Câu hỏi và câu trả lời của luật viên chức, có cả tình huống sư phạm, dễ học dễ hiểu. Tài liệu hỗ trợ cho các bạn chuẩn bị thi viên chức. Chúc các bạn học tốt và thi đạt.
CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CHUNG Câu 1.1: (30 điểm) Anh (chị) hãy nêu vị trí việc làm theo quy định của Luật viên chức? DA]Câu 1.1: (30 điểm) Anh (chị) hãy nêu vị trí việc làm theo quy định của Luật viên chức? Trả lời: Theo Điều 7 Luật viên chức, vị trí việc làm được quy định như sau: 1 Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (15 điểm) 2 Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập (15 điểm) Câu 1.2: (30 điểm) Anh (chị) hãy cho biết theo quy định tại Điều 19 trong Luật viên chức số 58/2010/QH2012 có mấy việc viên chức không được làm? Hãy kể 3 việc mà anh chị biết? DA]Câu 1.2: (30 điểm) Anh (chị) hãy cho biết theo quy định tại Điều 19 trong Luật viên chức số 58/2010/QH2012 có mấy việc viên chức không được làm? Hãy kể 3 việc mà anh chị biết? Trả lời: Theo quy định tại Điều 19 trong Luật viên chức số 58/2010/QH2012 có 6 việc viên chức không được làm (15 điểm) Nêu 3 việc trong 6 việc viên chức không được làm (đúng mỗi việc 05 điểm) 1 Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công 2 Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật 3 Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức 4 Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội 5 Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp 6 Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan Câu 1.3: (30 điểm) Anh (chị) hãy cho biết theo Luật viên chức, việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc nào? DA]Câu 1.3: (30 điểm) Anh (chị) hãy cho biết theo Luật viên chức, việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc nào? Trả lời: Tại Khoản 1, Điều 31, Luật viên chức quy định, việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau: a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó (15 điểm) b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó (15 điểm) Câu 1.4: (30 điểm) Anh (chị) hãy cho biết hàng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá, viên chức được phân làm mấy loại? Kể tên từng loại? DA]Câu 1.4: (30 điểm) Anh (chị) hãy cho biết hàng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá, viên chức được phân làm mấy loại? Kể tên từng loại? Trả lời: Theo Điều 42, Luật viên chức, viên chức được phân thành 4 loại (10 điểm) Đó là: 1 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (5 điểm) 2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ (5 điểm) 3 Hoàn thành nhiệm vụ (5 điểm) 4 Không hoàn thành nhiệm vụ (5 điểm) Câu 1.5: (30 điểm) Anh (chị) hãy cho biết việc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự được quy định trong Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ? DA]Câu 1.5: (30 điểm) Anh (chị) hãy cho biết việc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự được quy định trong Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ? Trả lời: Theo Điều 24 của Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ việc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự được quy định: 1 Người tập sự bị chấm dứt Hợp đồng làm việc khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên (10 điểm) 2 Đơn vị sử dụng viên chức đề nghị người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này (10 điểm) 3 Người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc nếu có thời gian làm việc từ 6 tháng trở lên được đơn vị sự nghiệp công lập trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú (10 điểm) Câu 1.6: (30 điểm) Anh (chị) hãy cho biết người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện nào được quy định trong Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ? DA]Câu 1.6: (30 điểm) Anh (chị) hãy cho biết người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện nào được quy định trong Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ? Trả lời: Điều 2 của Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (sửa đổi bổ sung điều 13 NĐ 29 như sau) quy định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau: a) Có kết quả điểm phỏng vấn hoặc thực hành quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này đạt từ 50 điểm trở lên (15 điểm) b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm (15 điểm) Câu 1.7: (30 điểm) Anh (chị) hãy cho biết thời gian tập sự của viên chức được quy định trong Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ? DA]Câu 1.7: (30 điểm) Anh (chị) hãy cho biết thời gian tập sự của viên chức được quy định trong Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ? Trả lời: Điều 2 của Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (sửa đổi bổ sung khoản 2 điều 20 NĐ 29 như sau) quy định thời gian tập sự như sau: a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học Riêng đối với chức danh nghề nghiệp bác sĩ là 09 tháng (10 điểm) b) 09 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng (10 điểm) c) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp (10 điểm) CHƯƠNG 2: KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH Câu 2.1: (30 điểm) Anh (chị) hãy cho biết kỹ thuật trình bày số, ký hiệu của văn bản tại Khoản 2, Điều 8 Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ được quy định như thế nào? DA]Câu 2.1: (30 điểm) Anh (chị) hãy cho biết kỹ thuật trình bày số, ký hiệu của văn bản tại Khoản 2, Điều 8 Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ được quy định như thế nào? Trả lời: Theo khoản 2, Điều 8, Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ kỹ thuật trình bày văn bản được quy định như sau: - Số, ký hiệu của văn bản được trình bày tại ô số 3, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản (10 điểm) - Từ “số” được trình bày bằng chữ in thường, ký hiệu bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, sau từ “số” có hai dấu chấm; với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước, giữa số và ký hiệu văn bản phải có dấu gạch chéo (/); giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối không cách chữ (-) (20 điểm) Câu 2.2: (30 điểm) Theo Thông tư số 14/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ về Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư thì “Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng” ngạch văn thư được quy định như thế nào? DA]Câu 2.2: (30 điểm) Theo Thông tư số 14/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ về Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư thì “Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng” ngạch văn thư được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Thông tư số 14/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ về Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư thì “Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng” ngạch văn thư được quy định như sau: - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành văn thư lưu trữ, nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng bổ sung kiến thức nghiệp vụ văn thư (8 điểm) - Có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch văn thư (7 điểm) - Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 2 (hoặc tương đương) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc (8 điểm) - Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (7 điểm) Câu 2.3: (30 điểm) Theo Nghị định về công tác văn thư (Văn bản hợp nhất Số: 01/VBHN-BNV ngày 25/02/2014 của Bộ Nội vụ) thì “Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính” có bao nhiêu thành phần? Anh (chị) hãy kể tên 5 thành phần? DA]Câu 2.3: (30 điểm) Theo Nghị định về công tác văn thư (Văn bản hợp nhất Số: 01/VBHN-BNV ngày 25/02/2014 của Bộ Nội vụ) thì “Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính” có bao nhiêu thành phần? Anh (chị) hãy kể tên 5 thành phần? Trả lời: - Theo Nghị định về công tác văn thư (Văn bản hợp nhất Số: 01/VBHN-BNV ngày 25/02/2014 của Bộ Nội vụ) thì “Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính” gồm có 10 thành phần (10 điểm) - Kể tên 5 thành phần (đúng mỗi thành phần được 4 điểm) + Quốc hiệu + Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản + Số, ký hiệu của văn bản + Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản + Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản + Nội dung văn bản + Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền + Dấu của cơ quan, tổ chức + Nơi nhận + Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật) Câu 2.4: (30 điểm) Theo Nghị định về công tác văn thư (Văn bản hợp nhất Số: 01/VBHN-BNV ngày 25/02/2014 của Bộ Nội vụ) thì “Trình tự quản lý văn bản đi” được quy định như thế nào? DA]Câu 2.4: (30 điểm) Theo Nghị định về công tác văn thư (Văn bản hợp nhất Số: 01/VBHN-BNV ngày 25/02/2014 của Bộ Nội vụ) thì “Trình tự quản lý văn bản đi” được quy định như thế nào? Trả lời: Tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức phát hành (sau đây gọi chung là văn bản đi) phải được quản lý theo trình tự sau: - Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số, ký hiệu và ngày, tháng của văn bản (6 điểm) - Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có) (6 điểm) - Đăng ký văn bản đi (6 điểm) - Làm thủ tục chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi (6 điểm) - Lưu văn bản đi (6 điểm) Câu 2.5: (30 điểm) Theo Nghị định về công tác văn thư (Văn bản hợp nhất Số: 01/VBHN-BNV ngày 25/02/2014 của Bộ Nội vụ) thì “Việc lưu văn bản đi” được quy định như thế nào? DA]Câu 2.5: (30 điểm) Theo Nghị định về công tác văn thư (Văn bản hợp nhất Số: 01/VBHN-BNV ngày 25/02/2014 của Bộ Nội vụ) thì “Việc lưu văn bản đi” được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Nghị định về công tác văn thư (Văn bản hợp nhất Số: 01/VBHN- BNV ngày 25/02/2014 của Bộ Nội vụ) thì “Việc lưu văn bản đi” được quy định như sau: - Mỗi văn bản đi phải lưu hai bản: Bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức và bản chính lưu trong hồ sơ (10 điểm) - Bản gốc lưu tại văn thư cơ quan, tổ chức phải được đóng dấu và sắp xếp theo thứ tự đăng ký (10 điểm) - Bản lưu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quan trọng khác của cơ quan, tổ chức phải được làm bằng loại giấy tốt, có độ pH trung tính và được in bằng mực bền lâu (10 điểm) Câu 2.6: (30 điểm) Theo Nghị định về công tác văn thư (Văn bản hợp nhất Số: 01/VBHN-BNV ngày 25/02/2014 của Bộ Nội vụ) thì “Bản sao văn bản” được quy định như thế nào? DA]Câu 2.6: (30 điểm) Theo Nghị định về công tác văn thư (Văn bản hợp nhất Số: 01/VBHN-BNV ngày 25/02/2014 của Bộ Nội vụ) thì “Bản sao văn bản” được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Nghị định về công tác văn thư (Văn bản hợp nhất Số: 01/VBHN- BNV ngày 25/02/2014 của Bộ Nội vụ) thì “Bản sao văn bản” được quy định như sau: - Các hình thức bản sao được quy định tại Nghị định này gồm bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục (7 điểm) - Thể thức bản sao được quy định như sau: Hình thức sao: sao y bản chính hoặc trích sao, hoặc sao lục; tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản; nơi nhận (8 điểm) - Bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính (7 điểm) - Bản sao chụp cả dấu và chữ ký của văn bản không được thực hiện theo đúng thể thức, quy định tại khoản 2 của Điều này, chỉ có giá trị thông tin, tham khảo (8 điểm) Câu 2.7: (30 điểm) Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ thì kỹ thuật trình bày “Nội dung văn bản” thông thường được quy định như thế nào? DA]Câu 2.7: (30 điểm) Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ thì kỹ thuật trình bày “Nội dung văn bản” thông thường được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ thì kỹ thuật trình bày “Nội dung văn bản” thông thường được quy định như sau: - Nội dung văn bản được trình bày tại ô số 6 (5 điểm) - Phần nội dung (văn bản) được trình bày bằng chữ in thường (được dàn đều cả hai lề), kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14 (phần lời văn trong một văn bản phải dùng cùng một cỡ chữ); khi xuống dòng, chữ đầu dòng phải lùi vào từ 1cm đến 1,27cm (1 default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặt tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) chọn tối thiểu từ cách dòng đơn (single line spacing) hoặc từ 15pt (exactly line spacing) trở lên; khoảng cách tối đa giữa các dòng là 1,5 dòng (1,5 line) (20 điểm) - Đối với những văn bản có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu “chấm phẩy”, riêng căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu “phẩy” (5 điểm) Câu 2.8: (30 điểm) Theo Thông tư số 14/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ về Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư thì “Nhiệm vụ” của ngạch văn thư được quy định như thế nào? DA]Câu 2.8: (30 điểm) Theo Thông tư số 14/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ về Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư thì “Nhiệm vụ” của ngạch văn thư được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Thông tư số 14/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ về Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư thì “Nhiệm vụ” của ngạch văn thư được quy định như sau: - Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch về công tác văn thư (5 điểm) - Tham gia biên soạn các văn bản quản lý, hướng dẫn về công tác văn thư tại cơ quan (5 điểm) - Tổ chức thực hiện công tác văn thư hoặc trực tiếp làm công tác văn thư của cơ quan (5 điểm) - Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp về công tác văn thư; ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư (5 điểm) - Tham gia các hoạt động bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác văn thư (5 điểm) - Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp trên giao (5 điểm) CHƯƠNG 3: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Câu 3.1: (40 điểm) Văn bản đã ký, nhưng khi kiểm tra để làm thủ tục phát hành thì phát hiện văn bản thiếu địa danh Theo anh (chị) thì: - Có nên phát hành văn bản đó ko? Vì sao? - Có thể dùng bút đen bổ sung địa danh và phát hành được không? Vì sao? - Đề xuất phương án xử lý của anh (chị)? DA]Câu 3.1: (40 điểm) Tình huống: Văn bản đã ký, nhưng khi kiểm tra để làm thủ tục phát hành thì phát hiện văn bản thiếu địa danh Theo anh (chị) thì: - Có nên phát hành văn bản đó ko? Vì sao? - Có thể dùng bút đen bổ sung địa danh và phát hành được không? Vì sao? - Đề xuất phương án xử lý của anh (chị)? Gợi ý trả lời: Thí sinh có thể trả lời theo các gợi ý bên dưới, hoặc trả lời ý khác hay vẫn cho điểm tối đa - Không nên phát hành văn bản đó vì không đảm bảo đầy đủ các thành phần theo quy định (theo Khoản 1, Điều 5, Văn bản hợp nhất Số: 01/VBHN-BNV) (10 điểm) - Không nên dùng bút đen để bổ sung địa danh và phát hành vì làm như vậy sẽ không đảm bảo tính trang trọng, nghiêm túc của văn bản (10 điểm) - Đánh máy lại và bổ sung địa danh, kiểm tra và trình ký lại, rồi làm thủ tục phát hành Đồng thời tiêu hủy ngay bản thiếu địa danh (20 điểm) Câu 3.2: (40 điểm) Nếu một văn bản do cá nhân gởi đích danh lãnh đạo, khi nhận, dù văn bản liên quan đến công việc cơ quan nhưng không đưa lại văn thư đăng ký, văn bản không ai quản lý Theo anh (chị) thì: - Trình tự quản lý văn bản đến vậy có đúng không? Vì sao? - Đề xuất phương án xử lý của anh (chị)? DA]Câu 3.2: (40 điểm) Tình huống: Nếu một văn bản do cá nhân gởi đích danh lãnh đạo, khi nhận, dù văn bản liên quan đến công việc cơ quan nhưng không đưa lại văn thư đăng ký, văn bản không ai quản lý Theo anh (chị) thì: - Trình tự quản lý văn bản đến vậy có đúng không? Vì sao? - Đề xuất phương án xử lý của anh (chị)? Gợi ý trả lời: Thí sinh có thể trả lời theo các gợi ý bên dưới, hoặc trả lời ý khác hay vẫn cho điểm tối đa - Trình tự Quản lý văn bản đến như vậy là chưa đúng vì căn cứ theo Điều 12, Văn bản hợp nhất Số: 01/VBHN-BNV về Trình tự quản lý văn bản đến thì “Tất cả văn bản, kể cả đơn, thư do cá nhân gửi đến cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là văn bản đến) phải được quản lý theo trình tự sau: + Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến + Trình, chuyển giao văn bản đến + Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến (20 điểm) - Nếu lãnh đạo không đưa văn bản cho văn thư đăng ký thì người văn thư phải nhắc nhở và yêu cầu lãnh đạo chuyển văn bản cho văn thư đăng ký và quản lý theo đúng quy định (20 điểm)