1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ôn tn 2022 2023 (1)

67 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Lớp 11 Bài 1: Công Dân Với Sự Phát Triển Kinh Tế
Trường học Trường Trung Học Phổ Thông
Chuyên ngành Giáo Dục Công Dân
Thể loại Tài Liệu Ôn Thi
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Việt Nam
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 451,76 KB

Nội dung

ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT LỚP 11 BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Cách tiến hành: 1 Phần khái quát lí thuyết - GV chiếu sơ đồ tư duy kiến thức trọng tâm của Bài 1 phần 1, 2 lên phông chiếu Phần 3 thực hiện gợi nhớ kiến thức ngắn gọn Sức lao động Có sẵn trong TN Các yếu tố Đối tượng Nhân tạo cơ bản của lao động Công cụ lao động quá trình Hệ thống bình chứa sản xuất Tư liệu Kết cấu hạ tầng lao động - GV chỉ vào từng nội dung, đặt câu hỏi ôn lại trực tiếp từng nội dung tới học sinh - Sau đó tắt phông chiếu đi Mời 2 HS lên bảng vẽ lại sơ đồ tư duy đơn giản (hoặc liệt kê kiến thức dưới dạng xương cá) Đối chiếu bài làm của 2 HS để khắc sâu kiến thức cho HS dưới lớp 2 Phần luyện tập (thời gian còn lại) GV cung cấp các câu hỏi trắc nghiệm, HS thực hiện, HS khác nhận xét, GV góp ý, chốt Nội dung lí thuyết cần ôn: 1 Sản xuất của cải vật chất a Khái niệm: Sản xuất của cải vật chất : Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình b Vai trò của sản xuất cuả cải vật chất: - Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại XH - Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của XH => Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người, xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội 2 Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất * Có 3 yếu tố cơ bản: a Sức lao động : - Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất Sức lao động gồm: thể lực và trí lực - Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người b Đối tượng lao động : Là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người * Dạng câu hỏi: VD: Trong hoạt động sản xuất “trồng ngô”: đối tượng lao động là đất, hạt ngô giống - Gồm hai loại: + Loại có sẵn trong tự nhiên + Loại đã trải qua tác động của lao động c Tư liệu lao động : Là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người VD: Trong hoạt động sản xuất “trồng ngô”: Tư liệu lao động là thuổng, cuốc, chóp, ếp, bao - Gồm 3 loại (Phân biệt rõ vì HS hay nhầm) + Công cụ lao động (quan trọng nhất) + Hệ thống bình chứa của sản xuất + Kết cấu hạ tầng của sản xuất Lưu ý cho HS: - Trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất CCVC, Sức lao động là yếu tố quan trọng nhất 3 Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội (Phần 3a không dạy, 3b hướng dẫn HS tự học) - Phát triển kinh tế: + Tăng trưởng kinh tế + Cơ cấu kinh tế hợp lí + Công bằng xã hội - Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM * NHẬN BIẾT Năm 2019 Câu 1: Câu 84 (mã đề 301): Trong quá trình sản xuất, một trong những yếu tố cấu thành tư liệu lao động là A kiến trúc thượng tầng B đội ngũ nhân công C cơ cấu kinh tế D kết cấu hạ tầng Câu 2: Câu 88 (mã đề 302): Quá trình sản xuất của cải vật chất là sự kết hợp của sức lao động, tư liệu lao động và A đối tượng lao động B công cụ sản xuất C kết cấu hạ tầng D hệ thống bình chứa Câu 3: Câu 87(mã đề 303): Quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp giữa sức lao động với A cơ cấu kinh tế B đội ngũ nhân công C kiến trúc thượng tầng D tư liệu sản xuất Câu 4: Câu 82 (mã đề 304): Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động, hệ thống bình chứa và A nguyên liệu sàn xuất B đối tượng sản xuất C kiến trúc thượng tầng D kết cấu hạ tầng Câu 5: Câu 92 (mã đề 305): Quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp giữa sức lao động với A tư liệu sản xuất B đội ngũ nhân công C kiến trúc thượng tầng D cơ cấu kinh tế Năm 2020 Câu 6: Câu 99 (mã đề 301),Câu 91( mã đề 302): Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là A tư liệu tiêu dùng B sức lao động C cách hợp tác D bối cảnh lao động Câu 7: Câu 82 (mã đề 302), Câu 97 (mã đề 310): Những yếu tố của tự nhiên mà con người tác động vào nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích của mình là A quan hệ sản xuất B đối tượng lao động C cách thức phân phối D bối cảnh lao động * THÔNG HIỂU Câu 8 Đối tượng lao động của ngành công nghiệp dệt là A kéo cắt vải B máy dệt vải C sợi để dệt vải D tủ để đựng vải Câu 9: Đối với thợ may, đâu là đối tượng lao động? A Máy khâu B Bàn là C Vải D Áo, quần Câu 10: Đối với thợ mộc, đâu là đối tượng lao động? A Gỗ B Máy cưa C Đục, bào D Bàn ghế Câu 11: Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động? A Không khí B Sợi để dệt vải C Máy cày D Vật liệu xây dựng Câu 12 Vật nào dưới đây thường là đối tượng lao động của ngành công nghiệp khai thác? A Gỗ để đóng tủ B.Than trong lòng đất C Sợi để dệt vải D Máy dùng để khai thác * VẬN DỤNG THẤP Câu 13 Ông C đã chế tạo ra hệ thống phun thuốc và tưới tự động điều khiển bằng điện thoại cho 0,8 ha đất trồng cây ăn quả Vật nào dưới đây là đối tượng lao động của ông C? A Đất B Hệ thống phun thuốc C Điện thoại điều khiển D Cây ăn quả Câu 14: Nước biển được những người nông dân bơm lên ruộng, phơi nắng tạo thành muối ăn Nước biển được gọi là yếu tố nào sau đây? A Tư liệu lao động B Công cụ lao động C Đối tượng lao động D Tài nguyên thiên nhiên Câu 15: Bà A chặt tre, vót nan đan thúng để bán cho những người nông dân khi mùa gặt đang đến gần Quá trình đó được gọi là A sản xuất kinh tế B thỏa mãn nhu cầu C sản xuất của cải vật chất D quá trình sản xuất * VẬN DỤNG CAO Câu 16 : Sau khi nhận được một công trình lớn, ông H là chủ thầu xây dựng đã thuê các anh A, B, C và D thi công Do anh A là họ hàng với mình nên ông H phân công anh làm nhiệm vụ kiểm đếm nguyên vật liệu xây dựng Các anh B, C, D trực tiếp thi công công trình Những ai dưới đây đã tiêu dùng sức lao động trong hiện thực? A Ông H, anh A, B, C B Ông H, anh B, C và D C Anh A, B và C D Anh B, C và D Câu 17: Cùng sản xuất bột giặt để cung cấp cho thị trường trong nước, công ty M tập trung đổi mới nhãn mác bao bì, công ty N đầu tư mua bổ sung xe để vận chuyển hàng hóa và sản phẩm, công ty X quan tâm đến việc nâng cao tay nghề cho công nhân, công ty Y tập trung đổi mới công cụ sản xuất Công ty nào dưới đây chú trọng đến yếu tố sức lao động trong sản xuất? A Công ty X B Công ty M, N, Y C Công ty Y D Công ty M, N, X BÀI 2: HÀNG HOÁ - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG I Nội dung kiến thức trọng tâm cần ôn tập 1 Hàng hoá a Hàng hoá là gì? - Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua – bán - Điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa: + Là sản phẩm của lao động + Có công dụng nhất định + Thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán b Đặc điểm của hàng hóa - Là một phạm trù lịch sử tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa - Sản xuất chỉ mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường - Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể c Hai thuộc tính của hàng hoá Hàng hóa gồm có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa * Giá trị sử dụng của hàng hoá - Giá trị sử dụng của HH là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người - Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần và ngày càng đa dạng, phong phú cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học- kĩ thuật Chẳng hạn, khi mới ra đời, chiếc điện thoại di động chỉ có chức năng nghe, gọi và nhắn tin Nhưng ngày nay, điện thọi di động có thêm nhiều chức năng khác như: chụp ảnh, quay phim, nghe nhạc, ghi âm, lướt web… - Người sản xuất hàng hóa luôn tìm mọi cách làm cho hàng hóa của mình có chất lượng cao và có nhiều công dụng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, do đó có thể bán được trên thị trường - Trong nền kinh tế hàng hóa, muốn tiêu dùng giá trị sử dụng của hàng hóa phải mua được hàng hóa đó - Giá trị sử dụng của hàng hóa là một phạm trù vĩnh viễn * Giá trị của hàng hoá - Giá trị HH là lao động xã hội của người sản xuất HH kết tinh trong mỗi hàng hóa - giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của nó - TGLĐXHCT để sản xuất ra hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định - TGLĐXH CT tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa - TGLĐCB là thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa của từng người - Nếu TGLĐCB < TGLĐXHCT thì ta có lãi, nếu TGLĐCB > TGLĐXHCT thì bị thua lỗ - Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập, mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm sẽ không trở thành hàng hóa Chẳng hạn: ánh sáng, không khí,…có rất nhiều công dụng, nhưng nó không phải là sản phẩm của lao động nên không phải là hàng hóa, việc tiêu dùng nó không phải thanh toán giá trị Ngược lại, một sản phẩm nào đó mất rất nhiều sức lao động mới làm ra được, nhưng không có công dụng và lợi ích nên không thể đem trao đổi- mua bán được thì cũng không thể trở thành hàng hóa - Hàng hóa biểu hiện mối quan hệ sản xuất xã hội giữa người sản xuất và trao đổi hàng hóa - Giá trị HH là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi 2 Tiền tệ b Chức năng của tiền tệ - Thước đo giá trị: Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả) Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa - Phương tiện lưu thông: Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: hàng – tiền – hàng (tiền làm môi giới trao đổi) Trong đó, hàng – tiền là quá trình bán, tiền – hàng là quá trình mua - Phương tiện cất trữ: Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng Vì tiền đại diện cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị - Phương tiện thanh toán: Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu hàng hóa, mua nợ ) - Tiền tệ thế giới: Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ nước này sang nước khác, việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác theo tỉ giá hối đoái 3 Thị trường là gì? - Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ + Thị trường giản đơn (hữu hình): Các chợ, siêu thị, cửa hàng + Thị trường hiện đại: Việc trao đổi HH, dịch vụ diễn ra linh hoạt thông qua hình thức môi giới trung gian, quảng cáo, tiếp thị để khai thông quan hệ mua – bán và kí kết các hợp đồng kinh tế - Các nhân tố cơ bản của thị trường là: hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán Từ đó hình thành quan hệ: hàng hoá - tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, giá cả hàng hoá * Các chức năng cơ bản của thị trường - Chức năng thực hiện hay thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá: Thông qua thị trường, nơi diễn ra sự cạnh tranh trong các hoạt động mua bán, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá được thừa nhận - Chức năng thông tin: + Thị trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường thông tin về quy mô cung- cầu, giá cả, chất lượng, chủng loại … các loại hàng hoá dịch vụ + Thông tin giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu lợi nhuận, còn người mua điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất - Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng: + Sự biến động của cung - cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố của sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hoá từ nơi này sang nơi khác + Khi giá cả hàng hoá tăng sẽ kích thích sản xuất nhiều hơn nhưng làm cho nhu cầu của người mua hạn chế và ngược lại ð Hiểu và vận dụng chức năng của thị trường giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất II Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo các cấp độ * Nhận biết : Câu 1: Hàng hoá là sản phẩm của lao động để thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua A sản xuất, tiêu dùng B phân phối, sử dụng C trao đổi mua – bán D quá trình lưu thông Câu 2: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây? A Giá trị sử dụng B Giá trị trao đổi C Giá trị thương hiệu D Giá trị, giá trị sử dụng Câu 3: Tiền tệ không có chức năng nào sau đây? A Tiền tệ thế giới B Phương tiện lưu thông C Thước đo giá trị D Chuyển đổi cơ cấu Câu 4: Hàng hóa có một trong những thuộc tính cơ bản nào sau đây? A Giá trị B Bảo tồn C Cá biệt D Lưu trữ Câu 5: Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác được gọi gọi là A mệnh giá B giá niêm yết C chỉ số hối đoái D tỉ giá hối đoái Câu 6: Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng A phương tiện lưu thông B phương tiện thanh toán C tiền tệ thế giới D giao dịch quốc tế Câu 7: Các nhân tố cơ bản của thị trường là A hàng hoá, tiền tệ, giá cả B hàng hoá, giá cả, địa điểm mua bán C tiền tệ, người mua, người bán D hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán Câu 8: Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ được gọi là A chợ B sàn giao dịch C thị trường D thị trường chứng khoán Câu 9: Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người là thuộc tính nào sau đây của hàng hóa? A Giá trị trao đổi B Giá trị cá biệt C Giá trị sử dụng D Giá trị xã hội Câu 10: Công dụng của sản phẩm làm cho hàng hoá có A giá trị B giá trị trao đổi C giá trị sử dụng D giá trị trên thị trường * Thông hiểu Câu 11: Trong nền kinh tế hàng hoá, giá trị của hàng hoá chỉ được thực hiện khi hàng hoá đó A đã được sản xuất ra B được đem ra trao đổi, mua bán C đã được bán cho người mua D được đem ra tiêu dùng Câu 12: Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của A sản xuất và lưu thông hàng hóa B lượng hàng hóa được sản xuất C lượng vàng được dự trữ D lượng ngoại tệ do nhà nước nắm giữ Câu 13: Lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa tạo cho hàng hóa có thuộc tính nào sau đây? A Độc lập B Sử dụng C Cá biệt D Giá trị Câu 14: Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định? A Nhà nước B Thị trường C Người sản xuất D Người làm dịch vụ Câu 15: Yếu tố nào sau đây quyết định giá cả hàng hóa? A Giá trị của hàng hóa B Xu hướng của người tiêu dùng C Giá trị sử dụng của hàng hóa D Quan hệ cung – cầu về hàng hóa Câu 16: Tua tham quan Huế - Đà Nẵng - Hội An là loại hàng hóa? A Không xác định B Dịch vụ C Ở dạng vật thể D Hữu hình * Vận dụng thấp: Câu 17: Gần đến trung thu, bà A mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất bánh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Vậy bà A đang thực hiện chức năng cơ bản nào của thị trường? A Chức năng thực hiện B Chức năng thừa nhận, kích thích C Chức năng điều tiết, kích thích sản xuất D Chức năng thông tin Câu 18: Sau khi trúng xổ số, chị B trích một trăm triệu đồng mua thiết bị chăm sóc sức khỏe cho gia đình và dùng toàn bộ số tiền còn lại đưa cả nhà đi du lịch nước ngoài Trong trường hợp này, chức năng nào sau đây của tiền tệ chưa được thực hiện? A Thước đo giá trị B Tiền tệ thế giới C Phương tiện lưu thông D Phương tiện cất trữ * Vận dụng cao: Câu 19: Gia đình ông D và bà T có 5 thành viên thì có 4 người đã có thu nhập ổn định chỉ còn người con út tên L đang đi học, để chi tiêu hợp lí ông, bà đề xuất anh N là con trưởng nên sẽ lo việc chi tiêu sinh hoạt hàng ngày trong gia đình, còn lương của chị Y con gái ông lo trả nợ các khoản chi phí mà ông, bà vay tiền cho chị Y đi du học Còn tiền lương của ông D để tiết kiệm dùng cho hai ông bà khi về già Tiền lương của bà T dùng để mua ngoại tệ là đô la Mỹ để sau khi người con út có thể tiếp tục đi du học Trong trường hợp này, khoản tiền của ai thực hiện chức năng thanh toán? A Bà T và anh N B Anh N và chị Y C Ông D và bà T D Ông D và chị Y Câu 20: Nhận thấy nhu cầu các sản phẩm y tế tăng vọt do tác động của dịch COVID 19, công ty của anh D đã đầu tư vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, thuê thêm nhiều nhân công sản xuất tăng ca để kịp phân phối ra thị trường Trong khi đó do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhu cầu về mặt hàng trang trí nội thất giảm mạnh, anh N đã chuyển một phần nhà xưởng sang sản xuất các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân Nắm bắt được nhu cầu về dịch vụ giao hàng nhanh ngày càng phát triển chị T đã thuê thêm nhân công để mở rộng dịch vụ của mình Anh D và chị T đã vận dụng tốt chức năng nào của thị trường? A Chức năng thực hiện B Chức năng thông tin C Chức năng hạn chế sản xuất D Chức năng điều tiết, kích thích .HẾT BÀI 3 QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ I Nội dung kiến thức trọng tâm cần ôn tập 1 Nội dung của quy luật giá trị: * Nội dung của quy luật giá trị: Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó * Biểu hiện của quy luật giá trị trong sản xuất hàng hóa - Trong sản xuất: + Đối với một hàng hóa: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hoá phải phù hợp với thời gian lao đông xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng hóa đó + Đối với tổng hàng hóa: Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hóa phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hóa đó (Tổng TGLĐCB phù hợp với tổng TGLĐXHCT) - Trong lưu thông: Trên thị trường việc trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên thời gian lao động xã hội cần thiết Nói cách khác, phải dựa theo nguyên tắc ngang giá Quy luật giá trị yêu cầu: - Đối với từng hàng hóa: giá cả có thể cao hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa, do ảnh hưởng của cạnh tranh, cung- cầu Nhưng bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động quay xung quanh trục giá trị hàng hóa hay trục thời gian lao động xã hội cần thiết - Đối với tổng hàng hóa: quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất Không thực hiện đúng yêu cầu này sẽ vi phạm quy luật giá trị, làm cho nền kinh tế mất cân đối và rối loạn, nếu Nhà nước hoặc người sản xuất không có dự trữ hoặc không điều chỉnh kịp thời 2 Tác động của quy luật giá trị: a Điều tiết SX và lưu thông hàng hoá: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua giá cả trên thị trường Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa được hiểu là: + Phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác + Phân phối nguồn hàng từ nơi này đến nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường b Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên - Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận, phải tìm cách + Cải tiến kỹ thuật + Tăng năng suất lao động + Nâng cao tay nghề của người lao động, hợp lý hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa - Năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị hàng hóa giảm, lợi nhuận cũng theo đó tăng lên c Phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá - Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó giàu lên nhanh chóng - Những người không có điều kiện thuận lợi, trình độ quản lí kém, gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ, dẫn tới phá sản nên trở thành người nghèo Tác động của quy luật giá trị luôn có 2 mặt: - Tích cực: Thúc đẩy lực lượng SX phát triển, nâng cao năng suất LĐ -> Kinh tế hàng hoá phát triển - Hạn chế: Có sự phân hoá giàu nghèo -> Kìm hãm, cản trở sự phát triển của kinh tế hàng hoá 3 Vận dụng quy luật giá trị : - Về phía Nhà nước: + Đổi mới nền kinh tế nước ta thông qua xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN + Ban hành và sử dụng pháp luật, các chính sách kinh tế + Bằng thực lực kinh tế điều tiết thị trường nhằm hạn chế sự phân hoá giàu - nghèo và những tiêu cực xã hội khác - Về phía công dân: + Phấn đấu giảm chi phí trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, nâng sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận + Thông qua sự biến động của giá cả điều tiết, chuyển dịch cơ cấu sản xuất + Cải tiến kỹ thuật - công nghệ, hợp lý hoá sản xuất II Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo các cấp độ * Nhận biết : Câu 1: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào ? A Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa B Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa C Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa D Chi phí để sản xuất ra hàng hóa Câu 2: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng A tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa B tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất C tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất D tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa Câu 3: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục A giá trị trao đổi B giá trị hàng hóa C giá trị sử dụng của hàng hóa D thời gian lao động cá biệt Câu 4: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua A giá cả thị trường B số lượng hàng hóa trên thị trường C nhu cầu của người tiêu dùng D nhu cầu của người sản xuất Câu 5: Trong lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc A bình đẳng B ngang giá C cùng có lợi D tôn trọng lẫn nhau Câu 6: Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là A người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa B người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ C người sản xuất ngày càng giàu có D kích thích lực lượng sản xuất, năng suất lao động tăng * Thông hiểu Câu 7: Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào? A Quy luật cung cầu B Quy luật cạnh tranh C Quy luật giá trị D Quy luật kinh tế Câu 8: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản xuất và lưu thông phải căn cứ vào đâu? A Thời gian lao động xã hội cần thiết B Thời gian lao động cá biệt C Thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa D Thời gian cần thiết Câu 9: Giá cả từng hàng hóa và giá trị từng hàng hóa trên thị trường không ăn khớp với nhau vì A chịu tác động của quy luật giá trị B chịu sự tác động của cung – cầu, cạnh tranh C chịu sự chi phối của người sản xuất D thời gian sản xuất của từng người trên thị trường không giống nhau Câu 10: Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản xuất phải A nâng cao uy tín cá nhân B.cải tiến khoa học, kỹ thuật C.vay vốn ưu đãi D sản xuất một loại hàng hóa Câu 11: Người sản xuất áp dụng các biện pháp đổi mới công nghệ là thực hiện tác động nào sau đây của Quy luật giá trị? A.Kích thích lực lượng sản xuất phát triển B Nâng cao thời gian lao động cá biệt C.Điều tiết lưu thông hàng hóa D.Thay đổi cơ cấu mặt hàng Câu 12: Quy luật giá trị phát huy tác dụng của nó thông qua yếu tố nào dưới đây? A Giá trị thặng dư B Quan hệ cung – cầu C Giá trị sử dụng D Giá cả thị trường * Vận dụng thấp: Câu 13: Do ảnh hưởng của dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nên hãng xe ô tô TOYOTA quyết định tạm dừng sản xuất các sản phẩm xe hơi, chuyển một phần phân xưởng sang sản xuất máy trợ thở để kịp phân phối cho các nước chống dịch COVID 19 là sự vận dụng tác động nào của quy luật giá trị? A Kích thích lực lượng sản xuất phát triển B Điều tiết lưu thông C Nguyên tắc ngang giá D Điều tiết sản xuất Câu 14: Để may xong một bộ quần áo, chị H cần 2h lao động, chị A cần 3h lao động, chị T cần 4h lao động, chị C cần 5h lao động Trên thị trường, xã hội chỉ thừa nhận mua và bán với thời gian là 3h Theo em, ai là người thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị? A Chị A và chị T B Chị T và chị C C Chị H và chị A D Chị H và chị T Vận dụng cao: Câu 15: Nhận thấy mặt hàng mỹ nghệ do gia đình mình sản xuất có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo, tuy nhiên do dây truyền sản xuất thủ công, dựa chủ yếu vào tay nghề của người lao động nên chi phí nhân công cao đãn đến sức cạnh tranh thấp, hàng làm ra không bán được Anh M đã bàn với bố là ông B đầu tư máy móc để áp dụng công nghệ vào sản xuất Tuy nhiên ông B kịch liệt phản đối cho rằng việc chuyển sang sản xuất bằng máy sẽ làm mất đi giá trị thẩm mỹ của sản phẩm Trong trường hợp này ông B hiểu chưa đúng tác động nào của quy luật giá trị? A Phân hóa giàu nghèo B Điều tiết lưu thông C Kích thích lực lượng sản xuất D Điều tiết sản xuất .HẾT BÀI 5 : CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA I Nội dung kiến thức trọng tâm cần ôn tập 1 Khái niệm cung, cầu a Khái niệm cầu: Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định b Khái niệm cung: Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất nhất định 2 Mối quan hệ cung, cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa * Nội dung của quan hệ cung – cầu Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán và người mua hay giữa những người sản xuất với người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả, số lượng hàng hoá, dịch vụ - Biểu hiện của quan hệ cung, cầu: + Cung – cầu tác động lẫn nhau: Khi nhu cầu tăng thì sản xuất kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hoá tăng lên và ngược lại khi cầu giảm xuống, sản xuất, kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống Ví dụ: mùa đông -> nhu cầu quần áo rét, đệm tăng lên -> sản xuất mở rộng -> cung tăng + Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường: Khi cung lớn hơn cầu hoặc nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng đến giá cả thị trường Cung > Cầu " Giá cả hàng hoá < Giá trị hàng hoá Cung < Cầu " Giá cả hàng hoá > Giá trị hàng hoá Cung = Cầu " Giá cả hàng hoá = Giá trị hàng hoá + Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung- cầu: - Về phía cung: Giá cả tăng " DN mở rộng SX " cung tăng Giá cả giảm " DN thu hẹp SX " cung giảm - Về phía cầu: Giá cả giảm " cầu có xu hướng tăng và ngược lại Trên thực tế, các trường hợp của cung- cầu thường vận động không ăn khớp nhau, nói cách khác, thường diễn ra thông qua các trường hợp cung > cầu hoặc cung < cầu Còn trường hợp cung = cầu xảy ra chỉ là kết quả của việc san bằng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị của hàng hóa, thông qua cạnh tranh giữa người bán và người mua trên thị trường khi xét toàn bộ hàng hóa đem ra lưu thông 3 Vận dụng quan hệ cung – cầu - Đối với nhà nước Vận dụng quan hệ cung – cầu thông qua điều tiết trên thị trường: + Khi cung < cầu do khách quan, điều tiết bằng cách sử dụng lực lượng dự trữ giảm giá để tăng cung + Khi cung < cầu do tự phát, đầu cơ, tích trữ, điều tiết bằng cách xử lý vi phạm pháp luật, sử dụng lực lượng sự trữ quốc gia để tăng cung + Khi cung > cầu quá nhiều, có biện pháp kích cầu ( tăng đầu tư, tăng lương ) - Đối với người sản xuất, kinh doanh Vận dụng quan hệ cung- cầu bằng cách thu hẹp sản xuất, kinh doanh mặt hàng trên thị trường khi cung > cầu , giá cả bán thấp hơn giá trị, có thể bị thua lỗ Và để có lãi họ phải chuyển sang sản xuất, kinh doanh mặt hàng trên thị trường khi cung < cầu, giá cả hàng hóa bán cao hơn giá trị hàng hóa - Đối với người tiêu dùng Nắm vững các trường hợp cung – cầu để đưa ra quyết định: + giảm mua các mặt hàng khi cung < cầu và giá cả cao + Chuyển sang mua các mặt hàng khi cung > cầu và giá cả thấp II Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo các cấp độ * Nhận biết : Câu 1: Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa những chủ thể nào sau đây? A Người mua và người bán B Nội bộ người sản xuất.C Người tiêu dùng thông thái D Đội ngũ các nhà đầu tư Câu 2: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định là nội dung của khái niệm nào sau đây? A Cung B Cầu C Tích lũy D Đầu cơ Câu 3: Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ xác định tương ứng với giá cả và A khả năng sản xuất B sản xuất xác định C nhu cầu xác định D thu nhập xác định Câu 4: Khi cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng A đến giá cả thị trường B đến lưu thông hàng hóa C đến quy mô thị trường D tiêu cực đến người tiêu dùng Câu 5: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ A đang lưu thông trên thị trường B hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường C đã có mặt trên thị trường D do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường Câu 6: Mối quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động giữa A người bán và người bán B người mua và người mua C người sản xuất và người tiêu dùng D người sản xuất và người đầu tư * Thông hiểu Câu 7: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi các nhà sản xuất thu hẹp sản xuất thì lượng cung sẽ biểu hiện theo xu hướng nào sau đây? A Giảm xuống B Giữ nguyên C Tăng dần D Ổn định Câu 8: Cầu và giá cả có mối quan hệ như thế nào? A Giá cao thì cầu giảm B Giá cao thì cầu tăng C Giá thấp thì cầu thấp D Giá tăng thì cầu tăng Câu 9: Nhà sản xuất sẽ quyết định mở rộng kinh doanh khi A cung tăng B cầu tăng C cung giảm D cầu giảm Câu 10: Theo em, trường hợp nào sau đây có lợi cho người bán hàng trên thị trường?

Ngày đăng: 22/03/2024, 23:34

w