PHẦN MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề và tính cấp thiết của đề tài
Cùng với việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi Nhiều ngân hàng được thành lập (bao gồm trong và ngoài nước), nhiều dịch vụ ngân hàng được cung cấp, do đó khách hàng có nhiều lựa chọn hơn cho nhu cầu của họ Hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là xu hướng chủ đạo chi phối sự phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian tới, điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của khu vực tài chính Việt Nam – một lĩnh vực luôn được coi là hết sức nhạy cảm Quá trình hội nhập vừa mang lại những cơ hội đồng thời cũng vừa mang lại những thách thức cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Hội nhập sẽ giúp ngành ngân hàng Việt Nam dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế, học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý, kiến thức, công nghệ hiện đại từ các tổ chức tài chính (TCTC) nước ngoài khi họ tham gia vào thị trường Việt Nam Sự cạnh tranh về các sản phẩm dịch vụ cũng giúp cho ra đời nhiều loại hình sản phẩm mới, làm đa dạng hóa các sản phẩm tài chính Chỉ ngân hàng nào biết cách tạo ra lợi thế khác biệt mới có thể tạo ra được lợi nhuận vượt trội so với các ngân hàng khác Trong thời gian gần đây, hệ thống ngân hàng bắt đầu bộc lộ một số điểm yếu như khó khăn về thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, số lượng các ngân hàng bị phá sản, sáp nhập có xu hướng ngày càng tăng, lợi nhuận thấp, năng lực giám sát và quản trị yếu kém, không theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của quy mô, mạng lưới và các loại hình dịch vụ, công tác quản trị rủi ro còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém,…đã chứng tỏ hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động còn kém hiệu quả.
Nền kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động, điều này cũng đặt các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước trước thách thức phải có một sự đổi mới một cách toàn diện để nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao năng lực quản trị của mình, đồng thời đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, tạo động lực cho các ngân hàng có môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Việc nghiên cứu về hiệu quả hoạt động và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của ngân hàng về cơ bản có ý nghĩa khoa học và thực tế đối với hoạt động của NHTM, có ý nghĩa rất lớn để các nhà quản lý của ngân hàng đưa ra các quyết định chính sách nhằm mang lại lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng Đối với chủ sở hữu NHTM thì đây là nhân tố được quan tâm hàng đầu Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khi mà thực tế xảy ra một số hiện tượng như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – SCB thì vấn đề hiệu quả tài chính của NHTM đã trở thành đề tài nóng bỏng, gióng lên tiếng chuông cảnh báo đối với hoạt động ngân hàng Việt Nam, thức tỉnh sự quan tâm không những từ phía các ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước, mà còn từ các tầng lớp nhân dân.
Thông tin mới nhất về cơ chế xử lý với các ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu hiện nay gồm Ngân hàng Đông Á (DongABank) và ba ngân hàng mua bắt buộc là Ngân hàng xây dựng (CB), Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank), Ngân hàng dầu khí toàn cầu (GPBank) cùng với Ngân hàng Sài Gòn mới được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, số lượng ngân hàng thuộc diện yếu kém chiếm gần 1/6 số NHTM Việt Nam cho thấy vấn đề quản trị hiệu quả tài chính đối với các NHTM Việt Nam đã trở nên đặc biệt cần chú trọng nhằm ổn định hoạt động, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng, hệ thống các tổ chức tín dụng và toàn bộ nền kinh tế. Đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên có nhiều cách tiếp cận khác nhau và mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng Theo tham khảo thì hiện nay trên thế giới, nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng bằng các phương pháp định lượng đã được ứng dụng khá bổ biến Các nghiên cứu này hoặc là áp dụng phương pháp tham số hoặc phi tham số để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, chủ yếu là tập trung vào phân tích và đánh giá hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, hiệu quả phân bổ, tính kinh tế nhờ quy mô và tiến bộ công nghệ của các ngân hàng Điển hình như nghiên cứu của Piyu Yue (1992) áp dụng mô hình CAMEL đánh giá hiệu quả của 60 ngân hàng Missouri năm 1984; Jemric Igor, Vujcic Boris (2001) dùng 2 mô hình CAMEL (mô hình CCR, mô hình BCC) để phân tích tính hiệu quả của các ngân hàng
Croatia; Amir Moradi-Motlagh, Ali Salman Saleh, Amir Abdekhodaee và Mehran Ektesabi (2011) áp dụng mô hình CAMEL để xem xét tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng Úc.
Tuy nhiên các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ số đo hiệu quả nói trên cũng còn hạn chế Donsyah Yudistira (2003) sử dụng phương pháp CAMEL và mô hình hồi quy OLS để xem xét các biến môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của 18 NHTM tại các nước hồi giáo; Anthony N.Rezitis (2004) đo lường tốc độ tăng trưởng năng suất và hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng Hy Lạp từ năm 1982-1997, sau đó phân tích hồi quy Tobit để thấy rằng quy mô và chuyên môn hóa tác động lên hiệu quả thuần và hiệu quả quy mô của các ngân hàng Hy Lạp; Fotios Pasiouras, Emmanouil Sifodaskalakis & Constantin Zopounidis (2007) sử dụng mô hình CAMEL để ước tính hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí của 16 ngân hàng Hy Lạp, sau đó dùng hồi quy Tobit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số đo hiệu quả đó.
Hiện nay, các công trình nghiên cứu trong nước về nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Một số nghiên cứu chủ yếu tiếp cận theo phương pháp định tính truyền thống dựa trên phân tích các chỉ tiêu tài chính, phạm vi nghiên cứu thường chỉ giới hạn trong nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), hay nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), hay là của một ngân hàng cụ thể, cụ thể như: nghiên cứu của Nguyễn Hữu Huấn (2006) về hiệu quả hoạt động kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; nghiên cứu của Phạm Thị Bích Lương
(2007) về hiệu quả hoạt động và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMNN Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 – 2005; nghiên cứu của Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2012) phân tích hoạt động kinh doanh của 22 NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 – 2009 Các nghiên cứu trong nước theo cách tiếp cận định lượng về đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM nhìn chung còn khá ít Gần đây có nghiên cứu của TS Nguyễn Việt Hùng (2008) về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam Ngoài việc phân tích định tính, tác giả còn sử dụng các phương
4 pháp định lượng như phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên SFA, phương pháp phi tham số CAMEL trong việc đo lường hiệu quả và sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 32 NHTM giai đoạn từ năm 2001 – 2005; nghiên cứu của ThS Châu Thị Minh Hà và TS Phạm Lê Thông (2011) ước lượng hiệu quả kỹ thuật của
38 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 – 2009 thông qua việc sử dụng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên SFA.
Qua các phân tích trên, có thể nói thực tế các nhà phân tích vẫn quen sử dụng phương pháp phân tích truyền thống do tính dễ hiểu và dễ tính toán để phân tích hoạt động của ngành ngân hàng, việc vận dụng phương pháp định lượng trong các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng tại Việt Nam còn tương đối hạn chế Việc xem xét tính hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam rất có giá trị và cần thiết.
Kết luận, xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu và đứng trước thực trạng về khả năng xảy ra rủi ro hiệu quả tài chính yếu kém của một vày NHTM nói trên, luận văn tiếp tục vận dụng phương pháp định lượng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 - 2021.Tác giả chọn đề tài với tên gọi “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu trong luận văn của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn với mục tiêu chủ yếu là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Qua đó, các NHTM tại Việt Nam tiến hành thiết lập những chiến lược, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính trong thời gian tới.
- Xác minh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả tài chính của các
5 ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Kiểm tra hướng tác động của các yếu tố này đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Tìm ra giải pháp và khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại cổ phần.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nội dung của luận văn phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam là gì?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tài chính của các NHTM Việt Nam.
Luận văn khảo sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của 28 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011– 2021.
Phương pháp nghiên cứu
Để khắc phục những điểm yếu của từng phương pháp và tăng độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, nghiên cứu sử dụng đồng thời cả phương pháp định tính, phương pháp định lượng và các phương pháp khác Trong đó, phương pháp định lượng được sử dụng để phát hiện mối quan hệ và mối tương quan giữa các biến, phương pháp định tính được sử dụng để kiểm chứng kết quả phân tích dữ liệu.
Phương pháp thu thập dữ liệu: xây dựng mô hình nghiên cứu, thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu Để có số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp bằng cách lấy các số liệu được công bố trên website của các ngân hàng thương mại như báo cáo thường niên, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, kết quả hoạt động kinh doanh, trong giai đoạn 2011– 2021.
Phương pháp xử lý số liệu: Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được tính toán thành các biến phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu bằng phần mềm Microsoft Excel Sau đó, các biến này được xử lý thông qua việc áp dụng các mô hình kinh tế lượng (Tổng hợp OLS, FEM, REM,
GLS, GMM) trên phần mềm thống kê Stata để xác minh các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Phương pháp định tính: dùng để so sánh kết quả từ phân tích thực nghiệm với kết quả từ các nghiên cứu trước để giải thích mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đềtài
Các kết quả nghiên cứu trong luận án này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản trị, hoạch định chính sách và các học giả nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng cũng như trong lĩnh vực ngân hàng nghiên cứu và quản trị ngân hàng.
Bố cục của luận văn
Bố cục dự kiến của luận văn gồm phần, nội dung chính các chương như sau:
Nêu đặt vấn đề và tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đóng góp nghiên cứu và bố cục của nghiên cứu.
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Tổng quan về tình hình hoạt động tàichính của các ngân hàng thương mại
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2011), “Vấn đề doanh nghiệp quan tâm là hiệu quả kinh doanh, tức là một đồng vốn kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận là bao nhiêu chứ không chỉ đơn thuần là chỉ tiêu lợi nhuận” Hiệu quả tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất - kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là hiệu quả của việc huy động, sử dụng và quản lý vốn trong doanh nghiệp.
Theo Will (2021): “Hiệu quả tài chính là thước đo khách quan đánh giá mức độ doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản từ phương thức kinh doanh chính của mình và tạo ra doanh thu Thuật ngữ này được sử dụng như một thước đo chung về sức khỏe tài chính tổng thể của doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định”.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thủy và Nguyễn Thị Hạnh Duyên (2016) cho thấy, có 2 nhóm chỉ tiêu tài chính: theo giá trị sổ sách và theo góc độ thị trường Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng cả 2 chỉ tiêu hiệu quả tài chính theo giá trị sổ sách (ROE) và trên góc độ thị trường (PB).
Hiệu quả tài chính hay còn gọi là hiệu quả kinh doanh là hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Số lợi nhuận thu được hoặc bị mất đi của mỗi doanh nghiệp là biểu hiện trực tiếp của hoạt động kinh doanh Hiệu quả tài chính, theo nghĩa rộng hơn, đề cập đến mức độ các mục tiêu tài chính đang được thực hiện hoặc đã được đáp ứng Đây là quá trình tính toán giá trị tiền tệ của các kết quả của các chính sách và hoạt động của một công ty Nó được sử dụng để đánh giá sức khỏe tài chính tổng thể của một công ty trong một khoảng thời gian cụ thể và cũng có thể được sử dụng để so sánh các doanh nghiệp tương tự trong cùng một ngành hoặc các ngành khác nhau Hiệu quả tài chính có bản chất trực tiếp nên có thể dễ dàng định hướng.
Hiệu quả tài chính trong ngành ngân hàng là một khái niệm rộng phản ánh kết quả hoạt động thương mại và đầu tư của ngân hàng, cũng như các yếu tố nội tại của ngân hàng trong môi trường kinh tế.
Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây như San và Heng (2013) Ongore & Kusa
(2013) đã sử dụng các phương pháp ước tính khác nhau để đo lường và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại Các nghiên cứu này đo lường hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại bằng ba thước đo tài chính: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM).
Hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại là một phạm trù hoạt động kinh tế - tài chính phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại; đó là khả năng của ngân hàng thương mại để đạt được các mục tiêu kinh doanh bằng cách thiết lập, tổ chức và điều hành các chiến lược, chính sách và chương trình kinh doanh.
2.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại 2.1.2.1 Nhóm tiêu chí về an toàn vốn
• Hệ số an toàn vốn (CAR - Capital Adequacy Ratio) xác định theo công thức:
Tài sản có rủi ro
Hiện nay, theo Thông tư số 22/2019 / TT-NHNN, các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải duy trì hệ số CAR tối thiểu là 8%.
2.1.2.2 Tiêu chí về chất lượng của tài sản và tình hình nguồn vốn
• Đánh giá tình trạng của tài sản: Chất lượng tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện tính bền vững về năng lực tài chính và quản trị của ngân hàng thương mại Đánh giá quy mô chất lượng tài sản được thể hiện qua các chỉ tiêu: tổng dư nợ, tốc độ tăng tổng tài sản, tốc độ tăng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu, quá hạn, tỷ trọng dư nợ nợ trên tổng tài sản….
• Đánh giá tình hình nguồn vốn: Nguồn vốn huy động là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng Nếu ngân hàng huy động thêm vốn thì đơn vị có khả năng mở rộng quy mô cho vay vì ngân hàng là người đi vay để cho vay Vì vậy, đơn vị phải thường xuyên theo dõi quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn, theo đối tượng huy động (tổ chức kinh tế, cá nhân), loại tiền (VNĐ và ngoại tệ), để làm cơ sở xác định cơ cấu của từng thành phần trong vốn huy động Qua đó có thể rà soát, đánh giá các
Car nguồn vốn huy động để có biện pháp điều chỉnh hợp lý Đồng thời nắm bắt được tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động Các chỉ tiêu đánh giá quy mô và chất lượng nguồn vốn như cơ cấu nguồn vốn, lãi suất huy động bình quân, tổng nguồn vốn, tốc độ tăng vốn,….
2.1.2.3 Nhóm tiêu chí về khả năng sinh lời
Là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh quy mô, chất lượng và hiệu quả của quá trình hoạt động, định hướng kinh doanh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng Khả năng sinh lời được đánh giá dựa trên hai thước đo: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM).
Khả năng sinh lời là thước đo để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Khả năng sinh lời được phân tích thông qua các thông số sau:
ROE: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE)
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu ROA: thể hiện khả năng sinh lời trên tổng tài sản - thước đo quản lý của ngân hàng, thể hiện khả năng chuyển tài sản thành thu nhập ròng của ngân hàng (Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA)
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản
Theo Basel, ROE > 15% và ROA > 1% được coi là tốt Nếu ROA hoặc ROE của ngân hàng nào cao thì ngân hàng đó được khách hàng và nhà đầu tư đánh giá cao hơn Vì vậy, khả năng sinh lời cao là một chỉ tiêu tốt phản ánh sức mạnh tài chính, tạo nên sức cạnh tranh của NHTM.
NIM: đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi nguồn vốn có chi phí thấp; cho thấy ngân hàng đã tối đa hóa các nguồn thu từ lãi và giảm thiểu chi phí từ lãi.
Thu nhập lãi thuần Tổng tài sản sinh lời từ lãi bình quân
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại
• Môi trường chính trị, xã hội trong nước và quốc tế: Môi trường chính trị xã hội trong nước và quốc tế có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tài chính của ngân hàng Tình hình chính trị - xã hội ổn định, tạo sự an tâm cho người dân khi gửi tiền, hỗ trợ ngân hàng thu hút các dòng vốn đầu tư trong nước và quốc tế, giúp các cá nhân và doanh nghiệp yên tâm đầu tư trung và dài hạn Tăng quy mô hoạt động là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc tăng quy mô hoạt động của một công ty Ngược lại, nếu môi trường chính trị - xã hội không ổn định ảnh hưởng đến tâm lý của cá nhân, tổ chức gửi tiền thì cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và huy động vốn Các ngân hàng phải đối mặt với vô số thách thức.
• Môi trường pháp lý: Một nền kinh tế ổn định và bền vững đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật chặt chẽ, phù hợp với tình hình hiện nay Hoạt động của ngân hàng thương mại hình thành các mối quan hệ kinh tế khác nhau và hoạt động tuân theo các quy định của pháp luật, do đó các quy định của pháp luật không phù hợp sẽ gây rủi ro cho các chủ thể kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại Đồng thời, quá trình tiền tệ hóa nhanh chóng gần đây của Việt Nam đòi hỏi phải thông qua các luật mới và sửa đổi các luật hiện hành không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại Luật mới thiết lập một khuôn khổ pháp lý toàn diện để giải quyết các xung đột và khiếu nại bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh và xã hội.
• Chính sách kinh tế của chính phủ: Chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ ngành nào trong một quốc gia, đặc biệt là ngành ngân hàng Thông qua vị trí của NHTW, với tư cách là chủ sở hữu, với tư cách là con nợ và chủ nợ lớn nhất của các ngân hàng, chính phủ có tác động đến ngành ngân hàng với tư cách là người quản lý và giám sát toàn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại Các định hướng chính sách phát triển của nhà nước trong từng thời đại đều có tác động trực tiếp đến môi trường kinh tế vĩ mô, tác động không nhỏ đến hoạt động tài chính của ngân hàng Hoạt động của các ngân hàng thương mại được điều chỉnh bởi các quy tắc của nhà nước như yêu cầu về vốn pháp định, yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các tiêu chuẩn về minh bạch thông tin, v.v Các ngân hàng thương mại phải tuân thủ các định hướng phát triển phù hợp do những hạn chế này.
• Môi trường cạnh tranh: Một thị trường tài chính phát triển với sự đa dạng của các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng sẽ làm tăng sự cạnh tranh giữa các tổ chức. Mức độ cạnh tranh ngày càng cao sẽ tác động đến lợi nhuận của ngân hàng, đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng chiến lược phát triển, sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng để duy trì và tăng hiệu quả hoạt động tài chính của chính tổ chức mình.
2.2.2 Yếu tố tại ngân hàng
• Yếu tố rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính trong kinh doanh của ngân hàng thương mại được xác định ở các nội dung: Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tín dụng; các chỉ tiêu phân tích rủi ro lãi suất; các chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản; các chỉ tiêu phân tích rủi ro tỷ giá; các chỉ tiêu phân tích rủi ro thanh khoản.
• Yếu tố năng lực quản lý: Nó là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của ngân hàng Kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ chịu ảnh hưởng của khả năng quản lý và điều hành Năng lực quản trị tốt sẽ hạ thấp chi phí hoạt động và tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
• Khoa học và công nghệ ứng dụng: Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, để tồn tại vững chắc, ngân hàng cần được trang bị công nghệ mới, bao gồm thiết bị tiên tiến và đội ngũ nhân sự chất lượng Ứng dụng công nghệ trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại phục vụ nhu cầu của xã hội cảng biển phát triển.
• Trình độ và phẩm chất của người lao động: Yếu tố con người là yếu tố quyết định lớn đến hoạt động của ngân hàng thương mại thành công hay thất bại Xã hội càng phát triển, các ngân hàng càng phải cung cấp nhiều dịch vụ tiên tiến và chất lượng cao Điều này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhanh chóng những thay đổi của thị trường và xã hội Việc sử dụng nguồn nhân lực có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn sẽ hỗ trợ ngân hàng tạo ra khách hàng trung thành, ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh và đầu tư, đồng thời điều này sẽ giúp ngân hàng tạo được khách hàng trung thành Đây cũng là yếu tố hỗ trợ ngân hàng hạ chi phí hoạt động. Tuy nhiên, luôn cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực bằng công nghệ mới trong quá trình phát triển nguồn nhân lực.
Thực tế tại Việt Nam có đến 5 NHTM thuộc diện kiểm soát đặc biệt do hoạt động yếu kém gồm Ngân hàng Đông Á (Dong A Bank), Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) và Ngân hàng Sài Gòn (SCB), chiếm đến 1/6 số NHTM tại Việt Nam, một số lượng đáng báo động Trong đó, CBBank, Oceanbank và GP Bank là 3 NHTM bị Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần giá 0 đồng vào năm 2015 DongA Bank đang bị kiểm soát đặc biệt kể từ cuối năm 2015 đến nay Nguyên nhân là do trong giai đoạn từ 2012 trở về trước, lãnh đạoDongA Bank đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của Ngân hàng, dẫn đến âm vốn chủ sở hữu và rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt Trong năm 2022, do tác động của những doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân có sai phạm và liên quan trực tiếp với SCB đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của người gửi tiền ở ngân hàng này Do đó, Ngân hàng nhà nước đã phải kiểm soát đặc biệt đối với SCB để ổn định hoạt động của ngân hàng này.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu bảng thông qua mẫu quan sát của 28 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong 10 năm từ năm 2011 - 2021 Các số liệu này của Ngân hàng được thu thập từ các báo cáo tài chính Không thu thập thông tin về các ngân hàng do Nhà nước sở hữu như Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, cũng như Ngân hàng CSXH và Ngân hàng phát triển.
Số quan sát của luận văn gồm 307 quan sát do báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) năm 2011 không đầy đủ nên tác giả đã lược bỏ quan sát năm 2011 của ngân hàng này.
Bảng 3 1 Danh sách các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu của luận văn
TT Tên ngân hàng MÃ
1 Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ABB
2 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ACB
3 Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) BAB
4 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) BID
5 Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) BVB
6 Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) BVH
7 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) CTG
8 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) EIB
9 Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) HDB
10 Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) KLB
11 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) LPB
12 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) MBB
13 Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) MS
14 Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) BNA
15 Ngân hàng TMCP Quốc dân (NVB) BNV
16 Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) BOC
17 Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) BPG
18 Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) BSCB
19 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) SG
20 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) BSH
21 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) BSSB
22 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) STB
23 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) TC
24 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) BTPB
25 Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) VA
26 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) BVC
27 Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) BVIB
28 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) VP
Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực nghiệm trước đó về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các NHTM, tác giả quyết định chọn mô hình nghiên cứu của Ongore & Kusa (2013), Gul và Zaman (2011), Phan Thu Bảo (2016) làm mô hình gốc cho nghiên cứu Đây là mô hình nghiên cứu áp dụng thành công ở Kenya, Pakistan và được thừa nhận chung, mô hình của Phan Thu Bảo (2016) nghiên cứu tại thị trường Việt Nam, khá phù hợp với nghiên cứu của luận văn Cả ba mô hình nghiên cứu trên cũng đã phản ánh khá đầy đủ các yếu tố khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các NHTM.
Ngoài ra, tác giả cũng tổng hợp thêm một một số biến độc lập được lấy từ các nghiên cứu khác Cụ thể, chất lượng tài sản (FATA) được lấy từ nghiên cứu của Ashenafi NigusseTibebe (2020); Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tham khảo được từ nghiên cứu của Bahtiar Usman &
Henny Setyo Lestari (2019); Mulualem Getahun (2015) để hoàn thiện hơn mô hình nghiên cứu của tác giả.
Vì vậy, mô hình được xây dựng với biến phụ thuộc là FIC: hiệu quả tài chính của ngân hàng, trong đó bao gồm 3 biến là ROA, ROE, NIM Với 9 biến độc lập gồm quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản, dự phòng rủi ro cho vay, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ nợ khó đòi, khoản vay, thanh khoản, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát.
Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:
FIC it = pi + p2 SIZE it + P3 FATA it + p4LLR it + p5 CIR it +P6 NPL it + p7 LOAN it + p8 LIQ it +p9 GDP t +P10 CPI t + a+ E it
Trong đó: β1: hệ số chặn. β1, , β10: các hệ số hồi quy riêng của các biến đốc lập.
1: ký hiệu cho các ngân hàng, t ký hiệu cho các năm và e đại diện cho sai số của mô hình. Biến phụ thuộc là:
FIC it : hiệu quả tài chính của ngân hàng thứ i, năm t FIC it bao gồm 3 biến là ROA, ROE, NIM.
Biến độc lập bao gồm:
SIZE it = Quy mô ngân hàng của ngân hàng i tại thời điểm t (được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản).
FATA it = Chất lượng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t (được tính bằng tỷ lệ phần trăm).
LLR it = Dự phòng tổn thất cho vay của ngân hàng i tại thời điểm t (được tính bằng tỷ lệ phần trăm).
CIR it = Chất lượng quản lý của ngân hàng i tại thời điểm t (được tính bằng tỷ lệ phần trăm).
NPL it = Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i tại thời điểm t (được tính bằng tỷ lệ phần trăm).
LOAN it = Tỷ lệ tổng cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t (được tính bằng tỷ lệ phần trăm).
LIQ it = Tính thanh khoản của ngân hàng i tại thời điểm t (được tính bằng tỷ lệ phần trăm). GDP t = Tăng trưởng kinh tế (GDP) tại thời điểm t (được tính bằng tỷ lệ phần trăm).
CPI t = Tỷ lệ lạm phát tại thời điểm t (được tính bằng tỷ lệ phần trăm). εit = phần dư
Biến mô tả và giảthuyết nghiên cứu
3.3.1.1 ROA (Tỷ suất sinh lời trên tài sản)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là tỷ số được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản Dữ liệu được lấy từ Báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
ROA đã được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu để đo lường lợi nhuận của các ngân hàng Các nghiên cứu bao gồm: San và Heng (2013), Ongore & Kusa (2013), Gul và Zaman (2011), Robin and Bloch (2018), Phan Thu Bao (2016), Nguyen Duc Cuong
(2017) ROA được đo theo công thức sau:
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản
3.3.1.2 ROE (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu)
ROE đo lường tỷ suất sinh lợi trên lợi ích sở hữu (vốn cổ đông) của các chủ sở hữu cổ phiếu phổ thông Nó đo lường hiệu quả của một công ty trong việc tạo ra lợi nhuận từ mỗi đơn vị vốn chủ sở hữu của các cổ đông (còn được gọi là tài sản ròng hoặc tài sản trừ đi nợ phải trả) ROE cho thấy một công ty sử dụng quỹ đầu tư tốt như thế nào để tạo ra tăng trưởng thu nhập Được sử dụng trong nhiều bài nghiên cứu như: San and Heng
(2013), Ongore & Kusa (2013), Gul and Zaman (2011), Robin and Bloch (2018) Phan
Thu Bao (2016, Nguyen Duc Cuong (2017) ROE is được đo theo công thức sau:
3.3.1.3 NIM (Tỷ lệ thu nhập lãi thuần)
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) là thước đo tỷ suất sinh lợi ròng trên các tài sản sinh lời của ngân hàng, bao gồm chứng khoán đầu tư, các khoản cho vay và cho thuê Nó là tỷ lệ giữa thu nhập lãi chia cho tổng tài sản NIM được sử dụng trong nhiều bài nghiên cứu như:
San and Heng (2013), Ongore & Kusa (2013), Gul and Zaman (2011), Robin and Bloch
(2018) Phan Thu Bao (2016, Nguyen Duc Cuong (2017), Tam Thanh Nguyen Duong & Hoa Quynh Nguyen (2021).
Thu nhập lãi thuần Tổng tài sản sinh lời từ lãi bình quân
3.3.2.1 Quy mô ngân hàng (SIZE)
Quy mô ngân hàng khả biến được nhiều học giả lựa chọn để đưa vào mô hình nghiên cứu, được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản.
SIZE = Log(Tổng tài sản)
Quy mô của ngân hàng được biểu thị bằng tổng tài sản hiện có của ngân hàng; Tổng tài sản tăng cho thấy ngân hàng đang trong giai đoạn mở rộng Tuy nhiên, điều này cho thấy rằng các ngân hàng đang nắm giữ nhiều tài sản rủi ro hơn, dẫn đến tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cũng cho thấy quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính tương tự như nghiên cứu của Gul và Zaman (2011), San và Heng (2013), Tam Thanh Nguyen Duong & Hoa Quynh Nguyen (2021), Phan Thu Bao ( 2016) Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
H1: Quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến hoạt động tài chính.
3.3.2.2 Chất lượng tài sản (FATA)
Chất lượng tài sản sẽ giúp ngân hàng hiểu được mức độ rủi ro mà họ sẽ phải đối mặt khi công bố cho khách hàng Ngân hàng sẽ có thể đánh giá hoạt động của các tài sản của mình bằng cách sử dụng tham số này Các ngân hàng cố gắng hết sức để giữ các khoản nợ xấu ở mức tối thiểu vì các khoản nợ xấu lớn có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của họ Nó cho biết ngân hàng đang nắm giữ bao nhiêu tài sản cố định so với tổng tài sản
FATA Tổng tài sản Nghiên cứu của Ashenafi Nigusse Tibebe (2020) cho thấy lạm phát có tác động tích cực đến hoạt động tài chính Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
H2: Chất lượng tài sản có tác động tích cực đến hoạt động tài chính.
3.3.2.3 Dự phòng rủi ro cho vay (LLR)
Dự phòng rủi ro cho vay cho biết mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt vì chất lượng khoản vay từ trước đến nay là lĩnh vực dễ bị tổn thương đối với nhiều tổ chức tài chính và là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất bại của ngân hàng.
Dự phòng rủi ro cho vay LLR Tổng tài sản
San và Heng (2013), Phan Thu Bảo (2016) cho thấy tác động tiêu cực đến hoạt động tài chính Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng giả thuyết sau:
H3: Dự phòng rủi ro cho vay có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động tài chính.
3.3.2.4 Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR)
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập được tính bằng Chi phí hoạt động chia cho Thu nhập ròng cộng với Thu nhập ngoài lãi.
CIR = Chi phí hoạt động
Tomuleasa và Cocris (2014), Gul và Zaman (2011) đã nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu có tác động tiêu cực đến hoạt động tài chính Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
H4: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính.
3.3.2.5 Tỷ lệ Nợ khó đòi ( NPL)
NPL thể hiện tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
Nghiên cứu của Bahtiar Usman & Henny Setyo Lestari (2019), Mulualem Getahun
(2015) cho thấy tỷ lệ nợ xấu có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
H5: Tỷ lệ nợ xấu có tác động tiêu cực đến hoạt động tài chính.
Tổng cho vay Tổng tài sản Gul và Zaman (2011), shenafi Nigusse Tibebe (2020) đã nghiên cứu cho thấy cho vay có tác động tích cực đến hoạt động tài chính Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
H6: cho vay có tác động tích cực đến hoạt động tài chính.
Khả năng thanh khoản thể hiện tỷ lệ giữa tổng tiền gửi trên tổng tài sản Tiền gửi bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn Tính thanh khoản là một yếu tố quyết định mức độ hoạt động của ngân hàng và nó đề cập đến khả năng của ngân hàng trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình chủ yếu đối với người gửi tiền.
Tổng tiền gửi của khách hàng
Tuy nhiên, kết quả từ các nghiên cứu thử nghiệm này là trái ngược nhau Ongore & Kusa (2013) , Phan Thu Bao (2016) nhận thấy rằng quản lý thanh khoản có ảnh hưởng tích cực đến ROA, ROE và NIM Trong khi, nghiên cứu của Rasidah Mohd Said & Mohd Hanafi Tumin (2011) được thực hiện tại Trung Quốc và Malaysia cho thấy mức độ thanh khoản của các ngân hàng không có mối quan hệ nào với khả năng sinh lời Nhận định của các học giả là khác nhau, nhưng dựa trên thực tế ở Việt Nam, thu nhập của các ngân hàng thương mại liên doanh chủ yếu từ hoạt động cho vay Do đó, giả thuyết thứ tư được xây dựng như sau:
H7: Khả năng thanh khoản có tác động tích cực đến hoạt động tài chính.
3.3.2.8 Tăng trưởng kinh tế (GDP)
Biến tỷ lệ tăng trưởng GDP được tính bằng tỷ lệ tăng trưởng GDPG của năm quan sát. Nghiên cứu của Ongore & Kusa (2013) cho thấy GDP có ảnh hưởng tiêu cực đến ROA và NIM và có ảnh hưởng tích cực đến ROE Trong khi đó Robin và Bloch (2018), Phan Thu Bảo (2016) GDP có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính Ý kiến của các học giả là khác nhau, nhưng dựa trên thực tế của Việt Nam, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:
H8: Tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến hoạt động tài chính.
3.3.2.9 Tỷ lệ lạm phát (CPI )
Lạm phát được định nghĩa là tỷ lệ mà mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tăng lên theo thời gian Lạm phát làm giảm sức mua của người tiêu dùng vì chúng ta mua ít hàng hóa và dịch vụ hơn với mỗi đơn vị tiền tệ.
Nói chung, lạm phát được tính bằng cách tính tỷ lệ lạm phát của một chỉ số giá cả, chẳng hạn như chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
CPI = í 1 1 CPIt-i Gul và Zaman (2011), Ongore & Kusa (2013), San và Heng (2013), Phan Thu Bảo
(2016) đã nghiên cứu cho thấy lạm phát có tác động tích cực đến hoạt động tài chính Do đó, giả thuyết thứ tư được xây dựng như sau:
H9: Lạm phát có tác động tích cực đến hoạt động tài chính
Bảng 3 2 Tóm tắt nghiên cứu về hoạt động tài chính
Biến Tên biến Phương pháp đo lường Giả thuyết Bằng chứng thực nghiệm trong các nghiên cứu trước đây
Dấu kỳ vọng CÁC BIẾN PHỤ THUỘC
Tỷ suất sinh lợi của tài sản
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản
San và Heng (2013); Ongore & Kusa (2013); Phan Thu Bảo (2016); Tam Thanh Nguyen Duong & Hoa Quynh Nguyen (2021); Gul và Zaman (2011); Robin và Bloch (2018).
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu
San và Heng (2013); Ongore & Kusa (2013); Phan Thu Bảo (2016); Tam Thanh Nguyen Duong & Hoa Quynh Nguyen (2021); Gul và Zaman (2011); Robin và Bloch (2018);
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần
Thu nhập lãi thuần Tổng tài sản sinh lãi
San và Heng (2013); Ongore & Kusa(2013); Phan Thu Bảo (2016); TamThanh Nguyen Duong & Hoa Quynh
Nguyen (2021); Gul và Zaman (2011); Robin và Bloch (2018)
SIZE Quy mô ngân hàng Log(Tổng tài sản)
H1: Quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính.
Gul và Zaman (2011); Phan Thu Bảo (2016); San và Heng (2013); Tam Thanh Nguyen Duong & Hoa Quynh
FATA Chất lượng tài sản Tài sản cố định Tổng tài sản
H2: Chất lượng tài sản có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính.
Dự phòng rủi ro cho vay
Dự phòng rủi ro cho vay Tổng tài sản
H3: Dự phòng rủi ro cho vay có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động tài chính.
San, OT, & Heng, TB (2013 ); Phan
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập
Chi phí hoạt động Thu nhập hoạt động
H4: tỷ lệ chi phí trên thu nhập có tác động tiêu cực
Tomuleasa và Cocris (2014); Gul và
4 1 đến hiệu quả tài chính.
Tỷ lệ nợ xấu Tổng nợ xấu Tổng dư nợ
H5: Tỷ lệ nợ xấu có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính.
Bahtiar Usman & Henny Setyo Lestari (2019); Mulualem Getahun
Tổng cho vay Tổng tài sản
H6: cho vay có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính.
Tổng tiền gửi của khách Tổng tài sản
H7:: Khả năng thanh khoản có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính.
Ongore & Kusa (2013); Phan Thu Bảo (2016); Rasidah Mohd Said &
H8: Tăng trưởng kinh tế có tác
San và Heng (2013); Ongore & Kusa (2013); Phan Thu Bảo (2016); Tam Thanh Nguyen Duong & Hoa Quynh
4 2 động tích cực đến hiệu quả tài chính.
Nguyen (2021); Gul và Zaman (2011); Robin và Bloch (2018).
CPI Tỷ lệ lạm phát
H9: Lạm phát có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính.
San và Heng (2013); Ongore & Kusa (2013); Phan Thu Bảo (2016); Gul và Zaman (2011) +
Quy trình nghiên cứu
Hình 1 Quy trình nghiên cứu Bước 1: Thu thập dữ liệu Để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu, tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ trang web của các ngân hàng thương mại, chẳng hạn như báo cáo thường niên, bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh cho các năm 2011 - 2021, sau đó tính toán lại các chỉ tiêu liên quan.
Bước 2: Thống kê mô tả
Tác giả sử dụng phần mềm STATA để thực hiện mô tả tóm tắt các đặc điểm của dữ liệu, chẳng hạn như trung bình, tối đa, tối thiểu và độ lệch chuẩn cho biến phụ thuộc và biến độc lập.
Bước 3: Phân tích ma trận tương quan giữa các biến
Một trong những giả định của hồi quy tuyến tính là các biến độc lập không có mối liên hệ với nhau Do đó, ma trận tương quan phải được sử dụng để khảo sát và kiểm tra mối tương quan giữa các biến độc lập Sau đó, luận văn sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF) để tìm tương quan nhóm, đây là nguồn gốc của đa cộng tuyến.
Bước 4: Kiểm tra mô hình bằng Pooled OLS, FEM, REM và lựa chọn mô hình phù hợp.
Mô hình hồi quy sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình hồi quy sử dụng phương pháp tác động cố định (FEM) và mô hình hồi quy sử dụng phương pháp tác động ngẫu nhiên đều do tác giả thực hiện (REM).
Sau khi ước lượng với ba cách tiếp cận, Pooled OLS, FEM và REM, tác giả chạy một loạt các bài kiểm tra, bao gồm cả bài kiểm tra F, Breusch - Pagan và Hausman, để chọn ra mô hình tốt nhất.
Bước 5: Kiểm định các khuyết tật theo mô hình đã chọn
Các bài kiểm tra khuyết tật của mô hình được sử dụng để cải thiện độ tin cậy và mức độ phù hợp của các kết quả nghiên cứu Cụ thể, các kiểm định về 3 khuyết tật thường gặp trong nghiên cứu định lượng: Sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF) để phát hiện đa cộng tuyến; Kiểm định Wald đã sửa đổi để phát hiện phương sai thay đổi và kiểm định Wooldrige để phát hiện hiện tượng tự tương quan
Bước 6: Kiểm tra mô hình bằng FGLS xử lý vi phạm mô hình
Tác giả áp dụng phương pháp tiếp cận bình phương nhỏ nhất tổng quát hóa khả thi (FGLS) đối với dữ liệu bảng để giải quyết các vấn đề như phương sai của các lỗi biến và tự tương quan.
Bước 7 Kiểm soát nội sinh thông qua kiểm tra mô hình bằng S - GMM
Tác giả sử dụng phương pháp S-GMM để giải quyết các vấn đề nội sinh của mô hình.
Bước 8 Thảo luận về kết quả nghiên cứu
Tác giả đưa ra nhận định từ kết quả nghiên cứu
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả tài chính của 28 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2021.
Số quan sát của luận văn gồm 307 quan sát thay vì 308 quan sát do báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) năm 2011 không đầy đủ nên tác giả đã lược bỏ quan sát năm
Thống kê mô tả
Bảng 4 1.Tóm tắt thống kê mô tả
Tên biến Số quan sát Số trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata.
Bảng 4.1 hiển thị thống kê mô tả của các biến trong nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ 28 ngân hàng thương mại bao gồm ngân hàng quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tại Việt Nam từ năm 2011 – 2021 gồm 307 quan sát (trong đó tác giả không thu thập được số liệu của ngân hàng SCB năm 2011) Bảng thống kê cho thấy số lượng quan sát bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu,
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô tài sản, tài sản cố định trên tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay, tính thanh khoản, tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của 28 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021 có giá trị trung bình là 0,78% với độ lệch chuẩn là 0,72%, với giá trị nhỏ nhất là -5,51% của Ngân hàng TMCP Tiền Phong (TPB) năm 2011 và giá trị cao nhất là 3,24% của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB) vào năm 2021.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có giá trị trung bình là 8,89% với độ lệch chuẩn là 8,44%, với giá trị tối thiểu của Ngân hàng TMCP Tiền Phong (TPB) năm 2011 là -82% và giá trị cao nhất là 26,82% của Ngân hàng TMCP Á Châu Ngân hàng (ACB) năm 2011.
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) có giá trị trung bình là 3,12% với độ lệch chuẩn là 1,39%, với giá trị thấp nhất là -0.89% của Ngân hàng TMCP Tiền Phong (TPB) năm 2011 và giá trị cao nhất của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) là 9,45% trong năm 2019.
Quy mô ngân hàng (SIZE) được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản với giá trị trung bình là 18,6 với độ lệch chuẩn là 1,16 Trong đó, giá trị nhỏ nhất bằng 16,4 của Ngân hàng TMCP Bảo Việt (Baovietbank/BVH) vào năm 2011, giá trị lớn nhất là 21,3 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BID) vào năm 2021.
Chất lượng tài sản (FATA) có giá trị trung bình là 1,24%, với độ lệch chuẩn là 1,19% Giá trị tối thiểu là 0,07% của Ngân hàng TMCP Bảo Việt (Baovietbank/BVH) vào năm 2017 và giá trị tối đa là 6,02% của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB) vào năm 2014.
Nợ xấu (LLR) có giá trị trung bình là 0,73%, với độ lệch chuẩn là 0,28% Giá trị tối thiểu là 0,21% của Ngân hàng TMCP Liên Việt (LPB) năm 2011 và giá trị tối đa là 1,84% của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) năm 2021.
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) có giá trị trung bình là 81,08%, với độ lệch chuẩn là 489.71% Giá trị tối thiểu là 24,2% của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) năm
2021 và giá trị tối đa là 86,3% của Ngân hàng TMCP Tiền Phong (TPB) năm 2011.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) trung bình là 2,19%, với độ lệch chuẩn là 1,38% Giá trị tối thiểu
0,34% của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vào năm 2015 và giá trị tối đa là 8,81% của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) năm 2012.
Tỷ lệ cho vay (LOAN) có giá trị trung bình là 90,93%, với độ lệch chuẩn là 3,93% Giá trị tối thiểu là 76,16% của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB) năm 2013 và giá trị tối đa là 97,38% của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) năm 2020.
Tính thanh khoản (LIQ) có giá trị trung bình là 64,86%, với độ lệch chuẩn là 13% Giá trị tối thiểu là 5,37% của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) năm 2020 và giá trị tối đa là 89,37% của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) vào năm 2015. Đối với các biến vĩ mô được sử dụng trong mô hình là GDP và CPI Trong đó tỷ lệ lạm phát biến động khá lớn, độ lệch chuẩn của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khá lớn, có giá trị cao nhất trong các năm 2011 và thấp nhất năm 2015.
Phân tích ma trận tương quan
Hệ số tương quan (¿) dùng để xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến, ngoài ra hệ số tương quan còn đo mức độ mạnh yếu thông qua hệ số biến thiên từ -1 đến 1 Bên cạnh đó, hệ số tương quan riêng giữa các biến có thể biết chiều tác động, đồng thời phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến có xuất hiện trong mô hình hồi quy hay không.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), mối quan hệ tuyến tính giữa các biến có thể ước lượng thông qua giá trị hệ số tương quan như sau: ¿>0: Hai biến có mối quan hệ cùng chiều; ¿ F = 0.0000 Prob>chi2 = 0.0000
Kết luận Bác bỏ H 0 Bác bỏ H 0 Bác bỏ H 0
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata Bảng 4 7 Ước tính của mô hình 2 (Tổng hợp OLS, FEM, REM)
Hệ số hồi quy Giá trị P Hệ số hồi quy Giá trị P Hệ số hồi quy Giá trị P
0.000 Bài kiểm 0 tra F - test Hausman Breusch & Pagan
Lựa chọn OLS và FEM FEM và REM OLS và REM
Giả thuyết Ho Không có sự khác biệt giữa các môn học
Không có mối tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối
Sai số của ước tính không bao gồm sai hoặc thời điểm khác nhau. tượng và các biến giải thích. lệch giữa các đối tượng.
Giá trị thống kê F(27, 270) = 11.15 Chi2 (9) = 23.40 Chibar2 (01) 193.62
Giá trị P Prob > F = 0.0000 Prob> chi2 = 0.0054 Prob > chibar2 0.0000 Mức độ ý nghĩa 5% 5% 5%
Kết luận Bác bỏ H 0 Bác bỏ H 0 Bác bỏ H 0
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata
Bảng 4 8 Ước tính của mô hình 3 (Tổng hợp OLS, FEM, REM )
Hệ số hồi quy Giá trị P
Hệ số hồi quy Giá trị P
Hệ số hồi quy Giá trị
Bài kiểm tra F - test Hausman Breusch & Pagan
Lựa chọn OLS và FEM FEM và REM OLS và REM
Không có sự khác biệt giữa các môn học hoặc thời điểm khác nhau.
Không có mối tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối tượng và các biến giải thích.
Sai số của ước tính không bao gồm sai lệch giữa các đối tượng.
Giá trị thống kê F(27, 270) = 14.47 Chi2 (9) = 5.08 Chibar2 (01) 416.83 Giá trị P Prob > F = 0.0000 Prob> chi2 = 0.8271
Kết luận Bác bỏ H 0 Chấp nhận H 0 Bác bỏ H 0
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata 4.5.2 Kiểm tra lựa chọn mô hình
4.5.2.1 Kiểm tra sự phù hợp giữa mô hình OLS và FEM
Tác giả dựa vào kiểm định Wald F-test để kiểm định lại sự phù hợp giữa mô hình Pooled OLS (mô hình hối quy tuyến tính cổ điển) và FEM (mô hình hồi quy tác động cố định) ở mức ý nghĩa với giả thiết H 0 : Mô hình Pooled OLS phù hợp hơn.
Dựa vào Bảng 4.6, 4.7, 4.8, kết quả của mô hình 1, mô hình 2 và mô hình 3 đều cho kết quả như nhau: Prob > F = 0.0000 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H 0 , chấp nhận giả thuyết H 1 , mô hình FEM phù hợp hơn.
4.5.2.2 Kiểm tra sự phù hợp giữa mô hình OLS và REM
Tiếp theo, để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và REM, nghiên cứu sử dụng kiểm định Breusch - Pagan với giả thuyết H 0 : Mô hình Pooled OLS phù hợp hơn Mô hình cho kết quả sau:
Dựa vào Bảng 4.6, 4.7, 4.8, kết quả của mô hình 1, mô hình 2 và mô hình 3 đều cho kết quả như nhau: Pro> chibar2 = 0.0000 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H 0 , chấp nhận giả thuyết H 1 là sử dụng mô hình REM.
4.5.2.3 Kiểm tra sự phù hợp giữa FEM và REM.
Sau khi thực hiện hai bài kiểm tra Wald F-test và Breusch - Pagan, kết quả cho thấy mô hình FEM và REM phù hợp hơn so với mô hình OLS Ở đây, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để kiểm tra sự phù hợp giữa mô hình FEM và REM với giả thuyết H 0 : Mô hình REM là mô hình phù hợp hơn.
Dựa vào Bảng 4.6, 4.7, 4.8, kết quả của mô hình 1, mô hình 2, mô hình 3 như sau:
Kết quả của mô hình 1 cho thấy Prob>chi2 = 0.0000 chi2 = 0.0054 < 0.05 Nên ở mô hình 1 và 2, ta bác bỏ giả thuyết H 0 , chấp nhận giả thuyết H 1 nên chọn mô hình FEM. Ở mô hình 3: Prob> chi2 = 0.8271 > 0.05, ta chấp nhận H 0 : chọn mô hình REM.
Như vậy, sau khi thực hiện các thử nghiệm để lựa chọn mô hình thì mô hình 1 và mô hình
2, tác giả nhận thấy rằng mô hình FEM là phù hợp nhất để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính Mô hình 3 lựa chọn phương pháp REM là phù hợp nhất.
Kiểm tra khuyết tật mô hình
Các bài kiểm tra khuyết tật của mô hình được sử dụng để cải thiện độ tin cậy và mức độ phù hợp của các kết quả nghiên cứu Kiểm tra ba sai sót phổ biến trong nghiên cứu định lượng, đó là đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan Ban đầu đề tài đã khẳng định hiện tượng đa cộng tuyến không tồn tại trong Bảng 4.5 khi sử dụng hệ số phóng đại phương sai - kiểm định VIF. Chủ đề tiếp tục trong phần này với kiểm định Wald và Breusch and Pagan Lagrangian Multiplier để kiểm tra phương sai thay đổi và kiểm định Wooldridge để phát hiện tự tương quan.
4.6.1 Kiểm định phương sai thay đổi
Bảng 4 9 Kiểm tra phương sai thay đổi cho ROA
Kiểm định Wald cho phương sai thay đổi trong mô hình hồi quy sử dụng phương pháp tác động cố định
H 0 : Không có hiện tượng phương sai thay đổi chi2 (28) = 1470.00 Prob>chi2 = 0.0000
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata Bảng 4 10 Kiểm tra phương sai thay đổi cho ROE
Kiểm định Wald cho phương sai thay đổi trong mô hình hồi quy sử dụng phương pháp tác động cố định
H 0 : Không có hiện tượng phương sai thay đổi chi2 (28) = 592.68 Prob> chi2 = 0.0000
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata Bảng 4 11 Kiểm tra phương sai thay đổi cho NIM
Kiểm định Àử dụng kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian Multiplier trong mô hình hồi quy sử dụng phương pháp tác động ngẫu nhiên
H 0 : Không có hiện tượng phương sai thay đổi chibar2(01) = 416.83 Prob > chibar2 = 0.0000
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata
Thực hiện kiểm định phương sai thay đổi với giả thuyết H 0 : không có hiện tượng phương sai Bảng 4.9, Bảng 4.10 và Bảng 4.11 cho thấy Prob> chi2 = 0,0000 chibar2 0.0000 < 5% Do đó bác bỏ H 0 , chấp nhận H 1 Như vậy, mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi.
4.6.2 Kiểm tra tự tương quan
Bảng 4 12 Kiểm tra Wooldridge - Kiểm tra tự tương quan ROA
Kiểm tra Wooldridge cho dữ liệu inpaneldata tự tương quan
H 0 : không có tự tương quan bậc nhất
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata
Bảng 4 13 Kiểm tra Wooldridge - Kiểm tra tự tương quan ROE
Kiểm tra Wooldridge cho dữ liệu inpaneldata tự tương quan
H 0 : không có tự tương quan bậc nhất
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata
Bảng 4 14 Kiểm tra Wooldridge - Kiểm tra tự tương quan NIM
Kiểm tra Wooldridge cho dữ liệu inpaneldata tự tương quan
H 0 : không có tự tương quan bậc nhất
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata
Sau khi thực hiện kiểm định Wooldrige, kết quả từ 3 bảng (bảng 4.12, bảng 4.13, bảng4.14) cho thấy hệ số Prob> F = 0.0000 < 0,05, bác bỏ giả thuyết Ho, tức là có hiện tượng tự tương quan trong mô hình.
Mô hình hồi quy FGLS
Các mô hình OLS, FEM, REM có hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan nên nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS) để khắc phục hiện tượng trong mô hình.
Hệ số hồi quy Giá trị P
Hệ số hồi quy Giá trị P
Hệ số hồi quy Giá trị P
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata
Từ Bảng 4.15 cho thấy, khi loại bỏ khuyết tật mô hình và chạy nghiên cứu theo mô hình FGLS cho kết quả:
Với mức ý nghĩa 1%, ROA có các biến SIZE, CPI, GDP tác động cùng chiều và các biến trên lần lượt tác động theo mức độ tăng dần đến ROA Khi biến SIZE tăng 1 đơn vị thì biến ROA tăng 0.0035 đơn vị, biến CPI tăng 1 đơn vị thì biến ROA tăng 0.0258 đơn vị, biến GDP tăng 1 đơn vị thì biến ROA tăng 0.0411 đơn vị Biến CIR, LOAN, LIQ tác động ngược chiều và các biến này có tác động lần lượt theo mức độ sau: Khi CIR tăng 1 đơn vị thì ROA giảm 0.0007 đơn vị, LOAN tăng 1 đơn vị thì ROA giảm 0.0859 đơn vị, LIQ tăng 1 đơn vị thì ROA giảm 0.0051 đơn vị Trong khi, biến FATA, LLR, NPL không có ý nghĩa đối với ROA.
Với mức ý nghĩa 1% thì SIZE, CPI có tác động cùng chiều với ROE, với mức ý nghĩa 5% thì GDP có tác động cùng chiều với ROE Với mức ý nghĩa 1 % thì CIR, LOAN có tác động ngược chiều với ROE, với mức ý nghĩa 10% thì NPL có tác động ngược chiều với ROE Các biến
FATA, LLR, LIQ không có ý nghĩa với ROE. Đối với NIM, khi mức ý nghĩa 1% thì NIM chịu tác động cùng chiều bởi SIZE, CPI Trong đó CPI tác động mạnh đến NIM hơn SIZE Với mức ý nghĩa 1% thì NPL, LOAN có tác động ngược chiều đến NIM và LOAN có tác động mạnh hơn Với mức ý nghĩa 5% thì CIR có tác động ngược chiều với NIM Các biến còn lại là FATA, LLR, LIQ, GDP không có ý nghĩa với NIM.
Mô hình hồi quy S- GMM
Mô hình FGLS là mô hình bỏ qua yếu tố biến nội sinh tồn tại trong mô hình Khi xét nội sinh và kiểm soát nội sinh, tác giả tiếp tục chạy tiếp mô hình S - GMM.
4.8.1 Kiểm tra tính phù hợp của mô hình S - GMM.
Kiểm định Sargan, kiểm định Hansen và tương quan chuỗi bậc hai AR (2) là những kiểm định quan trọng được sử dụng khi sử dụng ước lượng GMM để kiểm tra sự phù hợp của các biến công cụ trong mô hình.
Hansen và Sargan kiểm định với giả thuyết H0: biến công cụ là ngoại sinh, nghĩa là, nó không liên quan đến sai số của mô hình Kết quả là giá trị p của thống kê Hansen càng cao thì càng tốt.
Kiểm định AR (2) được sử dụng để xác định xem có tồn tại hay không một chuỗi tương quan bậc hai trong phần dư của mô hình tương quan chuỗi, với giả thuyết H 0 là không có hiện tượng tương quan chuỗi Kết quả là giá trị p càng cao thì càng tốt.
Bảng 4 16 Thử nghiệm Sargan Hansen và Arellano-Bond
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm StataKết quả trong Bảng 4.16 cho thấy: Tính hợp lệ và các biến công cụ của mô hình được thể hiện ở số lượng các biến công cụ: ROA, ROE, NIM đều là 22, nhỏ hơn hoặc bằng số các nhóm quan trọng (28 nhóm)
Kiểm định Hansen và Sargan có giá trị p lớn hơn 10% trong tất cả các mô hình ROA, ROE, NIM, cho thấy rằng các biến công cụ trong mô hình hồi quy là phù hợp.
Thử nghiệm AR (2) có giá trị p lớn hơn 10% trong tất cả các mô hình ROA, ROE và NIM.
Do đó, có thể kết luận rằng các ước tính GMM trong cả ba mô hình đều hiệu quả 4.8.2 Mô hình
Trong các mô hình nghiên cứu thực nghiệm đã được xây dựng, bên cạnh các biến độc lập khác, độ trễ bậc 1 của biến phụ thuộc cũng được xem là một biến độc lập, hình thành mô hình dữ liệu bảng động (Dynamic panel data model) Mô hình dữ liệu bảng động thường được ước lượng bằng phương pháp System GMM do các ưu điểm đặc thù trong việc xử lý nội sinh Kết quả thu được như sau:
Bảng 4 17 Kết quả hồi quy S-GMM của Mô hình 1
ROA biến phụ thuộc Hệ số hồi quy P> t
Kiểm định Arellano-Bond AR(2) Pr > z = 0,598
Kiểm tra Sargan Prob > chi2 = 0,793
Kiểm tra Hansen Prob > chi2 =0,613
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata
Dựa vào kết quả hồi quy Bảng 4.17, mô hình có biến SIZE, GDP có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% Biến FATA, LLR, LOAN, CPI có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê Về mối tương quan, tác giả thấy rằng có mối tương quan ngược chiều giữa FATA, LLR, LOAN với ROA Ngược lại, SIZE, GDP, CPI có tác động cùng chiều đến ROA mô hình hồi quy của nghiên cứu được rút ra như sau:
ROA = 0.0301 + 0.2346L1ROA + 0.0059SIZE - 0.3647FATA - 0.4010 LLR + 0.0029CIR
- 0.0565NL - 0.1438LOAN - 0.0028LIQ + 0.0566GDP + 0.0568CPI
Bảng 4 18 Kết quả hồi quy S-GMM của Mô hình 2
ROE biến phụ thuộc Hệ số hồi quy P> t
Kiểm định Arellano-Bond AR(2) Pr > z = 0.959
Kiểm tra Sargan Prob > chi2 = 0.986
Kiểm tra Hansen Prob > chi2 = 0.866
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata
Theo kết quả hồi quy ở Bảng 3.18, mô hình có các biến NPL, GDP có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% Biến LIQ có ý nghĩa thống kê 10% Các biến khác không có ý nghĩa thống kê Về mối tương quan, tác giả đã phát hiện ra mối quan hệ ngược chiều giữa NPL, LIQ với ROE. Mặt khác GDP có tác động tích cực đến ROE Hơn nữa, biến độ trễ bậc nhất của ROE có giá trị P là 0,0000, cho thấy hệ số hồi quy là dương Hay nói cách khác, hệ số ROE năm trước có ảnh hưởng tích cực đến ROE của năm sau Chính vì thế, mô hình hồi quy của nghiên cứu được rút ra như sau:
ROE = -0.1328 + 0.6149L1ROE + 0.0110SIZE -1.6969FATA – 2.4306LLR + 0.0237CIR – 1.3265NPL +0.1450LOAN – 0.2278LIQ + 0.5686GDP + 0.1663CPI
Bảng 4 19 Kết quả hồi quy S-GMM của Mô hình 3
NIM biến phụ thuộc Hệ số hồi quy P> t
Kiểm định Arellano-Bond AR(2) Pr > z = 0.233
Kiểm tra Sargan Prob > chi2 = 0.639
Kiểm tra Hansen Prob > chi2 = 0.784
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata
Theo kết quả hồi quy Bảng 4.19, mô hình bao gồm các biến FATA, NPL có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Biến LOAN có ý nghĩa ở mức 5% Các biến khác không có ý nghĩa thống kê Về mối tương quan, tác giả đã phát hiện ra mối quan hệ ngược chiều giữa FATA, NPL, LOAN với NIM Mô hình hồi quy của nghiên cứu được rút ra như sau:
NIM = 0.1684 + 0.2122L1NIM – 0.0014SIZE – 0.2512FATA + 0.2117LLR – 0.0079CIR – 0.2106NPL – 0.1114LOAN – 0.0117LIQ + 0.0018GDP + 0.0091CPI.