ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ
Danh mục sản phẩm
Bảng 1 Danh mục sản phẩm
STT Mã sản phẩm Tên sản phẩm ĐVT
5 GĐNB 30/30 Gạch 30- 30 màu đỏ có vân
6 GĐNB 30/40 Gạch 30- 40 màu đỏ có vân
7 GĐNB 50/50 Gạch 50- 50 màu đỏ có vân
8 GĐ 30/30 Gạch 30- 30 màu đỏ trơn
9 GĐ30/40 Gạch 30- 40 màu đỏ trơn
10 GĐ 50/50 Gạch 50- 50 màu đỏ trơn
11 GXD 30/30 Gạch nát 30- 30 màu xanh dương
12 GXD 30/40 Gạch nát 30- 40 màu xanh dương
13 GXD 50/50 Gạch nát 50- 50 màu xanh dương
14 GT 30/30 Gạch nát 30- 30 màu trắng
15 GT 30/40 Gạch nát 30- 40 màu trắng
16 GT 50/50 Gạch nát 50- 50 màu trăng
17 G1H 30/30 Gạch nát 30- 30 màu hồng có vân
18 G1H 30/40 Gạch nát 30- 40 màu hồng có vân
19 G1H 50/50 Gạch nát 50- 50 màu hồng có vân
20 G2H 30/30 Gạch nát 30- 30 màu hồng trơn
21 G2H 30/40 Gạch nát 30- 40 màu hồng trơn
22 G2H 50/50 Gạch nát 50- 50 màu hồng trơn
30 B24 L2 Gạch lục giác có màu
Tiêu chuẩn chất lượng
Đối với xi măng PCB30, PCB 40: Với nhãn hiệu 5 con dê phù hợp với TCVN 6260 -
Sau khi sản xuất, sản phẩm đạt độ kết dính cao và chịu lực tốt Đối với gạch Terrazzo, có nhiều loại sản phẩm được phân loại theo kích thước và màu sắc Ví dụ, một loại sản phẩm có cùng kích thước được chia thành nhiều màu khác nhau.
GĐNB 30/30 Gạch 30- 30 màu đỏ có vân
GĐ 30/30 Gạch 30- 30 màu đỏ trơn
GT 30/30 Gạch nát 30- 30 màu trắng
GXD 30/30 Gạch nát 30- 30 màu xanh dương
GT 30/30 Gạch nát 30- 30 màu trắng
Sản phẩm sản xuất xong phải đảm bảo đúng kích cỡ, Bóng,đều màu, không vỡ ,sứt, mẻ, đảm bảo độ ma sát để chống trơn, và quan trọng đảm bảo độ chịu lực tốt,đảm về khối lượng định mức cho 1 m 2 gạch.
Các sản phẩm sản xuất ra nếu không đủ tiêu chuẩn chất lượng,sẽ được tính là sản phẩm loại 2. Đối với gạch block có 4 loại sản phẩm( phân loại theo kích cỡ sản phẩm sản xuất ra): B20 tiêu chuẩn sản xuất(10cm x 10 cm x 8 cm )
B21 tiêu chuẩn chất lượng (5cm x 5 cm x 8cm)
B22 tiêu chuẩn sản xuất(15cm x 8 cm x 8 cm thường)
B23 tiêu chuẩn sản xuất(gạch lục giác )
B24 tiêu chuẩn sản xuất(15cm x 8cm x 8cm mẫu có lượn sóng) Đối với gạch Block(gạch tự chèn) phải đảm bảo sảm phẩm đồng đều màu, có độ ma sát cao và phải đảm bảo về kích cỡ để đảm bảo khi ghép có độ ăn khớp cao
Tính chất của sản phẩm
Đối với các sản phẩm của công ty sản xuất theo tính chất phức tạp vì phải qua nhiều công đoạn sản xuất mỗi loại sản phẩm ngoài phân loại sản xuất còn phân loại theo kích cỡ còn phân loại sản xuất theo kiểu dáng, màu sắc của sản phẩm.
Loại hình sản xuất
Doanh nghiệp sản xuất hàng loạt đối với xi măng PCB 30 và sản xuất theo đơn đặt hàng đối với gạch bê tông( gạch Block) và g ạch Terazzo
Như đã nói ở mô hình tổ chức quản lý của công ty, Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tìm kiếm và ký kết các đơn đặt hàng, khi có đơn đặt hàng phòng kinh doanh sẽ chuyển cho PGĐ sản xuất để lên kế hoạch và lệnh sản xuất.
thời gian sản xuất
Quy trình sản xuất sản phẩm được diễn ra liên tục và công đoạn này sẽ được kế tiếp công đoạn sau, thời gian của mỗi công đoạn là ngắn do vậy thời gian để hoàn thành sản xuất sản phẩm là ngắn sản phẩm thường được nhập kho hàng ngày.
Đặc điểm sản phẩm dở dang
Đối với xi măng sản phẩm dở dang là sản phẩm đã qua một số giai đoạn nhưng chưa tạo ra sản phẩm
Sản phẩm dở dang được coi như đã bao gồm toàn bộ chi phí NVL trực tiếp, chỉ thiếu một phần chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
2.Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty.
Quy trình công nghệ
- Quy trình sản xuất xi măng PCB30
Sơ đồ 1:Quy trình sản xuất xi măng PCB 30
Kiểm tra - phê duyệt Định lượng hỗn hợp
Cơ c ấu tổ chức sản xuất
- Phòng kỹ thuật và KCS chịu trách nhiệm kiểm tra phê duyệt nguyên vật liệu đầu vào
- Phân xưởng chuẩn bị liệu chịu tránh nhiệm đập nhỏ và đem sấy khô nguyên vật liệu và nghiền mịn hỗn hợp
- Phân xưởng lò nung chịu trách nhiệm nung tạo clinker
- Phân xưởng thành phẩm chịu trách nhiệm nghiền xi và đóng bao nhập kho sau khi đã được phòng KCS kiểm định chất lượng
- Quy trình sản xuất gạch Terazzo
Sơ đồ 2:Quy trình sản xuất gạch Terazzo
Cơ cấu tổ chức sản xuất:
- Đầu vào chịu trách nhiệm trộn, độn NVL để đưa vào ép.
- Tổ ép chịu trách nhiệm đưa NVL đã trộn vào máy ép để ép tạo ra sản phẩm thô
- Tổ mài chịu trách nhiệm mài thô, mài mịn những sản phẩm được ép hoàn
Bé phËn mài B.phận sửa lỗi,
NhËp Đóng bao xi măng
- Bộ phận KCS chịu trách nhiệm kiểm tra những sản phẩm đã đủ tiêu chuẩn đạt chất lượng nhập vào kho.
- Quy trình Sản xuất gạch Block
Sơ đồ 3:Quy trình sản xuất gạch Block
Cơ cấu tổ chức sản xuất:
- Đầu vào chịu trách nhiệm trộn, độn NVL để đưa vào ép.
- Tổ ép chịu trách nhiệm đưa NVL đã trộn vào máy ép để ép tạo ra sản phẩm thô
- Tổ mài chịu trách nhiệm mài thô, mài mịn những sản phẩm được ép hoàn chỉnh.
- Tổ hoàn thiện chịu trách nhiệm sửa những sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn đạt chất lượng
- Bộ phận KCS chịu trách nhiệm kiểm tra những sản phẩm đã đủ tiêu chuẩn đạt chất lượng nhập vào kho.
TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BẮC GIANG
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục, qua nhiều công đoạn chế biến liên tiếp theo một quy trình công nghệ nhất định, với sản phẩm xi măng sản xuất chỉ hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng mới được coi là thành phẩm
- Căn cứ vào yêu cầu cầu quản lý tại Công ty : Việc theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất thực hiện cho toàn công ty (không quản lý chi tiết ở từng phân xưởng riêng biệt, phân xuởng ở Công ty gồm : Phân xưởng Chuẩn bị liệu, Thành phẩm , Lò nung, cơ điện, còn xí nghiệp hạch toán phụ thuộc báo cáo Công ty theo kế hoạch đã định).
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xi măng tại Nhà máy Xi măng Hương Sơn, thuộc Công ty Cổ phần Xi măng Bắc Giang Quy trình này bắt đầu từ khâu khai thác nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, nung clinker và cuối cùng là nghiền thành phẩm xi măng Việc xác định rõ đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm xi măng, từ đó đưa ra các quyết định hợp lý để giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận.
Bảng 2: Tỷ trọng vật tư cho 01 tấn xi măng : tính theo chỉ tiêu giá trị
Stt Tên vật tư Tỷ trọng %
5 Khác : Quặng sắt, Bazít, thạch cao, Điatomit, …… 19,1
I/ KẾ TOÁN CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT :
2.1.Kế toán chi phí NVL trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, có liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí, nó tham gia cấu thành thực thể sản phẩm, tạo ra đặc trưng vật lý cho sản phẩm.
Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: đá vôi, than cám, đất sét, quặng sắt, vật liệu; thạch cao, xỉ lò cao, đá đen, điatômit; ngoài ra còn sử dụng nhiên liệu, năng lượng như: dầu Diezel, điện, Tại công ty, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất ( xem bảng tỷ trọng trên và nội dung chi tiết phần sau).
Các chứng từ hạch toán chi phí sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp thường dùng như phiếu xuất kho, phiếu yêu cầu lĩnh vật tư,
Dựa vào nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dự kiến, phòng kế hoạch vật tư lập kế hoạch cung ứng vật tư trong năm, chi tiết cho từng tháng Sau đó, phòng này ký kết hợp đồng với nhà cung cấp vật tư, quy định cụ thể về số lượng, thời hạn giao hàng và phương thức thanh toán.
Vì đặc điểm quy trình sản xuất phức tạp, liên tục và khối lượng lớn, công ty cần nguyên liệu đầu vào liên tục, khối lượng lớn Do đó, công ty không theo dõi thường xuyên việc xuất kho nguyên liệu mà chỉ kiểm kê tồn kho vào cuối mỗi quý Trong khi đó, kế toán vẫn theo dõi khối lượng nguyên liệu nhập vào hàng ngày trên sổ kế toán.
Số lượng nguyên liệu chính xuất cho sản xuất trong kỳ được xác định như sau:
Phần vật liệu (thạch cao, đá đen, xỉ lò cao, điatômit, vỏ bao), kế toán vẫn lập phiếu xuất theo từng lần xuất và theo dõi thường xuyên trên sổ kế toán.
Khi có nhu cầu sử dụng vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, các phân xưởng, tổ sản xuất căn cứ vào định mức tiêu hao lập phiếu “yêu cầu lĩnh vật tư” có chữ ký của Quản đốc phân xưởng, được Ban giám đốc và Phòng kế hoạch - Tiêu thụ phê duyệt.
Kế toán vật tư căn cứ vào phiếu yêu cầu lĩnh vật tư lập phiếu xuất kho (2 liên). Một liên lưu tại cuống để kế toán vật tư vào sổ, một liên chuyển cho thủ kho để xuất kho vật liệu (phiếu xuất kho chỉ ghi chỉ tiêu số lượng).
+ Tại kho: thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ rồi xuất kho theo số lượng, chủng loại vật liệu trong phiếu xuất kho Từ phiếu xuất kho đó, thủ kho ghi vào thẻ kho (mỗi thẻ kho ghi cho một loại vật tư, ghi thông suốt cả năm, có phần số lượng nhập, xuất, tồn) Định kỳ một tuần, thủ kho đem phiếu xuất kho, nhập kho lên cho kế toán vật tư, để kế toán vật tư hoàn thiện chứng từ, so sánh, đối chiếu với thẻ kho, sổ kế toán và lưu chứng từ, ký xác nhận số tồn.
+ Tại phòng kế toán: hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất kho lưu tại cuống kế toán vật tư vào sổ chi tiết nguyên vật liệu (chi tiết cho từng thứ nguyên vật liệu) Cuối mỗi tháng, lập bảng kê nhập - xuất - tồn Đồng thời, từ các chứng từ nhập - xuất đó, kế toán lập bảng kê phân loại, cuối tháng nộp cho kế toán trưởng để ghi vào sổ cái TK 621 (các bảng kê phân loại do kế toán trưởng đánh số)
Khối lượng NL xuất dùng trong tháng
Khối lượng NL xuất dùng phục vụ SXC
+ Đơn giá nguyên vật liệu xuất dùng ở công ty được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cố định, cụ thể.
2.1.2.Tài khoản sử dụng. Để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng NVL trực tiếp kế toán sử dụng TK6211:Chi phí NVL trực tiếp sản xuất xi măng
2.1.3.Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Sơ đồ 5: Quy trình hạch toán chi tiết chi phí NVL trực tiếp.
Trị giá vốn thực tế của
= Số lượng NVL xuất kho Đơn giá thực tế bình quân của NVL xuất
* kho Đơn giá thực tế bình quân của
Trị giá thực tế NVL tồn đầu tháng
Trị giá thực tế NVL nhập trong tháng
Số lượng NVL nhập trong tháng
Bảng tổng hợp chi phí theo đối tượng sử dụng
Chứng từ chi phí NVL trực tiếp
Sổ chi tiết về nguyên vật liệu dùng để phản ánh tình hình nhập - xuất - tồn cho từng thứ vật liệu Trong sổ này, kế toán theo dõi cả chỉ tiêu số lượng và giá trị Sổ chi tiết nguyên vật liệu mở cho một tháng Mỗi tờ sổ mở cho một thứ nguyên vật liệu. Đồng thời, từ phiếu xuất, kế toán vật tư lập bảng kê phân loại
THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 59 3.1.Đánh giá chung về thực trạng kế toán CPSX và giá thành sản phẩm tại công
Ưu điểm
- Ưu điểm của hình thức kế toán tại công ty là kết cấu mẫu sổ, cách ghi sổ đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, thuận lợi cho việc phân công lao động, quan hệ kiểm tra đối chiếu số liệu chặt chẽ đảm bảo tính chính xác của việc ghi sổ kế toán phù hợp cho việc sử dụng nhiều tài khoản trong một phương pháp hạch toán.
- Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty hiện nay được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, gọn nhẹ, có phân công lao động kế toán, toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại Phòng kế toán do đó đảm bảo sự chính xác cao về thông tin kế toán. Đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực, nhiệt tình trong công việc lại được bố trí hợp lí,phù hợp với trình độ khả năng của mỗi người Do vậy tuy công việc kế toán bộn bề,các cô chú vẫn hoàn thành tốt công việc, cung cấp thông tin kế toán kịp thời, từ đó giúp cho ban lãnh đạo công ty ra được các quyết định phù hợp.
Ngoài việc liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, sự hợp tác chặt chẽ giữa phòng kế toán và kế hoạch vật tư đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập hệ thống các định mức chi phí và kế hoạch sản xuất chính xác Nhờ đó, công ty có thể quản lý chi phí theo định mức, xác định nguyên nhân vượt (hoặc hụt) chi phí, từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh hoạt động sản xuất hiệu quả Đây là một thành tựu đáng ghi nhận và cần được tiếp tục phát huy để đáp ứng yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
- Về phương pháp trình tự hạch toán và hệ thống sổ sách chứng từ
Công tác kế toán sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ để hạch toán đã mang lại nhiều thuận lợi, phù hợp với quy mô của công ty đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ kế toán và phân công lao động tại công ty.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
Theo phương pháp kê khai thường xuyên, doanh nghiệp phải nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) theo phương pháp khấu trừ, phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp Phương pháp này giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các khoản thuế VAT nộp và hoàn, cung cấp thông tin nhanh nhạy và chính xác cho cơ quan thuế.
- Về hình thức trả lương:
Tại Công ty Cổ phần Xi măng Bắc Giang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho cả công nhân trực tiếp sản xuất và cán bộ công nhân viên Đây được đánh giá là thành tích của doanh nghiệp, đã khuyến khích được tập thể cán bộ, công nhân viên của toàn công ty cùng cố gắng phấn đấu tốt trong quản lý, trong lao động sản xuất để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm Hơn thế nữa ở công ty còn có các khoản phụ cấp độc hại góp phần nâng cao mức sống, bảo vệ sức khỏe của người lao động Việc trích các khoản bảo hiểm cho người lao động theo đúng chế độ làm cho người lao động yên tâm sản xuất, gắn bó với công ty.
- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Về cơ bản, các chi phí phát sinh được tập hợp theo đúng khoản mục chi phí, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành như hiện nay ở công ty là phù hợp với yêu cầu quản lý, đặc điểm tổ chức sản xuất Công tác hạch toán chi phí sản xuất đúng, đầy đủ, việc lựa chọn phương pháp tính giá thành giản đơn phù hợp với đặc điểm sản xuất, phù hợp với kế toán thủ công.
- Về hệ thống định mức chi phí
Công ty đã xây dựng được định mức chi phí nguyên vật liệu chủ yếu và thực hiện quản lý theo định mức Ngoài ra công ty còn xây dựng được đơn giá tiền lương cho từng bộ phận tổ sản xuất, do vậy đảm bảo tính chính xác cao của chi phí nhân công trực tiếp.
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: hiện nay, kế toán giá thành sản phẩm ở công ty thực hiện việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp “Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương” làm cho phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở chịu chính xác, hợp lí hơn Việc xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm làm dở, kế toán đã dựa trên kinh nghiệm kế toán nhiều năm, cộng với tính toán thực tế các phần chi phí theo khoản mục phát sinh trong sản phẩm dở.
- Về hệ thống chứng từ, sổ kế toán
Việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành có hệ thống; chứng từ, sổ sách rõ ràng, đầy đủ thể hiện trong việc lập hệ thống báo cáo, các bảng biểu, bảng kê chi tiết Điều này tạo thuận lợi cho việc tập hợp chi phí được chính xác.
Như vậy, bằng sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác quản lý của ban lãnh đạo công ty, của bộ máy kế toán, công ty đã đạt được những thành quả kể trên Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh đáng khích lệ, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty vẫn còn một số vướng mắc mà theo em nếu khắc phục được sẽ giúp hoạt động sản xuất của công ty đạt hiệu quả cao hơn
Nhược điểm của công ty
- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở công ty Công ty Cổ phần Xi măng Bắc Giang, tất cả các khoản mục chi phí đều được tập hợp cho toàn công ty chứ không theo dõi riêng cho từng phân xưởng, làm như vậy kế toán sẽ không quản lý, theo dõi riêng được việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí Chi phí sản xuất ở từng địa điểm phát sinh cụ thể (từng phân xưởng) Do vậy, phòng kế toán nên tập hợp các khoản mục chi phí sản xuất riêng cho từng phân xưởng.
- Về việc xác định khối lượng nguyên liệu chính xuất dùng cho sản xuất:
Hiện nay ở Công ty Cổ phần xi măng Bắc Giang, bộ phận kế toán không theo dõi thường xuyên nguyên liệu chính xuất dùng cho sản xuất, mà cuối mỗi quý xác định khối lượng nguyên liệu chính xuất dùng trong kỳ bằng cách kiểm kê nguyên liệu tồn cuối kỳ Số lượng nguyên liệu chính xuất dùng được tính bằng công thức:
Theo em cách làm này vẫn còn nhiều bất cập Nó vừa mang hình thức của phương pháp kê khai thường xuyên, vừa mang hình thức kiểm kê định kỳ Việc xác định như vậy là xác định được số lượng nguyên liệu chính giảm đi trong kỳ trong số đó có phần xuất dùng cho sản xuất và có thể có phần hao hụt mất mát Kế toán sẽ không biết được số lượng nguyên liệu hao hụt, mất mát (nếu có) và nguyên nhân do đâu, ở đây tính hết cho giá thành sản phẩm chịu Công ty cần xem xét và có sự thay đổi trong cách làm này.
- Về công tác sửa chữa lớn TSCĐ: ở Công ty hiện nay không tiến hành trích trước sửa chữa lớn TSCĐ Khi có công việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành (dù sửa chữa lớn hay thường xuyên) kế toán tập hợp trực tiếp vào chi phí sản xuất để tính giá thành. Như vậy sẽ làm cho giá thành của kỳ có sửa chữa lớn TSCĐ hòan thành tăng trong khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ còn phát huy tác dụng ở nhiều kỳ sau Em nghĩ rằng, Công ty nên có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, nhất là trong tình hình hiện nay, Công ty đang ở trong giai đoạn đầu của cổ phần hóa nên quy mô vốn kinh doanh của Công ty sẽ còn có nhiều thay đổi và chắc chắn sẽ có nhiều sự nâng cấp hơn về TSCĐ cũng như việc sửa chữa lớn TSCĐ.
Vì Công ty hiện chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nên bất kỳ biến động nào về hàng tồn kho cũng có khả năng gây thất thoát vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất: do ở Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm; công nhân viên chỉ được hưởng lương theo sản phẩm hoàn thành nên không có tiền lương nghỉ phép.
- Về việc kiểm kê đánh giá sản phẩm hỏng: trong toàn bộ quy trình sản xuất xi
Khối lượng nguyên liệu xuất dùng cho sản xuất
Khối lượng nguyên liệu tồn đầu kỳ
Khối lượng nguyên liệu nhập trong kỳ
Khối lượng nguyên liệu tồn cuối kỳ
Khối lượng nguyên liệu xuất dùng phục vụ SXC
= + - - do vậy hầu như không có sản phẩm hỏng Công ty có thể bỏ qua việc đánh giá sản phẩm hỏng.
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp, bên cạnh những thành tích đạt được, vẫn có những điểm chưa thật hợp lý Đó là điều không thể tránh được Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang cũng vậy, trên cơ sở những mặt còn hạn chế, để ngày một đứng vững hơn trong cơ chế thị trường Công ty cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Sau một thời gian thực tập ở Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang, trên cơ sở tiếp xúc thực tế với công tác kế toán của Công ty và từ những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập và nghiên cứu Cùng với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang Em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
Giải pháp 1: Để hạn chế những chi phí cho nhà máy.
Mặc dùthời gian thực tập tại công ty có hạn nhưng qua tìm hiểu về tính chất đặc thù của nhà máy, bằng những kiến thức đã được học ở trường em mạnh dạn bổ sung một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nưa công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở nhà máy.
- Về việc tính chi phí nguyên vật liệu: theo em còn để thuận tiện cho việc theo dõi tình hình biến động của NVL, CCDC tạo điều kiện cho việc nắm bắt nhanh chóng, kịp thời và chính xác với sự biến động của giá cả thị trường như hiện nay Trong thời gian tới công ty nên tăng thêm số lượng nhân viên, đảm bảo tính chuyên môn hoá lao động cao, tăng hiệu quả làm việc Có kế hoạch mua NLV từ trước tránh tình trạng mua ít một sẽ bị biền động nhiều của giá cả, làm ảnh hưởng đến giá thành khi hạch toán sẽ có nhiều biến động, và khi phân tích hiệu quả sử dụng NVL thì khó khăn và kết quả thiếu chính xác.
- Về việc tính chi phí nhân công trực tiếp: Việc áp dụng tính lương cho công nhân tại nhà máy không chặt chẽ , do đặc thù là công nhân ăn lương theo sản phẩm nên nhiều khi công nhân sản xuất chàn lan vì vậy có những sản phẩm sản xuất ra không đạt chất lượng như mong muốn
Cho nên doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm sau mỗi khâu để quy trách nhiệm cho từng tổ, cụ thể là KCS vừa có trách nhiệm kiểm tra khối lượng sản phẩm hoàn thành, vừa có trách nhiệm đánh giá chất lượng sản phẩm của từng tổ sản xuất theo những tiêu chí nhất định, để đánh sản phẩm đó loại A, B hay C… từ đó có những tiêu chí tính lương khác nhau cho từng mức Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng sản phẩm kém chất lượng mà không quy trách nhiệm được cho ai.
- Về việc tính chi phí sản xuất chung: Công tác quản lý chi phí sản xuất chung còn nhiều bất cập chưa sát sao dẫn đến tình trạng thiếu hụt vật tư, còn nhiều sản phẩm kém chất lượng.
- Tình hình sản phẩm của nhà máy còn nhiều hạn chế và thiếu sót như cường độ nén của sản phẩm còn thấp, màu sắc độ bền, độ bóng còn kémdo vậy sức cạnh tranh chưa cao Nhu cầu khách hàng hiện nay rất đa dạng và phong phú muốn giữ và phát triển được lượng khách hàng cần đầu tư máy móc để đa dạng sản phẩm.
3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
3.2.1.Về xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán chỉ theo dõi số lượng nguyên vật liệu xuất kho và số lượng thành phẩm hoàn thành Tuy nhiên, phương pháp này thiếu chính xác vì không phản ánh biến động trong định mức tiêu hao Giải pháp là thủ kho vật tư theo dõi thêm mức tiêu hao NVL cho 1 tấn của từng ngày, giúp xác định bất thường và kịp thời điều chỉnh định mức cho phù hợp.
Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công
3.2.1.Về xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
- Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: kế toán chỉ theo dõi số lượng nguyên vật liệu xuất ra là bao nhiêu và được bao nhiêu thành phẩm hoàn thành, mặc dù đã xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 tấn , nhưng định mức này được xác định từ đầu và không thay đổi trong cả quá trình hạch toán, phương pháp này tạo điều kiện cho kế toán dễ tính toán, nhưng như vậy thông tin sẽ thiếu chính xác Chúng ta có thể cho thủ kho vật tư theo dõi thêm một yếu tố là mức tiêu hao NVL cho 1 tấn của từng ngày, từ sẽ thấy ngay sự biến động trong định mức tiêu hao, nếu mức tiêu hao quá cao thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
- Về nhân công trực tiếp: Việc tính lương tạo công bằng cho người lao động, nhưng điều cần lưu ý ở đây là việc áp mức giá cho từng tổ bộ phận sao cho mức lương giữa các tổ không quá chênh lệch nhau, phù hợp với sức lao động bỏ ra, nâng mức tiền phụ cấp độc hại cho những tổ có phụ cấp độc hại.
- Về chi phí SXC: Có những tiêu chí phân bổ sát thực tế tiêu hao điện, nước hơn của từng phân xưởng.
3.2.2 Về phương pháp kế toán chi phí SX và tính giá thành
Ta thấy giá thành của một tấn xi đã tính ở trên là tương đối cao dẫn tới tình trạng thiếu sức cạnh tranh trên thị trường, để tính giá thành một cách chính xác, chúng ta nên kiểm soát chặt chẽ chi phí nguyên vật liệu đầu vào tránh tình trạng lãng phí. Doanh nghiệp tính giá theo phương pháp giản đơn nên độ chính xác chưa cao.
3.2.3 Về chứng từ, luân chuyển chứng từ Đặc thù của phương pháp chứng từ ghi sổ là phức tạp, nhiều lại 10 ngày lập chứng từ ghi sổ 1 lần dẫn tới vào ngày cuối tháng vừa vào chứng từ ghi sổ, vừa vào bảng tổng hợp chi tiết, rồi vừa vào sổ chi tiết 154 và thẻ tính giá thành, khối lượng chứng từ nhiều Do vậy dẫn tới tình trạng kế toán các phần hành khác làm không đúng tiến độ làm cho việc luân chuyển chứng từ cho kế toán giá thành cũng không kịp thời gian yêu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản trị Để hạn chế công việc dồn vào cuối tháng, kế toán có thể dựa vào khối lượng công việc của công ty mà có thể quy định cứ 5 ngày sẽ lập chứng từ ghi sổ 1 lần, để cuối tháng cũng chỉ còn 5 ngày, thì công việc cuối tháng sẽ giảm bớt khối lượng rất nhiều.
3.2 4 Về tài khoản và phương pháp kế toán.
Các tài khoản chi tiết của các tài khoản 131, TK 331 hay TK 511 đó là các TK chi tiết theo từng khách hàng hay nhà cung cấp, kế toán công ty lập sổ chi tiết ra từng khách hàng hay nhà cung cấp mà không phân biệt đó là khách hàng, nhà cung cấp thường xuyên hay là khách hàng ít mua và mua với số lượng ít và nhà cung cấp mà chỉ khi cần gấp hàng hoá chúng ta mới mua của họ, dẫn tới lượng sổ chi tiết nhiều, việc tổng hợp dễ bỏ sót, và khó đánh giá được khách hàng hay nhà cung cấp nào là chủ yếu. Để khắc phục nhược điểm trên chúng ta chỉ nên lập một số sổ chi tiết cho một vài khách hàng, nhà cung cấp chủ yếu còn lại chúng ta tập hợp vào 1 cuốn sổ để dễ theo dõi và tránh bỏ sót.
Về phương pháp kế toán như đã nói ở trên để giảm bớt khối lượng công việc kế toán nên phân bổ công việc để tránh dồn côn việc vào cuối tháng.
3.2.5 Về sổ kế toán chi tiết
Sổ kế toán chi tiết kế toán lập nhiều sổ dẫn tới trùng lặp trong việc ghi chép, mất thời gian mà không hiệu quả, như không cần lập nhiều sổ chi tiết cho từng phân xưởng mà lập sổ chi tiết cho toàn công ty nhưng trong sổ đó chi phí nào là tách biệt kế toán có thể chi tiết theo từng phân xưởng được, việc làm này vừa giảm khối lượng công việc vừa đảm bảo thông tin có thể so sánh được.
3.2.6 Về thẻ tính giá thành
Chi phí nguyên vật liệu (NVL) tổng hợp trong báo cáo kế toán thể hiện chi phí của toàn bộ NVL sử dụng trong quá trình sản xuất, dẫn đến thông tin tổng quát Do đó, nên tách riêng NVL chính và NVL phụ để đảm bảo cung cấp thông tin chi tiết hơn.
Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề tốt nghiệp “ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại Công ty Cổ Phần xi măng Bắc Giang
Tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận thì đều quan tâm tới việc tính giá thành sao cho tính đúng, tính đủ, xác định chính xác và kịp thời giá thành sản xuất, kế toán giá thành vừa là cơ sở để xác định giá bán vừa để cung cấp thông tin cho nhà quản trị thấy được hoạt động sản xuất có hiệu quả hay không, và là căn cứ tiền đề để doanh nghiệp tìm biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Công ty Cổ phần Xi măng Bắc Giang coi trọng công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, xem đây là mắt xích quan trọng trong quy trình kế toán.
Bằng những kiến thức đã được học ở trường kết hợp với thực tiễn tìm hiểu tại công ty, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất với mong muốn hoàn thiện công tác kế toán nói chhung và công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng của công ty Song do thời gian có hạn cộng với hiểu biết của bản thân về kế toán còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi nhất khiếm khuyết nhất định, nhất là phần kiến nghị Em kính mong các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị trong phòng kế toán của công ty tiếp tục giúp đỡ chỉ bảo để em có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình kế toán doanh nghiệp
- Giáo trình tổ chức công tác kế toán
- Sổ sách kế toán của Công ty
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN