1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vẻ hung bạo s đà

5 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vẻ Hung Bạo Sông Đà
Tác giả Nguyễn Tuân
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Văn học
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 10,39 KB

Nội dung

S đà Nguyễn Tuân được biết đến là một cây bút tài hoa, uyên bác, cả đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống Ông có sở trường về thể loại tuỳ bút Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là tùy bút “Người lái đò sông Đà” Tác phẩm dường như đã khắc họa vẻ đẹp đa dạng vừa hung bạo vừa trữ tình của con sông Đà và ca ngợi người lái đò giản dị mà kì vĩ trên dòng sông Nguyễn Tuân gặp sông Đà trong chuyến công tác Tây Bắc Con sông hiện lên trước mắt ông là một sự kỳ vĩ của thiên nhiên Vậy nên, mới gặp sông Đà thôi nhưng cứ như người bạn tri kỷ lâu năm Sông Đà trong mắt Nguyễn Tuân là một con sông nguyên sơ và đầy cá tính Thế nên, mở đầu đoạn trích, tác giả nhắc tới sông Đà bằng hai câu thơ “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” Ở “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã dành hết bút mực để miêu tả sông Đà đoạn thượng nguồn Với riêng tác giả, đó là nơi con sông Đà có vẻ đẹp hung bạo nhất, nghiệt ngã nhưng cũng đầy thử thách Sự dữ dội của sông Đà được tác giả sử dụng những từ ngữ có tiết tấu nhanh, mạnh để miêu tả Dòng sông ấy không chỉ có thác đá, mà còn dữ dội trên chính những vách đá dựng thẳng đứng, hiểm trở “đá bờ sông dựng vách thành” Để làm nổi bật thêm sự hùng vĩ của dòng sông, tác giả còn miêu tả tỉ mỉ lòng sông khúc ấy Lòng sông như bị bóp nghẹt “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu” Không chỉ dừng lại ở đó, “đứng bên này bờ nhẹ tay nắm hòn đá qua bên kia vách Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia” Diễn tả bằng những hình ảnh thực tế của sông Đà chưa đủ, tác giả còn miêu tả chi tiết cảm nhận của những người ngồi trên khoang đò quãng sông ấy “đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện” Dường như những vách đá dựng đứng làm lòng sông nhỏ bé đến mức chỉ thấy được một khoảng trời nhỏ xíu Sự so sánh của Nguyễn Tuân chính xác đến từng chi tiết Dường như ông lục lọi đến tận cùng kiệt của dòng sông để “show” ra cho người ta phải kinh động hồn trí Sự hoang sơ, hung bạo của dòng sông Đà còn được tác giả đặc tả thông qua tiếng gió thổi Tiếng gió trên sông Đà như tiếng gầm rú của thiên nhiên, nó mang đến cho con người cảm giác rùng mình, man rợ Nguyễn Tuân đã khéo léo khi đặc tả “dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió Cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm” Có lẽ chỉ có Nguyễn Tuân mới có thể miêu tả dòng sông một các đặc sắc như vậy Câu văn diễn đạt theo móc xích với cấu trúc trùng điệp càng làm gợi lên hình ảnh con sông Đà đang lúc cuồng nộ, dữ dằn, chỉ chực “lật ngửa bụng thuyền ra” Ngay cả những hút nước trên sông Đà cũng thật đặc biệt “những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu” Những cái hút nước được Nguyễn Tuân hình tượng hóa trở nên man rợ hơn Đến mức “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc Trên mặt cái hút xoáy tít đáy cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn” Dường như ở đây không phải là hình ảnh sông Đà mà là hình ảnh của một loài thủy quái nào đó đang muốn uy hiếp con người Thế nên “không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy” Dường như hút nước ở sông Đà trở thành nỗi ám ảnh với những người lái thuyền, họ chỉ muốn tránh mặt chứ không muốn chạm trán với nó Bởi nếu không “chèo nhanh để lướt qua quãng sông” sẽ “bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới” Sự hung bạo của sông Đà càng được làm rõ hơn thông qua âm thanh của thác nước Nó giống như tiếng gầm vang của con sông nơi thượng nguồn, nó ám ảnh cả vào tâm trí những người đi thuyền qua đây Thế nên còn xa lắm mới đến thác nhưng “đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên” Có ai miêu tả tiếng thác nước như Nguyễn Tuân, chân thực đến ghê sợ với những thủ pháp so sánh độc đáo Nghe tiếng gầm vang của dòng sông ta như liên tưởng tới tiếng trách than, ai oán của con người Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo” Dường như Nguyễn Tuân đã nhân cách hóa dòng sông, giờ đây con sông Đà có cảm xúc như chính con người vậy Chỉ phút trước còn nỉ non, ai oán, phút sau tiếng thác đã được phóng to hết cỡ, như một sự phấn khích đến man dại, “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn tâu da cháy bùng bùng” Chỉ vài câu văn thôi nhưng mọi sự hung bạo đến ghê người được lột tả hết Nhưng cũng qua đó ta mới thấy được sự tinh tế của Nguyễn Tuân Sự liên tưởng của ông có lẽ chẳng ai bì kịp, có ai lại đi lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông Thế mới thấy phải có tâm hồn nghệ thuật ngông lắm mới dám làm vậy Nói đến sự dữ dội, nghiệt ngã của sông Đà không thể không nhắc tới những bãi đá Dường như khi miêu tả những bãi đá vô tri trên đoạn thác sông Đà, Nguyễn Tuân đã sử dụng thủ pháp nhân hóa khiến người đọc như nhận ra ông đang miêu tả con người chứ không phải một vật vô tri Từng thớ đá được Nguyễn Tuân thổi hồn vào trở nên có hình hài, cá tính “Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quảng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.” Đá ở dòng sông Đà như một lớp mai phục chỉ chực chờ thuyền đến để “nhổm” lên “vồ” lấy thuyền Cá tính của những thớ đá cũng được khắc họa rõ nét “mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này” Nguyễn Tuân đã sử dụng những tính từ miêu tả tính cách, ngoại hình con người để miêu tả cho chính những hòn đá nơi đây Mỗi hòn đá xuất hiện trên dòng sông Đà này đều có một nhiệm vụ riêng “trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé Nhưng hình như sông Đà đã bàn giao việc cho mỗi hòn” Qua cái nhìn tinh tế của Nguyễn Tuân, mỗi hòn đá đều mang vẻ gì đó rất du côn của thiên nhiên hoang dại Trùng vi thạch trận của những phiến đá bày ra như được ai đó điều khiển từ xa khiến con người càng thêm khiếp sợ Miêu tả đá mà Nguyễn Tuân dùng những từ ngữ như “hai đứa” làm người ta liên tưởng đến sự bày binh bố trận trong một cuộc chiến Thế rồi, hòn đá khác còn “hất hàm hỏi cái thuyền”, rồi “thách thức” như muốn tuyên chiến với thuyền Hưởng ứng trùng vi thạch trận đá, “mặt nước hò la vang dậy quanh mình” chỉ cần tay lái yếu là sẽ bị trận địa đá ấy nuốt chửng Sự hung tợn của trận địa đá ở sông Đà đến ông lái đò vốn đã dạn dĩ cũng phải gồng mình mới vượt qua được Ấy thế nhưng dòng sông ấy không chỉ có một vòng vây, “nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh Cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông” Nguyễn Tuân đã miêu tả việc vượt qua thác sông Đà như cưỡi hổ Vì thế muốn vượt qua được trận địa ấy “phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ” Chỉ cần “nắm chặt lấy cái bờm sóng đúng luồng rồi, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh” Đó là ông lái đò phải kinh nghiệm lắm mới nắm được những quy luật trận địa mà sông Đà đã tạo ra Dường như sông Đà đoạn thượng nguồn ấy muốn “nuốt chửng” bất cứ con đò nào đi ngang qua đây Ngay cả khi gần đi đến cửa sinh “bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liên xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử” Nguyễn Tuân đặc tả một cách rõ nét khuôn mặt của những bãi đá ở sông Đà “tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy” Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà có lẽ chẳng thể nào quên Dù đôi lúc nó cuồng nộ, giận dữ như những con quái vật sông, nó mang cho người ta cảm giác ghê rợn Nhưng đó là một vẻ đẹp cực kỳ hào hùng, kiêu hãnh Và cũng chỉ có ngòi bút của Nguyễn Tuân mới lột tả hết được cái vẻ đẹp kiêu sa, hùng vĩ đó Bằng cái nhìn chân thực, ngôn từ tinh tế, chắt lọc, Nguyễn Tuân đã phần nào cho người đọc thấy sự cuốn hút mà con sông Đà mang đến Đọc những dòng tùy bút của tác giả về sông Đà giống như ta được trực tiếp ở đó, cảm nhận sự hung bạo đến đáng sợ của nó Chính sự hung bạo, gầm gừ của dòng sông là điều đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc Có lẽ Nguyễn Tuân thực sự đã tìm được thứ “vàng mười” mà ông ngày đêm theo đuổi

Ngày đăng: 17/03/2024, 22:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w