về thân thé của con người và đối tượng của hành vi phạm tội là bất kỳ người nào.
+ Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật do
chủ thê thực hiện trong khi chủ thể thực hiện hoạt động tố tụng hình sự cũng như hoạt động quản lý, thi hành án hình sự tại trại giam; quản ly, thi hành tạm giữ, tạm giam nên trước hết đã xâm phạm sw dung dan cua hoat dong tổ tụng và thi hành an và xâm phạm quyên tu do thân thể của con người; đôi tượng của hành vi phạm tội thường là người có liên quan đến vụ án hình sự như người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; người bị bắt; người bi tạm giữ; bi can; bi cáo; người bi kết án phạt tù hoặc bất kỳ ai.
Và cuối cùng, từ quy định của Điều 157 BLHS “Người nào bắt, giữ hoặc giam người trải pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này ” đã xác nhận tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong trường hợp chủ thé “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” (điểm b khoản 2 Điều 157 BLHS) khác tội lợi dụng chức vu, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377 BLHS) Day là trường hợp “các CTTP tuy phản anh các tội phạm khác nhaunhưng giữa các tội phạm này có quan hệ như là trường hop chung với trường hợp riêng trong trường hợp này, khi hành vi thỏa mãn CTTP trong lĩnh vực cụ thể thì cũng thỏa mãn CTTP chung nhưng chỉ được chọn CTTP trong lĩnh vực cụ thể để áp
24
Trang 27dụng ”” Loi dụng chức vụ, quyền han để bắt, giữ, giam người trái pháp luật được hiểu là người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn (về chính quyền như chủ tịch ủy ban; trưởng ngành; đứng đầu cơ quan, t6 chức hoặc chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan tư pháp) dé thực hiện hành vi phạm tội Do tính chất đặc biệt của hoạt động tố tụng và thi hành án, BLHS đã tách và xác định lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động t6 tung va thi hanh an dé thực hiện hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật là một tội phạm độc lập tại một điều luật riêng (Điều 377) Quan hệ giữa tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong trường hop “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” (điểm b khoản 2 Điều 157 BLHS) với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ , giam người trái pháp luật (Điều 377 BLHS) là quan hệ giữa trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn chung để bắt, giữ, giam người trái pháp luật và trường hợp lợi dụng chức vụ, quyên hạn bắt, giữ, giam người trai pháp luật trong lĩnh vực cu thé - lĩnh vực hoạt động tố tụng và thi hành án.
Tóm lại: Qua việc khái quát lịch sử lập pháp hình sự quy định tội lợi dụng chức vụ, quyên hạn bắt , giữ, giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam; Phân tích những nội dung mới quy định tội phạm này theo BLHS năm 2015; Phân tích sự khác nhau giữa tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong trường hợp lợi dụng chức vu, quyền hạn với tội lợi dụng chức vu, quyền hạn bắt, gift, giam người trái pháp luật tác giả nhận thay điểm khác nhau co bản giữa hai tội này là ở dấu hiệu chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.
Chủ thể của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 157 BLHS là người có chức vụ, quyền hạn nhưng không phải là người có chức vụ quyền hạn (không có thẩm quyền) tiến hành tố tụng hoặc không phải là người có thẩm quyền tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ Hành vi phạm tội xảy ra không phải trong hoạt động tố tụng và thi hành án.
Chủ thê của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật quy định tại điểm b, đ khoản 1 Điều 377 BLHS là người có chức vụ, quyền hạn (thẩm quyền) tiến hành tố tụng hình sự hoặc người có thẩm quyền tại các
7 Xem: GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và Cấu thành tội phạm, Nxb CAND, HN — 2005 Tr 137.
25
Trang 28trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ Hanh vi pham tội xảy ra trong khi chủ thé thực hiện hoạt động tố tụng và thi hành án Tuy nhiên quy định tại khoản 1 Điều 377 BLHS chưa xác định rõ nội dung này Và nếu ý kiến của tác giả không sai, nên sửa quy định tại khoản 1 Điều 377 BLHS “Người nào lợi dung chức vụ, quyên han ” thành “Người nào có thắm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây ”.
sấu k ở ĐA
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Luật thi hành Tạm giữ, Tạm giam năm 2015.Luật thi hành án hình sự năm 2019.
Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật hình sự năm
GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Bình luận khoa học BLHS năm 2015
-Sửa đôi bổ sung năm 2017 (Phan các tội phạm, Quyền 2), Nxb Tư pháp, HN
— 2018.
GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm va Cấu thành tội phạm, Nxb CAND,
HN - 2005.
TS Phạm Mạnh Hùng, Bình luận khoa học BLHS năm 2015 — Sửa đôi, bổ sung năm 2017 (Phần các tội phạm), Nxb Lao Động, HN - 2019.
PGS.TS Cao Thị Oanh và TS Lê Đăng Doanh (chủ biên), Bình luận khoa học BLHS năm 2015 — Sửa đôi, bỗ sung năm 2017, Nxb Hồng Đức — 2017.
26
Trang 29TOI GAY ROI TRẬT TỰ PHIEN TOA, PHIEN HOP DUOI GOC DO KY THUAT LAP PHAP
GS.TS Nguyén Ngoc Hoa Khoa Phap luật hình sự
I Khái quát nội dung quy định về tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp được quy định lần đầu tiên trong Bộ luật hình sự năm 2015, tại Điều 391 Điều luật này là một trong hàng trăm điều luật đã được sửa đôi năm 2017, trước khi có hiệu lực thi hành Theo đó, có 3 nội dung sửa đổi tại Điều 391.
- Thứ nhất, sửa tội danh theo hướng bổ sung từ “tội gây rối trật tự phiên tòa” thành “?ôi gáy rồi trật tự phiên tòa, phiên hop” Đây là sự sửa đôi cần thiết vì theo Luật tố tung dân sự, không chỉ có phiên tòa mà còn có phiên họp.
- Thứ hai, sửa đôi dâu hiệu định tội, dau hiệu định khung tăng nặng theo hướng cụ thé hóa từ “ thành viên Hội đồng xét xử, những người khác có mặt tại phiên tòa ” thành “ 7hdm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyên tiễn hành to tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên hop” (Khoản 1); và từ “ thành viên Hội đồng xét xử ” thành “ 7»ẩm phản, Hội thẩm, người có thẩm quyên tiễn hành to tụng khác ” (Khoản 2) Đây cũng là sự sửa đôi cần thiết dé làm rõ phạm vi đối tượng của hành vi phạm tội.
- Thứ ba, bỗ sung tại khoản 1 dấu hiệu “ néu không thuộc trường hợp quy định tai Diéu 178 của Bộ luật nay” và tại khoản 2 dấu hiệu “ nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.” Đây là sự sửa đổi không cần thiết Hơn nữa, sự sửa đổi này còn làm mắt ý nghĩa của tội danh này cũng như làm nhẹ trách nhiệm hình sự của những hành vi vi phạm nghiêm trọng trật tự phiên tòa.
Trật tự phiên tòa, phiên họp là một dạng đặc biệt của trật tự công cộng Trong đó, trật tự công cộng được hiểu “Tình trạng ôn định có tô chức, có kỷ luật (tại nơi
27
Trang 30công cộng)”.Š Trật tự phiên tòa, phiên họp không chỉ là tình trạng ôn định có tổ chức, có kỷ luật của nơi mà hoạt động tố tụng công khai của Tòa án được tô chức diễn ra mà còn thể hiện sự tôn nghiêm của cơ quan thực thi công lý Chính do vậy, một trong những nguyên tắc tổ chức phiên tòa, phiên hop đã được xác định: “Viéc tổ chức phiên tòa phải bảo dam các yêu cầu về an ninh, trật tự, sự tôn nghiêm của Tòa án `.
Do tính chất đặc biệt như vậy, BLHS năm 2015 đã bổ sung tội danh: Tội gây rỗi trật tự phiên tòa, phiên họp bên cạnh tội gây rối trật tự công cộng Quan hệ giữa hai tội danh này là quan hệ giữa tội danh chung và tội danh riêng trong lĩnh vực cụ thé Bồ sung tội danh gây rối trật tự phiên tòa, phiên hop là cần thiết, thé hiện sự phân
hóa trách nhiệm hình sự trong luật.!? Phân hóa trong luật trách nhiệm hình sự của
hành vi gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp với trách nhiệm hình sự của hành vi gây rỗi trật tự công cộng nói chung không chỉ thể hiện rõ chính sách hình sự có sự chú ý đến hoạt động của cơ quan thực thi công lý nói riêng cũng như hoạt động tư pháp nói chung mà còn là cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp trong thực tiễn áp dụng Việc phân hóa này tạo điều kiện để xác định dấu hiệu định tội cũng như dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng cụ thê hơn, phù hợp hơn.
Tóm lại, có thé khăng định “Toa án là nơi cần sự tôn nghiêm và sự thượng tôn pháp luật Nếu trước tòa, người dân xem thường pháp luật, xem thường tòa thì rất khó dé cho thay tác dụng giáo dục ý thức pháp luật, tac dụng ran đe và trừng phạt của pháp luật đang được thực thi Việc quy định tội danh cụ thể với hành vi quậy phá, gây rối tại các phiên tòa, phiên họp là rất cần thiết Nó vừa góp phần bảo vệ tính tôn nghiêm của pháp luật, vừa tạo thêm hành lang pháp lý bảo vệ an toàn của người tiến hành tố tụng nói riêng và người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa (,
phiên họp) nói chung”.!!
8 Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội - Trung tâm Từ điển học, 1994, tr 995,
° Điều 2 Quy chế tô chức phiên tòa (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng7 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).
'0 Về van dé phân hóa trách nhiệm hình sự, xem thêm: Nguyễn Ngọc Hòa, Nguyên tac phân hóa TNHStrong BLHS năm 1999, tạp chí Luật học số 2/2000.
!! Báo điện tử Pháp luật Thanh phố Hồ Chí Minh, đăng tải tại
https://plo.vn/phap-luat/quay-pha-tai-toa-co-the-ngoi-tu-740274.html, truy cập ngày 03/5/2020.28
Trang 31Theo khoản 1 của Điều 391, hành vi gây rối được cụ thể hóa là hành vi thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân pham hoặc là hành vi dap pha tai san.
Hành vi này được thực hiện trong không gian ma phiên tòa, phiên họp dang diễn ra
và hướng tới đối tượng là Thâm phán, Hội thâm, người có thâm quyền tiến hành tố tụng khác; người tham gia phiên tòa, phiên họp; hoặc đối tượng là tài sản được trang
bị trong không gian diễn ra phiên tòa, phiên họp.
Với nội dung được quy định cụ thể như vậy, hành vi gây rỗi ở tội danh này xâm phạm trước hết nhân phẩm, danh dự; sở hữu (và cũng có thé là sức khỏe trong trường hợp sử dụng thủ đoạn hành hung) nhưng quan trọng hơn do xảy ra trong không gian va thời gian của phiên tòa, phiên họp nên còn xâm phạm tinh trạng ồn định có tổ chức, có kỷ luật và tôn nghiêm của phiên tòa, phiên họp Day mới là khách thé trực tiếp của tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp Tuy nhiên, khi hành vi gây rỗi trật tự phiên tòa, phiên họp còn xâm phạm sở hữu hoặc xâm phạm nhân thân ở mức độ đủ cấu thành tội danh tương ứng thì hành vi này xâm phạm đồng thời nhiều khách thé trực tiếp và cấu thành nhiều tội Việc xét xử về nhiều tội là cần thiết dé đảm bảo đánh giá đúng tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội và qua đó bảo vệ đồng thời cả sở hữu, nhân thân và tình trạng ôn định có tô chức, có kỷ luật và tôn nghiêm của phiên tòa, phiên họp Do vậy, có thé khang định, việc hành vi gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp đủ cấu thành tội tội xâm phạm sở hữu hay nhân thân không làm mất đi tính chất xâm phạm hoặc xâm phạm nghiêm trọng trật tự phiên tòa, phiên họp Không thé vì ly do này mà không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp hoặc không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này theo khoản 2 (hành hung Tham phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiễn hành tô tụng khác) Tuy nhiên, Điều 391 đã được sửa đổi theo hướng này.
II Dấu hiệu “loại trừ” của tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp và hệ quả tiêu cực
Moi người đều biết, trong các cau thành tội phạm (CTTP), dau hiệu được mô tả trong CTTP cơ bản là dấu hiệu định tội và dấu hiệu được mô tả trong CTTP giảm nhẹ hoặc tăng nặng là dấu hiệu định khung hình phạt giảm nhẹ hoặc tăng nặng Đó là các dấu hiệu có tính “xác định” - Xác định tội hoặc xác định khung hình phạt Bên
29
Trang 32cạnh đó, còn có thé có dau hiệu giới hạn phạm vi các trường hợp thỏa man dấu hiệu định tội bị coi là tội phạm như dấu hiệu “tre frường hợp nạn nhân đã biết về tình trang nhiễm HIV của người bi HIV và tự nguyện quan hệ tình dục ” tai Điều 148 BLHS hoặc dấu hiệu “bi ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác ” tại Điều 364 BLHS Tuy nhiên, các dấu hiệu này vẫn có thể được coi là dấu hiệu định tội Do vậy, trong các tài liệu giảng dạy hiện nay ở Việt Nam, các tác giả chỉ đề cập dấu hiệu định tội và dấu hiệu định khung hình phạt giảm nhẹ, tăng nặng khi trình bày về CTTP.!2 Tuy nhiên, quy định của Điều 391 cũng như của một số điều luật khác của BLHS năm 2015 đã cho thấy, các nhà Lập pháp Việt Nam còn “sinh” ra một loại dấu hiệu mới - dấu hiệu “loại trừ”.!3 Đó là dấu hiệu “ nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật nay” được quy định tại khoản 1 va dấu hiệu “ nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.” được quy định tại khoản 2 Đây không phải là dau hiệu định tội, dau hiệu định khung hình phạt tăng nặng mà là dấu hiệu có tính hướng dẫn áp dụng pháp luật liên quan đến lý thuyết phạm nhiều tội mà ai đã học luật hình sự đều biết Cụ thé:
Định tội trong trường hợp một hành vi phạm tội thỏa mãn nhiều CTTP là hoạt động thực tiễn của người áp dụng luật hình sự Trên cơ sở kiến thức về CTTP cũng như về trường hợp phạm nhiều tội, người áp dụng hoan toàn có thé tự giải quyết việc định tội trong trường hợp một hành vi phạm tội thỏa mãn nhiều CTTP theo nguyên tắc chung Đó là:
Nếu một hành vi phạm tội thỏa mãn nhiều CTTP thì hành vi phạm tội cầu thành nhiều tội khác nhau trừ trường hợp các CTTP này có quan hệ đặc biệt với nhau Đó là quan hệ mà vì quan hệ này nên một hành vi phạm tội khi đã thỏa mãn một CTTP thì cũng có thé thỏa mãn CTTP còn lại.!“ Các quan hệ đặc biệt này có thé là:
!2 Xem: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phan chung) của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003, tr 148; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Đại học Huế, Nxb.Giáo dục, 2001, tr 156; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung của Trường Đại học Luật Thành phố HồChí Minh, Nxb Hồng Duc, 2015, tr 89; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Trường Đại học Luật
Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2018, tr 91.
!3 Tên dấu hiệu này được tác giả sử dụng lần đầu trong báo cáo tham luận “Bộ luật hình sự năm 2015 vớiviệc quy định dau hiệu “loại trir’ trong các cau thành tội phạm ” tại Hội thảo “Nhận thức khoa học về phần ChungBLHS Việt Nam năm 2015” được tô chức tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 12/2018.
! Xem thêm: Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cau thành tội phạm, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2015, tr 176và các trang tiếp theo.
30
Trang 33- Quan hệ giữa trường hợp riêng và trường hợp chung như CTTP của tội gây rôi trật tự phiên tòa, phiên họp (Điều 391 BLHS) (CTTP riêng) với CTTP của tội gây rôi trật tự công cộng (Điều ? BLHS) (CTTP chung) Trong trường hợp nay, hành vi phạm tội chỉ cấu thành tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp (CTTP riêng).
- Quan hệ giữa trường hợp đặc biệt và trường hợp bình thường như CTTP cua tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phâm, phụ gia thực phẩm (Điều 193 BLHS) (CTTP tăng nặng) với CTTP của tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192 BLHS) (CTTP bình thường) Trong trường hợp này, hành vi phạm tội chỉ cầu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (CTTP tăng nặng).
- Quan hệ giữa trường hợp bị thu hút và trường hợp thu hút như CTTP cua tội đe dọa giết người (Điều 133 BLHS) (CTTP bị thu hút) với CTTP của tội của tội cướp tài sản (dạng hành vi đe đọa dùng vũ lực ngay tức khắc xâm phạm tính mạng người khác) (Điều 168 BLHS) (CTTP thu hút) Trong trường hợp này, hành vi phạm tội chỉ cấu thành tội cướp tài sản (CTTP thu hút).!5
Như vậy, từ nguyên tắc chung, người áp dụng luật hoàn toàn có thể tự xác định hành vi phạm tội đã xảy ra cau thành nhiều tội hay một tội và là tội gì trong trường hợp hành vi phạm tội đó thỏa mãn nhiều CTTP Việc cơ quan lập pháp làm thay người áp dụng khi bé sung dấu hiệu “loại trừ” trong các CTTP là không cần thiết Tuy nhiên, việc bổ sung này cũng có thé có ý nghĩa tích cực, hỗ trợ người áp dụng trong trường hợp chưa rõ nguyên tắc chung như được nêu trên Do vậy, sẽ không có vấn đề gì nếu việc bổ sung này ở các điều luật đều đúng Tuy nhiên, trên thực tế, việc bổ sung dấu hiệu “loại trừ” trong BLHS còn có một số hạn chế, sai sót về kỹ thuật cũng như về nội dung Điều 391 BLHS chỉ là một ví dụ của những sai
sót này.!6
'S Ngoài các quan hệ đặc biệt này còn có một số quan hệ đặc biệt khác Về các trường hợp này, xem:Nguyễn Ngọc Hòa, Truong hợp phạm nhiễu tội và trường hợp trùng luật - từ lý thuyết đến sự thể hiện trong Bộluật hình sự Việt Nam, tạp chí Luật học, số 3/2018.
16 Về các sai sót này, xem: Nguyễn Ngọc Hòa, Bộ luật hình sự năm 2015 với việc quy định dau hiệu “loạitrừ' trong các cấu thành tội phạm, Báo cáo tại Hội thảo “Nhận thức khoa học về phần Chung BLHS Việt Namnăm 2015” được tổ chức tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 12/2018.
31
Trang 34Khoản 1 Điều 391 quy định dấu hiệu “ nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật nay” Theo quy định này, người có hành vi đập phá tài sản tại phiên tòa, phiên họp dù có dẫn đến phải dừng phiên tòa, phiên họp cũng không phạm tội gây rỗi trật tự phiên tòa, phiên họp mà chỉ phạm tội hủy hoại hoặc cô ý làm hư hỏng tài sản nếu hành vi đập phá tài sản đủ cau thành tội hủy hoại hoặc có ý làm hư hỏng tài sản Theo lý thuyết phạm nhiều tội, đây là trường hợp một hành vi phạm tội cầu thành hai tội khác nhau là tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS) và tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp (Điều 391 BLHS) Xét về tính nguy hiểm cho xã hội, hành vi trên đây xâm phạm dong thời hai khách thé là hoạt động tư pháp và sở hữu Việc truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội là tội gây rỗi trật tự phiên tòa, phiên họp (Điều 391 BLHS) và về tội hủy hoại hoặc cô ý làm hư hỏng tai sản (Điều 178 BLHS) mới phù hợp với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện và qua đó mới có thể răn đe để giáo dục ý thức tôn trọng hoạt động tư pháp và tôn trọng sở hữu của người khác Nếu không có quy định của Điều 391 nêu trên thì lý thuyết này chắc chắn sẽ được người áp dụng sử dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội Nhưng theo quy định đó thì chỉ có thé truy cứu về tội hủy hoại hoặc cỗ ý làm hư hỏng tài sản Điều này cũng có nghĩa có sự đánh đồng hành vi đập phá tài sản tại phiên tòa, phiên họp với hành vi đập phá tài sản trong nhà riêng và bỏ qua sự xâm phạm hoạt động tư pháp Trong khi đó, tính nguy hiểm ở sự xâm phạm hoạt động tư pháp mới là điều cần được chú ý hơn.
Tương tự như vậy, điểm b khoản 2 Điều 391 BLHS định thêm dấu hiệu “không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này” Theo quy định này, người có hành vi hành vi hành hung thẩm phán, hội thấm, người có thâm quyên tiễn hành tố tụng tại phiên tòa, phiên họp không bị áp dụng điểm b khoản 2 nếu hành vi hành vi hành hung đủ cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác Theo lý thuyết phạm nhiều tội, đây là trường hợp một hành vi phạm tội vừa thỏa mãn CTTP của tội có ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS) và vừa thỏa mãn dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của một tội khác là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng “hành
32
Trang 35hung ” của tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp (Điều 391 BLHS).!7 Nếu không có dấu hiệu “loại trừ” tại điểm b khoản 2 Điều 391 BLHS thì lý thuyết này chắc chắn sẽ được người áp dụng sử dụng dé truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi phạm tội về tội gay rỗi trật tự phiên tòa, phiên họp theo điểm b khoản 2 Điều 391 BLHS và về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS) Nhưng theo quy định thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 2 Điều 391 BLHS.
Kết luận: Đề nghị bỏ hai dấu hiệu “loại trừ” tại khoản 1 và khoản 2 Điều 391 BLHS Đồng thời cũng dé nghị rà soát và bỏ dấu hiệu này tại các điều luật khác dé đảm bảo tính đúng và tính thống nhất của BLHS.
!7 Và vấn dé nay, có thê tham khảo: Nguyễn Ngọc Hòa, Về tinh tiết hành hung dé tau thoát, Tạp chi Tòa
án nhân dân, sô 10/1990.
33
Trang 36TOI THIẾU TRÁCH NHIEM DE NGƯỜI BI BAT, NGƯỜI BI TẠM GIU, TAM GIAM, NGUOI DANG CHAP HANH AN PHAT TU TRON
TRONG BO LUAT HINH SU NAM 2015
TS Hoang Van HùngKhoa Pháp luật Hình sự Một trong các hoạt động của nhà nước đề cải cách nền tư pháp quốc gia là hoàn thiện hệ thống pháp luật theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Ban chấp hành trung ương Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015 So sánh với các văn bản pháp luật hình sự trước đây như BLHS 1985, 1999, bộ luật mới có nhiều thay đổi trong các quy định tại phần chung cũng như phần các tội phạm Cac tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại chương XXIV của bộ luật. Chương XXIV của BLHS 2015 quy định 25 tội danh về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, đã cho thấy có những thay đổi căn bản Nghiên cứu làm rõ nội dung của các dấu hiệu định tội và định khung hình phạt của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói chung và tội tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bi tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù tron là cần thiết, kết quả nghiên cứu không chỉ góp phần thống nhất về nhận thức về các tội phạm này, chúng còn tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động áp dụng pháp luật hình sự trong đấu tranh phòng chống tội phạm Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trồn được quy định tại Điều 376 BLHS năm 2015 Trong sự so sánh nội dung quy định về tội phạm với các quy định tương ứng tại Điều 237 BLHS năm 1985 và Điều 301 BLHS năm 1999 cho thấy không chỉ tên gọi của tội phạm có sự thay đôi, các dau hiệu định tội của tội phạm theo 4 yếu tố cầu thành tội phạm cũng có sự khác biệt Các dau hiệu định khung hình phạt được quy định tại 4 khung hình phạt của Điều 376 được mở rộng và chi tiết hóa Những thay đổi co bản cả về dấu hiệu định tội và dấu hiệu định khung hình phạt đòi hỏi cần nghiên cứu sâu đê làm rõ về nội dung, thông nhât vê mặt nhận thức, góp phân đảm bảo hiệu quả
34
Trang 37của việc áp dụng pháp luật hình sự trong dau tranh phòng chống tội phạm'Š Các kết luận của việc nghiên cứu về tội thiếu trách nhiệm dé người bi bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn được quy định tại Điều 376 BLHS năm 2015 có thé góp phan làm rõ nội dung quy định về tội phạm, là một bước tiến dé phat triển khoa học luật hình sự.
1 Nội dung mới về dấu hiệu định tội của tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người dang chấp hành án phat tù tron trong
BLHS năm 2015
Được quy định trong chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tội thiếu trách nhiệm dé người bị bắt, người bị tạm gitr, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn có chung khách thé loại với tội danh khác (24 tội danh khác), chúng đề xâm phạm đến hoạt động đúng đắn theo quy định pháp luật của các cơ quan tư pháp như công an, viện kiểm sát, tòa án Trong khoa học luật hình sự, bộ phận cầu thành khách thê của tội phạm là đối tượng tác động của tội phạm Theo quy định của BLHS năm 1985, đối tượng tác động của tội phạm được quy định tại Điều 237 chỉ là người bị giam (có thể là người bị tạm giam trong quá trình điều tra về vụ án hình sự nhưng cũng có thể là người đã bị tòa án các cấp tuyên hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc người bị tuyên hình phạt tử hình chờ thi hành án) Như vậy đối tượng tác động của tội phạm theo quy định tại Điều 237 BLHS năm 1985 chỉ là người đang bị các cơ quan tư pháp giam tại các trại giam, cũng chính vì lẽ đó tên của tội danh là “Tội thiếu trách nhiệm dé người bị giam tron”.
Trong quy định tại Điều 301 BLHS năm 1999, đối tượng tác động của tội phạm được mở rộng hơn, bên cạnh những người bị giam là người bị tạm giữ, tên của tội danh cũng thay đôi để phù hợp với đối tượng tác động của tội phạm, tên của tội danh là “76¡ thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn `.
Căn cứ vào quy định tại Điều 376 BLHS năm 2015 cho thấy khách thê của tội phạm không thay đổi, tội phạm xâm phạm đến hoạt động của cơ quan tư pháp
Ộ '8 Xem: TS Tran Văn Dũng, Đổi mới tư duy trong việc quy định tội phạm và hình phạt-bước tiến quan
trọng về chính sách hình sự của BLHS 2015, kỷ yêu hội thảo, Những diém mới trong phân chung của BLHS 2015,Trường ĐH Luật Hà Nội, 2016 trang 179
35
Trang 38nhưng đối tượng tác động của tội phạm được mở rộng hơn so với quy định trong
BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999, ngoài người bị giam, giữ còn quy định thêm người bị bắt!? Bộ luật còn quy định chỉ tiết khi phân biệt người bị giam thành người tạm giam và người đang chấp hành án phạt tù (người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn và hình phạt tù chung thân) Tên của tội danh cũng thay đổi đáng kể, “7ói thiếu trách nhiệm dé người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người dang chap hành án phạt tù tron” Điều này cho thay, khách thé và đôi tượng tác động của tội phạm này trong BLHS năm 2015 đã được mở rộng so với các quy định của BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 Day là một bước tiễn bộ đáng kế trong công tác hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói chung và tội thiếu trách nhiệm dé người bị bắt, người bi tạm giữ, tạm giam, người dang chấp hành án phạt tù trốn nói riêng?0.
Khi tìm hiểu về các dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm dé người bi bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù tron không thé không đề cập đến mặt khách quan của tội phạm Tội thiếu trách nhiệm dé người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn là tội phạm có cau thành tội phạm vật chất, do đó mặt khách quan của tội phạm yêu cầu phải có đầy đủ các dấu hiệu về hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả hành vi nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó Các dấu hiệu khác thuộc về mặt khách quan của tội phạm như dấu hiệu về công cụ, phương tiện phạm tội, thủ đoạn phạm tội, địa điểm, thời gian, hoàn cảnh phạm tội không là dau hiệu bắt buộc của tội thiếu trách nhiệm dé người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt ti trốn.
Hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội thiếu trách nhiệm dé người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không day đủ quy định về quản lý, canh gác,
'9 Xem: Pham Thanh Bình, Việc tam giam dé dam bảo các hoạt động tô tụng khác, Tạp chí Luật học số
4/1996 tr 51
? Xem: Mai Bộ, Tạm giữ - một biện pháp ngăn chặn trong BLTTHS, Tạp chí Luật học sô 5/1995 trang40
36
Trang 39áp giải để người người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phat tù tron.
Hau qua nguy hiểm cho xã hội của tội thiếu trách nhiệm dé người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù là người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn Người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù sau khi trốn làm cho vụ án không bị đình chỉ hoặc người bỏ trốn trả thù người có thâm quyên tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm khác thì tội thiếu trách nhiệm dé người bị bắt, người bị tam giữ, tạm giam, người dang chấp hành án phạt tù trén được coi là hoàn thành.
Giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm phải có mối quan hệ nhân quả trong đó hành vi là nguyên nhân và hậu quả là kết quả của nguyên nhân này Trong trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn nhưng xuất phát từ các nguyên nhân khác thì chủ thé không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Chủ thé của tội thiếu trách nhiệm dé người bị bắt, người bi tạm giữ, tam giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn là chủ thể đặc biệt Điều này có nghĩa rằng chủ thể của tội phạm ngoài hai dấu hiệu thông thường của chủ thể là năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuôi thì họ phải có thêm dấu hiệu thứ ba là dau hiệu liên quan đến chức vụ, quyên hạn trong hoạt động trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bi tam giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù Theo quy định của Điều 376 BLHS năm 2015 thì đối tượng tác động của tội phạm đã được mở rộng hơn so với các quy định tương ứng trong BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 cho nên có thể kết luận rằng chủ thé của tội thiếu trách nhiệm dé người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trồn đã được mở rong ra so
với quy định trước đây”?!.
?! Xem: TS Bùi Kiên Điện, Phạm vi chu thể của tội phạm trong BLHS 1999 và một số van dé cần chú ý
trong công tác điêu tra hình sự, Tạp chí Luật học sô 4/2000 trang 737
Trang 40Đối với trường hợp bắt người phạm tội quả tang và người đang bị truy nã theo Điều 111 và Điều 112 BLTTHS năm 2015 thì mọi công dân trong xã hội đều có quyên bắt Sau khi đã bắt người phạm tội qua tang và người dang bị truy nã người thực hiện việc bắt giải người bi bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất nhưng trong quá trình dẫn giải lại để người bị bắt thì theo chúng tội họ không thé bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm dé người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn Trong trường hợp cụ thể trên đây họ không thỏa mãn dấu hiệu về chủ thể đặc biệt của tội phạm.
Mặt chủ quan của tội thiếu trách nhiệm dé người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn chỉ yêu cầu một dấu hiệu bắt buộc, đó là lỗi của người phạm tội Lỗi của người phạm tội trong tội thiếu trách nhiệm dé người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn là lỗi vô ý phạm tội, chúng có thé là lỗi vô ý phạm tội do câu thả hoặc lỗi vô ý phạm tội vì quá tin tùy vào trường hợp cụ thê khi người phạm tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bi tam giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phat tù trốn”.
Như trên đã phân tích, chủ thê của tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn là chủ thé đặc biệt, họ là người có trách nhiệm trong cơ quan tư pháp, được giao nhiệm vụ trách nhiệm quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù nhưng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp đảm bao dé người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù không thé trốn khỏi khu vực giam giữ hoặc nơi họ bị quản ly.
Các nội dung định tội mới trong quy định tại Điều 376 BLHS về tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù tron thé hiện bước tiễn bộ rõ rệt trong hoạt động lập pháp hình sự, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động định tội danh của các cơ quan tư pháp trong thực
22 Xem: TSKH Lê Cảm, Lý luận về cau thành tội phạm trong khoa học luật hình sự, Tạp chí Luật học sé
2/2004 tr.17
38