1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại chị nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc

74 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 7,41 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1. Đặt vấn đề (10)
    • 1.2. Mục đích, mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề (10)
      • 1.2.1. Mục đích (10)
      • 1.2.2. Yêu cầu (11)
  • Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (12)
    • 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập (12)
      • 2.1.1. Vị trí địa lý (12)
      • 2.1.2. Điều kiện khí hậu (12)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại (12)
      • 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại (13)
      • 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại (14)
    • 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước (15)
      • 2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn (0)
      • 2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn thịt (0)
      • 2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước (33)
      • 2.2.4. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài (36)
  • Phần 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH (38)
    • 3.1. Đối tượng (38)
    • 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành (38)
    • 3.3. Nội dung thực hiện (38)
    • 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện (38)
      • 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi (38)
      • 3.4.2. Phương pháp thực hiện (39)
      • 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu (43)
  • Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (44)
    • 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại lợn qua 3 năm từ 2019 - 2021 (44)
    • 4.2. Công tác vệ sinh chuồng trại sau khi xuất bán (44)
    • 4.3. Công tác chuẩn bị trước khi nhập lợn (45)
    • 4.4. Kết quả công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng và phòng bệnh cho đàn lợn thịt (47)
      • 4.4.1. Kết quả công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng (0)
      • 4.4.2. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng (48)
      • 4.4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn tại trại (50)
      • 4.4.4. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt qua các tháng (0)
    • 4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn thịt tại trại (55)
      • 4.5.1. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại (0)
      • 4.5.2. Kết quả theo dõi, chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại (0)
      • 4.5.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại (0)
  • Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (61)
    • 5.1. Kết luận (61)
    • 5.2. Đề nghị (61)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Điều kiện cơ sở thực tập

- Sông Lô là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc có 15.031,77ha diện tích đất tự nhiên và 104.429 nhân khẩu, có 42 chi, Đảng bộ trực thuộc và 17 đơn vị hành chính.

Trang trại Nguyễn Hải An nằm ở xã Tân Lập, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

Phía bắc giáp Đồng Quế.

Phía nam giáp xã Vân Trục.

Phía đông giáp xã Lập Thạch.

Phía tây giáp xã Nhạo Sơn.

- Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đầy đủ các đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc, khí hậu thay đổi thất thường làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của lợn.

Nhiệt độ trung bình của năm là 21 0 C - 23 0 C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và lạnh nhất vào các tháng 12, 1, 2 Nhiệt độ cao lên tới 40 0 C ở các tháng mùa hè nắng nóng, nhiệt độ thấp nhất 4 0 C - 7 0 C ở tháng mùa đông.

- Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1.500 đến 1.700 mm.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của trại

Trang trại Nguyễn Hải An - Tân Lập - Sông Lô - Vĩnh Phúc gồm có:

- 1 chủ trại: Trần Đình Bắc.

- 1 quản lý trại: Nguyễn Thế Hanh.

- 1 kỹ thuật trại của công ty chăn nuôi CP Việt Nam: Vũ Văn Tuyến.

- Gồm có 2 sinh viên trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên thực tập tại trang trại: Triệu Văn Can, Thùng Văn Chuyên.

2.1.4 Cơ sở vật chất của trại

Về cơ sở vật chất:

Có đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng để phục vụ cho công nhân viên sinh hoạt hàng ngày như: Tủ lạnh, máy giặt, điều hòa.

Có phòng bếp nấu ăn sạch sẽ, thực đơn đủ tiêu chuẩn, giúp cho công nhân viên trong trại có sức khỏe làm việc hiệu quả.

Có khu tăng gia sản xuất, trồng rau, vườn cây ăn quả và khu thể thao phục vụ công nhân ngoài giờ.

Trại được xây dựng dưới chân đồi hơn 1 (ha), trại đã xây dựng 1 chuồng chạy dài lợp mái tôn, và chia làm hai 2 dãy chuồng lớn 1 dãy chuồng lớn chia thành 2 dãy chuồng nhỏ có diện tích 28 x 50 m Mỗi chuồng 600 lợn thịt.

Hệ thống chuồng xây dựng hoàn toàn khép kín, mỗi cửa ra vào đều có hố vôi khử trùng Trên trần được lắp chống nóng bằng bạt tráng nhôm.

Có quần áo bảo hộ cho kỹ thuật và công nhân khi vào chuồng.

Trên mỗi đầu chuồng là hệ thống giàn mát, phía cuối chuồng là các quạt thông gió và hộp điều khiển điện, quạt Vào mùa đông còn có thêm đèn sưởi để đáp ứng nhu cầu cần thiết trong mùa đông giá rét.

Trong các chuồng có các ô chuồng được ngăn cách bằng tường xi măng và khung thép chắn.

Hệ thống chuồng nuôi có đầy đủ trang thiết bị như vòi uống nước cho lợn tự động bóng đèn sưởi ấm khi úm, thắp sáng, quạt thông gió và giàn mát làm cho môi trường trong chuồng luôn ổn định.

Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng có chiều rộng 1m,các khu khác đều được đổ bê tông và có các hố sát trùng rộng 1m dài 3m ở đầu chuồng.

Nguồn nước uống và nước sinh hoạt đều là nước giếng khoan.

Nước sau khi bơm vào bể được khử trùng bằng clo.

Có hai máy phát điện công nghiệp 25 KVA để dự phòng khi mất điện, đủ cung cấp điện cho cả trại sinh hoạt và hệ thống chuồng nuôi khi mất điện.

Khu vực phía ngoài xung quanh trại còn có thể trồng rau, cây ăn quả, có ao nuôi cá tạo môi trường thông thoáng, phục vụ thực phẩm thiết yếu mà không lo nguồn dịch từ bên ngoài xâm nhập vào trại. Đến nay trại lợn của trang trại chị Nguyễn Hải An là một trong số trại chưa có dịch tả châu Phi của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.

Về cơ sở hạ tầng:

Trại được chia thành 2 khu riêng biệt: Khu nhà ở của công nhân và khu chăn nuôi, khu nhà ở rộng rãi khép kín có đầy đủ trang thiết bị, bao gồm phòng ngủ, phòng tắm, phòng vệ sinh, khu chăn nuôi được chia làm 2 dãy chuồng nhỏ, mỗi chuồng chia thành 12 ô, tổng số lợn 2 chuồng là 1200 con.

Trại có một nhà kho để cám, 1 kho để thuốc và dụng cụ kỹ thuật, sau trại có hệ thống biogas xử lý chất thải.

2.1.5 Thuận lợi và khó khăn của trại

Trại được xây dựng xa khu vực dân cư, nên không làm ảnh hưởng đến mọi người dân xung quanh.

Chủ trại có năng lực trong công tác quản lý, có chuyên môn kỹ thuật tốt, luôn quan tâm đến đời sống của công nhân, sinh viên, ngoài ra có cán bộ kỹ thuật của công ty có kinh nghiệm chuyên môn, năng động, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.

Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại nhằm giảm sức lao động Nâng cao hiệu quả công việc.

Giống lợn nuôi tại trại là giống lợn 3 máu khỏe mạnh, ít bệnh tật rất thích hợp với khí hậu địa phương.

- Trang trại vẫn chưa có rào chắn hoặc tường bao xung quanh cả trang trại nên việc phòng bệnh còn chưa thực sự đảm bảo.

- Thời tiết thay đổi nên việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn

- Một số thiết bị trong chuồng đã cũ, rò rỉ, hoặc hỏng.

Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1 Đặc điểm sinh trưởng khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn 2.2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng Đã có khá nhiều nhà nghiên cứu từng tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề sinh trưởng, nên có nhiều quan điểm khác nhau về sự sinh trưởng.

Về mặt sinh học, sinh trưởng là quá trình tăng khối lượng và kích thước của cơ thể, thông qua quá trình tổng hợp protein, tích lũy các chất dinh dưỡng được đưa từ bên ngoài vào cơ thể để tăng kích thước và các cơ quan bộ phận, do đó làm tăng kích thước và khối lượng của cơ thể Do đó người ta lấy việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của động vật Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [26], sinh trưởng được hiểu là quá trình sinh tổng hợp, và gia tăng khối lượng, kích thước của cơ thể, thông qua hấp thu tích lũy các chất dinh dưỡng từ bên ngoài. Để xác định được số lượng sinh trưởng và phát triển qua các độ tuổi ta thường dùng phương pháp cân định nhằm xác định khối lượng và đo kích thước các chiều của cơ thể con vật.

2.2.1.2 Sự phát triển các cơ quan trong cơ thể

Sự sinh trưởng và phát triển của gia súc đều tuân theo các quy luật tự nhiên và theo chu kỳ Quy luật sinh trưởng phải đồng đều, phát triển theo các giai đoạn Tốc độ sinh trưởng và phát triển thay đổi theo lứa tuổi, sự tăng lên của khối lượng cơ thể và các cơ quan bộ phận trong cơ thể cũng sinh trưởng phát triển theo giai đoạn khác nhau.

2.2.1.3 Quy luật ưu tiên các chất dinh dưỡng trong cơ thể

Trong cơ thể của lợn, dinh dưỡng cần được bổ sung cho từng giai đoạn khác nhau trong quá trình sinh trưởng phát triển Để các chức năng của các bộ phận trong cơ thể được hoạt động ổn định, người chăn nuôi cần có sự hiểu biết và nắm vững dinh dưỡng của từng giai đoạn để từ đó cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động của cơ thể giúp cho lợn phát triển tốt.

Trước hết, dinh dưỡng được ưu tiên cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ xương khớp, rồi cho hoạt động sinh sản, cuối cùng là cho sự tích luỹ nạc và mỡ Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, việc cung cấp dinh dưỡng bị hạn chế hoặc bị giảm xuống 20% so với khẩu phần ăn tiêu chuẩn của lợn thì quá trình hấp thu và tích luỹ mỡ bị ngưng trệ, khi dinh dưỡng giảm xuống 40% thì sự tích luỹ nạc, mỡ của lợn bị dừng lại Vì vậy, nếu trong quá trình chăn nuôi không cung cấp đủ dinh dưỡng thì việc tăng khối lượng và chất lượng thịt sẽ thấp và kéo dài thời gian chăn nuôi.

2.2.1.4 Ảnh hưởng của quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn thịt

Lợn thịt là khâu chăn nuôi quan trọng chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu đàn (65 - 80%) Do đó, việc tạo ra năng suất trong chăn nuôi lợn thịt là chỉ tiêu rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế, và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại trong cơ sở chăn nuôi.

Chăn nuôi lợn thịt cần đạt những yêu cầu, điều kiện cơ bản sau đây: Lợn có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, ít bệnh tật, tiêu tốn ít thức ăn, khỏe mạnh, tốn ít công chăm sóc và tạo ra năng suất, phẩm chất thịt tốt.

Dinh dưỡng thức ăn:

Thức ăn có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công của việc chăn nuôi lợn thịt, nếu khẩu phần cho ăn không đủ về số lượng, thiếu cân đối về thành phần các chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến làm giảm khối lượng tăng trưởng/ngày, làm kéo dài thời gian chăn nuôi, chi phí thức ăn cao, tăng giá thành sản phẩm.

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của đàn lợn Từ đó muốn chăn nuôi đạt kết quả cao thì cần phải phối hợp khẩu phần ăn sao cho vừa cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển và vừa tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí trong chăn nuôi.

Trần Văn Phùng và cs (2004) [26] cho biết, môi trường xung quanh bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, mật độ và ánh sáng đều ảnh hưởng tới năng suất và kết quả chăn nuôi Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi vỗ béo hướng nạc từ 15 -18 o C Từ đó ảnh hưởng tới khả năng tích lũy, tăng trưởng khối lượng và khả năng hấp thu, chuyển hoá thức ăn kém dẫn đến sự sinh trưởng phát triển của lợn bị giảm.

Nhiệt độ thấp cũng gây ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng khối lượng và phải tiêu tốn thức ăn của lợn do lợn phải tăng cường quá trình trao đổi chất.

Mật độ nuôi nhốt trong chuồng nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng khối lượng Khi nhốt quá nhiều lợn/ ô sẽ làm tăng tính không ổn định trong đàn, tăng sự tấn công nhau, giảm bớt thời gian ăn và nghỉ Ngoài ra khi nhốt nhiều lợn trong một ô chuồng cũng làm tăng tỉ lệ lây lan dịch bệnh như ỉa chảy Môi trường ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất là vì khi chuồng vệ sinh kém, tiểu khí hậu thay đổi, phân đàn, chuyển đổi chỗ ở, thay đổi khẩu phần đột ngột thì ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất và lợn dễ mắc bệnh. Khi chuồng nuôi ồn ào, không yên tĩnh làm lợn bị street.

Việc chăm sóc, nuôi dưỡng lợn theo những cách khác nhau như là việc cho ăn tự do hay là cho ăn hạn chế, hoặc khẩu phần ăn không đảm bảo dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt Mức độ ảnh hưởng này không giống nhau giữa các giống lợn hướng mỡ và hướng nạc.

2.2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt lợn

Lợn thịt là giai đoạn chăn nuôi quan trọng nhất để tạo ra sản phẩm và chất lượng thịt, trong đó lợn thịt cũng là thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu đàn (65 - 80%) Do vậy kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn nuôi lợn thịt quyết định sự thành bại trong chăn nuôi lợn.

Chăn nuôi lợn thịt cần phải đạt những điều kiện sau đây: Lợn có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh, tiêu tốn ít thức ăn, khỏe mạnh, tốn ít công chăm sóc và phẩm chất thịt tốt.

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Đối tượng

Đàn lợn thịt ( lợn ngoại 3 máu )

Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trang Trại chăn nuôi lợn chị Nguyễn Hải An, Tân Lập, Sông

- Thời gian thực tập: 19/06/2021 đến 26/12/2021.

Nội dung thực hiện

- Tìm hiểu, đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trang trại chị Nguyễn

Hải An, xã Tân Lập, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thực hiện mục đích và yêu cầu của đề tài “chăm sóc, nuôi dưỡng phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại”.

- Tăng cường các biện pháp phòng bệnh, điều trị bệnh.

Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi

* Phương pháp xác định tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn thịt

Tổng số con mắc bệnh

Tổng số con theo dõi Tổng số con khỏi bệnh

Tổng số con điều trị

- Kiểm tra, thống kê, ghi chép số lượng lợn cần theo dõi ở trang trại qua các chỉ tiêu.

- Tham gia vào quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc, phòng, điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại.

- Việc quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để chẩn đoán phát hiện những con có dấu hiệu nghi mắc bệnh, mắc bệnh có thể xảy ra trên đàn lợn thịt, từ đó đưa ra phương thức điều trị phù hợp.

- Phân tích, theo dõi, ghi chép và đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại chị Nguyễn Hải An, xã Tân Lập, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc Để đánh giá được tình hình chăn nuôi của trang trại bản thân em cần phải tiến hành thu thập thông tin và số liệu, học hỏi tiếp thu những ý kiến của chủ trại và công nhân của trại, qua sổ sách kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.

- Từ đó em thực hiện nghiêm túc yêu cầu của quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại: Lợn sau khi được nhập vào chuồng nuôi được tiến hành chăm sóc theo 2 giai đoạn là úm và sau khi úm.

+ Giai đoạn úm (từ 35 - 70 ngày).

Lợn còn bé nên được chia làm 4 bữa trên/ngày để tập làm quen với môi trường thức ăn, dễ tiêu hóa và hấp thu được triệt để chất dinh dưỡng từ thức ăn Cho lợn ăn bằng máng tập ăn Trong khi đổ cám cho lợn ăn phải theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn của từng con, con nào có biểu hiện ít ăn, bỏ ăn, tiêu chảy thì đánh dấu và tách xuống ô cuối để chăm sóc và điều trị.

Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng.

Sau khi nhập lợn vào chuồng chúng ta tiến hành pha điện giải hoặc glucose cho lợn uống để tăng sức khỏe, đánh dấu con có biểu hiện tiêu chảy… Sau đó tiến hành phân lô, tách đàn các con có cùng khối lượng, cùng giới tính vì lợn đực và lợn cái có mức tăng trọng và khẩu phần ăn khác nhau.

Thức ăn không có chất lượng tốt, kém chất lượng, hư hỏng, để lâu Nó là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy cho lợn con Vì vậy, chúng ta cần có phương pháp cho ăn tốt, thức ăn đảm bảo chất lượng và khẩu phần ăn hợp lý để hạn chế bệnh viêm ruột ở lợn.

Thường xuyên kiểm tra, chú ý nhiệt độ trong chuồng nuôi nhất là vào buổi trưa và buổi tối, kiểm tra độ thông thoáng trong chuồng nuôi để tạo cho lợn có môi trường tốt nhất để sinh trưởng và phát triển Nền chuồng luôn được vệ sinh sạch sẽ, giữ ở trạng thái khô ráo, để tránh lây lan mầm bệnh.

Bản thân em luôn nghiêm túc thực hiện các công việc được giao như là tiến hành vệ sinh máng ăn, rửa chuồng, đẩy máng, quét mạng nhện và vệ sinh kho chứa cám 1 lần/tuần, công tác phun sát trùng, rắc vôi đường đi, quét vôi đường dẫn thức ăn, hành lang chuồng 2 lần/tuần.

Sử dụng các loại vắc xin phòng bệnh như là, dịch tả cổ điển, tai xanh, lở mồm long móng Cho lợn trong trại.

Khi lợn trong trại có những con biểu hiện nghi mắc bệnh và đã mắc phải tiến hành cách li, theo dõi và đưa ra phác đồ điều trị, một số loại thuốc được sử dụng như amox, doxy, paracetamol.

+ Giai đoạn sau úm (70 - 170 ngày).

Cho ăn ngày 2 bữa, sáng 8h và đầu giờ chiều 14h, trong lúc cho ăn theo dõi tình trạng ăn của lợn trong trại.

Công tác vệ sinh phòng bệnh giống ở giai đoạn úm Những con có biểu hiện nghi mắc bệnh, đã mắc bệnh được đánh dấu và tách lọc xuống ô chuồng cuối để tiện cho việc theo dõi chăm sóc và điều trị bằng một số loại thuốc như hitamox LA, nova - anazine 20 %, noflox 100, tylosine 20 %.

Phương pháp xây dựng khẩu phần dinh dưỡng cho đàn lợn nuôi tại trại: Thực hiện các khẩu phần ăn do công ty đưa ra mà trại đang áp dụng cho lợn tại trại.

+ Trại lợn chị Nguyễn Hải An, xã Tân Lập, huyện Sông Lô, tỉnh VĩnhPhúc nằm trong hệ thống trang trại chăn nuôi gia công của công ty cổ phần chăn nuôi CP nên thức ăn được sản xuất tại công ty cổ phần chăn nuôi CPViệt Nam, là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đầy đủ chất dinh dưỡng Trong giai đoạn sinh trưởng sử dụng các loại cám khác nhau qua từng giai đoạn tuổi là:550PF, 551F, 552F và giai đoạn kết thúc khi chuyển sang thức ăn 553F.

Bảng 3.1 Khẩu phần ăn cho lợn nuôi tại trại

Tuần tuổi Tiêu chuẩn ăn

Tuần tuổi Tiêu chuẩn ăn

(con/kg/tuần) (con/kg/tuần)

Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho lợn nuôi thịt

Thành phần 550PF 550F 551F 551GPF 552SF 552F 553F Độ ẩm (%) 14 14 14 14 14 14 14

- Để có thể xác định được tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn thịt, cần tiến hành theo dõi, ghi chép, hàng ngày thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng, bằng mắt thường đánh giá qua các biểu hiện lâm sàng như trạng thái của cơ thể, vận động, tình trạng ăn uống của lợn.

Quy trình chăn nuôi tại trại:

Sử dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đang được áp dụng cho đàn lợn nuôi tại trang trại và theo dõi, đánh giá hiệu quả của thức ăn đang sử dụng và khả năng hấp thu, phát triển của đàn lợn thịt, thức ăn được sản xuất tại công ty cổ phần chăn nuôi CP, là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đầy đủ chất dinh dưỡng.

Phương pháp thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại:

- Thực hiện nghiêm các quy tắc phòng bệnh cho đàn lợn thịt, bảng 3.3 lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn thịt.

Bảng 3.3 Quy trình sử dụng vắc xin cho từng tuần tuổi

Tuần Loại vắc xin Cách dùng Phòng bệnh tuổi

4 PRRS Tiêm bắp thịt Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp

6 Myco + Circo Tiêm bắp thịt Suyễn + hội chứng còi cọc

7 Tai xanh Tiêm bắp thịt Tai xanh

8 CFS1 Tiêm bắp thịt Dịch tả thường lần 1

9 FMD Tiêm bắp thịt Lở mồm long móng 1

10 CFS1 Tiêm bắp thịt Dịch tả thường lần 2

14 FMD Tiêm bắp thịt Lở mồm long móng 2

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi được ghi chép thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008), phần mềm MicrosoftExcel trên máy vi tính.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Tình hình chăn nuôi của trại lợn qua 3 năm từ 2019 - 2021

Để nắm bắt được tình hình chăn nuôi của trại trong 3 năm qua Em đã tổng hợp số liệu tại bảng 4.1.

Bảng 4.1: Tình hình chăn nuôi của trại lợn qua 3 năm 2019 - 2021

Tổng số lợn nuôi Tổng khối lượng

Năm Giống lợn qua các năm xuất chuồng

Bảng 4.1 Thể hiện tình hình chăn nuôi của trại qua các năm gần đây

- Số lượng lợn qua 3 năm gần đây vẫn luôn duy trì sự ổn định, đảm bảo quy mô tổng đàn 2400/năm.

- Là trang trại chăn nuôi gia công của công ty cổ phần chăn nuôi CP, do đó việc nhập con giống do công ty cung cấp và tiến hành vận chuyển tới chuồng nuôi.

- Để giữ được số lượng đầu lợn trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng,đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của người chăn nuôi và kỹ thuật trại.

Công tác vệ sinh chuồng trại sau khi xuất bán

Sau khi xuất bán, phải tiến hành rửa chuồng, phun chất sát trùng, vệ sinh chuồng nuôi để tiêu diệt mầm bệnh để đảm bảo an toàn dịch bệnh trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng.

Vệ sinh ngoài chuồng nuôi.

+ Vệ sinh đường đuổi lợn.

+ Phát cỏ ở đằng sau chuồng nuôi.

+ Khơi thông cống rãnh, hầm chứa chất thải.

+ Quét dọn vệ sinh, khu vực để xe đến đỗ ở trước kho cám và cầu cân.

- Vệ sinh trong chuồng nuôi:

+ Tiến hành dọn dẹp và thu dọn phân ở nền chuồng và hành lang.

+ Dùng máy bơm để bơm nước tưới đẫm nền chuồng, dùng máy bơm cao áp tiến hành xịt cọ rửa bạt trần và nền chuồng, giàn mát, quạt, máng ăn, thành chuồng, tường.

+ Ngâm sút, dải sút để rửa nền chuồng và máng ăn.

+ Sơn lại các thanh nan sắt trong chuồng nuôi để tránh han rỉ.

+ Tưới vôi nền chuồng, quét vôi xung quanh tường, thành chuồng nuôi. + Tiến hành phun sát trùng chuồng nuôi, xông folmol đóng kín cửa và không cho người ra vào, không bật quạt cho đến khi chuẩn bị nhập lợn.

+ Mở chuồng, tiến hành kiểm tra hệ thống máy móc như, điện, mô tơ quạt, máy bơm ở giàn mát có hoạt động ổn định chưa.

+ Kiểm tra vòi nước uống, núm uống có hỏng thì sửa chữa hoặc thay để đảm bảo cung cấp đủ nước uống cho lợn.

+ Hạ vòi nước uống xuống hoặc lên ở mức phù hợp nhất cho từng giai đoạn.+ Lau sạch sẽ máng ăn, kiểm tra các cửa chuồng nuôi, song sắt, giàn mát.+ Chuẩn bị bạt úm, ván úm, quây úm, dây điện và bóng điện, xô pha cám, thuốc, ca đựng kim để chờ vào lứa mới.

Công tác chuẩn bị trước khi nhập lợn

- Treo bạt ở hai đầu giàn mát, cuối chuồng, và hành lang chuồng để giữ nhiệt độ ổn định trong quá trình úm lợn.

- Hạ đường nước uống xuống mức thấp nhất để lợn uống.

- Rửa bình nước uống, khử nước nhằm hạn chế dịch bệnh.

- Quét lại nền chuồng của từng ô, để chuẩn bị nhập lợn

- Dải ván gỗ vào từng ô chuồng để lợn con nằm

- Treo bóng úm vào từng ô và thắp sáng, điều chỉnh dây điện, bạt úm để tránh lợn con cắn, làm hỏng.

- Kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi bằng nhiệt kế, từ đó biết cách điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp để tiến hành đuổi lợn vào các ô trong chuồng nuôi.

- Khi xe lợn vận chuyển đến thì phải phun sát trùng xe, cho xe di chuyển vào trước cửa chuồng nuôi, nhanh chóng cho lợn xuống xe và đuổi vào chuồng.

- Tiến hành tách lọc theo đúng kích cỡ để dễ kiểm soát.

- Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, số lượng con đực và con cái.

- Đốt lò than để đảm bảo nhiệt độ trong những ngày mưa, bão.

- Rắc ít cám viên váo máng ăn, nền chuồng để lợn con tập ăn và vị trí ăn.

- Pha điện giải, đường glucose đổ vào máng cho lợn.

Kết quả nhập lợn được ghi chép, theo dõi ở bảng dưới đây

Bảng 4.2 Kết quả thực hiện công tác nhập lợn tại trại Đợt nhập Số lợn nhập Khối lượng trung bình/con

Qua bảng 4.2: Cho thấy, em đã trực tiếp tham gia 4 lần nhập lợn với tổng số 1.200 con, khối lượng trung bình của lợn là 6,23 kg/con.

Kết quả công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng và phòng bệnh cho đàn lợn thịt

4.4.1 Kết quả công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng

Kết quả thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng trại em đã thực hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3 Kết quả thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng

Số Lượng Số lần Kết quả

Thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng, tuân thủ các biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi để hạn chế dịch bệnh và đạt hiệu quả tốt nhất.

Trong thời gian thực tập ở trang trại, em đã nghiêm túc thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi Thường xuyên tiến hành dọn vệ sinh chuồng trại, quét dọn hành lang trong chuồng và giữa các dãy chuồng và ngoài chuồng nuôi.

Chuồng nuôi hàng ngày được quét dọn sạch sẽ, đảm bảo an toàn trong chăn nuôi.

Trại đưa ra quy định phun sát trùng định kỳ 2 lần/tuần, bản thân em đã nghiêm túc thực hiện được 45 lần trên 45 số lần cần thực hiện đạt tỷ lệ 100 %. Công tác phun sát trùng luôn được thực hiện đúng quy trình, tuân thủ liều lượng.

Công tác rắc vôi đường đi, quanh tường, các góc khuất làm giảm mầm bệnh xung quanh trại, vì trong quá trình đi vào chuồng có thể đưa mầm bệnh vào trong chuồng Trại qui định 1 lần/tuần, em đã thực hiện 23 lần trên 23 lần cần thực hiện, đạt tỷ lệ 100%.

Quét mạng nhện trong chuồng làm giảm khói bụi bám vào mạng nhện, làm giảm khả năng lợn bị viêm phổi, em đã thực hiện 45 lần trên 45 số lần cần thực hiện, đạt tỷ lệ 100%.

Quét nền chuồng làm giảm bụi bẩn bám vào nền chuồng, làm giảm khả năng lợn bị viêm phổi, em đã thực hiện 40 lần trên 40 số lần cần thực hiện, đạt tỷ lệ 100%.

Lau kính để hạn chế bụi bẩn thức, em đã thực hiện 22 lần trên 22 lần cần thực hiện, đạt tỷ lệ 100%.

4.4.2 Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng

Công tác thực hiện việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng độ tuổi, đúng kỹ thuật, đúng liều lượng, đúng quy trình, đúng loại vắc xin cho từng thời kì. Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vắc xin, còn phụ thuộc rất nhiều vào khẩu phần dinh dưỡng thức ăn và tình trạng sức khoẻ lợn, điều kiện thời tiết Dựa vào đó, chỉ tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất.

Nhìn vào bảng 4.4 cho thấy, việc thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho đàn lợn nuôi tại trại đạt tỉ lệ tốt, số lợn được tiêm phòng đầy đủ, đúng lứa tuổi,đúng liều lượng, sau khi tiêm đàn lợn ổn định không có dấu hiệu bất thường hay hiện tượng sốc vắc xin.

Bảng 4.4: Kết quả tiêm phòng một số loại vắc xin cho đàn lợn thịt tại trại

Nội dung công việc lượng lượng Tỷ lệ tiêm lượng

Tiêm phòng vắc xin An toàn

Vắc xin myco + vắc xin

Những chú ý khi tiêm vắc xin:

Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ lạnh khoảng 2 - 8°C trong thời gian vận chuyển và bảo quản Phải tuân thủ đúng liều lượng của nhà sản xuất đưa ra, thao tác chính xác tránh thiếu hoặc thừa vắc xin.

Chỉ tiêm vắc xin cho đàn lợn có sức khỏe tốt, không tiêm cho những con còi cọc, bỏ ăn, mắc bệnh.

4.4.3 Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn tại trại

- Trong quá trình thực tập nghề nghiệp tại trại, được sự chia sẻ, chỉ dạy và hướng dẫn, em đã tham gia vào công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt nhằm mục đích tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế.

- Định kì phun sát trùng trong chuồng, công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng nuôi, nhằm đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển tốt nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu chuồng kín, với trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lợn, có hệ thống giàn mát và quạt nên chủ động điều chỉnh được nhiệt độ, độ thông thoáng của chuồng nuôi.

Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn thịt là yếu tố quyết định kết quả chăn nuôi Vì vậy trong thời gian thực tập tại trang trại em đã tuân thủ và áp dụng theo đúng quy trình chăn nuôi mà trại đã đưa ra.

Sáng sớm, trước khi vào chuồng là phải qua sát trùng, tắm và thay quần áo từ khu nhà sát trùng của trại nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn, vào chuồng tiến hành kiểm tra tổng quan như:

+ Đi một vòng quanh chuồng để đuổi lợn dậy nhằm mục đích kiểm tra tình trạng sức khỏe đàn lợn, kiểm tra vòi nước uống, kiểm tra máng ăn xem máng nào còn thừa cám qua đêm để biết cách điều chỉnh cám cho phù hợp. + Vệ sinh chuồng nuôi: Tháo cống nước, dùng xẻng để hót phân, đẩy phân xuống máng, xả nước, đẩy máng, thay máng nước.

+ Chở cám, đổ cám vào máng cho lợn ăn

Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn thịt tại trại

- Trong khoảng thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, dưới sự hướng dẫn của chủ trại và chỉ bảo tận tình của kỹ sư, em đã trực tiếp tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại.

- Qua những công việc em được trực tiếp tham gia tại trại gồm chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giúp em có thêm nhiều vốn kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp, nâng cao tay nghề, từ đó học được một số kinh nghiệm về chẩn đoán bệnh thường xảy ra trên đàn lợn, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và biện pháp khắc phục, từ đó đưa ra phác đồ điều trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại.

- Việc chẩn đoán giúp phát hiện đúng, nhanh và chính xác bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tỉ lệ khỏi bệnh cao, giảm thiệt hại về kinh tế.

Do đó hàng ngày, em tiến hành đi một vòng quanh các ô chuồng đuổi lợn dậy, theo dõi lợn ở các ô chuồng nhằm phát hiện những lợn có dấu hiện khác thường để tách riêng ra theo dõi và điều trị.

Bảng 4.7 Chẩn đoán một số bệnh

Tên bệnh Biểu hiện lâm sàng

Bệnh về - Ho nhiều, ho khan, ho kéo dài

- Lợn bỏ ăn hô hấp

- Nặng lợn sốt cao, bỏ ăn, khó thở

Bệnh về - Lợn ít ăn, bỏ ăn

- Lợn tiêu chảy, phân lúc ướt, lúc sền sệt, hậu môn dính phân tiêu chảy

- Lông xù gầy nhanh, da nhăn nheo, nhợt nhạt

- Lợn bị què, lợn bị sưng khớp, đi khập khiễng, đi lại khó khăn.

4.5.1 Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp được em ghi chép, theo dõi ở bảng dưới đây.

Bảng 4.8 Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng Số con Số con Tỷ lệ

Số con Số con Tỷ lệ theo mắc mắc khỏi khỏi theo dõi điều trị dõi bệnh bệnh bệnh bệnh

Bảng 4.8 Thể hiện kết quả điều trị bệnh đường hô hấp qua các tháng, em trực tiếp tham gia vào công tác điều trị bệnh cho đàn lợn.

Nhờ sự hướng chỉ bảo, của kỹ sư, em đã phát hiện được 105 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và áp dụng phác đồ điều trị là thuốc Tylosine20%, với liều lượng 1ml/15 kg TT/ngày, tiêm bắp hoặc Florect 400 INJ với

4.5.2 Kết quả theo dõi, chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Quá trình điều trị hội chứng tiêu chảy được em ghi chép và tóm tắt ở bảng dưới đây.

Bảng 4.9 Kết quả theo dõi điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng Số con Số con Tỷ lệ

Số con Số con Tỷ lệ mắc mắc khỏi khỏi theo dõi theo dõi điều trị bệnh bệnh bệnh bệnh

Bảng 4.9 Thể hiện số lợn mắc tiêu chảy qua các tháng, em đã phát hiện được 46 con có triệu chứng tiêu chảy và dùng phác đồ dưới đây:

Norflox 100 với liều dùng 1ml/10kg TT/ngày, tiêm bắp.

4.5.3 Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Bảng 4.10 Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng mắc được Tỷ lệ theo dõi mắc bệnh khỏi theo dõi bệnh điều trị (%)

Bảng 4.10 Thể hiện tình hình bệnh viêm khớp trên đàn lợn, dưới sự chỉ bảo hướng dẫn của anh kỹ sư, em đã trực tiếp phát hiện được 27 con có biểu hiện viêm khớp qua đó biết được phác đồ điều trị: Amox LA + PendistrepL.A với liều lượng 1ml/10kg TT/ngày, tiêm bắp Từ bảng trên có thể đưa ra nhận xét là tỷ lệ lợn khỏi bệnh đạt 88,9%.

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho lợn nuôi thịt - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại chị nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho lợn nuôi thịt (Trang 41)
Bảng 3.1. Khẩu phần ăn cho lợn nuôi tại trại Tuần tuổi Tiêu chuẩn ăn - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại chị nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc
Bảng 3.1. Khẩu phần ăn cho lợn nuôi tại trại Tuần tuổi Tiêu chuẩn ăn (Trang 41)
Bảng 3.3. Quy trình sử dụng vắc xin cho từng tuần tuổi - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại chị nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc
Bảng 3.3. Quy trình sử dụng vắc xin cho từng tuần tuổi (Trang 43)
Bảng 4.1: Tình hình chăn nuôi của trại lợn qua 3 năm 2019 - 2021 Tổng số lợn nuôi Tổng khối lượng - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại chị nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc
Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi của trại lợn qua 3 năm 2019 - 2021 Tổng số lợn nuôi Tổng khối lượng (Trang 44)
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng Số Lượng Số lần Kết quả - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại chị nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng Số Lượng Số lần Kết quả (Trang 47)
Bảng 4.4: Kết quả tiêm phòng một số loại vắc xin cho đàn lợn thịt tại trại - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại chị nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc
Bảng 4.4 Kết quả tiêm phòng một số loại vắc xin cho đàn lợn thịt tại trại (Trang 49)
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý đàn lợn thịt - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại chị nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý đàn lợn thịt (Trang 52)
Bảng 4.6. Tỷ lệ nuôi sống của lợn thịt qua các tháng tuổi Số lợn trực tiếp - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại chị nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc
Bảng 4.6. Tỷ lệ nuôi sống của lợn thịt qua các tháng tuổi Số lợn trực tiếp (Trang 53)
Bảng 4.7. Chẩn đoán một số bệnh - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại chị nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc
Bảng 4.7. Chẩn đoán một số bệnh (Trang 55)
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại chị nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại (Trang 56)
Bảng 4.9. Kết quả theo dừi điều trị hội chứng tiờu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại chị nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc
Bảng 4.9. Kết quả theo dừi điều trị hội chứng tiờu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại (Trang 58)
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại Số con Số con - (Luận văn) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại chị nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại Số con Số con (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w