1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài cuối kỳmôn đánh giá trong tâm lý học lâm sàng

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Cuối Kỳ Môn: Đánh Giá Trong Tâm Lý Học Lâm Sàng
Tác giả Nguyễn Thị Khánh Ly
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm Lý Học
Thể loại bài cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 342,4 KB

Nội dung

Thu thập thông tina Nhóm những thông tin đã có từ thân chủBảng 1: Phân loại và tóm tắt một số thông tin đang có củathân chủNhóm thông tinCác nội dung đã có1 Thông tin cánhân+ Tên: Hương+

lOMoARcPSD|38837747 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TÂM LÝ HỌC - o0o - BÀI CUỐI KỲ MÔN: ĐÁNH GIÁ TRONG TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng Sinh viên : Nguyễn Thị Khánh Ly MSSV : 19032029 Lớp : QH – 2019 - TL Mã lớp học phần : PSY3051 Hà Nội, tháng 12/2022 1 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Nội dung ca lâm sàng Hương là một cô gái 27 tuổi Hương đến phòng tâm lý và than phiền rằng, cô mất ngủ, chán ăn, cảm thấy cuộc sống bế tắc vì gặp rất nhiều xung đột trong các mối quan hệ Trước đây, Hương cảm thấy mình là người mạnh mẽ nhưng bây giờ lại cho rằng mình rất yếu đuối và không thể tự quyết định được điều gì Hơn nữa, theo Hương, con người ngày càng phức tạp, thậm chí là ác độc, hung hăng và đạo đức giả hơn nên khó có thể có quan hệ tốt với họ được Hương đã đi khám ở bệnh viện và đang uống thuốc chống trầm cảm Hương kể mình là con duy nhất trong một gia đình có bố mẹ đều là trí thức nhưng từ trong ký ức của Hương về gia đình chỉ có sự im lặng lạnh lùng đáng sợ giữa bố mẹ Đến khi lớn hơn, khoảng 10 tuổi Hương đã nhận ra rằng, bố mẹ có cuộc sống riêng, nghĩa là cả bố và mẹ đều có quan hệ tình cảm bên ngoài gia đình Cả hai dường như đều biết điều đó nhưng không ai làm gì để giải quyết tình trạng này Hương cứ thế lặng lẽ sống giữa bố mẹ và không cảm nhận được tình thương yêu của bố mẹ Tuổi thơ của Hương là học, học và luôn luôn cần phải học giỏi hơn nữa, phải học giỏi hơn tất cả các bạn, ở tất cả các lớp Và thực tế, Hương cũng đã đáp ứng nguyện vọng ấy của bố mẹ và của chính mình Khi Hương học lớp 9 thì bố mẹ ly hôn, Hương ở với mẹ Mẹ nói với Hương rằng, cần cẩn thận trong các mối quan hệ, đặc biệt là trong mối quan hệ với người khác giới nếu không muốn bị lừa Từ sau khi bố mẹ ly hôn, Hương rất hiếm khi gặp bố, và Hương cũng không muốn gặp bố, chẳng biết gặp để làm gì Khi học lên lớp 11 Hương có thích một bạn trai, bạn ấy cũng thích Hương và đã có một khoảng thời gian ngắn Hương cảm thấy hạnh phúc trong mối quan hệ với bạn ấy Nhưng sau đó, Hương phát hiện ra bạn trai cũng thường đi chơi và hẹn hò với một bạn gái khác lớp Hương đã rất sốc và ngay lập tức quyết định chia tay mà không nói lời nào với bạn ấy và cũng không cho bạn ấy cơ hội để giải thích Từ đó, Hương lại lao vào học, không còn để ý đến bạn bè cũng như mọi người xung quanh Đỗ đại học điểm rất cao nhưng Hương cho rằng, mình rất kém vì không tìm được học bổng để đi du học, cô cảm thấy “mất mặt” (từ dùng của Hương) Bù vào đó, Hương học rất giỏi trong suốt 4 năm đại học, cũng trong chừng ấy thời gian, Hương không hề chơi thân với ai, kể cả bạn gái Hương nói rằng, mọi người trong lớp cũng không ai thích 2 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Hương cả “Chẳng có lý do gì để họ thích mình, không xinh đẹp, không con nhà giàu, không nhiều năng khiếu, không nói hay Chẳng có gì” Hương tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, có cơ hội được giữ lại làm giảng viên nhưng Hương quyết định phải kiếm nhiều tiền để không phải dựa dẫm vào ai vì thời gian đó mẹ Hương bị bệnh nặng (và đã mất sau đó 2 năm) Hương được tuyển vào làm ở một ngân hàng lớn Thời gian đầu, Hương thấy công việc không có gì khó, mọi thứ có vẻ ổn vì Hương đã cố gắng làm tốt nhất có thể những gì được giao Trong quan hệ với đồng nghiệp Hương cảm thấy họ lạnh lùng và ít thân thiện nên giữ khoảng cách với họ Rất ít khi Hương đi ăn uống cùng với ai, Hương cũng không đi dự những buổi tiệc của cơ quan Hương nói rằng, điều đó vô bổ và mọi người không thân thiện với nhau thì dự tiệc và cười nói vui vẻ là đạo đức giả Dần dần Hương phát hiện ra rằng, mọi người đều ghét mình và chơi xấu mình, cố tình làm cho mình mất mặt Hương tin rằng, người trưởng nhóm cũ thù ghét mình vì mình không phục họ và “chắc đã nói xấu em với lãnh đạo nên lãnh đạo đã tin họ và ghét em, không cho em lên làm trưởng nhóm, trong khi đó, họ biết là năng lực của em có thừa Họ bổ nhiệm một đứa ít tuổi hơn em và năng lực kém em rất nhiều Em không thể làm nhân viên của nó được” Hương nói, bây giờ thì mình chán rồi, không muốn làm gì nữa và cũng không làm được tốt như trước đây nữa Hương cảm thấy bất lực với bản thân vì “không được như trước đây” Vì thế, Hương muốn bỏ làm nhưng không thể quyết định được, cũng chưa biết sẽ làm ở đâu Hương thấy tương lai đen tối và không biết mình muốn gì và phải làm gì Khi được hỏi về mối quan hệ tình cảm, Hương nói rằng mình sẽ không lấy chồng vì không muốn làm cho cuộc sống của mình phức tạp và đau khổ hơn mặc dù đôi lúc cũng cảm thấy cô đơn và muốn có một đứa con 3 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 * Đối với trường hợp này, lựa chọn tiếp cận dựa trên lý thuyết Nhận thức – Hành vi 1 Thu thập thông tin a) Nhóm những thông tin đã có từ thân chủ Bảng 1: Phân loại và tóm tắt một số thông tin đang có của thân chủ Nhóm thông tin Các nội dung đã có (1) Thông tin cá + Tên: Hương + Tuổi: 27 nhân + Giới tính: nữ + Học vấn: Đại học (2) Vấn đề sức + Nghề nghiệp: nhân viên ngân hàng khỏe tâm thần + Tình trạng hôn nhân: độc thân + Mặt nhận thức: Có những niềm tin tiêu cực hiện tại và có thể là sai lệch (cần được làm rõ) về bản thân (khi đi học đại học) và những người (3) Hoạt động đồng nghiệp chức năng + Hành vi: Chán nản  không muốn làm gì với công việc hiện tại (4) Các sang + Cảm xúc: cảm thấy cuộc sống bế tắc, đặc chấn tâm lý đã biệt là trong các mối quan hệ; bất lực trong việc đưa ra quyết định; chán nản với công trải qua việc; cảm thấy bản thân đang thật yếu đuối; mờ mịt về tương lai  Đã đi khám ở bệnh viện và đang uống thuốc chống trầm cảm + Mất ngủ + Chán ăn + Hiệu suất công việc giảm: “không muốn làm gì nữa” và “không làm được tốt như trước đây nữa” + Khoảng 10 tuổi nhận ra bố mẹ đều có quan hệ tình cảm bên ngoài; đến năm lớp 9 thì bố mẹ ly hôn + Lớp 11: chia tay bạn trai sau khi phát hiện ra bạn trai thường đi chơi và hẹn hò với một 4 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 (5) Các mốc thích bạn gái khác lớp, và không cho người bạn ứng trai này bất cứ cơ hội nào để giải thích + Sau tốt nghiệp cấp 3: không tìm được học (6) Các mối quan bổng để đi du học hệ + Mẹ mất (sau 2 năm bệnh nặng) + Trong công việc: không được bổ nhiệm vào chức vụ mà bản thân cảm thấy mình thừa năng lực để có được + Thời kỳ chuyển cấp (lên cấp 2, cấp 3) gặp biến cố trong gia đình: 10 tuổi (lớp 5) - nhận ra bố mẹ đều có quan hệ tình cảm bên ngoài; lớp 9 – bố mẹ ly hôn: đây đều là những giai đoạn học sinh nhạy cảm, cần có sự quan tâm và hỗ trợ, khích lệ của người thân để tập trung học cũng như vượt qua những áp lực trong học tập và thi cử + Lên đại học: Trước đó không tìm được học bổng để du học; trong suốt quá trình học đại học thì không có bạn chơi thân và cho rằng mọi người trong lớp không thích mình + Mối quan hệ đôi lứa đầu tiên: có khoảng thời gian ngắn cảm thấy hạnh phúc nhưng sau đó cảm thấy rất sốc sau khi phát hiện ra bạn trai thường đi chơi và hẹn hò với một bạn gái khác lớp và ngay lập tức chia tay + Nghề nghiệp: ngay trong công việc đầu tiên (hiện tại) có mâu thuẫn lớn trong mối quan hệ với đồng nghiệp; cảm thấy không thể chấp nhận được khi không được bổ nhiệm vào vị trí bản thân cảm thấy có thừa năng lực mà lại bổ nhiệm một người ít tuổi hơn và thân chủ nhận thấy năng lực người đó kém hơn mình rất nhiều + Gia đình: không cảm nhận được tình thương yêu của bố mẹ từ nhỏ; bố mẹ có mối quan hệ ngoài gia đình và đã ly hôn năm thân chủ lớp 9 Sau đó thân chủ không muốn gặp bố và cũng không biết gặp để làm gì 5 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Thân chủ sống với mẹ, nhưng có khoảng thời gian bà bị bệnh nặng và đã mất sau đó 2 năm + Bạn bè: Thân chủ không có mối quan hệ bạn bè thân thiết nào kể cả thời gian đi học + Đôi lứa: từng có mối quan hệ tình cảm với một bạn nam năm lớp 11 nhưng đã chia tay sau một khoảng thời gian ngắn + Đồng nghiệp: có nhiều mâu thuẫn, xung đột trong mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên Bảng trên đã cung cấp sơ lược môt số thông tin hiện đang có của thân chủ, những thông tin này đang gợi ra một số giả thuyết về những vấn đề về mặt tâm lý đang hiện hữu ở thân chủ mà tôi cảm nhận được bao gồm: (1) Thân chủ có những niềm tin và cảm nhận tiêu cực một cách cực đoan về những người và mối quan hệ xung quanh và về chính bản thân mình (về bố, về những người bạn thời đi học, về những người đồng nghiệp và lãnh đạo) (2) Phong cách ứng phó của thân chủ với những vấn đề trong các mối quan hệ có thể thấy là thu mình và tiêu cực hóa cảm nhận của bản thân về người khác (3) Căn nguyên những vấn đề về nhận thức và cảm xúc hiện tại của thân chủ có thể phần lớn xuất phát từ mối quan hệ gia đình trong quá khứ b) Những thông tin cần làm rõ Trong những thông tin mà thân chủ đã cung cấp và được khái quát lại phía trên, một số thông tin liên quan đến những niềm tin, sự nhận định của thân chủ về những mối quan hệ xung quanh cần được khai thác và làm rõ thêm Mục đích của sự làm rõ này là nhằm có 6 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 thêm thông tin để đánh giá cũng như là lật lại để thân chủ nhìn nhận xem những niềm tin của cô ấy về những người xung quanh và bản chất của các mối quan hệ là đúng hay là những niềm tin phi lý; những thông tin cần làm rõ cụ thể bao gồm: (1) Những dẫn chứng cho nhận định “con người ngày càng phức tạp, thậm chí là độc ác, hung hăng và đạo đức giả hơn nên khó có thể quan hệ tốt với họ được”: có điều gì/ sự kiện nào đã diễn ra khiến thân chủ đưa ra nhận định này? Những sự kiện nào, sự lý giải nào đã củng cố cho nhận định trên? Liệu rằng cách thân chủ lý giải những sự kiện đó là hợp lý hay phi lý hay là một sự đổ lỗi? Thân chủ đã có những nỗ lực nào để xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh? Kết quả của những hành động đó? (2) Thân chủ nhận định thế nào về người cha? (3) Hỏi thêm về nguyên nhân trong những đánh giá của thân chủ về đồng nghiệp và mối quan hệ của những đồng nghiệp? Có điều gì đang củng cố cho những suy nghĩ này? Có mẫu nhận thức nào trong nhận thức về mối quan hệ này với nhận thức về tình bạn của thân chủ hay không? (4) Làm rõ thêm suy nghĩ của thân chủ về mối quan hệ tình cảm trước đây và quan điểm về mối quan hệ tình cảm trong tương lai Trong quá khứ và hiện tại có sự khác biệt nào trong cách nhìn nhận của thân chử đối với sự đổ vỡ của mối tình đầu? (ưu tiên xử lý vấn đề tình cảm sau vấn đề về mối quan hệ với đồng nghiệp và bạn bè vì nhận thấy vấn đề về mối quan hệ với đồng nghiệp cấp bách hơn) c) Những thông tin cần thu thập thêm Bên cạnh những thông tin đã có và những điều cần làm rõ thêm thì vẫn còn một số thông tin cần được cung cấp thêm nhằm 7 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 phục vụ cho việc đánh giá các vấn đề của thân chủ cũng như nhìn nhận thêm các yếu tố xúc tác cho vấn đề của thân chủ, bao gồm: (1) Thông tin về sức khỏe thể chất, tiền sử nhập viện, điều trị (nếu có) (2) Nhóm các thông tin thuộc dữ liệu quan sát: sắc mặt, ngôn ngữ, giọng điệu, điệu bộ, hoạt động, (3) Thông tin về những loại thuốc đang sử dụng (4) Thông tin về người mẹ, đặc biệt là những đánh giá, suy nghĩ của thân chủ về mẹ của mình Trong dự liệu đang có, thân chủ có kể rằng mẹ nói thân chủ nên cẩn thân với những mối quan hệ xung quanh, đặc biệt là với đàn ông, và dường như sau đó ta đều cảm thấy được sự đề phòng và khắc nghiệt của thân chủ với những mối quan hệ xung quanh  điều này có thể gợi ý sự quan trọng của người mẹ đối với nhận thức của thân chủ (5) Trong mối quan hệ bạn bè: trong suốt thời điểm học trung học mối quan hệ bạn bè của thân chủ như thế nào? Thân chủ nhận định thế nào về mối quan hệ bạn bè thời kỳ này? Điều gì khiến sau khi chia tay, thân chủ không còn chú ý đến ai? Lúc đi học đại học thân chủ nhận định thế nào về mối quan hệ bạn bè thời kỳ này? Có hay không sự khác nhau so với thời kỳ trước?  Khám phá xem liệu rằng có một mẫu nhận thức nào về mối quan hệ bạn bè của thân chủ hay không? Nếu có thì do đâu mà hình thành nên nhận thức đó? Có điều gì củng cố cho nhận thức này? Mẫu nhận thức đó (nếu có) có đang lặp lại khi đi học đại học hay trong mối quan hệ đồng nghiệp hiện tại không? (6) Nhận định của thân chủ về bản thân: Thân chủ đánh giá bản thân trong quá khứ như thế nào (rõ ràng từng giai đoạn thì càng tốt: trước khi bố mẹ ly hôn; sau khi bố mẹ ly hôn; khi học đại học; khi đi 8 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 làm)? Thân chủ cảm nhận thế nào về bản thân hiện tại? Thân chủ mong muốn một bản thân như thế nào? Nếu có những đánh giá tiêu cực về bản thân (làm suy giảm khả năng nhận thức và hoạt động của thân chủ hoặc đó là những niềm tin phi lý) thì đâu là nguyên nhân? Điều gì đã và đang củng cố cho những niềm tin đó? (7) Đâu là điểm sáng thân chủ đang cảm nhận được trong cuộc sống của mình? (8) Thân chủ đã làm gì để có thể đương đầu được với những sự kiện gây căng thẳng / sự kiện sang chấn đã xảy ra trong quá khứ (các sự kiện đã được nêu trong bảng)? Liệu có một mẫu hành vi ứng phó nào ở đây? (9) Động lực để thân chủ đến phòng tâm lý là gì? Đâu là mong muốn của thân chủ khi đến đây? Thân chủ mong muốn nhận lại được gì từ quá trình này? 2 Xác định công cụ chẩn đoán và đánh giá Bảng 2: Công cụ đánh giá, sàng lọc, chẩn đoán và mục đích sử dụng Nội dung Công cụ Mục đích sử dụng (vấn đề cần đánh giá) Đánh giá – Thang đánh giá Đánh giá mức độ mất ngủ, chất Sàng lọc chất lượng giấc lượng của giấc ngủ và đặc biệt là ngủ Pittsburgh những thói quen (nếu có) trước và trong khi ngủ của thân chủ (PSQI)  Có thể có những bài tập hỗ trợ đi vào giấc ngủ nếu nhận Thang đánh giá thấy phù hợp trầm cảm Beck Sàng lọc và đánh giá những biểu hiện của trầm cảm đang có của (BDI) thân chủ Thang đánh giá Sàng lọc và đánh giá những biểu hiện của lo âu đang có của thân lo âu Zung chủ 9 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Đánh giá & Thang đo lòng tự Đánh giá về hình ảnh bản thân Chẩn đoán trọng Rosenberg đang có của thân chủ, thông qua hỏi chuyện cấu trúc/ bán cấu trúc Quan sát lâm làm rõ thêm nguyên nhân hình sàng thành nên những đánh giá dó, đồng thời có thể kết hợp nâng đỡ Hỏi chuyện lâm cảm xúc cho thân chủ sàng Xem xét, so sánh với những gì thân chủ đã làm được để đánh giá xem liệu rằng những niềm tin của thân chủ về bản thân có hợp lý hay không? Liệu rằng nó có đang làm giảm khả năng ứng phó với vấn đề của thân chủ hay không? Đưa lại bằng chứng, bổ sung khách quan bằng những quan sát về hành vi, cử chỉ, điệu bộ, phản ứng của thân chủ trong quá trình hỏi chuyện, cho những đánh giá được đưa ra trong quá trình làm việc với thân chủ Là công cụ quan trọng nhất để thiết lập mối quan hệ lâm sàng, đi sâu vào tìm hiểu thế giới nội tâm của thân chủ, hiện thực hóa các bước đánh giá sàng lọc để nêu ở trên và trị liệu tiếp theo (nếu có) 3 Đánh giá vấn đề của thân chủ Với những thông tin đã được cung cấp hiện tại, giả thuyết được đưa ra là thân chủ đang có những biểu hiện của bệnh lý trầm cảm Soi chiếu vào tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn trầm cảm của DSM V ta có bảng đánh giá dưới đây: Bảng 3: Đánh giá vấn đề của thân chủ dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn trầm cảm theo DSM-V Tiêu chuẩn chẩn đoán Dấu hiệu, triệu chứng, Đánh giá 10 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 (TCCĐ) Rối loạn trầm biểu hiện đang có ở (“Đáp ứng” cảm theo DSM V thân chủ hay “Không A Ít nhất 5/9 triệu + Cần thu thập thêm dữ đáp ứng” chứng phổ biến xuất liệu về tần xuất xuất TCCĐ, hoặc hiện cùng lúc, kéo dài hiện và trường độ kéo “Chưa có 2 tuần làm thay đổi dài của các triệu chứng đánh giá”) hoạt động trước đó hiện đang có Ít nhất 1 trong các + Thu thập và đánh giá Đáp ứng 6/9 triệu chứng phải là: thêm về những triệu triệu chứng (1) Khí sắc giảm, (2) chứng chẩn đoán chưa mất hứng thú hoặc có dữ liệu phổ biến, mất niềm vui trong đó có Chưa có dữ liệu quan triệu chứng (1) Khí sắc trầm buồn sát thân chủ về mất hứng gần như suốt ngày, hầu thú/ niềm vui như mỗi ngày được khái Trong công việc, trước báo bởi thân chủ hoặc đây cảm thấy mọi thứ Chưa có thông qua quan sát của trong công việc rất ổn, đánh giá người khác luôn cố gắng để làm tốt (2) Giảm sút rõ về thích mọi thứ được giao Đáp ứng thú hoặc thú vui trong Nhưng hiện tại thì (về cơ bản tất cả, hầu như tất cả “chán rồi, không muốn những thông các hoạt động gần như làm gì nữa” tin hiện có mỗi ngày (được nhận cũng không thấy bởi thân chủ hoặc Chán ăn cho thấy thân thông qua quan sát của chủ có 1 thú người khác) vui cụ thể (3) Giảm cân đáng kể (ví nào) 11 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 dụ: thay đổi trọng lượng Mất ngủ Đáp ứng cơ thể quá 5% trong 1 Đáp ứng tháng) không phải do ăn Chưa có kiêng hoặc tăng cân đánh giá hoặc tăng hay giảm cảm giác ngon miệng gần Đáp ứng như mỗi ngày Đáp ứng (4) Mất ngủ hay ngủ nhiều hầu như mỗi ngày (5) Kích động hay chậm Chưa có dữ liệu chạp tâm thần vận động hầu như mỗi ngày (được Hiệu suất làm việc nhận thấy bởi người khác giảm, cảm giác chán chứ không phải chỉ là nản, bất lực với việc cảm giác của thân chủ đưa ra quyết định về việc bứt rứt hoặc chiếm ưu thế  đưa lại chậm chạp bên trong cơ cảm nhận về sự mất thể) năng lượng (6) Mệt mỏi hoặc mất + Cảm thấy bản thân là năng lượng hầu như mỗi một người mạnh mẽ ngày nhưng bây giờ lại cho rằng mình rất yếu đuối (7) Cảm giác bị mất giá + Cảm thấy bất lực với trị hoặc cảm giác tội lỗi bản thân vì “không quá mức hoặc không thích hợp (có thể đạt đến mức hoang tưởng) hầu như mỗi ngày (không chỉ 12 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 là việc tự trách móc hoặc được như trước đây” Đáp ứng có cảm giác tội lỗi do bị  Cảm nhận bị mất bệnh) giá trị Không dáp (8) Giảm khả năng suy ứng nghĩ hoặc tập trung chú Cảm thấy không thể tự ý hoặc thiếu quyết đoán quyết định được điều gì Đáp ứng hầu như mỗi ngày (do thân chủ khai báo hoặc Không có (chỉ có cảm Chưa có được quan sát bởi người nhận về tương lai đen đánh giá khác) tối và không biết mình (9) Ý nghĩ về cái chết tái muốn làm gì và phải diễn (không chỉ là sợ làm gì  không cho chết); các ý tưởng tự tử thấy dấu hiệu của việc tái diễn nhưng không có suy nghĩ về cái chết) kế hoạch tự tử, hoặc có + Thân chủ cảm thấy mưu toan tự tử hoặc có bế tắc trong cuộc sống, kế hoạch tự tử cụ thể không thể quyết định B Các triệu chứng này được điều gì gây ra sự đau khổ + Chán công việc hiện đáng kể về mặt lâm tại, hiệu suất công việc sàng hoặc làm biến giảm, muốn bỏ việc đổi hoạt động xã hội, + Các mối quan hệ với nghề nghiệp hoặc đồng nghiệp và cấp trong các lĩnh vực trên có xung đột quan trọng khác Chưa có thông tin C Các triệu chứng không phải do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc do một bệnh khác gây 13 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 nên Chưa có ghi nhận Đáp ứng D Các triệu chứng những triệu chứng, biểu này không đáp ứng hiện của Hội chứng tâm tiêu chuẩn chẩn đoán thần phân liệt và những của Rối loạn phân liệt Rói loạn loạn thần cảm xúc, Rối loạn tâm thần phân liệt, Rối Chưa có ghi nhận một loạn ảo giác, hoặc giai đoạn hưng cảm ở những rối lọan đặc bất kỳ mức độ nào trưng hoặc không đặc trước đó trưng khác của Hội chứng tâm thần phân liệt và những Rối loạn loạn thần khác Chưa bao giờ xuất hiện một giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ trước đó Dựa trên sự soi chiếu vào tiêu chuẩn chẩn đoán có thể đưa ra giả thuyết thân chủ đang có những dấu hiệu biểu hiện của rối loạn trầm cảm, tuy nhiên để có những đánh giá – chẩn đoán xác thực hơn thì còn cần thêm dữ liệu quan sát lâm sàng và các dữ liệu về trường độ, tần xuất của các dấu hiệu cũng như là những minh chứng, mô tả cụ thể sự hiện diện của những dấu hiệu trên trong cuộc sống gần đây của thân chủ Ngoài đánh giá về các triệu chứng sức khỏe tâm thần theo tiêu chuẩn chẩn đoán thì với những thông tin đã có được ta cũng rút ra được một số vấn đề hiện tại của thân chủ bao gồm: 14 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 (1) Thân chủ có những niểm tin tiêu cục về hình ảnh và năng lực của bản thân (2) Thân chủ có niềm tin tiêu cực về các mối quan hệ xung quanh (3) Có vấn đề về các hành vi ứng phó kém thích ứng (ví dụ với vấn đề tình cảm – thân chủ lựa chọn né tránh; với vấn đề không được bổ nhiệm – thân chủ đang cho thấy xu hướng đổ lỗi cho người khác và từ bỏ) Ngoài ra ta thấy được vấn đề trong gia đình từ thời thơ ấu dường như vẫn luôn ảnh hưởng đến cuộc sống của thân chủ, nhưng ở đây, hiện tại, tôi xác định vấn đề này như là một nguyên nhân, hệ quả kiến tạo nên những vấn đề ở hiện tại và có thể sẽ được khai thác và tiếp cận như một vấn đề phải giải quyết sau 4 Định hình trường hợp Bảng 4: Phân tích các vấn đề hiện tại của thân chủ Vấn đề Nguyên nhân Cơ chế dẫn đến vấn đề hiện tại của thân Việc thân chủ cảm + Ban đầu là không có sự công thấy bất lực khi bản nhận trong gia đình, cảm thấy chủ thân không được thất vọng, bất lực khi đã cố Niềm tin như trước đây, rồi gắng học thật giỏi vì sự kỳ tiêu cực về những đánh giá vọng của bố mẹ, và cũng xác hình ảnh và tiêu cực về bản định đó là giá trị của mình ở năng lực thân khi lý giải việc thời điểm đó, nhưng sau đó bố bản thân bạn trong lớp đại mẹ thì vẫn ly hôn; bản thân thì học không thích không thể kiếm được học bổng mình dường như để đi du học  cảm thấy “mất xuất phát từ sự mặt” 15 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Niềm tin không có được sự + Khi đi làm, ở đây dường như công nhận đã có sự chuyển biến khi thân tiêu cực chủ nhận thấy và đánh giá cao Nguyên nhân giải năng lực của bản thân (cần tìm trong các thích cho vấn đề hiểu thêm về chi tiết này xem này là do thân chủ điều gì đã dẫn đến sự thay đổi mối quan có hình mẫu từ mối này) nhưng cũng không được quan hệ giữa bố bổ nhiệm vào vị trí trưởng hệ xung mẹ, thân chủ miêu nhóm  một lần nữa không tả không khí gia được công nhận, và điều này quanh đình chỉ có sự im dường như củng cố thêm cho lặng lạnh lùng giữa niềm tin tiêu cực của thân chủ bố và mẹ, và khi về mối quan hệ với đồng nhận định về những nghiệp người xung quanh + Bên cạnh việc trải nghiệm hiện tại từ “lạnh mối quan hệ gia đình, đặc biệt lùng” lại xuất hiện là chứng kiến mối quan hệ của Mối quan hệ gia bố mẹ, thân chủ dường như đã đình là mối quan hệ hình thành những suy nghĩ tiêu đầu tiên mà trẻ tiếp cực về các mối quan hệ liên cá nhân Sự ly hôn giữa bố mẹ và đặc biệt là lời cảnh báo của người mẹ đã tác động lớn đến nhận thức của thân chủ đến việc tham gia các mối quan hệ xã hội khác  thân chủ trở nên nhạy cảm và thận trọng + Lần duy nhất đề cập đến sự mở lòng của thân chủ với người khác là trong mối quan hệ tình cảm với bạn nam năm lớp 11, 16 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Các hành vi xúc và hiện diện những với sự trải nghiệm từ ứng phó trong đó và dường quá khứ gia đình, thân chủ trở kém thích như hình mẫu của nên nhạy cảm với sự trung ứng mối quan hệ này thủy trong mối quan hệ tình đang hiện diện cảm Bởi vậy khi bắt gặp hình trong những mỗi ảnh bạn nam cùnh bạn nữ quan hệ hiện tại khác, dường như ngay lập tức của thân chủ thân chủ kết hợp giữa nhận thức từ trải nghiệm trong gia Do sự suy giảm về đình với lời cảnh báo của người hình ảnh của bản mẹ và chọn cách thu bản thân thân dẫn đến suy lại hoàn toàn giảm về khả năng ứng phó trước  Củng cố thêm cho sự nhìn nhận tiêu cực về các mối quan hệ + Trong mối quan hệ với đồng nghiệp, dường như ở đây cũng có một sự kiện nào đó xảy ra trước khi thân chủ đi làm dẫn đến những đánh giá cực đoan của thân chủ về những người khác, tuy vậy cũng vẫn có thể lý giải một phần dựa trên những nhận thức từ trong quá khú (ví dụ như sự giả dối từ trong mối quan hệ của bố mẹ) + Trước đây đối với vấn đề trong gia đình, thân chủ lựa chọn cách học, đạt thành tích cao  thu hút sự quan tâm và tình yêu thương trong gia đình 17 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 những sự kiện gây (có thể có mong muốn hành căng thẳng gắn tình cảm bố mẹ) tuy nhiên điều này vẫn không đạt được  có thể thân chủ cảm thấy mình không được chấp nhận và bản thân chưa đủ giỏi + Với việc không được bổ nhiệm, dường như vấn đề thực sự không phải việc bản thân không được bổ nhiệm mà là người được bổ nhiệm thân chủ cảm thấy người đó không xứng đáng  cảm thấy sự đánh giá về bản thân bị lung lay 5 Trị liệu – Lựa chọn tiếp cận trị liệu Đối với những vấn đề hiện tại đã được xác định ở trên, trị liệu dựa trên tiếp cận Nhận thức – Hành vi và trị liệu bằng liệu pháp Chấp nhận & Cam kết là 2 phương pháp tôi hướng tới Đối với trị liệu dựa trên Nhận thức – Hành vi, phương pháp này cho phép nhà trị liệu hỗ trợ thân chủ tái cấu trúc lại nhận thức của bản thân cô ấy về những niềm tin tiêu cực, có phần sai lệch đang hiện diện, đặc biệt là những niềm tin về chính bản thân thân chủ vì dường như những niềm tin ấy khiến thân chủ mất hoàn toàn khả năng ứng phó trước những tình huống gây căng thẳng Thân chủ đang thể hiện cho thấy là một người khá cố chấp và bảo thủ, tuy vậy bên trong cô ấy, giống như cô ấy tự nhận thấy hiện tại là đang rất yếu đuối, bởi vậy mà quá trình để cho cô ấy thấy được những sự mâu thuẫn và phi lý giữa niềm tin của cô ấy với sự thực khách quan diễn ra có thể là một quá trình khó khăn và yêu cầu một sự vừa 18 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 cứng rắn vừa tinh tế của nhà trị liệu để giúp thân chủ chấp nhận được sự thật đó cũng như chấp nhận chuyển mình, thay đổi những suy nghĩ, nhận thức đã cố hữu Ngoài việc cho thấy bản thân là một người bảo thủ thì thân chủ cũng thể hiện một sự thiếu chấp nhận bản thân, thiếu đi lòng trắc ẩn, bởi vậy mà tôi nhận thấy các liệu pháp dựa trên chánh niệm, đặc biệt là liệu pháp Chấp nhận & Cam kết là phù hợp và cần thiết trong trường hợp này Như đã đề cập ở trên, để các bước trị liệu Nhận thức –Hành vi có thể phát huy hiệu quả thì yêu cầu thân chủ phải có sự chấp nhận Quá trình đối mặt với những sự thay đổi trong nhận thức, cảm giác những bước đầu tiên phải đối mặt với việc “mình đã sai” dường như là khó khăn và phần nào có thể khiến thân chủ tiến tới từ bỏ giữa chừng bởi vậy mà cam kết cũng là yêu cầu cần thiết, không chỉ là cam kết trong tiến trình trị liệu mà còn là yêu cầu cam kết đối với những sự thay đổi Giống như những liệu pháp khác dựa trên Chánh niệm, các kỹ thuật của liệu pháp Chấp nhận & cam kết cũng có thể hỗ trợ, giáo dục thân chủ cách để kiểm soát cảm xúc, chú tâm vào bản thân và giúp xoa dịu một số triệu chứng cơ thể tiêu cực để hỗ trợ giấc ngủ cho thân chủ, dù vậy cũng cần phải thận trọng trong các bài tập này do một số những biểu hiện trầm cảm đang có của thân chủ có thể khiến những bài tập chú tâm mang lại các cảm giác tiêu cực về cả thể chất và tinh thần, bởi vậy cũng yêu cầu nhà trị liệu có kỹ năng và sự nhạy cảm cao 19 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN