LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ TẠI TẬP ĐOÀN (CÔNG TY) APPLE, Thảo luận môn quản trị nhân lực căn bản, công ty Apple Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hội nhập và cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, việc hoạch định chiến lược nhân sự là một trong những yếu tố then chốt để quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Chiến lược nhân sự là quá trình xác định mục tiêu, phương hướng và phương pháp để thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp. Chiến lược nhân sự phải phù hợp với chiến lược kinh doanh và văn hóa tổ chức của doanh nghiệp. Trong số các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về công nghệ, Apple là một ví dụ điển hình về việc áp dụng chiến lược nhân sự hiệu quả. Apple là tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm điện tử, phần mềm và dịch vụ trực tuyến. Apple được biết đến là một trong những công ty sáng tạo nhất thế giới, với các sản phẩm nổi tiếng như iPhone, iPad, Macbook, Apple Watch, Apple TV, iTunes, iCloud và Apple Music. Apple có một đội ngũ nhân sự tài năng, năng động và chuyên nghiệp, được đào tạo và phát triển theo các tiêu chuẩn cao nhất. Trong bài thảo luận này, chúng em sẽ phân tích và liên hệ thực tiễn công tác hoạch định chiến lược nhân sự tại Apple, cũng như đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của quản trị nhân lực trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ
Một số khái niệm có liên quan công tác hoạch định chiến lược nhân sự
Hoạch định là việc xác định mục tiêu của tổ chức, dự tính những cách thức để đạt được và các nguồn lực cần phải có để đạt được mục tiêu của tổ chức
Cụ thể, những nhiệm vụ của hoạch định gồm:
Xác định các mục tiêu của tổ chức
Xây dựng chiến lược tổng thể và chiến lược bộ phận, cụ thể hóa chúng thành các kế hoạch để phối hợp hành động
Nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ những người làm việc trong tổ chức/doanh nghiệp được trả công, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức/doanh nghiệp
Chiến lược là một kế hoạch tổng thể, toàn diện, chi tiết được soạn thảo để nhằm thực hiện sứ mạng và mục tiêu của tổ chức
Hoạch định nhân lực là quá trình tư duy nhằm thiết lập nên chiến lược nhân lực, đưa ra chính sách nhân lực và các kế hoạch tác nghiệp nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp trên cơ sở các thông tin cơ bản từ việc phân tích môi trường quản trị nhân lực và dự báo cung, cầu nhân lực
Khái niệm trên cho thấy:
Một là, hoạch định nói chung và hoạch định nhân lực nói riêng là quá trình lao động trí óc đặc biệt của nhà quản trị Đây là quá trình nhà quản trị tư duy để "tìm kiếm" và "định vị" tương lai của tổ chức/doanh nghiệp chứ không phải làm việc bằng sức mạnh vai bắp
Hai là, hoạch định nhân lực cho phép hình dung ra mục tiêu, đường lối cơ bản nhằm tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng nhân lực có hiệu quả góp phần đạt được mục tiêu chiến lược của tổ chức/doanh nghiệp
Ba là, hoạch định nhân lực là quá trình xây dựng nhiệm vụ hoạt động quản trị nhân lực, điều tra nghiên cứu để phát hiện những khó khăn thuận lợi bên ngoài, các điểm yếu, điểm mạnh bên trong của tổ chức/ doanh nghiệp về quản trị nhân lực, đề ra các mục tiêu chiến lược nguồn nhân lực, xây dựng và lựa chọn một chiến lược nguồn nhân lực tối ưu
Bốn là, hoạch định nhân lực được tiến hành cho từng thời kỳ khi môi trường quản trị nhân lực thay đổi
Năm là, hoạch định nhân lực doanh nghiệp bao gồm hoạch định chiến lược nguồn nhân lực, hoạch định chính sách nhân lực và hoạch định tác nghiệp nhân lực
1.1.4.2 Vai trò của hoạch định nhân lực
Hoạch định nhân lực có vị trí trung tâm trong các chức năng quản trị nhân lực
Hoạch định nhân lực là cơ sở, điều hòa các chức năng quản trị nhân lực khác
Hoạch định nhân lực là cơ sở cho tổ chức bộ máy (bộ máy, con người đảm nhận nhiệm vụ quản trị nhân lực) và tổ chức hoạt động quản trị nhân lực (tuyển dụng, đào tạo, duy trì, phát triển, đánh giá nhân lực )
Hoạch định nhân lực là nền tảng cho việc tạo động lực, kích thích nhân lực doanh nghiệp phát huy và thỏa mãn động cơ thúc đẩy cá nhân; hoạch định nhân lực cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá, kiểm soát việc tạo ra, duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người trong tổ chức/doanh nghiệp
1.1.4.3 Nguyên tắc, yêu cầu, căn cứ của hoạch định nhân lực a) Nguyên tắc hoạch định nhân lực Để có chiến lược, chính sách và kế hoạch nhân lực có tính khả thi và kinh tế, công tác hoạch định nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định Các nguyên tắc cơ bản trong hoạch định nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp phải tuân thủ đó là:
Nguyên tắc tập trung dân chủ: Hoạch định nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở các giá trị của tổ chức/doanh nghiệp để đảm bảo sự chấp nhận của đông đảo các thành viên Tập trung được biểu hiện ở chỗ trong hoạch định mỗi nội dung phải luôn xuất phát từ lợi ích chung, phục vụ cho sự nghiệp phát triển lâu dài của doanh nghiệp
Nguyên tắc khoa học và thực tiễn: Hoạch định nhân lực phải xuất phát từ thực tiễn tình hình của mỗi trường nhân lực bên ngoài cũng như nội lực bên trong của doanh nghiệp về công tác nhân sự để tư duy khoa học tránh sai lầm do viển vông, không sát với thực tế
Nguyên tắc hài hòa lợi ích: Hoạch định nhân lực chỉ có thể thành công nếu nó tính đến sự trông đợi rộng rãi, nguyện vọng của nhân viên, nhu cầu của tổ chức/doanh nghiệp về tiến trình hội nhập, hợp tác với các đối tác và sự phát triển của tổ chức/doanh nghiệp dựa vào sự phát triển của con người
Hài hòa lợi ích còn phải hiểu là hài hòa giữa lợi ích tổ chức/doanh nghiệp với lợi ích xã hội bởi vì thành đạt kinh tế gắn liền với thành đạt xã hội
Nguyên tắc toàn diện và trọng điểm: Toàn diện không có nghĩa là dàn trải, mà cần xác định thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu nhân lực trong từng thời kỳ, giai đoạn và chu kỳ hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp Mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển của tổ chức/doanh nghiệp (hình thành, phát triển, ổn định hay suy thoái) trọng điểm nhân lực chắc chắn khác nhau
Nội dung nghiên cứu về hoạch định chiến lược nhân lực
1.2.1 Phân tích môi trường quản trị nhân lực
Mục đích: Nhằm xác định cơ hội, thách thức từ môi trường quản trị nhân lực bên ngoài và nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường quản trị nhân lực bên trong để doanh nghiệp có những biện pháp tận dụng cơ hội, đối phó thách thức, ngăn ngừa những rủi ro về nhân lực có thể xảy ra và phát huy lợi thế điểm mạnh, hạn chế khắc phục những điểm yếu, khó khăn trong công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp để đảm bảo thực thi tốt chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần phát triển doanh nghiệp một cách bền vững
Nội dung: Phân tích môi trường gồm các nội dung là: Liệt kê các yếu tố môi trường; Phân tích các yếu tố môi trường; Tổng hợp kết quả phân tích các yếu tố môi trường
(a) Liệt kê các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường bên ngoài được chia thành 03 nhóm là các yếu tố môi trường quốc tế, môi trường vĩ mô và môi trường ngành
Các yếu tố môi trường bên trong bao gồm: Chiến lược kinh doanh; Hiện trạng nguồn nhân lực; Văn hóa doanh nghiệp; Trình độ công nghệ Năng lực tài chính; Nhà quản trị doanh nghiệp; Uy tín, thương hiệu
(b) Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong
Kỹ thuật phân tích môi trường bên ngoài là kỹ thuật EFE (External Factor Evaluation) đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động quản trị nhân lực của doanh nghiệp Qua đó giúp nhà quản trị đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho hoạt động quản trị nhân lực
Kỹ thuật phân tích các yếu tố môi trường bên trong IFE (Intemal Factor Evaluation) Yếu tố nội bộ được xem là rất quan trọng trong mỗi chiến lược nhân lực và các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra, sau khi xem xét tới các yếu tố nội bộ, nhà quản
11 trị chiến lược cần lập ma trận các yếu tố này nhằm xem xét khả năng phản ứng và nhìn nhận những điểm mạnh, yếu Từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa điểm mạnh để khai thác và chuẩn bị nội lực đối đầu với những điểm yếu và tìm ra những phương thức cải tiến điểm yếu này Để xây dựng được mà trận EFE/IFE cần thực hiện 05 bước sau:
Lập một danh mục từ 10 - 20 yếu tố môi trường bên ngoài/10 - 20 yếu tố từ môi trường bên trong có thể ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động quản trị nhân lực của doanh nghiệp trong ngành
Xác định trọng số theo thang điểm từ 0,0 (Không quan trọng) đến 1,0 (Rất quan trọng) cho từng yếu tố môi trường bên ngoài/môi trường bên trong Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đỏ tới hoạt động quản trị nhân lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động Tổng điểm số tầm quan trọng của tất các các yếu tố phải bằng 1,0
Xác định mức độ phản ứng của công ty đối với từng yếu tố môi trường Điểm xếp loại có giá trị từ 1 đến 4, trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu
Xác định điểm số của các yếu tố bằng cách nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó,
Xác định tổng số điểm của ma trận EFE bằng cách cộng số điểm của tất cả các yếu tố môi trường bên ngoài và tổng số điểm của ma trận IFE bằng cách cộng số điểm của tất cả các yếu tố môi trường bên trong Tổng số điểm của ma trận cho phép đánh giá mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội và nguy cơ Điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1
Nếu tổng số điểm của ma trận EFE là 4 thì doanh nghiệp đang phản ứng tốt với những cơ hội và nguy cơ Nếu tổng số điểm là 2,5 doanh nghiệp đang phản ứng trung bình với những cơ hội và nguy cơ Nếu tổng số điểm là 1, doanh nghiệp đang phản ứng yếu kém với những cơ hội và nguy cơ
Nếu tổng số điểm của ma trận IFE là 4,0 thì doanh nghiệp đang phản ứng tốt với những điểm mạnh và điểm yếu của mình là 2,5 doanh nghiệp đang phản ứng trung bình với những điểm mạnh và điểm yếu của mình Nếu tổng số điểm là 1,0 doanh nghiệp đang phản ứng yếu kém với những điểm mạnh và điểm yếu của mình Ví dụ ma trận
12 phân tích các yếu tố bên trong IFE đối với quản trị nhân lực của một công ty với tổng số điểm quan trọng xác định được ở đây là 2,69 cho thấy chiến lược nguồn nhân lực mà công ty đang áp dụng phản ứng với môi trường bên trong chỉ ở mức trung bình
(c) Tổng hợp phân tích môi trường quản trị nhân lực
Mục đích: Phân loại và sắp xếp các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong thành 4 nhóm yếu tố: Điểm mạnh - Strengths (S); Điểm yếu - Weaknesses (W), Cơ hội
- Opportunities (O) và Thách thức - Threats (T)
Nội dung: Kỹ thuật tổng hợp phân tích môi trường quản trị nhân lực SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo một trật tự lô góc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng
2 cột, chia làm 4 phần: Strengths (S), Weaknesses (W), Opportunities (O) và Threats (T)
1.2.2 Xây dựng các phương án chiến lược nhân lực
Xác định các phương án chiến lược nhân lực là quá trình nhà quản trị thiết kế các khả năng kết hợp giữa điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa về hoạt động quản trị nhân lực cho doanh nghiệp của mình Kỹ thuật được sử dụng trong xây dựng phương án chiến lược nhân lực là kỹ thuật SWOT Đây là kỹ thuật hình thành ma trận nguy cơ
- cơ hội - điểm yếu - điểm mạnh với kết cấu gồm 9 ô (xem Hình 2.6) bao gồm các bước sau:
Liệt kê điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
- Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức/doanh nghiệp - Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức/doanh nghiệp
- Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức/doanh nghiệp
- Liệt kê các đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức/doanh nghiệp
Xác lập các phương án kết hợp
- Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp
- Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược
- Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST vào ô thích hợp
- Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT vào ô thích hợp
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY APPLE
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Apple
Apple hay tên đầy đủ chính là Apple Inc Đây là một tập đoàn chuyên về lĩnh vực công nghệ của Mỹ và có trụ sở chính đặt tại Silicon Valley ở San Francisco, tiểu bang California Nó được coi là một trong năm công ty lớn của ngành công nghệ thông tin ở Hoa Kỳ cùng với Amazon, Google, Microsoft và Meta Ngày Apple chính thức được thành lập đúng vào ngày 1/4/1976 bởi được Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne , khi ấy, Apple có tên đầy đủ là Apple Computer, Inc Cái tên này được sử dụng suốt cho những năm sau đó cho đến năm 2007 thì chuyển thành cái tên sử dụng hiện nay là Apple Inc Tập đoàn này chuyên thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử tiêu dùng, phần mềm máy tính và các dịch vụ trực tuyến với phạm vi hoạt động trên toàn thế giới
Từ một công ty không có mấy tên tuổi, giờ đây Apple đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng được cả thế giới công nghệ biết đến và vô cùng ngưỡng mộ bởi chiến lược kinh doanh tài tình, sự phá cách trong thiết kế, và luôn mang đến những sản phẩm làm hài lòng người tiêu dùng
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Quá trình hình thành và phát triển của Apple luôn gắn với những bước ngoặt mang tinh đột phá trong việc tạo ra các sản phẩm công nghệ điện tử thế hệ mới
Ngày 1 tháng 4 năm 1976, hai người bạn đồng học ở trường phổ thông là Steve Wozniak và Steve Jobs cùng với Ronald Wayne bắt tay sáng lập công ty Apple Computer, với "trụ sở" đầu tiên là một gara ôtô Sản phẩm đầu tiên của Apple là chiếc máy tính Apple I có dạng một bảng mạch, được ra mắt tại một câu lạc bộ máy tính ở Palo Alto, California
Năm 1977, Apple tung ra sản phẩm tiếp theo, Apple II, một thành quả to lớn đã làm nên tiếng vang cho một công ty còn non trẻ Apple Apple II là máy tính cá nhân có dáng vẻ hiện đại nhất vào thời đó, vỏ làm bằng nhựa và không có bất kỳ một con ốc nào trên vỏ máy Sản phẩm này đã cho thấy dấu ấn của Apple và Steve Jobs
Năm 1979, Steve Jobs giới thiệu Apple III, tạo bước đột phá khổng lồ trong ngành công nghệ máy tính khi ông đưa giao diện người dùng đầu tiên vào công nghệ máy tính Điều này vô cùng quan trọng cho bước tiền của ngành sản xuất máy tính cá nhân Trong đợt IPO ngày 12/12/1980, Apple thu hút được nhiều vốn hơn bất kỳ vụ IPO nào trước đó kể từ vụ IPO của Ford Motor vào năm 1956 Sự kiện này cũng lập tức tạo ra nhiều triệu phú hơn bất kỳ công ty nào trong lịch sử (khoảng 300 người)
Năm 1983, Apple bắt đầu bán ra Lisa, chiếc máy tinh để bàn dành cho doanh nghiệp với giao diện người dùng dạng đồ họa - hệ thống quen thuộc với hầu hết người sử dụng máy tính ngày nay Tuy nhiên, Lisa là một thất bại thương mại do giá cao và các phần mềm hạn chế
Ngày 24/01/1984, Apple ra mắt máy tính cá nhân Macintosh với thiết kế mẫu mã sang trọng, cùng với hệ điều hành được nâng cấp với các thư mục được sắp xếp chi tiết Tuy nhiên cũng giống như Lisa, Macintosh cũng được bán với giá quá cao
Năm 1985, sau một cuộc đấu đá quyền lực, Steve Jobs đã rời khỏi Apple Thế nhưng đến năm 1997, sau khi công ty thua lỗ hơn 1,8 tỷ đồng, hội đồng quản trị của Apple đã quyết định mời Jobs trở lại làm CEO lâm thời của Apple Tháng 11/1997, Steve Jobs giới thiệu một dòng máy Macintosh mới với tên gọi G3, và một trang web cho phép khách hàng đặt hàng trực tiếp từ Apple
Năm 1998, Apple trình làng chiếc máy tính iMac G3, là phiên bản đầu tiên của dòng sản phẩm máy tính cá nhân iMac nối tiếng của Apple và vẫn tiếp tục phát triển cho đến ngày nay Tương tự như dòng iMac ngày nay, iMac G3 là chiếc máy tính “tất cả trong một", khi tất cả các đơn vị của hệ thống được tích hợp chung vào chiếc màn hình Đây cũng là chiếc máy tinh cá nhân đầu tiên trên thế giới không trang bị ổ đĩa mềm, và nổi trội với chuột máy tính hình trong đặc trưng, iMac G3 đã nhanh chóng trở thành máy tính bán chạy nhất nước Mỹ do thiết kế thân thiện với người dùng
Tháng 10 năm 2001, Apple trình làng chiếc máy nghe nhạc iPod Với dung lượng lưu trữ và tốc độ truyền tải ấn tượng, iPod đã nhanh chóng trở thành sản phẩm bán chạy nhất vào năm 2001 Hai năm sau Apple mở cửa gian hàng trực tuyến iTunes cho phép người dùng mua và tài nhạc, sách âm thanh, phim và các chương trình truyền hình Và số lượt tải đã đạt 1 triệu ngay trong tuần đầu tiên
Năm 2001 cũng là năm mà Apple mở của Apple Store đầu tiên Apple Store trở thành chuỗi cửa hàng kinh doanh thành công nhất mọi thời đại Hệ thống này cho phép Apple sản xuất các linh kiện điện tử chỉ dành riêng cho mình và tiết kiệm được rất nhiều
17 chi phi, đến mức họ có thể bán phá giá thị trường với Macbook Air Tháng 3/2001, Apple ra mắt hệ điều hành Mac OS 10 Sự ổn định cộng với tốc độ cao và dễ sử dụng đã khiến nhiều người quyết định chuyển đổi từ sử dụng máy tính hệ điều hành Windows sang dùng Mac Khi nói về điều này, Steve Jobs đã nói vui rằng: "Quá đẹp, đến mức bạn chỉ muốn liếm nó"
Tại hội chợ triển lãm Macworld ngày 09/01/2007, Jobs thông báo công ty Apple Computer sẽ được biết đến như Apple Inc, do thực tế rằng các máy tính không còn là trọng tâm duy nhất của công ty Sự thay đổi này phản ánh sự thay đổi của công ty nhấn mạnh đến các thiết bị di động điện tử Cũng tại sự kiện này, đích thân Steve Jobs đã tiết lộ với giới công nghệ và truyền thông vẽ chiếc smartphone đầu tiên của Apple mang tên iPhone Apple đã gây tiếng vang lớn khi lần đầu tiên nhảy vào lĩnh vực điện thoại di động mà đã thành công với mẫu iPhone "bom tấn"
Vào ngày 20 tháng 8 năm 2012, giá cổ phiếu tăng của Apple đã làm tăng giá trị vốn hóa thị trường của công ty lên mức kỷ lục khi đó là 624 tỷ USD Điều này đã đánh bại kỷ lục không điều chỉnh lạm phát về vốn hóa thị trường do Microsoft thiết lập trước đó vào năm 1999 Vào ngày 24 tháng 8 năm 2012, một bồi thẩm đoàn Hoa Kỳ đã phán quyết rằng Samsung phải trả cho Apple 1,05 đô la tỷ thiệt hại trong một vụ kiện sở hữu trí tuệ Samsung kháng cáo, được giảm 450 triệu USD và tiếp tục cho phép Samsung yêu cầu một bản dùng thử mới