1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp nội bài

125 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Xây Dựng Và Kinh Doanh Cơ Sở Hạ Tầng Khu Công Nghiệp Nội Bài
Tác giả Công Ty Tnhh Phát Triển Nội Bài
Thể loại Báo cáo
Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 4,09 MB

Cấu trúc

  • Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (10)
    • 1.1. Tên chủ cơ sở (10)
    • 1.2. Tên cơ sở (10)
      • 1.2.1. Tên cơ sở (10)
      • 1.2.2. Địa điểm cơ sở (10)
      • 1.2.3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của cơ sở (10)
      • 1.2.4. Quy mô của cơ sở (11)
    • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (11)
      • 1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sơ (11)
      • 1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở (13)
      • 1.3.3. Sản phẩm của cơ sở (14)
    • 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (24)
      • 1.4.1. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất sử dụng cho cơ sở (24)
      • 1.4.2. Nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (25)
    • 1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (33)
  • Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI MÔI TRƯỜNG (36)
    • 2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (36)
    • 2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải (36)
  • Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (37)
    • 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (39)
      • 3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa (39)
      • 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải (41)
      • 3.1.3. Xử lý nước thải (46)
    • 3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (59)
    • 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (59)
    • 3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (64)
    • 3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (66)
    • 3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (66)
      • 3.6.1. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố liên quan đến HTXLNTTT (66)
      • 3.6.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (80)
    • 3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (81)
    • 3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) (82)
      • 3.8.1. Các nội dung thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt (82)
      • 3.8.2. Các nội dung thay đổi so với Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (85)
  • Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (93)
    • 4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (93)
      • 4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải (93)
      • 4.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa (93)
      • 4.1.3. Dòng nước thải (93)
      • 4.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn (93)
      • 4.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải vào nguồn tiếp nhận (96)
    • 4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có) (96)
    • 4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (96)
      • 4.3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung (96)
      • 4.3.2. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung (97)
  • Chương V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (98)
    • 5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (98)
    • 5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải (118)
  • Chương VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (119)
    • 6.1. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (119)
      • 6.1.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (119)
      • 6.1.2. Chương trình quan trắc tự đông, liên tục chất thải (119)
    • 6.2. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở (120)
    • 6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm (120)
  • Chương VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ (121)
  • Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ (122)

Nội dung

111 Trang 6 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BOD : Nhu cầu oxy sinh học BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hoá ở 20oC sau 5 ngày BTC : Bộ Tài chính BTCT : Bê tông cốt thép BTNMT : Bộ Tài n

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên chủ cơ sở

- Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH Phát triển Nội Bài

- Địa chỉ văn phòng: Khu công nghiệp Nội Bài, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Au Sing Choy - Chức vụ: Tổng Giám đốc

- Điện thoại: 02435.820.333; Fax: 02435 820 330; E-mail: nbiz@nbiz.com.vn

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 2185608653 do Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội chứng nhận lần đầu ngày 28/01/2008, chứng nhận thay đổi lần thứ 6 ngày 28/6/2022

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH 2 thành viên trở lên mã số doanh nghiệp: 0100113991, do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp đăng ký lần đầu ngày 28/01/2008, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 5/4/2022.

Tên cơ sở

Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Nội Bài

- Địa điểm thực hiện: xã Quang Tiến và xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố

1.2.3 Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của cơ sở

* Các văn bản liên quan đến cơ sở:

+ Quyết định số 545/TTg ngày 05/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho Công ty Xây dựng công nghiệp Hà Nội thuê đất để liên doanh với nước ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng Khu chế xuất Nội Bài

+ Quyết định số 193 BXD/KTQH ngày 08/8/1995 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu chế xuất Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội + Công văn số 25/2006/QĐ-UB ngày 10/3/2006 của Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt Quy hoạch chi tiết “Cụm công nghiệp tập trung Sóc Sơn” (tỉ lệ 1/2000) + Công văn số 3622/UBND – KH&ĐT ngày 16/08/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc mở rộng quy hoạch KCN Nội Bài

+ Giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi số 13/GP-UBND ngày 10/01/2020 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp

+ Giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi số 176/GP-UBND ngày 11/6/2020 (điều chỉnh giấy phép lần 1) do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp

* Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

+ Quyết định số 535/QĐ-MTg ngày 9/5/1997 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc phê chuẩn báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Nội Bài (Giai đoạn 1)

+ Quyết định số 7588/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng mở rộng khu công nghiệp Nội Bài” (Giai đoạn 2)

1.2.4 Quy mô của cơ sở

+ Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công: Cơ sở có tổng mức đầu tư là 633.275.700.000 đồng, nên cơ sở có tiêu chí như dự án thuộc nhóm A (căn cứ theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 8 của Luật đầu tư công số 39/2019/QH2014)

+ Theo tiêu chí của Luật bảo vệ môi trường: Cơ sở có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sơ

KCN Nội Bài có tổng diện tích 114,1 ha, thuộc địa phận xã Quang Tiến và xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Trong đó,

- Phía Đông Bắc giáp với thôn Đồng Bài, xã Mai Đình

- Phía Đông Nam giáp với cánh đồng thôn Hoàng Dương, xã Mai Đình

- Phía Tây Nam giáp ruộng xã Mai Đình, ngòi Kim Anh, sân bay quốc tế Nội Bài

- Phía Tây Bắc giáp với đường tỉnh lộ 131, chạy qua QL3 với QL2, cánh đồng xã Quang Tiến

Hình 1 Hình ảnh mô phỏng vị trí Khu công nghiệp Nội Bài

- Toạ độ ranh giới của KCN Nội Bài như sau:

Bảng 1 Toạ độ ranh giới vị trí của cơ sở

Bảng toạ độ ranh giới cơ sở theo quy hoạch Điểm Toạ độ

* Loại hình: Khu công nghiệp, tập trung vào lĩnh vực xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN

- Quy mô diện tích của KCN Nội Bài là 141,1 ha, trong đó cơ cấu sử dụng đất như sau:

Bảng 2 Cơ cấu sử dụng đất

STT Loại đất Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%)

1 Đất công trình hành chính dịch vụ 36.000 3,16

3 Đất xây dựng công trình công nghiệp 766.160 67,15

4 Đất hạ tầng kỹ thuật KCN 19.200 1,68

5 Đất đường nội bộ KCN 225.840 19,79

1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

Với đặc thù là cơ sở kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, vì vậy công nghệ sản xuất của Cơ sở liên quan đến quá trình quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng KCN Trong quá trình vận hành, Chủ cơ sở đóng vai trò là đơn vị đầu tư và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, việc đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt do các nhà đầu tư thứ cấp thực hiện theo các dự án riêng trên cơ sở thoả thuận với Chủ cơ sở theo hình thức hợp đồng thuê lại đất và dịch vụ hạ tầng kỹ thuật Quy chế quản lý hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư thứ cấp được mô tả, bao gồm: a Quản lý hoạt động đấu nối hạ tầng kỹ thuật

- Đấu nối hệ thống thu gom và thoát nước thải: Hoạt động đấu nối hệ thống thu gom nước thải của các nhà đầu tư thứ cấp vào KCN tuân thủ theo quy chế quản lý chung và quản lý của chủ cơ sở về đấu nối hạ tầng Yêu cầu về quản lý chất lượng nước thải từ các nhà máy xí nghiệp khi đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý tập trung của KCN bao gồm:

+ Đối với nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt từ các nhà máy trong KCN được thu gom và xử lý tách loại dầu mỡ, xử lý sơ bộ tại bể tự hoại hoặc hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của KCN

+ Đối với nước thải sản xuất công nghiệp: Các nhà máy xí nghiệp trong KCN đảm bảo thu gom và xử lý nước thải công nghiệp đáp ứng Tiêu chuẩn đấu nối với hệ thống xử lý nước thải của KCN

- Thu gom rác thải và vệ sinh môi trường: Các nhà máy trong KCN có trách nhiệm tự thu gom, quản lý và hợp đồng với đơn vị có năng lực xử lý theo quy định b Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng công trình hạ tầng kỹ thuật

- Trong giai đoạn vận hành bao gồm cả việc vận hành hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật, Chủ cơ sở thực hiện theo quy định của nhà nước, cụ thể:

+ Hoạt động của hệ thống giao thông: Việc tuân thủ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống đường giao thông được thực hiện thường xuyên theo quy định hiện hành về quản lý và

+ Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường: Duy trì vận hành hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, đảm bảo khả năng vận hành tối đa công suất thiết kế các hạng mục này Công tác bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình vận hành cơ sở

- Ngoài ra, cơ sở thực hiện đầy đủ những vấn đề môi trường liên quan đến sự cố, rủi ro trong vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật của cơ sở

Hiện nay, KCN Nội Bài đã lấp đầy 100%, với hơn 40 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó chủ yếu là các công ty nước ngoài với loại hình sản xuất theo như đã trình bày trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, bao gồm:

+ Công nghiệp lắp ráp điện tử, điện gia dụng

+ Công nghiệp mạ và sản xuất sơn

1.3.3 Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của cơ sở là hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN và các doanh nghiệp đã được đầu tư và các doanh nghiệp đã được thu hút đầu tư vào KCN Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm: văn phòng, khu nhà điều hành trạm XLNT và dịch vụ, hệ thống cấp điện, đường giao thông nội bộ, thông tin liên lạc, hệ thống cấp nước, hệ thống cây xanh,….Công trình bảo vệ môi trường: hệ thống thu gom nước mưa, thu gom nước thải, trạm xử lý nước thải tập trung

Hiện nay, diện tích đất KCN đã được lấp đầy 100% với 43 doanh nghiệp thứ cấp, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Thái Lan,Việt Nam,… Dưới đây là hình ảnh vị trí của các doanh nghiệp trong KCN Nội Bài

MITSUI KINZOKU Lot 74 Lot 72,73 ROKI

Hình ảnh vị trí các nhà máy trong KCN Nội Bài

Ngành nghề sản xuất chính của các doanh nghiệp thứ cấp tại KCN Nội Bài được thể hiện tại Bảng dưới đây:

Bảng 3 Các doanh nghiệp đã đầu tư vào KCN Nội Bài

STT Tên doanh nghiệp Vị trí Loại hình sản xuất

QĐ số 27/2018/QĐ- TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Aviation Việt Nam Lô 24 – 26 Sản xuất các cấu kiện kim loại C25

2 Công ty TNHH Asahi Denso

Sản xuất công tắc, ổ khoá điện cho ô tô, xe máy

(Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe)

3 Công ty TNHH Công nghiệp

41A Sản xuất ống xả, ống giảm thanh C29

4 Công ty TNHH Công nghiệp

Credit Up Việt Nam Lô 44 – 45 Sản xuất trục khuỷu, bánh răng, chốt, trục, bu lông và các linh kiện khác cho ô tô và xe máy C25

5 Công ty TNHH Sơn Eason

Urai Lô 76 – 77 Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự; Sản xuất mực in và ma tít C20

STT Tên doanh nghiệp Vị trí Loại hình sản xuất

QĐ số 27/2018/QĐ- TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

6 Công ty TNHH Fujico Việt

Nam Lô 33 – 34 Sản xuất, chế tạo và lắp ráp các linh kiện kim loại, phụ tùng bằng thép cho ô tô, xe máy C25

7 Công ty TNHH Fukoku Việt

Lô 1A, 1B Sản xuất và gia công các bộ phận, linh kiện từ cao su công nghiệp, sắt và thép C32

8 Công ty TNHH JFVM Lô 23 Sản xuất may mặc trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) C14 Bổ sung mới

9 Công ty TNHH Goko Spring

Sản xuất, chế tạo lò xo và lắp ráp các linh kiện kim loại cho các dụng cụ điện tử và sản xuất;

Dịch vụ sản xuất, gia công lắp ráp lò xo, linh kiện điện tử, linh kiện cơ khí

Sản xuất, gia công, lắp ráp các loại gioăng, đệm, khuôn, đồ gá và các loại linh kiện, phụ tùng khác cho xe máy, ô tô

11 Công ty TNHH Honest Việt

Nam Lô 8B,8C Gia công và tân trang trục truyền động cơ và phụ tùng cơ khí khác của ôtô

STT Tên doanh nghiệp Vị trí Loại hình sản xuất

QĐ số 27/2018/QĐ- TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

12 Công ty CP tập đoàn

Homeland Việt Nam Lô 4, CN1

Sản xuất thuốc vắc xin, sinh phẩm và dược phẩm

(Đã xây dựng nhà xưởng, nhưng không hoạt động)

13 Công ty TNHH Iki Cast Việt

Sản xuất, gia công chế tạo và đúc các loại linh kiện, chi tiết, bộ phận bằng kim loại cho các máy móc, thiết bị

14 Công ty TNHH Kishiro Việt

Sản xuất sản phẩm từ thuỷ tinh, Sản phẩm quang học, phụ tùng cho các loại thiết bị tự động văn phòng và SP điện tử

15 Công ty TNHH Kyoei Việt

Lô 2,3 Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe C29

16 Công ty TNHH Việt Nam

Sản xuất linh kiện và phụ tùng dùng cho các loại động cơ đa năng, xe máy, ô tô và các phương tiện vận tải khác

STT Tên doanh nghiệp Vị trí Loại hình sản xuất

QĐ số 27/2018/QĐ- TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Kinzoku Catalyst Việt Nam Lô 74 Sản xuất vật xúc tác và bộ phận lọc khí thải cho ô tô, cho xe 2 bánh hoặc 3 bánh C29

18 Công ty TNHH NCI Việt Nam

Sản xuất Đề can, nhãn dán cho xe máy, ô tô

Sảnn xuất sản phẩm từ plastics; Sản xuất linh kiện (cơ khí điện tử) cho máy ảnh, video, máy ghi âm, thiết bị văn phòng …

20 Công ty TNHH Nippon Konpo

Sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô, xe máy C29

21 Công ty TNHH Việt Nam

Sản xuất và cung cấp đồng hồ đo tốc độ, bộ phận đo lượng nhiên liệu và linh kiện, các loại dây dẫn

22 Công ty TNHH Việt Nam

43 Sản xuất thép, các sản phẩm về thép C25

STT Tên doanh nghiệp Vị trí Loại hình sản xuất

QĐ số 27/2018/QĐ- TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

23 Công ty Cổ phần Công nghiệp

Thép đặc biệt Pro- Vision Lô 81 Sản xuất các chi tiết khuôn mẫu bằng thép và kim loại C24

Lô 69A1 Sản xuất linh kiện dập kim loại, linh kiện đúc nhựa, linh kiện lắp ráp cho xe máy, ô-tô, ngành công nghiệp điện, điện tử

Lô 42 Sản xuất, gia công và lắp ráp các sản phẩm đúc nhựa sử dụng cho các sản phẩm máy ảnh, ô tô, đồ điện, điện tử và các linh kiện, sản phẩm công nghiệp khác

26 Công ty TNHH Roki Việt Nam Lô 72,73

- Sản xuất các linh kiện và phụ tùng cho ô tô, xe máy (bao gồm bộ lọc và hộp than chì, bình xăng phụ và ống cộng hưởng);

- Sản xuất các bộ lọc và hộp than chì dùng trong công nghiệp và dân dụng;

- Sản xuất các loại khuôn và gá công nghiệp;

- Sản xuất các linh kiện, phụ tùng nhựa, kim loại, cao su cho các sản phẩm trên;

STT Tên doanh nghiệp Vị trí Loại hình sản xuất

QĐ số 27/2018/QĐ- TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

27 Công ty TNHH Sakura Hong

Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe, thiết bị dụng cụ y tế, nha khoa; linh kiện điện tử

28 Công ty TNHH Công nghiệp

Spindex Hà Nội Lô 7A, 8A Sản xuất, gia công và lắp ráp các loại linh kiện, bộ phận cơ khí chính xác C25

Acuger Precision Hà Nội Lô 35, 36 Sản xuất khuôn plastic và các sản phẩm khác từ plastic C22

30 Công ty TNHH Công nghiệp

Summit Auto Seats (Hà Nội) Lô 6 Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe C29

31 Công ty TNHH Tenma (HCM)

Sản xuất, gia công các sản phẩm vỏ nhựa cao cấp dùng trong công nghiệp điện, điện tử, đồ gia dụng, dụng cụ văn phòng và các bộ phận bằng nhựa cao cấp

32 Công ty TNHH Toyoda Giken

Sản xuất và gia công phụ tùng ô tô C29

STT Tên doanh nghiệp Vị trí Loại hình sản xuất

QĐ số 27/2018/QĐ- TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

33 Công ty TNHH TS Việt Nam Lô 79 Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác C29

34 Công ty TNHH TS Interseats

Việt Nam Lô 80 Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác C29

Sản xuất thuốc vắc xin, sinh phẩm và dược phẩm

(Đã xây dựng, chưa phát sinh nước thải công nghiệp)

36 Công ty TNHH Yamaha Motor

Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho mô tô, xe máy và động cơ xe; Sản xuất mô tô, xe máy;

37 Công ty TNHH Kỹ thuật

Yamazaki Việt Nam Lô 27, 28 Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe C29

38 Công ty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil Việt Nam

Sản xuất các cấu kiện kim loại (khung thép tiền chế) C25

STT Tên doanh nghiệp Vị trí Loại hình sản xuất

QĐ số 27/2018/QĐ- TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Lô 69B – 70A Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học C26

40 Công ty Cổ phần United Motor

Việt Nam Lô 17 – 22 Sản xuất, chế tạo khung kim loại cho các loại máy móc, thiết bị, động cơ C25

41 Công ty Cổ phần Express

Thành Đạt Lô 46A Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng đường bộ H493 Bổ sung mới

42 Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Liên Lô 46B Bán buôn thuỷ sản G463 Bổ sung mới

43 Công ty TNHH Phát triển Nội

Bài + Dịch vụ - Kinh doanh hạ tầng

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

1.4.1 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất sử dụng cho cơ sở

Cơ sở hoạt động vận hành công trình hạ tầng KCN Nội Bài, do đó không sử dụng các nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm, chỉ sử dụng các nguyên, nhiên liệu hoá chất cho hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ thống xử lý nước cấp là chủ yếu Việc sử dụng hoá chất cho quy trình xử lý nước thải và xử lý nước cấp được thực hiện tự động hoàn toàn (chỉ có than hoạt tính được cấp bằng tay do nhân viên vận hành thực hiện), có chế độ cảnh báo (đèn tín hiệu) khi gặp sự cố

Trước khi vận hành hệ thống phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo về hoá chất, thiết bị bảo hộ lao động và y tế sơ cấp cứu, khối lượng hoá chất sử dụng và dự phòng,…

Các hoá chất sử dụng được liệt kê theo Bảng dưới đây:

Bảng 4 Nhu cầu sử dụng hoá chất của Cơ sở

STT Nguyên liêu, hoá chất Đơn vị Khối lượng Mục đích sử dụng

Hệ thống xử lý nước thải tập trung

1 NaOH 99% g/m 3 55 Điều chỉnh lượng pH tại bể hiếu khí D (T-04D)

4 Javel g/m 3 45,8 Dùng để khử trùng nước thải tại Bể chứa 2 (T-08)

5 Than hoạt tính 5 kg Được cán bộ vận hành trực tiếp đổ vào bể thiếu khí A trong trường hợp cần thiết, giúp loại bỏ COD khó phân huỷ sinh học, giảm thiểu tối đa việc hệ thống bị sốc tải và khả năng xử lý sinh học kém trong mùa đông và khi thời tiết lạnh

STT Nguyên liêu, hoá chất Đơn vị Khối lượng Mục đích sử dụng

Hệ thống xử lý nước cấp

1 NaOH g/m 3 27,11 Điều chỉnh lượng pH trong nước ngầm tại bể điều hoà

4 Javel g/m 3 12,2 Khử trùng nước trước khi cấp cho các nhà máy thứ cấp

(Nguồn: Công ty TNHH Phát triển Nội Bài)

Lượng hoá chất sử dụng để xử lý nước thải và nước cấp trong năm 2021 và năm

2022 được thống kê tại Bảng sau:

Bảng 5 Tổng hợp khối lượng hoá chất sử dụng trong năm 2021 và năm 2022

STT Nguyên liêu, hoá chất Đơn vị Khối lượng

Hệ thống xử lý nước thải tập trung

Hệ thống xử lý nước cấp

1.4.2 Nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

1.4.2.1 Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước của cơ sở

- Nguồn cấp nước: Được lấy từ nguồn nước ngầm khai thác bởi các giếng được cấp phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 2027/GP-BTNMT ngày 25/6/2018 (thời hạn 10 năm), nước ngầm sẽ được xử lý qua hệ thống xử lý nước cấp của KCN Ngoài ra Cơ sở còn mua thêm nước từ Công ty Cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội để phục vụ cho toàn bộ KCN theo hợp đồng số 0301/2020/NB-NS2 ngày 03/01/2020

* Hệ thống xử lý nước cấp của KCN Nội Bài

Nước ngầm được khai thác tại 08 giếng khoan với tổng lượng nước khai thác theo Giấy phép số 2027 là 3.500 m 3 /ngày.đêm, vị trí toạ độ, lưu lượng và các thông số của công trình khai thác nước ngầm cụ thể như sau:

Bảng 6 Toạ độ vị trí khai thác nước ngầm

Toạ độ (VN2000, múi chiếu 6 o )

Chiều sâu đặt ống lọc (m)

Chiều sâu mực nước tĩnh (m)

Chiều sâu mực nước động lớn nhất cho phép (m)

Tầng chứa nước khai thác

G8 583933 2347950 400 31 31 7,57 30 qp1 Đặc tính chung của nước ngầm: Do nằm sâu dưới lòng đất và là kết quả của quá trình thẩm thấu và quá trình lọc trong tự nhiên của nước bề mặt và nước mưa nên nước ngầm chứa nhiều tạp chất như: các khí hoà tan (CO2, CH4, NH3, H2S,…), các muối hoà tan (Các hợp chất keo humic, chất hữu cơ), các ion kim loại (Na + , Ca 2+ , Mg 2+ , Fe 2+ ,

Mn 2+ , Asen,…) và các vi sinh vật Đặc điểm chung của nước ngầm tại Khu công nghiệp Nội Bài là có Coliform, pH thấp, Clo dư ít, hàm lượng sắt và độ đục cao Ngoài ra, nguồn nước ngầm được lấy từ các trạm bơm khác nhau nên chất lượng nước không đồng nhất (tuỳ theo trạm bơm)

Nước ngầm sau khi khai thác sẽ được xử lý tại hệ thống xử lý nước cấp với công suất 3.000 m 3 /ngày.đêm Phương pháp xử lý được sử dụng tại hệ thống xử lý nước cấp là sự kết hợp của phương pháp vật lý và xử lý hoá học

- Sơ đồ công nghệ xử lý

Thuyết minh quy trình xử lý nước cấp:

Quá trình xử lý tại Bể điều hoà: Nước ngầm tại các giếng khoan cấp vào bể Điều hoà (T-01) sẽ được xử lý bằng sục khí, điều chỉnh pH và đông tụ bằng PAC Trong ngăn đầu tiên, nước ngầm sẽ được xử lý bằng cách sục khí Sục khí là một quá trình cung cấp khí

Hình 2 Sơ đồ hệ thống xử lý nước cấp

Nước cung cấp đến các nhà máy

Nước sạch mua thêm từ bên ngoài

Bình lọc cát 1 Bình lọc cát 2

Bể chứa bùn Mô – đun C

- Làm giảm khí cacbon dioxit

- Làm oxy hoá sắt và mangan

- Làm giảm các khí amoni và H2S

Sục khí sẽ được thực hiện nhờ các máy thổi khí cung cấp khí thông qua các hệ thống ống đục lỗ, tấm xốp hoặc ống dẫn khí Tuy nhiên, sục khí bằng các đĩa phân phối khí mang lại hiệu quả lớn nhất bởi vì các bong bóng khí sẽ dễ hoà tan vào nước hơn và làm cho nước được khuấy trộn đều hơn

Quá trình sục khí sẽ làm giảm các khí hoà tan (CO2, NH3, H2S,…) và oxy hoá hợp chất bicacbonat (oxy hoá Fe 2+ thành Fe 3+ ) theo phương trình dưới đây:

Sắt (III) hydroxit sẽ lắng lại trong nước, làm tăng pH đồng thời làm nước chuyển sang màu nâu đỏ

Sau quá trình sục khí tại ngăn đầu tiên, nước sẽ được chuyển đến ngăn thứ hai Tại đây, pH sẽ được tăng lên trong khoảng 8,3 – 8,7 bằng cách định lượng dung dịch NaOH bằng bơm định lượng DP-01(DP-01A/B) tự động theo máy đo pH Sau đó, nước sẽ chảy tràn sang ngăn thứ ba cho quá trình đông tụ với PAC

Tại ngăn thứ ba, hoá chất đông tụ PAC sẽ được định lượng tự động theo bơm định lượng 02 (DP-02A/B) Tại đây, sẽ xảy ra quá trình đông tụ các chất rắn lơ lửng, kim loại,… hình thành các bông bùn lơ lửng Sau quá trình đông tụ, nước sẽ được bơm (P- 01A/B/C, điều khiển bởi công tắc phao nổi FS-01A) đến Mô – đun 100/A (T-02A), Mô – đun 70/B (T-02B) và Mô – đun 35/C (T-02C) thông qua đồng hồ đo lưu lượng tổng (FT01/2/3)

Tại mỗi mô – đun (T-02ABC) sẽ có 4 ngăn lắng tương ứng:

- Ngăn thứ nhất: Hoá chất Polymer sẽ được định lượng vào ống phản ứng để thực hiện quá trình keo tụ Đây cũng là ngăn lắng sơ cấp

- Ngăn thứ hai: Nước tại ngăn thứ hai sẽ được lắng một lần nữa

- Ngăn thứ ba: Nước được lắng tại ngăn thứ ba đồng thời sẽ được lọc thông qua một lớp lọc xốp

- Ngăn thứ tư: Ngăn chứa nước sau lắng Nước sẽ được chuyển tiếp đến các bể lọc cát (T-03A/B)

Bùn từ ngăn lắng thứ nhất, thứ hai, thứ ba sẽ được chuyển về bể chứa bùn (T-04)

Quá trình lọc và khử trùng: Nước được lọc tại các bể lọc cát (T-03A/B) sẽ được kiểm tra độ đục và áp suất thường xuyên Nếu độ đục ≥ 2NTU hoặc áp suất ≥ 3Bar sẽ phải tiến hành rửa ngược

Nước sau lọc từ bể lọc cát sẽ được bơm tới bể chứa A (T-05A) Tại đây, nước sẽ được khử trùng bằng dung dịch Javen 8% thông qua bơm định lượng DP-04

Nước từ bể chứa A (T-05A) sẽ được chảy tràn sang bể chứa B (T-05B), sau đó bơm cấp đi trong KCN

Quá trình xử lý bùn và tuần hoàn nước: Bùn từ các mô – đun sẽ được chuyển về bể chứa bùn (T-04) Tại đây, bùn được bơm (P-05A/B/C) tới các máy ép bùn FP – 01A/B/C sẽ tách nước ra để ép thành các bánh bùn Nước sinh ra từ quá trình ép và lắng sẽ được bơm tuần hoàn đến Mô – đun C (T-02C) để tiếp tục xử lý Đồng thời, nước rửa ngược cũng sẽ được bơm đến Mô – đun B (T-02B) và Mô – đun C (T-02C) để tuần hoàn xử lý lại một lần nữa

Các thiết bị được sử dụng trong hệ thống xử lý nước cấp được thể hiện tại Bảng dưới đây:

Bảng 7 Danh mục thiết bị trong hệ thống xử lý nước cấp

STT Thiết bị Số lượng Ký hiệu Chức năng

Chuyển nước từ bể điều hoà (T-

Công tắc phao nổi (FS-01A/B)

Cấp khí cho bể điều hoà (T-01), mô – đun A&B (T-02A/B)

AC – 01B Để cung cấp khí nén cho bơm màng (P-05A/B) và quá trình rửa ngược bể lọc cát (T-03A/B)

Công tắc áp suất Công tắc thời gian

4 Đồng hồ đo lưu lượng tổng

A/B/C Đo lưu lượng nước chảy từ bể điều hoà (T-01) sang Mô – đun A&B (T-02A/B)

5 Thiết bị đo pH 01 1 pH – 01

Hiển thị pH và kích hoạt bơm định lượng NaOH

DP – 01A/B vào ngăn điều chỉnh

STT Thiết bị Số lượng Ký hiệu Chức năng

Cơ chế vận hành pH của bể điều hoà (T-01)

6 Thiết bị đo pH 02 1 pH – 02

Hiển thị pH ngăn đông tụ của bể điều hoà (T-01)

7 Thiết bị đo pH 03 1 pH – 03

Hiển thị pH tại cuối bể chứa 1 500m3)

8 Bơm định lượng NaOH 2 DP-01

Bơm định lượng kiềm vào ngăn thứ 2 của bể điều hoà (T-01) pH - 01 Tự động

9 Bơm định lượng PAC 3 DP-02

Bơm định lượng PAC vào ngăn thứ

3 của bể điều hoà (T-01) pH - 02 Luôn bật

Bơm định lượng hoá chất keo tụ

Bơm định lượng Polymer vào các

11 Bơm định lượng Javen 2 DP-

Bơm định lượng Javen vào bể chứa A (T-05A)

Bơm nước sau lắng từ các mô – đun A, B & C (T- 02A/B/C) sang bể lọc cát (T-05A/B)

Công tắc phao nổi (FS- 02A/B/C)

T-03B Lọc sạch nước Bằng tay

Mở van theo hướng dẫn

Bơm nước cấp đi khu công nghiệp và bù áp

Công tắc phao nổi (FS/03) Công tác áp suất

STT Thiết bị Số lượng Ký hiệu Chức năng

15 Tháp nước 1 TW-01 Bù áp cho bơm cấp nước P-03C/D Luôn bật

Bơm nước tuần hoàn từ bể chứa bùn (T-06) về mô – đun C (T-02C)

Công tắc phao nổi (FS-04)

Chuyển bùn từ bể chứa bùn (T-06) sang máy ép bùn (FP-01A/B/C)

Tách nước khỏi bùn Bằng tay

Mở van theo hướng dẫn

Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

Năm 1994, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 545/TTg ngày 5/10/1994 về việc cho Công ty Xây dựng công nghiệp Hà Nội thuê đất để liên doanh với nước ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng khu chế xuất Nội Bài Theo đó, thu hồi 100 ha đất tại huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội và cho phép Công ty Xây dựng công nghiệp Hà Nội thuê toàn bộ diện tích đất trên để liên doanh với Công ty VISTA SPECTRUM (M) SDN.BHD (Malaysia) xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu chế xuất Nội Bài Sau khi được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp Giấy phép đầu tư số 839/GP ngày 12/4/1994 cho phép Công ty TNHH Phát triển Nội Bài tiến hành xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Nội Bài giai đoạn 1 (100 ha), Chủ cơ sở đã thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và được Bộ trưởng Bộ

Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 535/QĐ-MTg ngày 9/5/1997 Theo đó, KCN Nội Bài thực hiện xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung (HTXLNTSHTT) công suất 1.350 m 3 /ngày.đêm để xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh, đối với nước thải sản xuất được các nhà máy xử lý phù hợp trước khi thải ra ngoài môi trường KCN Nội Bài giai đoạn 1 thu hút các nhà doanh nghiệp thứ cấp với các lĩnh vực hoạt động chính bao gồm: Công nghệ cơ khí, chế tạo máy; Công nghệ lắp đặt điện tử, điện gia dụng; Công nghệ mạ và sản xuất sơn

Với mục đích mở rộng quy mô KCN Nội Bài để đáp ứng nhu cầu xây dựng các nhà máy, xí nghiệp trong KCN, đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội Ngày 16/8/2006, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3622/UBND-KH&ĐT về việc mở rộng quy mô KCN Nội Bài Thực hiện quyết định trên, Công ty TNHH Phát triển Nội Bài đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Xây dựng KCN Nội Bài mở rộng” với diện tích 14,1 ha và được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 7588/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 Theo đó, KCN Nội Bài thực hiện nâng cấp HTXLNTSHTT với công suất 1.350 m 3 /ngày.đêm tại giai đoạn 1 thành HTXLNTTT công suất 4.000 m 3 /ngày.đêm để xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất của toàn bộ KCN phát sinh trong cả 2 giai đoạn với 2 mô – đun (mỗi mô – đun tương ứng với 2.000 m 3 /ngày.đêm), tuy nhiên, căn cứ vào lượng nước thải phát sinh thực tế nên Chủ cơ sở thực hiện xây dựng 01 mô – đun công suất 2.800 m 3 /ngày.đêm Trong quá trình hoạt động, Chủ cơ sở luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

+ Năm 2009, được Sở TNMT thành phố Hà Nội cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 32/GP-STNMT-TNN ngày 9/4/2009 Lưu lượng nước xả thải là 1.500 m3/ngày.đêm theo TCVN 5945:2005/BTNMT, cột B

+ Năm 2012, được Sở TNMT thành phố Hà Nội cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 260/GP-STNMT-TNN ngày 01/11/2012 Lưu lượng nước xả thải là 1.500 m 3 /ngày.đêm theo QCVN 14:2008/BTNMT, cột B

+ Năm 2015, thực hiện nâng cấp hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt từ 1.350 m 3 /ngày.đêm lên thành hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 2.800 m 3 /ngày.đêm để xử lý nước thải phát sinh trong toàn bộ KCN Nội Bài

+ Năm 2016, được UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy phép xả nước thải số 537/GP-UBND ngày 06/12/2016 với lưu lượng xả thải 2.800 m 3 /ngày.đêm theo QCTĐHN 02:2014/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội

+ Năm 2017, được STNMT thành phố Hà Nội cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 20/GXN – STNMT ngày 17/4/2017

+ Năm 2020, được UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi số 13/GP-UBND ngày 10/01/2020 (thời hạn 5 năm) lưu lượng xả thải 2.800 m 3 /ngày.đêm theo QCTĐHN 02:2014/BTNMT, cột B (hệ số Kq = 0,9; Kf = 1) và QCVN 14:2008/BTNMT, cột B (hệ số K = 1) Sau đó, UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi (điều chỉnh giấy phép lần 1) số 176/GP-UBND ngày 11/6/2020 để thực hiện điều chỉnh khoản 6 Điều 2 Giấy phép số 13/GP-UBND ngày 10/01/2020 như sau: Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục phải đảm bảo theo quy định tại TT số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ TNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường Các thông số quan trắc tự động: Lưu lượng đầu vào và đầu ra, nhiệt độ, pH, TSS, COD, Amoni phải đảm bảo truyền dữ liệu, hình ảnh trực tiếp, liên tục về Sở TNMT Hà Nội Thời gian hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động trước ngày 30/6/2020.

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Cơ sở “Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Nội Bài” phù hợp với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt như sau:

+ Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/07/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

+ Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030

Hiện tại, Cơ sở không thay đổi nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt Do vậy, hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải

Cơ sở không thay đổi quy mô, công suất, vị trí xả thải so với Báo cáo ĐTM được phê duyệt tại Quyết định số 535/QĐ-MTg ngày 9/5/1997 do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt dự án KCN Nội Bài giai đoạn 1; Quyết định số 7588/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 do UBND thành phố Hà Nội phê duyệt dự án KCN Nội Bài giai đoạn 2 Vị trí xả thải không thay đổi so với các Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đã được cấp (Giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi số 13/GP-

UBND ngày 10/01/2020 do UBND thành phố Hà Nội cấp) Hiện tại sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch, khả năng chịu tải của môi trường không thay đổi so với nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt Do vậy, Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường này Chủ cơ sở không thực hiện đánh giá sự phù hợp với quy hoạch, khả năng chịu tải của môi trường của cơ sở.

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa

- Hệ thống thoát nước mưa của KCN được xây dựng hoàn toàn tách biệt với hệ thống thu gom, thoát nước thải

- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của KCN được sử dụng để thoát nước mưa chảy tràn trên bề mặt của toàn bộ KCN, nước mưa trên mái của các công trình trong KCN, nước rửa đường, sân bãi, nước tưới cây

- Hướng thoát nước mưa tuân thủ theo hướng dốc nền xây dựng, các tuyến mương thoát nước được quy hoạch có hướng thoát trùng với hướng dốc của san nền Các tuyến này được vạch theo nguyên tắc hướng nước đi là ngắn nhất

* Quy trình vận hành hệ thống thu gom, thoát nước mưa:

Toàn bộ nước mưa sẽ được thu gom bằng hệ thống cống hộp đổ bê tông cốt thép và các hố ga lắng cặn, sau đó được thu về các tuyến mương thu nước bằng bê tông cốt thép của Khu công nghiệp, gồm 32 mương thứ cấp, 10 mương vòng ngoài và có 3 mương chính Trong đó:

+ Nước mưa từ bên trong hàng rào của các nhà máy sẽ thoát ra mương thứ cấp, sau đó được thu gom về mương chính

+ Nước mưa từ bên ngoài hàng rào các nhà máy sẽ thoát ra mương vòng ngoài, sau đó được thu gom về mương chính

Nước mưa từ mương chính sẽ thoát ra kênh thoát nước chung tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, thuộc lưu vực sông Cà Lồ

Nước mưa Cống, hố ga Các tuyến mương thu nước của KCN

Kênh thoát nước tại xã Mai Đình

Hình 3 Sơ đồ mô tả hệ thống thu gom, thoát nước mưa

* Thông số kỹ thuật của Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của KCN Nội Bài như sau:

Bảng 13 Thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom, thoát nước mưa

STT Hạng mục Thông số kỹ thuật Đơn vị Số lượng

9 Cửa xả Được làm bằng bê tông cốt thép, với kích thước khoảng DxR = 1 x 1,2m cái 1

Các mương thoát nước mưa của KCN Nội Bài

Cống thoát nước mưa của nhà máy thứ cấp vào mương thoát nước mưa của KCN

* Số lượng và vị trí cửa xả nước mưa

Nước mưa từ KCN Nội Bài xả ra môi trường thông qua 01 điểm xả:

+ Cửa xả nước mưa được xây dựng ở cuối tuyến ống trước khi vào môi trường + Cửa xả được xây dựng bằng bê tông cốt thép để đảm bảo độ bền vững

+ Phương thưc xả thải: Tự chảy (xả mặt, ven bờ)

Toạ độ điểm xả (theo hệ toạ độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 o , múi chiếu 3 o ) + NM: X = 2348514, Y = 583938 Điểm xả nước mưa:

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải a) Công trình thu gom nước thải

Các nguồn phát sinh nước thải của KCN bao gồm:

+ Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực văn phòng

+ Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực dịch vụ

+ Nguồn số 03: Nước thải phát sinh từ phòng thí nghiệm (nằm trong khu vực xử lý nước thải tập trung)

+ Nguồn số 04: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà máy thứ cấp

+ Nguồn số 05: Nước thải sản xuất phát sinh từ các nhà máy thứ cấp

* Nguyên tắc thu gom nước thải của KCN Nội Bài như sau:

- Nước thải sinh hoạt từ hoạt động quản lý của KCN bao gồm khu văn phòng, khu dịch vụ được xử lý sơ bộ qua các bể phốt, sau đó được thu gom theo các đường ống nhựa của KCN, sau đó chảy về các hố ga đặt bơm trung chuyển rồi chảy về trạm XLNT tập trung của KCN

- Nước thải phát sinh từ các nhà máy thứ cấp trong KCN Nội Bài được chia thành

02 loại nước thải và thực hiện thu gom riêng biệt, cụ thể:

Nước thải sinh hoạt tại các nhà máy thứ cấp, sau khi được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn hoặc hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy đó sẽ theo đường ống ĐIỂM XẢ NƯỚC MƯA nhựa HDPDN 50 – 80 chảy ra hố ga bên ngoài nhà máy để lắng cặn và rác, từ hố ga này nước thải sẽ theo đường ống nhựa của KCN để chảy về 10 hố ga (có bơm trung chuyển) hoặc chảy trực tiếp (nhà máy gần trạm XLNT tập trung của KCN) về trạm XLNT tập trung của KCN

Hiện nay, trong KCN có 12 nhà máy thứ cấp có phát sinh nước thải sản xuất, nước thải này sau khi được xử lý tại các hệ thống xử lý nước thải của từng nhà máy theo Quy chuẩn của KCN Nội Bài và theo thoả thuận đấu nối giữa Công ty TNHH Phát triển Nội Bài và các nhà máy thứ cấp sẽ chảy về trạm XLNT tập trung của KCN Nội Bài bằng 12 hệ thống đường ống thu gom riêng biệt Đối với nước thải sản xuất (sau xử lý tại từng nhà máy) có nồng độ các chất hữu cơ sẽ được đưa vào bể lắng cát T – 03 của trạm XLNT tập trung, các loại nước thải sản xuất (sau xử lý tại từng nhà máy) khác được đưa vào bể đông tụ

* Sơ đồ thu gom, thoát nước thải của KCN Nội Bài

Hình 4 Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước thải của KCN Nội Bài

Bể lắng cát/Bể đông tụ của HTXLNTTT Ống nhựa HDPDN đối với từng nhà máy

Hố ga đặt bơm trung chuyển Ống nhựa HDPDN đối với từng nhà máy

Nước thải sản xuất sau xử lý của các nhà máy thứ cấp

Nước thải sinh hoạt từ văn phòng, khu dịch vụ

Nước thải sinh hoạt sau bể phốt hoặc HTXLNT của các nhà máy thứ cấp Ống nhựa

Hố ga đặt bơm trung chuyển

Các nhà máy nằm gần HT XLNTTT sẽ đấu nối trực tiếp không thông qua hố ga đặt bơm chuyển

* Thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom nước thải của KCN Nội Bài

Bảng 14 Thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt

STT Hạng mục Thông số kỹ thuật Đơn vị Khối lượng

3 Bơm trung chuyển P = 1,5 – 2,2 kW Cái 20

4 Hố ga đặt bơm 3,9 x 1,75 x 2,55 m Cái 10

Bảng 15 Thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom nước thải sản xuất

STT Hạng mục Thông số kỹ thuật Đơn vị Khối lượng

Hiện nay có 12 nhà máy trong KCN có phát sinh nước thải sản xuất, được đấu nối bằng 12 đường ống nhựa riêng biệt Các nhà máy phát sinh nước thải sản xuất thực hiện đầu tư hệ thống trạm bơm, đường ống để đưa nước thải sau xử lý về HTXLNTTT của KCN Nội Bài b) Công trình xả nước thải sau khi xử lý

Nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn đầu ra sẽ theo đường ống PVC D250 dài 105m và ống sắt D200 dài 70m (Đoạn đầu sử dụng ống nhựa, đoạn sau sử dụng ống sắt) chảy ra điểm xả nước thải của KCN Nội Bài thoát vào kênh dẫn nước thải dài 80m thoát vào kênh tiêu Bắc Thượng Kênh tiêu Bắc Thượng dài khoảng 3.260 m, chiều rộng khoảng 8 – 10m, rồi chảy ra hệ thống tiêu nông nghiệp khu giữa thuộc địa phận xã Mai Đình, thoát vào Ngòi Kim Anh thuộc lưu vực sông Cà Lồ rồi chảy ra sông Cà Lồ

Vị trí điểm xả của Trạm XLNTT tại kênh tiêu Bắc Thượng, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Kênh tiêu Bắc Thượng được sử ụng cho tiêu, thoát nước cho xã và không được khai thác sử dụng cho các mục đích khác Hiện nay, trên kênh tiêu Bắc Thượng, ngoài tiếp nhận nước thải của Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Nội Bài còn lại không tiếp nhận nước thải của đơn vị nào xả thải vào nguồn tiếp nhận này Ống thải nước ra ngoài môi trường Kênh tiêu thoát nước

Hình 5 Sơ đồ xả nước thải sau xử lý của trạm XLNT tập trung ra nguồn tiếp nhận

Vị trí xả thải Ống xả nước thải

Nước thải sau xử lý tại Trạm

Hệ thống quan trắc tự động

Bể gom nước thải đầu vào của trạm

Không đạt QC Đường ống xả thải

Kênh tiêu Bắc Thượng Ngòi Kim Anh

- Sơ đồ vị trí xả nước thải sau xử lý ra nguồn tiếp nhận:

Hình 6 Sơ đồ thoát nước thải của KCN Nội Bài ra nguồn tiếp nhận Điểm xả thải KCN Nội Bài

Trạm XLNTTT Ngòi Kim Anh

3.1.3.1 Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Nội Bài

Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 2.800 m 3 /ngày.đêm

Công nghệ xử lý: sinh học kết hợp hoá lý

Chế độ vận hành: Liên tục

Tóm tắt sơ đồ công nghệ xử lý:

+ Nước thải sinh hoạt của KCN → Bể chứa 1 (T-01) → Hố thu bơm đầu vào (T-

02) → Máy lọc rác trống quay (GF-01) → Bể lắng cát (T-03) → Bể thiếu khí A (T-04A)

→ Bể thiếu khí B (T-04B) → Bể thiếu khí C (T-04C) → Bể hiếu khí D (T-04D) → Bể hiếu khí E (T-04E) → Bể đông tụ (T-05) → Bể keo tụ (T-06) → Bể lắng (T – 07A/B/C/D/E) → Bể chứa 2 (T-08) → Bể lọc cát (T-09A/B/C/D/E/F) → Bể lấy mẫu (T-

+ Nước thải công nghiệp của các cơ sở không đạt tiêu chuẩn đấu của nước thải công nghiệp của KCN Nội Bài (nồng độ các chất hữu cơ cao) → Bể lắng cát (T-03)

→ Bể thiếu khí A (T-04A) → Bể thiếu khí B (T-04B) → Bể thiếu khí C (T-04C) → Bể hiếu khí D (T-04D) → Bể hiếu khí E (T-04E) → Bể đông tụ (T-05) → Bể keo tụ (T-06)

→ Bể lắng (T – 07A/B/C/D/E) → Bể chứa 2 (T-08) → Bể lọc cát (T-09A/B/C/D/E/F)

→ Bể lấy mẫu (T-10) → Đầu ra

+ Nước thải công nghiệp của các cơ sở xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN Nội Bài → Bể đông tụ (T-05) → Bể keo tụ (T-06) → Bể lắng (T – 07A/B/C/D/E) → Bể chứa 2 (T-08) → Bể lọc cát (T-09A/B/C/D/E/F) → Bể lấy mẫu (T-10) → Đầu ra Dưới đây là sơ đồ thu gom và lượng nước thải phát sinh trung bình ngày của từng nhà máy trong KCN Nội Bài trong 7 tháng đầu năm 2023:

Hình 7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung của KCN Nội Bài

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải

Nước thải sinh hoạt đã được xử lý một phần tại các nhà máy trong Khu công nghiệp Nội Bài sẽ chảy đến Bể chứa 1 (T-01) của HTXLNTTT qua Song chắn rác 1 (SCR-01) Rác có kích thước lớn sẽ được giữ lại và được làm sạch hàng ngày Sau đó chảy vào Hố thu (T-02)

Nước thải công nghiệp đã được xử lý đạt quy chuẩn B của QCTĐ 02:2014/BTNMT từ các cơ sở thứ cấp trong KCN sẽ được dẫn đến bể đông tụ (T-05) Nước thải công nghiệp có thành phần hữu cơ không đạt tiêu chuẩn sẽ được xử lý sinh học (tuỳ thuộc vào thoả thuận chất lượng nước đầu vào)

Từ Hố thu (T-02), nước thải được bơm (P-01A/B/C) tới Bể lắng cát (T-03) để loại bỏ cát, rác bằng máy Lọc rác trống quay (GF-01) và Song chắn rác (SCR-02) trước khi được dẫn tới Bể thiếu khí A (T-04A), tại đây nước thải được điều hòa bằng phương pháp sục khí, khuấy trộn nhờ quá trình cấp khí thông qua các đĩa phân phối khí giúp cho quá trình xử lý sinh học hoạt động tốt hơn Rác được giữ lại tại máy lọc rác trống quay (GF – 01) và Song chắn rác 2 (SCR – 02) sẽ được làm sạch hàng ngày Đồng hồ lưu lượng tổng (FT-01) sẽ ghi lại tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt đầu vào

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

Hoạt động quản lý vận hành hạ tầng KCN Nội Bài và hoạt động vận hành hệ thống xử lý nước thải không phát sinh khí thải do đó không xây dựng công trình xử lý bụi và khí thải

Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải khác đang được áp dụng: Để giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông, hoạt động thu gom rác sinh hoạt, đơn vị quản lý áp dụng các biện pháp sau:

- Phun, rửa đường nội bộ hàng ngày nhằm giảm lượng bụi phát sinh

- Thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và chứa trong các bao chứa kín để tránh phát sinh mùi hôi ra ngoài môi trường

- Hạn chế tốc độ xe chạy trong khu vực đường nội bộ của KCN không vượt quá

30 km/giờ, quét dọn hàng ngày Bố trí hàng cây xanh cách ly dọc các trục đường với chiều rộng khoảng 1m

- Đảm bảo diện tích cây xanh: Diện tích cây xanh của KCN Nội Bài là 93.780 m 2

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

Công tác quản lý CTR tại các doanh nghiệp thứ cấp và quá trình vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật của Chủ cơ sở được thực hiện theo đúng quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

3.3.1 Đối với các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN

- Các doanh nghiệp thứ cấp thực hiện quản lý chất thải phát sinh trong khu vực nhà máy của mình Thu gom chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường phát sinh vào các thiết bị lưu chứa Sau đó, từng doanh nghiệp thứ cấp chủ động liên hệ với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định của pháp luật (Riêng chất thải sinh hoạt của Công ty TNHH Kyoei Việt Nam (Theo Hợp đồng thuê đất) được Công ty TNHH Phát triển Nội Bài (Chủ cơ sở) thực hiện thu gom và chuyển giao cho đơn vị có chức năng)

3.3.2 Đối với hoạt động vận hành quản lý KCN

Chất thải rắn thông thường phát sinh trong quá trình quản lý KCN bao gồm: rác thải sinh hoạt và bùn thải từ quá trình xử lý nước cấp Lượng phát sinh trong 1 năm được thống kê tại Bảng dưới đây:

Bảng 20 Thống kê lượng chất thải rắn thông thường phát sinh

STT Chất thải Mã chất thải

Lượng chất thải phát sinh

(tương đương với 67,83 tấn/năm)

(tương đương với 27,3 tấn/ 6 tháng)

Bùn từ quá trình xử lý nước cấp phục vụ sinh hoạt và công nghiệp

❖ Thiết bị lưu chứa , khu vực tập kết rác thải sinh hoạt tại KCN

Chất thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu bao gồm: túi nilong, dây buộc, thực phẩm dư thừa với khối lượng khoảng 161,5 m 3 /năm (tương đương với 67,83 tấn/năm) Chủ cơ sở bố trí các thùng đựng rác tại các vị trí như sau: Khu vực điều hành – văn phòng, khu dịch vụ, trong khu trạm XLNTTT và HTXL nước cấp, Hàng ngày, nhân viên vệ sinh tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt của Công ty TNHH Kyoei Việt Nam và từ các vị trí bố trí thùng chứa để đưa về khu vực tập kết rác thải sinh hoạt Sau đó được chuyển giao cho đơn vị có chức năng theo quy định

Khu vực tập kết rác thải sinh hoạt có kích thước như sau: dài 4m, rộng 3m, cao 2.7m (điểm thấp nhất của mái) Dưới đây là hình ảnh khu vực tập kết rác thải sinh hoạt của KCN Nội Bài

Hình ảnh khu vực tập kết rác thải sinh hoạt

Hiện tại, Chủ cơ sở ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Sóc Sơn tại hợp đồng số 08/2023/HĐ-MT ngày 27/11/2022 để thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường với tần suất 02 lần/tuần

(Hợp đồng được đính kèm tại Phụ lục của Báo cáo)

❖ Thiết bị lưu chứa chất thải công nghiệp thông thường

Chất thải công nghiệp thông thường phát sinh chủ yếu tại cơ sở là bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước cấp phục vụ sinh hoạt và công nghiệp (nước cấp tại cơ sở là nước giếng ngầm được xử lý tại HTXL nước cấp, ngoài ra có mua thêm nước sạch từ công ty Cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội)

Theo phụ lục của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì bùn thải từ quá trình xử lý nước cấp phục vụ sinh hoạt và công nghiệp có mã chất thải là 12 10 02 và được ký hiệu TT (tức là chất thải rắn công nghiệp thông thường) Mặt khác năm 2016, Chủ cơ sở phối hợp với công ty Cổ phần kỹ thuật và phân tích môi trường để tiến hành phân tích thành phần nguy hại trong bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước cấp, kết quả cho thấy nồng độ của các thông số phân tích đều nằm dưới ngưỡng nguy hại (Phiếu phân tích đính kèm tại Phụ lục của Báo cáo) Kết quả phân tích được thể hiện tại Bảng sau:

Bảng 21 Kết quả phân tích ngưỡng nguy hại trong bùn thải từ quá trình xử lý nước cấp

TT Thông số phân tích

Phương pháp hàm lượng tuyệt đối

Giá trị đo CTR-1 (ppm)

TT Thông số phân tích

Phương pháp hàm lượng tuyệt đối

Giá trị đo CTR-1 (ppm)

Vì vậy, bùn thải từ quá trình xử lý nước cấp được Chủ cơ sở quản lý theo chu trình của chất thải công nghiệp thông thường Định kỳ thuê đơn vị có chức năng theo quy định đến thực hiện thu gom và xử lý Bùn được lưu chứa trong 1 cái công chứa trong khu vực lưu chứa có nền bê tông, có mái tôn che để tránh mưa hắt vào khu vực lưu chứa Khu vực này có diện tích khoảng 15 m 2 với kích thước như sau: Dài 5m , rộng 3m, mái tôn cao 3,5m Bên trong khu vực có hố thu với kích thước D x R x C = 0,3 x 0,3 x 0,3m Nước thải phát sinh được thu về hố thu sau đó được bơm vào bể chứa bùn của hệ thống xử lý nước cấp

Hình ảnh khu vực chứa bùn thải từ quá trình xử lý nước cấp

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

- Chất thải nguy hại của các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN được các đơn vị này tự quản lý và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định

- Chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát từ hoạt động quản lý của Khu công nghiệp chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang hỏng, pin, ắc quy hỏng, dầu thải từ quá trình bảo dưỡng máy móc, hộp mực in thải, vỏ bao dính hoá chất xử lý nước và bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung,… Chủng loại và khối lượng CTNH phát sinh thường xuyên tại KCN Nội Bài như sau:

Bảng 22 Thống kê lượng chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phát kiểm soát phát sinh thường xuyên tại Cơ sở

STT Chất thải Mã chất thải

Bao bì nhựa cứng (đã chứa chất khi thải ra là

2 Bao bì mềm (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải 18 01 01 124 60

Bao bì cứng (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải bằng vật liệu khác

Bóng đèn huỳnh quang và các loại thuỷ tinh hoạt tính thải

Dầu bôi trơn động cơ, hộp số, dầu bôi tron, dầu tổng hợp thải

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải công nghiệp

Giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại

- Chủ cơ sở đã tiến hành bố trí xây dựng hoàn thiện 01 kho chứa CTNH và 01 kho chứa bùn thải nguy hại Bên trong kho chứa CTNH được thiết kế đúng quy định về kho chứa, có thùng đựng, biển báo, dán nhãn, có thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Thông tư 02/2022/BTNMT

- Kho chứa CTNH (không bao gồm bùn thải nguy hại) được bố trí nằm bên trong khu vực trạm xử lý nước thải tập trung, kho có diện tích khoảng 50 m 2 với kích thước như sau: D x R x C = 7,2 x 7 x 2,1m, kho có mái che, tường gạch, nền bê tông, cửa sắt

Hình ảnh kho chất thải nguy hại

- Kho chứa bùn thải nguy hại được bố trí nằm cuối khu vực trạm xử lý nước thải tập trung Kho chứa bùn (mới và đang thi công) có diện tích 12 m 2 , kho có mái che, bên trong có gờ chặn tường bao xung quanh chống nước mưa từ bên ngoài tràn vào, bên trong kho có hố thu với kích thước D x R x C = 0,3 x 0,3 x 0,3 m Nước từ hố thu sẽ được bơm về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý

Hình ảnh kho chứa bùn thải

Hiện tại, Chủ cơ sở tiến hành ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và công nghiệp 11 – URENCO 11 tại hợp đồng số 07/2022/HĐCN/URENCO11 ngày 31/12/2022 để thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh.

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Để giảm thiểu tác động từ tiếng ồn, độ rung KCN áp dụng các biện pháp sau:

- Quy định tốc độ các loạ xe lưu thông trên tuyến đường nội bộ của KCN không được vượt quá 30 km/giờ

- Các thiết bị, máy móc được bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ

- Đảm bảo diện tích cây xanh theo đúng quy định đã được phê duyệt

- Vệ sinh sạch sẽ các tuyến đường đảm bảo giảm thiểu lượng bùn cát, rác thải rơi xuống các dòng chảy trong khu vực

- Đối với tiếng ồn từ hệ thống cấp khí: được bố trí khu vực chứa riêng xây kín tránh phát sinh tiếng ồn, gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

3.6.1 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố liên quan đến HTXLNTTT Để hoạt động vận hành hệ thống hiệu quả và tránh các sự cố ô nhiễm có thể xảy ra với môi trường, Nhà máy đã đưa ra các phương án phòng ngừa, sự cố như sau:

Bảng 23 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường liên quan đến

Sự cố có thể xảy ra Biện pháp phòng ngừa, khắc phục

1 Các sự cố về hệ thống thu gom dẫn nước thải về HTXLNTTT

Sự cố đường ống bị rò rỉ nước thải do vỡ, nứt, điểm đấu nối không kín

+ Thay thế đoạn ống dẫn nước thải bị hòng bằng đoạn ống mới tương ứng

+ Hệ thống ống dẫn nước thải bằng vật liệu bền HDPE để hạn chế tối đa trường hợp bị nứt, vỡ làm thất thoát nước thải vào môi trường đất, môi trường nước mặt, nước ngầm

+ Đội vệ sinh và cắt cỏ của Công ty có 15 người làm việc rải rác quanh KCN Nội Bài, đồng thời hàng ngày, hỗ trợ giám sát hệ thống ống dẫn nước thải Nếu có bất kì sự rò rỉ nào, sẽ thông báo ngày đến bộ phận Bảo dưỡng để khắc phục ngay

Sự cố nước mưa lẫn vào hệ thống thu nước thải sinh hoạt

+ Tách riêng hệ thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt: Chủ đầu tư đã thiết kế, lắp đặt hệ thống thu gom nước thải tách riêng hoàn toàn với mương thoát nước mưa

Sự cố có thể xảy ra Biện pháp phòng ngừa, khắc phục

+ Bố trí nhân viên tuần tra quanh khu công nghiệp, mương bên ngoài nhà máy, HTXLNTTT 1 tiếng/lần bằng xe đạp

+ Thông báo và lập biên bản đối với các nhà máy xả thải vi phạm: xả nước thải vào mương nước mưa, nước mưa có váng dầu, chất bẩn,…

+ Giám sát các Camera của KCN Nội Bài 24/24

+ Đội vệ sinh và cắt cỏ của Công ty có 15 người làm việc rải rác quanh KCN Nội Bài, đồng thời hàng ngày, hỗ trợ giám sát hoạt động xả thải không đúng quanh KCN Nội Bài Nếu có bất kì sự vi phạm nào, sẽ thông báo ngày đến bộ phận Môi trường để liên hệ nhà máy giải quyết ngay

2 - Các sự cố về hệ thống xử lý nước thải

Sự cố chất lượng nước thải đầu vào không đạt

+ Chất lượng nước thải của doanh nghiệp trong KCN Nội Bài trước khi vào hệ thống thu gom nước thải về HTXLNT phải đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN Nội Bài

+ Các đơn vị đấu nối xả thải báo cáo chất lượng nước thải cho nhà máy XLNT định kỳ theo tần suất quy định trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Nhà máy

+ Bố trí nhân viên vận hành làm việc 03 ca mỗi ngày để vận hành, kiểm tra toàn bộ hệ thống XLNTTT

+ Hàng tháng lấy mẫu tại điểm đấu nối của NTSH nhà máy đi đến HTXLNTTT, kiểm tra pH, amoni,… Khảo sát tình trạng ô nhiễm của NTSH từng nhà máy để có bảng thống kê

+ Yêu cầu hút bùn bể phốt hoặc kiểm tra khắc phục hệ thống xử lý tại nhà máy nếu nồng độ amoni vượt tiêu chuẩn hợp đồng đấu nối giữa nhà máy và KCN Nội Bài Nhà máy phải thông báo lịch hút bùn bể phốt cụ thể, tránh trường hợp nhà thầu hút bùn thoát bùn đặc vào Hệ thống xử lý nước thải tập trung (HTXLNTTT) của KCN Nội Bài từ điểm đấu nối NTSH của nhà máy Nội Bài sẽ giám sát việc hút bùn của nhà máy,… + Đào tạo các nhà máy tại khu vực HTXLNTTT về việc vận hành thực tế tại HTXLNTTT giống như vận hành thực tế tại HTXLNT tại nhà máy

Sự cố có thể xảy ra Biện pháp phòng ngừa, khắc phục

+ Cung cấp các dịch vụ của hệ thống xử lý nước thải cho các nhà máy: vận hành hệ thống xử lý nước thải, cung cấp bùn vi sinh cho các đơn vị có nhu cầu

+ Thông qua các phương tiện liên lạc thực hiện lập nhóm trao đổi thông tin 24/24, 7/7 gồm đội Môi trường KCN và đội Môi trường của các nhà máy để trao đổi, giải quyết ngay các vấn đề liên quan đến nước thải của từng nhà máy đang xả đến HTXLNTT

- Giải pháp vận hành khi có sự cố:

+ Nước thải công nghiệp: Kỹ sư của KCN Nội Bài sẽ liên hệ và yêu cầu nhà máy xả thải không đạt tiêu chuẩn tiến hành kiểm tra lại chất lượng nước, tìm nguyên nhân và thông tin lại cho KCN Nội Bài, yêu cầu dừng hoạt động xả thải của đơn vị đó cho đến khi khắc phục được thì mới được xả nước thải vào HTXLNTTT của KCN Nội Bài

+ Nước thải sinh hoạt: Người vận hành sẽ đi kiểm tra các hố bơm trung chuyển nước thải sinh hoạt (PS1 -> PS10) để tìm nguồn xả thải không đạt tiêu chuẩn Khi phát hiện được nguồn nào, người vận hành sẽ ngay lập tức tắt bơm trung chuyển nước thải sinh hoạt, đồng thời thông báo đến Kỹ sư Kỹ sư sẽ liên hệ và yêu cầu nhà máy khắc phục (Ví dụ: liên hệ ngay với nhà thầu hút bùn để hút toàn bộ phần nước thải không đạt tiêu chuẩn trong hố bơm trung chuyển, vv)

Sự cố chất lượng nước thải đầu ra không đạt

HTXLNTTT đã lắp đặt hệ thống thiết bị quan trắc tự động liên tục nước thải sau xử lý theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ- CP và hướng dẫn của Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT với các thông số: Lưu lượng nước thải đầu vào, đầu ra, nhiệt độ, pH, TSS, COD và Amoni tại vị trí sau bể lấy mẫu

Dữ liệu được đấu nối thông tin kết quả giám sát hệ thống quan trắc tự động với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội theo dõi với tần suất liên tục 24/24h và quản lý hàng ngày + Định kỳ 03 tháng/1 lần Trạm XLNTTT tiến hành quan trắc nước thải đầu ra theo QCTĐHN 02:2014/BTNMT (cột B, hệ số Kq = 0,9; Kf = 1,0)

Sự cố có thể xảy ra Biện pháp phòng ngừa, khắc phục

+ Bố trí nhân viên vận hành làm việc 03 ca mỗi ngày để vận hành, kiểm tra toàn bộ hệ thống XLNT

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Do đặc thù lĩnh vực kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, Công ty hầu như không phát sinh khí thải, ngoại trừ bụi và khí thải từ quá trình vận chuyển của các phương tiện giao thông và khí thải từ máy phát điện dự phòng (đảm bảo chất lượng khí thải trước khi thải ra ngoài môi trường) Để giảm thiểu mức độ ô nhiễm tới môi trường không khí, Công ty đã áp dụng một số biện pháp sau:

+ Trồng cây xanh trong khuôn viên KCN đảm bảo tỷ lệ theo quy hoạch phê duyệt + Bố trí xe phun nước, rửa các tuyến đường nội bộ của KCN, tần suất phun nước rửa đường là 1 lần/ngày

+ Xe vận chuyển ra vào KCN phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành của pháp luật

- Trong trường hợp rơi vãi vật liệu trong quá trình vận chuyển trên các tuyến đường nội bộ của KCN, cần nhanh chóng thu gom các nguyên vật liệu rơi vãi, tránh tình trạng phát tán do gió hoặc bị cuốn theo các phương tiện vận chuyển khác

- Trong trường hợp chảy dầu trong KCN, chủ cơ sở sẽ yêu cầu phương tiện chảy dầu phải vệ sinh sạch hoặc trả chi phí để chủ cơ sở vệ sinh.

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có)

3.8.1 Các nội dung thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt

- Về công suất của HTXLNTTT: Trong quá trình thực hiện, cơ sở có thực hiện một số thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được UBND thành phố

Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 7588/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 như sau: Theo báo cáo ĐTM, cần cải tạo hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 1.350 m 3 /ngày.đêm của giai đoạn 1 thành hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 4.000 m 3 /ngày.đêm để xử lý nước thải phát sinh của giai đoạn 1 và giai đoạn 2 Tuy nhiên căn cứ vào bảng thống kê tiêu thụ nước sạch và hoạt động sản xuất của các nhà máy trong KCN Nội Bài giai đoạn 1 từ năm 1997 đến 2016 nên Chủ cơ sở chỉ thực hiện xây dựng

1 mô – đun xử lý công suất 2.800 m 3 /ngày.đêm Hệ thống này đã được Sở TNMT thành phố Hà Nội xác nhận hoàn thành tại Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường số 20/GXN-STNMT ngày 17/4/2017 Hiện nay, toàn bộ đất trong KCN Nội Bài đã được lấp đầy nước thải đi vào HTXLNTTT vẫn nhỏ hơn 2.800 m 3 /ngày.đêm (Xem chi tiết tại Bảng cân bằng nước thải của HTXLNTTT từ tháng 1 đến tháng 7, năm

2023 đính kèm trong báo cáo này)

- Về ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN Nội Bài:

Theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, các ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN Nội Bài bao gồm:

+ Công nghiệp lắp ráp điện tử, điện gia dụng

+ Công nghiệp mạ và sản xuất sơn

Tuy nhiên, hiện tại, trong KCN Nội Bài đang có 04 cơ sở hoạt động có ngành nghề không nằm trong ngành nghề thu hút vào KCN Nội Bài theo như báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, cụ thể như sau:

1 Công ty cổ phần tập đoàn Homeland Việt Nam: Sản xuất thuốc vắc xin, sinh phẩm và dược phẩm (mã ngành C21) Công ty này đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1331/QĐ-UBND ngày 20/4/2022, với quy mô sản xuất thuốc vắc xin, sinh phẩm và dược phẩm là 150 triệu liều/năm Theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt nêu trên, trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất từ việc rửa dụng cụ, chai lọ, máy móc sản xuất, nước thải từ hệ thống lọc nước RO Do đó, phương án xử lý nước thải phát sinh của Công ty Homeland theo Báo cáo ĐTM là xây dựng HTXLNTTT công suất 100 m 3 /ngày.đêm với quy trình như sau:

Nước thải sinh hoạt (sau xử lý sơ bộ tại bể tự hoại 3 ngăn), nước thải công nghiệp (sau xử lý sơ bộ qua bể 3 ngăn tiền xử lý) và nước thải từ bể bẫy mỡ → Bể điều hoà →

Bể khử trùng → Bể thiếu khí → Bể hiếu khí → Bể lắng sinh học → Bể khử trùng → Đảm bảo thoả thuận đấu nối với Công ty TNHH Phát triển Nội Bài → Hệ thống thu gom nước thải của KCN Nội Bài → HTXLNTTT của KCN Nội Bài

Hiện tại, Công ty này đã xây dựng xong nhà xưởng, tuy nhiên, trong gần 2 năm nay vẫn không xin được cấp phép của Bộ Y tế để đi vào hoạt động chính thức Vì vậy, tại đây chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt với lưu lượng khoảng 1 m 3 /ngày.đêm (tính trung bình từ tháng 1 -> tháng 7, năm 2023), không phát sinh nước thải sản xuất

2 Công ty TNHH Ultimate Biotech Canada Inc: Sản xuất thuốc vắc xin, sinh phẩm và dược phẩm (mã ngành C21) Công ty này đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 5101/QĐ-UBND ngày 03/12/2021, với quy mô sản xuất như sau:

+ ND (Newcastle Discase) công suất bán thành phẩm 9.000 lít, thành phẩm: 10.000.000 liều

+ IB (Avian Infectious Bronchitis – bệnh viêm phế quản truyền nhiễm) công suất: bán thành phẩm: 3.000 lít, thành phẩm 10.000.000 liều

+ EDS (Egg Drop Syndrome – hội chứng giảm đẻ ở gà) công suất: bán thành phẩm 3.000 lít, thành phẩm: 10.000.000 liều

+ PCV II (Porcine circovirus Type 2 – hội chứng còi cọc trên lợn con type 2), công suất 1.900.000 liều

+ PPV (Porcine Pavovirus – bệnh khô thải, xảy thai truyền nhiễm), công suất: 120.000 liều

Theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt nêu trên, trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất từ việc rửa dụng cụ, thiết bị sau khi hấp tiệt trùng, hoạt động súc rửa cặn lò hơi (6 tháng súc rửa/lần) (nước thải từ phòng thí nghiệm, bể lắng của HTXLKT lò hơi được thu gom và quản lý theo lưu trình của CTNH)

Do đó, phương án xử lý nước thải phát sinh của Công ty TNHH Ultimate Biotech Canada Inc theo Báo cáo ĐTM là xây dựng HTXLNTTT công suất 10 m 3 /ngày.đêm với quy trình như sau:

Nước thải sinh hoạt (xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn), nước thải nhà bếp (qua bể tách mỡ), nước thải công nghiệp (xử lý sơ bộ qua bể lọc huyền phù thể tích 2,8 m 3 ) →

Bể lắng cặn, tách dầu, chứa bùn → Bể thiếu khí → Bể MBBR 1 → Bể MBBR2 → Bể lắng → Bể khử trùng → Đảm bảo đạt các thông số theo thoả thuận với công ty TNHH Phát triển Nội Bài → Hệ thống thu gom nước thải của KCN Nội Bài → HTXLNTTT của KCN Nội Bài

Hiện tại, Công ty này đã xây dựng xong nhà xưởng, chưa đi vào hoạt động chính thức Vì vậy, tại đây chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt với lưu lượng khoảng 0,6 m 3 /ngày.đêm (tính trung bình từ tháng 1 -> tháng 7, năm 2023), chưa phát sinh nước thải sản xuất

3 Công ty TNHH JFVM: Sản xuất may mặc trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) không có công đoạn giặt tẩy (mã ngành nghề C14) Công suất sản xuất như sau: Sản xuất gia công trang phục may mặc, phụ kiện: 300.000 sản phẩm/năm; Sản xuất, gia công găng tay thể thao, mũ thể thao: 160.000 sản phẩm/năm; Sản xuất, gia công túi: 15.000 sản phẩm/năm; Sản xuất, gia công chăn: 25.000 sản phẩm/năm Công ty đã gửi công văn tới Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội về việc hướng dẫn thủ tục môi trường, sau đó đã được Ban quản lý trả lời tại Công văn số 994/BQL – QLTNMT ngày 26/6/2020, theo đó, Công ty thuộc đối tượng được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch BVMT Quá trình sản xuất của công ty JFVM chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt, hiện tại, căn cứ theo số liệu thực tế, lượng nước thải phát sinh trung bình trong 7 tháng đầu năm 2023 là 0,8 m 3 /ngày.đêm (tính trung bình từ tháng 1 -> tháng 7, năm

4 Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Liên: Buôn bán thuỷ sản tươi, đông lạnh

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải

- Nguồn số 01: Từ khu vực Văn phòng của Khu công nghiệp Nội Bài

- Nguồn số 02: Từ khu dịch vụ trong Khu công nghiệp Nội Bài

- Nguồn số 03: Từ Phòng thí nghiệm của Nhà máy xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Nội Bài

- Nguồn số 04: Nước thải sinh hoạt từ các cơ sở trong Khu công nghiệp Nội Bài

- Nguồn số 05: Nước thải công nghiệp từ các cơ sở trong Khu công nghiệp Nội Bài

4.1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa

- Lưu lượng xả thải nước thải tối đa đề nghị cấp phép là 2.800 m 3 /ngày.đêm

Số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép: 01 dòng nước thải sau xử lý từ bể lấy mẫu (T-10)

4.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn

Chất lượng nước thải sau xử lý của KCN Nội Bài đảm bảo các thông số và giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải không vượt quá giới hạn tối đa cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội QCTĐHN 02:2014/BTNMT, cột B, hệ số Kf = 1, Kq = 0,9 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, hệ số K = 1,0, cụ thể như sau:

Bảng 26 Giá trị giới hạn của nước thải sau xử lý

STT Thông số Đơn vị

Tiêu chuẩn đấu nối nước thải của KCN Nội Bài

Tiêu chuẩn nước thải đầu ra

(QCTĐHN 02:2014/BTNMT (cột B, hệ số K f = 1, K q =

6 Chất rắn lơ lửng mg/l 200 200 90

STT Thông số Đơn vị

Tiêu chuẩn đấu nối nước thải của KCN Nội Bài

Tiêu chuẩn nước thải đầu ra

(QCTĐHN 02:2014/BTNMT (cột B, hệ số K f = 1, K q =

7 Tổng chất rắn hoà tan TDS mg/l 1.200 - -

21 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l - 10 9,0

STT Thông số Đơn vị

Tiêu chuẩn đấu nối nước thải của KCN Nội Bài

Tiêu chuẩn nước thải đầu ra

(QCTĐHN 02:2014/BTNMT (cột B, hệ số K f = 1, K q =

Tổng hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ mg/l - 0,1 0,09

Tổng hoá chất bảo vệ thực vật

35 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l - 0,1 0,1

36 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l - 1 1,0

Dầu mỡ động, thực vật (*) mg/l 20 20 20

Tổng chất hoạt động bề mặt mg/l 20 - -

(*): QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, hệ số K = 1,0

Do KCN Nội Bài hoạt động từ năm 1997, nên có một số nhà máy tại KCN Nội Bài có hệ thống xử lý nước thải khá đơn giản, một số nhà máy chỉ đầu tư bể tự hoại 3 ngăn để xử lý nước thải sinh hoạt Chính vì vậy làm cho chất lượng nước thải sau xử lý sơ bộ không đáp ứng được tiêu chuẩn đấu nối của KCN Nội Bài (Các nhà máy này không còn diện tích đất để có thể cải tạo thành HTXLNT) Bên cạnh đó, với HTXLNTTT của KCN Nội Bài hoàn toàn tiếp nhận và xử lý được nước thải với chất lượng như trên Do đó, đối với các nhà máy như trên KCN Nội Bài ký phụ lục hợp đồng riêng đối với từng nhà máy để thoả thuận tiêu chuẩn đấu nối, cụ thể như sau:

+ Đối với nước thải sinh hoạt: Ban hành 4 mức thu phí xử lý nước thải căn cứ vào nồng độ của Amoni, gồm: 10 mg/l; 60 mg/l; 90 mg/l; 200 mg/l Các thông số khác phải đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN Nội Bài Trong trường hợp, nhà máy phát sinh nước thải có nồng độ Amoni vượt mức thoả thuận thì tiến hành ký phụ lục hợp đồng nâng mức tiếp nhận nồng độ thông số Amoni

+ Đối với nước thải công nghiệp: Đối với các nhà máy có chất lượng nước thải trước khi đấu nối đạt cột B QCTĐHN 02:2014/BTNMT (tiêu chuẩn đấu nối của KCN Nội Bài) được đưa vào bể đông tụ T – 05 Đối với các cơ sở có nước thải trước khi đấu nối có hàm lượng chất hữu cơ cao được đưa vào bể lắng cát T – 03 để xử lý hữu cơ Công ty TNHH phát triển Nội Bài ký phụ lục hợp đồng để thoả thuận chất lượng nước thải trước khi tiếp nhận đối với các nhà máy này

4.1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải vào nguồn tiếp nhận

- Vị trí xả thải của KCN Nội Bài tại Kênh tiêu Bắc Thượng, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

- Toạ độ vị trí điểm xả nước thải theo hệ toạ độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 o C, múi chiếu 3 o :

- Phương thức xả nước thải: Tự chảy (xả mặt, ven bờ)

- Chế độ xả thải: Liên tục (24/24h)

- Nguồn tiếp nhận nước thải: Kênh tiêu Bắc Thượng, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có)

Cơ sở không phát sinh khí thải, ngoài ra cơ sở có sử dụng máy phát điện dự phòng, tuy nhiên do tần suất sử dụng không thường xuyên, chỉ sử dụng khi mất điện lưới khu vực Ngoài ra, máy phát điện dự phóng có khí thải đạt tiêu chuẩn EU Do vậy, Chủ cơ sở kiến nghị không đề xuất cấp phép đối với nguồn thải này.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

4.3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

- Nguồn số 01: Khu vực đặt máy thổi khí của HTXLNTTT

- Nguồn số 02: Khu vực đặt máy thổi khí của HTXL nước sạch

- Nguồn số 03: Khu vực đặt máy nén khí của HTXLNTTT và HTXL nước sạch Toạ độ đại diện: (theo hệ toạ độ VN2000, kinh tuyến trục 105 o , múi chiếu 3 o ) + Nguồn số 01: X = 2348489, Y = 584198

4.3.2 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn, độ rung phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và các quy chuẩn kỹ thuật môi trường QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau: a) Tiếng ồn:

Bảng 27 Giá trị giới hạn cho phép của tiếng ồn

Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

1 70 55 - Khu vực thông thường b) Độ rung:

Bảng 28 Giá trị giới hạn cho phép của độ rung

Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải

Chủ cơ sở phối hợp với đơn vị quan trắc là Công ty Cổ phần kỹ thuật và phân tích môi trường” thực hiện quan trắc định kỳ Công ty Cổ phần kỹ thuật và phân tích môi trường đã được Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường với mã số VIMCERTS 006 tại Quyết định số 93/QĐ-BTNMT ngày 17/01/2022 (Quyết định được đính kèm tại Phụ lục của Báo cáo)

+ NT: Nước thải sau xử lý tại điểm xả nước thải

+ NM: Mẫu nước mặt trên kênh tiêu Bắc Thượng cách điểm tiếp nhận nước thải về phía thượng lưu 50m

Theo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 97 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Cơ sở thuộc đối tượng được miễn quan trắc nước thải định kỳ đến hết ngày 31/12/2024 Vì vậy trong năm 2023, Cơ sở không thực hiện quan trắc nước thải sau xử lý theo quy định tại Giấy phép nước thải vào nguồn nước số 176/GP-UBND ngày 11/6/2020 (Điều chỉnh giấy phép lần 1) mà chỉ thực hiện phân tích 04 chỉ tiêu As, Pb, Cd, Hg phục vụ cho việc kê khai phí bảo vệ môi trường Dưới đây là các Bảng tổng hợp các số liệu quan trắc của Cơ sở trong năm 2021 và năm 2022.

Bảng 29 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý năm 2021

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Phương pháp phân tích

2 Độ màu Pt/Co SMEWW2120BC:2017 31 21 34 37 - 150

16 Dầu, mỡ động thực vật mg/l SMEWW 5520B&F:2017 0,71 0,34 0,54 0,5 20 -

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Phương pháp phân tích

17 Dầu, mỡ khoáng mg/l SMEWW 5520B&F:2017 0,35

Ngày đăng: 20/03/2024, 11:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN