1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH QUA CUỘC CHIẾN ĐÔNG XUÂN VÀ ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1953 – 1954

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chứng Tích Chiến Tranh Qua Cuộc Chiến Đông Xuân Và Điện Biên Phủ Năm 1953 – 1954
Tác giả Phùng Bá Đông, Nguyễn Khắc Phương Đông, Bùi Tuấn Khanh, Ngô Nham Hoàng Khang, Nguyễn Đức Mạnh, Nguyễn Gia Huy, Nguyễn Kim Phú
Người hướng dẫn Nguyễn Minh Quang
Trường học Đại Học Hoa Sen
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN BÀI THU HOẠCH LỊCH SỬ ĐẢNG HỌC KỲ: 2331 ĐỀ TÀI: CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH QUA CUỘC CHIẾN ĐÔNG XUÂN VÀ ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1953 – 1954 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Quang Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 10 năm 2023 MỤC LỤC DANH SÁCH NHÓM 2 LỜI CÁM ƠN 3 PHẦN NỘI DUNG 4 1 Hoàn cảnh lịch sử 4 1.1 Hệ thống chính trị và quân sự của Pháp tại Đông Dương 4 1.2 Nguyên nhân và tiền đề cho cuộc chiến ở Điện Biên Phủ .8 1.3 Các sự kiện quan trọng trong cuộc chiến .9 2 II Nội dung chiến dịch Điện Biên Phủ 12 3 Kết quả .17 3.1 Kết quả của cuộc chiến 17 a) Hậu quả của cuộc chiến 17 b) Về tư duy chiến tranh 18 4 Ý nghĩa lịch sử 19 4.1 Ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến Điện Biên Phủ 19 4.2 Kết luận 21 CẢM NHẬN CỦA NHÓM SAU CHUYẾN THAM QUAN 23 NGUỒN THAM KHẢO 24 1 DANH SÁCH NHÓM STT HỌ VÀ TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ MỨC 22100367 ĐỘ HOÀN 1 THÀNH Phùng Bá Đông 100% Nguyễn Khắc Phương 22114141 100% 2 Đông 3 Bùi Tuấn Khanh 22206034 100% 4 Ngô Nham Hoàng Khang 22102924 100% 5 Nguyễn Đức Mạnh 22012504 100% 2203362 100% 6 Nguyễn Gia Huy 2191061 100% 7 Nguyễn Kim Phú 1 2 LỜI CÁM ƠN Đầu tiên cho em xin phép gửi lời cám ơn tới thầy Nguyễn Minh Quang và nhà trường đại học Hoa Sen đã tạo ra cơ hội để nhóm chúng em có chuyến tham quan bảo tàng chứng tích Chiến tranh Qua chuyến đi lần này nhôm chúng em đã có rất nhiều những kỷ niệm với nhau cũng như đã tiếp thu được rất nhiều thông tin kiến thức qua người hướng dẫn viên và thầy không những trong suốt quá trình tham quan mà cả trong những tiết học trên lớp, thật sự thầy là người đã chuyền cảm hứng cũng như động lực và ý tưởng để viết và hoan thanh về chủ để bài thu hoạch lần này Và đặc biệt là thầy đã luôn giúp đỡ, góp ý cho chúng em xuyên suốt quá trình chúng em làm bài thu hoạch này và cả những bài thuyết trình trước đó nữa, đó là một trong những điều nhôm chúng em rất là chân quý 3 PHẦN NỘI DUNG 1 Hoàn cảnh lịch sử 1.1 Hệ thống chính trị và quân sự của Pháp tại Đông Dương Năm 1953, cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp đã bước qua năm thứ tám Nước Pháp đã thực sự sa lầy, không còn đủ sức chịu nổi gánh nặng khổng lồ mà cuộc chiến đem lại Dù đã huy động tiềm lực kinh tế, quân sự đến mức gần như cao nhất, song Pháp vẫn không sao thiết lập lại được bộ máy cai trị trên toàn Đông Dương như trước năm 1945 Trái lại, mỗi ngày trôi qua, quân Pháp phải hứng chịu những tổn thất nặng nề cả về nhân mạng và cơ sở vật chất Cuộc chiến tranh xâm lược kéo theo sự khủng hoảng về chính trị, kinh tế, tài chính ngay tại nước Pháp Số đông nhân dân Pháp từ lâu đã hiểu rõ nguyện vọng hòa bình thực sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam Tất nhiên đó phải là một nền hòa bình trên cơ sở độc lập và thống nhất thực sự Song, vào thời điểm bấy giờ, giới cầm quyền Pháp vẫn ngoan cố cho rằng, chưa đến mức nước Pháp, một trong tứ cường của thế giới, buộc phải chấp nhận một điều kiện như vậy Để tháo gỡ tình thế khó khăn, tháng 5/1953, chính phủ Pháp cử tướng Henri Navarre (1898 - 1983) sang làm tổng chỉ huy quân viễn chinh ở Đông Dương, với hy vọng sớm giành thắng lợi quân sự quyết định, tìm “lối thoát danh dự” cho nước Pháp Sau một thời gian tìm hiểu tình hình thực tế, tháng 7/1953, Navarre đã xây dựng xong kế hoạch quân sự của mình ở Đông Dương để đệ trình trước Hội đồng Tham mưu trưởng và Hội đồng Quốc phòng tối cao Pháp Lần đầu tiên từ khi chiến tranh bùng nổ, một tổng chỉ huy có kế hoạch chiến lược về quân sự nhằm giành chiến thắng trong 02 năm Navarre đã gây được ấn tượng tốt trong giới quân sự và chính trị nước Pháp Và điều quan trọng hơn, Kế hoạch Navarre được Hoa Kỳ tán thành, ủng hộ Kế hoạch Navarre cơ bản gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (Từ Thu Đông năm 1953 và Mùa Xuân năm 1954): Quân Pháp giữ thế phòng ngự chiến lược ở chiến trường miền Bắc, tránh giao chiến với chủ lực quân ta; tiến công chiến lược ở chiến trường phía Nam, đánh chiếm các căn cứ kháng chiến, trước hết là vùng tự do Liên khu 5 và Khu 9; đồng thời ra sức mở rộng lực lượng ngụy 4 quân, tập trung xây dựng khối chủ lực cơ động mạnh đủ sức đánh bại các đại đoàn chủ lực của ta Giai đoạn 2 (Từ Thu Đông năm 1954): Khi đã hoàn thành các mục tiêu trên, quân đội viễn chinh Pháp sẽ dồn lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện các đòn tiến công chiến lược trên chiến trường chính, giành thắng lợi lớn về quân sự, buộc chính phủ kháng chiến của ta phải đầu hàng, hoặc chấp nhận đàm phán kết thúc chiến tranh theo những điều kiện do Pháp đặt ra Nếu ta khước từ, quân cơ động chiến lược của Pháp sẽ tập trung mọi nỗ lực để tiêu diệt quân đội chủ lực của ta Có thể nói, kế hoạch Navarre là một bước đi đầy tham vọng của chính phủ Pháp và rộng hơn là cả chính phủ Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại Đông Dương Kể từ khi Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp Jean de Lattre de Tassigny (1889 – 1952) qua đời, từ “chiến thắng” trong cuộc chiến tranh tại Đông Dương đến bây giờ mới xuất hiện trở lại trên chính trường nước Pháp Để thực hiện kế hoạch của mình, Navarre đề xuất Hoa Kỳ tăng thêm viện trợ quân sự gấp hai lần so với trước (chiếm 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương), tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ binh, tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh gồm 44 tiểu đoàn (trong tổng số 82 tiểu đoàn cơ động trên toàn Đông Dương) Đây được đánh giá là một nước cờ rất cao tay của viên tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp Nước cờ này có nhiều mục đích: thứ 1 là việc tập trung quân cơ động tại đồng bằng Bắc Bộ nhằm sẵn sàng đối phó hiệu quả đối với cuộc tiến công lớn của chủ lực ta vào khu vực này, thứ 2 là tập trung quân cơ động tại đồng bằng Bắc Bộ nhằm có lực lượng mở chiến dịch Adlante (tên gọi chiến dịch đánh chiếm vùng tự do Liên khu 5 của quân đội Pháp) và đối phó với chiến tranh du kích và thứ ba là, uy hiếp được các vùng tự do rộng lớn của ta ở Thanh - Nghệ - Tĩnh, Trung Du và Việt Bắc, buộc chủ lực ta phải bị động đề phòng, không dám tiến quân đi các hướng khác Về phía ta, tháng 9/1953, Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông - Xuân 1953 – 1954 Qua phân tích kỹ lưỡng Kế hoạch Navarre và tình hình thực tiễn chiến trường cả nước, Thường vụ xác định chủ trương tác chiến của ta là tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà lực lượng địch 5 tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực của chúng, buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa điểm xung yếu mà chúng không thể bỏ Thực hiện chủ trương đó, ta triển khai đồng loạt những mũi tiến công vào Tây Bắc và Thượng Lào, Tây Nguyên, Trung Lào, Hạ Lào Với những đơn vị không lớn hoạt động ở những hướng khác nhau, ta đã thực hiện được mục tiêu đầu tiên, rất quan trọng, đó là làm cho lực lượng cơ động của Pháp buộc phải phân tán ra các nơi Như vậy, dưới sức ép tiến công của quân ta, tại đồng bằng Bắc Bộ Navarre chỉ còn lại 3 binh đoàn cơ động Trong thực tế, phần lớn những đơn vị của các binh đoàn này cũng không còn là cơ động, vì phải chia ra để bảo vệ những khu vực, tuyến đường quan trọng Có thể nói hầu hết trong tổng số 82 tiểu đoàn cơ động chiến lược và chiến thuật của Navarre đã buộc phải phân tán khi trận đánh chính tại Điện Biên Phủ chưa nổ ra Những hoạt động trong Đông – Xuân 1953 - 1954 của quân ta đã làm đảo lộn thế bố trí lực lượng của quân Pháp trên các chiến trường Hạ tuần tháng 11/1953, Navarre mở cuộc hành binh Castor (Hải Ly), ném xuống Điện Biên Phủ 6 tiểu đoàn với ý định ngăn chặn một đại đoàn chủ lực của quân ta đang tiến vào Tây Bắc Vào thời điểm đó, việc làm này chỉ mang tính chất một cuộc hành binh thứ yếu, nhằm giữ nguyên trạng tình hình trên chiến trường chính theo chủ trương phòng ngự chiến lược của Navarre Ba tháng sau, từ những cuộc điều binh của ta trên bàn cờ chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, Điện Biên Phủ đã trở thành nơi quyết chiến chiến lược, quyết định vận mệnh của cuộc chiến tranh Tính đến thời điểm đầu tháng 3/1954, quân Pháp tại Điện Biên Phủ có 12 tiểu đoàn và 07 đại đội bộ binh, phần lớn là những đơn vị tinh nhuệ bậc nhất của quân đội viễn chinh Pháp Như vậy, so sánh về lực lượng bộ binh, ta hơn địch về số tiểu đoàn, nhưng quân số mỗi tiểu đoàn của ta chỉ bằng 2/3 quân số tiểu đoàn địch và trang bị yếu hơn rất nhiều Về pháo binh, ta hơn địch về số lượng, nhưng đạn pháo dự trữ của ta rất hạn chế Ta hoàn toàn không có lực lượng thiết giáp Ngoài ra, chỉ một trung đoàn pháo cao xạ 37mm của ta phải đương đầu với toàn bộ không quân hùng mạnh của địch 6 Một lần nữa, so sánh lực lượng lại chỉ ra rằng, ta không có ưu thế về binh lực trước kẻ địch Ngay về số lượng bộ binh đơn thuần, ta cũng không hơn địch bao nhiêu Theo lý thuyết chiến tranh, bên phòng ngự bao giờ cũng nắm phần lợi thế hơn so với bên tấn công Muốn giành thắng lợi, quân số bên tấn công bao giờ cũng phải đông vượt trội so với bên phòng ngự Thêm vào đó, hầu hết các đơn vị chủ lực của ta còn thiếu kinh nghiệm đánh công kiên, khả năng tác chiến còn nhiều hạn chế Tất nhiên, lợi thế của ta ở Điện Biên Phủ cũng là rất rõ ràng Ta chủ động tiến công, địch bị động phòng ngự Ta là lực lượng bao vây, địch là đối tượng bị bao vây Điều này cho phép ta có thể lựa chọn thời điểm và huy động lực lượng tùy ý để mở các cuộc tiến công Hơn nữa, pháo binh của ta tuy bố trí phân tán, nhưng vẫn có thể tập trung hỏa lực vào một vị trí tiến công để tạo nên bất ngờ, đè bẹp sức phản kháng của pháo binh địch 17h 05 phút ngày 13/3/1954, đợt tấn công đầu tiên của quân ta vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu Chỉ trong vòng 5 ngày chiến đấu (từ 13/3 đến 17/3), cánh cửa phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã mở toang Các cụm cứ điểm Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo lần lượt bị tiêu diệt Đợt tiến công mở màn đã giáng một đòn chí tử vào hi vọng giành thắng lợi của Chính phủ và giới quân sự Pháp Tính chung trong đợt tiến công này, quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn 2 tiểu đoàn Pháp tinh nhuệ, 1 tiểu đoàn và 3 đại đội quân Pháp bị bắt Tổng cộng 2.000 lính Pháp đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, 12 máy bay bị bắn rơi Sự tiêu hao binh lực của ta trong đợt tiến công đầu tiên này không lớn, có thể được bù đắp nhanh chóng, nhìn chung các đơn vị vẫn còn sung sức, không những thế tinh thần còn được nâng lên rất nhiều sau những chiến thắng vang dội Tuy nhiên, ở phía ngược lại, địch cũng nhanh chóng bù đắp những thiệt hại về người và vũ khí sau những thất bại đầu tiên Xét tương quan lực lượng, quân địch ở Điện Biên Phủ vẫn còn quá mạnh so với ta Sau hơn 10 ngày tạm nghỉ ngơi để chuẩn bị trận địa tiến công, ngày 30/3/1954, đợt tiến công thứ hai của quân ta vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu Mục tiêu của đợt tiến công này nhắm vào dãy cao điểm phía Đông của phân khu trung tâm tập đoàn cứ điểm Sau 5 ngày chiến đấu, ta đã chiếm được 04 ngọn đồi hiểm yếu, làm chủ một phần cao điểm then chốt A1 7 Sau những đợt tiến công ác liệt, lực lượng của ta đã bị tiêu hao, tuy nhiên, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cũng đã phải nhận lấy một đòn tử thương Chỉ tính từ ngày 28/3/1954 đến ngày 2/4/1954 quân Pháp bị loại khỏi vòng chiến thêm 2.089 người Cuộc chiến khốc liệt đã làm tiêu tốn đạn dược, phương tiện chiến tranh với một nhịp độ không thể tưởng tượng nổi, nằm ngoài dự tính của những nhà chỉ huy quân viễn chinh Pháp Từ khi chiến dịch bắt đầu đến thời điểm này, ta đã tiêzu diệt khoảng 5000 quân địch (tương đương 06 tiểu đoàn, trong đó có 03 tiểu đoàn bị tiêu diệt gọn) Tuy nhiên, do được tăng viện, lực lượng của tập đoàn cứ điểm vẫn còn khoảng 1 vạn quân, mặc dù không phải toàn bộ đều là lực lượng trực tiếp chiến đấu Số quân địch vẫn còn là quá lớn đối với ta và Pháp vẫn còn có khả năng tăng viện Về phía ta, ngoài việc bù đắp cho quân số bị tiêu hao, hai vấn đề khó khăn lớn của ta ngày càng gay gắt đó là lương thực và đạn dược Việc tiếp tế hậu cần cho chiến dịch là một trong những khó khăn lớn nhất mà ta phải đương đầu nếu muốn giành chiến thắng Bằng sự nỗ lực tuyệt vời của đồng bào cả nước, ta đã dần khắc phục được khó khăn về khâu yếu này Cuối tháng 4/1954, các kho của mặt trận đã có đủ dự trữ lương thực cho cả tháng 5 Về đạn cho lựu pháo, ngoài 5.000 viên lấy được từ kẻ địch, hơn 400 viên thu được ở mặt trận Trung Lào đã được chuyển đến nơi Các nước xã hội chủ nghĩa anh em cũng đã viện trợ cho ta 02 giàn hỏa tiễn 6 nòng Sau đợt 2 của chiến dịch, ta đã xây dựng thêm 01 tiểu đoàn ĐKZ 75 và 01 tiểu đoàn H6 hỏa tiễn 17h chiều ngày 1/5/1954, đợt tiến công cuối cùng vào tập đoàn cứ điểm diễn ra Quân địch lúc này đã sức tàn lực kiệt, không thể kháng cự nổi đà tiến công như vũ bão của quân ta Đến ngày 07/5/1954, lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của ta tung bay trên nóc hầm sở chỉ huy của tướng Christian de Castries, báo hiệu chiến dịch Điện Biên Phủ đã hoàn toàn thắng lợi Toàn bộ 11.000 quân địch còn lại ở Điện Biên Phủ phần lớn đều bị bắt sống 1.2 Nguyên nhân và tiền đề cho cuộc chiến ở Điện Biên Phủ Nguyên nhân thắng lợi Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã đề ra đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc và phong kiến, vừa kháng chiến vừa kiến quốc xây dựng chế độ mới Ngay từ 8 ngày đầu chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy; tiến công quân sự, địch vận và nổi dậy của quần chúng; đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao Trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, lòng yêu nước và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã tạo nên ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc Nhân dân ta rất anh hùng, từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi, từ trẻ đến già nghe theo lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng ra sức thi đua xây dựng hậu phương vững chắc, thi đua giết giặc lập công, đóng góp sức người, sức của bảo đảm đầy đủ mọi điều kiện cho chiến trường, tiếp thêm ý chí quyết chiến, quyết thắng cho các lực lượng vũ trang ngoài mặt trận Quân đội ta trưởng thành vượt bậc về tư tưởng chính trị, lực lượng, tổ chức chỉ huy, trình độ tác chiến, trang thiết bị quân sự và bảo đảm hậu cần cho chiến dịch quân sự quy mô lớn chưa từng có; chấp hành nghiêm mệnh lệnh chiến trường vượt qua mọi khó khăn, thử thách, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm hy sinh lập nhiều chiến công trên khắp chiến trường Đông Dương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chiến trường Điện Biên Phủ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ còn có sự chi viện, cổ vũ và ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh vì hoà bình của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có cả nhân dân Pháp, đặc biệt là của các nước trên bán đảo Đông Dương cùng chung chiến hào, đã tạo nên sức mạnh thời đại của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1.1 Các sự kiện quan trọng trong cuộc chiến Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi sâu theo dòng chảy của thời gian nhưng ý nghĩa và giá trị lịch sử của nó vẫn còn nguyên giá trị đối với dân tộc Việt Nam và cả nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới Sau đây là những sự kiện chủ yếu trong chiến dịch lịch sử quan trọng này 9 - Tháng 9-1953, Ban Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954 nhằm làm thất bại kế hoạch Nava - 20/11/1953, Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, manh nha ý định xây dựng căn cứ quân sự ở đây và ngăn chặn quân chủ lực Việt Nam chiếm đóng Tây Bắc - 03/12/1953, tướng Navarre tăng cường lực lượng phòng giữ Điện Biên Phủ từ 6 tiểu đoàn lên 9 tiểu đoàn bộ binh và 3 tiểu đoàn pháo binh, biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất Đông Dương - 06/12/1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông - Xuân 1953 - 1954 của ta với thực dân Pháp, đồng thời cử Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Bí thư kiêm Tổng tư lệnh mặt trận Để tạo thuận lợi cho trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho các đơn vị bộ đội chủ lực phối hợp mở năm đòn tiến công chiến lược trên các mặt trận Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào - Đông Bắc Campuchia, Bắc Tây Nguyên và Thượng Lào Ta cũng tích cực chuẩn bị về mọi mặt cho một cuộc chiến lâu dài, khó khăn nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng thay đổi cục diện chiến tranh - 26/01/1954, Tổng tư lệnh mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển phương châm tác chiến từ "Đánh nhanh, thắng nhanh" sang "Đánh chắc, tiến chắc" Đây là một trong những quyết định quan trọng nhất, một trong những yếu tố dẫn tới chiến thắng trong trận đánh Điện Biên Phủ Từ quyết định này, ta đã thực hiện việc kéo pháo ra, chuẩn bị lại về hậu cần, thay đổi ngày giờ chiến đấu, để đảm bảo tính "chắc thắng" của chiến dịch - 31/01/1954, Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ chuyển vị trí đóng quân đến khu rừng Mường Phăng trên đại điểm xã Mường Phăng, huyện Điện Biên cách Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khoảng 40km đường bộ và khoảng hơn 15km đường chim bay Dù vậy, khi leo lến đỉnh Pú Hót phía sau điểm đóng quân, ta có thể dễ dàng quan sát được trận địa của địch bằng ống nhòm - 13/3/1954, Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, ta chính thức mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ tại Trung tâm đề kháng Him Lam, một trong những cụm cứ điểm mạnh nhất của Pháp nằm phía Đông Bắc Tập đoàn cứ điểm Trong đợt 1 từ ngày 13/3 đến ngày 17/3/1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ 10 điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát - 31/3/1954, Đợt tấn công thứ hai vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Đợt 2 kéo dài từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ - 01/5/1954, Đợt tấn công cuối cùng nhằm kết thúc số phận của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được tiến hành - 07/5/1954, sau khi mở được chiếc chìa khóa cuối cùng A1, quân ta từ các hướng tiến thẳng vào hầm chỉ huy của tướng De Castries Không có sự kháng cự, De Castries cùng Bộ chỉ huy quân Pháp và sau đó là toàn bộ quân đồn trú từ các hầm trú ẩn và các cứ điểm ra hàng Lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" tung bay trên nóc hầm Đờ Cát Chiến dịch kết thúc thắng lợi Hình ảnh 1: Ảnh munh họa do nhôm chụp tại bảo tàng 11 - Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược, sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống hơn 16 nghìn tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch; một trận tiêu diệt điển hình nhất, trực tiếp đưa đến việc buộc thực dân Pháp xâm lược phải ngồi vào bàn hội nghị ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương - 7-5-1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong 9 nǎm 2 Nội dung chiến dịch Điện Biên Phủ Ngày 15-11-1953 Nava nhận được báo cáo đại đoàn 316 di chuyển lên Tây Bắc, bộ tham mưu cho rằng nếu Việt Minh chiếm Tây Bắc thì Thượng Lào và kinh đô Luông Phabang sẽ bị uy hiếp, bộ chỉ huy pháp đã nhanh chóng đưa ra quyết định Ngày 20-11-1953 bầu trời Điện Biên Phủ bị khuấy động bởi tiếng máy bay gầm rú tiểu đoàn thuộc địa số 6 và 2 tiêu đoàn của trung doàn dù số 1 đã đổ bộ xuống điện biên phủ, ngày hôm sau 3 tiểu đoàn dù khác được ném xuống và chỉ trong 2 ngày Pháp đã điều dộng 5100 lính và 240 tấn vũ khí trang bị tới lòng chảo Điện Biên Phủ Cuộc nhảy dù xuống Điện Biên Phủ mang tên con hải ly Nava quyết định bỏ Lai Châu rút lực lượng về tăng cường cho Điện Biên Phủ Ngày 7-12-1953 Nava cử đại tá CASTRIES lên chỉ huy Điện Biên Phủ và tiếp tục tang cường lực lượng xây dựng công sự phòng ngự vững chắc 12 Hình ảnh 2: Đại tá CHRISTIAN DE CASTRIES Điện Biên Phủ đã trở thành một tập đoàn cứ điểm rất lớn với 8 trung tâm đề kháng được chia làm 3 phân khu: - Phân khu trung tâm: nằm giữa cánh đồng Mường Thanh với 5 trung tâm đề kháng được bao bọc hầm chỉ huy của DE CASTRIES - Phân khu bắc: gồm 2 trung tâm đề kháng - Phân khu nam: có 1 trung tâm đề kháng, Pháo binh địch được bố trí ở Mường Thanh và Hồng Cúm, đại đội xe tăng được bố trí ở phân khu trung tâm và phân khu phía nam Các tướng Mỹ Pháp trng lần tới thăm quân đội ở Điện Biên Phủ đã nói đây là một hình thức phòng ngự vô cùng vững chắc chỉ huy DE CASTRIES đã nói “mục đích của Điện Biên Phủ là để nghiền nát ý muốn điên rồ của Việt Minh” Tuy Nhiên với con mắt của một vị tướng đã có 8 năm đối đầu với quân viễn chinh Pháp, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp nhận định “ Vô luận rồi đây, địch tình thay đổi thế nào, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản là có lợi cho ta “ Ngày 6-12-1953 Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Bộ Chính Trị về kế hoạch tấn công điện biên phủ Nhận định của Bộ Chính Trị về kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ “Điện Biên Phủ sẽ là một cứ điểm mạnh, nhưng chúng có cái yếu cơ bản là bị cô lập mọi việc tiếp viện tiếp tế đều phải dựa vào đường không “ Vì thế Bộ Chính Trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ với mật danh là Trần Đình thành lập Đảng ủy mặt trận Điện Biên Phủ và cử đồng chí Võ Nguyên Giáp tư lệnh chiến dịch làm bí thư Đảng ủy 13 Trước khi tướng Giáp lên đường Hồ CHủ Tịch đã nói rằng “Tướng quân tại ngoại, giao cho chú quyền quyết định Chắc thắng thì đánh, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh” Hình ảnh 3: Tương quan lực lượng giữa ta và địch Ngày nổ súng được quyết định vào 17 giờ ngày 25-1-1954 nhưng gần đến ngày đó thì một chiến sĩ của ta bị bắt vì vậy đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định hoãn giờ nổ súng 24 giờ Phân tích tình hình thực tế tướng Giáp thấy rằng “ Quân Pháp ở Điện Biên Phủ không còn ở trạng thái lâm thời phòng ngự mà đã dược xây dựng thành tập đoàn cứ điểm vững chắc, có yếu trợ tối đa của không quân và pháo binh “ Ngày 26-1-1954 cuộc họp Đảng ủy mặt trận diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn đưa ra chủ trương chuyển từ “ đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh chắc, tiến chắc” 14 Để đảm bảo công tác hậu cần dưới sự chỉ đạo của Trung Ương Đảng lần đầu tiên trong lịch sử cả dân tộc đã ra mặt trận từ già trẻ gái trai từ nhiều địa phương đã vận chuyển một khối lượng khổng lồ lương thực thuốc men đạn dược vũ khí lên Điện Biên Phủ, mặc cho máy bay Pháp liên tục dội bom nhưng chưa bao giờ con đường vận tải bị cắt đứt Đêm 1-2-1954 tiểu đội pháo cao xạ 37 ly thuộc đại đội 827 tiểu đoàn 394 trung đoàn 367 do tiểu đội trưởng Tô Vĩnh Diện chỉ huy do kéo pháo ra dốc chuối đã bị đạn pháo của địch bắn trúng dây, Tô Vĩnh Diện đã dũng cảm lấy thân mình chèn pháo và anh dũng hi sinh Đợt 1: Quân Pháp đã bố trí đội quân tinh nhuệ nhất tại Him Lam tướng Giáp đã chọn đây sẽ là nơi đánh trận mở màn 17 giờ 5 phút ngày 13-3-1954 trận quyết chiến chiến lược giữa quân đội Việt Nam và quân viễn chinh tại Điện Biên Phủ bắt đầu 40 khẩu pháo 75mm bất ngờ chút bão lửa vào đồi Him Lam và đã khiến cho quân Pháp thiệt hại rất nhiều nằm ngoài tưởng tượng của viên sĩ quan pháo binh pháp Piroth và đồng thời là chỉ huy phó tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ viên sĩ quan pháo binh pháp Piroth Sau khi được Castries yêu cầu thì Piroth lập tức cho bắn 6000 viên đại bác xuống xung quanh Him Lam nhưng không thể khống chế được pháo binh của quân ta Ngay khi nhiều chiến hào bị phá hủy quân ta tiến lên đặt bộc phá tấn công các cửa mở cứ điểm Him Lam Khi ấy dũng sĩ Phan Đình Giót đã dũng cảm dùng lồng ngực để chặn lỗ châu mai của giặc và anh dũng hi sinh trong khoảnh khắc đó bộ đội xung phong tiêu diệt địch Thiếu tá tiểu đoàn trưởng cùng 3 sĩ quan chết ngay trong hầm chỉ huy, điện đài bị phá hủy, liên lạc giữa mường thanh với mường thanh bị cắt đứt, toàn bộ tiểu đoàn Lê Dương 3 với 500 lính pháp bị xóa sổ đến 22 giờ 30 phát ngày 13-3 cứ điểm Him Lam hoàn toàn bị tiêu diệt Vào ngày 15-3-1954 ta bắt đầu nổ súng tấn công cứ điểm độc lập, trận đánh này diễn ra vô cùng ác liệt, rất nhiều lính pháp bị thương vong và toàn bộ súng cối 81mm và 120mm bị phá hủy tướng DE CASTRIES ra lệnh phản kích bằng pháo 105mm và 155mm và xe tang từ Mường Thanh ra ứng cứu nhưng đều thất bại sau hơn 3 giờ thì cứ điểm Độc Lập bị ta đánh chiếm sau 2 đêm không thực hiện lời hứa 15 bịt miệng pháo binh của ta thì Piroth đã tự sát bằng trái lựu đạn sau khi Him Lam và Độc Lập thất thủ thì tại bản kéo trung đoàn 36 đại đoàn 308 đã vận động những người lính Thái ra hàng mà không cần nổ súng, trung đoàn 36 đã chiếm được các ngọn đồi và khống chế được sân bay Mường Thanh Đợt 2: Đợt tấn công thứ 2 từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tiến công, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho tập đoàn cứ điểm Địch hết sức ngoan cố, muốn kéo dài thời gian Nava hy vọng đến mùa mưa ta phải cởi vòng vây Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào Đặc biệt tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày, đồi A1 giằng co tới 30 ngày Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ Đợt 3: Đợt tấn công thứ 3 từ ngày 01/5 đến ngày 07/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Tại đồi A1, quân ta và quân Pháp giành nhau từng tấc đất Trong hoàn cảnh hiểm nguy, nổi bật lên nhiều tấm gương anh hùng Đó là Trung đoàn trưởng Hùng Sinh gan dạ, bình tĩnh trực tiếp chiến đấu cùng với chiến sĩ đánh lui nhiều đợt phản kích của quân Pháp Đó là chiến sĩ điện thanh Chu Văn Mùi, lẻ loi một mình trên đỉnh đồi, không một hạt cơm vào bụng, vẫn tiếp tục cuộc chiến đấu kỳ lạ: vừa đánh địch, bảo vệ thương binh, vừa dùng máy điện thanh chỉ mục tiêu cho pháo ta diệt địch Đó là Đại đội trưởng Bảo Sằng (tức Quang Long), một thanh niên xứ Huế xuất thân hoàng tộc, đã chỉ huy đại đội chiến đấu đến người cuối cùng và anh dũng hy sinh Đêm ngày 06/5/1954, tại đồi A1 trận chiến đấu giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, quân ta ào ạt xông lên tiêu diệt các lô cốt và dùng thuốc nổ phá các hầm ngầm kiên cố của địch Tên quan Tư chỉ huy đồi A1 và khoảng 400 tên địch còn sống sót đã phải đầu hàng 17 giờ 30 phút ngày 07/5/1954, ta chiếm sở chỉ huy của địch, tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy 16 của địch Ngay trong đêm đó quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào, đến 24 giờ toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch 3 Kết quả 3.1 Kết quả của cuộc chiến Dù quân Pháp đã phải gia tăng quân số lên đến 16.000 người, họ đã không thể nào lật ngược được thế cờ Toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh Thiệt hại về phía Pháp là 1.747 tới 2.293 người chết, 5.240 tới 6.650 người bị thương, 1.729 người mất tích và 11.721 bị bắt làm tù binh Toàn bộ 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, 10 đại đội Quân đội Quốc gia Việt Nam bị Việt Minh tiêu diệt Tổng số sĩ quan và hạ sĩ quan bị diệt và bị bắt là 1.706, gồm 1 chuẩn tướng, 16 đại tá và trung tá, 353 sĩ quan từ thiếu úy đến thiếu tá Thiệt hại về phía Mỹ là 2 phi công chết và 1 bị thương Về không quân, Pháp bị tổn thất 59 phi cơ bị phá hủy (38 chiếc bị bắn rơi, 21 chiếc bị phá hủy khi đậu trên sân bay), trong đó có 3 máy bay khác bị phá hủy trước ngày 13 tháng 3 năm 1954, ngoài ra còn có 2 trực thăng cũng bị phá hủy Ngoài số máy bay bị phá hủy, còn có 186 phi cơ khác bị hư hại ở các mức độ khác nhau Phía Mỹ có 1 vận tải cơ hạng nặng C-119 bị bắn rơi Về vũ khí, Pháp mất toàn bộ trang bị vũ khí, xe tăng và pháo binh ở Điện Biên Phủ Phía Quân Đội Nhân Dân Việt Nam thu giữ 2 chiếc xe tăng M24 Chaffee, 28 khẩu đại bác và súng cối các loại, 5.915 khẩu súng bộ binh các loại (súng cá nhân và súng cộng đồng), 20.000 lít xăng dầu cùng rất nhiều đạn dược, quân trang, quân dụng khác 3.2 Hậu quả lâu dài và tư duy chiến tranh a) Hậu quả của cuộc chiến Thiệt hại về phía Quân đội Nhân dân Việt Nam theo hồ sơ quân y của Việt Nam là 4.020 người chết, 9.691 người bị thương, và 792 mất tích Hiện nay tại Điện 17 Biên Phủ, có 3 nghĩa trang liệt sĩ trận này là nghĩa trang phía gần đồi Độc Lập, nghĩa trang gần đồi Him Lam và nghĩa trang gần đồi A1, mỗi nghĩa trang lần lượt có 2.432, 896 và 648 ngôi mộ, tổng cộng là 3.976 ngôi mộ b) Về tư duy chiến tranh Trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã đề ra tư duy chiến lược: Giữ vững thế chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng, không để địch tập trung lực lượng cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ Cuộc tiến công của quân ta làm bàn đạp tấn công các nước Đông Dương Tháng 10 năm 1953, quân Pháp mở chiến dịch Hải Âu, bắt đầu đánh vào phía Tây Nam tỉnh Ninh Bình với hy vọng phân tán lực lượng, tập trung xây dựng thành trì Điện Biên Phủ vững mạnh đủ sức ngăn chặn quân xâm lược Phát hiện quân ta đang chuyển chủ lực lên Tây Bắc, tướng Navarre và bộ tham mưu của địch buộc phải điều quân tăng cường phòng thủ Điện Biên Phủ, tập trung mọi khả năng sẵn có để biến Điện Biên Phủ thành căn cứ vững chắc Ủy ban quân sự, đây là quyết định sáng suốt, táo bạo, kịp thời, linh hoạt, thể hiện tầm nhìn chiến lược và tư duy lý luận chính trị, quân sự sắc bén của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Quân ủy Trước những diễn biến mới của tình hình, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp khẩn và sau khi nghe báo cáo của Tổng quân ủy đã quyết định mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất trí thông qua phương án tác chiến của Đại tướng Khi quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ (tháng 11-1953), Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy chủ trương thực hiện phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”, nhưng khi phát hiện thấy địch thay đổi, lực lượng ở Điện Biên Phủ được tăng cường, hệ thống phòng ngự được xây dựng kiên cố thì phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” không bảo đảm chắc thắng nên Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã quyết định chuyển sang thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc” Đây là một chủ trương kịp thời, chính xác, thể hiện sự quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh “đánh chắc thắng” Để bảo đảm thắng lợi, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm chỉ đạo bộ đội chủ lực, dân quân du kích, các cấp, các ngành, địa phương chủ động, tích cực làm tốt công tác sẵn sàng chiến đấu Đồng thời, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận 18 động quần chúng tăng sản xuất, thực hành tiết kiệm, mọi thứ cho tiền tuyến, mọi thứ để đánh bại thực dân Pháp xâm lược Những hành động cụ thể, thiết thực này đã có tác dụng rất lớn trong việc cổ vũ, động viên các chiến sĩ; Quân và dân ta tràn đầy niềm tin vào chiến thắng, càng chiến đấu càng mạnh mẽ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ khẳng định chiến lược tài tình, đường lối chính trị - quân sự đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu Bộ đội đã tiêu diệt và bắt toàn bộ quân địch, phá hủy thành trì Điện Biên Phủ, thành trì mạnh nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ Với tinh thần quyết chiến và giành thắng lợi, quân và dân ta đã không ngần ngại cam chịu gian khổ, hy sinh Điểm độc đáo và thành công nổi bật của chính sách chính trị - quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn đúng thời cơ, đúng hướng chiến lược tấn công, đánh vào điểm yếu của quân xâm lược Pháp, buộc chúng phải triển khai quân về Điện Biên Phủ, xây dựng cụm căn cứ vững chắc, buộc chúng phải phân tán lực lượng khắp các chiến trường nên bị cô lập, nằm trong “vỏ kín”, không thể hỗ trợ lẫn nhau Đưa đội quân tinh nhuệ, thiện chiến của Pháp vào lưu vực Điện Biên Phủ, phong tỏa chúng và đưa ra nhiều quyết sách mang tính quyết định, táo bạo, kịp thời, sáng tạo, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo, chỉ đạo khéo léo, sáng suốt, biết cách phát động thế trận chiến tranh và kết thúc nó một cách khéo léo và đúng lúc 4 Ý nghĩa lịch sử 4.1 Ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến Điện Biên Phủ Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Với tính chất là cuộc quyết chiến chiến lược trong chiến cuộc đông xuân 1953 - 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là trận thắng quyết định để đi tới kết thúc chiến tranh Đây là thắng lợi quân sự lớn nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương, làm cho kế hoạch Nava thất bại hoàn toàn; làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương Không những vậy, 19

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w