Nhiệm vụ của BIS bao gồm giám sát vàcung cấp hỗ trợ cho ngân hàng trung ương, nghiên cứu và phân tích các vấn đề tài chínhquốc tế, định hình các chuẩn tài chính quốc tế, tạo điều kiện ch
DANH SÁCH NHÓM 2 STT Họ và tên MSSV 030338220171 1 Trần Nguyễn Trúc Vân 030338220184 030338220131 2 Bùi Thị Hoàng Yến 030338220155 3 Dương Lục Thu Thiện 0303382201 4 Nguyễn Trung Ngọc Trinh 5 Thái Thị Ngọc Thoa NGÂN HÀNG THANH TOÁN QUỐC TẾ (BANK FOR INTERNATIONAL SETTLEMENTS – BIS) I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements - BIS) là một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1930 theo Thỏa ước La Haye, tại Basel, Thụy với mục tiêu chính là tăng cường hợp tác tài chính và tiếp thị trao đổi quốc tế Đây cũng được xem là một tổ chức quốc tế lâu đời nhất và là một trong những tổ chức quốc tế uy tín nhất trong hệ thống tài chính, tiền tệ trên phạm vi toàn cầu, là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương trên thế giới BIS là tổ chức đi đầu trong việc nghiên cứu những xu thế mới của hệ thống tài chính toàn cầu như sự tham gia của các tập đoàn công nghệ lớn trong lĩnh vực tài chính, tác động của tiến trình số hóa tới hoạt động quản lý, thanh tra giám sát hệ thống tài chính… BIS có nguồn gốc từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong thập kỷ 1920 Sau Thế chiến I, các quốc gia trên thế giới cần phải khôi phục lại nền kinh tế và hệ thống tài chính của mình Với mục tiêu này, năm 1929, Charles Rist - một quan chức ngân hàng Pháp, đã đề xuất sự thành lập một tổ chức quốc tế để thúc đẩy hợp tác tài chính và trao đổi thông tin giữa các quốc gia Ý tưởng này đã được chính phủ Pháp ủng hộ và gửi đến các quốc gia khác để thảo luận Sau nhiều cuộc đàm phán và sự ủng hộ của các quốc gia, vào ngày 20 tháng 1 năm 1930, Hiệp ước BIS được ký kết bởi 12 ngân hàng trung ương theo Thỏa ước La Haye tại Basel, Thụy Sĩ Những ngân hàng trung ương này đại diện cho các quốc gia Châu Âu và Hoa Kỳ Nhiệm vụ ban đầu của BIS là hỗ trợ sự phục hồi tài chính của các quốc gia sau Thế chiến I và cung cấp một nền tảng để thúc đẩy hợp tác tài chính quốc tế Trong quá trình phát triển, BIS đã mở rộng phạm vi hoạt động và trở thành một tổ chức quan trọng trong hệ thống tài chính quốc tế Nhiệm vụ của BIS bao gồm giám sát và cung cấp hỗ trợ cho ngân hàng trung ương, nghiên cứu và phân tích các vấn đề tài chính quốc tế, định hình các chuẩn tài chính quốc tế, tạo điều kiện cho hợp tác tài chính và trao đổi thông tin giữa các quốc gia BIS đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các chuẩn tài chính quốc tế, như chuẩn Basel về vốn ngân hàng (Basel Accords) và chuẩn tài chính liên ngân hàng (International Financial Reporting Standards - IFRS) Tổ chức này cũng đóng vai trò là một diễn đàn để các quan chức ngân hàng trung ương cũng như các nhà lãnh đạo tài chính gặp gỡ và thảo luận về các vấn đề tài chính và kinh tế quan trọng Từ khi thành lập, BIS đã trải qua sự mở rộng và phát triển không ngừng Hiện nay, tổ chức này gồm 63 ngân hàng trung ương từ các quốc gia trên thế giới và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác tài chính và ổn định tài chính quốc tế II VAI TRÒ 1 Vai trò của Thanh toán quốc tế: Ngày nay nền kinh tế trên toàn thế giới đang phát triển, đặc biệt nghành công nghệ có những bước ngoặt lớn Nhờ sự phát triển công nghệ mà nhiều hoạt động kinh tế được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho hoạt động kinh doanh Trong đó ngành ngân hàng cũng không thể không sử dụng đến công nghệ Nhờ đó, các giao dịch về vấn đề tài chính được thực hiện nhanh chóng và an toàn Trong kinh doanh thường sẽ có những cuộc giao dịch lớn giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp giữa các quốc gia, việc thực hiện giao dịch trực tiếp là một vấn đề đáng ngại và mất an toàn, vì thế, thanh toán quốc tế ra đời đã giải quyết được điều khó khăn đó Hoạt động thanh toán quốc tế đang ngày càng phát triển mạnh, đây là một hoạt động rất cần thiết và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Đối với nền kinh tế Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, giữa các quốc gia tạo những mối quan hệ đối ngoại Một quốc gia không thể phát triển nếu sử dụng chính sách đóng cửa, đất nước chỉ hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, giao lưu giữa các vùng miền mà cần có sự kết hợp với các ưu thế của các quốc gia để có lợi thế vươn lên và phát triển, nâng nên kinh tế đất nước lên vị trí có tầm quan trọng mới Trong suốt quá trình liên kết với nhau thì giữa các mối quan hệ đều có sự liên quan về vấn đề tài chính Trong hoạt động kinh tế và phi kinh tế luôn phát sinh ra các khoản chi phí, nên thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ về tiền tệ giữa các cá nhân, tổ chức hay trong và ngoài nước, … Sở hữu chức năng giải quyết vấn đề tài chính với phạm vi toàn cầu thì thanh toán quốc tế đóng một vai trò quan trọng đặc biệt là trong mối quan hệ kinh tế Hiện nay, hầu như tất cả các quốc đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, chú trọng đến việc xuất nhập khẩu Thông qua thanh toán quốc tế mà mọi giao dịch mua bán hàng hoá giữa các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước được thực hiện và hoàn tất Bên cạnh đó, thanh toán quốc tế còn giúp quá trình lưu thông hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều, đó cũng là một ưu điểm đáng kể Việc lưu thông hàng hoá nhanh chóng sẽ giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và hoạt động kinh tế cũng diễn ra trôi chảy và hiệu quả hơn Thanh toán quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia Trong kinh tế đối ngoại có rất nhiều quốc gia giao lưu kinh tế với nhau, xét về mặt địa lí giữa các nước sẽ bị trở ngại khi giải quyết thanh toán về vấn đề tài chính Nên nếu tổ chức tốt công tác thanh toán quốc tế thì giúp cho quá trình thanh toán nhanh chóng, an toàn, thuận tiện, từ đó thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển Như vậy, thanh toán quốc tế được xem là hoạt động tất yếu của một nền kinh tế phát triển Đối với ngân hàng Đối với ngân hàng, hoạt động thanh toán quốc tế có vị trí và đóng vai tò rất quan trọng Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán quốc tế Hoạt động này làm tăng doanh thu đáng kể, nâng cao sự uy tín của ngân hàng và xây dựng niềm tin cho khách hàng Hoạt động thanh toán quốc tế là một ưu thế cho các ngân hàng cạnh tranh trong thị trường, mở rộng thêm quy mô hoạt động Không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà hoạt động thanh toán quốc tế còn là một hoạt động nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng - Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng Khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán - Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng Các ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng - Nhờ hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng nâng cao sự uy tín và mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài Không những thế, thanh toán quốc tế còn góp phần tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng Các ngân hàng sẽ sử dụng công nghệ tiến tiến để thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra nhanh chóng, trôi chảy và thuận tiện Trong thanh toán quốc tế, việc các bên tham gia lựa chọn phương thức thanh toán là một bước rất quan trọng Phương thức thanh toán là cách trao đổi giữa tiền và hàng hoá của người bán và người mua Tuỳ theo những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, các bên tham gia trong thương mại quốc tế sẽ lựa chọn và thoả thuận với nhau để cùng sử dụng một phương thức thanh toán thích hợp trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, người bán nhận được tiền nhanh chóng và đầy đủ, còn người mua nhận lại hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn Để phù hợp với tính đa dạng và phong phú của mối quan hệ thương mại và thanh toán quốc tế, người ta đã thiết lập nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance), phương thức uỷ thác thu (Collection), phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit) … 2 Vai trò của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) - Một cách tổng quan nhất, Ngân hàng thanh toán Quốc tế đóng vai trò chủ chốt trong việc thiết lập các nguyên tắc, chuẩn mực chung cho các hoạt động của thị trường tài chính, ngân hàng và bảo hiểm trên toàn cầu, trong đó tiêu biểu là Khuôn khổ Basel về thanh tra, giám sát ngân hàng I, II, III cùng nhiều chuẩn mực quốc tế khác trong lĩnh vực thị trường tài chính, bảo hiểm, hệ thống thanh toán - Ngân hàng thanh toán Quốc tế tham gia trực tiếp vào hoạt động của các nhóm nước để cùng phối hợp với các nước và các khu vực trong việc xây dựng và thực thi các chuẩn mực quốc tế, đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa các ngân hàng trung ương và các cơ quan khác để đảm bảo sự vận hành trôi chảy của thị trường tài chính quốc tế, củng cố ổn định tiền tệ và tài chính, hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu - Với tư cách là một tổ chức quốc tế của ngân hàng trung ương, hàng năm BIS cũng tổ chức các hội nghị thống đốc ngân hàng trung ương để cùng thảo luận về các vấn đề liên quan tới tiền tệ quốc tế và thanh toán quốc tế Qua đó tìm ra những phương pháp cho chính sách tiền tệ quốc tế của các ngân hàng trung ương - BIS còn là đối tác thực hiện các nghiệp vụ đầu tư ngoại hối cho các ngân hàng trung ương, là diễn đàn hợp tác giữa các ngân hàng trung ương và là nơi các ngân hàng trung ương/ cơ quan quản lý tiền tệ tiến hành phối hợp các chính sách tiền tệ, trao đổi kinh nghiệm điều hành chính sách và hệ thống ngân hàng tài chính, thực hiện các nghiên cứu về những vấn đề nổi cộm, cùng quan tâm trong hệ thống tài chính, hướng tới đảm bảo ổn định tài chính và tiền tệ toàn cầu - Đây cũng là tổ chức đi đầu trong việc nghiên cứu những xu thế mới của hệ thống tài chính toàn cầu, chẳng hạn như: sự tham gia của các tập đoàn công nghệ lớn trong lĩnh vực tài chính, tác động của tiến trình số hóa tới hoạt động quản lý, thanh tra giám sát hệ thống tài chính… III HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ KIỆN CỦA BIS Hoạt động Với tư cách là tổ chức của các ngân hàng trung ương: - Mỗi năm BIS tổ chức các hội nghị thống đốc ngân hàng trung ương để bàn luận về các vấn đề tiền tệ quốc tế và điều chỉnh vĩ mô - Ngân hàng thanh toán quốc tế tìm cách làm cho chính sách tiền tệ của 55 thành viên ngân hàng trung ương trở nên dễ dự báo và minh bạch hơn Dù chính sách tiền tệ là đối tượng thuộc về chủ quyền quốc gia nhưng nó là điều kiện chế ước đối với các hoạt động ngân hàng trung ương và tư nhân, thậm chí còn ảnh hưởng tới tỷ giá đối hoái, đặc biệt là vận mệnh của các nền kinh tế xuất khẩu - Phối hợp chặt chẽ các chính sách nhằm đảm bảo rằng việc can thiệp của ngân hàng trung ương khi cố gắng đạt được các mục tiêu đã đề ra sẽ không tổn thất nhiều chi phí Sự kiện - Ngày 21 và ngày 22 tháng 3 năm 2023, diễn ra sự kiện BIS Innovation Summit 2023: Technological innovation in an age of uncertainty (Có thể được hiểu là: “BIS Hội nghị thượng đỉnh đổi mới sáng tạo 2023: Đổi mới công nghệ trong thời đại bất ổn”) Hội nghị tụ họp các nhà hoạch định chính sách toàn cầu, giám đốc điều hành cấp cao đến từ các ngành tài chính và công nghệ, các học giả để bàn luận về cách đổi mới công nghệ có thể giúp ngân hàng trung ương và thị trường tài chính điều hướng thời điểm không chắc chắn, phá vỡ bối cảnh mà các ngân hàng trung ương và trung gian tài chính hoạt động (Theo BIS Innovation Summit 2023: Technological innovation in an age of uncertainty 2023, January 16) - Sự kiện BIS Innovation Summit 2021: How can central banks innovate in the digital age? (Tựa đề tiếng việt có nghĩa là: “Làm thế nào các ngân hàng trung ương có thể đổi mới trong thời đại kỹ thuật số?”) Được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 3, các nhà lãnh đạo toàn cầu sẽ diễn giải về các vấn đề chính xung quanh thanh toán biên giới và bán lẻ, tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, ngân hàng và hệ sinh thái kỹ thuật số mới, tài chính phi tập trung, dữ liệu, phân tích, AI và công nghệ đám mây, những thay đổi về văn hóa tổ chức có thể cần thiết trong các ngân hàng trung ương để đáp ứng những thử thách trong thời đại kỹ thuật số này (Theo BIS Innovation Summit 2021: How can central banks innovate in the digital age?2021, March 26) - Bank for International Settlements (BIS) to hold inaugural BIS Innovation Summit on 22-25 March (2021, February 25) - Sự kiện Green Swan 2023: Climate transition in the real economy: what should central banks know about it? (Là sự kiện Thiên Nga Xanh 2023: Chuyển đổi khí hậu trong nền kinh tế thực: các ngân hàng trung ương biết gì về nó?) Sự kiện được diễn ra từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 1 tháng 6 Gồm Ngân Hàng thanh toán Quốc tế, Ngân Hàng trung ương Chile, Mạng lưới xanh hóa hệ thống tài chính và Ngân hàng dự trữ Nam Phi cùng tổ chức dưới hình thức hội nghị ảo Hội tụ các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia và học viên có năng lực cao từ nhiều lĩnh vực khác nhau để bàn luận chi tiết về chuyển đổi khí hậu và nền kinh tế thực (Green Swan 2023: Climate transition in the real economy: what should central banks know about it? 2023, April 26) IV MỐI QUAN HỆ GIỮA BIS VỚI VIỆT NAM: Tháng 01/2020, Hội đồng Quản trị của BIS đã ra thông cáo chính thức, mời Ngân hàng Nhà nước làm hội viên cùng với Ngân hàng Trung ương các nước Morocco và Kuwait, nâng tổng số hội viên của BIS từ 60 lên 63 thành viên, đánh dấu bước tiến mới trong tiến trình hội nhập quốc tế của NHNN nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung Nghiên cứu cho thấy, việc kết nạp hội viên mới của BIS rất hạn chế, trung bình sau từ 5 – 10 năm mới kết nạp thêm hội viên Cũng theo Thông cáo báo chí, lần kết nạp hội viên gần nhất diễn ra vào năm 2011 Việc lựa chọn kết nạp hội viên của BIS rất nghiêm ngặt, dựa trên nhiều tiêu chí như quy mô phát triển kinh tế, trình độ quản trị NHTW Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements – BIS) mời Ngân hàng Nhà nước trở thành thành viên của BIS thể hiện sự công nhận các thành quả phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong những năm qua cũng như những kết quả tích cực của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ và nỗ lực quản lý hệ thống ngân hàng Theo đó, NHNN và hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp cận được các nguyên tắc, chuẩn mực cao nhất của hệ thống tài chính toàn cầu, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế, từng bước tăng cường năng lực và khả năng cạnh tranh của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam cũng như toàn bộ nền kinh tế Tháng 02/2021, tại buổi làm việc trực tuyến với ông Augustin Carstens - Tổng Giám đốc BIS, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, việc gia nhập BIS là quyết định sáng suốt và đúng đắn trên nhiều mặt Những diễn đàn, nghiên cứu mà BIS thực hiện để phân tích tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu và khu vực là đầu vào rất hữu ích, giúp Việt Nam tiếp tục thực hiện điều hành chính sách và kiểm soạt lạm phát một cách hiệu quả NHNN đặc biệt quan tâm đến các diễn đàn của BIS liên quan đến các chủ đề như sáng tạo đổi mới, Fintech, đảm bảo an ninh an toàn không gian mạng, ứng dụng dữ liệu lớn trong ngân hàng Hoạt động của NHNN Việt Nam và BIS: - Ban hành Kết hoạch hợp tác với BIS: Để tăng cường hiệu quả tham gia vào BIS, NHNN đã ban hành Kế hoạch hợp tác với Ngân hàng Thanh toán Quốc tế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 958/QĐ-NHNN ngày 8/6/2021 của Thống đốc NHNN, trong đó xác định các mục tiêu, nhiệm vụ và phân công trách nhiệm cụ thể cho các Vụ, Cục, Đơn vị và Cơ quan trong việc tham gia vào các cơ chế hợp tác, các ủy ban, tổ chức trong khuôn khổ BIS - Tham dự các cuộc họp định kỳ hai tháng: Thống đốc NHNN đã tham dự các cuộc họp định kỳ hai tháng, thảo luận về các chủ đề như tác động của công nghệ trong kỷ nguyên 4.0 tới hoạt động của các NHTW, các chính sách hậu khủng hoảng Covid-19, tác động của biến đổi khí hậu tới ổn định tài chính và cộng đồng NHTW toàn cầu, tài chính phi tập trung, những rủi ro, bất ổn trong kinh tế toàn cầu… - Tham dự Hội nghị toàn thể thường niên (Annual General Meeting) lần thứ 91 vào ngày 29/6/2021 và lần thứ 92 vào ngày 26/6/2022 và các hoạt động bên lề: Thống đốc NHNN đã tham dự Hội nghị và biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội đồng thành viên BIS - Tham dự các phiên họp Thống đốc và Phó Thống đốc thị trường mới nổi: Hàng năm, Thống đốc và Phó Thống đốc NHNN tham dự các phiên họp Thống đốc và Phó Thống đốc thị trường mới nổi nhằm thảo luận về các vấn đề tác động tới hoạt động của NHTW các thị trường mới nổi và đang phát triển, đặc biệt trong bối cảnh sau đại dịch COVID-19 - Tham dự Hội nghị MPOP: NHNN tham dự Hội nghị và tham gia thảo luận về các vấn đề tác động tới việc điều hành các công cụ chính sách tiền tệ như tác động của đại dịch COVID-19, những bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu, thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu - Tham gia các cơ chế hợp tác cấp khu vực, gồm: + Tham gia Hội đồng Tư vấn Châu Á (ACC): Định kỳ, các Thống đốc ACC nhóm họp hai lần trong năm vào các tháng 3 và 9 Khoảng một tháng trước mỗi kỳ họp cấp Thống đốc, các Giám đốc Nghiên cứu và Hợp tác quốc tế và Giám đốc Quản lý dự trữ ngoại hối ACC nhóm họp để đề xuất các nội dung thảo luận tại cuộc họp cấp Thống đốc + Mạng lưới Nghiên cứu Châu Á (ARN): ARN là cơ chế hợp tác nghiên cứu giữa 13 NHTW/cơ quan quản lý tiền tệ của BIS trong khu vực và các cơ quan quản lý, thanh tra, giám sát hệ thống tài chính của Australia, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng làGiám đốc Nghiên cứu của NHNN tại ARN Hàng năm, BIS phối hợp với 01 NHTW thành viên trong khu vực tổ chức hội thảo chung NHNN đã tham dự Hội thảo lần thứ 13 diễn ra vào ngày 21-22/1/2021 do BIS tổ chức, tập trung vào các chủ đề (i) các vấn đề đối với các nền kinh tế mới nổi và luồng chu chuyển vốn, (ii) tác động lan truyền từ Trung Quốc, và (iii) tác động của công nghệ tới hoạt động trung gian tài chính Cán bộ NHNN (Viện Chiến lược Ngân hàng) đã tham gia làm người thảo luận tại thảo chung lần thứ 14 do BIS phối hợp với NHTW Hàn Quốc tổ chức vào các ngày 28 – 29/3/2022 tại Seoul, Hàn Quốc Hiện NHNN đang tích cực chuẩn bị cho việc tham dự hội thảo chung lần thứ 15 do BIS phối hợp với Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore tổ chức từ ngày 29 – 30/5/2023 tại Singapore - Tham gia các hoạt động tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo BIS (BIS Innovation Hub – BISIH): BISIH được thành lập vào năm 2019 theo Chiến lược phát triển BIS đến năm 2025 được thông qua tại Hội nghị toàn thể thường niên BIS lần thứ 89 BISIH là cơ chế hợp tác giữa các NHTW/cơ quan quản lý tiền tệ các nước trong vấn đề đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính Trong BISIH, NHNN đã tham gia Mạng lưới Đổi mới sáng tạo BIS (BIS Innovation Network – BISIN), các nhóm công tác về tiền kỹ thuật số của NHTW (CBDC), tài chính mở (open finance), ứng dụng công nghệ trong quản lý hệ thống tài chính, và an ninh, an toàn và bảo mật trên không gian mạng Ngoài ra, Việt Nam có thể tham gia vào các nhóm làm việc và cơ quan tư vấn của BIS, như G30 Working Group on International Financial Architecture hoặc Committee on the Global Financial System Việc tham gia này giúp Việt Nam tham gia vào quá trình đưa ra chính sách và quyết định quan trọng liên quan đến tài chính toàn cầu Một số tác động tiềm năng của BIS đối với Việt Nam: Mặc dù Việt Nam là một thành viên của BIS, tuy nhiên, tác động và ảnh hưởng cụ thể đến Việt Nam từ các sự kiện này phụ thuộc vào việc Việt Nam tham gia và tham gia tích cực trong các hoạt động của tổ chức này Cụ thể như sau: - BIS thu thập, phân tích và công bố dữ liệu về tài chính và thanh toán quốc tế Việc có được thông tin và dữ liệu chính xác và đáng tin cậy từ BIS có thể giúp Việt Nam đánh giá và theo dõi tình hình tài chính quốc tế, đồng thời hỗ trợ quyết định chính sách tài chính và kinh tế - BIS cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo trong lĩnh vực tài chính và thanh toán Việc tham gia vào các chương trình đào tạo và nhận sự hỗ trợ kỹ thuật từ BIS có thể giúp Việt Nam nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính và thanh toán trong nước - Các cuộc họp và hội nghị của BIS tạo cơ hội cho Việt Nam để hợp tác và trao đổi thông tin với các thành viên khác của tổ chức và các quốc gia khác Điều này có thể giúp Việt Nam học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về quản lý tài chính và thanh toán, đồng thời tạo điều kiện cho việc xây dựng mối quan hệ và hợp tác với các đối tác quốc tế - BIS thực hiện giám sát và đánh giá rủi ro tài chính toàn cầu Việc tham gia vào các hoạt động của BIS có thể giúp Việt Nam có cái nhìn tổng quan về tình hình rủi ro tài chính toàn cầu và áp dụng các biện pháp phù hợp để quản lý rủi ro trong hệ thống tài chính của Việt Nam Tuy nhiên, để tận dụng tối đa tác động và ảnh hưởng từ BIS, Việt Nam cần tham gia tích cực, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin và cơ hội hợp tác mà BIS cung cấp Tham gia vào các sự kiện do BIS tổ chức, Việt Nam có cơ hội chia sẻ và học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế, đồng thời tạo dựng mối quan hệ hợp tác với các thành viên khác của BIS trong lĩnh vực tài chính và thanh toán quốc tế NGUỒN THAM KHẢO https://tuoitre.vn/ngan-hang-nha-nuoc-tro-thanh-thanh-vien-cua-ngan-hang-thanh-toan- quoc-te-20200211140817338.htm https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2n_h%C3%A0ng_Thanh_to%C3%A1n_Qu %E1%BB%91c_t%E1%BA%BF https://luatminhkhue.vn/ngan-hang-thanh-toan-quoc-te bis la-gi -quy-dinh-ve-ngan- hang-thanh-toan-quoc-te bis-.aspx https://luatduonggia.vn/bis-la-gi-chuc-nang-vai-tro-cua-ngan-hang-thanh-toan-quoc-te- bis/#2_Gioi_thieu_ve_Ngan_hang_Thanh_toan_quoc_te_BIS https://www.bis.org/events/bis_innovation_summit_2023/overview.htm http://icccftu.vn/nghiep-vu-thanh-toan-quoc-te-25/06/2016 https://luanvan.net.vn/luan-van/vai-tro-cua-thanh-toan-quoc-te-va-nang-cao-chat-luong- thanh-toan-quoc-te-voi-hoat-dong-kinh-doanh-cua-ngan-hang-43396/# https://luatduonggia.vn/bis-la-gi-chuc-nang-vai-tro-cua-ngan-hang-thanh-toan-quoc-te- bis/ https://tapchinganhang.gov.vn/tang-cuong-cac-moi-quan-he-voi-ngan-hang-thanh-toan- quoc-te.htm https://bom.so/NGY7Bc