Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETINGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANHBÀI TIỂU LUẬN NHÓMKẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ VẬN HÀNHĐỀ TÀI: Trang 2 TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2023TRƯỜN
GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THỐNG PHANH HONDA CIVIC 2.0
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.1 Đôi nét về công ty Honda.
- Honda là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản chuyên sản xuất ô tô, xe máy, động cơ, robot, thiết bị công nghiệp và hàng không vũ trụ Công ty được thành lập vào năm 1948 bởi Soichiro Honda, một kỹ sư ô tô người Nhật Bản.
- Honda có trụ sở chính tại thành phố Tokyo, Nhật Bản Công ty có mạng lưới sản xuất và phân phối rộng khắp trên toàn thế giới, với 34 nhà máy sản xuất ô tô và 49 nhà máy sản xuất xe máy ở 27 quốc gia.
- Honda được xem là đơn vị tuyên phong trong sản xuất và đổi mới phương tiện di chuyển phục vụ nhu cầu đi lại cho con người Công ty liên tục ra mắt những mẫu xe mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng và được đón nhận không chỉ trên đất nước Nhật Bản mà là toàn thé giới.
1.1.2 Giới thiệu về hệ thống phanh Honda Civic 2.0.
1.1.2.1 Tổng quan về xe Honda Civic 2.0
Xe ô tô Honda Civic là dòng xe sedan hạng C đầu tiên trung được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam.Civic thế hệ thứ 8 được trang bị nhiều tính năng vượt trội và các hệ thống an toàn tiên tiến, đạt tiêu chuẩn an toàn 5 sao của Chương trình Đánh Giá An toàn Xe mới Châu Âu (Euro NCAP) Hệ thống an toàn bao gồm cấu tạo thân xe có khả năng hấp thụ xung lực tốt khi va chạm, tương thích tốt với xe khác Bên cạnh đó là hệ thống an toàn phụ động với hai túi khí, trong đó các hệ thống phanh hiện đại trên xe phải kể đến hệ thống phanh được tích hợp các hệ thống phanh như: hệ thống chống bó cứng bánh xe ABS và hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD.
Hình 1.1: Tổng thể về xe Honda Civic 2.0.
1.1.2.2 Hệ thống phanh Honda Civic 2.0
Hệ thống phanh của honda Civic 2.0 là hệ thống phanh đĩa thủy lực, bao gồm các bộ phận chính sau:
Hình 1.2: Sơ đồ bố trí chung hệ thống phanh Honda Civic 2.0.
(Nguồn: 2005 Honda Civic Service Repair Manual by afuxwb - Issuu)
1 Đèn báo hệ thống 6 Xilanh phanh chính
2 Đường ống phanh 7 Phanh tay
3 Phanh sau 8 Bộ cấp hành và CUE điều
Chức năng các bộ phận:
1 Đèn báo hệ thống: có hai màu đỏ và hổ phách.
- Đèn báo hệ thống màu đỏ: có tác dụng cảnh báo cho người lái xe biết rằng có sự cố nghiêm trọng xảy ra với hệ thống phanh Khi đèn này sáng, người lái xe cần dừng xen gay lập tức và gọi dịch vụ cứu hộ.
- Đèn báo hệ thống màu hổ phách: cảnh báo cho người lái xe biết rằng có sự cố xảy ra với hệ thống phanh Khi đèn sáng, vẫn có thể lái xe, nhưng cần đưa đến đại lý để kiểm tra và sửa chữa.
2 Đường ống phanh: dủng để truyền dẫn dầu từ xi phanh chính đến các xi lanh bánh xe.
3 Phanh sau: dung để giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe Phanh sau hoạt động cùng với phanh trước đảm bảo an toàn khi lái xe.
4 Bàn đạp: là bộ phận nhận lực tác dụng của người lái khi đạp phanh, từ đó tạo ra áp suất lên má phanh, đải phanh, ép má phanh vào đĩa phanh.
5 Bầu trợ lực phanh: dung để khuyến đại lực tác dụng của người lai khi đạp phanh.
6 Xilanh phanh chính: dung để chuyển đổi lực tác dụng cùa người lái khi đạp phanh thành áp suất dầu phanh.
7 Phanh tay: dung để giữ xe không chuyển động khi đỗ, thường được vận hành bằng tay nên được gọi là phanh đỗ.
8 Bộ cấp hành và CUE điều chỉnh: giúp điều chỉnh lực phanh giữa các bánh xe, đảm bảo xe phanh an toàn và ổn định trong mọi điều kiện đường xá.
9 Phanh trước: dung để giảm tốc độ hoặc dừng xe hẳn thường la phanh đĩa. Ngoài các bộ phận chính trên, hệ thống phanh của Honda Civc 2.0 còn được trang bị thêm một số tính năng an toàn như:
- Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) giúp ngăn chặn tình trạng bánh xe bị bó cứng khi phanh gấp, giúp người lái kiểm soát tốt hơn tốc độ xe.
Hình 1.3: Hệ thống chống bó cứng phanh.
- Hệ thống phân phối lực phân điện nhanh điện tử ( EBD) giúp phân bổ phanh phù hợp với từng bánh xe, giúp xe dừng an toàn hơn trên các mặt đường trơn trượt.
Hình 1.4: Hệ thống phân phối điện (EBD).
SỰ BỐ TRÍ HỆ THỐNG PHANH HONDA CIVIC 2.0
- Bàn đạp nhanh: nằm trên sàn xe, phía trước ghế lái.
- Bộ phanh chính: nằm bên dưới bảng táp -lô, phía trước ghế lái.
- Bộ phanh bánh xe: nằm bên trong mỗi bánh xe.
QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG PHANH HONDA CIVIC 2.0
Khi người lái đạp bàn đạp nhanh, lực tác động từ bàn đạp phanh sẽ được truyền đến bộ phanh chính Bộ phanh chính sẽ tạo ra áp suất dầu phanh, áp suất này sẽ được truyền đến các bộ phận bánh xe thông qua các ống dẫn dầu phanh.
Tại bộ phanh bánh xe, dầu phanh sẽ tác động lên má phanh, ép má phanh vào đĩa phanh Sự ma sát giữa má phanh và đĩa phanh sẽ tạo ra lực hãm, giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng lại.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH HONDA CIVIC 2.0
QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỆ THỐNG PHANH HONDA CIVIC 2.0
2.1.1.1 Kiểm tra tổng quát xe:
- Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp và tay kéo có đúng tiêu chuẩn không.
- Kiểm tra phanh chính và phanh dự phòng (phanh chân và phanh tay).
- Kiểm tra cơ cấu phanh.
- Kiểm tra các đầu nối của ống dẫn dầu, hơi.
2.1.1.2 Kiểm tra hệ thống chẩn đoán:
Các hư hỏng sự cố hệ thống phanh rất nhiều, do đó các dạng hư hỏng đã được chuyền thành các mã lỗi DTC giúp nhận thông tin về trạng thái của hệ thống xe.
Các bước thực hiện chẩn đoán:
- Kiểm tra điện áp ắc quy.
- Kiểm tra đèn báo bật sáng: bật chìa khoá điện, đèn báo hệ thống ABS sẽ bật sáng một vài giây rồi tắt Nếu đèn sáng liên lục hoặc nhấp nháy thì hãy thực hiện kiểm tra và sửa chữa.
+ Nếu hệ thống hoạt động bình thường thì đèn báo sẽ nháy đều với tần số0.25s
+ Trong trường hợp có hư hỏng, sau 4s đèn báo sẽ nháy, sau đó đếm số lần nháy
- Xem mã chẩn đoán (số lần chớp đầu sẽ bằng với mã code của lần đầu tiên và sau 1,5s ngưng lại, đèn sẽ chớp tiếp tục thì số lần chớp thứ 2 sẽ bằng với mã code lần hai) Nếu mã chẩn đoán DTC từ hai mã trở lên thì cứ sau 2,5s sẽ đếm mã một lần và sẽ lặp lại từ đầu sau 4,5s tạm dừng
- Thực hiện sửa chữa các chi tiết bị hỏng.
- Xoá mã chẩn đoán được lưu trong ECU bằng cách đạp phanh 8 lần trở lên trong 5 giây.
- Đưa hệ thống về lại bình thường.
Một số lỗi thường gặp ở hệ thống phanh ABS:
- Bàn đạp phanh chạm sàn xe khi phanh nhưng không hiệu quả.
- Má phanh ở một bánh xe hoặc ở tất cả bánh xe bị kẹt với tang trống sau khi nhả phanh.
- Khi phanh thì xe bị lệch sang một bên.
- Có tiếng kêu khi phanh.
2.1.2 Một số kiểm tra bảo trì điển hình đối với hệ thống phanh Honda Civic 2.0.
2.1.2.1 Kiểm tra điều chỉnh bàn đạp phanh
- Kiểm tra và điều chỉnh bàn đạp phanh.
Hình 2.1: Sơ đồ kiểm tra bàn đạp phanh.
+ Kiểm tra chiều cao của bàn đạp: độ cao bàn đạp phanh từ tấm vách ngăn là từ 129,9mm đến 139,9mm.
- Điều chỉnh chiều cao bàn đạp:
+ Tháo giắc nối khỏi công tắc đèn phanh.
+ Tháo công tắc đèn phanh.
+ Nới lỏng đai ốc hãm chạc chữ U của cần đẩy.
+ Vặn cần đẩy để điều chỉnh độ cao.
+ Xiết chặt đại ốc hãm chạc chữ U sau khi chỉnh xong.
+ Lắp công tắc vào bộ điều chỉnh cho đến khi thân công tắc chạm vào bàn đạp.+ Xoay cụng tắc đi ẳ vũng theo chiều kim đồng hồ.
+ Kiểm tra khe hở công tắc.
- Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp:
+ Tắt máy và đạp bàn đạp vài lần cho đến khi không còn chân không trong bộ trợ lực phanh rồi nhả bàn đạp.
+ Đạp bàn đạp phanh cho đến khi bắt đầu có cảm giác lực cản, đo khoảng cách của hành trình tự do là từ 1-6mm, nếu hành tự do không như tiêu chuẩn thì hãy kiểm tra khe hở công tắc Nếu hành tự do bàn đạp đạt tiêu chuẩn, hãy thực hiện kiểm tra khoảng cách dự trữ bàn đạp.
2.1.2.2 Kiểm tra mức dầu phanh
Hình 2.2: Kiểm tra mức dầu phanh.
- Mức dầu phanh trên bình dầu phanh gồm 2 vạch: vạch trên ghi chữ
“maximum”, vạch dưới ghi chữ “minimum”.
- Kiểm tra mức dầu: Để đảm bảo xe vận hành tốt, nên để mực dầu rơi vào khoảng giữa hai vạch.
- Kiểm tra chất lượng dầu phanh: Nên thay mới dầu phanh nếu dầu chuyển sang màu vàng nhạt hoặc xanh rêu.
- Sử dụng dầu phanh DOT3 hoặc DOT4 của HPK là đạt tiêu chuẩn và được sử dụng phổ biến cho ô tô hiện nay.
2.1.2.3 Kiểm tra bộ lực trợ phanh
+ Khởi động bộ máy và tắt máy sau 1-2 phút Sau đó đạp từ từ bàn đạp vài lần. Nếu bàn đạp phanh đi xuống nhanh ở lần thứ nhất, nhưng dần dần đi lên sau lần đạp thứ 2, 3 thì bộ trợ lực phanh là kín khí.
+ Đạp bàn đạp trong khi động cơ đang chạy không tải và tắt máy mà vẫn đang đạp và giữ bàn đạp phanh Nếu không có sự thay đổi về khoảng cách dự trữ của bàn đạp phanh sau khi giữ bàn đạp phanh trong thời gian 30s thì bộ trợ lực phanh là kín khí.
+ Đạp bàn đạp phanh một vài lần với khoá điện ở vị trí OFF và kiểm tra rằng không có sự thay đổi về khoảng cách dự trữ của bàn đạp phanh.
+ Đạp bàn đạp phanh và khởi động động cơ, nếu bàn đạp phanh đi xuống một chút thì hoạt động là bình thường.
- Kiểm tra van một chiều trợ lực:
+ Bước 1: Trượt tay và tháo ống chân không.
+ Bước 2: Tháo van an toàn.
+ Bước 3: Kiểm tra bằng sự thông khí từ bộ trợ lực phanh đến động cơ và không có sự thông khí ở chiều từ động cơ đến bộ trợ lực phanh.
+ Bước 4: Nếu tìm thấy hư hỏng thì thay thế van một chiều.
2.1.2.4 Xả khí hệ thống phanh
Xả khí xilanh phanh chính.
- Tháo bộ lọc gió và ống.
- Tháo các đường ống phanh từ xilanh phanh chính.
- Đạp chậm chân phanh và giữ.
- Bịt đường ra của xilanh phanh chính bằng ngón tay và nhả đạp phanh.
- Lặp lại bước (2) và (3) từ 3 đến 4 lần.
- Lắp cụm lọc gió và ống.
Xả khí xilanh bánh xe.
- Đổ dầu phanh vào trong bình chứa ở mức tối đa Gắn một đoạn ống dễ thoát vào ốc vít xả gió.
- Nhờ một người phụ ngồi lên xe để nhồi và đạp phanh, nhồi đạp lên xuống khoảng 3 lần cho đến khi cảm thấy nặng, tì giữ luôn và báo hiệu cho người lái xả giú biết để nới vớt xả giú từu ẳ đến ẵ vũng cho bọt dầu phanh trào ra và siết lại nhanh.
- Lặp lại quy trình cho mỗi mạch phanh tới lúc không có bọt không khí trong dầu thì ngừng.
- Khởi động động cơ và kiểm tra đèn báo ABS tắt.
- Chạy thử để kiểm tra đèn báo ABS đang được tắt Nếu bàn đạp phanh lỗ rổ, có thể có không khí trong bộ điều khiển, thực hiện xả khí lại.
Xả khí bộ chấp hành hệ thống ABS.
- Lắp STT vô bình chứa dầu phanh.
- Nối ống nhựa vô nút xả khí của bộ chấp hành hệ thống ABS.
- Nới lỏng vít xả khí.
- Xả khí ra bộ chấp hành hệ thống ABS cho đến lúc hết bọt khí rồi xiết chặt lại nút xả khí.
2.1.2.5 Kiểm tra cơ cấu phanh
- Quy trình cho cơ cấu phanh trước:
+ Bước 1: Tháo ốp che bụi ngoài.
+ Bước 2: Tháo 5 bulong để tháo bánh xe ra ngoài.
+ Bước 4: Tháo kiểm tra cụm xilanh phanh đĩa.
- Tháo bulong nối gioãnh ra khỏi cụm xilanh phanh đĩa, rồi ngán ống mềm phanh trước.
- Giữ chốt trượt xi lanh phanh đĩa phía trước và tháo 2 bulong và cụm xilanh phanh đĩa.
- Tháo rời cụm má phanh ra khỏi giá đỡ phanh
- Tháo rời các chi tiết, sau đó tiến hành làm sạch và kiểm tra:
+ Kiểm tra độ dày má phanh: làm sạch má phanh, kiểm tra độ dày bằng thước đo.
+ Kiểm tra độ dày của đĩa phanh: làm sạch đĩa phanh, quan sát bề mặt có nứt vỡ hay xước không, đo độ dày đĩa phanh bằng panme (độ dày chuẩn từ 25-28mm).
QUY TRÌNH SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH HONDA CIVIC 2.0
Các công việc sửa chữa bảo trì phanh gồm:
- Làm sạch hệ thống thuỷ lực.
- Tách khí khỏi hệ thống thuỷ lực.
- Sửa chữa hoặc thay thế xilanh phanh chính hay các xilanh bánh xe.
- Sửa chữa hoặc thay thế bộ trợ lực phanh.
- Sửa chữa hoặc thay thế các van hoặc đường ống dầu phanh.
+ Cốt má phanh: bề mặt cốt sắt để tán má phanh bị vênh quá 0,4mm thì phải sửa chữa lỗ để lắp đệm lệch tâm không được mòn quá, các đầu đinh tán phải chắc chắn không lỏng má phanh không nứt và xước mặt đầu của các đinh tán phải cao hơn bề má phanh ít nhất là 2,5mm.
+ Thay thế má phanh đĩa lau chùi bụi và tra dầu mỡ moay ơ, kiểm tra các vòng phốt.
Kiểm tra xem bề mặt xilanh có vết rỗ xước sâu quá 0,5mm không, đường kính xilanh không được côn méo quá 0,05mm so với đường kính tiêu chuẩn, các lò xo hồi vị phải đạt tiêu chuẩn về lực đàn hồi. Đối với những hư hỏng trên thì phải tiến hành sửa chữa hoặc thay thế chứ không thể điều chỉnh được Các vòng làm kín, lò xo hồi vị lúc kiểm tra không đạt yêu cầu thì nên thay mới Các pittong xilanh bị côn hoặc méo thì tiến hành gia công trở lại. Đối với bầu trợ lực thì cần phải kiểm tra pittong màng, nếu bị rạng rách thì phải thay thế để đảm bảo hiệu quả phanh.
- Nếu cần phải thay pittong và đệm pistion thì phải tháo calip ra khỏi xe. Dùng vòi khí nén để tháo pittong ra khỏi calip.
- Dùng dung dịch làm sạch phanh để rửa sạch tất cả các chi tiết và lau khô. Sau đó kiểm tra xem nòng calip có bị cào xước hoặc nứt không
+ Những vết xước nhẹ hoặc rỉ có thể dùng bột mài để tẩy sạch.
+ Nếu nòng calip bị rỗ hoặc rỉ nhiều thì cũng có thể dùng máy mài để phục hồi nòng.
Tuy nhiên, nếu việc mài mòn làm tăng đường kính của nóng quá 0,025mm thì phải thay thế calip mới.
- Nếu đĩa phanh có những vết xước sâu hay bị cong vễnh thì cần được thay thế.
- Thay phanh đĩa mới nếu bị mòn quá giới hạn cho phép Trên mỗi phanh đĩa có ghi “độ dày loại bỏ” để đo lường độ dày tối thiểu của đĩa Nếu việc phục hồi đĩa làm độ dày nhỏ hơn trị số trên thì phải thay đĩa phanh.
Hình 2.3: Độ dày tối thiểu được ghi trên đĩa phanh.
2.2.4 Sửa chữa, bảo trì bộ chấp hành ABS.
2.2.4.1 Hiện tượng: Đèn báo ABS sáng không lí do, lỗi cầu chì ở hệ thống ABS, lỗi cảm biến tốc độ
- Rơ le van điện bị hở hoặc ngắn mạch
- Cầu chì bị hư hỏng do cháy hoặc đã quá cũ
- Bộ cảm biến quá bẩn, rỉ sét
- Rơ le bơm bị hở hoặc ngắn mạch
- Van điện tử bị hỏng
- Bơm bộ chấp hành bị hỏng
2.2.4.3 Phương pháp sửa chữa, bảo trì:
+ Các cuộn dây của rơ le, bơm bằng đồng hồ vạn năng
+ Bằng thiết bị, đèn báo cảnh bảo ABS
+ Làm sạch các bộ phận, chi tiết của bộ chấp hành
+ Kiểm tra, sửa chữa, thay thế các hư hỏng.
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HỆ THỐNG PHANH ĐẦU XE HONDA CIVIC 2.0
ƯU ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG PHANH HONDA CIVIC 2.0
Hệ thống phanh đầu xe Honda Civic được trang bị nhiều tính năng hiện đại, mang lại hiệu quả phanh tốt và an toàn cho người lái Một số ưu điểm nổi bật của hệ thống phanh đầu xe Honda Civic bao gồm:
3.1.1 Sử dụng công nghệ phanh đĩa
Phanh đĩa hoạt động dựa trên nguyên lý ma sát giữa đĩa phanh và má phanh. Khi người lái đạp phanh, dầu phanh sẽ được truyền từ xilanh phanh chính đến xilanh bánh xe, đẩy pittong xilanh bánh xe ra, ép má phanh vào đĩa phanh, tạo ra lực ma sát giúp xe giảm tốc độ.
Phanh đĩa có hiệu quả phanh cao hơn so với phanh tang trống do diện tích tiếp xúc giữa đĩa phanh và má phanh lớn hơn Ngoài ra, phanh đĩa cũng có khả năng tản nhiệt tốt hơn, giúp giảm nguy cơ quá nhiệt khi phanh liên tục.
3.1.2 Được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS.
Hệ thống ABS hoạt động dựa trên nguyên lý điều khiển lực phanh từng bánh xe Khi người lái đạp phanh gấp, hệ thống ABS sẽ tự động điều chỉnh lực phanh từng bánh xe, giúp ngăn chặn tình trạng bánh xe bị bó cứng.
Bánh xe bị bó cứng khi phanh gấp sẽ khiến cho người lái mất kiểm soát xe và có nguy cơ mất lái Hệ thống ABS giúp ngăn chặn tình trạng này, giúp người lái giữ được khả năng kiểm soát xe khi phanh gấp.
3.1.3 Được trang bị hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD.
Hệ thống EBD hoạt động dựa trên nguyên lý phân bổ lực phanh hợp lý giữa các bánh xe Khi xe vào cua hoặc phanh gấp, hệ thống EBD sẽ tự động điều chỉnh lực phanh giữa các bánh xe, giúp xe phanh an toàn hơn trên các bề mặt đường trơn trượt.
Ví dụ, khi xe vào cua, trọng lượng xe sẽ dồn về phía bên trong cua Hệ thống EBD sẽ tự động giảm lực phanh ở bánh xe bên ngoài cua và tăng lực phanh ở bánh xe bên trong cua, giúp xe không bị lật.
3.1.4 Được trang bị hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA.
Hệ thống BA hoạt động dựa trên nguyên lý tăng cường lực phanh khi người lái đạp phanh gấp Khi người lái đạp phanh gấp, hệ thống BA sẽ tự động bơm thêm dầu phanh vào xilanh phanh, giúp tăng lực phanh, giúp xe dừng lại nhanh hơn.
3.1.5 Được trang bị hệ thống cân bằng điện tử VSA.
Hệ thống VSA hoạt động dựa trên nguyên lý ổn định xe khi vào cua hoặc phanh gấp Khi xe vào cua hoặc phanh gấp, hệ thống VSA sẽ tự động điều chỉnh lực phanh, lực lái và mô-men xoắn động cơ, giúp xe ổn định, giúp người lái kiểm soát được xe và tránh nguy cơ mất lái.
Kết luận: hệ thống phanh đầu xe Honda Civic có những ưu điểm nổi bật sau: Hiệu quả phanh cao:
Phanh đĩa có diện tích tiếp xúc lớn hơn và khả năng tản nhiệt tốt hơn so với phanh tang trống, giúp xe giảm tốc độ nhanh hơn và an toàn hơn.
Hệ thống ABS và EBD giúp ngăn chặn tình trạng bánh xe bị bó cứng và phân bổ lực phanh hợp lý giữa các bánh xe, giúp người lái kiểm soát được xe và tránh nguy cơ mất lái.
Hệ thống BA và VSA giúp tăng cường hiệu quả phanh và ổn định xe, góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Những ưu điểm này giúp hệ thống phanh đầu xe Honda Civic mang lại khả năng phanh tốt và an toàn cho người lái, góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
NHƯỢC ĐIỂM HỆ THỐNG PHANH HONDA CIVIC 2.0
Hệ thống phanh đầu xe Honda Civic có những ưu điểm nổi bật về hiệu quả phanh và an toàn Tuy nhiên, hệ thống phanh này cũng có một số nhược điểm cần lưu ý, bao gồm chi phí bảo dưỡng cao, cần thay má phanh thường xuyên và dễ bị mòn do ma sát Để khắc phục những nhược điểm này, người lái cần lưu ý bảo dưỡng hệ thống phanh định kỳ và sử dụng phanh đúng cách.
3.2.1 Chi phí bảo dưỡng cao hơn so với phanh tang trống.
Phanh đĩa có cấu tạo phức tạp hơn phanh tang trống, do đó chi phí bảo dưỡng cũng cao hơn Ngoài ra, phanh đĩa cũng dễ bị hao mòn hơn phanh tang trống, do đó cần được bảo dưỡng định kỳ thường xuyên hơn.
Chi phí bảo dưỡng hệ thống phanh đầu xe Honda Civic bao gồm:
Chi phí thay dầu phanh.
Chi phí thay má phanh.
Chi phí thay đĩa phanh.
Chi phí thay dầu phanh theo khuyến cáo của nhà sản xuất là sau mỗi 2 năm hoặc 40.000 km Chi phí thay má phanh theo khuyến cáo của nhà sản xuất là sau mỗi 20.000 - 30.000 km Chi phí thay đĩa phanh theo khuyến cáo của nhà sản xuất là sau mỗi 60.000 - 80.000 km.
3.2.2 Cần thay má phanh thường xuyên hơn.
Má phanh là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với đĩa phanh, do đó dễ bị hao mòn hơn các bộ phận khác của hệ thống phanh Má phanh cần được thay thế định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thường là sau mỗi 20.000 - 30.000 km.
Khi má phanh bị mòn, sẽ làm giảm hiệu quả phanh, khiến xe mất an toàn khi tham gia giao thông Do đó, cần chú ý kiểm tra má phanh thường xuyên để thay thế kịp thời.
3.2.3 Dễ bị mòn do ma sát.
Phanh đĩa hoạt động dựa trên nguyên lý ma sát giữa đĩa phanh và má phanh. Khi phanh, đĩa phanh và má phanh sẽ ma sát với nhau, tạo ra nhiệt lượng Nhiệt lượng này có thể khiến đĩa phanh bị mòn. Đĩa phanh có thể bị mòn do các nguyên nhân sau:
Sử dụng phanh quá nhiều
Phanh liên tục Đạp phanh không đúng cách Để giảm thiểu tình trạng mòn đĩa phanh, cần lưu ý sử dụng phanh đúng cách, tránh đạp phanh gấp hoặc phanh liên tục trong thời gian dài.
Ngoài ra, cũng cần chú ý bảo dưỡng hệ thống phanh định kỳ để phát hiện và khắc phục kịp thời các vấn đề có thể gây mòn đĩa phanh.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TỐI ƯU QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG
Hệ thống phanh là một trong những bộ phận quan trọng nhất của xe ô tô, có nhiệm vụ giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng lại khi cần thiết Hệ thống phanh đầu xe Honda Civic được trang bị nhiều tính năng hiện đại, mang lại hiệu quả phanh cao và an toàn cho người lái Tuy nhiên, hệ thống phanh này cũng có một số nhược điểm cần lưu ý, bao gồm chi phí bảo dưỡng cao, cần thay má phanh thường xuyên và dễ bị mòn do ma sát Để khắc phục những nhược điểm này, người lái cần lưu ý bảo dưỡng hệ thống phanh định kỳ và sử dụng phanh đúng cách.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng má phanh Má phanh là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với đĩa phanh, do đó dễ bị hao mòn hơn các bộ phận khác của hệ thống phanh Người lái nên thường xuyên kiểm tra tình trạng má phanh, nếu phát hiện má phanh mòn quá mức cần thay thế ngay.
Khi kiểm tra má phanh, người lái có thể thực hiện theo các bước sau:
1 Dừng xe trên bề mặt phẳng, tắt động cơ và đạp phanh nhẹ nhàng.
2 Xem má phanh có bị mòn quá mức hay không Má phanh mòn quá mức là khi độ dày của má phanh còn lại dưới 2mm.
3 Nếu má phanh mòn quá mức, cần thay thế ngay.
Ngoài ra, người lái cũng nên chú ý đến các dấu hiệu sau đây để phát hiện sớm má phanh bị mòn: Âm thanh lạ phát ra từ hệ thống phanh khi đạp phanh.
Xe bị kéo lệch khi phanh.
Sử dụng phanh đúng cách Người lái nên tránh phanh gấp hoặc phanh liên tục trong thời gian dài Việc phanh gấp hoặc phanh liên tục sẽ khiến má phanh mòn nhanh hơn và gây hại cho hệ thống phanh.
Khi lái xe, người lái nên chú ý đến các tình huống giao thông xung quanh để có thể phanh từ từ, tránh phanh gấp Ngoài ra, người lái cũng nên hạn chế phanh liên tục trong thời gian dài, đặc biệt là trên những đoạn đường dốc hoặc đường trơn trượt.
Thay dầu phanh định kỳ Dầu phanh là chất lỏng truyền lực phanh từ bàn đạp phanh đến các bánh xe Dầu phanh cần được thay thế định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thường là sau mỗi 2 năm hoặc 40.000 km.
Khi thay dầu phanh, người lái nên lựa chọn loại dầu phanh phù hợp với xe của mình Dầu phanh có nhiều loại khác nhau, được phân loại theo cấp độ DOT. Cấp độ DOT càng cao thì dầu phanh càng bền và chịu nhiệt tốt hơn.
Thay má phanh định kỳ Má phanh cần được thay thế định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thường là sau mỗi 20.000 - 30.000 km.
Khi thay má phanh, người lái nên lựa chọn loại má phanh phù hợp với xe của mình Má phanh có nhiều loại khác nhau, được phân loại theo chất liệu và hiệu suất.
Kiểm tra đĩa phanh định kỳ Đĩa phanh là bộ phận chịu lực ma sát của má phanh, do đó có thể bị mòn hoặc cong vênh Người lái nên kiểm tra đĩa phanh định kỳ, nếu phát hiện đĩa phanh mòn quá mức hoặc cong vênh cần thay thế ngay. Khi kiểm tra đĩa phanh, người lái có thể thực hiện theo các bước sau:
1 Dừng xe trên bề mặt phẳng, tắt động cơ.
2 Xem đĩa phanh có bị mòn quá mức hay không Đĩa phanh mòn quá mức là khi độ dày của đĩa phanh còn lại dưới 2mm.
3 Xem đĩa phanh có bị cong vênh hay không Đĩa phanh cong vênh là khi đĩa phanh không còn phẳng.
Ngoài ra, người lái cũng nên lựa chọn địa chỉ bảo trì xe uy tín để được kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh đúng.
Hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng nhất trên xe ô tô, có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông Do đó, việc bảo trì và sửa chữa hệ thống phanh định kỳ là vô cùng cần thiết.Trong bài tiểu luận này, nhóm em đã trình bày chi tiết quy trình bảo trì và sửa chữa hệ thống phanh của xe Honda Civic Quy trình này bao gồm các bước kiểm tra tổng hợp, kiểm tra hệ thống ABS, kiểm tra và sửa chữa các chi tiết chính của hệ thống phanh.
Nhóm em cũng đã đưa ra một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh, nhằm giúp người dùng nâng cao tuổi thọ và hiệu quả hoạt động của hệ thống này. Ngoài việc cung cấp thông tin về quy trình bảo trì và sửa chữa hệ thống phanh, bài tiểu luận này còn có một số đóng góp quan trọng như sau:
Bài tiểu luận đã hệ thống hóa các kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh trên xe Honda Civic.
Bài tiểu luận đã trình bày quy trình bảo trì và sửa chữa hệ thống phanh một cách chi tiết và dễ hiểu, giúp người đọc có thể dễ dàng thực hiện các công việc này.
Bài tiểu luận đã đưa ra một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh, giúp người dùng nâng cao tuổi thọ và hiệu quả hoạt động của hệ thống này.