1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tổng kết thực tập hường

7 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo tổng kết thực tập sư phạm
Tác giả Nguyễn Thị Thanh
Người hướng dẫn PTS. Lê Thị Nhị, PTS. Lê Thị Dung
Trường học Trường Đại học Hồng Đức
Chuyên ngành Sư phạm
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 49,13 KB

Nội dung

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT TP.THANH HOÁ

TRƯỜNG TH QUẢNG TÂM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Không có SV vắng, bỏ nửa chừng, đến muộn.

b Ban chỉ đạo và cán bộ hướng dẫn:

- Bà: Nguyễn Thị Thanh - Hiệu trưởng- Trưởng ban - Bà: Lê Thị Yến - P.Hiệu trưởng - Phó ban

- Bà: Lê Thị Nhị - GV hướng dẫn - Bà Lê Thị Dung – GV hướng dẫn.

2 Thời gian thực tập:

Thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Kế hoạch số 256/KH-ĐHHĐ ngày 16/8/2023 của trường Đại học Hồng Đức về việc thực tập sư phạm cho Sinh viên Đại học sư phạm.

Thời gian: 4 tuần Từ ngày 11/3/2024 đến hết ngày 07/4/2024.

3 Đặc điểm tình hình:a Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo TTSP tại trường TH Quảng Tâm và của thầy cô giáo BCN khoa GDTH trường ĐH Hồng Đức.

- Đơn vị đoàn đến thực tập đều có đội ngũ giáo viên hướng dẫn vững vàng chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề nghiệp, có kinh nghiệp trong công tác hướng dẫn thực tập sư phạm, có tinh thần trách nghiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

- Học sinh: Nhìn chung ngoan, ham học tập Các em luôn yêu quý, nhiệt tình với giáo viên thực tập.

- Ban chỉ đạo TTSP đã tạo mọi điều kiện bố trí thời gian, địa điểm cho giáo sinh hoạt động sớm như: gặp gỡ giáo viên hướng dẫn nhận nhiệm vụ, tiếp cận với lớp chủ nhiệm, bố trí phòng đợi, phòng tập giảng cho giáo sinh…

- Được chính quyền địa phương, nhân dân trên địa bàn thực hiện công tác TTSP đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho giáo sinh sinh hoạt và yên tâm công tác.

Trang 2

- Về phía bản thân các giáo sinh đã tự mình có ý thức vươn lên, có lòng nhiệt tình, quý trọng nghề nghiệp, yêu trường lớp.

b Khó khăn:

- Điều kiện cơ sở vật chất của đoàn còn nhiều khó khăn nên gây hạn chế trong các hoạt động ngoài giờ của các giáo sinh như: thăm hỏi, điều tra tình hình

Trường TH Quảng Tâm đóng trên địa bàn Phường Quảng Tâm Trường cấp I, II Quảng Tâm được thành lập năm 1958, đến năm 1996 trường được tách thành trường phổ thông cơ sở Quảng Tâm và trường Tiểu học Quảng Tâm.Là một trong những ngôi trường được thành lập từ rất sớm của huyện Quảng Xương Hơn 60 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, trường Tiểu học Quảng Tâm luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp cũng như của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương cùng với sự nỗ lực không mệt mỏi của các thế hệ thầy và trò nhà trường, các phong trào thi đua dạy và học luôn được thực hiện có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần tích cực đưa sự nghiệp giáo dục của địa phương phát triển lên một tầm cao mới.

Tháng 7 năm 2012, xã Quảng Tâm được sáp nhập về Thành phố Thanh Hóa, đó là niềm tự hào của nhân dân địa phương và tập thể CBGV nhà trường Với sự giúp đỡ, quan tâm của các cấp Lãnh đạo, của Chính quyền địa phương và của tập thể Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa, CBGV nhà trường đã sớm hòa nhập được trong guồng quay của ngành giáo dục Thành phố, nơi được xem là “Đứng thứ nhất” về giáo dục của tỉnh Thanh Hóa Giai đoạn này, CBGV đã đạt chuẩn 100%, có 2 đồng chí trên chuẩn (Thạc sĩ Giáo dục Tiểu học).Năm học 2021-2022: là một mốc son đánh dấu sự thay đổi của nhà trường về cơ sở vật chất: Tháng 5 năm 2021 trường được UBND TP Thanh Hóa quan tâm, đầu tư khởi công xây dựng dãy nhà lớp học 24 phòng - 3 tầng, sơn sửa, làm mới dãy phòng học còn lại và khu Hiệu bộ, làm lại toàn bộ khuôn viên,… với tổng số tiền gần 15 tỉ đồng; UBND phường Quảng Tâm đầu tư vốn ngân sách làm sân cỏ nhân tạo, sửa chữa một số hạng mục đã xuống cấp, mua sắm mới trang thiết bị cho một số phòng học và phòng chức năng, văn phòng…với số tiền gần 6 tỉ đồng Đến tháng 3 năm 2022 công trình được hoàn thiện Hiện nay, trường lớp đã khang trang, sạch, đẹp, trang thiết bị trong các phòng học, phòng chức năng đầy đủ, đảm bảo quy chuẩn; có khu ăn ở bán trú riêng cho học sinh theo quy định Hàng năm, nhà trường đều có giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh Tính đến nay, nhà trường đã có 21 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên

Trang 3

dạy giỏi cấp thành phố, 7 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.Tổng số học sinh năm học 2023 - 2024 là 1.045học sinh/25 lớp Tỉ lệ huy động học sinh ra lớp đạt tỷ lệ 100% hàng năm, không có học sinh bỏ học giữa chừng Cơ sở vật chất trường lớp hàng năm đang được đầu tư đáp ứng yêu cầu dạy và học.

- Về đội ngũ CB – GV – NV :

Tổng số CB – GV – NV có: 42 đ/c (Nữ: 40 đ/c, nam 2 đ/c), trong đó:

+ Ban giám hiệu: 02 đ/c: Đ/c Nguyễn Thị Thanh - Hiệu trưởng nhà trường, Đ/c Lê Thị Yến - Phó hiệu trưởng.

+ Giáo viên văn hóa: 25 đ/c Giáo viên đặc thù 15 đ/c, nhân viên 2 đ/c + Bà: Lê Thị Thuý - Tổng phụ trách đội:

+ Bí thư chi bộ: Đ/c Nguyễn Thị Thanh, Phó bí thư chi bộ: đ/c Lê Thị Yến + Chủ tịch công đoàn: Đ/c Lê Thị Yến

- Nhà trường: Đạt tiên tiến cấp thành phố.

Đối với cá nhân

- Chiến sĩ thi đua cơ sở: 1 đ/c

- Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện: 2 đ/c - Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố:21 đ/c

- Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 7 đ/c

- Đối với học sinh:

Học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học: 100%.

Học sinh đạt hoàn thành chương trình lớp học đạt: 97,5% trở lên

Học sinh chưa đạt : Không quá 2,5%.

Trang 4

- Giáo sinh được chuẩn bị cho công việc lên lớp ngay trong tuần đầu.

- Ban chỉ đạo đã bố trí lịch cho từng công việc cụ thể, giáo viên hướng dẫn giao nhiệm vụ cho giáo sinh thực tập như: Lập kế hoạch TTCN cả đợt nộp cho giáo viên và ban chỉ đạo kiểm tra đầy đủ.

- Tuần đầu giáo sinh được nghe báo cáo tình hình hoạt động của trường, của đoàn thể, về công tác chủ nhiệm Dự các giờ dạy mẫu, soạn giáo án, tập giảng, duyệt giáo án chuẩn bị lên lớp cho tuần sau.

- Các tuần tiếp theo giáo sinh thực hiện các kế hoạch đề ra (giáo viên hướng dẫn đã duyệt) Lên lớp theo thời khóa biểu của nhà trường.

- Giáo viên hướng dẫn đã gặp gỡ, giao nhiệm vụ cho giáo sinh như: Lập kế hoạch dự giờ, soạn bài, duyệt giáo án, quản lý học sinh trong các tiết dạy, trong tổ chức hoạt động tập thể, thăm gia đình học sinh, giáo dục học sinh thông qua nhiều hình thức hoạt động khác.

- Thường xuyên rút kinh nghiệm, uốn nắn giáo sinh kịp thời sau các tiết lên lớp.

- Hướng dẫn và động viên giáo sinh đã phát huy được vai trò của mình thông qua các hoạt động như: hoạt động 15 phút đầu giờ cho lớp chủ nhiệm, dạy lớp học hát, thăm gia đình học sinh, giáo dục học sinh cá biệt, khen thưởng học sinh có thành tích…

- Giáo sinh có kiến thức vững vàng, tác phong chững chạc, bình tĩnh linh hoạt trong việc xử lý tình huống sư phạm trên lớp, biết vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp.

- Trong công tác chủ nhiệm lớp: Còn mới mẻ với giáo sinh, nhưng giáo sinh đã cố gắng thực hiện rất tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm: Luôn bám sát lớp, luôn gần gũi học sinh, tìm hiểu rõ về hoàn cảnh gia đình và điều kiện học tập của học sinh, quản lý hoạt động 15 phút đầu giờ của lớp như: đọc báo, truy bài, dạy hát… được học sinh quý mến và tin yêu.

- Bên cạnh các hoạt động chuyên môn đó, các phong trào của nhà trường luôn được giáo sinh chủ động, tích cực tham gia.

3 Ưu khuyết điểm

- Về ưu điểm:

Ý thức được tầm quan trọng, vị trí, vai trò, trách nhiệm của một giáo viên, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường cũng như của chuyên môn Đã xây dựng được kế hoạch giảng dạy, kế hoạch chủ nhiệm khá cụ thể, khá thiết thực Đã thực hiện được một số nội dung, phương pháp cơ bản về công tác chủ nhiệm và công tác dạy học Thâm nhập được thực tế trường, lớp góp phần nắm bắt tâm lý và mức độ học tập của các em trong quá trình học tập và lao động cũng như trong hoạt động khác

- Về nhược điểm:

Trang 5

Do quỹ thời gian hạn hẹp nên còn hạn chế công việc đi thực tế gia đình phụ huynh học sinh để nắm bắt và trao đổi mức độ học tập của các em Do còn thiếu kinh nghiệm nên còn hạn chế về xử lý tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm.

PHẦN III:ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO SV THỰC TẬP1 Thâm nhập, tìm hiểu thực tế và các công tác phục vụ khác.

Được trường Đại học Hồng Đức giới thiệu về thực tập tại trường Tiểu học Quảng Tâm đoàn sinh viên thực tập đã thấy được trọng trách lớn lao của người giáo sinh và đã khơi dậy niềm đam mê, lòng tâm huyết, thương yêu các em học sinh, yêu nghề nghiệp Luôn vui vẻ, tự tin và hứng thú trong mọi hoạt động thực tập Luôn ý thức và tôn trọng các thầy cô trong nhà trường, đặc biệt quan hệ tốt với giáo viên hướng dẫn

Ý thức được tinh thần, thái độ đúng đắn về việc chấp hành các nội quy, quy chế của nhà trường cũng như của chuyên môn đề ra tại trường thực tập.

Đã tìm hiểu thực tế về quy mô trường lớp, nội quy, quy định của nhà trường và chuyên môn, tìm hiểu và tham dự các hội nghị trong nhà trường, trao đổi giao lưu và tiếp xúc với đồng nghiệp, tham gia vào các hoạt động trong nhà trường, đặc biệt trong công tác chuyên môn là việc làm thiết thực, hết sức quan trọng nhằm định hướng cho SV trở thành một giáo viên đảm bảo mẫu mực trong tương lai Thông qua việc học tập và trao đổi chuyên môn với giáo viên trong nhà trường phần nào đã làm sáng tỏ lý thuyết mình được học, thông qua đó nhằm củng cố và khắc sâu hơn về kiến thức cho Sinh viên.

2 Công tác chỉ đạo thực tập giáo dục.

- Ban chỉ đạo căn cứ vào KHTT của trường ĐH Hồng Đức, Ban chỉ đạo đã lập kế hoạch cụ thể, phù hợp với lịch làm việc của nhà trường tránh sự sáo trộn nề nếp về mọi mặt của nhà trường.

- Phân công giáo viên hướng dẫn, giáo viên dạy mẫu, giáo viên báo cáo chuyên đề.

- Kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm của giáo sinh và việc duyệt kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm.

- Kiểm tra sát sao và rút kinh nghiệm với giáo sinh về phương pháp dạy học, về giờ giấc, về xử lý các tình huống sư phạm khi tiếp xúc với học sinh…

- Ban chỉ đạo luôn lắng nghe ý kiến phản ánh của giáo viên hướng dẫn và của giáo sinh để rút kinh nghiệm, nhắc nhở, uốn nắn kịp thời nếu có sai lệch.

- Tổ chức đánh giá quá trình thực tập của SV đúng hướng dẫn, theo quy định chung của ngành.

3 Công tác thực tập giảng dạy.

- Giáo sinh đều soạn bài đầy đủ, nộp trước 3 ngày, được duyệt trước khi lên lớp.

Trang 6

- Lên lớp đúng giờ, đầy đủ, được rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy giúp các giáo sinh tiến bộ nhanh chóng

- Thường xuyên rút kinh nghiệm, uốn nắn giáo sinh kịp thời sau các tiết lên lớp.

- Giáo sinh thực tập sau khi lập kế hoạch thì 100% kế hoạch được giáo viên hướng dẫn duyệt.

PHẦN IV ĐÁNH GIÁ VỀ SINH VIÊN THỰC TẬP

1 Đánh giá trình độ nắm vững kiến thức văn hóa, nghiệp vụ giảng dạytrên lớp và các hoạt động phục vụ giảng dạy, chủ nhiệm, nghiệp vụ củagiáo viên, học tập của học sinh.

- Nắm bắt kịp thời quy chế chuyên môn trong nhà trường, thời gian ra, vào lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ và thời gian ra chơi để làm tốt công tác chủ nhiệm Trên cơ sở đó, bản thân sinh viên nắm bắt và lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học thích hợp đối tượng học sinh để từng bước nâng cao chất lượng

dạy học và đạt hiệu quả cao trong thời gian thực tập

Xác định công tác giảng dạy trong nhà trường là hoạt động hết sức quan trọng, là mũi nhọn trong công tác chuyên môn Sinh viên biết lựa chọn phương pháp, sử dụng phương pháp và tổ chức dạy học phải hết sức linh động, sáng tạo trong việc sử dụng đồ dùng dạy học nhằm để thu hút học sinh, tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập

+ Nắm chắc nội dung và chương trình sách giáo khoa

+ Xác định được yêu cầu cần đạt của bài dạy đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng và giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Nắm chắc và phân loại đối tượng học sinh

+ Lựa chọn phương pháp và tổ chức dạy học thích hợp

+ Chuẩn bị hồ sơ sổ sách và soạn giáo án đầy đủ trước khi lên lớp, bài soạn thể hiện rõ hoạt động của thầy và hoạt động của trò

+ Biết xử lý tình huống sư phạm hết sức khéo léo trong khi lên lớp

+ Quan tâm đúng mức các đối tượng học sinh trong lớp đặc biệt là học sinh yếu, học sinh gặp khó khăn

+ Biết phân bố thời gian trong một tiết dạy học hợp lý + Tiến trình tiết dạy diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên

+ Truyền thụ kiến thức chính xác trọng tâm theo một hệ thống lôgic

+ Tác phong sư phạm chuẩn mực, luôn gần gũi đối xử công bằng với học sinh, tạo ra môi trường thân thiện trong lớp

Nhận thức được vai trò, vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của công tác thực

tập chủ nhiệm lớp cũng như việc tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh.

2 Những sai sót về mặt kiến thức.

Trang 7

Không có sai sót về mặt kiến thức.

3 Nhận xét về khâu đào tạo, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

* Ưu điểm:

- Giáo sinh có ý thức tổ chức kỉ luật cao, nghiêm túc thực hiện mọi quy định của trường ĐH Hồng Đức, của Ban chỉ đạo TTSP đề ra.

- Thực hiện quy chế chuyên môn đầy đủ, khiêm tốn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân Biết vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn.

- Đối với lớp chủ nhiệm giáo sinh đã biết xây dựng cho đội ngũ cán bộ lớp tự quản, chỉ đạo mọi hoạt động, giữ vững phong trào thi đua của lớp Có mối quan hệ tốt với nhà trường, gây được lòng tin với giáo viên hướng dẫn, học sinh yêu mến.

* Hạn chế:

- Trong phương pháp dạy học còn một số tiết chưa kết hợp linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, trong bài giảng ít mở rộng, hạn chế trong việc uốn nắn kỹ năng cho học sinh.

- Trong công tác chủ nhiệm: Còn nhiều hạn chế trong phương pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp chủ nhiệm.

PHẦN V NHỮNG NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ1 Nội dung đào tạo của các ngành chuyên môn.

2 Phương thức đào tạo (Nội dung, chế độ chính sách)

3 Ban chỉ đạo thực tập trường cho ý kiến về: Cơ cấu sư phạm – phổthông; các văn bản về KTSP và TTSP; quy định về KTSP và TTSP, kếhoạch các bước, đánh giá kết quả thực tập của SV và những vấn đề khác

- Nhà trường mong rằng trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, phối hợp giữa khoa Sư phạm Tiểu học trường ĐH Hồng Đức để tạo cho giáo sinh nhiều cơ hội giao lưu học tập tại nhà trường.

PHẦN VI ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG KỶ LUẬT.

Quảng Tâm, ngày 7 tháng 4 năm 2024

TRƯỞNG BCĐ THỰC TẬPTRƯỜNG TH QUẢNG TÂM

Nguyễn Thị Thanh

Ngày đăng: 27/03/2024, 16:33

w