1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước

89 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Thu Nhập Nông Hộ Trên Địa Bàn Huyện Tuy Phước
Tác giả Trần Thị Thu Thắm
Người hướng dẫn Th.S Lê Thị Thanh Bình
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2018
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 276,66 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu (14)
      • 1.1.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế tỉnh Bình Định (14)
        • 1.1.1.1. Giới thiệu về tỉnh Bình Định (0)
        • 1.1.1.2. Tình hình kinh tế tỉnh Bình Định trong những năm vừa qua (15)
      • 1.1.2. Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội huyện Tuy Phước (19)
        • 1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên (19)
        • 1.1.2.2. Kinh tế xã hội (23)
    • 1.2. Thực trạng về thu nhập và cơ cấu thu nhập của nông hộ (26)
      • 1.2.1. Nguồn thu nhập của nông hộ (26)
      • 1.2.2. Thu nhập bình quân và mức độ chênh lệch về thu nhập nông hộ (26)
      • 1.2.3. Khả năng tiếp cận khoa học, thị trường, vốn của nông hộ (27)
  • CHƯƠNG 2. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (29)
    • 2.1. Các nghiên cứu trong nước (29)
    • 2.2. Các nghiên cứu nước ngoài (0)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU (34)
    • 3.1. Cơ sở lý thuyết (34)
      • 3.1.1. Một số khái niệm liên quan (34)
        • 3.1.1.1. Khái niệm về hộ (34)
        • 3.1.1.2. Khái niệm về nông hộ (34)
        • 3.1.2.1. Khái niệm về thu nhập của nông hộ (38)
        • 3.1.2.2. Phân lọại thu nhập của nông hộ (39)
        • 3.1.2.3. Vai trò của thu nhập (40)
        • 3.1.2.4. Thước đo thu nhập nông hộ và cách tính thu nhập của nông hộ. 33 3.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ (0)
        • 3.1.3.1. Tuổi của chủ hộ (42)
        • 3.1.3.2. Số thành viên trong độ tuổi lao động của nông hộ (42)
        • 3.1.3.3. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (43)
        • 3.1.3.4. Trình độ học vấn của chủ hộ (43)
        • 3.1.3.5. Tỷ lệ số nhân khẩu còn phụ thuộc của hộ (44)
        • 3.1.3.6. Số lượng đàn gia súc, gia cầm của hộ (44)
        • 3.1.3.7. Khả năng tiếp cận khoa học kĩ thuật (44)
        • 3.1.3.8. Khả năng tiếp cận tín dụng (45)
        • 3.1.3.9. Khả năng đa dạng hóa nguồn thu nhập (45)
    • 3.2. Mô hình định lượng (46)
      • 3.2.1. Biến phụ thuộc (46)
      • 3.2.2. Biến độc lập (46)
      • 3.2.3. Mô hình định lượng (46)
    • 3.3. Dữ liệu (46)
      • 3.3.1. Giới thiệu về cuộc khảo sát (0)
      • 3.3.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình (48)
        • 3.3.2.1. Tuổi của chủ hộ (48)
        • 3.3.2.2. Số người trong độ tuổi lao động của nông hộ (49)
        • 3.3.2.3. Diện tích đất canh tác của nông hộ (50)
        • 3.3.2.4. Trình độ học vấn của chủ hộ (50)
        • 3.3.2.5. Tỷ lệ nhân khẩu còn phụ thuộc của nông hộ (51)
        • 3.3.2.6. Số lượng đàn gia súc, gia cầm trong nông hộ (52)
        • 3.3.2.8. Khả năng tiếp cận vốn vay trong nông hộ (54)
        • 3.3.2.9. Khả năng đa dạng hóa các nguồn thu nhập (56)
        • 3.3.2.10. Tổng thu nhập bình quân một năm trong mỗi nông hộ (57)
      • 3.3.3. Xác định dấu kỳ vọng các biến trong mô hình (58)
  • CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (62)
    • 4.1. Kết quả hồi quy (62)
    • 4.2. Kiểm định kết quả hồi quy (68)
      • 4.2.1. Mức độ giải thích của mô hình (68)
      • 4.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (69)
      • 4.2.3. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi (71)
    • 4.3. Phân tích kết quả hồi quy (75)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ (76)
    • 5.1. Kết luận (76)
    • 5.2. Một số giải pháp, kiến nghị (77)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Kể từ khi đổi mới, Việt Nam chứng kiến một đô thị hóa và công nghiệp hoá nhanh, dẫn đến việc chuyển đổi một diện tích đất nông nghiệp rộng lớn và các loại đất khác, điều này khiến hàng ngàn hộ nông dân thay đổi sinh kế truyền thống và thậm chí cả cuộc sống của họ. Tuy vậy, về cơ bản thì kinh tế nông nghiệp hiện vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nước nhà. Nông dân Việt Nam chiếm gần 70% dân số và gần 60% lao động xã hội, hằng năm ngành nông nghiệp đóng góp gần 20% GDP cho nền kinh tế quốc dân và trên 25% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, để xây dựng thành công nông thôn mới thì một tiêu chí không thể bỏ qua chính là nâng cao thu nhập cho nông dân. Khi thu nhập nông dân được nâng cao sẽ góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, đảm bảo an sinh xã hội.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tổng quan về địa điểm nghiên cứu

1.1.1 Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế tỉnh Bình Định

1.1.1.1 Giới thiệu về tỉnh Bình Định

Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông Bình Định được coi như cửa ngõ của các tỉnh Tây Nguyên Tỉnh có 11 đơn vị hành chính gồm 10 huyện và 1 thành phố Quy Nhơn là thành phố loại II trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh. Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông của dãy Trường Sơn, độ cao trung bình 500 - 700m, kế tiếp là vùng trung du Địa hình phổ biến là đồi thấp xen kẽ thung lũng hẹp có độ cao dưới 100m hướng vuông góc với dãy Trường Sơn Vùng thấp là vùng đồng bằng rải rác có đồi thấp xen kẽ Địa hình đồng bằng nghiêng nên rất dễ bị rửa trôi dẫn đến đất bị bạc màu và mặn hoá Ngoài vùng là cồn cát ven biển Các địa hình chủ yếu của tỉnh là: vùng núi trung bình phía Tây (chiếm 70% diện tích tự nhiên của tỉnh, cao từ 500 - 700 mét, độ dốc trên 250 kéo dài theo chiều Bắc - Nam qua các huyện Hoài Ân, An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh bị chia cắt mạnh; vùng này có dãy núi cao trên 1.000 mét); vùng đồi tiếp giáp giữa vùng núi phía Tây và đồng bằng phía Đông (chiếm khoảng 10% diện tích, độ cao dưới 100 mét, độ dốc 10 - 150); vùng đồng bằng ven biển (chiếm 20% diện tích đồng bằng nhỏ hẹp theo hạ lưu các sông và bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ Ven biển có nhiều đầm, vịnh, cửa biển).

Bình Định thuộc vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Nhiệt độ trung bình 27 0 C.Lượng mưa trung bình hàng năm trong 5 năm gần đây là 2.185 mm Mùa mưa(từ tháng 8 đến tháng 12) tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm Mùa mưa trùng với mùa bão nên thường gây ra lũ lụt Ngược lại mùa nắng kéo dài nên gây hạn hán ở nhiều nơi Độ ẩm trung bình là 80%.

Bình Định có nhiều vùng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh biển hài hoà hấp dẫn như bán đảo Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu, Đảo Yến Quy Hoà, Bãi Dài, là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú để phát triển du lịch Bình Định có một quần thể di tích với những tên gọi đã trở nên quen thuộc như tháp Dương Long, Cánh Tiên, Bánh Ít, Bình Tiên, Tháp Đôi Về vị trí địa lý, có thể hình dung Bình Định như một tâm điểm nối với các vùng du lịch của cả miền như Nha Trang, Plâyku, Hội An, Đà Nẵng, Huế đồng thời cũng là điểm nút giao thông nối với quốc lộ 19 - ngã ba Đông Dương, đường Hồ Chí Minh tạo điều kiện cho tỉnh phát triển du lịch biển gắn với du lịch núi và cao nguyên phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế.

Bên cạnh đó kinh tế biển là một trong những tiềm năng thế mạnh của tỉnh, hệ sinh thái biển Bình Định thích hợp cho nhiều loại hải sản giá trị cao được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng Cùng với việc triển khai chương trình đánh bắt xa bờ, tỉnh có chính sách khuyến khích ngư dân đóng tàu có công suất lớn và trang bị đồng bộ phương tiện hàng hải nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh.

1.1.1.2 Tình hình kinh tế tỉnh Bình Định trong những năm vừa qua

Trên lĩnh vực kinh tế, tổng sản phẩm địa phương (GRDP) theo giá so sánh

1994 của tỉnh tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 9,2% GRDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 40,1 triệu đồng, tăng 22,4 triệu đồng so với năm 2010 Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 2011-2015 ước đạt 2.888 triệu USD, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (2.800 triệu USD) Thu ngân sách của tỉnh luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra hàng năm và tăng bình quân 9,7%/năm Tổng thu ngân sách trên địa bàn trong 5 năm 2011-2015 đạt 24.178 tỷ đồng; trong đó, năm 2015 ước đạt 5.500 tỷ đồng, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GRDP tăng từ 29,2% lên 30,4%; dịch vụ tăng từ 36,2% lên 41,9%;nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 34,6% xuống còn 27,7%; trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản phát triển toàn diện với năng suất, sản lượng cao; công nghiệp đã và đang khẳng định được vai trò, vị thế của mình; dịch vụ ngày càng có xu hướng phát triển tích cực Kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn được tập trung đầu tư thoả đáng, diện mạo ngày càng khang trang, đẹp đẽ Hệ thống đường giao thông, hệ thống hạ tầng khu kinh tế Nhơn Hội và các khu, cụm công nghiệp được ưu tiên hoàn thiện, nâng cấp, là tiền đề thu hút, tiếp nhận các dự án đầu tư, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Năm 2016, kinh tế cả nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do diễn biến phức tạp của thời tiết và biến đổi khí hậu; rét đậm, rét hại, bão lũ ở các tỉnh phía Bắc, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và sự cố môi trường tại 04 tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống nhân dân Ở tỉnh Bình Định, ngoài ảnh hưởng của tình hình trên còn chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai (hạn hán xảy ra cục bộ tại một số địa phương vào vụ Hè Thu), hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tuy có nhiều nỗ lực cố gắng nhưng vẫn gặp không ít khó khăn.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2017 (theo giá so sánh

2010) ước đạt 23.186,9 tỷ đồng, tăng 3,4% so cùng kỳ Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 13.827,8 tỷ đồng, tăng 1,4%; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 951,4 tỷ đồng, tăng 5,3%; giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 8.407,7 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2017 (theo giá hiện hành) ước đạt 34.043 tỷ đồng Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 20.308,6 tỷ đồng, chiếm 59,7%; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 1.532,9 tỷ đồng, chiếm 4,5%; giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 12.201,5 tỷ đồng, chiếm 35,8%

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2017 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 13.827,8 tỷ đồng, tăng 1,4% so cùng kỳ Trong đó, ngành trồng trọt đạt6.787,2 tỷ đồng, tăng 3,8%; ngành chăn nuôi đạt 6.641,1 tỷ đồng, giảm 0,9%.

Trong năm 2017 hoạt động chăn nuôi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng gặp không ít khó khăn, giá thịt lợn hơi giảm mạnh, đàn lợn và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của tỉnh giảm mạnh đã kéo theo tỷ trọng của hoạt động chăn nuôi năm nay chỉ chiếm 48,6% trong ngành nông nghiệp, thấp hơn 5,7% so với tỷ trọng chăn nuôi của năm trước (năm 2016: Tỷ trọng chăn nuôi chiếm đến 54,3%).

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2017 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 951,4 tỷ đồng, tăng 5,3% so cùng kỳ Trong đó, khai thác gỗ và lâm sản khác đạt 720,5 tỷ đồng, tăng 13%; hoạt động trồng và nuôi rừng đạt 191,3 tỷ đồng, giảm 15,8% Ngành lâm nghiệp đã tiến hành khảo sát và thiết kế nội dung về kỹ thuật lâm sinh, bố trí vùng trồng, khoán quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, chuẩn bị vật tư, cây giống cho công tác trồng và chăm sóc rừng ngay từ đầu năm Diện tích rừng trồng mới tập trung năm 2017 ước đạt 8.992 ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ Trong đó, trồng mới rừng sản xuất đạt 8.233 ha, tăng 1,3% Diện tích rừng trồng được chăm sóc năm 2017 là 19.931,5 ha, tăng 0,5% Diện tích rừng được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đạt 11.276,2 ha, tăng 2,9% so cùng kỳ Hiện nay, diện tích rừng khoanh nuôi sinh trưởng và phát triển tốt

Diện tích rừng được giao khoán quản lý bảo vệ đạt 105.591,1 ha, giảm 2,6% so cùng kỳ Hầu hết diện tích rừng giao khoán được quản lý, bảo vệ đúng quy định Ước tính sản lượng gỗ khai thác toàn tỉnh năm 2017 đạt 853.587 m 3 , tăng 17,9% so cùng kỳ Trong sản lượng gỗ khai thác, sản lượng gỗ nguyên liệu giấy chiếm chủ yếu, đạt 827.820 m 3 , tăng 19,4%

Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản năm 2017 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 8.407,7 tỷ đồng, tăng 6,6% so cùng kỳ Trong đó, khai thác thuỷ sản đạt 7.558,2 tỷ đồng, tăng 6,4%; nuôi trồng đạt 849,6 tỷ đồng, tăng 8,2% Tổng sản lượng thủy sản năm 2017 trên địa bàn tỉnh ước đạt 233.213,8 tấn, tăng 5,1% so cùng kỳ Trong đó, sản lượng cá đạt 183.194,3 tấn, tăng 5,8%; sản lượng tôm đạt8.603,4 tấn, tăng 6,1% Chính sách ưu tiên của Nhà nước về khai thác thuỷ sản phát huy hiệu quả, ngư dân đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu thuyền với công suất lớn, xu hướng đánh bắt xa bờ ngày càng được mở rộng Toàn tỉnh hiện có 85% tàu thuyền có công suất từ 90 CV trở lên Sản lượng thủy sản khai thác năm

2017 ước đạt 222.467,1 tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ Tính đến thời điểm hiện tại, có 22 tàu khai thác cá ngừ đại dương tham gia sử dụng ngư cụ và công nghệ Nhật Bản (Dự án JICA) Các ngành chức năng đã ban hành Bộ Tiêu chuẩn mang nhãn hiệu chứng nhận; Quy trình khai thác, xử lý và bảo quản; Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Cá ngừ đại dương Bình Định Tình hình bão, mưa lũ vừa qua gây thiệt hại không đáng kể cho hoạt động nuôi trồng thủy sản do thời gian trước bão, lũ xảy ra, các hồ, lồng nuôi đã cơ bản kết thúc khâu thu hoạch sản phẩm Diện tích thu hoạch trong năm ước đạt 4.506,5 ha, tăng 0,7% so cùng kỳ Trong đó, diện tích nuôi tôm sú 1.319,3 ha, tăng 2,1%; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 647,1 ha, tăng 4,9% Hiện nay, giá tôm thẻ chân trắng thương phẩm đang ở mức cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định nên người nuôi mạnh dạn đầu tư Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2017 ước đạt 10.746,7 tấn, tăng 7,8% so với cùng kỳ Trong đó, tôm các loại thu hoạch đạt 6.926,4 tấn, tăng 13,3%

Thực trạng về thu nhập và cơ cấu thu nhập của nông hộ

1.2.1 Nguồn thu nhập của nông hộ

Các nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước có nhiều nguồn thu nhập khác nhau nhờ vào khả năng đa dạng hóa việc làm đến từ các thành viên trong hộ. Trong các hoạt động nông nghiệp hiện nay, lúa vẫn là cây trồng mang lại nguồn thu cơ bản nhất, vì hầu hết các hộ nông dân đều có sở hữu một phần diện tích đất canh tác nông nghiệp Ngoài trồng lúa, nông hộ còn chăn nuôi, trồng rau củ quả, cây ăn trái, cây lâu năm (rừng), hoa màu trên chính mảnh đất của mình, hoặc để mở rộng diện tích thì họ có thể thuê thêm từ bên ngoài

Bên cạnh những nguồn thu nhập chính từ hoạt động nông- lâm- ngư nghiệp, các thành viên của nông hộ còn tìm kiếm thêm thu nhập từ các hoạt động phi nông- lâm- ngư nghiệp, thu nhập từ tiền lương, tiền công, buôn bán…

Nguồn thu nhập của nông hộ có thể cũng khác nhau giữa các xã, thị trấn do đặc điểm về địa lý khác nhau, phong tục tập quán và trình độ phát triển khác nhau Các xã ven biển (như Phước Thuận, Phước Sơn,…) ngoài việc canh tác nông nghiệp họ còn có thêm nguồn thu từ nuôi trồng thủy sản, làm muối,…; các xã thuộc vùng giáp ranh với núi (như Phước Thành, Phước An) thu nhập thêm từ trồng rừng; hai thị xã (Diêu Trì và Tuy Phước) do có trình độ phát triển cao hơn so với các xã, nằm trên đường quốc lộ, vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán vừa và nhỏ.

1.2.2 Thu nhập bình quân và mức độ chênh lệch về thu nhập nông hộ

Thu nhập bình quân đầu người trong huyện đạt 39,9 triệu đồng/ người/ năm

Do mức độ sở hữu ruộng đất và số lao động trong hộ khác nhau nên sự chênh lệch về thu nhập trong các hộ là tất yếu tồn tại Mặt khác, nếu như nông hộ có những áp dụng mới trong kỹ thuật sản xuất, thành viên trong gia đình có trình độ học vấn cao thì rất có khả năng mang lại thu nhập cao Trái lại, những nông hộ thiếu vốn, thiếu trình độ, tỷ lệ thành viên còn phụ thuộc cao,…thì nguồn thu nhập sẽ thấp hơn Vì vậy, để biết chính xác mức độ chênh lệch về thu nhập, bài nghiên cứu này sẽ tiến hành thống kê mô tả, đồng thời phân tích nguồn số liệu sơ cấp thu thập được qua cuộc khảo sát điều tra nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.

1.2.3 Khả năng tiếp cận khoa học, thị trường, vốn của nông hộ

Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp cả nước nói chung và huyện Tuy Phước nói riêng gặp không ít khó khăn khi phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, sự hòa nhập với nền kinh tế thế giới và mới đây nhất là sự trỗi dậy mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Nông nghiệp, ngoài những yếu tố đầu vào quan trọng như giống, phân bón, thuốc, trang bị cơ giới và vốn, kiến thức nông nghiệp đã trở thành yếu tố quan trọng giúp nông dân thành công trong sản xuất Thực tế cũng cho thấy nhiều thách thức đặt ra cho nền nông nghiệp hiện nay, trong đó ngoài vấn đề kết nối cung cầu, xây dựng thương hiệu thì còn 3 vấn đề cần quan tâm là đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, vốn và chính sách nông nghiệp.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thu nhập của nông hộ không cao là do tình trạng rớt giá nông sản, thiếu thông tin tiếp cận khoa học tiến bộ nên sản phẩm bán ra chủ yếu ở dạng thô, chất lượng không đồng đều Và hơn hết là chưa có đầu tư khoa học công nghệ nên số lượng và chất lượng sản phẩm chưa cao,thu nhập còn bấp bênh TS Lê Văn Cảnh, Cục trưởng cục chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối phân tích, trong thời kỳ hội nhập, thắng thua trên thị trường phụ thuộc nhiều vào công nghệ, do đó, để tăng năng suất, tăng chất lượng cần phải có cải cách và đổi mới công nghệ Thế nhưng, hiện trên địa bàn nghiên cứu, nông hộ chủ yếu canh tác và sản xuất chủ yếu từ kinh nghiệm làm lâu năm, một số ít học hỏi từ bạn bè hàng xóm, đa số đều chưa nắm bắt và áp dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.

Trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt, người ta càng thấy vai trò của thị trường càng trở nên bức thiết Nông dân chúng ta có thể trồng hầu hết mọi nông sản nhưng không thể tự tiêu thụ hết số sản phẩm đó mà không có thị trường Đối với một huyện nhỏ lẻ như Tuy Phước, nông dân còn nghèo, chưa có các công ty hợp tác với nông dân để tiêu thụ nông sản, chủ yếu là thương lái nhỏ đến thu mua vào mùa thu hoạch, cho nên tình trạng bị thương lái ép giá khi được mùa là rất phổ biến Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến thu nhập của đa số nông hộ phần nào giảm đi so với dự tính.

Mặc dù hiện nay đã có những thay đổi trong chính sách cải thiện tình hình tiếp cận thị trường vốn (tín dụng) của các hộ nông dân trong huyện, nhưng những hạn chế tiếp cận vẫn diễn ra rất phổ biến Trong những năm qua, tỷ lệ vay vốn của nông hộ vẫn còn rất thấp, một phần nông hộ cho rằng không có nhu cầu về vốn vì vốn gia đình có đủ cho hoạt động sản xuất, một phần có tâm lý sợ nợ nên không dám vay, một số ít lại e ngại những thủ tục hành chính khi đi vay.

CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu trong nước

Phan Thành Tâm (2003) cho rằng thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: trình độ văn hóa của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, số thành viên trong gia đình, lao động ngoài nông nghiệp và khả năng tiếp cận với vốn vay Ngoài ra, thu nhập của nông hộ còn bị tác động gián tiếp bởi các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa và chính sách đa canh đa dạng hóa sản xuất của nông trường thông qua các mô hình canh tác.

Phùng Thị Hồng Hà (2005) đã tiến hành một nghiên cứu về “Những giải pháp chủ yếu để tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn Thừa Thiên Huế” nhận thấy lực lượng lao động tham gia vào các hoạt động nông nghiệp ở vùng núi cao hơn vùng đồng bằng Nguồn thu nhập chủ yếu của các nông hộ ở hai vùng là từ trồng trọt và chăn nuôi Thu nhập bình quân cho một lao động tham gia trong lĩnh vực ngành nghề và dịch vụ là 6,141 triệu đồng/ tháng (vùng đồng bằng) và 4,170 triệu đồng/ tháng ( vùng núi) Lao động tham gia trong các hoạt động nông nghiệp có mức thu nhập thấp hơn Diện tích đất nông nghiệp bình quân/ lao động ở vùng núi cao hơn vùng đồng bằng nhưng thu nhập của lao động ở khu vực vùng núi vẫn thấp hơn thu nhập của lao động vùng đồng bằng Ở cả 2 vùng, diện tích đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động khu vực nông thu.

Nguyễn Thị Thu (2005) thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của trình độ học vấn của chủ hộ đến tổng thu nhập của nông hộ ở xã Tân Long, huyện Măng Thít, tỉnhVĩnh Long” đã khẳng định rằng trình độ học vấn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ Tác giả cho rằng học vấn càng cao thì thu nhập càng cao và thu nhập là một trong những yếu tố tác động đến các hoạt động kinh tế xã hội của nông hộ.

Nguyễn Thị Nghệ (2006), ở đồng bằng sông Hồng cơ cấu thu nhập của các hộ có sự khác nhau giữa các vùng Thu nhập của hộ nông dân ở vùng ven đô thị phụ thuộc nhiều vào chăn nuôi và hoạt động thương mại dịch vụ Trong khi, tại các vùng thuần lúa và đa dạng hóa nông nghiệp thì nguồn thu nhập chủ yếu từ trồng trọt Vùng duyên hải ven biển có tỷ lệ thu nhập từ các ngành tương đối đồng đều, tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là từ các hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Võ Thị Mỹ Trang (2010), kết quả phân tích mô hình logis và mô hình hồi quy cho thấy thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang chịu ảnh hưởng bởi diện tích đất canh tác, nguồn thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp, trồng trọt và mức độ đa dạng hóa trong thu nhập.

Nguyễn Lan Duyên (2014) cho thấy các yếu tố như trình độ học vấn, diện tích đất, thời gian cư trú tại địa phương, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm, lượng vốn vay, lãi suất và số lao động có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở

Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Văn Hướng (2015) cũng chỉ ra rằng các nguồn lực của nông hộ như quy mô đất sản xuất, số lượng và trình độ học vấn của lao động, giá trị phương tiện sản xuất tỷ lệ thuận với thu nhập của nông hộ, trong đó quy mô đất sản xuất có ảnh hưởng lớn nhất.

2.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Theo Readon (1997) nghiên cứu về việc làm phi nông nghiệp trong nông thôn ở vùng Sub-sahara của châu Phi Ông nhận thấy rằng hoạt động phi nông nghiệp tương đối quan trọng trong nông thôn có xu hướng quan trọng hơn ở những vùng gần thành phố nơi có hạ tầng tốt, mật độ dân đông.

Theo tác giả Shrestha và Eiumnoh (2000) thực hiện nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến thu nhập của nông hộ của nông hộ ở lưu vực sông Sakae Krang của Thái Lan cho thấy những nhân tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của những nông hộ ở vùng đồng bằng và đồi núi là khác nhau Nguồn thu nhập của của những nông hộ ở hai vùng này chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi Ở vùng đồi núi, một số nhân tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của nông hộ bao gồm nguồn thu từ nông nghiệp, phi nông nghiệp, trình độ học vấn và nhận thức của người dân về môi trường, hiện trạng sở hữu đất và số thành viên nằm trong độ tuổi lao động Trong khi đó, ở vùng đồng bằng những nhân tố ảnh hưởng như khả năng tiếp cận về cơ sở hạ tầng (giao thông), lượng phân bón, thu nhập từ phi nông nghiệp, chi phí chăn nuôi được nhận thấy có ý nghĩa.

Nghiên cứu của Escobal (2001) cho thấy ở Peru hoạt động phi nông nghiệp chiếm khoảng 50% tổng thu nhập nông thôn mặc dù tỷ lệ này thay đổi lớn giữa các vùng và các hộ Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp tỷ lệ thuận với trình độ học vấn, tình trạng có điện, mức độ gần chợ và giá trị sản lượng cây trồng trên một héc ta.

Theo Mink và các cộng sự (2004), vốn là yếu tố đầu vào rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất của nông dân, họ cần vốn để mua vật tư, máy móc, giống, thuê lao động khi cần thiết… nhằm đảm bảo tính thời vụ và giảm thiểu rủi ro, qua đó nâng cao thu nhập Ngoài ra, vốn còn giúp cho nông hộ có điều kiện đầu tư phát triển hệ thống tưới tiêu cũng như áp dụng kĩ thuật mới để đa dạng hóa loại hình sản xuất và tránh tình trạng bán sản phẩm với giá thấp cho thương lái.

Klasen và cộng sự (2013) cho thấy hệ quả của việc các tổ chức tín dụng chính thức hạn chế cho vay ở nông thôn là các nông hộ bị lệ thuộc vào tín dụng phi chính thức nên phải chịu lãi suất rất cao Đặc biệt nhiều khoản cho vay bằng tiền được thực hiện trước khi thu hoạch (thời điểm giá nông sản cao) phải được hoàn trả bằng hiện vật sau khi thu hoạch (thời điểm giá nông sản thấp), khiến cho lãi suất vay càng cao Lãi suất cao làm tăng chi phí sản xuất, do đó làm giảm thu nhập của nông hộ.

Bảng 2.1 Các nhân tố có tác động đến thu nhập của nông hộ từ những nghiên cứu trước

Tác giả nghiên cứu Nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ

Trình độ văn hóa của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, số thành viên trong gia đình, lao động ngoài nông nghiệp, khả năng tiếp cận với vốn vay.

Diện tích đất nông nghiệp, yếu tố vùng miền, lĩnh vực hoạt động tạo thu nhập.

Thu Trình độ học vấn.

Nghệ (2006) Yếu tố vùng miền.

Diện tích đất canh tác, nguồn thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp, trồng trọt và mức độ đa dạng hóa trong thu nhập.

Trình độ học vấn, diện tích đất, thời gian cư trú tại địa phương, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm, lượng vốn vay, lãi suất và số lao động.

Quy mô đất sản xuất, số lượng và trình độ học vấn của lao động, giá trị phương tiện sản xuất.

8 Readon ( Hoạt động phi nông nghiệp

Yếu tố vùng miền, nguồn thu từ nông nghiệp và phi nông nghiệp, trình độ học vấn và nhận thức của người dân về môi trường, hiện trạng sở hữu đất, số thành viên trong độ tuổi lao động, khả năng tiếp cận về cơ sở hạ tầng, lượng phân bón, chi phí chăn nuôi.

Hoạt động phi nông nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng có điện, mức độ gần chợ và giá trị sản lượng trên một héc ta.

11 Mink và cộng sự (2004) Vốn

Lãi suất cho vay từ các tổ chức tín dụng.

Tóm lại, tất cả các nghiên cứu trên đều đã phát hiện và tìm ra những nhân tố có ảnh hưởng đến việc nâng cao thu nhập cho nông hộ Mỗi đề tài đều có những hướng nghiên cứu riêng nhằm những mục đích nghiên cứu riêng Qua những nghiên cứu trên, có thể nhận thấy rằng các nhân tố như: trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, số thành viên trong gia đình, lao động ngoài nông nghiệp, khả năng tiếp cận vốn vay, lượng vốn vay, lãi suất, quy mô đất sản xuất nông nghiệp, mức độ đa dạng hóa trong thu nhập, thời gian cư trú tại địa phương, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm,… đều có ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao thu nhập cho nông hộ.

Các nghiên cứu nước ngoài

3.1.1 Một số khái niệm liên quan

Theo như giáo trình kinh tế phát triển nông thôn có trích dẫn thì tác giả Martin (1988) có định nghĩa, hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dung và các hoạt động xã hội khác.

Theo Harris, ở viện nghiên cứu phát triển trường Đại học tổng hợp Susex ( Luân Đôn- Anh) cho rằng: “Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động”.

Theo như giáo trình kinh tế phát triển nông thôn có trích dẫn thì tác giả Raul Iturna của trường đại học tổng hợp Liobon khi nghiên cứu cộng đồng nông dân trong quá trình quá độ ở một số nước châu Á đã chứng minh “Hộ là một tập hợp những người cùng chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân hộ và cộng đồng”.

Qua các quan điểm khác nhau về khái niệm hộ trên, có thể rút ra một số đặc điểm về hộ:

- Hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng huyết tộc.

- Hộ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà.

- Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung.

- Cùng tiến hành sản xuất chung.

3.1.1.2 Khái niệm về nông hộ

Nông hộ được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

Cơ sở lý thuyết

3.1.1 Một số khái niệm liên quan

Theo như giáo trình kinh tế phát triển nông thôn có trích dẫn thì tác giả Martin (1988) có định nghĩa, hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dung và các hoạt động xã hội khác.

Theo Harris, ở viện nghiên cứu phát triển trường Đại học tổng hợp Susex ( Luân Đôn- Anh) cho rằng: “Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động”.

Theo như giáo trình kinh tế phát triển nông thôn có trích dẫn thì tác giả Raul Iturna của trường đại học tổng hợp Liobon khi nghiên cứu cộng đồng nông dân trong quá trình quá độ ở một số nước châu Á đã chứng minh “Hộ là một tập hợp những người cùng chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân hộ và cộng đồng”.

Qua các quan điểm khác nhau về khái niệm hộ trên, có thể rút ra một số đặc điểm về hộ:

- Hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng huyết tộc.

- Hộ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà.

- Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung.

- Cùng tiến hành sản xuất chung.

3.1.1.2 Khái niệm về nông hộ

Nông hộ được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn và được đặc trưng tham gia một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh

Khái niệm nông hộ gần đây được định nghĩa như sau: “Nông hộ là các hộ nông dân thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao” (Ellis, 1988).

Như vậy, nông hộ có những đặc điểm sau:

- Nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng.

- Trình độ phát triển của hộ quyết định khả năng tham gia vào thị trường của nông hộ.

- Ngoài hoạt động nông nghiệp, nông hộ còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp ở các mức độ rất khác nhau.

3.1.1.3 Khái niệm về kinh tế nông hộ

Ellis (1988) cho rằng kinh tế nông hộ khác với những người làm kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường ở 3 yếu tố: đất đai, lao động và vốn Kinh tế nông hộ là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền kinh tế xã hội Các nguồn lực đất đai, tư liệu sản xuất, vốn, lao động được góp chung, chung một ngân sách, ở chung một mái nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống đều do chủ hộ đưa ra.

Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế có qui mô hộ gia đình, trong đó các hoạt động chủ yếu là dựa vào lao động gia đình - Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và tiến bộ mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.

Hộ nông dân là một thực thể kinh tế văn hóa xã hội chủ yếu ở nông thôn, vì vậy cần phải hệ thống lý thuyết về phát triển kinh tế hộ nông dân làm nền tảng cho việc phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nông thôn.

Trong quyển I của bộ Tư bản, C.Mác đã phân tích kỹ quá trình tước đoạt ruộng đất của nông dân Anh một cách ồ ạt, làm phá vỡ nền nông nghiệp truyền thống và sự hình thành của các tầng lớp trại chủ tư bản chủ nghĩa thuê đất và vay vốn của địa chủ, bóc lột người làm thuê Người dự đoán, kinh tế nông hộ sẽ hoàn toàn bị xóa bỏ trong thời kỳ phát triển đại công nghiệp Nhưng ở quyển III, C.Mác khẳng định, ngay ở Anh, với thời gian đã thấy hình thức sản xuất nông nghiệp cơ bản được phát triển không phải là các nông trại lớn mà là các nông trại gia đình, không dung lao động làm thuê Các nông trại lớn không có khả năng cạnh tranh với nông trại gia đình.

Theo Tchayanov (1924), luận điểm cơ bản nhất của Tchayanov là coi kinh tế hộ nông dân là một phương thức sản xuất tồn tại trong mọi chế độ xã hội Mỗi phương thức sản xuất có những quy luật phát triển riêng của nó, và trong mỗi chế độ, nó tìm cách thích ứng với cơ chế kinh tế hiện hành Mục tiêu của hộ nông dân là có thu nhập cao không kể thu nhập ấy có nguồn gốc nào, trồng trọt, chăn nuôi hay ngành nghề đó là kết quả chung của lao động gia đình.

Nhiều công trình nghiên cứu (Vergopoulos, 1978), (Tausig, 1978) cho thấy nông trại nhỏ gia đình hiệu quả hơn nông trại lớn tư bản chủ nghĩa, và chính hình thức sản xuất này có lợi cho chủ nghĩa tư bản hơn vì khai thác được cao nhất thặng dư lao động ở nông thôn và giữ được giá nông sản thấp.

Hayami và Kikuchi (1981) nghiên cứu sự thay đổi của kinh tế nông thôn Đông Nam Á và thấy rằng, áp lực dân số trên ruộng đất ngày càng tăng, mặc dù lao động nông thôn đã có những tiến bộ về chất lượng, đồng thời có thêm những cải tiến về kĩ thuật canh tác nhưng lãi suất bình quân trên một lao động ngày càng giảm.

Tóm lại, có thể thấy kinh tế nông hộ là một hình thức cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp, nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa trên sự tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế hiệu quả, thích ứng, tồn tại và phát triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội.

 Phân biệt kinh tế nông hộ với kinh tế gia đình:

Kinh tế gia đình được đặt trong mối quan hệ với kinh tế tập thể, kinh tế gia đình xã viên là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế tập thể nên sự phát triển của kinh tế tập thể có thể ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình Vì thế không thể đồng nhất kinh tế nông hộ với kinh tế gia đình nông dân. Ở các nước Tây Âu và một số nước châu Á xác định kinh tế hộ là kinh tế cá thể, nó thuộc thành phần kinh tế cá thể Ở nước ta kinh tế hộ không thuộc thành phần kinh tế cá thể, nó chỉ là loại hình kinh tế dùng để phân biệt với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước Nó là đơn vị kinh tế tự chủ nhưng hiện tại chưa được xếp vào thành phần kinh tế nào, nó có mối quan hệ với các thành phần kinh tế và là cơ sở hình thành kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp.

 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế nông hộ:

 Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý và quyền sử dụng các yếu tố sản xuất.

 Sở hữu trong nông hộ là sự sở hữu chung, nghĩa là mọi thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu với những tư liệu sản xuất vốn có, cũng như các tài sản khác của hộ Mặc khác, do dựa trên cơ sở kinh tế chung và cùng nhau chung một ngân quỹ nên mọi người trong hộ đều có ý thức trách nhiệm rất cao về việc bố trí, sắp xếp công việc trong hộ cũng rất linh hoạt, hợp lý Từ đó hiệu quả sử dụng lao động trong kinh tế nông hộ rất cao.

 Kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao Do kinh tế nông hộ có quy mô nhỏ nên bao giờ cũng có sự thích ứng dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp nông thôn có quy mô lớn Nếu gặp điều kiện thuận lợi nông hộ có thể tập trung mọi nguồn nhân lực Khi gặp các điều kiện bất lợi thì cũng có khả năng duy trì bằng cách thu hẹp quy mô sản xuất có khi quy về sản xuất tự cung, tự cấp.

Mô hình định lượng

Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy để xác định một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ Thu nhập (THUNHAP) được coi là biến phụ thuộc chịu tác động bởi các biến độc lập

Giả thuyết về quan hệ giữa biến độc lập dùng trong mô hình hồi quy:

- Biến số thứ nhất (ST) là tuổi của chủ hộ

- Biến số thứ hai (LĐ) là số người trong độ tuổi lao động của nông hộ.

- Biến số thứ ba (DT) là diện tích đất canh tác của nông hộ.

- Biến số thứ tư (HV) là trình độ học vấn của chủ hộ.

- Biến số thứ năm (TLPT) là tỷ lệ số nhân khẩu còn phụ thuộc.

- Biến số thứ sáu (GSGC) là số lượng đàn gia súc gia cầm của hộ.

- Biến số thứ bảy (KN) là số lần tham dự các chương trình khuyến nông.

- Biến số thứ tám (VV) là khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ.

- Biến số thứ chín (NTN) là số nguồn thu nhập của nông hộ.

Mô hình hồi quy đa biến được áp dụng trong đề tài như sau:

TN i = β 0 + β 1 ST i + β 2 LĐ i + β 3 DT i + β 4 HV i + β 5 TLPT i + β 6 GSGC i + β 7 KN i

Dữ liệu

3.3.1 Giới thiệu về cuộc khảo sát

 Mục đích của cuộc khảo sát: Nhằm thu thập số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu và cập nhật cơ sở dữ liệu về nông hộ trên địa bàn huyện.

 Đối tượng và phạm vi khảo sát: Là các hộ nông dân thuộc 13 xã, thị trấn của huyện Tuy Phước Phạm vi mẫu khảo sát là 204 hộ, cụ thể số lượng thuộc 13 xã, thị trấn như bảng sau:

STT Xã, thị trấn Số lượng mẫu Tỷ lệ % so với tổng mẫu (%)

 Thời gian tiến hành cuộc khảo sát: Tiến hành điều tra khảo sát từ ngày 15.01.2017 đến ngày 20.02.2018.

 Nội dung khảo sát: Nội dung điều tra theo như mẫu phiếu khảo sát đã được thiết kế sẵn, bao gồm 5 nội dung chính:

Phần A Thông tin tổng quát về nông hộ (họ và tên chủ hộ, tuổi, trình độ học vấn,…).

Phần B Thông tin về nguồn thu nhập và những vấn đề cản trở đến việc tạo ra thu nhập của nông hộ.

Phần C Thông tin về khả năng tiếp cận tín dụng, khoa học kĩ thuật, thị trường.Phần D Thu nhập của nông hộ.

Phần E Kiến nghị của nông hộ.

 Phương pháp thu thập thông tin: Được sự giúp đỡ của cán bộ Chi cục thống kê huyện cũng như cán bộ các xã, phần thu thập thông tin từ các nông hộ được áp dụng theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp đến từng hộ dân.

 Kinh phí: Kinh phí cuộc khảo sát (bao gồm phí đi đường và lưu trú trong ngày) do cá nhân tự đảm bảo.

3.3.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Kết quả điều tra cho thấy đa số chủ hộ có độ tuổi từ 46- 60 tuổi, cụ thể là tuổi từ 30- 45 tuổi có 55 hộ, chiếm 27%; 131 chủ hộ thuộc nhóm tuổi từ 46- 60, chiếm tỉ lệ cao nhất là 64,2% và chiếm tỉ lệ 8,8% là 18 hộ có độ tuổi trên 60 Độ tuổi 46- 60 chiếm tỉ lệ khá cao, điều này vừa là khó khăn nhưng cũng có thể là thuận lợi cho việc tham gia các hoạt động mang lại thu nhập cao, bởi lẽ chủ hộ lớn tuổi sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và các yếu tố đầu vào cho sản xuất nhưng có thể chậm thay đổi để có thể áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật và tham gia các chương trình khuyến nông cũng hạn chế hơn so với tuổi trẻ.

Bảng 3.2 Phân bố tuổi của chủ hộ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

3.3.2.2 Số người trong độ tuổi lao động của nông hộ

Bảng 3.2 thống kê số người trong độ tuổi lao động Trong 204 nông hộ được phỏng vấn, có 1 hộ thuộc độ tuổi ngoài lao động (chiếm 0,5%) nhưng vẫn còn hoạt động nông nghiệp; và 1 hộ có 8 thành viên đều nằm trong độ tuổi lao động Có 6 hộ có 1 người trong độ tuổi lao động (chiếm 2,9%); 9 hộ có 6 người trong độ tuổi lao động (chiếm 4,4%); 21 hộ có 5 người trong độ tuổi lao động (chiếm 10,3%); 54 hộ có 3 người trong độ tuổi lao động và 43 hộ có 4 người trong độ tuổi lao động lần lượt chiếm 26,5% và 21,1% tổng số hộ điều tra. Chiếm tỉ trọng lớn nhất (33,8%) là 69 hộ có 2 người trong độ tuổi lao động, đại đa số là 2 người này nắm giữ vị trí là lao động chính, là người tạo ra thu nhập cho cả hộ.

Bảng 3.3 Phân bố số người trong độ tuổi lao động trong mỗi nông hộ

Số người trong độ tuổi lao động

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Như vậy trung bình mỗi hộ có trung bình từ 2-4 thành viên trong độ tuổi lao động, nhiều nhất là trong hộ có 8 thành viên thuộc độ tuổi lao động, và ít nhất là hộ không có thành viên trong độ tuổi lao động, tuy nhiên con số này chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với số lượng mẫu điều tra.

3.3.2.3 Diện tích đất canh tác của nông hộ

Kết quả phân tích đất canh tác cho thấy số hộ có diện tích đất canh tác dưới

500 m 2 là 36 hộ (chiếm 17,6%) Sở hữu diện tích đất canh tác từ 500- 2500 m 2 có

116 hộ, chiếm tỉ trọng lớn nhất (56,9%) Diện tích từ 2500- 5000 m 2 có 26 hộ, chiếm 12,7%.; từ 5000- 10000 m 2 có 25 hộ, chiếm 12,3% Trong 204 hộ nghiên cứu khảo sát chỉ thấy 1 trường hợp có diện tích lớn hơn 10000 m 2 (chiếm 0,5%). Nhìn chung trên địa bàn huyện Tuy Phước hiện nay rất ít nông hộ đơn thuần làm nông nghiệp nói chung nên trung bình mỗi hộ chỉ canh tác từ 500- 2500 m 2

Bảng 3.4 Diện tích đất canh tác trong mỗi nông hộ

Diện tích đất canh tác

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

3.3.2.4 Trình độ học vấn của chủ hộ

Qua khảo sát điều tra cho thấy có 71 chủ hộ trong tổng 204 chủ hộ được điều tra tốt nghiệp tiểu học, chiếm 34,8%; có 68 hộ có chủ hộ tốt nghiệp cấp 2

(chiếm 33,3%); chiếm 23,5% là 48 chủ hộ có trình độ tốt nghiệp cấp 3 và có 17 chủ hộ chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 8,3% Vì đối tượng được khảo sát đa phần là nông dân nên trình độ học vấn không cao, chủ hộ phần lớn từ 46- 60 tuổi nên cũng dễ hiểu lý do họ không học nhiều Không thể phủ nhận rằng trình độ học vấn cao có cơ hội phát huy trí thức và tạo ra thu nhập cao, nhưng cũng không thể nói rằng trình độ thấp lại là những người nghèo nàn Những nghiên cứu gần đây cho thấy kinh nghiệm là một yếu tố không kém phần quan trọng trong canh tác nông- lâm- ngư nghiệp.

Bảng 3.5 Trình độ học vấn của chủ hộ

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Chưa tốt nghiệp tiểu học 17 8.3 8.3 100.0

3.3.2.5 Tỷ lệ nhân khẩu còn phụ thuộc của nông hộ

Nông hộ có tỉ lệ nhân khẩu còn phụ thuộc gia đình lớn hơn 70% là 5 hộ (chiếm 2,5%), từ 10- 25% là 46 hộ (chiếm 22,5%), từ 26- 50% là 87 hộ (chiếm 42,6%), từ 51- 70% là 23 hộ (chiếm 11,3%); 43 hộ không có nhân khẩu nào phụ thuộc (chiếm 21,1%) Số liệu thống kê cho thấy trong một nông hộ tỉ lệ phụ thuộc ở mức độ trung bình, là tiềm năng để bổ sung cho lực lượng lao động trong tương lai

Bảng 3.6 Tỷ lệ nhân khẩu còn phụ thuộc

Tỷ lệ nhân khẩu còn phụ thuộc

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Không có nhân khẩu phụ thuộc 43 21.1 21.1 100.0

3.3.2.6 Số lượng đàn gia súc, gia cầm trong nông hộ

Có đến 100 hộ chiếm 49% số hộ được điều tra không chăn nuôi gia súc, gia cầm Khi được điều tra phỏng vấn đa số các hộ đều trả lời chăn nuôi trong những năm vừa qua rất thua lỗ, ví dụ như giá heo hơi năm vừa rồi có thời điểm còn chưa tới 20 nghìn đồng/ kg, trong khi đó thì giá thực phẩm không hề giảm Số hộ chăn nuôi từ 51- 200 con là 14 hộ, chiếm 6,9%; từ 1- 50 con là 87 hộ, chiếm 42,6%; chỉ có 3 hộ, chiếm 1,5% mẫu điều tra là chăn nuôi lớn hơn 200 con.

Bảng 3.7 Số lượng đàn gia súc, gia cầm

Số lượng đàn gia súc, gia cầm

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

3.3.2.7 Số lần tham dự các chương trình khuyến nông trong một năm của nông hộ

Số lần tham dự các chương trình khuyến nông do cơ quan các cấp phối hợp với các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện nhằm phổ biến đến bà con những kĩ thuật canh tác với công nghệ cải tiến hiện đại nhằm mang lại năng suất cao và từ đó đưa mức thu nhập nâng cao hơn Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy nông dân huyện Tuy Phước dường như chưa tiếp cận đến các chương trình này Một năm hộ tham gia nhiều nhất 4 lần, và ít nhất là hộ không tham gia lần nào Có đến

111 hộ không tham gia các chương trình khuyến nông trong suốt 1 năm, chiếm đến 54,4% tổng số hộ 70 hộ chỉ tham gia một lần trên năm, chiếm 34,3% và 23 hộ tham gia ít nhất 3 tháng 1 lần trong năm, chiếm 11,3%.

Bảng 3.8 Số lần tham dự các chương trình khuyến nông

Số lần tham dự các chương trình khuyến nông

Vay vốn Số nguồn thu nhập

Số lần tham dự các chương trình khuyến nông

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

3.3.2.8 Khả năng tiếp cận vốn vay trong nông hộ

Trong nông dân đa số đều e ngại chuyện vay mượn, vì tâm lý luôn sợ nợ và cho rằng họ có bao nhiêu sản xuất bấy nhiêu, điều đó cũng thể hiện qua bảng 3.8.

Có đến 167 hộ, chiếm 81,9% nông hộ không vay vốn tín dụng Ở mức độ trung bình thấp là 28 hộ, chiếm 13,7% Có 6 hộ vay nợ với số tiền không quá 10 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 2,9% Nhóm hộ vay từ 51- 90 triệu đồng có 2 hộ, chiếm 1%.

Có một hộ vay với số tiền lớn hơn 90 triệu đồng (cao nhất trong số hộ vay nợ), tỉ lệ 0,5%.

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ thể hiện số tiền vay vốn của nông hộ

3.3.2.9 Khả năng đa dạng hóa các nguồn thu nhập

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả hồi quy

Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để xác định các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước và kiểm định giả thuyết trong mô hình nghiên cứu.

Bảng 4.1 Các biến trong mô hình

NTN, DT, HV, VV, GSGC, TLPT, ST, KN,

Enter a Dependent Variable: LnTN b All requested variables entered.

Bảng 4.2 Kết quả hồi quy đa biến

Standardized Coefficients t Sig Collinearity Statistics

B Std Error Beta Tolerance VIF

ST: Tuổi của chủ hộ 020 006 199 3.383 001 746 1.340

LĐ: Số thành viên trong độ tuổi lao động của nông hộ

DT: Diện tích đất canh tác của hộ 024 009 142 2.681 008 925 1.081

HV: Trình độ học vấn của chủ hộ 090 015 318 6.087 000 949 1.053

TLPT: Tỷ lệ số nhân khẩu còn phụ thuộc của nông hộ

GSGC: Số lượng đàn gia súc gia cầm trong nông hộ

KN: Số lần tham dự các chương trình khuyến nông trong 1 năm của nông hộ

VV: Khả năng tiếp cận vốn vay trong nông hộ -.029 111 -.014 -.265 791 963 1.038

NTN: Khả năng đa dạng hóa các nguồn thu nhập

304 066 252 4.627 000 874 1.144 a Dependent Variable: LnTN động của các nhân tố đến thu nhập nông hộ với các giá trị ước lượng như sau:

LnTNi = 1,55 + 0,02.STi + 0,139.LĐi + 0,024.DTi + 0,09.HVi

– 0,139.TLPTi + 0,001.GSGCi + 0,056.KNi – 0,029.VVi + 0,304.NTNi

Kết quả mô hình cho thấy trong số các biến được đưa vào mô hình thì có

6 biến tác động đến thu nhập của nông hộ Đó là tuổi của chủ hộ, số thành viên trong độ tuổi lao động, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất canh tác, khả năng đa dạng hóa các nguồn thu nhập trong nông hộ và tỷ lệ số nhân khẩu còn phụ thuộc của nông hộ với mức ý nghĩa 5%

Trong đó, biến tỷ lệ số nhân khẩu còn phụ thuộc trong nông hộ có tác động ngược chiều với biến thu nhập Điều này có nghĩa khi tỷ lệ phụ thuộc trong nông hộ tăng (giảm) 1% thì thu nhập của nông hộ sẽ giảm (tăng) 0,139% Thực tế do gánh nặng từ việc phải bỏ một vốn thời gian không nhỏ để chăm lo cho các thành viên còn phụ thuộc trong hộ nên những thành viên lao động chính của hộ sẽ giảm bớt phần thu nhập Thay vì thời gian chăm con em nhỏ, hay số tiền lo ăn học cho những thành phần này thì những hộ có tỷ lệ phụ thuộc thấp sẽ tận dụng được nhiều thời gian hơn để kiếm thêm thu nhập, làm tăng thu nhập cho gia đình Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu.

Tuổi của chủ hộ, số thành viên trong độ tuổi lao động, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất canh tác, khả năng đa dạng hóa các nguồn thu nhập đều có tác động dương đến thu nhập; trong đó biến khả năng đa dạng hóa các nguồn thu nhập của nông hộ (được đo lường bằng số nguồn thu nhập của nông hộ) có tác động mạnh nhất đến thu nhập, mức độ ảnh hưởng tiếp đến theo thứ tự từ lớn đến bé là khả năng đa dạng hóa các nguồn thu nhập, số thành viên trong độ tuổi lao động, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất canh tác và số tuổi của chủ hộ hộ sẽ tăng hoặc giảm 30,4% Nông dân đa số có nghề chính là nông nghiệp, thế nhưng đây là ngành có đặc trưng là mang tính thời vụ cao cho nên nếu như nông hộ biết tận dụng thời gian và công việc, đa dạng hóa nhiều ngành nghề, không để nhiều thời gian nông nhàn thì sẽ tạo ra thu nhập cao hơn Võ Thị Mỹ Trang (2010), Trần Xuân Long (2009), Hồ Vũ Linh Đan (2012), Yang (2004) cũng cho ra kết quả tương tự.

Nếu như nông hộ có nhiều hơn 1 thành viên trong độ tuổi lao động thì thu nhập của hộ đó sẽ tăng thêm 13,9% Tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lan Duyên (2014), Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Văn Hướng

(2015), Demurger và cộng sự (2010), Huỳnh Trường Huy và cộng sự (2008), số lượng thành viên tham gia lao động là yếu tố quan trọng giúp tăng thu nhập cho nông hộ Lao động cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp, không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng Trong điều kiện sản xuất ít được cơ giới hóa, số lượng lao động sẽ là yếu tố cơ bản giúp làm tăng thu nhập cho nông hộ (Abdulai & CroleRees, 2001; Yang, 2004).

Trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì thu nhập của nông hộ sẽ càng cao Nếu trình độ học vấn của chủ hộ tăng thêm 1 lớp thì thu nhập của nông hộ sẽ tăng thêm 9% Thật vậy, chủ hộ có trình độ học vấn cao họ sẽ có nhiều thuận lợi trong tiếp thu và áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất hiệu quả hơn, giúp tăng cao hiệu quả kinh tế, từ đó nâng cao thu nhập cho nông hộ Kết quả này cũng đồng ý kiến với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu (2005), Nguyễn Lan Duyên (2014),…

Khi diện tích đất canh tác của nông hộ tăng (giảm) 1 sào thì thu nhập cũng sẽ thay đổi đồng biến ở mức 2,4% Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng đất đai là một yếu tố quyết định đối với sản xuất nông nghiệp, tác động đến đa dạng chiến lược sinh kế trên cả hai lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng như có ảnh hưởng thuận chiều đến thu nhập nông hộ (Marsh và

(2011),…) Do đó việc tăng diện tích đất sỡ hữu cũng đồng nghĩa với khả năng tạo ra thu nhập từ các hoạt động sinh kế được tăng lên Ngoài ra, nông hộ cũng có thể cho thuê diện tích đất không sử dụng để tạo thêm thu nhập cho gia đình

Tuổi của chủ hộ cũng có tác động cùng chiều đối với thu nhập của nông hộ Khi tuổi của chủ hộ tăng hoặc giảm đi 1 thì thu nhập của nông hộ sẽ tăng hoặc giảm 2% Kết quả nghiên cứu ủng hộ quan điểm của Lê Văn Toàn

(2004), Hồ Vũ Linh Đan (2012) cho rằng những nông hộ có chủ hộ lớn tuổi thường có thu nhập cao hơn do họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và nguồn lực, điều này sẽ là lợi thế rất lớn cho các hoạt động sản xuất thuộc lĩnh vực nông nghiệp Theo Demurger và cộng sự (2010), các chủ hộ nhỏ tuổi có thể dễ dàng tham gia các hoạt động phi nông nghiệp, mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho gia đình

Kết quả mô hình với bộ số liệu điều tra khảo sát là phù hợp với giả thuyết đưa ra.

Kiểm định kết quả hồi quy

4.2.1 Mức độ giải thích của mô hình

Bảng 4.3 Mức độ giải thích của mô hình

Model R R Square Adjusted R Square Std Error of the Estimate

1 705 a 497 473 598 a Predictors: (Constant), NTN, DT, HV, VV, GSGC, TLPT, ST, KN, LĐ

Trong mô hình này, kết quả hệ số R = 0,705 cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong mô hình có mối tương quan khá chặt chẽ Báo cáo kết quả hồi quy của mô hình cho thấy giá trị R 2 (R Square) bằng 0.497, điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 49.7% Giá trị R 2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh chính xác hơn sự phù hợp của mô hình so với tổng thể, ta có giá trị R 2 hiệu chỉnh bằng 0.473 (hay 47,3%).

4.2.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến đến biến phụ thuộc Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor).

Thông thường nếu VIF của một biến độc lập nào đó lớn hơn 10 thì biến này hầu như không có giá trị giải thích biến thiên của Y trong mô hình Tuy nhiên, trong các nghiên cứu để có tính thực tế cao VIF < 2 thì mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến (Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS- Tập 1- Hoàng Trọng, Chu NguyễnMộng Ngọc).

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

B Std Error Beta Tolerance VIF

ST: Tuổi của chủ hộ 020 006 199 3.383 001 746 1.340

LĐ: Số thành viên trong độ tuổi lao động của nông hộ 139 040 214 3.489 001 689 1.451

DT: Diện tích đất canh tác của hộ 024 009 142 2.681 008 925 1.081

HV: Trình độ học vấn của chủ hộ 090 015 318 6.087 000 949 1.053

TLPT: Tỷ lệ số nhân khẩu còn phụ thuộc của nông hộ -.319 127 -.134 -2.521 013 921 1.085

GSGC: Số lượng đàn gia súc gia cầm trong nông hộ 001 001 052 988 324 951 1.052

KN: Số lần tham dự các chương trình khuyến nông trong 1 năm của nông hộ 056 036 083 1.522 130 867 1.153

VV: Khả năng tiếp cận vốn vay trong nông hộ -.029 111 -.014 -.265 791 963 1.038

NTN: Khả năng đa dạng hóa các nguồn thu nhập 304 066 252 4.627 000 874 1.144 a Dependent Variable: LnTN

Kết quả kiểm định cho thấy giá trị VIF của tất cả các biến như mô hình trên đều nhỏ hơn 2 Do đó không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình này.

4.2.3 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Một trong các giả định khi thực hiện hồi quy tuyến tính đa biến là giả định phương sai không thay đổi (hay còn gaoij là phương sai đồng nhất) Nếu xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi, kết quả của phương trình hồi quy sẽ không chính xác, làm sai lệch kết quả so với thực tế, từ đó khiến chất lượng của phương trình hồi quy tuyến tính không được chính xác Để đánh giá mô hình hồi quy có vi phạm giả định này hay không, tôi tiến hành sử dụng kiểm định tương quan hạng Spearman giữa phần dư chuẩn hóa với các biến độc lập Nếu giá trị Sig tương quan Spearman giữa phần dư chuẩn hóa (ABSRES) với các biến độc lập đều lớn hơn 0,05, ta có thể kết luận rằng không có hiện tượng phương sai thay đổi xảy ra, trường hợp có ít nhất 1 giá trị Sig nhỏ hơn 0,05, khi đó mô hình hồi quy đã vi phạm giả định phương sai không đổi.

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi

ST LĐ DT HV TLPT GSGC KN VV NTN ABSRES

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Tất cả giá trị Sig mối tương quan hạng giữa ABSRES với các biến độc lập đều lớn hơn 0,05, do đó phương sai phần dư là đồng nhất, giả định phương sai không đổi không bị vi phạm.

Phân tích kết quả hồi quy

Qua kết quả mô hình hồi quy, có thể nhận thấy rằng thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước ngoài tác động của các yếu tố định lượng như trên, còn bị chi phối, tác động bởi nhiều yếu tố định tính khác.

Mô hình hồi quy chỉ ra rằng:

Tuổi của chủ hộ, số thành viên trong độ tuổi lao động của nông hộ, diện tích đất canh tác của nông hộ, trình độ học vấn của chủ hộ và số nguồn thu nhập của nông hộ có tác động đồng biến với thu nhập của nông hộ Trong đó biếnNTN (khả năng đa dạng hóa các nguồn thu nhập) có tác động đến thu nhập nhiều nhất TLPT (tỷ lệ số nhân khẩu còn phụ thuộc của nông hộ) có tác động âm đến thu nhập của nông hộ, và mức độ ảnh hưởng cũng tương đối lớn (ở mức 13,9%).

Ngày đăng: 13/10/2023, 20:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (Trang 20)
Bảng 1.1. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất 2015- 2017 (theo giá thực tế) Đơn vị tính: % - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Bảng 1.1. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất 2015- 2017 (theo giá thực tế) Đơn vị tính: % (Trang 23)
Bảng 2.1. Các nhân tố có tác động đến thu nhập của nông hộ từ những nghiên cứu trước - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Bảng 2.1. Các nhân tố có tác động đến thu nhập của nông hộ từ những nghiên cứu trước (Trang 32)
Bảng 3.1. Mẫu khảo sát - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Bảng 3.1. Mẫu khảo sát (Trang 47)
Bảng 3.2. Phân bố tuổi của chủ hộ - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Bảng 3.2. Phân bố tuổi của chủ hộ (Trang 48)
Bảng 3.3. Phân bố số người trong độ tuổi lao động trong mỗi nông hộ - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Bảng 3.3. Phân bố số người trong độ tuổi lao động trong mỗi nông hộ (Trang 49)
Bảng 3.4. Diện tích đất canh tác trong mỗi nông hộ - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Bảng 3.4. Diện tích đất canh tác trong mỗi nông hộ (Trang 50)
Bảng 3.5. Trình độ học vấn của chủ hộ - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Bảng 3.5. Trình độ học vấn của chủ hộ (Trang 51)
Bảng 3.8. Số lần tham dự các chương trình khuyến nông - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Bảng 3.8. Số lần tham dự các chương trình khuyến nông (Trang 53)
Bảng 3.9. Vay vốn - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Bảng 3.9. Vay vốn (Trang 55)
Bảng 3.9 thống kê số hoạt động sinh kế hiện nay các hộ đang làm để mang về nguồn thu nhập cho hộ - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Bảng 3.9 thống kê số hoạt động sinh kế hiện nay các hộ đang làm để mang về nguồn thu nhập cho hộ (Trang 56)
Bảng 3.10. Số nguồn thu nhập - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Bảng 3.10. Số nguồn thu nhập (Trang 57)
Bảng 3.12. Diễn giải các biến trong mô hình Biến - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Bảng 3.12. Diễn giải các biến trong mô hình Biến (Trang 59)
Bảng 4.1. Các biến trong mô hình - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Bảng 4.1. Các biến trong mô hình (Trang 62)
Bảng 4.2. Kết quả hồi quy đa biến - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Bảng 4.2. Kết quả hồi quy đa biến (Trang 63)
Bảng 4.3. Mức độ giải thích của mô hình - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Bảng 4.3. Mức độ giải thích của mô hình (Trang 68)
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Trang 70)
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Tuy Phước
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi (Trang 72)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w