1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn loài cây thất diệp nhất chi hoa paris polyphylla smith tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Bảo Tồn Loài Cây Thất Diệp Nhất Chi Hoa Paris Polyphylla Smith Tại Huyện Nguyên Bình, Tỉnh Cao Bằng
Tác giả Nguyễn Trọng Phước
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Thu Hà
Trường học Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Chuyên ngành Lâm học
Thể loại luận văn thạc sĩ lâm nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TRỌNG PHƯỚC NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC BẢO TỒN LOÀI CÂY THẤT DIỆP NHẤT CHI HOA Paris polyphylla Smith TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG Ngành: Lâm học Mã số ngành: 8620201 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Thu Hà Thái Nguyên – 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thị Thu Hà Các số liệu kết quả nghiên cứu trong khóa luận của tôi hoàn toàn trung thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào Nội dung khóa luận có tham khảo và sử các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, trang thông tin điện tử…đã được chỉ rõ nguồn gốc Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Thái Nguyên, ngày 22 thán 9 năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Trọng Phước ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi học viên, đó là thời gian để học viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn loài cây Thất diệp nhất chi hoa Paris polyphylla Smith tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành Vậy tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn chúng tôi Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Trần Thị Thu Hà Đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực hiện luận văn Tôi xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Quảng Hoà và ban lãnh đạo Vười Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, lãnh đạo xã quang Thành, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng cùng người dân trong các xã trên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 15 tháng 10 năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Trọng Phước iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC HÌNH vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN viii THESIS ABSTRACT xi MỞ ĐẦU 1 1 Đặt vấn đề 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Ý nghĩa nghiên cứu 2 PHẦN 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3 1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 6 1.2.1 Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật và các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu 9 PHẦN 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12 2.2 Nội dung nghiên cứu 12 2.3 Phương pháp nghiên cứu 13 2.3.1 Thu thập số liệu 13 2.3.2 Xử lý số liệu 13 2.3.3 Phương pháp đánh giá đặc điểm hình thái cây Thất diệp nhất chi hoa Cao Bằng 14 iv 2.3.4 Nghiên cứu một số kỹ thuật nhân giống Thất diệp nhất chi hoa Cao Bằng 14 PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 3.1 Đánh giá đặc điểm sinh học cây Thất diệp nhất chi hoa Cao Bằng 23 3.2 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Thất diệp nhất chi hoa Cao Bằng 26 3.2.1 Kết quả Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ mọc mầm của củ Thất diệp nhất chi hoa 27 3.2.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước củ giống đến tỷ lệ mọc mầm của củ TDNCH 30 3.2.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởngđến khả năng mọc mầm và sinh trưởng của cây TDNCH 32 3.2.4 Kết quả Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ mọc mầm của củ Thất diệp nhất chi hoa 34 3.2.5 Kết quả Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển cây Thất diệp nhất chi hoa 37 3.2.7 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển cây Thất diệp nhất chi hoa 42 3.2.8 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ che phủ đến sinh trưởng, phát 44 triển cây Thất diệp nhất chi hoa 44 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47 1 Kết luận 47 2 Đềnghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BAP Benzylaminopurine Công thức CT Đối chứng ĐC Indole-3-acetic acid IAA Indole butyric acid IBA Môi trường của Murashige – skoog MS Thất diệp nhất chi hoa TDNCH Trung bình TB α-naphthaleneaceticd α NAA Nhà xuất bản NXB Ô tiêu chuẩn OTC vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Ảnh hưởng của thời vụ đến sự mọc mầm của củ, mảnh củ Thất diệp nhất chi hoa 27 Bảng 3.2 Ảnh hưởng của kích thước củ giống đến đến sự mọc mầm của củ TDNCH 30 Bảng 3.3 Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến sự mọc mầm, tăng trưởng chiều cao và ra lá của cây Thất diệp nhất chi hoa 32 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của giá thể đến sự mọc mầm của củ Thất diệp nhất chi hoa 34 Bảng 3.6 Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng đến tỷ lệ bật mầm, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Thất diệp nhất chi hoa 37 Bảng 3.7 Ảnh hưởng của loại đất trồng đến tỷ lệ bật mầm, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Thất diệp nhất chi hoa 40 Bảng 3.8 Ảnh hưởng của một số tổ hợp NPK đến tỷ lệ bật mầm, khảnăng sinh trưởng và phát triển của cây Thất diệp nhất chi hoa 42 Bảng 3.9 Ảnh hưởng của độ che phủ đến tỷ lệ bật mầm, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Thất diệp nhất chi hoa 44 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1.Bản đồ hành chính huyện Nguyên Bình 11 Hình 3.1 Hình ảnh đặc điểm hình thái của Thất diệp nhất chi hoa 26 Hình 3.1 Đo đếm kích thước cây TDNCH 29 Hình 3.2.Ảnh hưởng cảu giá thể tới khả năng nảy mầm, sinh trưởng của TDNCH 36 Hình 3.4 TDNCH sau trồng 4 tháng 41 Hình: 3.5 TDNCH sau trồng 6 tháng 39 Hình 3.7.Mô hình trồng TDNCH của người dân địa phương 45 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1 Tên tác giả luận văn: Nguyễn Trọng Phước 2 Tên luận văn: Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn loài cây Thất diệp nhất chi hoa Paris polyphylla Smith tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 3 Ngành khoa học của luận văn: Lâm học; Mã số: 8620201 4 Mục đích nghiên cứu: Loài cây Thất diệp nhất chi hoa tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 5 Phương pháp nghiên cứu: - Đánh giá được cơ sở khoa học bảo tồn loài cây Thất diệp nhất chi hoa Paris polyphylla Smith tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn loài cây Thất diệp nhất chi hoa Paris polyphylla Smith tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 6 Kết quả chính và kết luận: Xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống cây Thất diệp nhất chi hoa phù hợp với điều kiện địa phương Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Thất diệp nhất chi hoa từ củ, mảnh củ - Kích thước củ giống 5 cm sử dụng khi nhân giống Thất diệp nhất chi hoa là công thức tốt nhất với tỷ lệ mọc mầm sau trồng 485 ngày là 80,28 %,có độ đồng đều cao và số lá trung bình/ cây là 6,8 lá /cây, chiều cao cây trung bình là 35,2cm sau trồng 485 ngày - Thời điểm thích hợp để trồng Thất diệp nhất chi hoa tháng 1 hàng năm mùa xuân ấm áp, nhiệt độ,độ ẩm thích hợp cây sinh trưởng và phát triển tốt - Khi bổ sung chất điều hòa sinh trưởng αNAA0mg/l+IAA10mg/l+IBA 10 mg/l cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ mọc mầm sau trồng 485 ngày đạt 88,6 %, độ đồng đều đạt 5 điểm, số lá trung bình/cây đạt 6,8 lá/cây và chiều cao ix cây trung bình đạt 32,1cm - Giá thể là trấu hun 50 % + Đất 50 %là công thức giá thể tốt nhất để trồng Thất diệp nhất chi hoa cho tỉ lệ mọc mầm sau 485 ngày trồng là 78,6 %,độ đồng đều đạt 5 điểm, cây cao trung bình 29,8 cm sau 10 tháng trồng và trung bình có 5,8 lá/cây Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất cây Thất diệp nhất chi hoa phù hợp với điều kiện tỉnh Cao Bằng - Thời điểm thích hợp để trồng Thất diệp nhất chi hoa là ngày 10/2 và 10/3, tỷ lệ bật mầm đạt 83,3%, số lá trung bình đạt tương ứng 4,3 và 4,2 lá và chiều cao cây trung bình đạt tương ứng 29,6 cm và28,1cm - Khoảng cách thích hợp để trồng Thất diệp nhất chi hoa là 60cm x 40cm ở công thức 6 với Tỷ lệ bật mầm sau trồng 2 tháng 92,0 %, Số lá trung bình/cây sau trồng 6 tháng là 4,1 lá và Chiều cao cây sau trồng 6 tháng là 29,8cm - Loại đất thịt nhẹ đến trung bình đều có thể trồng được Thất diệp nhất chi hoa, tốt nhất là đất thịt nhẹ (năm đầu trồng:Tỷ lệ bật mầm đạt 83,3%, số lá trung bình đạt 4,73 lá, chiều cao cây trung bình đạt 31,06 cm; năm thứ 2: Tỷ lệ bật mầm đạt 100%; số lá trung bình/cây đạt 5,56 lá, chiều cao cây trung bình đạt 37,56 cm) - Lượng NPK thích hợp để bón cho Thất diệp nhất chi hoa là:20-30 N +20-30P205+10-15K20( năm đầu: tỷ lệ bật mầm đạt 83-88,7%,chiều cao cây trung bình đạt 32,61-33,72 cm; năm thứ 2: tỷ lệ bật mầm đạt 100%, chiều cao cây trung bình đạt 36,75-37,09 cm) - Độ che phủ thích hợp cho cây Thất diệp nhất chi hoa là 50 – 70%(năm đầu tỷ lệ bật mầm là 87 - 88,3%, chiều cao cây trung bình đạt 28,53 -29,47 cm; năm thứ 2: tỷ lệ bật mầm đạt 100%, chiều cao cây trung bình đạt 32,84 - 35,26 cm)

Ngày đăng: 18/03/2024, 14:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w