1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án: Điều chỉnh, mở rộng sản xuất khu chế biến chì, kẽm

178 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Dự Án: Điều Chỉnh, Mở Rộng Sản Xuất Khu Chế Biến Chì, Kẽm
Định dạng
Số trang 178
Dung lượng 12,15 MB

Cấu trúc

  • Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (10)
    • 1. Tên chủ dự án đầu tư (10)
    • 2. Tên dự án đầu tư (10)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư (12)
      • 3.1. Công suất của dự án đầu tư (12)
      • 3.2. Công nghệ của dự án đầu tư (12)
      • 3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư (23)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn (23)
      • 4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước (23)
      • 4.2. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước (24)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến dự án (30)
  • Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (31)
    • 1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (31)
    • 2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (31)
  • Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ (32)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (32)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước mưa (32)
      • 1.2. Thu gom, thoát nước thải (33)
      • 1.3. Xử lý nước thải (37)
    • 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải ............................................................... 34 Quy trình công nghệ thu hồi và xử lý bụi phát sinh từ sản xuất: ... Nhà máy luyện chì (43)
      • 2.1. Hệ thống lọc bụi cho công đoạn thiêu kết (44)
      • 2.2. Hệ thống lọc bụi cho lò luyện chì số 1 (46)
      • 2.3. Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống lọc bụi cho lò luyện chì số 2 (46)
      • 2.4. Hệ thống lọc bụi nhà máy luyện kẽm oxit (47)
      • 2.5. Hệ thống xử lý khí hấp thụ khí SO 2 công đoạn thiêu kết (49)
      • 2.6. Hệ thống xử lý khí hấp thụ khí SO 2 lò luyện chì số 1 (53)
      • 2.7. Hệ thống xử lý khí hấp thụ khí SO 2 lò luyện chì số 2 (54)
      • 2.8. Hệ thống xử lý khí hấp thụ khí SO 2 công đoạn chế biến bột kẽm oxit (55)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (57)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (57)
      • 4.1. Dự báo khối lượng CTNH phát sinh trong quá trình vận hành (57)
      • 4.2. Các hạng mục công trình, thiết bị, lưu giữ và xử lý CTNH (58)
      • 4.3. Thông số kỹ thuật các thiết bị phương tiện, thiết bị, lưu giữ và xử lý CTNH . 64 4.4. Thông số kỹ thuật các thiết bị phương tiện, thiết bị vận chuyển CTNH (73)
    • 5. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (115)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (116)
      • 6.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các rủi ro đến chất lượng nước ngầm, môi trường đất và hệ sinh thái (116)
      • 6.2. Biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ (116)
      • 6.3. Biện pháp phòng ngừa sự cố tai nạn lao động (118)
      • 6.4. Biện pháp phòng ngừa các sự cố thiên tai (120)
      • 6.5. Biện pháp phòng ngừa các sự cố hư hỏng hệ thống xử lý khí thải và sự cố hệ thống hồ lắng (120)
      • 3.6. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố đường ống cấp nước (123)
    • 7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (123)
    • 8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (125)
      • 8.1. Về biện pháp bảo vệ môi trường (125)
      • 8.2. Về giám sát môi trường (126)
  • Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (130)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (130)
      • 1.1. Nguồn phát sinh nước thải (130)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (130)
      • 2.1. Nguồn khí thải (130)
      • 2.2. Dòng khí thải, vị trị xả thải, lưu lượng, các chất gây ô nhiễm và giá trị giới hạn (130)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (131)
      • 3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung (131)
      • 3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung (131)
    • 4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải (132)
      • 4.1. Công trình, hệ thống xử lý chất thải nguy hại (132)
      • 4.2. Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý (132)
  • Chương V. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC (133)
    • 1. Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện (133)
      • 1.1. Đơn vị thực hiện lấy mẫu, phân tích (133)
      • 1.2. Thời gian, tần suất, thông số quan trắc (133)
      • 1.3. Phương pháp đo đạc, lấy và phân tích mẫu (0)
      • 1.4. Kết quả quan trắc và nhận xét, đánh giá (135)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (144)
      • 2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (144)
      • 2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục (145)
    • 3. Kinh phí quan trắc hàng năm (145)
  • Chương VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (146)
  • PHỤ LỤC (147)

Nội dung

Công nghệ sản xuất tại nhà máy sản xuất bột kẽm oxit Nguyên liệu quặng kẽm ôxit, có sử dụng chất thải làm nguyên liệu thay thế: xỉ luyện chì, bụi lò công nghiệp, than cám … → định lượng

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên chủ dự án đầu tư

- Tên chủ dự án đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN BẮC KẠN

- Địa chỉ văn phòng: Tổ 4, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: (Ông) Đinh Văn Hiến

- Chức vụ: Tổng Giám đốc

- Điện thoại: 0209 3812399; Email: BKC@backanco.com

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 4700149595

Ngày cấp: Đăng ký lần đầu ngày 29/3/2006; Đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày

Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn.

Tên dự án đầu tư

Tên dự án đầu tư: Điều chỉnh, mở rộng sản xuất khu chế biến chì, kẽm Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:

Khu liên hợp các nhà máy chế biến khoáng sản Chợ Đồn, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

- Giấy phép đầu tư số 01/GP-BK ngày 04/02/2002 về xưởng chế biến quặng oxit kẽm

- Quyết định số 1430/QĐ-UBND ngày 26/8/2014 của UBND tỉnh Bắc Kạn v/v chấp thuận và phê duyệt nội dung điều chỉnh sản xuất tại Khu liên hợp chế biến khoáng sản xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn

- Giấy chứng nhận đầu tư mã số 13101000016 ngày 21/10/2008 Đầu tư xây dựng nhà máy luyện chì kim loại, công suất nhà máy 10.000 tấn/năm

- Văn bản số 1260/UBND-CN ngày 13/4/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn v/v cải tạo dây chuyền Nhà máy luyện chì của Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn

- Giấy chứng nhận đầu tư mã số 8007216652 ngày 06/8/2015 Đầu tư cải tạo nhà máy luyện chì công suất 10.000 tấn/năm xuống còn công suất 5.000 tấn/năm

- Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số 1190/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 về việc Sáp nhập dự án đầu tư của Công ty Cổ phần khoáng sản Bắc Kạn

- Quyết định 3258/QĐ-UBND ngày 22/10/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn v/v thu hồi và giao đất bổ sung cho công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn thuê để thực hiện dự án xử lý chất thải rắn trong khai thác chế biến khoáng sản tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn Quyết định số 2518/QĐ-UBND ngày 22/12/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn v/v gia hạn thời gian sử dụng đất cho công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn để sử dụng vào mục đích: Cải tạo Nhà máy xử lý chất thải rắn thành xưởng thu hồi quặng xỉ sắt từ bã xỉ lò ống quay sản xuất kẽm ô xít thuộc Dự án điều chỉnh, mở rộng sản xuất khu chế biến chì, kẽm tại thôn Bản Lắc, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

- Quyết định 2449/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn v/v thu hồi, giao đất bổ sung, phê duyệt cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn

- Quyết định 1715/QĐ-UBND ngày 12/10/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn v/v chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất cho công ty Cổ phần khoáng sản Bắc Kạn thuê để sử dụng vào mục đích: Tái cơ cấu Nhà máy sản xuất bột kẽm ô xít tại thôn Bản Lắc, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần

- Quyết định số 485/QĐ-TNMT ngày 19/3/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Điều chỉnh, mở rộng sản xuất khu chế biến chì, kẽm;

- Quyết định số 955/QĐ-UBND ngày 12/6/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy sản xuất bột kẽm oxit;

- Quyết định 1857/QĐ-UBND ngày 30/9/2008 của UBND tỉnh Bắc Kạn v/v phê duyệt báo cáo ĐTM dự án: Đầu tư xây dựng Nhà máy luyện chì công suất 10.000 tấn/năm của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn;

- Quyết định số 2443/QĐ-UB ngày 06/11/2002 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường hoạt động khai thác và chế biến chì kẽm của Công ty Khoáng sản tại xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn;

- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 1314/XN-STNMT ngày 04/12/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn;

- Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 869/GP-UBND ngày 29/5/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1162/GP-UBND ngày 04/7/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn

Quy mô của dự án đầu tư:

Nhu cầu sử dụng đất cho giai đoạn điều chỉnh Dự án:

- Diện tích nhà xưởng đã xây dựng : 13.781 m²

- Diện tích xây dựng giai đoạn điều chỉnh :

+ Diện tích xây lắp ngoài trời : 1.000 m2

- Diện tích đường giao thông nhà máy : 4.476 m²

- Diện tích sân bãi và cây xanh : 114.659 m²

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1 Công suất của dự án đầu tư

Sau khi xây dựng mở rộng khu chế biến chì, kẽm, công suất sản xuất dự kiến của nhà máy như sau:

- Chì kim loại : 5.000 ÷ 5.200 tấn/năm;

- Bột kẽm oxit 58 ÷ 60%Zn : 15.000-30.000 tấn/năm

- Sản phẩm phụ: quặng xỉ sắt : 13.187 tấn/năm

3.2 Công nghệ của dự án đầu tư

3.2.1 Công nghệ sản xuất tại nhà máy sản xuất bột kẽm oxit

Nguyên liệu (quặng kẽm ôxit, có sử dụng chất thải làm nguyên liệu thay thế: xỉ luyện chì, bụi lò công nghiệp, than cám …) → định lượng → phối liệu → bunke cấp liệu → lò ống quay → kênh làm mát → thu bụi túi vải → kho lưu chứa → xuất bột kẽm oxit

Do đây là dự án điều chỉnh cải tạo lại hệ thống thiết bị lò quay sản xuất kẽm oxit đã có nên chỉ đề cập đến quá trình công nghệ của sản xuất kẽm oxit bằng lò ống quay

Lò ống quay là thiết bị được sử dụng rộng rãi để sản xuất kẽm oxit, xử lý các loại nguyên liệu chứa kẽm kể cả việc làm giàu quặng oxit nghèo Đây là loại lò hình ống có đường kính 1,5 – 6m và chiều dài 30 – 180 m Vỏ lò bằng thép, bên trong lót gạch chịu lửa, tùy từng vùng làm việc trong lò mà sử dụng loại gạch phù hợp, đầu lò thường dùng gạch samot tốt, phần làm việc chịu nhiệt cao dùng gạch crommanhedit

Lò được đặt trên hệ thống con lăn với độ nghiêng 3 – 5 o và quay với vận tốc 0,75 – 1 vòng/phút Đầu nạp liệu đặt cao và bố trí hệ thống cấp liệu, đây cũng là nơi dẫn khí lò ra hệ thống làm nguội và thu bụi kẽm oxit Do lò được đặt nghiêng và quay nên liệu trong quá trình lò hoạt động sẽ dần tụt xuống đuôi lò ra ngoài Đầu tháo xỉ ở đuôi lò (phía thấp) Đầu tháo xỉ được đặt trên xe chạy trên đường ray và gắn kín ở đuôi lò, ở đây lắp mỏ đốt và ống thổi không khí vào lò Phía dưới có phễu để thải xỉ, có thể bố trí thiết bị làm nguội và tách than dư hoặc phun nước làm nguội xỉ

Bụi kẽm được thu ở hệ thống làm nguội và túi vải Tùy mục đích sử dụng mà có thể để riêng hoặc trộn lẫn các sản phẩm này Lưu trình công nghệ sản xuất kẽm oxit lò ống quay như hình dưới

Hình 1 Sơ đồ công nghệ luyện kẽm oxit

Quá trình sản xuất bột kẽm oxit bằng lò ống quay có thể chia làm 4 công đoạn chính: công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, công đoạn hoàn nguyên tạo bột kẽm oxit, công đoạn thu sản phẩm và công đoạn xử lý chất thải a Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu chính để sản xuất bột kẽm oxit bao gồm: quặng kẽm oxit (17- 20%Zn) hoặc nguyên liệu chứa kẽm, than cám hoặc cám cốc, các nguyên liệu này được định lượng sau đó trộn đều và được nạp vào bunke chứa trước khi đưa vào lò b Công đoạn hoàn nguyên tạo bột kẽm oxit

Môi trường làm việc trong lò tùy theo nhiệt độ trong đó có thể chia làm 3 vùng: vùng sấy, vùng hoàn nguyên và vùng tạo xỉ

- Vùng sấy: Vùng này tính từ đầu lò, chiếm khoảng 1/4 chiều dài lò Nhiệt độ của vùng này từ 500 – 700 o C Nhiệm vụ của vùng sấy là tiến hành phản ứng phân hủy hydrat, cacbonat và bay hơi nước

- Vùng hoàn nguyên: Vùng này thuộc trung tâm lò chiếm khoảng 2/4 chiều dài lò nhiệt độ của vùng này từ 700 – 1.200 o C Tại đây tiến hành xảy ra các phản ứng cháy than và hoàn nguyên kẽm, chì và sắt Kẽm được hoàn nguyên sinh ra ở dạng khí, chúng bay vào không gian lò và được tiếp tục oxy hóa bằng oxy của không khí và khí

CO2 ở trong không gian lò hay trên đường kênh dẫn khí Sau đó được hút qua hệ thống làm nguội gai kim và hệ thống làm nguội ống thép tới buồng thu bụi túi vải

Các phản ứng chính xảy ra trong quá trình:

+ Phản ứng cháy của than:

2C + O2 = 2CO + Phản ứng hoàn nguyên kẽm trong quặng:

ZnO + CO = Zn(khí) + CO2

+ Phản ứng oxy hóa hơi kẽm:

Trong quá trình này chì cũng bị hoàn nguyên thành chì kim loại, chì kim loại khó bốc hơi lại dễ chảy nên khó thu hồi Một phần oxit sắt có trong quặng cũng bị hoàn nguyên đến oxit sắt từ Nhiệt sinh ra trong lò tự sự cháy của than và phản ứng oxy hóa hơi kẽm

- Vùng tạo xỉ: Vùng này thuộc phần đuôi lò, chiếm khoảng 1/4 chiều dài lò, ở vùng này tiếp tục các phản ứng hoàn nguyên mà chưa thực hiện hết ở vùng hoàn nguyên Xỉ tạo thành và nguội dần, sau đó thoát xuống phía đuôi lò, tới khu vực xử lý xỉ để thu hồi c Công đoạn thu hồi sản phẩm

Bột kẽm oxit là sản phẩm chính của công nghệ này Bụi kẽm oxit, bụi của liệu và khí tạo thành từ trong lò được hút theo đường kênh dẫn và hệ thống làm nguội tới buồng lọc bụi túi vải Tại đây bụi được lọc lại và rơi xuống bunke chứa Khí lò được lọc sạch bụi và hút ra ngoài vào hệ thống xử lý (nếu cần) sau đó qua ống khói ra môi trường Bụi được phân bổ khoảng 70% vào hệ thống lọc bụi túi vải, còn lại được thu ở hệ thống trên đường kênh Sản phẩm được lấy đóng bao và nhập kho d Xử lý chất thải

Quá trình lò quay sản xuất kẽm oxit có thải khí và chất thải rắn Khí thải của lò sau khi thu bụi có thể chứa SO2 và các chất khác tùy theo nguồn nguyên liệu đầu vào, khi đó cần xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường Để khử SO2 trong khí lò thường dùng phương pháp hấp thụ bằng sữa vôi hoặc bằng dung dịch kiềm khi cho khí lò qua tháp khử khí SO2 Xỉ từ lò ống quay sản xuất kẽm oxit thường còn chứa nhiều than dư (chiếm 10 – 15% lượng than nạp vào lò), do đó cần tuyển để thu hồi lại lượng than này Nếu quặng ban đầu chứa nhiều sắt thì cần tuyển lại xỉ để thu hồi sắt này làm nguyên liệu cho sản xuất gang

Xỉ lò quay → tách than dư → tuyển từ → xỉ sắt → kho lưu chứa → xuất xỉ sắt

Xỉ sau khi đã xử lý được lưu giữ trong nhà máy hoặc có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng

Quặng kẽm oxit và các nguyên liệu chứa kẽm khác cùng với than hoàn nguyên có chứa khoảng 1,5 – 2,0% lưu huỳnh, trong quá trình hoàn nguyên và bay hơi kẽm oxit, lưu huỳnh bị cháy và hình thành khí SO2 theo khí lò Khí lò sau khi qua hệ thống thu bụi được tiến hành trung hòa bằng dung dịch sữa vôi khử SO2 trong tháp khử đảm bảo môi trường

* Quy trình vận hành lò ống quay a Sấy lò

Trước khi nhóm sấy lò phải chạy thử lò không tải để kiểm tra hoạt động của lò Phương pháp sấy lò như sau:

- Cấp liệu đã trộn vào trong lò, kéo dài từ đầu lò đến cách cửa ra xỉ khoảng 2- 3m;

- Phối liệu dùng để nhóm lò có tỷ lệ than cao hơn bình thường từ 10 - 15%;

- Xếp củi tiếp giáp liệu theo chiều dài về phía đuôi lò;

- Xếp than: dùng than Khánh Hòa là loại than có chất bốc dễ cháy ít vỡ vụn, xếp than lên trên đống củi;

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn

4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước trong giai đoạn thi công

4.1.1 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu

Các loại nguyên vật liệu xây dựng chính như: Sắt thép, xi măng, cát v.v được mua tại huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn và được vận chuyển đến công trình bằng ôtô, bảo quản tại các kho vật tư trên công trường, cung đường vận chuyển trung bình 5-10 km

Bảng 7 Nguyên vật liệu phục vụ thi công các hạng mục công trình của dự án

STT Tên vật tư Nguồn cung Đơn vị Tổng Ghi chú

Các đơn vị cung cấp trong Bắc Kạn kg 202

7 Vải composite bọc bể m 2 200 ~ 60kg 1 m 2 = 0,3 kg

8 Bê tông tươi m 3 65 ~ 117 kg 1 m 3 = 1.800 kg

STT Tên vật tư Nguồn cung Đơn vị Tổng Ghi chú

Nguồn: Công ty CP Khoáng sản Bắc Kạn 4.1.2 Nguồn cung cấp điện, nước

Nguồn điện phục vụ công tác thi công sẽ được lấy từ nguồn hiện trạng Từ nguồn điện hiện trạng, điện sẽ được cấp đến 1 tủ điện tổng tạm thời để cung cấp điện cho tất cả các thiết bị điện phục vụ công tác thi công Tủ điện cấp nguồn thi công đảm bảo được độ an toàn, hoạt động tin cậy, có các tính năng đóng, cắt bảo vệ cơ bản khi ngắn mạch, quá tải hay các sự cố điện cơ bản khác, công suất tủ điện theo yêu cầu của nhà thầu thi công

Nguồn cung cấp nước đã được cấp phép theo giấy phép số 869/GP-UBND ngày 29/5/2018, theo đó nguồn khai thác sử dụng từ suối Khau Củm, là phụ lưu của sông Phó Đáy Tọa độ vị trí khai thác, sử dụng nước phục vụ sản xuất

- Nước phục vụ sinh hoạt: vị trí (X$49087; Y@4177), công suất khai thác lớn nhất 45 m 3 /ngày.đêm

- Nước phục vụ sản xuất: vị trí (X$49092; Y@4165), công suất khai thác lớn nhất 503 m 3 /ngày.đêm

4.2 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước trong giai đoạn vận hành

- Kẽm oxit, tinh quặng chì được cung cấp từ các mỏ của Công ty đang khai thác và mua của các đơn vị khai thác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh khác

- Xỉ luyện chì từ nhà máy luyện chì của Công ty

- Bụi lò hồ quang luyện thép được cung cấp bởi các nhà máy luyện thép trên cả nước

- Than hoàn nguyên: Mua trong nước tại các công ty cung ứng than;

- Than cốc: Mua từ các công ty sản xuất than cốc như Hòa Phát, Formosa…

- Vôi bột mua tại các cơ sở sản xuất và cung ứng vôi bột trong nước;

- Nguồn cung cấp điện nước tương tự như trong giai đoạn thi công;

- Các nguyên liệu phụ trợ khác với số lượng không nhiều có thể mua tại địa phương hoặc mua trên thị trường

4.2.1 Nhà máy luyện kẽm oxit

Nguyên liệu chính để sản xuất bột kẽm oxit bao gồm: quặng kẽm oxit (17- 20%Zn) hoặc nguyên liệu chứa kẽm như xỉ luyện chì (8-10%Zn) và bụi luyện thép lò hồ quang điện (20-30%Zn), than cám hoặc cám cốc

- Quặng kẽm oxit được cung cấp từ các mỏ chì-kẽm đang khai thác của Công ty Khối lượng dự kiến cung cấp là 7.000 tấn/năm với hàm lượng kẽm khoảng 15%

- Xỉ luyện chì từ Nhà máy luyện chì đang hoạt động Khối lượng dự kiến cung cấp 7.800 tấn/năm với hàm lượng kẽm khoảng 8 – 10 %

- Bụi lò điện hồ quang luyện thép được cung cấp bởi các nhà máy luyện thép trên cả nước Khối lượng khoảng 32.730 tấn/năm với hàm lượng kẽm khoảng 25%

- Than hoàn nguyên lò ống quay được sử dụng là than cám 3a Quảng Ninh hoặc tương đương về phẩm chất Khối lượng sử dụng khoảng 15.219 tấn/năm

Tổng hợp nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất sử dụng tại nhà máy luyện kẽm oxit như sau:

Bảng 8 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu nhà máy kẽm oxit 1 năm

Stt Nguyên vật liệu Đơn vị Chỉ tiêu Nguồn cung cấp

1 Quặng kẽm oxit Tấn 7.000 Tự cung cấp

2 Bụi lò công nghiệp chứa kẽm Tấn 32.730 Từ các nhà máy luyện thép trong nước

3 Xỉ luyện chì Tấn 7.800 Tự cung cấp

4 Than cám hoàn nguyên Tấn 19.500 Đơn vị cung cấp trong nước

5 Điện năng sản xuất kẽm oxit kWh 2.714.400

6 Khối lượng vôi dùng khử khí Tấn 900 Đơn vị cung cấp trong nước

7 Lượng nước tuần hoàn xả xỉ m 3 38.000

8 Lượng nước tuần hoàn xử lý khí m 3 9.000

9 Lượng nước bổ sung mới m 3 4.700

Nguồn: Công ty CP KS Bắc Kạn 4.2.2 Nhà máy luyện chì

Nguồn nguyên liệu cung cấp cho hệ thống luyện chì của Công ty hiện nay là quặng tinh được khai thác tại các mỏ của Công ty: Mỏ Lũng Váng 1.650 tấn/năm quặng Pb-Zn; Mỏ Nà Bốp 25.000 tấn/năm; Mỏ Pù Sáp 1.000 tấn/năm và mỏ Nà Duồng 4.750 tấn/năm Hiện nay nguồn quặng khai thác để cung cấp cho luyện chì của Công ty bị thiếu hụt và không đủ cho công suất của hệ thống nấu luyện chì Để đảm bảo sản lượng chì kim loại sản xuất, duy trì ổn định sản xuất cũng như ổn định đời sống của cán bộ, công nhân của Công ty và gia đình họ, cũng như góp phần ổn định xã hội của địa phương, Công ty tìm kiếm nguồn bổ sung từ các nguyên liệu chứa chì khác từ các đối tác của Công ty (quặng chì oxit, bã chì hòa tách của nhà máy luyện kẽm Thái Nguyên, các nguyên liệu chứa chì khác…)

Các nguyên liệu chứa chì khác không phải quặng sulfua được chuẩn bị bằng cách trộn với phụ gia, chất kết dính và ép viên (đóng bánh) mà không phải qua thiêu kết Sản phẩm sau đóng bánh được để khô tự nhiên Khi luyện được nạp bổ sung vào lò cùng với quặng đã thiêu kết Hệ thống thiết bị này được bổ sung mới

Như vậy nguồn nguyên liệu cho luyện chì như sau:

- Tinh quặng chì sulfua được khai thác từ các mỏ của Công ty và mua của các đơn vị khai thác khác trong tỉnh Các nguyên liệu chứa chì khác không phải quặng sulfua (quặng chì oxit, bã hòa tách thủy luyện kẽm ) Khối lượng tinh quặng quy đổi (hàm lượng 55% Pb) dự kiến cần cung cấp khoảng 9.500 tấn/năm

- Chất hoàn nguyên dùng than điện cực vụn: không chứa S và độ tro thấp

- Vôi bột dùng tạo sữa vôi có hàm lượng: 90% CaO

- Hệ số hấp thụ SO2: 98%

- Lượng nước mới bổ sung tính bằng 10% lượng nước tuần hoàn

Bảng 9 Yêu cầu nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng dùng cho sản xuất trong một năm

TT Nguyên vật liệu Đơn vị Số lượng Nguồn cung cấp

Tinh quặng chì (quy đổi 55%

- Bã chì, quặng chì oxit

Tự cung cấp và mua ngoài

2 Than cốc hoàn nguyên Tấn 1.500

3 Vôi xử lý khí Tấn 2.041

4 Nước tuần hoàn làm mát thiết bị m 3 36.000

5 Nước tuần hoàn xả xỉ lò m 3 11.000

6 Nước tuần hoàn hệ thống sữa vôi m 3 20.410

8 Nước bổ sung mới m 3 6.741 Tự khai thác

4.3 Nhu cầu sử dụng nước của dự án sau khi mở rộng

4.3.1 Hiện trạng hệ thống cấp nước

Theo quy hoạch tổng thể, toàn bộ nhà máy được cung cấp nước từ bể nước trên cao 200 m 3 , giai đoạn điều chỉnh này sẽ được cung cấp nước từ họng chờ DN150

Trong khu vực dự án chưa có tuyến cấp nước sạch, nguồn nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân khu vực liền kề dự án hiện chủ yếu dùng nước giếng khoan, giếng đào và nước mặt từ suối Khau Củm

Chủ dự án đã được cấp giấy phép khai thác nước số 869/GP-UBND ngày 29/5/2018 do UBND tỉnh Bắc Kạn cấp (Mục đích khai thác, sử dụng: cung cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho 04 nhà máy xí nghiệp thuộc Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn trong khu liên hợp gồm: Nhà máy xử lý chất thải rắn, Nhà máy luyện chì,

Xí nghiệp tuyển khoáng Bằng Lũng và Xí nghiệp bột kẽm oxit) Theo đó, nguồn nước khai thác sử dụng cho dự án là suối Khau Củm chảy trên địa phận thôn Bản Lắc, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, là một phụ lưu của hệ thống sông Phó Đáy Phương thức khai thác là khai thác ven bờ phục vụ sản xuất và lọc ngầm giếng nước phục vụ sinh hoạt Sử dụng 02 trạm bơm nước nước (01 phục vụ sản xuất, 01 phục vụ sinh hoạt):

- Đối với trạm bơm nước sinh hoạt: công trình giếng lọc ngầm được đặt bên bờ suối Khau Củm (tọa độ vị trí khai thác: X = 2449087; Y = 404177), nước được ngấm vào giếng lọc thô, sau đó bơm cưỡng bức lên trạm bơm trung chuyển, sau đó được bơm lên các bể chứa nước sinh hoạt của khu liên hợp

- Đối với trạm bơm nước sản xuất: nước mặt suối Khau Củm được trạm bơm nước sản xuất gồm 02 máy bơm (tọa độ vị trí khai thác: X = 2449092, Y = 404165) bơm nước lên trạm bơm trung chuyển, sau đó được máy bơm cưỡng bức chuyển lên các bể chứa nước sản xuất đặt cạnh các nhà máy, xí nghiệp trong khu liên hợp

Các thông tin khác liên quan đến dự án

Các công trình bảo vệ môi trường tại nhà máy luyện chì đã được cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo giấy xác nhận số 1314/XN- STNMT ngày 04/12/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn cụ thể là:

- Công trình xử lý nước thải:

+ Công trình xử lý nước mưa chảy tràn: hệ thống mương rãnh xung quanh khu vực nhà máy

+ Công trình thu gom, xử lý nước làm nguội xỉ: nước làm nguội xỉ được sử dụng tuần hoàn, lượng nước hao hụt do bốc hơi được cấp bổ sung từ bể chứa nước cấp cho nhà máy luyện chì

+ Công trình xử lý nước thải sinh hoạt: hai hệ thống bể tự hoại tại khu nhà điều hành và nhà ở công nhân

- Công trình xử lý bụi, khí thải

+ Xử lý khói khí từ lò thiêu kết: khói khí bụi được thu qua nhiều cấp là buồng lắng, bộ thu bụi xyclon, khí được làm nguội được lọc bụi qua túi vải thu bụi rồi qua hệ thống hấp thụ khí SO2 bằng NaOH rồi thải ra ngoài ống khói

+ Tại khu vực tập kết nguyên liệu: có hệ thống phun nước dập bụi nguyên liệu, hạn chế giảm thiểu ô nhiễm bụi

- Công trình xử lý, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

+ CTRSH: được thu gom và thuê đơn vị có chức năng xử lý

+ Chất thải rắn do quá trình sản xuất: xỉ thải tập kết trong kho và làm nguyên liệu cho xưởng kẽm oxit

+ CTNH được thu gom vào các thùng nắp kín và được lưu giữ tạm thời trong kho chứa CTNH.

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

- Việc thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo quyết định số 485/QĐ-UBND, ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn

- Phù hợp với quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 13/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì kẽm đến năm 2020, có xét đến 2030”.

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Dự án không thay đổi quy mô, vị trí xả thải so với Báo cáo ĐTM được phê duyệt theo Quyết định số 485/QĐ-TNMT ngày 19/3/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B)

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt được xử lý theo sơ đồ sau: Nước thải sinh hoạt → bể tự hoại 3 ngăn → hệ thống thoát nước thải

→ hệ thống hồ lắng (5 hồ ngoài khu vực Dự án) → nguồn tiếp nhận (suối nhánh của suối Khau Củm)

- Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án được chảy qua hệ thống mương thoát nước mưa → hố ga → hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Nhà máy → hệ thống hồ lắng (5 hồ ngoài khu vực Dự án) → nguồn tiếp nhận (suối nhánh của suối Khau Củm)

Do dự án chỉ có một lượng nhỏ nước thải sinh hoạt đã qua xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn, không xả nước thải sản xuất nên không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước mặt trên địa bàn.

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Hệ thống thu gom và thoát nước mưa của Dự án không thay đổi so với nội dung báo cáo ĐTM đã đượcphê duyệt tại Quyết định số 485/QĐ-TNMT ngày 19/3/2021 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tách riêng nước mưa và nước thải sản xuất Nước mưa được thu gom, chảy qua các hố ga để lắng cát, đất, đá và các vật rắn khác, sau đó thoát vào hệ thống hồ lắng (5 hồ ngoài khu vực dự án) rồi vào nguồn tiếp nhận là (suối nhánh của suối Khau Củm)

- Công suất, quy mô, kích thước

Mặt bằng thu gom nước mưa là toàn bộ diện tích dự án rộng 135.068,7m 2 Chiều dài tuyến mương thoát nước là 720m, kích thước mương hình chữ nhật điển hình rộng 0,4m x cao 0,4m Các hố lắng có kích thước DxRxC = 1m x 1m x 1,5m, bố trí cách nhau khoảng 100m

- Thiết kế, cấu tạo và quy trình công nghệ

Hệ thống thu gom thoát nước mưa được xây dựng xung quanh khu vực dự án và dọc các tuyến đường nội bộ, có cấu tạo bằng bê tông chống thấm dày 0,1m Hố ga lắng được xây bằng bê tông dày 0,2m

Sơ đồ thu gom nước mưa khu vực dự án như sau:

Nước mưa chảy tràn qua → Hệ thống mương thoát nước mưa → Hố ga → Hệ thống mương thoát nước mưa → Hệ thống hồ lắng (5 hồ ngoài khu vực dự án) → Nguồn tiếp nhận (suối nhanh của suổi Khau Củm)

Hình 3.Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn trên bề mặt khu liên hợp

- Các vấn đề liên quan khác Định kỳ hàng tuần dọn dẹp vệ sinh, tránh xảy ra tắc nghẽn dòng chảy

Rãnh thu gom nước mưa Hố ga Hồ lắng số 3,

Hình 4 Rãnh thu gom nước mưa

1.2 Thu gom, thoát nước thải

Hệ thống thu gom nước thải của Dự án không thay đổi so với nội dung báo cáo ĐTM đã đượcphê duyệt tại Quyết định số 485/QĐ-TNMT ngày 19/3/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

1.2.1 Hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt

Nước thải từ nhà bếp, từ nơi rửa chân tay công nhân được chảy qua hệ thống song chắn rác rồi chảy vào bể tự hoại 3 ngăn cùng với nước thải từ nhà vệ sinh

- Ống nhựa đường kính 18 cm (nối từ vị trí phát sinh nước thải sinh hoạt như bồn cầu, khu vực vệ sinh, nhà ăn, ) đến bể tự hoại

- Nước thải sau khi xử lý qua bể tự hoại sẽ được dẫn theo hệ thống ống PVC 110mm chảy ra hồ lắng số 3

Hình 5.Sơ đồ mô tả hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt

Nước thải từ nhà bếp, từ nơi rửa nhựa rơi vãi, rửa chân tay công nhân

Nước thải từ nhà vệ sinh

Bể tự hoại 3ngăn cải tiến

Hệ thống các hồ lắng 4, 5

Nước thải từ khu vực nấu ăn sẽ qua hệ thống song chắn rác và bẫy dầu mỡ trước khi được dẫn vào bể tự hoại xử lý cùng với các loại nước thải sinh hoạt còn lại

Hình 6 Sơ đồ hệ thống thoát nước thải của dự án

Nước thải của Công ty sau xử lý đạt tiêu chuẩn được xả vào nguồn tiếp nhận theo giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đã được cơ quan chức năng cấp Cụ thể, nước thải từ dự án được xả vào khe suối phụ lưu của suối Khau Củm, vị trí tại thôn Bản Lắc, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tọa độ X$49268, Y@4782

1.2.2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải sản xuất

Nước thải phát sinh từ công đoạn vệ sinh thiết bị, nhà xưởng được thu gom vào vào rãnh thu xung quanh nhà xưởng, nước thải sẽ được lắng tại các hố ga trước khi vào hồ lắng số 3 Nước thải nếu nhiễm dầu mỡ được thu gom như sau: Sử dụng vải tách dầu mỡ tại miệng hố ga lắng trước khi xả nước ra hệ thống thu gom nước thải của dự án Loại vải này có khả năng ngăn dầu mỡ trong nước Định kỳ sẽ thay thế loại vải này Vải nhiễm dầu mỡ này được xử lý như chất thải nguy hại (cùng chung danh mục ghẻ lau nhiễm dầu mỡ)

* Nước thải nhà máy luyện chì:

- Nước làm nguội xỉ: Nước làm nguội xỉ được lấy từ bể nước sản xuất chính của nhà máy Sau khi làm nguội xỉ xong được bơm tuần hoàn lên máng xỉ một phần thừa sẽ thải xuống hồ lắng số 3 và lại được bơm tuần hoàn tại hồ lắng số 5 lên bể nước sản xuất chính của nhà máy

Toàn bộ nước làm mát được tận dụng hồi lưu quay vòng trở lại nên không thải ra ngoài do vậy không có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

-Nước làm mát vỏ lò: Được tuần hoàn theo hệ thống như sau: Nước từ bể chứa nước số 1 đặt trong nhà máy được dẫn qua vỏ lò làm mát vỏ lò và được thải ra qua hệ thống máng thu, qua đường ống và dẫn vào bể nước số 2 đặt trong nhà máy Tại đây nước được làm mát và được bơm lên bể số 1 theo một chu trình khép kín Nước bổ sung thêm cho quá trình được sung cấp từ các bể nước chính 150 m 3 cung cấp nước cho nhà máy

* Nước thải nhà máy bột oxit kẽm

- Nước thải dập xỉ lò: Xỉ lò quay sau khi được tháo ra, sẽ được đổ xuống bể làm mát phía dưới cửa lò Lượng nước dùng làm mát này một phần bốc hơi Còn lại sẽ được sử dụng tuần hoàn Lượng nước cấp mới cho bể được cấp từ bể chứa nước sản xuất

- Nước làm mát hệ thống lò: Toàn bộ lượng nước làm mát sẽ được thu lại bằng các bể phía dưới lò Sau đó, lượng nước này được bơm quay trở lại bể chứa, tiếp tục tuần hoàn để sử dụng làm mát Lượng nước cấp mới cho bể được cấp từ bể chứa nước sản xuất

Nước thải dập bụi cũng được đưa về bể tuần hoàn để lắng bụi

* Nước thải xưởng tuyển quặng xỉ sắt

Nước nghiền và tuyển từ ướt xỉ sắt sau khi tuyển và nghiền thì chuyển ra hồ lắng số 3 và để lắng sau đó nước trong được bơm tuần hoàn lại dùng cho việc nghiền và tuyển từ ướt, không có nước thải ra ngoài môi trường Chỉ có bổ sung nước mới Lượng nước cấp cho máy tuyển từ là 540 m 3 /ngày.đêm, lượng nước bổ sung do hao hụt khoảng 3 m 3 /ngày.đêm

* Hệ thống tuần hoàn nước thải sản xuất

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 34 Quy trình công nghệ thu hồi và xử lý bụi phát sinh từ sản xuất: Nhà máy luyện chì

Quy trình công nghệ thu hồi và xử lý bụi phát sinh từ sản xuất:

Hệ thống lọc bụi túi vải để thu hồi liệu: 03 hệ thống lọc bụi túi vải để thu hồi bụi phát sinh từ các công đoạn thiêu kết và luyện chì có hiệu suất giữ lại >99% bụi Quy trình công nghệ như sau: bụi → lọc bụi túi vải → thu hồi để sử dụng làm liệu

Nhà máy bột kẽm oxit

Hệ thống lọc bụi túi vải để thu hồi bột kẽm oxit: 01 hệ thống lọc bụi túi vải để thu hồi bột kẽm oxit có hiệu suất giữ lại >99% bụi Quy trình công nghệ như sau: bụi → lọc bụi túi vải → thu hồi bột kẽm oxit

Khu vực nhà xưởng: Hệ thống phun nước, dập bụi khu vực nhà xưởng tập kết nguyên liệu

Quy trình xử lý khí SO 2 trong khí thải:

Hệ thống xử lý khí SO2 nhà máy luyện chì là công nghệ xử lý SO2 bằng dung dịch sữa vôi Quy trình công nghệ: Khí thải → tháp khử SO2 bằng dung dịch sữa vôi

Hệ thống xử lý khí SO2 nhà máy bột kẽm oxit là công nghệ xử lý SO2 bằng dung dịch sữa vôi Quy trình công nghệ: Khí thải → tháp khử SO2 bằng dung dịch sữa vôi → ống thải

Bảng 11 Giới thiệu tóm tắt các công trình xử lý bụi, khí thải

TT Tên công trình Mô tả Chức năng Ghi chú

Hệ thống lọc bụi cho công đoạn thiêu kết (NM chì)

Lọc bụi túi vải có hiệu suất lọc bụi

Lọc và làm giảm nồng độ bụi phát thải ra môi trường trong quá trình thiêu kết, thu hồi bụi để sử dụng làm liệu cũ

Hệ thống lọc bụi túi vải cho lò luyện chì số 1

Lọc bụi túi vải có hiệu suất lọc bụi

Lọc và làm giảm nồng độ bụi phát thải ra môi trường trong quá trình luyện chì và đồng xử lý chất thải, thu hồi bụi để sử dụng làm liệu cũ

Hệ thống lọc bụi túi vải cho lò luyện chì số 2

Lọc bụi túi vải có hiệu suất lọc bụi

Lọc và làm giảm nồng độ bụi phát thải ra môi trường trong quá trình luyện chì và đồng xử lý chất thải, thu hồi bụi để sử dụng làm liệu Đầu tư mới

Hệ thống lọc bụi túi vải tại nhà máy bột kẽm oxit

Lọc bụi túi vải có hiệu suất lọc bụi

Lọc và thu hồi bột kẽm oxit Đầu tư mới

TT Tên công trình Mô tả Chức năng Ghi chú

Hệ thống xử lý khí hấp thụ khí

SO2 công đoạn thiêu kết (NM chì)

Hấp thụ khí SO2 bằng dung dịch sữa vôi, hệ số hấp thụ SO2 98%

Làm giảm nồng độ của khí

SO2 trong khí thải từ công đoạn thiêu kết trước khi thải vào nguồn tiếp nhận cũ

Hệ thống xử lý khí hấp thụ khí

SO2 lò luyện chì số 1

Hấp thụ khí SO2 bằng dung dịch sữa vôi, hệ số hấp thụ SO2 98%

Làm giảm nồng độ của khí

SO2 trong khí thải từ công đoạn thiêu kết trước khi thải vào nguồn tiếp nhận cũ

Hệ thống xử lý khí hấp thụ khí

SO2 lò luyện chì số 2

Hấp thụ khí SO2 bằng dung dịch sữa vôi, hệ số hấp thụ SO2 98%

Làm giảm nồng độ của khí

SO2 trong khí thải từ công đoạn thiêu kết trước khi thải vào nguồn tiếp nhận Đầu tư mới

Hệ thống xử lý khí hấp thụ khí

SO2 công đoạn chế biến bột kẽm oxit

Hấp thụ khí SO2 bằng dung dịch sữa vôi, hệ số hấp thụ SO2 98%

Làm giảm nồng độ của khí

SO2 trong khí thải từ công đoạn thiêu kết trước khi thải vào nguồn tiếp nhận Đầu tư mới

2.1 Hệ thống lọc bụi cho công đoạn thiêu kết

Lọc và làm giảm nồng độ bụi phát thải ra môi trường trong quá trình thiêu kết, thu hồi bụi để sử dụng làm liệu

- Công suất, quy mô, kích thước

Lưu lượng khí thải máy thiêu kết là 80.000 m 3 /h, diện tích lọc bụi là 2.672m 2 , tổng số túi lọc là 1.000 túi Hiệu suất lọc bụi là >99%

- Thiết kế, cấu tạo và quy trình công nghệ

Buồng túi vải có kích thước dài 18.056mm, rộng 4.076mm và cao 4.006mm Vách buồng túi vải cấu tạo bằng thép tấm dày 6mm Khung treo túi vải được làm bằng thộp tấm, ống giú chớnh sử dụng thộp ống ỉ950, ống hỳt giú nhỏ ỉ500

Khí bụi thô được hút vào buồng lọc qua các cửa hút Tại đây khí và các hạt sẽ bị giảm vận tốc dẫn tới các hạt tỷ trọng lớn sẽ rơi xuống dưới và đi ra ngoài Phần khí sạch đi qua túi lọc và thoát ra ngoài Các hạt bụi nhỏ hơn sẽ bám lại trên bề mặt của túi lọc

Quá trình làm sạch túi lọc thực hiện rung rũ túi Phương pháp sử dụng là rung rũ xả khí nén để rung rũ, với áp lực mạnh, các hạt bụi bám trên bề mặt túi rơi xuống dưới và đưa ra ngoài qua thiết bị thu

Hình 11.Nguyên lý hoạt động của buồng thu bụi túi vải

Hình 12.Sơ đồ dòng khí đi qua hệ thống lọc bụi túi vải

Sử dụng máy nén khí 55kw tạo khí nén để rung rũ túi vải

- Các vấn đề liên quan khác

Quy trình vận hành an toàn của hệ thống lọc bụi túi vải được đặt tại khu vực ra vào xưởng luyện chì

2.2 Hệ thống lọc bụi cho lò luyện chì số 1

Lọc và làm giảm nồng độ bụi phát thải ra môi trường trong quá trình luyện chì hồi bụi để sử dụng làm liệu

- Công suất, quy mô, kích thước

Lưu lượng khí thải lò luyện chì số 1 là 70.000m 3 /h Diện tích lọc là 1.130 m 2 Hiệu suất lọc bụi >99% Hệ thống thu bụi túi vải được đặt trong buồng túi vải xây bằng gạch, diện tích buồng túi vải 22,5 × 16,5 = 371 m 2 với 600 túi vải

- Thiết kế, cấu tạo và quy trình công nghệ

Buồng túi vải thiết kế 2 tầng, mặt sàn tầng 2 cấu tạo bằng thép, có các lỗ treo tỳi vải kớch thước ỉ500 Ống hỳt giú kớch thước ỉ1.000 Tỳi vải lọc bụi Nomex x 500gsm; Kớch thước: ỉ150 x L4.000(mm); độ dày vải: 2,2-2,5 (mm); Nhiệt độ làm việc tối đa cho phép: tối đa 240 0 C; Khả năng thoát khí: 450-550 (L/m 2 /s); Trọng lượng riêng: 500 (g/mm 2 )

Quy trình công nghệ của hệ thống tương tự như hệ thống lọc bụi túi vải công đoạn thiêu kết Khí bụi thô được hút được hút vào buồng lọc qua các cửa hút Tại đây khí và các hạt sẽ bị giảm vận tốc dẫn tới các hạt tỷ trọng lớn sẽ rơi xuống dưới và đi ra ngoài Phần khí sạch đi qua túi lọc và thoát ra ngoài Các hạt bụi nhỏ hơn sẽ bám lại trên bề mặt của túi lọc

Quá trình làm sạch túi lọc thực hiện rung rũ túi Phương pháp sử dụng là rung rũ xả khí nén để rung rũ Các hạt bụi bám trên bề mặt túi rơi xuống dưới và đưa ra ngoài qua thiết bị thu

Buồng thu bụi túi vải có thiết kế chống sét với các kim thu sét D16, dài 1,5m, dây dẫn sét D10, dây tiếp địa bằng thép dẹt 40×4, cọc tiếp địa L63×63×6

- Các vấn đề liên quan khác

Quy trình vận hành an toàn của hệ thống lọc bụi túi vải được đặt tại khu vực ra vào xưởng luyện chì

2.3 Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống lọc bụi cho lò luyện chì số 2

Lọc và làm giảm nồng độ bụi phát thải ra môi trường trong quá trình luyện chì thu hồi bụi để sử dụng làm liệu

- Công suất, quy mô, kích thước

Lưu lượng khí thải lò luyện chì số 2 là 70.000m 3 /h, diện tích lọc bụi là 2.672m 2 , tổng số túi lọc là 1.000 túi Hiệu suất lọc bụi >99%

- Thiết kế, cấu tạo và quy trình công nghệ

Buồng túi vải có kích thước dài 18.056mm, rộng 4.076mm và cao 4.006mm Vách buồng túi vải cấu tạo bằng thép tấm dày 6mm Khung treo túi vải được làm bằng thộp tấm, ống giú chớnh sử dụng thộp ống ỉ950, ống hỳt giú nhỏ ỉ500

Quy trình công nghệ của hệ thống tương tự như hệ thống lọc bụi túi vải công đoạn thiêu kết Khí bụi thô được hút được hút vào buồng lọc qua các cửa hút Tại đây khí và các hạt sẽ bị giảm vận tốc dẫn tới các hạt tỷ trọng lớn sẽ rơi xuống dưới và đi ra ngoài Phần khí sạch đi qua túi lọc và thoát ra ngoài Các hạt bụi nhỏ hơn sẽ bám lại trên bề mặt của túi lọc

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

Toàn bộ rác sinh hoạt sẽ được thu gom vào các thùng rác 60L đặt tại các vị trí thuận lợi và thuê đơn vị có chức năng thu gom, xử lý đúng quy định

Chất thải rắn công nghiệp thông thường: Trong các phân xưởng bố trí các khu vực lưu giữ tạm thời, đưa về kho chứa Ký hợp đồng với đơn vị đủ chức năng thu gom và vận chuyển về khu xử lý đúng quy định

Bùn thải phát sinh từ hệ thống thu gom và thoát nước mưa, từ hệ thống bể tự hoại được định kỳ thu gom và ký hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển về khu xử lý đúng quy định

- Chức năng của kho chứa

Lưu chứa các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường trước khi bàn giao cho đơn vị có đủ chức năng thu gom, xử lý đúng quy định

- Công suất, quy mô, kích thước

Kho chứa chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường có diện tích 15,36 m 2 , dài 4,8 m, rộng 3,2 m

- Thiết kế, cấu tạo và quy trình công nghệ

Kho chứa thiết kế nhà cấp 4 mái nghiêng hướng về phía sau, phía trước mái cao 3m, phía sau mái cao 2,3m, cột đổ bê tông dày 0,2m, tường xây gạch dày 0,11m Móng xây đá hộc, nền đất đầm chặt dày 0,4m Cửa ra vào nhà kho cao 1,8 m, rộng 0,8 m

Kho chứa được bố trí đầy đủ biển báo và các trang bị PCCC theo quy định.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

4.1 Dự báo khối lượng CTNH phát sinh trong quá trình vận hành

Dự báo khối lượng và thành phần của CTNH phát sinh khi vận hành như sau:

Bảng 12 Dự báo thành phần rác thải phát sinh khi vận hành

TT Loại chất thải Đơn vị tính

- Xỉ thải lò quạt gió Tấn/năm 7.800 05 03 01 Rắn

- Bộ lọc dầu đã qua sử dụng Kg/năm 3 15 01 02 Rắn

- Găng tay, giẻ lau dính dầu Kg/năm 630 18 02 01 Rắn

- Bao bì cứng thải bằng nhựa Kg/năm 180 18 01 03 Rắn

- Bóng đèn huỳnh quang thải Kg/năm 10 16 01 06 Rắn

- Dầu thải Kg/năm 50 15 01 07 Lỏng

2 Nhà máy chế biến kẽm oxit

- Quặng đuôi xỉ Tấn/năm 38.472 05 04 05 Rắn

- Bùn thải khu dập xỉ Tấn/năm 1,92 05 04 05 Rắn

- Bộ lọc dầu đã qua sử dụng Kg/năm 10 15 01 02 Rắn

TT Loại chất thải Đơn vị tính

- Găng tay, giẻ lau dính dầu Kg/năm 288 18 02 01 Rắn

- Bao bì cứng thải bằng nhựa Kg/năm 10 18 01 03 Rắn

- Bóng đèn huỳnh quang thải Kg/năm 20 16 01 06 Rắn

- Dầu thải Kg/năm 100 15 01 07 Lỏng

Chất thải nguy hại được đưa về nhà máy để đồng xử lý trong lò ống quay có khối lượng khoảng 32.730 tấn/năm có thành phần là bụi lò công nghiệp; chất thải nguy hại được đưa về nhà máy để đồng xử lý trong lò luyện chì có khối lượng khoảng 6.000 tấn/năm có thành phần là bã chì từ thủy luyện kẽm

4.2 Các hạng mục công trình, thiết bị, lưu giữ và xử lý CTNH

4.2.1 Các hạng mục công trình thiết bị, lưu giữ và xử lý CTNH

Luyện cục quặng thiêu kết và nguyên liệu chứa chì khác không phải quặng sulfua sau khi được ép viên, kết hợp với đồng xử lý CTNH để tách tối đa chì kim loại và thu được xỉ tiết kiệm nhất

Lò luyện có công suất thiết kế: 5.000 tấn chì thành phẩm/năm

- Thiết kế kiến trúc/cấu trúc:

Lò có hình trụ tròn Nồi lò được xây bằng gạch manhedit và vỏ bằng thép Tường lò là các két nước, xuyên qua các két nước là lỗ gió Đỉnh lò có cửa để nạp liệu từ trên xuống và nắp lò với đường ống dẫn khí lò ra hệ thống thu bụi xử lý khí Đáy lò có đường kính 1m, đường kính đỉnh lò là 1,5m

Nhiệt độ luyện chì ở vùng mắt gió thường khoảng 1.250 – 1.300 o C, ở vùng nồi lò khoảng 900 – 1.200 o C và cổ lò 250 – 400 o C Nguyên liệu nạp vào lò là tinh quặng chì cùng với trợ dung đã thiêu kết và CTNH đồng xử lý Nhiên liệu luyện chì dùng là than cốc có độ hạt 30 – 100mm Việc cấp liệu vào lò theo từng lớp: Cốc, chất trợ dung (nếu cho thêm) và cục thiêu kết (và/hoặc CTNH đồng xử lý)

Hình 16 Lò luyên chì số 1

Luyện cục quặng thiêu kết và nguyên liệu chứa chì khác không phải quặng sulfua sau khi được ép viên, kết hợp với đồng xử lý CTNH để tách tối đa chì thành kim loại và thu được xỉ tiết kiệm nhất

Lò luyện có công suất thiết kế: 5.000 tấn chì thành phẩm/năm

- Thiết kế kiến trúc/cấu trúc:

Lò có hình lăng trụ chữ nhật Lò cao 5,299m, rộng 1,8m, dài 4,222m Nồi lò được xây bằng gạch manhedit và vỏ bằng thép Tường lò là các két nước, xuyên qua các két nước là lỗ gió Đỉnh lò có cửa để nạp liệu từ trên xuống và nắp lò với đường ống dẫn khí lò ra hệ thống thu bụi xử lý khí

Nhiệt độ luyện chì ở vùng mắt gió thường khoảng 1.250 – 1.300 o C, ở vùng nồi lò khoảng 900 – 1.200 o C và cổ lò 250 – 400 o C Nguyên liệu nạp vào lò là tinh quặng chì cùng với trợ dung đã thiêu kết và CTNH đồng xử lý Nhiên liệu luyện chì dùng là than cốc có độ hạt 30 – 100mm Việc cấp liệu vào lò theo từng lớp: Cốc, chất trợ dung (nếu cho thêm) và cục thiêu kết (và/hoặc CTNH đồng xử lý)

Hình 17 Lò luyên chì số 2

4.2.1.3 Hệ thống lò ống quay luyện bột kẽm oxit

Luyện quặng kẽm oxit, kết hợp với đồng xỉ lý CTNH là xỉ luyện chì và bụi lò công nghiệp để thu bột kẽm oxit

Lò có công suất 15.000-30.000 tấn bột kẽm oxit/năm Thân lò có đường kính trong là 1,8 m, đường kính ngoài là 2,4 m và chiều dài 38 m

- Thiết kế kiến trúc/cấu trúc:

Lò hình ống, vỏ lò bằng thép, bên trong lót gạch chịu lửa, tuỳ từng vùng làm việc trong lò mà sử dụng loại gạch phù hợp, đầu lò thường dùng gạch samot tốt, phần làm việc chịu nhiệt cao dùng gạch crommanhedit

Lò được đặt trên hệ thống con lăn với độ nghiêng 3 – 5 o và quay với vận tốc 0,75 – 1 vòng/phút Đầu nạp liệu đặt cao và bố trí hệ thống cấp liệu, đây cũng là nơi dẫn khí lò ra hệ thống làm nguội và thu bụi kẽm oxit Đầu tháo xỉ ở đuôi lò cao 3,2m, rộng 3m, được đặt trên xe chạy trên đường ray và gắn kín ở đâu lò, ở đây lắp mỏ đốt và ống thổi không khí vào lò Phía dưới có phễu để thải xỉ, bố trí thiết bị làm nguội và tách than dư hoặc phun nước làm nguội xỉ.2.3.1.4 Hệ thống đóng bánh nguyên liệu chứa chì không phải quặng sulfua

- Chức năng: Ép viên các nguyên liệu chứa chì không phải quặng sulfua bao gồm chì oxit và CTNH là bùn thải từ thuỷ luyện kẽm, không cần qua thiêu kết, sản phẩm được để khô tự nhiên trước khi luyện trong lò luyện chì cùng với quặng đã thiêu kết để thu hồi chì kim loại

Diện tích xây dựng nhà xưởng: 384 m 2 ;

- Thiết kế kiến trúc/cấu trúc:

Nhà xưởng có kết cấu khung thép, mái tôn, tường lửng bao quanh nhà xưởng; Nền đổ bê tông kín khít

Khu ép viên gồm dây chuyền ép đóng bánh và bãi chứa nguyên liệu, phơi sản phẩm (các thiết bị phục vụ gồm: máy xúc lật, đập nghiền, sang thùng quay, băng tải, máy ép viên và xe vận chuyển đẩy tay)

Hình 18 Lò ống quay luyện bột kẽm oxit

4.2.1.4 Hệ thống đóng bánh nguyên liệu đầu vào

Hệ thống đóng bánh nguyên liệu chứa chì không phải quặng sulfua Ép viên các nguyên liệu chứa chì không phải quặng sulfua bao gồm chì oxit và CTNH là bùn thải từ thuỷ luyện kẽm, không cần qua thiêu kết, sản phẩm được để khô tự nhiên trước khi luyện trong lò luyện chì cùng với quặng đã thiêu kết để thu hồi chì kim loại

- Thiết kế kiến trúc/cấu trúc:

Nhà xưởng có kết cấu khung thép, mái tôn, không có tường bao che

- Hệ thống thiết bị sản xuất chính bao gồm:Sàng thùng quay tách bột chì; máy trộn liệu thùng; hệ thống băng tải; máy ép viên

Hình 19 Hệ thống đóng bánh nguyên liệu

4.2.1.5 Hệ thống thiết bị tuyển quặng xỉ sắt (máy nghiền bi, sàng rung, máy tuyển từ ướt)

Thu hồi quặng xỉ sắt từ bã xỉ lò ống quay sản xuất bột kẽm oxit

Hệ thống thiết bị được lắp đặt trong nhà xưởng có mái che có diện tích 1.509m 2 Công suất thu hồi tối đa 26.000 tấn/năm

- Thiết kế kiến trúc/cấu trúc:

Nhà xưởng có kết cấu khung thép, mái tôn, không có tường bao che Hệ thống thiết bị sản xuất chính bao gồm:

Bảng 13 Thiết bị chính tuyển quặng xỉ sắt

STT Tên thiết bị Số lượng Công suất Năm sản xuất

3 Máy tuyển từ ướt 1 3 kW 2010 75%

+ Máy nghiền bi: Được cấu tạo bao gồm thùng quay chứa bi thép có kích thước khác nhau ở bên trong thùng, hoạt động quay tròn thông qua truyền tải bánh răng ngoài, tốc độ quay khoảng 4 – 20 vòng/phút

+ Máy sàng rung: Máy sàng rung hình chữ nhật, chạy bằng động cơ có gắn trục lệch tâm, công suất động cơ 2,2kW Tốc độ rung lắc tối đa 1.000 vòng/phút

+ Máy tuyển từ ướt: Máy có thiết kế đơn giản, cấu tạo gồm 6 bộ phận chính: Thùng tròn, trục thùng, trục bàn chải, hệ từ, thùng, bộ phần truyền động Công suất động cơ 3kW, tốc độ quay trung bình 30 vòng/phút, công suất 15 – 45 tấn/giờ

Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Những công đoạn sản xuất phát sinh tiếng ồn lớn sẽ trang bị chụp tai chống ồn cho cán bộ, công nhân viên làm việc trực tiếp tại đây; các thiết bị, máy móc được bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ

- Tạo khoảng cách hợp lý giữa các thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép

- Phòng bảo dưỡng sẽ lên kế hoạch định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ hệ thống máy móc trong nhà máy

- Tính toán thiết kế các máy móc có đủ khối lượng, chiều sâu để làm giảm độ rung của thiết bị và bảo dưỡng thiết bị máy

- Tạo khoảng cách hợp lý giữa các thiết bị

- Trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân làm việc ở vị trí phát sinh tiếng ồn như nút bịt tai

- Bố trí thời gian lao động hợp lý cho người lao động nhằm giảm thời gian tiếp xúc với tiếng ồn

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ

- Tuyên truyền, giáo dục về mức độ nguy hại của tiếng ồn đến sức khỏe người lao động.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

6.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các rủi ro đến chất lượng nước ngầm, môi trường đất và hệ sinh thái

- Thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải theo đúng quy định

- Thực hiện quan trắc môi trường định kỳ nhằm phát hiện những biến đổi tiêu cực của môi trường, từ đó kịp thời có các biện pháp khắc phục

6.2 Biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ

Nguồn nước chữa cháy Được cung cấp từ bể nước sản xuất 120m 3 và các bể có dung tích nhỏ hơn trong khu liên hợp; từ các bể lắp đặt hệ thống cấp nước cho toàn bộ nhà máy, bố trí men theo đường; tại các vị trí như nhà văn phòng, nhà tập thể, nhà ăn, nhà xưởng lắp đặt các họng chờ chữa cháy Bể nước được đặt tại vị trí có độ chênh cao lớn nên khi chữa cháy nước đã đủ áp lực không cần bơm tăng áp

Lượng nước dùng chữa cháy

Sử dụng nước tại các bể đã có trong khu liên hợp, đáp ứng đủ lượng nước chữa cháy khi cần, các bể được bơm bổ sung liên tục từ suối Khau Củm qua các trạm bơm sẵn có trong và ngoài khu liên hợp

Bố trí tổng mặt bằng

Trên tổng mặt bằng, bố trí hệ thống chữa cháy theo quy phạm phòng cháy chữa cháy, giữa các khu vực để chừa khoảng cách đủ an toàn theo quy phạm, đối với những nơi dễ cháy nổ đều phải thiết lập đường chữa cháy thông thủy Đường trong nhà máy bố trí thông suốt đáp ứng đối với xe cứu hỏa

Hệ thống báo động chữa cháy

Căn cứ QCVN 06:2020/BXD – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình, phương án PCCC được tính đến cho công trình là bằng nước ở một số nhà xưởng kết hợp bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy lớn có bánh xe Một số nhà xưởng nhỏ dùng phương pháp chữa cháy bằng bình chữa cháy xách tay đặt tại vị trí dễ quan sát nhất của công trình

Lắp hệ thống báo động hỏa hoạn truyền thống như chuông báo cháy

Trạm bơm cấp nước phục vụ chữa cháy:Sử dụng chính bể nước tuần hoàn sản xuất là bể nước dự trữ cho chữacháy Bể nước dự trữ cho chữa cháy, đảm bảo dự trữ nước chữa cháy trong 3 giờ với lưu lượng 5,0 L/s

Nguồn nước dự trữ trong bể luôn phải đảm bảo, nên thiết kế nguồn nước cấp cho hệ thống PCCC lấy từ bể này đảm bảo đáp ứng chữa cháy trong nhiều giờ

Ngoài ra, áp dụng một số biện pháp cụ thể như sau:

- Lắp đặt các đèn báo hiệu, chuông báo cháy theo đúng tiêu chuẩn quy phạm tại các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao như: trạm điện, kho xăng dầu, kho chứa vật liệu, hóa chất, ;

- Kiểm tra định kỳ mức độ tin cậy của các thiết bị an toàn (báo cháy, chữa cháy,…) và có các biện pháp thay thế kịp thời;

- Quy định các nội quy an toàn lao động, hướng dẫn cụ thể về vận hành, an toàn cho máy móc, thiết bị Đồng thời kiểm tra chặt chẽ và có biện pháp xử lý đối với các cá nhân vi phạm;

- Các nguyên liệu dễ cháy được dự trữ và bảo quản tại kho riêng biệt, cách xa khu nhà ở của công nhân, có biển cảnh báo và được bao che để ngăn chặn chảy tràn lan khi có sự cố;

- Các máy móc, thiết bị phải có lý lịch kèm theo và phải được đo đạc theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật;

- Trang bị các phương tiện và thiết bị chữa cháy hiệu quả Kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu, các đường ống kỹ thuật sơn màu theo đúng tiêu chuẩn quy định;

- Trang bị các thiết bị phòng chống cháy nổ như bình CO2 và các phương tiện này luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động, đặt ở những nơi dễ nhìn, dễ lấy;

- Trong ca làm việc, nhân viên luôn có mặt tại các vị trí của mình và thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật về an toàn cháy nổ Khi phát hiện các sự cố bất thường phải báo cáo ngay với người có trách nhiệm để xử lý kịp thời;

- Tiến hành sửa chữa định kỳ các thiết bị máy móc và các trang thiết bị chống cháy nổ;

- Nhân viên sẽ được huấn luyện để thao tác đúng kỹ thuật và nắm vững các phương pháp xử lý các sự cố cháy nổ;

- Trang bị đầy đủ các trang phục bảo hộ lao động để hạn chế những tác hại cho công nhân: Quần áo bảo hộ lao động, mũ, găng tay, ;

- Trong khu vực có thể gây cháy, cần có biển báo cấm hút thuốc, không mang nguồn gây phát lửa vào khu vực như: bật lửa, diêm quẹt, các dụng cụ phát ra lửa do ma sát, tia lửa điện…;

- Trang bị hệ thống cứu hỏa gồm: một hệ thống lấy nước; van cứu hỏa; bình hơi, bình bọt chống cháy cho cá nhân

6.3 Biện pháp phòng ngừa sự cố tai nạn lao động

* Bố trí tổng mặt bằng

Bố trí tổng mặt bằng xem xét đến thiết bị công nghệ trong khu vực sản xuất và với yêu cầu đối với khu vực chữa cháy, khoảng cách bảo vệ an toàn Đồng thời đảm bảo không gian và đường đi để chữa cháy và duy tu sửa chữa

Bố trí tổng mặt bằng sử dụng phân luồng người và hàng hóa, thiết lập 02 cửa vào ra, tránh ảnh hưởng đến nhau Đường trong nhà máy sử dụng mặt đường bê tông, kết nối toàn bộ các tuyến đường trong nhà máy, có xem xét đến việc đi lại của xe cứu hỏa với tải trọng khi thực hiện công việc cứu hỏa; có thể đáp ứng yêu cầu bố trí sản xuất, chữa cháy, tuyến ống

* Biện pháp an toàn thiết kế xây dựng

- Thiết kế chống động đất:

Kiến trúc xây dựng của dự án này thực hiện nghiêm túc theo cường độ địa chấn tại địa phương

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Các phương tiện, thiết bị và công trình bảo vệ môi trường được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên trong quá trình sản xuất

Bảng 21 Các phương tiện, thiết bị và công trình bảo vệ môi trường được vệ sinh, bảo dưỡng

TT Tên phương tiện, thiết bị, công trình Nội dung thực hiện Tần suất thực hiện Ghi chú

Hệ thống lọc bụi cho các công đoạn thiêu kết

- Vệ sinh túi lọc bụi;

Hệ thống lọc bụi túi vải cho lò luyện chì số 1

- Vệ sinh túi lọc bụi;

Hệ thống lọc bụi túi vải cho lò luyện chì số 2

- Vệ sinh túi lọc bụi;

4 Hệ thống lọc bụi túi vải tại nhà máy bột

- Vệ sinh túi lọc bụi;

TT Tên phương tiện, thiết bị, công trình Nội dung thực hiện Tần suất thực hiện Ghi chú kẽm oxit

Hệ thống xử lý khí hấp thụ khí SO2 công đoạn thiêu kết

- Vệ sinh bóng hấp thụ

- Vệ sinh bảo dưỡng bơm

Hệ thống xử lý khí hấp thụ khí SO2 công đoạn luyện chì

- Vệ sinh bóng hấp thụ

- Vệ sinh bảo dưỡng bơm

Hệ thống xử lý khí hấp thụ khí SO2 công đoạn chế biến bột kẽm oxit

- Vệ sinh bóng hấp thụ

- Vệ sinh bảo dưỡng bơm

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại

- Bổ sung chế phẩm vi sinh tăng hiệu quả xử lý của hệ thống

- Thuê đơn vị có chức năng hút bùn thải định kỳ

- Bổ sung vi sinh định kỳ 6 tháng/1 lần

- Hút bùn thải định kỳ

Kho chứa chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường

- Vệ sinh thu dọn chất thải rơi vãi nếu có, thu gom vào đúng vị trí quy định

10 Kho chứa chất thải nguy hại số 1

- Vệ sinh thu dọn chất thải rơi vãi nếu có, thu gom vào đúng vị trí quy định

11 Kho chứa chất thải nguy hại số 2

- Vệ sinh thu dọn chất thải rơi vãi nếu có, thu gom vào đúng vị trí quy định

12 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

- Vệ sinh, thu gom rác thải, bùn đất bị cuốn trôi vào hệ thống thu gom

- Hàng ngày và trước mỗi đợt mưa

13 Hệ thống thu gom, thoát nước thải

- Vệ sinh, thu gom rác thải, bùn đất bị cuốn trôi vào hệ thống thu gom

14 Hệ thống phun nước dập bụi

- Kiểm tra, vệ sinh hệ thống đường ống dẫn nước, khắc phục các sự cố tắc, rò rỉ đường ống,…

TT Tên phương tiện, thiết bị, công trình Nội dung thực hiện Tần suất thực hiện Ghi chú hệ thống vòi phun

15 Hệ thống tuần hoàn nước thải sản xuất

- Kiểm tra hệ thống đường ống

- Kiểm tra hệ thống bơm

- Kiểm tra hệ thống điện Định kỳ 1 tháng/lần

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Các vấn đề khác trong việc thực hiện các nội dung của báo cáo ĐTM được phê duyệt đã được Công ty báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo công văn số 188/BKC-PC ngày 16/07/2021 về việc xin điều chỉnh biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “Điều chỉnh, mở rộng sản xuất khu chế biến chì, kẽm” tại xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

8.1 Về biện pháp bảo vệ môi trường

8.1.1.1 Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án

Dự án “Điều chỉnh, mở rộng sản xuất khu chế biến chì, kẽm” đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quyết định số 485/QĐ-BTNMT ngày 19/3/2021, danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án:

- Bốn (04) hệ thống lọc bụi túi vải (03 hệ thống lọc bụi túi vải để thu hồi liệu trong dây chuyền sản xuất nhà máy luyện chì; 01 hệ thống lọc bụi túi vải để thu hồi bột kẽm oxit tại nhà máy chế biến bột kẽm oxit);

- Ba (03) hệ thống xử lý khí thải hấp thụ khí SO2 bằng dung dịch sữa vôi (hai hệ thống ở nhà máy luyện chì; một hệ thống ở nhà máy chế biến bột kẽm oxit) được thải ra hai ống thải (ống khói);

- Hai (02) hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại, tổng dung tích là 15m 3 ;

- Một (01) kho chứa chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường có diện tích 12m 2 ;

- Hai (02) kho chứa chất thải nguy hại có tổng diện tích là 2.812m 2 (một kho có diện tích 12m 2 và một kho có diện tích 2.800m 2 );

- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa; hệ thống thu gom, thoát nước thải;

- Ba (03) hệ thống phun nước, dập bụi tại khu vực phối trộn nguyên liệu nhà máy luyện chì và nhà máy bột kẽm oxit và trên đường nội bộ nhà máy

Trên thực tế hoạt động của dự án cũng như trong nội dung báo cáo ĐTM tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, hệ thống thu bụi túi vải và tháp xử lý khí hấp thụ khí SO2 cũ được giữ lại để thu bụi và xử lý khí cho khí thải phát sinh từ lò luyện chì số 1 Do đó, tổng số lượng hệ thống xử lý khí thải hấp thụ khí SO2 bằng dung dịch sữa vôi tại cơ sở là bốn (04) hệ thống bao gồm: ba hệ thống ở xưởng luyện chì và một hệ thống ở xưởng chế biến bột kẽm oxit

8.1.1.2 Xử lý bụi và khí thải từ lò luyện bột kẽm oxit

Theo báo cáo ĐTM đã phê duyệt, hệ thống xử lý khí thải hấp thụ khí SO2 bằng sữa vôi có quy trình công nghệ như sau:

Khí thải → Tháp khử SO2 bằng dung dịch sữa vôi → Ống thải

Trong thực tế triển khai dự án, Công ty bổ sung thêm buồng giảm nhiệt độ, áp suấtsau tháp khử SO2 bằng dung dịch sữa vôi trước khi thải vào môi trường qua ống thải Quy trình công nghệ điều chỉnh như sau:

Khí thải → Tháp khử SO2 bằng dung dịch sữa vôi → Buồng giảm nhiệt độ, áp suất → Ống thải

* Thiết kế, cấu tạo buồng giảm áp:

Buồng giảm nhiệt độ và áp suất có kích thước 4.500×2.500×5.197 bằng gạch chịu lực XMV#50, móng gia cố bằng đá hộc, tường chát XMV #50 nền đổ bê tông

#200 dầy 0,5 Buồng được chia thành 02 ngăn bằng tường lửng nhằm thay đổi hướng di chuyển của dòng khí để giảm áp xuất và nhiệt độ của dòng khí trước khi thải ra ngoài qua ống khói

8.1.2 Nước thải tuyển xỉ sắt

Theo báo cáo ĐTM được phê duyệt, nước thải tuyển xỉ sắt được tuần hoàn qua hệ thống hồ lắng, không thải ra ngoài môi trường

Trong thực tế triển khai dự án, Công ty bổ sung thêm hệ thống bể tuần hoàn nước thải tuyển xỉ sắt Nước thải tuyển xỉ sắt sẽ được tuần hoàn triệt để qua hệ thống bể lắng gồm 4 bể có kích thước 4×7×1,5m Nước thải tuyển xỉ sắt được tuần hoàn 100%, không thải vào môi trường

Nước tuyển xỉ sắt → Bể số 1 → Bể số 2 → Bể số 3 → Bể số 4 → Bể nước tuyển xỉ sắt

Nước cấp tuyển xỉ sắt được sử dụng trong quá trình tuyển xỉ, nước thải sau đó qua hệ thống bể tuần hoàn lần lượt từ bể số 1 đến bể số 2, bể số 3, bể số 4 Quá trình đó giúp các cặn bẩn được lắng lại dưới đáy bể Nước lắng sau bể số 4 sẽ được bơm tuần hoàn lại bể nước cấp tuyển xỉ sắt

Cặn lắng thu gom từ bể tuần hoàn nước tuyển xỉ sắt được quản lý cùng với quặng đuôi xỉ và được Công ty quản lý theo quy định hiện hành

8.2 Về giám sát môi trường

8.2.1 Giám sát môi trường giai đoạn thi công

8.2.1.1 Chương trình giám sát nước thải sinh hoạt

Theo báo cáo ĐTM được phê duyệt, chương trình giám sát nước thải sinh hoạt như sau:

- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại cửa xả nước thải sau xử lý ra nguồn tiếp nhận

- Tần suất giám sát; 03 tháng/lần

- Thông số giám sát: chất rắn lơ lửng (SS), BOD5, COD, Tổng Nitơ (N), Tổng Phốt pho (P)

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, (Cột B) (hệ số K = 1,2)

Tuy nhiên, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT không quy định giá trị giới hạn của thông số “chất rắn lơ lửng (SS)” mà thay vào đó là thông số “Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)”, do đó Công ty không giám sát thông số “Chất rắn lơ lửng (SS)” và thay bằng thông số “Tổng chất rắn lơ lửng

Chương trình giám sát nước thải sinh hoạt được điều chỉnh như sau:

- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại cửa xả nước thải sau xử lý ra nguồn tiếp nhận

- Tần suất giám sát; 03 tháng/lần

- Thông số giám sát: Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), BOD5, COD, Tổng Nitơ (N), Tổng Phốt pho (P)

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, (Cột B) (hệ số K = 1,2)

8.2.1.2 Chương trình giám sát chất lượng nước mặt

Theo báo cáo ĐTM được phê duyệt, chương trình giám sát chất lượng nước mặt như sau:

- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại suối tiếp nhận nước thải của dự án là suối nhánh của suối Khau Củm có vị trí cách điểm xả 100m về phía hạ lưu

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

- Thông số giám sát: chất rắn lơ lửng (SS), pH, BOD5, COD, TSS, Amoni, Tổng Nitơ (N), Tổng Phốt pho (P), dầu mỡ khoáng

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (Cột B1)

Tuy nhiên, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08-MT:2015/BTNMT không quy định giá trị giới hạn của thông số “chất rắn lơ lửng (SS)”, do đó Công ty không giám sát thông số “chất rắn lơ lửng (SS)” trong nước mặt thay bằng thông số “Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)”

Chương trình giám sát chất lượng nước mặt được điều chỉnh như sau:

- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại suối tiếp nhận nước thải của dự án là suối nhánh của suối Khau Củm có vị trí cách điểm xả 100m về phía hạ lưu

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

- Thông số giám sát: pH, BOD5, COD, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Amoni, Tổng Nitơ (N), Tổng Phốt pho (P), dầu mỡ khoáng

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (Cột B1)

8.2.2 Giám sát môi trường giai đoạn vận hành

8.2.2.1 Chương trình giám sát nước thải sinh hoạt

Theo báo cáo ĐTM được phê duyệt, chương trình giám sát nước thải sinh hoạt như sau:

- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại cửa xả nước thải sau xử lý ra nguồn tiếp nhận

- Tần suất giám sát; 03 tháng/lần

- Thông số giám sát: chất rắn lơ lửng (SS), BOD5, COD, Tổng Nitơ (N), Tổng Phốt pho (P)

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, (Cột B) (hệ số K = 1,2)

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

1.1 Nguồn phát sinh nước thải

- Nguồn số 01: Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên nhà máy gồm 02 bể xử lý nước thải sinh hoạtvà nước thải từ khu vực bếp ăn tập thể Nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B)

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.Nước thải sinh hoạt được xử lý theo sơ đồ sau: Nước thải sinh hoạt → bể tự hoại 3 ngăn → hệ thống thoát nước thải

→ hệ thống hồ lắng (5 hồ ngoài khu vực Dự án) → nguồn tiếp nhận (suối nhánh của suối Khau Củm)

+ Lưu lượng lớn nhất:15m 3 /ngày;

+ Các chất gây ô nhiễm: TSS, BOD5, COD, tổng nitơ (N), tổng phốt pho (P), coliform.QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, (Cột B)(hệ số K = 1,2)

+ Vị trí xả thải: Vị trí tiếp nhận nước thải của Khu liên hợp là khe nước nhánh của suối Khau Củm, tọa độ: X$49268; Y@4782 (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106 o 30’ múi chiếu 3 o )

+ Phương thức xả thải: Tự chảy.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

- Nguồn số 01: Khí thải lò luyện chì số 1 và số 2 (Hoạt động luân phiên)

+ Lưu lượng tối đa 2 lò: 70.000 m 3 /giờ;

- Nguồn số 02: Khí thải hệ thống thiêu kết

+ Lưu lượng tối đa: 80.000 m 3 /giờ;

- Nguồn số 03: Khí thải lò sản xuất bột kẽm oxit

+ Lưu lượng tối đa: 12.000m 3 /giờ

2.2.Dòng khí thải, vị trị xả thải, lưu lượng, các chất gây ô nhiễm và giá trị giới hạn

- Dòng khí thải số 01: Ống khói nhà máy luyện chì Tưng ứng với nguồn số 01 và 02

+ Tọa độ vị trí xả thải:X$49216; Y@5298(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106 o 30’ múi chiếu 3 o )

+ Lưu lượng xả khí thải lớn nhất:80.000 m 3 /giờ

+ Phương thức xả khí thải: Khí thải sau khi xử lý được xả ra môi trường qua ống khói, xả liên tục

+ Các chất gây ô nhiễm và giá trị giới hạn:Bụi; SO2; NO2; CO; Chì và hợp chất (tính theo Pb); Kẽm và hợp chất (tính theo Zn) Giá trị giới hạn theo QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B (hệ số Kp=0,9; Kv=1,0)

- Dòng khí thải số 02: Ống khói nhà máy sản xuất bột kẽm oxit Tưng ứng với nguồn số 03

+ Tọa độ vị trí xả thải:X$49513; Y@5086(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106 o 30’ múi chiếu 3 o )

+ Lưu lượng xả khí thải lớn nhất: 12.000 m 3 /giờ

+ Phương thức xả khí thải: Khí thải sau khi xử lý được xả ra môi trường qua ống khói, xả liên tục

+ Các chất gây ô nhiễm và giá trị giới hạn:Bụi; SO2; NO2; CO; Chì và hợp chất (tính theo Pb); Kẽm và hợp chất (tính theo Zn).Giá trị giới hạn theo QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B (Kp=1; Kv=1,0)

- Vị trí xả khí thải của 2 ống khói:Khu liên hợp các nhà máy chế biến khoáng sản Chợ Đồn, thôn Bản Lắc, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

- Nguồn số 1: Khu vực lòluyện chì Tọa độX$49216; Y@5298(Hệ tọa độ

VN2000, kinh tuyến trục 106 o 30’ múi chiếu 3 o )

- Nguồn số 2: Khu vực lò quaysản xuất bột kẽm oxit Tọa độ X$49513; Y@5086(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106 o 30’ múi chiếu 3 o )

- Nguồn số 3: Khu vực xưởng ép viên Tọa độ X$49442; Y@5152(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106 o 30’ múi chiếu 3 o )

- Nguồn số 4: Dây chuyền thiêu kết Tọa độ X$49408; Y@5214(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106 o 30’ múi chiếu 3 o )

- Nguồn số 5: Trạm bơm Tọa độ X$49407; Y@5163(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106 o 30’ múi chiếu 3 o )

- Nguồn số 6: Nhà quạt gió nhà máy luyện chì Tọa độ X$49413; Y@5176(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106 o 30’ múi chiếu 3 o )

- Nguồn số 7: Nhà quạt hút sau buồng túi vải.Tọa độ X$49328; Y@5250(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106 o 30’ múi chiếu 3 o )

3.3 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn, độ rung đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, khu vực thông thường; QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, khu vực thông thường.

Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải

4.1 Công trình, hệ thống xử lý chất thải nguy hại

Các hạng mục công trình phục vụ việc xử lý CTNH được trình bày dưới bảng sau:

Bảng 22 Công trình, hệ thống xử lý chất thải nguy hại

TT Tên phương tiện, thiết bị Công suất xử lý (Kg/năm) Phương án xử lý Ghi chú

1 Nhóm hệ thống, thiết bị xử lý chính

1.1 Lò luyện chì số 1 và số 2

(hai lò sản xuất luân phiên) 5.000.000 Đồng xử lý

1.2 Hệ thống lò ống quay sản xuất bột kẽm oxit

2 Nhóm hệ thống, thiết bị phụ trợ

Hệ thống đóng bánh nguyên liệu chứa chì không phải quặng sulfua, công suất 150 tấn/ngày

2.2 Hệ thống thiết bị tuyển quặng xỉ sắt 26.000.000 Tái chế

Lưu giữ tạm thời CTNH chờ đồng xử lý trong lò luyện chì và lò ống quay (Bột kẽm oxit)

4.2 Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý

Mã CTNH và khối lượng được phép xử lý được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 23 Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý

1 Bụi lò công nghiệp Rắn 32.730.000 05 01 01

05 01 04 Đồng xử lý trong lò ống quay

Bã chì từ thủy luyện kẽm

Bùn 6.000.000 05 10 01 Đồng xử lý trong lò luyện chì

3 Xỉ luyện chì Rắn 7.800.000 05 03 01 Đồng xử lý trong lò ống quay

4 Xỉ lò ống quay Rắn 38.472.000 05 07 01 Tuyển sắt

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC

Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện

1.1 Đơn vị thực hiện lấy mẫu, phân tích

Trong quá trình VHTN Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn kết hợp với đơn vị Tư vấn là Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường (CECT) và đơn vị lấy mẫu là Trung tâm Môi trường và Khoáng sản thuộc Công ty cổ phần đầu tư CM để lấy mẫu môi trường

Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường, trực thuộc Tổng cục Môi trường là đơn vị sự nghiệp dịch vụ công trong Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng tư vấn các vấn đề liên quan tới lĩnh vực môi trường; nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường trên phạm vi toàn quốc Trung tâm đã được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 (nay là Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014) của Chính phủ với mã số VIMCERTS 056; phòng thí nghiệm của Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường cũng đã được công nhận phù hợp theo ISO/IEC 17025:2005 với số hiệu VILAS 676

Trung tâm Môi trường và Khoáng sản thuộc Công ty cổ phần đầu tư CM hoạt động trong lĩnh vực quan trắc, lập hồ sơ thủ tục môi trường

- Trụ sở: LK 423, Khu đất dịch vụ Yên Lộ, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội;

- Website: http:www.moitruongkhoangsan.com

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0200966545-002 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố hà Nội cấp ngày 05 tháng 03 năm 2012, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 19 tháng 4 năm 2018.Giấy chứng nhận và Quyết định đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường, số hiệu VIMCERTS 034 Chứng chỉ công nhận Phòng phân tích chất lượng môi trường – Trung tâm môi trường và khoáng sản – chi nhánh Công ty Cổ phần đầu tư CM phù hợp với yêu cầu của ISO/IEC 17025: 2005, mã số Vilas 755

1.2 Thời gian, tần suất, thông số quan trắc

Bảng 24 Thời gian, tần suất, thông số quan trắc vận hành thử nghiệm

Loại mẫu Vị trí lấy mẫu Thời gian Tần suất Thông số

I Lấy mẫu trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý

Hệ thống nước tuần hoàn

Hệ thống nước tuần hoàn dập xỉ tại nhà máy bột kẽm oxit

Lần 1: Ngày 29/12/2021 Lần 2: Ngày 28/02/2022 Lần 3: Ngày 15/03/2022 Lần 4: Ngày 30/03/2022 Lần 5: Ngày 16/05/2022

Nhiệt độ, TSS Nước tuần hoàn

Tiêu chuẩn nội bộ tại Nhà máy (Nhiệt độ: GTGH 50 o C; TSS: GTGH 120 mg/L)

Hệ thống nước tuần hoàn của xưởng tuyển xỉ sắt

Khí thải sau xử lý Ống khói nhà máy luyện chì

Lưu lượng, bụi tổng, SO2, NO2,

CO, Chì và hợp chất, Kẽm và hợp chất

QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) (hệ số Kp=0,9 đối với khí thải luyện chì; Kp=1 đối với lò ống quay; Kv=1,0) Ống khói nhà máy bột kẽm oxit

II Lấy mẫu trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình

Hệ thống nước tuần hoàn

Hệ thống nước tuần hoàn dập xỉ tại nhà máy bột kẽm oxit Lần 1: Ngày 19/05/2022

Lần 2: Ngày 20/05/2022 Lần 3: Ngày 21/05/2022 Lần 4: Ngày 22/05/2022 Lần 5: Ngày 23/05/2022 Lần 6: Ngày 24/05/2022 Lần 7: Ngày 25/05/2022

Nhiệt độ, TSS Nước tuần hoàn

Tiêu chuẩn nội bộ tại Nhà máy (Nhiệt độ: GTGH 50 o C; TSS: GTGH 120 mg/L)

Hệ thống nước tuần hoàn của xưởng tuyển xỉ sắt

Khí thải sau xử lý Ống khói nhà máy luyện chì

Lưu lượng, bụi tổng, SO2, NO2,

CO, Chì và hợp chất, Kẽm và hợp chất

QCVN 19:2009/BTNMT (cột B)(hệ số Kp=0,9 đối với khí thải luyện chì; Kp=1 đối với lò ống quay; Kv=1,0) Ống khói nhà máy bột kẽm oxit

Bảng 25 Phương pháp đo đạc, lấy, phân tích mẫu

TT Thông số Phương pháp đo đạc, phân tích

1 Lưu lượng US EPA Method 2

2 Bụi tổng US EPA Method 5

3 Chì (Pb) US EPA Method 29

7 NOx _NO2 SOP-MTKS-ĐKT 09/01 + SOP-

1.4 Kết quả quan trắc và nhận xét, đánh giá

1.4.1 Đánh giá kết quả phân tích hệ thống nước tuần hoàn

1.4.1.1 Trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý

Hệ thống nước tuần hoàn của nhà máy trong phạm vi báo cáo này bao gồm hệ thống nước tuần hoàn dập xỉ tại nhà máy sản xuất bột kẽm oxit và hệ thống nước tuần hoàn của xưởng tuyển xỉ sắt Nước tuần hoàn được tái sử dụng để dập xỉ và làm mát, tuyệt đối không thải ra ngoài môi trường

Trong giai đoạn này số mẫu được lấy là 05 mẫu Dưới đây là bảng kết quả phân tích của hệ thống nước tuần hoàn trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất:

* Nước tuần hoàn tại nhà máy sản xuất bột kẽm ôxit

Bảng 26 Kết quả phân tích nước tuần hoàn dập xỉ của nhà máy bột kẽm oxit giai đoạn điều chỉnh hiệu suất

TT Thông số Đơn vị

GTGH (*) NT1-L1 NT1-L2 NT1-L3 NT1-L4 NT1-L5

- (*):Giá trị giới hạn, theo tiêu chuẩn nội bộ của Nhà máy đối với nước tuần hoàn;

- NT1-L1: Nước tuần hoàn dập xỉ tại nhà máy bột Kẽm Oxit lần 1 (2449575;405159);

- NT1-L2: Nước tuần hoàn dập xỉ tại nhà máy bột Kẽm Oxit lần 2 (2449575;405159);

- NT1-L3: Nước tuần hoàn dập xỉ tại nhà máy bột Kẽm Oxit lần 3 (2449575;405159);

- NT1-L4: Nước tuần hoàn dập xỉ tại nhà máy bột Kẽm Oxit lần 4(2449575;405159);

- NT1-L5: Nước tuần hoàn dập xỉ tại nhà máy bột Kẽm Oxit lần 5(2449575;405159)

- QCVN 40:2011/BTNMT (B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Cột B (Nhiệt độ: 40 o C; TSS: 100 mg/L)

Kết quả quan trắc, phân tích nước tuần hoàn của nhà máy bột kẽm ôxit tại 05 lần quan trắc trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý, cho thấy hệ thống nước tuần hoàn làm mát dập xỉ tốt, đạt tiêu chuẩn nội bộ của Nhà máy Chỉ có một số lần thông số TSS bị vượt nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất của nhà máy cũng như môi trường

- Giá trị thông số Nhiệt độ giao động từ 23,1 o C đến 28,7 o C

- Giá trị thông số TSS giao động từ 59,0 mg/L đến 114,1 mg/L

Nước tuần hoàn dập xỉ của nhà máy tuyệt đối không thải ra ngoài môi trường nên không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường nước trong khu vực

* Nước tuần hoàn của xưởng tuyển xỉ sắt

Bảng 27 Kết quả phân tích nước tuần hoàn của xưởng tuyển xỉ sắt giai đoạn điều chỉnh hiệu suất

TT Thông số Đơn vị

GTGH (*) NT2-L1 NT2-L2 NT2-L3 NT2-L4 NT2-L5

- (*): Giá trị giới hạn, theo tiêu chuẩn nội bộ của Nhà máy đối với nước tuần hoàn;

- NT2-L1: Nước tuần hoàn của xưởng tuyển xỉ sắt lần 1 (2449448;405033);

- NT2-L2: Nước tuần hoàn của xưởng tuyển xỉ sắt lần 2 (2449448;405033);

- NT2-L3: Nước tuần hoàn của xưởng tuyển xỉ sắt lần 3 (2449448;405033);

- NT2-L4: Nước tuần hoàn của xưởng tuyển xỉ sắt lần 4 (2449448;405033);

- NT2-L5: Nước tuần hoàn của xưởng tuyển xỉ sắt lần 5 (2449448;405033);

- QCVN 40:2011/BTNMT (B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Cột B (Nhiệt độ: 40 o C; TSS: 100 mg/L)

Kết quả phân tích nước tuần hoàn của xưởng tuyển xỉ sắt tại 05 lần quan trắc trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý, cho thấy hệ thống nước tuần hoàn đạt tiêu chuẩn nội bộ của Nhà máy

- Giá trị thông số Nhiệt độ giao động từ 23,3 o C đến 25,8 o C

- Giá trị thông số TSS giao động từ 61,0 mg/L đến 84,2mg/L

Nước tuần hoàn xưởng tuyển xỉ sắt chỉ xử dụng để tuyển xỉ, tuyệt đối không thải ra ngoài môi trường nên không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường trong khu vực

1.4.1.2 Trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình

Trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình được lấy mẫu 07 lần liên tiếp trong 07 ngày với số lượng 07 mẫu Dưới đây là bảng kết quả phân tích của hệ thống nước tuần hoàn trong giai đoạn này:

* Nước tuần hoàn tại nhà máy sản xuất bột Kẽm Oxit

Bảng 28 Kết quả phân tích nước tuần hoàn dập xỉ tại nhà máy sản xuất bột Kẽm

Oxit giai đoạn vận hành ổn định

- (*): Giá trị giới hạn, theo tiêu chuẩn nội bộ của Nhà máy đối với nước tuần hoàn;

- NT1-L6: Nước tuần hoàn dập xỉ tại nhà máy bột Kẽm Oxit lần 6 (2449575;405159);

- NT1-L7: Nước tuần hoàn dập xỉ tại nhà máy bột Kẽm Oxit lần 7 (2449575;405159);

- NT1-L8: Nước tuần hoàn dập xỉ tại nhà máy bột Kẽm Oxit lần 8 (2449575;405159);

- NT1-L9: Nước tuần hoàn dập xỉ tại nhà máy bột Kẽm Oxit lần 9(2449575;405159);

- NT1-L10: Nước tuần hoàn dập xỉ tại nhà máy bột Kẽm Oxit lần 10(2449575;405159) -NT1-L11: Nước tuần hoàn dập xỉ tại nhà máy bột Kẽm Oxit lần 11(2449575;405159);

- NT1-L12: Nước tuần hoàn dập xỉ tại nhà máy bột Kẽm Oxit lần 12 (2449575;405159);

- QCVN 40:2011/BTNMT (B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Cột B (Nhiệt độ: 40 o C; TSS: 100 mg/L)

Kết quả phân tích nước tuần hoàn của nhà máy bột Kẽm Oxit tại 07 lần quan trắc trong giai đoạn vận hành ổn định, cho thấy hệ thống nước tuần hoàn đạt tiêu chuẩn nội bộ của Nhà máy

- Giá trị thông số Nhiệt độ giao động từ 23,0 o C đến 23,2 o C

- Giá trị thông số TSS giao động từ 51,0 mg/L đến 57,0mg/L

Nước tuần hoàn dập xỉ của nhà máy tuyệt đối không thải ra ngoài môi trường nên không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường nước trong khu vực

* Nước tuần hoàn của xưởng tuyển xỉ sắt

Bảng 29 Kết quả phân tích nước tuần hoàn của xưởng tuyển xỉ sắt giai đoạn vận hành ổn định

- (*): Giá trị giới hạn, theo tiêu chuẩn nội bộ của Nhà máy đối vơi nước tuần hoàn;

- NT2-L6: Nước tuần hoàn của xưởng tuyển xỉ sắt lần 6(2449448; 405033);

- NT2-L7: Nước tuần hoàn của xưởng tuyển xỉ sắt lần 7(2449448; 405033);

- NT2-L8: Nước tuần hoàncủa xưởng tuyển xỉ sắt lần 8(2449448; 405033);

- NT2-L9: Nước tuần hoàncủa xưởng tuyển xỉ sắt lần 9 (2449448; 405033);

- NT2-L10: Nước tuần hoàncủa xưởng tuyển xỉ sắt lần 10(2449448; 405033);

- NT2-L11: Nước tuần hoàncủa xưởng tuyển xỉ sắt lần 11(2449448; 405033);

- NT2-L12: Nước tuần hoàn của xưởng tuyển xỉ sắt lần 12 (2449448; 405033);

- QCVN 40:2011/BTNMT (B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Cột B (Nhiệt độ: 40 o C; TSS: 100 mg/L)

Kết quả phân tích nước tuần hoàn của xưởng tuyển xỉ sắt tại 05 lần quan trắc trong giai đoạn đoạn vận hành ổn định, cho thấy hệ thống nước tuần hoàn đạt tiêu chuẩn nội bộ của Nhà máy

- Giá trị thông số Nhiệt độ giao động từ 22,7 o C đến 22,9 o C

- Giá trị thông số TSS giao động từ 59,0 mg/L đến 68,0mg/L

Nước tuần hoàn xưởng tuyển xỉ sắt chỉ xử dụng để tuyển xỉ, tuyệt đối không thải ra ngoài môi trường nên không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường trong khu vực

1.4.2 Đánh giá kết quả phân tích khí thải

1.4.2.1 Trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý

Trong phạm vi báo cáo của giai đoạn điều chỉnh hiệu suất bao gồm 02 hệ thống xử lý khí thải của nhà máy luyện chì và nhà máy bột kẽm ôxit Dưới đây là các bảng kết quả phân tích khí thải của 2 nhà máy

* Khí thải ống khói nhà máy luyện chì

Bảng 30 Kết quả phân tích khí thải nhà máy luyện chì giai đoạn điều chỉnh hiệu suất

STT Thông số Đơn vị

- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B (hệ số Kp=0,9 đối với khí thải luyện chì; Kp=1 đối với lò ống quay (Bột kẽm oxit); Kv=1,0);

+ Cột B: Quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với: Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007; Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm

+ Nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp được tính theo công thức sau:

Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ

2.1.1 Chương trình quan trắc nước thải sinh hoạt

Chương trình quan trắc môi trường nước thải khi dự án đi vào vận hành như sau:

- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại cửa xả nước thải sau xử lý ra nguồn tiếp nhận

- Tần suất giám sát; 03 tháng/lần

- Thông số giám sát: Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), BOD5, COD, Tổng Nitơ (N), Tổng Phốt pho (P)

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, (Cột B) (hệ số K = 1,2)

2.1.2 Chương trình quan trắc chất lượng nước mặt

- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại suối tiếp nhận nước thải của dự án là suối nhánh của suối Khau Củm có vị trí cách điểm xả 100m về phía hạ lưu

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

- Thông số giám sát: pH, BOD5, COD, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Amoni, Tổng Nitơ (N), Tổng Phốt pho (P), dầu mỡ khoáng

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (Cột B1)

2.1.3 Chương trình quan trắc nước thải sản xuất

- Vị trí giám sát: 03 vị trí (bể chứa nước tuần hoàn làm mát xưởng luyện chì; bể chứa nước tuần hoàn làm mát xưởng luyện kẽm oxit; bể chứa nước tuần hoàn xưởng tuyển xỉ)

- Thông số giám sát: Nhiệt độ, TSS

- Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn nội bộ của nhà máy đề ra để phù hợp với điều kiện sản xuất (Đối với thông số Nhiệt độ: 50 o C; đối với thông số TSS: 120 mg/L)

- Vị trí giám sát: 03 vị trí (khí thải sau xử lý tại nhà máy chế biến bột kẽm oxit; nhà máy luyện chì; khu tuyển xỉ), vị trí cụ thể như sau:

+ Khí thải: 02 vị trí: 01 vị trí tại ống khói nhà máy luyện chì và 01 vị trí tại ống khói nhà máy bột kẽm oxit

+ Bụi: 01 vị trí tại khu vực tuyển xỉ sắt

- Thông số giám sát: Lưu lượng, Bụi tổng; SO2; NO2; CO; Chì và hợp chất (tính theo Pb); Kẽm và hợp chất (tính theo Zn)

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B (hệ số Kp=0,9 đối với khí thải luyện chì; Kp=1 đối với lò ống quay; Kv=1,0) và các quy định, quy chuẩn hiện hành khác có liên quan

2.1.5.1 Giám sát chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn thông thường

- Vị trí giám sát: khu vực tập kết chất thải

- Chỉ tiêu giám sát: khối lượng CTRSH, khối lượng, thành phần CTRTT

2.1.5.2 Giám sát chất thải nguy hại

- Vị trí giám sát: tại khu vực lưu giữ tạm thời CTNH

- Chỉ tiêu giám sát: khối lượng CTNH, thành phần CTNH

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục

Theo ĐTM dự án không bắt buộc thực hiện lắp đặt trạm quan trắc tự động.

Kinh phí quan trắc hàng năm

Kinh phí quan trắc chất lượng nước thải sinh hoạt, nước mặt và khí thải hàng năm của nhà máy giai đoạn vận hành khoảng: 200.000.000 VNĐ/năm.

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường

- Cam kết tuân thủ đúng Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của Nhà nước liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh môi trường

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý, quan trắc, giám sát môi trường, trong đó đặc biệt chú trọng tới kiểm khí thải, nước thải sinh hoạt và chất thải nguy hại

- Trong quá trình hoạt động và tiến hành xử lý CTNH, Công ty cam kết đảm bảo xử lý các chất thải theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường hiện hành

- Cam kết tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành các hoạt động giám sát, kiểm tra, cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan khi được yêu cầu

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên trong Công ty, nhà máy nâng cao năng lực quản lý, nhận thức bảo vệ môi trường

- Cam kết vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, Cột B (hệ số

K = 1,2) Tuyệt đối không xả nước thải tuần hoàn ra ngoài môi trường

- Cam kết xử lý toàn bộ khí thải của các lò luyện chì, thiêu kết, lò đứng sản xuất bột kẽm oxit hơi đảm bảo QCVN 19:2009/BTNMT cột B (hệ số Kp=0,9 đối với khí thải luyện chì; Kp=1 đối với lò ống quay (Bột kẽm oxit); Kv=1,0)- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

- Cam kết không xả nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất (Nước tuần hoàn) ra môi trường ngoài vị trí đề nghị cấp phép xả nước thải.

Ngày đăng: 24/02/2024, 21:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN