1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình llvh tdsu

229 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 229
Dung lượng 11,58 MB

Nội dung

Trang 1

: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DU AN ĐAO TẠO GIÁO VIÊN THCS

LOAN No 1718 - VIE (SF)

Giao trinh LI LUAN VAN HOC

BAN CHAT VA DAC TRUNG VAN HOC

Trang 2

TRẦN ĐÌNH SỬ (Chủ biên) PHAN HUY DŨNG - LA KHẮC HOÀ - LÊ LƯU OANH

Giáo trình

LÍ LUẬN VĂN HỌC

Tap I

BAN CHAT VA DAC TRUNG VAN HOC

(In lần thứ tư)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

mi ene ee ene ee eee 7

Bai mé déu

KHÁI QUÁT VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC 9

1 Nội dung, tính chất của bộ mơn lí luận văn học 9

2 Phương pháp nghiên cứu lí luận văn học 15

3 Muc dich, yéu cdu va phương pháp học tập lí luận văn học 16

Hướng dẫn học tẬp ¬ 19

Trích yếu tự lỆM HH HS nh nh x 20 Tài liệu tham khẢO HQ nh nh nh nh v22 2ã Chương I VĂN HỌC LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC THẤM MĨ 27

1 Văn học là một hình thái ý thức xã hội 27

2 Văn học là một hình thái phản ánh thẩm mĩ 33 3 Bản chất thẩm mĩ của văn học 37 Hướng dẫn học tập Q mm 46 Trích yếu Tự LỆ on HH ng nh nh nh tr 48 Tu liguthamkhdo ¬ ẰằẰẮ= 53 Chương II VĂN HỌC VÀ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI 55

1 Văn học bắt nguồn từ đời sống con người _ 55 2 Bản chất “nhân học” của văn học 63 3 Văn học và văn hố 2n 68 ©

Hudng dan hoc t6p oo QUỐC wee 7B

4 2 cece cc cnc acc ecununeceeccccse 76

Trang 5

Chuong IIT

VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ 81

1 Khái niệm văn học ch nh nh nh nh kh kh hi tin th nở 81

2 Hình tượng - đặc trưng cơ bản của văn học co 83

8 Ngôn từ - chất liệu của văn học ' on nh nh nh nh 92

4 Đặc trưng của hình tượng văn học ch nh nh 108

Hướng dẫn học tập se nh nh ¬¬— 114

Trích yếu tư liệu ¬ e nee e reese neeeeees 116

Tài liệu tham khảo co nh kh hi Ki the mà 121 Chương IV

NGHỆ SĨ VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO VĂN HỌC 123

1 Cha thé nghé si van hoc 20 eee eens 123

2 Quá trình sáng tạo văn học đt 136 8 Cá tính sáng tạo và sự đổi mới không ngừng của văn hoc 142

Hướng dẫn học tập nhì hình hình 148

Trích yếu Tư liệu cành nh ¬ 150 Tài liệu tham bhảo cà nhìn nìn km Ki on h8 157

Chương V

TIEP NHAN, THUGNG THUC VA PHE BINH VAN HOC 159

1 Ngudi doc va tiép nhan van hoc oo eee 159

2 Thưởng thức văn học ch nh nh nh nh sở 169

3 Phé binh van hoe 21 eee nh nh hà teense 176 Hướng dẫn học tẬp cà KỸ SH nh Rn HH Ki hi nh 188

Trích yếu tư lỆU - SH Ỳ ko nhọn Hi "- 192 Tài liệu tham khảo ve hon eee eens veces 196

Chuong VI

CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC _ 197

Trang 6

2 Chức năng thẩm mĩ See eee cece eee ee eee e nee 202 3 Chite ndng nhan thite 0 cu 210

4 Chức năng khêu gợi tư tưởng, tình-cảm, nâng đỡ nhân cách

con người phát triển Q2 216 Hướng dẫn học tập _vv‹(Ả 222

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

Tập Giáo trình Lý luận uăn học dùng cho hệ đào tạo giáo viên Cao đẳng Sư phạm này được biên soạn theo chương trình của dự án Đo tạo giáo viên Trung học cơ sở (THCS)

Việc biên soạn được thực hiện theo sát chương trình lí luận văn học

dự thảo, tuy nhiên chúng tôi cũng điều chỉnh một số mục nhỏ để tránh

sự trùng lặp

Sách biên soạn dựa trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu lí luận văn học thời kì đổi mới trong nước đồng thời tham khảo các tài liệu lí luận văn học nước ngoài để có được những tri thức lí luận văn học hiện đại,

cập nhật đối với sinh viên cao đẳng

Đặc điểm chủ yếu của giáo trình này là dựa chắc vào cơ sở triết học Marx - Lênin, đổi mới cách hiểu về lí thuyết phản ánh, coi trọng chủ thể

và bản chất nhân học của văn học, thấy được mối quan hệ phức tạp giữa văn học và ngôn ngữ cũng như quy luật tiếp nhận văn học và tính hệ thống của chức nắng văn học Giáo trình này vừa chú ý các hiện tượng văn học thế giới đồng thời cũng coi trọng các ví dụ trong văn học dân tộc Sách biên soạn theo mơ hình mới Ngồi nội dung lí luận trong mỗi

chương, đầu chương có mục tiêu, cuối chương có Hướng dẫn học tập gồm danh mục các khái niệm cần nắm, câu hỏi suy nghĩ, giải thích khái niệm, trích yếu tư liệu và 7% mục tham khéo

Đối với sinh viên Cao đẳng Sư phạm liên môn, do thời lượng rút

ngắn, bài mở đầu chỉ học các mục 1 và 3; chương I học mục 1 và 3; chương II học mục 2 va 3; chương III học các mục 2, 3, 4; chương IV các mục 1, ở; chương V các mục 1, 2; chương VI các mục 1, 9, 3 Ngồi ra cịn học

thêm 3 chương ở học phần 3 (Tập 3) gồm: Các quy luật chung của tiến

trình văn học, phong cách và trào lưu văn học, các trào lưu hiện thực,

Trang 9

Các tác giả trong giáo trình được phân cơng như sau: Trần Đình Sử

viết phần mở đầu và các chương I, 11, 1H Trần Đình Sử và Lê Lưu Oanh viết chương IV, Phan Huy Dũng viết chương V, La Khác Hoà viết

chương VI

Sách biên soạn lần đầu chắc chấn khó tránh khỏi khiếm khuyết,

mong bạn đọc góp ý chỉ giáo để nâng cao chất lượng

Thay mặt các tác giả

Chủ biên

Trang 10

BÀI MỞ ĐẦU

KHÁI QUÁT VỀ: LÍ LUẬN VĂN HỌC Mục tiêu:

- Biết được nội dung, tính chất của mơn lí luận uăn học, mối quan hệ của nó uới lịch sử uăn học uà phê bình uăn học l

- Hiểu được uai trị, ý nghĩa của lí luận uăn học đối uới uiệc nghiên cứu uà giảng dạy uăn học

- Xác định được yêu cầu uà phương pháp học tập, nghiên cứu lí luận van hoc

1 NOI DUNG, TINH CHAT CUA BO MON Li LUAN VAN HOC 1.1 Lí luận uăn học là một bộ phộn của khoa nghiên cứu van hoc

Lí luận khoa học về văn học lấy các hiện tượng văn học như tác

phẩm, thể loại, nhà văn, quá trình sáng tác, sự tiếp nhận, quá trình phát

triển của văn học làm đối tượng nghiên cứu Mục đích của lí luận văn

học là rút ra các khái niệm, các quy luật có tính phổ biến về văn học nhằm trả lời câu hỏi văn học là gì, tác phẩm cấu tạo như thế nào, thế nào là tác phẩm hay từ đó giúp người đọc thưởng thức, nghiên cứu văn học

một cách tự giác

Trang 11

(Ví dụ: Văn học Việt Nam, Văn học Trung Quốc ) Phê bình văn học là

toàn bộ sự phân tích, nghiên cứu, đánh giá các nhà văn, tác phẩm và các

hiện tượng văn học cụ thể (Ví dụ: nghiên cứu Truyện Kiểu, đánh giá thơ văn Hồ Chí Minh ) Phê bình văn học chủ yếu có tác động trực tiếp đến

đòng chảy trước mắt của văn học, nên nó ưu tiên hơn đến tác phẩm đương đại và vấn đề đương đại của văn học Lí luận văn học nghiên cứu văn học như một hoạt động sáng tạo tỉnh thần thẩm mĩ của con người,

bao gồm các mặt hoạt động của các yếu tố, quan hệ tạo thành hoạt động

đó Nó nghiên cứu các hiện tượng văn học cụ thể để rút ra các khái niệm phổ biến về bản chất, tính chất, quy luật của văn học Chính vì vậy, nội dung của lí luận văn học là các khái niệm, phạm trù về văn học

Tuy khác nhau nhưng lí luận văn học, lịch sử văn học và phê bình

văn học có mối liên hệ với nhau rất mật thiết Lí luận văn học khơng thể thoát li văn học sử và phê bình văn học Các sự kiện văn học và các kết

luận được nêu ra của hai bộ phận này làm cơ sở và thúc đẩy lí luận văn học phát triển Thiếu cơ sở văn học sử và phê bình văn học thì lí luận văn học rơi vào chung chung, trừu tượng Ngược lại các khái niệm lí luận văn học có vai trị chỉ đạo, định hướng giúp cho việc nhìn nhận văn học sử và

phê bình văn học thêm sâu sắc, sáng tỏ, bởi cái đích cuối cùng của nghiên cứu, thưởng thức văn học là phải có được quan niệm rõ ràng về các hiện tượng văn học Thiếu khái niệm lí luận thì việc phân tích, nhận thức văn học khó tránh khỏi trình độ cảm: tính, mơ hồ Ví dụ đọc một bài thơ, một thiên truyện mà cảm thấy hay và thích thú, nhưng nếu muốn đi sâu tìm

hiểu hay ở đâu, vì sao hay thì thiếu lí luận là khơng thể được Chính vì vậy, lí luận văn học cần cho nghiên cứu văn học nói chung và cần cho

người đọc nói riêng

1.8 Nội dung củo lí luận uăn học

Lí luận văn học là lí luận khoa học về văn học, lấy văn học làm đối tượng nghiên cứu Lí luận văn học có nhiệm vụ khái quát về bản chất,

đặc trưng, cấu tạo, quy luật tồn tại và phát triển của văn học, giúp cho

con người hiểu được mọi hiện tượng văn học từ tác phẩm, tác giả, thể

loại trào lưu, phong cách Lí luận văn học, có nhiệm vụ cung cấp một hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học chặt chế với tư cách là những

Trang 12

công cụ, để người đọc và các nhà phê bình, các nhà văn học sử có thể vận

dụng để nghiên cứu văn học một cách hữu hiệu

Đối tượng của lí luận văn học không phải là một vài tác phẩm, tác giả cụ thể, mà là toàn bộ văn học như là một lĩnh vực nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội Đó là một đối tượng rộng, vừa thống nhất, vừa

đa dạng, lại luôn đổi thay trong lịch sử, do đó lí luận văn học không dễ

trả lời câu hỏi “Văn học là gì?” nếu khơng xem xét tồn diện

Lí luận văn học tất nhiên không thể khơng phân tích một số tác

phẩm, tác giả cụ thể, nhưng nó nghiên cứu các hiện tượng đó như là những ví dụ Nói cách khác, nghiên cứu tác phẩm, tác giả cụ thể, lí luận văn học khơng nghiên cứu như nhà phê bình văn học và lịch sử văn học

nhằm đánh giá ý nghĩa, vị trí từng tác phẩm, tác giả đó, mà là nhằm xem

xét một trào lưu văn học, cuộc vận động của văn học Lí luận văn học vận dụng phương pháp luận triết học, từ tầm cao lí luận mà trình bày và

phân tích tính chất, đặc điểm, quy luật của văn học, xây dựng nên các

khái niệm, phạm trù

Phạm vi của lí luận văn học ngày nay bao gồm các bộ phận sau: Một

là bản chất, đặc trưng của văn học, bơi là cấu tạo của tác phẩm và thể

loại, ba ià quá trình sáng tác, bốn là tiến trình phát triển văn học, năm là sự tiếp nhận văn học Năm bộ phận này bao quát hết các mặt quy luật

của văn học Một bộ lí luận văn học đẩy đủ phải bao gồm ngần ấy bộ phận (Tuy nhiên trong từng giáo trình cụ thể có thể sắp xếp khác nhau)

Mỗi bộ phận có những quy luật, phạm trù riêng Nhưng các bộ phận đều

liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình lịch sử Theo nhà lí luận Mỹ

là M.H.Abramal thì có bốn yếu tố tạo thành đời sống văn học Đó là tác

phẩm, nhà văn, thế giới, người đọc được sắp xếp thành mô hình dưới đây:

1 Xem: Tim gương uà ngọn đèn Đại học Bắc Kinh 1993 tr.6

Trang 13

Thế giới Tác phẩm ⁄N Nhà văn Người đọc

Từ bốn yếu tố cơ bản đó có thể sắp xếp thành mơ hình vịng trịn phản ánh các mối liên hệ qua lại của chúng:

Z Thế giới Nhà văn Người đọc Tác phẩm

Ngoài năm bộ phận trên 1í luận văn học còn bao ham lịch sử của lí

luận văn học, bởi vì mỗi khái niệm, phạm trù lí luận văn học đều có lịch

sử của nó Khơng hiểu lịch sử lí luận văn học thì cũng khơng hiểu được lí luận văn học Lịch sử phê bình văn học cũng có ý nghĩa rất quan trọng,

bởi vì từ trong thực tiễn văn học các vấn đề lí luận văn học ln luôn

được đặt ra.Từ xưa đến nay các quan niệm, tiêu chuẩn và phương phấp luận phê bình văn học ln đổi thay và phát triển, chúng tạo thành một lịch sử phê bình văn học rất phong phú Ở nhiều nước hiện nay, lịch sử lí luận văn học và lịch sử phê bình văn học đã trở thành những bộ môn khoa học độc lập

Nghiên cứu liên ngành đối với văn học, như xã hội học văn học, vận dụng các phương pháp xã hội học nghiên cứu môi trường xã hội của văn

Trang 14

học, lấy đó làm phương tiện truyền bá văn học, gây hứng thú cho người

đọc Tâm lí học văn học vận dụng các phương pháp tâm lí học để nghiên cứu hoạt động sáng tác, tiếp nhận Ngôn ngữ học văn học vận dụng các phương pháp ngôn ngữ học nghiên cứu đặc trưng văn học trên phương diện ngơn ngữ Ngồi ra các bộ môn như văn hố học văn học, kí hiệu học

văn học, giá trị học văn học, triết học văn học cũng là những lĩnh vực hấp dẫn và khơng thể thiếu

Lí luận văn học cũng nghiên cứu toàn bộ các mối quan hệ rộng lớn giữa văn học, thời đại, lịch sử, chính trị, văn hoá, dân tộc, nhân loại cho nên nhân loại học văn học cũng đang là một hướng nghiên cứu đang được chú ý

Đó là phạm vi nghiên cứu rộng lớn và đặc thù mà Lí luận văn học

đảm nhiệm

1.8 Tính chất của Lí luận uăn học

Lí luận văn học là một bộ môn khoa học, là thành quả đúc kết, khái

quát kinh nghiệm văn học của nhân loại Thoạt đầu văn học xuất hiện

trong thực tiễn đời sống con người, trên cơ sở đó dần dần xuất hiện những khái niệm Lí luận về văn học Ở Hy Lạp cổ đại trên cơ sở thần thoại, sử

thị, tụng ca, bi kịch và hài kịch Platon (TCN 427-347) và Aristote (TCN

384-322) đã nêu ra các quan niệm về văn học đầu tiên Ở Trung Hoa cổ đại, trên cơ sở dân ca Kinh thi, Khổng tử (TCN 551-479) đã nêu ra quan niệm về văn học đầu tiên Văn học càng phát triển phong phú thì khái

niệm lí luận về văn học càng sâu sắc Chẳng hạn thi ca Trung Quốc có

từ thời cổ đại, nhưng đến Thẩm Ước (441-513) người ta mới có lí luận về

thanh luật Hoặc như văn học nghệ thuật có từ xưa, nhưng cho đến thế

kỉ XVIII ở phương Tây cũng như phương Đông khái niệm văn học vẫn

mang nội hàm rất rộng, bao gồm cả các tác phẩm lịch sử, chính trị, triết học Nhiều khái niệm về văn học phải đến thế kỉ XIX, XX mới hình thành đầy đủ Lí luận văn học là sản phẩm của lịch sử, nó khơng ngừng phong phú thêm, và đổi thay cho sâu sắc hơn

Trang 15

thức của con người Chẳng hạn Aristote khi bàn đến bản chất của văn

học chủ yếu chỉ nói đến bản chất “bắt chước” của nó, cịn bàn đến thể loại thì hầu như chưa nói gì đến thể loại trữ tình Ở phương Đơng lí luận Nho giáo nói đến văn học chủ yếu để cập đến chức năng giáo hố và khơng đánh giá cao các tác phẩm hư cấu do đó lí luận văn học hôm nay là sự

tổng kết thành quả của một quá trình nhận thức lâu dài về văn học của

nhân loại

Nhưng lí luận văn học không phải là số cộng giản đơn các kiến thức

về văn học Từ kinh nghiệm nâng lên lí luận phải trải qua một quá trình kiểm nghiệm, sàng lọc, khái quát, hệ thống hố Q trình xây dựng lí luận phải chịu sự chỉ đạo của một hệ thống thế giới quan và các phương

pháp khoa học Bởi vì văn học là một hoạt động tỉnh thần của con người,

thơng qua hình thức thẩm mĩ, hình thức đánh giá mà chiếm lĩnh thế giới,

cho nên lí luận văn học không giản đơn là hệ thống kiến thức về văn học mà còn là hệ thống giá trị về văn học Lí luận văn học khơng chỉ giải thích văn học là gì mà còn phải cho biết văn học thế nào là hay, là tiến

bộ Lí luận văn học là một bộ môn khoa học nhân văn, mang đậm bản

chất nhân văn, nó nói lên mối quan hệ khăng khít giữa văn học và con người, thể hiện bản tính người của văn học ,

Triết học Marx - Lênin là cơ sở khoa học vững chắc để xây dựng và

phát triển lí luận văn học hiện đại Marx chỉ ra văn học là một hình thái ý thức xã hội, nhưng đồng thời khẳng định đó là một hình thái ý thức xã

hội đặc thù, chiếm lĩnh thế giới theo một phương thức khác với các loại hình thái ý thức xã hội khác Nói chiếm lĩnh (tiếng Đức là Anneignent) có nghĩa là chiếm hữu thế giới về mặt tình thần Lênin trong But kí triết

học khẳng định: “ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn sáng tạo ra thế giới khách quan nữa” Tất nhiên lí luận văn học mác xít khơng hề gạt bỏ các thành quả lí luận văn học phong phú thuộc các trào lưu tư tưởng khác, mà hấp thu chúng, phát triển chúng làm cho lí luận văn học ngày càng sâu sắc và toàn diện Lí luận văn học

mác xít là một hệ thống mở

Trang 16

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN VĂN HỌC

2.1 Khái niệm phương pháp

Phương pháp (method) trong tiếng Hy Lạp lúc đầu có nghĩa là “men theo”, sau có nghĩa là “con đường”, tức là con đường dẫn đến một mục đích nào đó Ngày nay phương pháp có nghĩa là tổng thể các con đường,

phương thức, phương tiện dùng để chiếm lĩnh đối tượng nhằm đạt được

mục đích Mọi linh vực hoạt động đều cần phương pháp như công cụ,

thiết bị, quy trình; tư duy cũng cần đến phương pháp như các nguyên

tắc, thao tác, quy trình Một người làm việc mà khơng có phương pháp

thì phải mị mẫm, đến khi có được phương pháp thì sức sáng tạo đã suy

thối, khơng cịn có khả năng vận dụng phương pháp nữa Do đó, phương pháp giúp người ta đạt tới mục tiêu một cách đúng đắn và tiết kiệm sức lực

3.2 Tính thống nhất uà đa dạng của phương pháp

Đối với lí luận văn học, một bộ môn thuộc khoa học xã hội, thì điều quan trọng nhất là chủ thể nghiên cứu xác lập cho được quan niệm chung

về văn học Từ một quan niệm chung chủ thể có thể sử dụng nhiều

phương pháp khác nhau Văn học là một hiện tượng xã hội nằm trong hệ

thống xã hội rộng lớn, liên hệ mật thiết với dân tộc, thời đại, chính trị,

xã hội, lịch sử, kinh tế, tâm lí, văn hố, ngơn ngữ Văn học bao quát mot quá trình từ khâu sáng tác, sản xuất đến tiêu thụ, thưởng thức, người

đọc khác nhau tiếp nhận khác nhau, ở mỗi thời đại lịch sử văn học lại có

số phận riêng của nó Do đó phương pháp nghiên cứu lí luận văn học cũng đa dạng: Các phương pháp lịch sử, lơ gích, hệ thống, thống kê đều cần đến Nhưng quan trọng nhất là phương pháp triết học, tức là phương pháp luận Phương pháp triết học trước hết xác định vị trí của văn học trong đời sống xã hội, từ vị trí và chức năng đó mà vận dụng các phương

pháp thích hợp Nếu phương pháp triết học mà sai lầm thì mọi phương pháp cụ thể đều xa rời đối tượng Chẳng hạn Platon xuất phát từ quan

điểm duy tâm khách quan, xem thực tại là bản sao của ý niệm, còn nghệ

thuật lại là “bản sao của bản sao”, như thế dẫn đến tư tưởng phủ nhận

Trang 17

nghĩa cấu trúc thì vơ hình chung đã xem văn học như một khách thể, bỏ qua tính chủ thể là đặc điểm bản chất nhất của văn học, như thế không thể dẫn đến kết quả thật sự khoa học được Đúng như nhà khoa học Pháp

là Paul Bénichou khi trả lời S.Todorov đã nói: “Nghiên cứu cấu trúc của

tác phẩm không phải là không có ích, nhưng nên kết hợp với việc nghiên cứu ý nghĩa và ý đồ của tác giả thì hơn” Do đó, phương pháp nghiên cứu

1í luận phải kết hợp quan niệm chung, vĩ mô về văn học với các phương

pháp cụ thể đa đạng Từ nguyên tắc này chúng ta sẽ vận dụng quan niệm

mác xít về văn học với tất cả các phương pháp cụ thể như lịch sử, cấu

trúc, phân tâm, kí hiệu, loại hình 9.8 Về phương pháp bản thể luận

Đối với lí luận văn học phương pháp bản thể luận rất quan trọng

Bản thể (ontology) nguyên nghĩa triết học là chỉ “sự tổn tại” hay “bản

chất” của sự vật, có nghĩa là nghiên cứu sự vật hãy bắt đầu từ việc xác

định sự tổn tại của nó Đối với lí luận văn học nguyên tắc bản thể luận đời hỏi trước hết phải vạch ra tính đặc thù của văn học làm cho nó khác

vai những gì khơng phải là văn học Thứ hai, nghiên cứu các thể loại văn học, bởi văn học hình thành và tổn tại qua thể loại Giáo trình lí luận văn học này sẽ quán triệt phương pháp luận triết học nêu trên vào việc trình

- bày các khái niệm văn học ,

3 MUC DICH, YEU CAU VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP LÍ LUẬN | VĂN HỌC

3.1 Mục đích

Người giáo viên văn học về một phương diện nhất định cũng là người

nghiên cứu văn học, phê bình văn học, như thế anh ta tất yếu phải có kiến thức về lí luận văn học mới làm tròn được nhiệm vụ của mình

Mục đích học lí luận văn học là nhằm xác lập quan niệm đúng đắn, khoa học về bản chất, đặc trưng, giá trị của văn học, hiểu được quy luật

chung của văn học và nắm được các khái niệm về văn học, lấy đó làm

công cụ để nhận thức, phân tích các hiện tượng văn học Người giáo viên

không chỉ biết cảm thụ, thưởng thức các tác phẩm văn học mà còn phải

Trang 18

- biết phân tích, H giải chúng một cách khoa học Thiếu lí luận là thiếu

quan niệm và công cụ trong nghề nghiên cứu van hoc.Vé mat nay nha

phê bình văn học Nga thế kỉ XIX là N.G.Chernưsepski từng nói: “Nếu khơng có lịch sử về đối tượng thì sẽ khơng có lí luận về đối tượng; nhưng nếu khơng có lí luận về đối tượng thì thậm chí cũng sẽ khơng có suy nghĩ về lịch sử của đối tượng” (Bàn uề thơ ca) Phải có khái niệm về thể loại

thì người ta mới biết phân biệt rõ ràng thể loại này với thể loại kia, cũng

như có khái niệm về cá tính, tính cá thể trong văn học người ta mới biết

phân biệt nhà văn này với nhà văn kia, nhận ra các hiện tượng văn học

thiếu cá tính Cũng vậy phải có khái niệm về tiểu thuyết mới phân biệt

được tiểu thuyết với thể loại không phải tiểu thuyết, lúc nào thì tiểu

thuyết phôi thai, lúc nào thì phát triển hồn thiện

3.2 Yêu cầu

Học lí luận tất nhiên phải hợc thuộc các khái niệm, học lịch sử của

chúng, phân biệt khái niệm này với khái niệm kia Nhưng học lí luận không giản đơn chỉ là học thuộc các khái niệm

Người ta chỉ nắm vững được một khái niệm lí luận văn học chừng nào người ta gắn liển với nhận thức về một khía cạnh của văn học, có được năng lực bóc tách một phương diện của văn học trong tư duy Chỉ như thế khái niệm mới làm cho năng lực tư duy trừu tượng phát triển Nắm

vững nhiều khái niệm sẽ giúp sinh viên nhìn nhận văn học trong những

mối quan hệ chẳng chịt Điều đó địi hỏi việc học lí luận văn học phải có hệ thống

3.3 Phương pháp học tập

Một điều cần lưu ý là lí luận văn học là khoa học xã hội, khoa học

nhân văn, nó có quá trình phát triển phức tạp, phụ thuộc vào trình độ và phương pháp của người nghiên cứu Do đó mỗi thuật ngữ, khái niệm của

lí luận văn học đã trải qua nhiều cách giải thích khác nhau và hiện ra

trong tính đa nghĩa Cũng giống như các khái niệm “đẹp”, “văn hố” có nhiều định nghĩa khác nhau, các khái niệm lí luận như “văn học”, “hình

tượng”, “hiện thực” đều có nhiều cách định nghĩa Trên cơ sở nắm chắc

Trang 19

định nghĩa cơ bản cần tìm hiểu nhiều định nghĩa khác, so sánh chúng với

nhau để hiểu được cách hiểu nào là sâu sắc, toàn diện và hữu hiệu

Nhưng lí luận văn học khơng hề là ]í luận sng, lí luận chay Người

học lí luận phải ln ln vận dụng, liên hệ vào các hiện tượng văn học

cụ thể Người ta chỉ có kiến thức lí luận văn học sâu sắc chừng nào có tình u và trí thức phong phú về văn học Vì vậy người học lí luận phải thường xuyên đọc các loại tác phẩm văn học ưu tú xưa nay, tự bồi dưỡng

cho mình thật nhiều tri thức cảm tính về tác phẩm văn học, tích luỹ thật

nhiều kinh nghiệm đọc văn học, thường xuyên nêu các vấn đề về văn học Có như thế thì việc học tập lí luận mới tránh được lối lí luận xơ cứng, giáo điều, làm cho lí luận tình tế, sống động, phản ánh được sự vật đa dang và biến hố

Lí luận văn học là một bộ phận của khoa nghiên cứu văn học bên' cạnh lịch sử văn học và phê bình văn học Muốn học tốt lí luận văn học phải thường xuyên liên hệ nó với văn học sử và phê bình văn học, từ thực tế văn học mà đào sâu thêm vào nội hàm văn học

Người học lí luận văn học nên thường xuyên tra cứu các loại từ điển văn học, đặc biệt là các từ điển thuật ngữ Tìm hiểu nhiều hệ thống lí luận khác nhau, cọ xát các khái niệm với nhau để mài sắc năng lực tư duy lí luận cho mình

Tóm lại muốn học tốt lí luận văn học cần kết hợp trí nhớ với sự hiểu

biết, kết hợp lí luận với thực tiễn, kết hợp việc đọc văn học với năng lực

tư duy tìm tơi, phân tích, phê bình, thưởng thức văn học Thiếu năng lực

thưởng thức văn học tỉnh tế thi khả năng tư duy lí luận dễ rơi vào giáo

điều và máy móc

Trang 20

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

1 Nắm uững các khái niệm: Lí luận văn học, lịch sử văn học, phê bình văn học, nội dung của a lí luận văn học, phương pháp nghiên cứu lí luận văn học

2 Câu hỏi suy nghĩ:

a Lí luận văn học là gì, nó có mối liên hệ như thế nào với lịch sử văn

học và phê bình văn học ?

b Dựa trên cơ sở nào mà người ta xác lập các bộ môn của khoa nghiên cứu văn học Hãy kể tên các bộ môn nghiên cứu về văn học c Lí luận văn học có ý nghĩa như thế nào đối với người nghiên cứu,

giảng dạy văn học ?

- d, Làm thế nào để học tập tốt lí luận văn học? Phương pháp luận

nghiên cứu lí luận văn học có ý nghĩa như thế nào trong việc học tập lí luận văn học ?

3 Giải thích khái niệm:

® Khoa oăn học: Cịn gọi là khoa nghiên cứu văn học Tên gọi : chung khoa học nghiên cứu văn học và các quy luật của nó Khoa văn

học bao gồm: Lí luận văn học, lịch sử văn học, phê bình văn học

Ngồi ra cịn có: lịch sử lí luận văn học, lịch sử phê bình văn học ® Lí luận oăn học: Một bộ phận của khoa nghiên cứu văn học, là khoa học chuyên nghiên cứu các quy luật chung của hoạt động văn học, nó bao gồm các nguyên lí về bản chất, đặc trưng, tác phẩm và thể loại, sáng tác, tiếp nhận và quá trình phát triển văn học ® Phê bình uăn học: Một bộ phận của khoa nghiên cứu văn học, là khoa học phân tích và đánh giá tác phẩm văn học, nhà văn và các hiện tượng văn học

e© Văn học sử: Còn gọi là lịch sử văn học, là khoa học tìm hiểu lịch

` sử văn học dân tộc và văn học thế giới theo quan điểm lịch đại

Trang 21

TRÍCH YẾU TƯ LIỆU

« Về li luận văn học và lịch sử văn học

Lí luận văn học với tư cách là một bộ môn riêng biệt của nghiên cứu

văn học đã có một lịch sử phát triển riêng, khá lâu đời Tác phẩm lí luận

văn học đầu tiên là “Thi pháp học” (Poetika) của nhà triết học cổ Hy Lạp

Aristote Phần quan trọng nhất của quyển sách này dành để nghiên cứu thể loại bi kịch Từ bấy đến nay, và nhất là trong vòng ba trăm năm gần đây, hứng thú đối với các vấn đề lí luận của nghiên cứu nghệ thuật và

văn học ngày càng tăng lên

Những bước đầu tiên của khuynh hướng tiến bộ đã được thực hiện vào giữa thế kỉ XVIHI với hoạt động của các nhà tư tưởng khai sáng lỗi

lạc người Đức và người Pháp như G.Lessing, tác giả các tập sách Laokoon và Bình luận uê bịch ở Hamburg, D Didero, tác giả các sách

Nghịch lí uê diễn uiên, Tiểu luận uê thơ kịch Về sau thì các nhà khai sáng dân chủ Nga như V.G.Belinsky, N.G.Chernưsepski,

N.A.Dobroliubop đã cung cấp một cách hiểu duy vật về nghệ thuật và

văn học sâu sắc hơn, có hệ thống hơn, mặc dù còn chưa triệt để Nhiều nguyên lí của họ vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa khoa học cả trong thời đại

chúng ta Có giá trị lớn lao đối với lí luận khoa học hiện đại về văn học là các bài báo, các bức thư và lời phát biểu về văn học cua K.Marx,

F.Engels, V.I.Lênjn, trong đó chứa đựng một sự lí giải duy vật lịch sử triệt để đối với nhiều vấn để quan trọng

Việc giải quyết các vấn dé lí luận văn học về thực chất có ý nghĩa to lớn, quyết định đối với việc nghiên cứu lịch sử văn học các thời đại và các dân tộc, tức là đối với lịch sử văn học như là một bộ phận cơ bản của khoa

nghiên cứu văn học Không thể nghiên cứu được lịch sử văn học các dân

Trang 22

xác định về nội dung và về tương quan với nhau Thiếu điều này thì bản thân sự suy nghĩ về lịch sử văn học sẽ không rõ ràng, thiếu minh xác và nhầm lẫn lí luận văn học thực hiện việc giải quyết và hệ thống hoá các

khái niệm chung của nghiên cứu văn học Nó cung cấp cho lịch sử văn

học những công cụ để tiến hành nghiên cứu cụ thể Nếu thiếu các khái niệm chung đã được xác định thì lịch sử văn học chỉ có thể miêu tả các sự thực văn học riêng lẻ mà thôi

Chernưsepski đã giải thích rất đúng sự tác động qua lại giữa lịch sử

và lí luận của mọi loại hình nghệ thuật Ông viết: “Lịch sử nghệ thuật là cơ sở của lí luận nghệ thuật, sau đó lí luận nghệ thuật giúp cho việc xây dựng lịch sử nghệ thuật được hoàn thiện và đầy đủ hơn Một lịch sử nghệ

thuật tôt sẽ là điều kiện để hồn thiện lí luận hơn nữa, cứ như vậy cho

đến vô cùng Nếu khơng có lịch sử đối tượng thì sẽ khơng có lí luận đối tượng; nhưng nếu khơng có lí luận uê đổi tượng thì thậm chí suy nghĩ uề lịch sử của nó cũng khơng có nối, bởi lúc đó khơng có khúi niệm

uê đối tượng, uê ý nghĩa uà giới hạn cia nd”!

Quả vậy, sẽ không thể xây dựng được lịch sử văn học như là một

khoa học nếu như khơng có “khái niệm về đối tượng, về ý nghĩa và giới

han của nó” Làm sao có thể nói về lịch sử văn học mà không biết một

cách chung nhất văn học là gì, những tác phẩm nào thuộc vào lịch sử của nó, những tác phẩm nào khơng Lí luận sẽ cung cấp câu trả lời

cho vấn đề đó

Khơng nắm vững được hệ thống chỉnh thể các khái niệm mà lí luận văn học xây dựng nên thì nhà lịch sử văn học sẽ làm việc một cách mù quáng, thiếu hiểu biết rõ ràng về các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, không đề xuất được những nhiệm vụ khoa học cho riêng mình Người ấy sẽ là một đại diện tổi cho ngành khoa học của mình, một người không

biết thâm nhập vào chiều sâu của các hiện tượng được nghiên cứu mà chỉ trượt theo bề ngoài của chúng

1 Chernưsepky N.G Bèn uê thơ ca Tác phẩm của Aristote - Toàn tập T2 M 1949 tr 265 - 266 (Tác giả giáo trình nhấn mạnh)

Trang 23

Hệ thống các khái niệm khoa học mà lí luận văn học xây dựng nên để nghiên cứu lịch sử văn học rất phức tạp và nhiều mặt Nó bao gầm một số bộ phận

Trước hết, lí luận văn học phải xây dựng khái niệm về đối tượng của

nghiên cứu văn học Khái niệm này rất phức tạp Để có sự hiểu biết đúng đắn và toàn diện về văn học nghệ thuật như là một loại hình của

nghệ thuật thì phải giải đáp cụ thể và cặn kẽ cả một loạt vấn đề Đâu là đặc trưng (loại biệt) của nội dung nghệ thuật so với nội dung của các loại hình thái ý thức xã hội khác? Đâu là bản chất ý thức hệ của nghệ

thuật và các khả năng nhận thức của nó? Các đặc trưng của văn học như

một loại hình nghệ thuật là gì? Các đặc điểm về nội dung và hình thức

của văn học đã phụ thuộc vào các điều kiện và hoàn cảnh của đời sống lịch sử dân tộc của xã hội như thế nào? Muốn trả lời những vấn đề đó phải giải quyết một loạt các khái niệm chung Đó là nội dung của phần thứ nhất của lí luận văn học - phần lí luận về đặc trưng của văn học nghệ thuật `

Nhóm uấn đê thứ hai cũng không kém phần quan trọng Trong suốt quá trình phát triển lịch sử của từng nền văn học dân tộc đã xảy ra những biến đổi quan trọng, có tính quy luật về nội dung và hình thức của nó Muốn hiểu được các biến đổi đó cũng cần phải có một hệ thống khái niệm lí thuyết Trong văn học có ba loại hình cơ bản - tự sự, trữ tình và

kịch Chúng khác nhau ra sao? Văn học biến đổi một cách lịch sử trong các thể loại Đâu là đặc trưng của từng thể loại đó, chẳng hạn, của trường ca hay tiểu thuyết, bì kịch hay hài kịch, tụng ca hay bi ca? Trong văn học

cũng thể hiện các nguyên tắc phản ánh đời sống khác nhau Các nguyên tắc ấy như thế nào, đâu là bản chất của từng nguyên tắc ấy? Trong văn

học có sự thay thế các trào lưu khác nhau, chẳng hạn như chủ nghĩa cổ

điển, chủ nghĩa tình cảm, chủ nghĩa lãng mạn Các trào lưu phân biệt với các nguyên tắc phản ánh ở chỗ nào? Giải quyết các vấn đề này là nội dung của một phần khác của lí luận văn học - phần lí thuyết về các đặc trưng của sự phát triển lịch sử của văn học

Nhưng muốn xem xét được các tác phẩm riêng biệt theo quan điểm

tính thời đại và tính dân tộc của sự phát triển văn học, muốn thuyết

minh và đánh giá các phẩm chất tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm cần

Trang 24

phải có một hệ thống các khái niệm phức tạp về các phương diện và yếu

tố khác nhau của nội dung và hình thức của các tác phẩm riêng lẻ Cần phân biệt những phương diện nào trong nội dung tác phẩm như là một phương tiện biểu hiện nội dung của chúng, chúng được tổ chức

như thế nào? Thế nào là cốt truyện của tác phẩm, thế nào là các xung đột

thể hiện trong đó? Thế nào là tổ chức ngôn từ của tác phẩm, nó gồm

những phương diện nào? Toàn bộ tác phẩm được tổ chức ra sao, kết cấu

tác phẩm là gì? Các phương diện khác nhau của nội dung và hình thức

gắn bó nhau như thế nào? Trả lời tất cả các câu hỏi đó là một phần khác của lí luận văn học - lí thuyết về các phương diện và yếu tố của tổ chức

tác phẩm nghệ thuật riêng lẻ Có khi người ta gọi lí thuyết này là “thi

pháp học” :

Khi nghiên cứu lịch sử một nền văn học dân tộc nào đó nhà nghiên

cứu văn học trong từng bước nghiên cứu phải sử dụng các khái niệm của tất cả ba bộ phận của lí luận văn học Lịch sử văn học càng được vũ trang

về mặt lí thuyết bao nhiêu thì nó càng là khoa học hoàn thiện bấy nhiêu

Lịch sử và lí luận văn học tác động với nhau như vậy trong phạm vi

chung của nghiên cứu văn học

(Trích G.N.Pospelov chủ biên: Dẫn luận nghiên cứu uăn học Nxb

Trang 25

e_ Mơ hình các khoa học văn học của Đồng Khánh Bính:

Fr, Hoạt động văn học

| Sáng tác văn ri phẩm văn TT Tiếp nhận văn học

Kí hiệu học văn học | Tâm lí học văn học | | Tâm lí học văn học | học văn học

Triét hoe văn học

Tin hoc van hoc

Xét ở góc độ sản xuất - tiêu dùng văn học, có mơ hình sau: ——————— Văn hóa văn học

Xã hội học văn học

Giá trị học văn học

| Giá trị nghệ thuật + | Tiêu dùng văn hoc}

| Hoạt động văn học

"

„| Sáng tác văn học | Tác phẩm văn học > Tiép nhan van học|<

| Sản xuất văn học

(Trích từ Giáo trình lí luận uăn học

Đơng Khánh Bính chủ biên, Bắc Kinh, 2003)

Trang 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 G.N Poxpelov chủ biên Dẫn luận nghiên cứu uăn học T1, Phần

dẫn luận Trần Đình Sử dịch Nxb Giáo dục Hà Nội 1985

2 Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà : Lí luận uăn học Tập

1 Nxb Giáo dục Hà Nội 1986 phần Nhập môn

3 Rene Wellek, Austin Warren Lí luận uăn học (1949) ban dich tiếng Nga Nxb Tiến bộ Matxcdva 1978

4 Đồng Khánh Bính chủ biên Giáo trình lí luận uăn học tiếng

Trung Quốc Nxb Cao đẳng Giáo dục Bắc Kinh 2003 phần

Dãn luận

Trang 28

Chương I

VĂN HỌC LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THÚC THẤM Mi

Mục tiêu:

- Hiểu được uăn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù phân biệt uới các hình thúi ý thức xã hội khác

- Nắm được bản chất thẩm mĩ của uăn học

1 VĂN HỌC LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI 1.1 Bản chất ý thúc xã hội của uăn học

Ban chất của văn bọc là vấn đề hang đầu của lí luận văn học Muốn

biểu được nó cần đặt văn học vào trong toàn bộ cấu trúc xã hội Theo Karl

Marx thì cấu trúc xã hội chia làm hai bộ phận: cơ sở kinh tế và thượng tầng kiến trúc Cơ sở kinh tế là do tổng hoà của sức sản xuất và các quan hệ xã hội thích ứng với sức sản xuất đó tạo nên Đó là nền tảng của sự tổn tại xã hội, trên đó hình thành một thượng tầng kiến trúc bao gồm các

chế độ chính trị xã hội, pháp luật, quân đội và các hình thái ý thức xã hội như chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, triết học và văn học nghệ

thuật Bản chất của ý thức xã hội là phản ánh tổn tại xã hội, thể hiện ý thức chủ thể của con người đối với tên tại xã hội, có ảnh hưởng duy trì

hay thúc đẩy cơ sở xã hội thay đối, phát triển Các hình thái ý thức xã

hội cũng tác động, ảnh hưởng lẫn nhau Không có hình thái ý thức xã hội

nào là tồn tại độc lập tuyệt đối như tong chân không cả

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, văn học có cội nguồn là đời

sống, là sự phản ánh của đời sống Các tác phẩm thần thoại, cổ tích, tiểu thuyết, thơ ca, bi kịch, tiểu thuyết, dù l¡ kì, huyền ảo như thế nào đều là sự phản ánh thế này hay thế khác của đời sống Karl Marx đã nhấn

Trang 29

mạnh: “ý thức bất cứ lúc nào đều chỉ có thể là cái tổn tại được ý thức, mà

sự tồn tại của mọi người là quá trình sống thực té ca ho”! Trong Tư bản

luận Marx lại nói: “Cái quan niệm chẳng qua là cái vật chất được chuyển

vào trong đầu óc con người và được cải tạo ở trong đó”2 Lênin nói: “ý thức

bao giờ cũng phản ánh tổn tại, đó là ngun lí chung của toàn bộ chủ

nghĩa duy vật”Š

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, văn học luôn luôn chịu sự ràng buộc của cơ sở xã hội Xã hội ngun thuỷ mơng muội thì con người chỉ

có thể sáng tác ra thần thoại Trong xã hội phong kiến quân chủ, khi mọi

người dân đều là bẩy tôi của vua, là phần tử của gia đình thì văn học

chưa thể có sự biểu hiện cá tính đầy đủ, tồn vẹn Sự ràng buộc đối với

văn học trước hết là ràng buộc về tư tưởng, sau đó là ràng buộc về điều kiện vật chất Mọi tác phẩm trong thời phong kiến đều ít nhiều có tư tưởng trung quân Mọi tác phẩm trong xã hội tư sản đều có yếu tố tư

tưởng tư sản Khi chưa có chữ viết và phương tiện để ghi lại thì văn học chỉ có thể là truyền miệng Khi đã có máy in thi van học thay đổi tính

chất: sáng tác không chỉ để kể, mà chủ yếu là để đọc, để “xem” Khi phương tiện nghe nhìn xuất hiện phổ biến, văn học cũng tự biến đổi

Ngoài sự ràng buộc của cơ sở xã hội, văn học còn chịu tác động qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác như đạo đức, triết học, tôn giáo

và đặc biệt là chính trị “+

1.9 Văn học là một hình thái quan niệh nhân sinh

Khi nói văn học với tư cách ý thức xã hội như là sự phần ánh của tồn tại xã hội, điều đó khơng hề có nghĩa rằng văŸÑ học là sự phản ánh, sao

chép giản đơn, thụ động hiện thực đời sống Ngược lại văn học chứng tỏ

trong điều kiện con người chưa hiểu rõ đời sống, sáng tác của họ vẫn nêu lên một quan niệm về thế giới và nhân sinh Quan niệm là sự lí giải, cắt nghĩa của con người đối với thế giới xung quanh Khi thần thoại Việt

1 K.Marx, F.Engels Ý thức hệ Đức

2 .Marx Tư bản luận Quyển 1

3 V.Lênin Chủ nghĩa duy uột va chủ nghĩa kinh nghiệm phê phan

Trang 30

Nam kể chuyện thần trụ trời, thần thoại Trung Quốc kể chuyện Nữ Oa

vá trời và tạo ra người, Kinh thánh kể chuyện Chúa sáng tạo thế giới

trong đó có con người là người ta nêu ra cách hiểu, cách cắt nghĩa về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người Khi truyện dân gian kể chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh, kế chuyện Sọ đừa là họ đưa ra quan niệm uễ nhân sinh: cái ác luôn hãm hại cái thiện, nhưng cuối cùng cái thiện đều thắng, ở hiển gặp lành, ác giả ác báo K.Marx nói: “Thần thoại nào cũng

chỉnh phục, chỉ phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên trong trí

tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng”!, Giải thích các truyện cổ tích và

thần thoại, M.Gorki cũng nói: “Ngay từ thời tối cổ con người đã mơ ước có thể bay trên không trung như ta có thể thấy qua chuyện Phătơn, chuyện Dédan và con trai là Ikare, cũng như chuyện tấm thẩm biết bay Họ mơ ước tìm cách di chuyển nhanh hơn trên mặt đất - chuyện cổ tích

đơi hài vạn đặm - họ thần phục giống ngựa, ý muốn di chuyển trên sơng nhanh hơn dịng nước đã đưa đến chỗ phát minh ra chèo va buém; ¥ muốn giết kẻ thù hay săn thú từ xa là nguyên do phát minh ra cung, nó,

tên ”2 Như vậy, văn học thể hiện mơ ước của con người và quan niệm

của họ về khả năng chính phục thế giới khách quan Sự phản ánh đời

sống trong văn học bao giờ cũng thông qua trí tưởng tượng, lịng ước mơ,

khả năng phán đoán của con người để nêu lên quan niệm về nhân sinh Truyện Kiêu kể cuộc đời mười lăm năm trôi dạt của Kiểu để nêu quan niệm về số phận người tài hoa, về quy luật tạo vật đố tài, về nỗi đau nhân thế của con người Tiểu thuyết Vụ án của F.Kafta kể về một nhân viên ngân hàng tự nhiên bị bắt, bị xử án, cuối cùng bị hai tên đao phủ đem ra

ngoại thành hành quyết mà không biết vì tội gì Câu chuyện vụ án li kì

thể hiện quan niệm về sự phi lí của cuộc sống trong xã hội tư sản Từ

quan niệm nhân sinh mà gợi lên niềm vui sống, yêu đời hay sông phan, hoài nghỉ, tạo thành tư tưởng của văn học

Nói văn học thể hiện quan niệm nhân sinh có nghĩa là văn học thể

hiện một tư tưởng về vũ trụ, xã hội và con người trên cơ sở một thế giới

1 Marx - Engels Về oăn học uà nghệ thuật Nxb Sự thật Hà Nội 1958 tr.101

Trang 31

quan nhất định Việc thể hiện quan niệm đã tạo thành tính khuynh

hướng, tính tư tưởng của văn học Về mặt này Hégel viết: “Việc tạo thành

hạt nhân nội dung của tác phẩm văn học rút cục không phải do bản thân

đề tài, mà là do sự cấu tứ và sáng tạo từ phía chủ thể nghệ sĩ rót sức sống

và tâm hồn vào, là tâm hồn nhà nghệ sĩ được phản ánh vào tác phẩm,

Lâm hồn ấy không chỉ mang lại sự tái hiện sự vật ngoại tại, mà còn mang vào tác phẩm cả bản thân và đời sống nội tâm của nghệ sĩ nữa”1, Có thể nói bản chất ý thức xã hội của văn học thể hiện ở tính khuynh hướng tư tưởng và tính khuynh hướng tình cảm của nó Điều này gắn liền với bản tính của con người K.Marx đã nói: “Khả năng xây tổ của con ong khiến cho nhiều kiến trúc sư phải xấu hổ, nhưng dù nhà kiến trúc sư tôi nhất cũng có chỗ hơn hẳn con ong, đó là trước khi xây cái tổ bằng sáp, anh ta

đã xây nó từ trong đầu mình anh ta không chỉ làm cho đồ vật tự nhiên thay đổi hình đáng, mà còn thực hiện mục đích của mình trong đồ vật tự

nhiên, anh ta biết mục đích của mình với tư cách là cái quy luật quyết

định phương thức, phương pháp hoạt động của anh ta Anh ta khiến ý

chí của mình phục tùng cái mục đích ấy?2 1.3 Tính khuynh hướng của uăn học

Khái niệm tính khuynh hướng nhằm chỉ sự đánh giá và thái độ

chung của con người đối với hiện thực Con người sống trong thực tại bao giờ cũng bày tỏ sự đánh giá và thái độ đối với cuộc sống, chẳng hạn thoả mãn điều gì, bất mãn điều gì, tán thành cái gì, phản đối cái gì, yêu gi,

ghét gì Đó chính là tính khuynh hướng Do vậy khuynh hướng là xu hướng tình cảm Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu nói: “Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương” Ông lại nói: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không

khẳẩm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” Đó là tính khuynh hướng

mãnh liệt của nhà thơ Nữ sĩ Hồ Xuân Hương nói: “Chém cha cái kiếp lấy

chồng chung”, lại nói “Thân này đâu đã chịu già tom” cũng là khuynh hướng tư tưởng, tình cảm của nữ sĩ Nguyễn Du viết Truyện Kiểu mà nói:

“Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”, lại nói “Trong tay đã sẵn đồng tiển, Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì!” Đó

1 Hégel Mỹ học Tập 3 Tiếng Trung Nxb Thương Vụ 1979 tr.229

9 K.Marx Tư bản luận Toàn tập Tập 23

Trang 32

lại cũng là khuynh hướng của thi sĩ Rồi nhà thơ Nguyễn Khuyến nhìn cảnh Hội Táy mà viết: “Khen ai khéo vẽ trò vui thế, Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!” Nhà thơ Tú Xương nhìn cảnh khoa thi hương nhố

nhăng, tây đầm nhộn nhạo mà nói: “Nhân tài đất Bắc nào ai đó, Nghén cổ mà trơng lại nước nhà!” Rõ ràng văn học xưa nay đều thể hiện tính

khuynh hướng của nó F.Engels nói: “Tơi khơng hề phản đối bản thân tính khuynh hướng Cha đẻ của bi kịch là Eschyle và cha đẻ của hài kịch

là Aristophane đều là những nhà thơ có khuynh hướng mãnh liệt Dante

và Cervantès cũng có tính khuynh hướng khơng kém Còn giá trị chủ yếu của vở kịch Âm mưu tình u của Schiller chính là ở chỗ nó là vở kịch có khuynh hướng chính trị đầu tiên của nước Đức”!, Thế nhưng các nhà chủ nghĩa tự nhiên như E.Zola, lại phản đối tính khuynh hướng Họ chủ trương văn học miêu tả đời sống tuyệt đối khách quan, lạnh lùng như

khoa học Hãy gác sang bên vấn để có thể khách quan lạnh lùng trong văn học được hay không, bản thân chủ trương ấy cũng là một khuynh hướng Việc miêu tả hiện thực như Vũ Trọng Phụng trong các thiên

phóng sự, chẳng phải đã bày tỏ thái độ lên án, tố cáo của ông hay sao?

Nhà văn Pháp J.P.Sartre trong tác phẩm Buồn nôn miêu tả nhân vật

Rocăngđan, một người bày tỏ thái độ thờ ơ, lãnh đạm đối với thế giới và con người, đối với anh ta khơng có gì là có ý nghĩa hết, tất cả đều là vơ

nghĩa lí Nhưng đó lại chính là khuynh hướng và lập trường của chủ nghĩa hiện sinh Do đó tính khuynh hướng của văn học là một thực tế

khách quan, không phụ thuộc vào bất cứ lời tuyên bố của ai cả

Trong văn học có thể phân biệt tính khuynh hướng về chân lí, về sự

thật và tính khuynh hướng giả tạo Khuynh hướng về sự thật là khuynh hướng phù hợp với xu thế tiến hoá, tiến bộ của quá trình phát triển khách quan của xã hội Khuynh hướng giả tạo đi ngược lại với khuynh

hướng trên Sự vận động, phát triển của xã hội là có tính quy luật Đối

với quy luật đó con người chỉ có phản ánh, nhận thức, lợi dụng chứ không thể thay đổi Chẳng hạn ở văn học Trung Quốc, cuốn Thuỷ Hử ca ngợi phong trào nổi đậy của nông dân là khuynh hướng sự thật, còn tác

phẩm Đăng khấu chí của Du Vạn Xuân miêu tả các anh hùng nông dân 1 Marx, Engels tuyển tập Tập 4 bản Trung van tr 454

Trang 33

bị tiêu diệt, lên án họ lại là khuynh hướng giả tạo Ca ngợi những anh

hùng chống Pháp, chống Mĩ xâm lược là khuynh hướng về sự thật, còn

các tác phẩm chống cộng, vu cáo các chiến sĩ cộng sản yêu nước là

khuynh hướng giả tạo, phản động Tuy nhiên, tính khuynh hướng của

văn học không được lộ liễu, nhất là trong tiểu thuyết nhà văn khơng

được trực tiếp nói ra như “thầy tuồng nhắc vở” (ý của Hải Triều), mà

phải kín đáo, làm cho khuynh hướng tự toát ra từ sự miêu tả và tình

huống Tính khuynh hướng lộ liễu là sản phẩm của sự bất tài và không

am hiểu đặc trưng của nghệ thuật Tất nhiên còn tuỳ theo đặc trưng của thể loại văn học mà xét Có những lúc khuynh hướng càng rõ rệt,

càng sắc nét, càng hay

Ngoài khuynh hướng chân thực về mặt chân lí văn học cịn có khuynh hướng về cái thiện Khuynh hướng về cái thiện lấy sự phát triển

của đạo đức làm tiêu chuẩn Những thái độ phù hợp với quan niệm đạo

đức tiến bộ, đồng cảm với người bị áp bức, khao khát được giải phóng là hướng về cái thiện Những thái độ phản nhân văn, phi nghĩa, bạo lực, gây chiến tranh là khuynh hướng ác Xét về mặt lịch sử mọi khuynh hướng về sự thật đều phù hợp với khuynh hướng về cái thiện, vì đều

nhằm phục vụ con người, phục vụ nhân loại Đã là khuynh hướng về cái

thật và về cái thiện thì đều phải yêu cầu sự chân thành và trung thực Mọi sự dối trá trong văn học và thỉ ca rút cuộc đều làm cho tác phẩm mất hết sức thuyết phục Chẳng hạn như khuynh hướng đạo đức phong kiến trong sách Nhị thập tứ hiếu là rất giả tạo và phản nhân văn |

Những truyện như Quách Cự chôn con, Nằm tuyết khóc măng vừa

phần nhân văn vừa tuyên truyền mê tín dị đoan vừa mang tính chất

ngu dân, thực tế là có hại Giả tạo nhất là truyện Lão Lai già 60 tuổi,

do khơng có con nối đõi tông đường, sợ cha mẹ (lúc này đã ngoại tám mươi) buồn, bèn cầm trống bởi, giả vờ làm trẻ con, giả vờ ngã rồi khóc để

bố mẹ dỗ, thật là dối trá

Tính khuynh hướng trong văn học là bản chất của văn học, song phục tùng đặc trưng nghệ thuật Đi ngược lại đặc trưng nghệ thuật mọi

tính khuynh hướng sẽ khơng có giá trị đích thực

Trang 34

2 VAN HOC LA MOT HINH THAI PHAN ANH THAM MI

Van hoe tuy cũng là một hình thái ý thức xã hội như chính trị, tơn

giáo, đạo đức nhưng điểm khác biệt quan trọng ở chỗ nó là một hình

thái ý thức xã hội đặc thù - hình thái phản ánh thẩm mĩ, Nhược điểm của nhiều lí luận văn học trước đây là vận dụng lí thuyết phản ánh vào văn học một cách máy móc, khơng nhận thấy sự khác biệt quan trọng giữa phản ánh nói chung và phản ánh thẩm mĩ Thực ra chỉ có phản ánh thẩm mĩ mới là cội nguồn tạo ra văn học, nghệ thuật

9.1 Phản ánh thẩm mĩ là phản ánh trong tình cảm thẩm mĩ Thực chất của phản ánh thẩm mĩ là một sự đánh giá về phương diện thẩm mĩ, một sự “phán xét về phương điện chất thơ” như Ph Engels né6i Các nghiên cứu tâm lí học đã' cho biết tình cảm thẩm mĩ khác hẳn tình cảm tự nhiên thông thường Tình cảm tự nhiên là sự phản ứng trước các kích thích của ngoại giới, là những tình cảm tự nhiên, không bị kiểm chế, cho dù là tình cảm do cái đẹp khêu gợi thì phần nhiều tình cảm đó cũng

TM đem lại sự hưởng thụ thẩm mĩ Nhà mĩ hoc My Susanne Langer 6i: “Cai tinh cam do một đứa trẻ gào khóc phát ra còn mạnh mẽ gẤp nhiều lần so với tình cảm cá nhân phát ra của một nhà âm nhạc, nhưng khi người ta đi vào phòng biểu điễn âm nhạc, không ai nghĩ là phải nghe

một âm thanh như đứa trẻ khóc thét Nếu ai đưa đứa trẻ khóc thét vào phịng âm nhạc, thì hẳn mọi người phải bỏ về hết”! Cho nên tình cảm

thẩm mĩ khác hẳn tình cảm bất mãn của một nhà chính trị hay tình cảm cười lớn, khóc lớn của đứa trẻ Tình cảm thẩm mĩ là thứ “tình cảm thứ

hai”, tình cảm hình thành trên cơ sở thanh lọc, thăng hoa những thể - nghiệm đời sống quá khứ, những suy ngẫm, nếm trải về cuộc đời, nó là

tình cảm vừa có những hình tượng sắc nét lại vừa vượt lên trên những

hơn thiệt, mất mát của cá nhân, đáng cho mọi người cùng thể nghiệm,

hưởng thụ L.Tolstoi từng lấy ví dụ, một đứa trẻ gặp chó sói trên thảo

nguyên, sự hoảng sợ, kêu cứu, bỏ chạy chẳng có gì mĩ cảm ở đấy Nhưng sau khi thoát hiểm, đứa trẻ kể lại những gì đã kinh qua, vẻ hung dit cua con chó sồi, sự hoảng loạn của bản thân, sự mênh mông của đồng cỏ lạ

1 8uaanne Langer, Vấn để nghệ thuật Nxb Khoa học xã hội Trung Quốc tr.23-25

Trang 35

là câu chuyện thú vị cho mọi người Niềm sợ hãi bây giờ không còn là sợ

hãi cá nhân, mà là “niềm sợ hãi vui vẻ” đáng cho mọi người chia sẻ!, Tình cảm thẩm mĩ thực chất là tình cảm đối với cuộc đời, đối với đồng loại, đối với thiên nhiên, dân tộc, khơng phải là tình cảm vị kỉ, thuần tuý riêng

tư Tình cảm thẩm mĩ là tình cảm xuất phát từ lợi ích cộng đồng và nhân

loại Nhà thơ Đức Goethe có nói: “Phương pháp sáng tạo là phương thức

tự nhiên và gần gũi nhất với hiện thực, nó bắt đầu ở nơi mà nói chung

một con người không phải là nhà thơ muốn đem lại một giá trị đặc biệt

cho tất cả những gì mà anh ta có và cho tất cả những gì bao quanh anh

ta, Đó là một biểu hiện tốt lành, một sự tự biểu hiện, khi các hoa quả

trong vườn riêng của anh ta tỏ ra ngon hơn hết thảy, khi chúng ta tin

rằng những hoa quả chín mọng trong vườn nhà là món ăn ngon nhất cho

cả bè bạn của chúng ta Niềm tin ấy tự nó đã là bài thơ độc đáo, là bài thơ mà thiên tài của nhà nghệ sĩ chỉ phat trién trong ban thân, mang lại

cho nó khơng chỉ bằng sự thiên vị mà còn bằng tai nang của mình, một

giá trị phổ quát đặc biệt, một phẩm chất không thể chối cãi, và do đó, trở

thành tài sản mà anh ta có thể đem cho những người cùng thời đại, cho

thế giới, và cho các thế hệ mai sau, biến nó thành tài sản của họ” Lời nói

của Goethe cho thấy phản ánh thẩm mĩ là phản ánh biện thực trong những giá trị phổ quát của nhân loại Nguyễn Du viết Truyện Kiểu với tình cảm “Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” Nguyễn Du viết Độc

Tiểu Thanh Kí cũng với tình cam: “C6 kim hận sự thiên nan vấn, Phong

vận kì oan ngã tự cư” Hé Chi Minh viết bài thơ Vọng nguyệt với cảm xúc

của “thi gia”, của con người trước thiên nhiên tươi đẹp, chứ khơng giản

đơn là tình cảm của một người tù Tình cảm thẩm mĩ đem lại một hệ giá

trị để phản ánh hiện thực -

g3 Phản ánh thẩm mĩ là phản ánh dưới ánh sáng của li

tưởng thẩm mĩ

Lí tưởng thẩm mĩ là quan niệm, mơ hình về cái đẹp được hình thành

trong truyền thống lịch sử văn hoá của dân tộc và nhân loại gắn Hền với

kinb nghiệm thẩm mĩ của cá nhân Lí tưởng thẩm mĩ này lắng đọng

Trang 36

trong kinh nghiệm thẩm mĩ và trực giác thẩm mĩ của con người, tạo thành con mắt bên trong của nghệ sĩ, và nói chung khơng dễ dàng diễn

đạt bằng khái niệm lơgích Tuy nhiên qua cảm thụ và sáng tạo nghệ

thuật thì H tưởng thẩm mĩ được bộc lộ ra Chẳng hạn trong bài thơ Hồ Chí Minh nhà thơ Tố Hữu thể hiện một lí tưởng thẩm mĩ nghiêng về vẻ

đẹp của sức mạnh và ý chí gang thép, nhưng trong bài thơ Sóng tháng

năm và Bác ơi sau này ông lại thiên về vẻ đẹp tự hy sinh và tình thương,

ân nghĩa Lí tưởng thẩm mĩ có vai trị chỉ đạo trong quá trình phản ánh nghệ thuật

2.3.1 Lí tường thẩm mi la tién dé va khởi điểm của phần ánh thẩm mĩ ˆ

Tâm lí học đã cho biết trong quá trình phản ánh hiện thực, ý thức con người không phải là một tấm bảng trắng mà là một tấm bảng có định hướng, mà tâm lí học gọi là tâm thế Đó là những quan niệm có sẵn làm

điều kiện chủ quan cho sự phản ánh Lá tưởng thẩm mĩ đóng vai trò là

tâm thế phản ánh nghệ thuật của nhà văn Nhà thơ Tố Hữu có nhiều bài thơ hay, xúc động viết về các tấm gương anh hùng hy sinh vì nước

như các anh Nguyễn bhí Diễu, Bà má Hậu Giang, em Lượm, Phạm Hồng

Thái, Mẹ Tơm, những người tù Phú Lợi, anh Lê Quang Vịnh bị kết án tử hình, Nguyễn Văn Trỗi, chị Trần Thị Lí, Nguyễn Chí Thanh Nhà thơ

đã viết rất nhanh các để tài ấy và viết hay Đó là do nhà thơ đã chờ đợi

sẵn, đã có quan niệm sẵn Trong hồi kí Nhớ lại một thời ông cho biết; “Một đặc trưng của công tác tư tưởng ở Việt Nam là: Để giáo dục lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng những tấm gương của những anh hùng dũng cảm hy sinh có tác động rất lớn đến tâm trí của đồng bào, đồng chí hơn mọi bài diễn thuyết trừu tượng” Chính sự rung cảm sâu xa với các tấm gương hy sinh mà Tố Hữu quan tâm và viết hay về các để tài

ấy Trái lại, nhà văn Nguyễn Công Hoan quen viết về các hiện tượng xấu

xa trong xã hội cũ, còn nhà văn Nguyễn Tuân thích viết về các hiện tượng văn hóa, các con người tài hoa xuất chung Đó đều là do lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn quyết định

9.3.2 Lí tưởng thểm mĩ quyết định tính chất va phương thức phản ánh

Các nhà thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương trào phúng, châm chọc các hiện tượng lố lăng trong xã hội phong kiến và đô thị, biến các hiện tượng

Trang 37

mâu thuẫn thành hình tượng gây cười Nhà mĩ học Nga Stơlơvích viết:

“Bản chất của hiện tượng xấu không làm cho ai thích thú, tiếp xúc với

chúng chẳng gây hào hứng cho ai bao giờ Nhưng lên án chúng thì lại là

một việc thích thú” Do đó trong phần ánh thẩm mĩ, dưới ánh sáng của

lí tưởng thẩm mĩ người ta dùng nhiều biện pháp khoa trương, tương phản, giả định làm cho hiện tượng xấu biến thành trò cười vui vẻ Trái

lại với lí tưởng thẩm mĩ xót thương những số phận tài hoa bạc mệnh,

người tốt mà phải chịu nhiều oan trái, nhà văn sẽ bày tổ lòng thương cảm

bằng cách tô đậm tài hoa, khắc hoạ những oan khuất thiệt thòi, những

đánh đập tàn nhẫn, những thật thà dại đột dẫn đến bị lừa gạt Tóm lại tác giả làm mọi cách để gây thương cảm, mủi lòng đối với nhân vật thân

u của mình Đó là phương thức thường gặp của sáng tác theo khuynh

hướng chủ nghĩa cảm thương như trong Truyện Kiéu Lá tưởng xã hội chủ

nghĩa của các nhà văn cách mạng đã hướng họ vào việc ngợi ca biểu

đương con người mới, cuộc sống mới

9.9.3 Lí tưởng thẩm mĩ gắn liên uới sự tự biểu hiện của chủ thể Lí tưởng thẩm mĩ khơng giản đơn là lí tưởng xã hội chung cho một thời mà là lí tưởng gắn với sự cảm thụ, hình dung có tính cá thể, cuộc sống lí tưởng trong tâm trí mỗi người đều mang đậm màu sắc cá thể Tính cá thể của lí tưởng thẩm mĩ làm cho sự phần ánh nghệ thuật luôn

mang màu sắc cá thể Cá tính trở thành một nội dung mà văn nghệ phản

ánh Xuân Diệu khao khát một thế giới mà 1ửa sống của con người được đốt lên tận độ Ơng khơng chấp nhận một cuộc sống nhờ nhờ, mở nhạt, trong đó con người thui thủi buổn một cách tội nghiệp

Thàè một phút huy hồng rồi chợt tối Cịn hơn buồn le lói suốt trăm năm

- Nguyễn Tuân thích một cuộc sống tự do, phóng túng để mọi người có

tài hoa và lương tri được phát tiết tự nhiên Từ đề tài đến hình ảnh, ngôn

từ, văn Nguyễn Tuân đều thể hiện một cá tính khơng muốn bị gị bó,

ràng buộc

Trang 38

3.3 Phản ánh thẩm mĩ là sáng tạo trong hình thức đẹp

Sự phản ánh thẩm mĩ luôn được tiến hành trong quá trình kiếm tìm hình thức hồn mĩ, và thế giới nghệ thuật của nhà văn chỉ khi tìm được ngôn ngữ nghệ thuật và hình thức đẹp thì mới được biểu hiện ra Tách rời cảm giác nhịp điệu, sự hài hoà, cân đối, tính nhạc điệu thì khơng thể tạo thành hình tượng nghệ thuật Hình thức đẹp trở thành điều kiện không thể thiếu để phản ánh thẩm mĩ Nhà văn hoá học Đức E.Cassirer ối: “Nội dung một bài thơ không thể tách rời khỏi hình thức của nó là vấn) điệu, luật, những hình thức này khơng phải là biện pháp bề ngoài thuần tuý để chép lại một cái gì trực quan cảm tính mà là bộ phận hợp thành cơ bản của bản thân sự trực quan nghệ thuật” Nhà lịch sử mĩ học Đức là Bosanquet cũng nói: “Nghệ sĩ dựa vao chất liệu nghệ thuật để tư duy và cảm thụ, chất liệu là cơ thể đặc thù của tưởng tượng thẩm mĩ

Hình thức thẩm mũ đã phân biệt nghệ thuật với các hình thức khác của

thực tại, và trong sáng tạo nghệ thuật hình thức thẩm mĩ có vai trò quyết

định đối với sự phản ánh Chọn một hình thức thơ nào - năm chữ, bảy chữ, lục bát hay song thất lục bát, phần nhiều gắn với nội dung và hình thức có tác dụng tạo hình cho nội đung Hình thức ấy gắn với tình cảm thẩm mĩ và thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn

Văn học phản ánh đời sống nhưng đó là phản ánh thẩm mĩ theo quy luật của việc sáng tạo cái đẹp Văn học là hiện thân của cái đẹp

3 BẢN CHẤT THẤM MĨ CỦA VĂN HỌC

3.1 Văn học uừa thuộc uề thực tại, uừa siêu thoát

K.Marx đã có nhiều cách nhận định về bản chất con người như ban chất cao nhất của con người là tính người, bản chất của con người là lao động, bản chất của con người là tổng hoà của mọi quan hệ xã hội, bản

chất của con người là hoạt động tự do và tự giác, bản tính của con người

là nhu cầu của nõ, bản chất của con người là tính chủ thể Điều đó chứng tỏ xét bản chất con người phải nhìn từ nhiều góc độ, chỉ nhìn từ một góc

1 K.Marx Bản thảo triết học Kinh tế học 1844 Toàn tập Tập 22

Trang 39

độ nào đó đều khơng đúng Tuy nhiên về phương diện thẩm mĩ và nghệ

thuật bản chất của con người là hoạt động tự giác và tự dol That vay con người khác con vật ở chỗ sinh ra đã khơng hồn thiện Con bò, con hổ, con rùa, con rắn sinh ra là đã tự mình sống được, bản năng giúp chúng tên tại trong tự nhiên Con người sinh ra không thế Nó khơng

thể tự sống nếu khơng có người ni dạy Nó khơng có các năng lực và

địa vị mà cuộc sống xã hội yêu cầu Trong cuộc sống nó có thể trở thành

ông chủ mà cũng có thể trở thành nơ lệ, có thể được tơn vinh mà cũng có thể bị lăng nhục và chà đạp Do đó con người tên tại được là nhờ mở

ước và thực hiện mơ ước Đó là bản tính hướng về lí tưởng của con người Người bất hạnh ước mơ hạnh phúc, kẻ nô lệ ước mơ tự do Người no đủ ưác mơ thoả mãn những khát vọng cao đẹp khác Con người cuộc đời ngắn ngủi thì ước mơ vĩnh hằng, con người hữu hạn thì ước mở vơ hạn

Đó là cội nguồn làm cho văn học vừa có tính thực tại vừa siêu thốt Cơ

Tấm, Thạch Sanh vừa gần gũi với thực tại, vừa hư áo, vượt lên đời

thường Cô Kiều là đi mà không ai xem cô là đi, lại kết thúc có hậu Chí Phèo vừa hiện thực, vừa lãng mạn: một con qui dit wdc md làm người lương thiện! Văn học nằm ở khoảng giữa thực tại và siêu thốt Chính

vì thế văn học bao giờ cũng cần tưởng tượng Tưởng tượng không chỉ cần cho con người thuở hỗn mang, thơ dại, mà cịn cần mãi mãi, bởi nó chắp

cánh cho con người đi vào những thế giới hoàn thiện và tự do, nó cũng

dẫn dắt con người đi vào thế giới đây biến ảo, chưa ai biết hết được Mọi

sự tái hiện thực tại ngột ngạt, đen tối đều hướng con người ngưỡng vọng

một thế giới tự do Khao khát tự do của con người không chỉ là ý thức về cái tất yếu mà còn vượt lên trên cái tất yếu Chính khát vọng lí tưởng

ni dưỡng tâm hồn người, cổ vũ dũng khí của họ vượt lên thực tại hữu

hạn Nhà triết học Đức Karl Jaspers nói: “Con người là một sản phẩm chưa hoàn thành và khơng thể hồn thành, nó mãi mãi mở rộng cửa về

phía tương lai, một con người hoàn thành, hiện tại khơng có, tương lai

cũng khơng bao giờ có”! Thực tế đó ni dưỡng cho con người lí tưởng

1 Karl Jaspers Chuyến dẫn từ Triết học hiện sinh của Từ Sùng Ôn Nxb KHXH Trung Quốc 1986 tr.233

Trang 40

không ngi về sự hồn thành của chính mình Bản chất thẩm mi của văn học bắt nguồn từ bản chất chưa hoàn thành ấy của con người Nếu hoạt động lí luận nhằm nắm bắt cái tất yếu thì hoạt động thẩm mĩ nhằm vượt lên cái tất yếu, hướng tới lí tưởng

3.2 Văn học uữa phi uụ lợi uữa vu lợi

Xét về mục đích, văn học vừa phi vụ lợi (disinterested), lai vừa vụ lợi

(nterested) Đặc điểm của cái thẩm mĩ là phi vụ lợi Phi vụ lợi có nghĩa

là một hoạt động của con người không nhằm mưu cầu những lợi ích thực

tế bản chất trước hết của sáng tác văn học là không nhằm đạt được một lợi ích thực tế, trực tiếp nào hết Cả người sáng tác lẫn người đọc văn học đều trước hết chỉ nhằm đạt được khoái cảm về tỉnh thần Nhà lí luận

Đan Mạch G.Brandes (1842 - 1927) có nói: “Khi quan sát mọi vật chúng ta có ba phương thức: thực dụng, lí thuyết và thẩm mĩ Một người nếu theo quan điểm thực dụng mà nhìn một cánh rừng, thì anh ta sẽ hỏi cánh

rừng có ích cho sức khoẻ như thế nào, giá trị gỗ của nó ra sao; một nhà thực vật xét từ quan điểm lí thuyết thì đặt vấn đề nghiên cứu đời sống của thực vật; một người nếu như chỉ nhìn bề ngồi của cánh rừng, từ quan điểm thẩm mĩ hoặc nghệ thuật thì nêu vấn đề về vị trí của nó trong phong cảnh của địa phương”! Cảm nhận về phong cảnh đẹp hay xấu không thoả mãn lợi ích thực tế nào Cũng vậy làm một bài thơ về một tình yêu đã mất, về vẻ đẹp của thiên nhiên, kể một câu chuyện tưởng tượng, không thể thoả mãn một lợi ích thực tế, trực tiếp nào Cũng vậy

vẽ một bức tranh về người đẹp không thể thay thế cho việc lấy vợ, vẽ bức

tranh tĩnh vật về hoa quả không thay thế được việc ăn hoa quả Dựa vào

tính chất này I.Kant, nhà triết học Đức cho rằng phán đoán thẩm mĩ là

hồn tồn vơ tư, không vụ lợi Ý kiến của nhà triết học Đức là rất sâu sắc Cảm nhận thẩm mi sở dĩ là phi vụ lợi vì đó trước hết là cảm nhận về

hình thức, khối cảm thẩm mĩ có cơ sở là khoái cảm về hình thức Tất nhiên đó là những hình thức mang nội dung, là tín hiệu của nội dung Hoa sĩ rung động vì những hình thức đẹp Nhà thơ sung sướng vì câu thơ mới lạ, nhà tiểu thuyết thương cảm cho một nhân vật hư cấu do mình tạo

1 G.Brandes Dòng chỉ lưu của uăn học thế kỉ XIX T.1 Nxb Nhân dân 1958 tr.161

Ngày đăng: 05/11/2023, 18:30

w