1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro tín dụng tại nhtmcp công thương

77 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công Thương
Tác giả Nguyễn Thị Mai
Trường học Học viện Ngân Hàng
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 293,29 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (3)
    • 1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (3)
      • 1.1.1. Khái niệm (3)
      • 1.1.2. Phân loại tín dụng (3)
      • 1.1.3. Các hình thức bảo đảm (4)
      • 1.1.4. Vai trò của tín dụng (4)
      • 1.1.5. Chính sách tín dụng ngân hàng (5)
    • 1.2. Quản lí rủi ro tín dụng của ngân hàng (6)
      • 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng (6)
      • 1.2.2. Phân loại (6)
      • 1.2.3. Nguyên nhân (7)
      • 1.2.5. Một số phương pháp quản lý rủi ro tín dụng (11)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÔNG ANH (19)
    • 2.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh tại Vietinbank chi nhánh Đông Anh (20)
      • 2.1.1. Giới thiệu về Vietinbank chi nhánh Đông Anh (20)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức (21)
      • 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban (21)
      • 2.1.4. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng (23)
      • 2.1.5. Hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Đông Anh (27)
    • 2.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh (35)
      • 2.2.1. Tình hình nợ quá hạn của Vietinbank chi nhánh Đông Anh (35)
      • 2.2.2. Tình hình rủi ro mất vốn (38)
      • 2.2.3. Khả năng bù đắp rủi ro (41)
    • 2.3. Chính sách và quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần (42)
      • 2.3.1. Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ (42)
      • 2.3.2. Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình (42)
      • 2.3.4. Hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo (44)
      • 2.3.5. Nhận và quản lý tài sản đảm bảo (44)
      • 2.3.6. Lập Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ (44)
      • 2.3.7. Tạo tài khoản vay và giải ngân (44)
      • 2.3.8. Lưu trữ hồ sơ (44)
      • 2.3.9. Kiểm tra, theo dõi khoản vay - thu nợ gốc và lãi vay (44)
      • 2.3.10. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ (45)
      • 2.3.11. Chuyển nợ quá hạn (45)
      • 2.3.12. Khởi kiện thu hồi nợ xấu (46)
      • 2.3.13. Miễn, giảm lãi (46)
      • 2.3.14. Thanh lý khoản vay (47)
    • 2.4. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng (47)
      • 2.4.1 Nguyên nhân rủi ro thuộc về phía chi nhánh (47)
      • 2.4.2. Nguyên nhân rủi ro thuộc về phía khách hàng (52)
      • 2.4.3. Nguyên nhân khách quan (54)
  • Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIETINBANK (55)
    • 3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP (55)
      • 3.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh trong thời gian tới (55)
      • 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng trong thời gian tới (57)
    • 3.2. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHTMCP Vietinbank (57)
      • 3.2.1. Xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp (58)
      • 3.2.2. Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay (60)
      • 3.2.3. Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô (63)
      • 3.2.4. Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng (64)
      • 3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (64)
    • 3.3. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và Chính Phủ (66)
      • 3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước (66)
      • 3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ (69)
  • KẾT LUẬN.........................................................................................................70 (71)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

-Tín dụng xuất phát từ chữ là tinh là Creditium, có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm.Còn trong tiếng Anh là Credit.

-Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn

Tín dụng có nghĩa là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn.

Trong nền kinh tế thị trường, nhiều loại hình quan hệ tín dụng cùng tồn tại như: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước,…Song căn cứ vào chức năng và vai trò của NHTM với nên kinh tế mà tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng nhất, phổ biến nhất và thường xuyên được quan tâm, nghiên cứu. -Tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, một tổ chức chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, một bên là các chủ thể còn lại của nền kinh tế Tuy nhiên, quan niệm phổ biến về tín dụng ngân hàng.Tín dụng ngân hàng được hiểu là việc cho vay của NHTM với các chủ thể của nền kinh tế.

-Theo luật tổ chức tín dụng năm 1998 của Nước cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì: “Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác” và “ Hoạt động tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng”.

Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lí của ngân hàng.

-Phân loại theo thời gian (thời hạn tín dụng): Tín dụng ngắn hạn (12 tháng trở xuống), tín dụng trung hạn( từ 1 đến 5 năm), tín dụng dài hạn ( trên 5 năm);

-Phân loại theo hình thức: gồm chiết khấu, cho vay, bảo lãnh, và cho thuê;

-Phân loại theo tài sản bảo đảm: Tín dụng không có bảo đảm và tín dụng có bảo đảm;

-Phân loại tín dụng theođối tượng tín dụng: Tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định;

-Phân loại theo mục đích sử dụng vốn: Tín dụng bất động sản, tín dụng công thương nghiệp, tín dụng tiêu dùng,…;

-Phân loại theo chủ thể trong quan hệ tín dụng: Tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng, tín dụng doanh nghiệp.

1.1.3 Các hình thức bảo đảm

Có nhiều cách phân loại tài sản bảo đảm, phổ biến là phân loại tài sản bảo đảm bảo theo hình thức vật chất:

-Đảm bảo bằng hàng hóa trong kho: nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm,…; -Đảm bảo bằng tài sản cố định: nhà máy, trang thiết bị sản xuất, quyền sử dụng đất, phương tiện vận tải…;

-Đảm bảo bằng các hợp đồng chi trả của bên thứ 3;

-Đảm bảo bằng chứng khoán;

-Đảm bảo bằng bảo lãnh của người thứ 3;

-Đảm bảo bằng số dư bù.

1.1.4.Vai trò của tín dụng

-Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ và tập chung vốn cho sản xuất; -Tín dụng ngân hàng góp phần vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn, làm tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ của nên kinh tế tạo cơ chế phân phối vốn một cách có hiệu quả;

-Tín dụng ngân hàng góp phần kiểm soát và giám đốc bằng đồng tiền đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn;

-Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ;

-Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực đối với việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế;

-Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế.

1.1.5 Chính sách tín dụng ngân hàng

Chính sách tín dụng là một trong những phương thứcđể quản lí rủi ro tín dụng đang được các ngân hàng triển khai hiện nay.Chính sáchtín dụng giúp cho hoạt động phân tích tín dụng trong tầm kiếm soát Vậy nội dung quản lý rủi ro tín dụng thể hiện trong chính sách tín dụng như sau:

-Mục đích của danh mục tín dụng ngân hàng (bao gồm các đặc điểm của một danh mục tín dụng tốt xét theo các tiêu chí như các loại tín dụng, những kì hạn tín dụng, các độ lớn tín dụng và chất lượng tín dụng);

-Phân hạng thẩm quyền cho vay đối với từng cán bộ và từng hội đồng tín dụng (quy định mức cho vay tối đa, các loại tín dụng được phép, và chữ ký của người có trách nhiệm);

-Phân cấp chịu trách nhiệm trong công việc và báo cáo thông tin trong nội bộ phòng tín dụng;

-Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và quyết định đối với đơn xin vay của khách hàng;

-Hồ sơ bắt buộc với từng đơn xin vay, và phải được lưu trữ tại ngân hàng (ví dụ như các báo cáo tài chính của khách hàng, hợp đồng bảo đảm tín dụng…);

-Phân cấp chịu trách nhiệm nội bộ với ngân hàng, cụ thể ai là người chịu trách nhiệm kiểm tra và duy trì hồ sơ tín dụng;

-Các chỉ dẫn nhận, đánh giá và hoàn tất hồ sơ đảm bảo tín dụng;

-Quy định chính sách và quy trình ấn định mức lãi suất tín dụng, mức phí và các điều kiện hoàn trả nợ vay;

-Quy định những tiêu chuẩn chất lượng áp dụng chung cho tất cả các loại tín dụng; -Quy định giới hạn tín dụng tối đa, quy định hạn mức tối đa, tỷ lệ tổng dư nợ/tổng tài sản tối đa;

-Quy định lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng từ đó hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng vào lĩnh vực này;

-Các phương án ưu tiên trong việc phát hiện, phân tích và xử lí tín dụng có vấn đề;Tùy theo đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng, nhà quản lí có thể bổ sung thêm những quy định cho phù hợp Ví dụ, ngân hàng có quy định không cấp một số loại tín dụng nhất định, nhưng lại quy định ưu tiên đối với một số loại tín dụng khác…

Quản lí rủi ro tín dụng của ngân hàng

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.

Căn cứ vào khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập vàsử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (Ban hành theo Quyết định số 493 /2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”

Như vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng Đây còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau:

- Rủi ro giao dịch (Transaction rish): là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ;

+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay;

+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo;

+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề;

- Rủi ro danh mục (Porfolio rish): là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại là rủi ro nội tại (Intrinsic rish) và rủi ro tập trung (Concentration rish);

+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn; + Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao

Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại nhưng đây cũng chính là lĩnh vực nghiệp vụ phức tạp và ẩn chứa nhiều rủi ro nhất Do đó, việc đi sâu nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là thực sự cần thiết để các ngân hàng thương mại có được các giải pháp cần thiết để hạn chế rủi ro này và đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất

Như chúng ta đã biết, rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trảđược nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng Rủi ro này có nguyên nhân từ nhiều phía: từ phía người cho vay, từ phía người đi vay và cả từ môi trường bên ngoài

1.2.3.1 Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng

Trước hết phải nói đến các ngân hàng còn thiếu một chính sách tín dụng nhất quán, chính sách tín dụng ở đây phải bao gồm định hướng chung cho việc cho vay, chế độ tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, các quy định về bảo đảm tiền vay, danh mục lựa chọn khách hàng trong từng giai đoạn,…

Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng có thể được khái quát cơ bản dưới đây:

- Ngân hàng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng,… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng;

- Sự lới lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nên không phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích;

- Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sựthu hồi cả gốc và lãi tiền vay;

- Chạy theo số lượng (hoặc theo kế hoạch) mà sao lãng việc coi trọng chất lượng khoản vay, quá lạc quan và tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh của khách hàng;

- Ngân hàng thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ;

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÔNG ANH

Tổng quan hoạt động kinh doanh tại Vietinbank chi nhánh Đông Anh

2.1.1 Giới thiệu về Vietinbank chi nhánh Đông Anh

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập vào ngày 26/3/1988 trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT.

Ngày 15/4/2008, Ngân hàng công thương đổi tên thương hiệu từ Incombank sang thương hiệu mới là Vietinbank.

Ngày 31/7/2008, Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 cho hoạt động tín dụng, thanh toán, bảo lãnh.

Ngày 4/6/2009, Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Ngày 08/7/2009, công bố quyết định đổi tên Ngân hàng Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam,theo giấy phépthành lập và hoạt động của Thống đốc Ngân hàngNhà nước Việt Nam số 142/ GPNHNN cấp ngày 03/07/2009.

Ngày 10/10/2010,Ký kết Văn kiện hợp tác và đầu tư giữa Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam và Công ty tàichính quốc tế(IFC).

Ngày 28/12/2011, VietinBank được Sở kế hoạch vàĐầu tư thành phốHà Nội cấp lại Giấy chứng nhận Doanh nghiệp (mã số Doanh nghiệp 0100111948) với vốn điều lệ 20.230 tỷ đồng, thay thếcho Giấy chứng nhận Doanh nghiệp cấp lần đầu vào ngày 03/07/2009.

Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 159 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm; mở rộng mạng lưới hoạt động ra nước ngoài, chính thức khai trương Chi nhánh VietinBank CHLB Đức (bang Hessen) và CHDCND Lào (Viêng Chăn).

Có 07 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Với triết lý kinh doanh:

Phòng khách hàng doanh nghiệp

Phòng khách hàng cá nhân

Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề

Phòng kế toán giáo dịch

Phòng tiền tệ kho quỹ

Phòng tổ chức hành chính

- An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế;

- Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội;

- Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank.

Vietinbank đang từng bước phấn đấu để có thể tiến gần đến đích trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và quốc tế.

Ngày 21/3/2012, NHNN có văn bản số 1633/NHNN-TTGSNH chấp thuận việc VietinBank tăng vốn điều lệ năm 2012 từ 20.229.721.610.000 đồng lên

26.217.719.206.560 đồng Việc tăng vốn điều lệ của VietinBank sẽ hỗ trợ ngân hàng thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược kinh doanh trong những năm tới; tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tài chính Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đông Anh là một trong những chi nhánh của hệ thông ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, có trụ sở tại Tổ 4 thị trấn Đông Anh - huyện Đông Anh - TP Hà Nội Trước đây là phòng giao dịch Đông Anh thuộc chi nhánh Vietinbank khu vực Chương Dương, được nâng cấp thành Chi nhánh trực thuộc Vietinbank năm 1997.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Vietinbank chi nhánh Đông Anh

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

* Ban giám đốc: là bộ phận đứng đầu Vietinbank Đông Anh, chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, tiếp nhận những chủ trương chính sách của trụ sở chính để phổ biến cho toàn chi nhánh, đề ra mục tiêu và đường lối phát triển trong từng thời ký của chi nhánh, phối hợp với các bộ phận đưa ra những biện pháp giải quyết những khó khăn trong hoạt động, phê duyệt đề xuất của cấp dưới trong phạm vi quyền hạn của mình Bao gồm 1 Giám đốc và 4 phó giám đốc.

* Khối kinh doanh: thực hiện các hoạt động như cho vay, thẩm định dự án, huy động vốn, các vấn đề liên quan đến thẻ, marketing , được tách bạch thành 2 phòng chịu trách nhiệm đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

* Khối rủi ro: Là bộ phận chịu trách nhiệm về việc thẩm định đối với các khách hàng vay vốn, xử lý những vấn đề phát sinh liên quan đến các khoản tín dụng của ngân hàng, tổ chức thu nợ, thực hiện bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ khi khách hàng mất khả năng trả nợ

• Phòng kế toán giao dịch: thực hiện hạch toán phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời mọi hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh tại ngân hàng Tổng hợp và lưu trữ chứng từ kế toán, cân đôi kế toán, báo cáo quyết toán, kiểm toán nội bộ của toàn ngân hàng.Thực hiện giải ngân đối với các khoản tiền vay, nộp tiền hoặc chi tiền đối với khoản tiền gửi.

• Phòng tiền tệ kho quỹ: thu nhận, cất giữ, bảo quản, chi trả tiền mặt của ngân hàng, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo các hoạt động cụ thể.

* Khối hỗ trợ:Có chức năng thực hiện các nhiệm vụ quản trị hành chính như: quản lý văn thư, lễ tân, mua sắm và quản lý tài sản, đảm bảo an ninh, môi trường công sở, tiếp nhận và tổ chức đào tạo cán bộ, có vai trò hậu cần của ngân hàng.

Vietinbank Đông Anh có tất cả 9 phòng giao dịch, trong đó có 7 PGD loại 1 và 2 PGD loại 2.

Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh

2.2.1 Tình hình nợ quá hạn của Vietinbank chi nhánh Đông Anh

Bảng 2.7: Bảng số liệu về nợ quá hạn phân theo mức độ bảo đảm

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tỷ đồng Tỷ lệ % Tỷ đồng Tỷ lệ % Tỷ đồng Tỷ lệ %

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2009-2011)

Biểu đồ 2.3: Nợ quá hạn phân theo mức độ đảm bảo

Nhìn bảng số liệu ta thấy, nợ quá hạn ngày càng tăng qua các năm Năm 2009, nợ quá hạn là 146.073 tỷ đồng chiếm 7.3% tổng dư nợ, năm 2010 nợ quá hạn là180.948 tỷ đồng chiếm 5.1 % tổng dư nợ, năm 2011 nợ quá hạn là195.072 tỷ đồng chiếm 4.8% tổng dư nợ.Nợ quá hạn tăng lên nhưng tỷ trọng nợ quá hạn trong dư nợ thi có xu hướng giảm đi Điều này chứng tỏ, NH có chính sách thu nợ hiệu quả, thẩm định khách hàng để cho vay tốt dẫn đến giảm nợ quá hạn.

Với chính sách tín dụng an toàn của chi nhánh Vietinbank Đông Anh mà nợ quá hạn có TSBĐ tăng lên Tổng nợ tăng lên thì nợ quá hạn tăng lên là điều tất yếu. Nhưng nợ quá hạn có tài sản đảm bảo tăng lên là do chính sách của ngân hàng Cụ thể, nợ quá hạn có tài sản bảo đảm năm 2009 là 101.345 tỷ đồng chiếm 69.38% nợ quá hạn, năm 2010 là 134.788 tỷ đồng chiếm 74.49% nợ quá hạn, năm 2011 là 158.379 tỷ đồng chiếm 81.19% nợ quá hạn.

Mặc dù TSBĐ không phải là căn cứ để ra quyết định cho vay hay không mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trình độ người đi vay… nhưng việc có TSBĐ có vai trò hết sức quan trọng, việc nắm giữ TSBD của ngân hàng đối với nó khiến người đi vay có trách nhiệm và ý thức hơn nữa trong nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng theo cam kết hợp đồng vay và đây cũng chính là nguồn trả nợ thứ 2 của người đi vay đối với ngân hàng Với các khoản nợ có TSBĐ thì ngân hàng có thể dùng nó để đi đòi nợ, phát mại tài sản các TSBĐ hoặc yêu cầu bảo lãnh để để hực hiện nghĩa vụ trả nợ vay cho người cho vay.Nợ quá hạn không có TSBĐ có xu hướng giảm dần.Tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ Cụ thể nợ quá hạn không có TSBĐ năm 2009 là 44.728 tỷ đồng chiếm 30.62% tổng nợ quá hạn, năm

2010 là 46.160 tỷ đồng chiếm 25.51% tổng nợ quá hạn, năm 2011 là 36.693 tỷ đồng chiếm 18.81% tổng nợ quá hạn Đây là dấu hiệu ngân hàng cần kiểm tra lại tất cả thông tin về khách hàng trong khoản vay, phân tích các nguyên nhân gây nên và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời làm tránh những thiệt hại ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.8: Bảng số liệu thực trạng nợ quá hạn có khả năng thu hồi

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tỷ đồng Tỷ lệ % Tỷ đồng Tỷ lệ % Tỷ đồng Tỷ lệ %

NQH có khả năng thu hồi 144,130 98,67 177,112 97,88 191,367 98,1

NQH không có khả năng thu hồi

Nợ có khả năng thu hồi

Nợ không có khả năng thu hồi

Biểu đồ 2.4: Nợ quá hạn phân theo mức độ thu hồi qua các năm từ năm 2009 đến năm 2011

Chi nhánh Vietinbank Đông Anh phân nợ quá hạn theo mức độ thu hồi gồm nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi.Nhìn vào bảng số liệu nợ quá hạn của chi nhánh ngân hàng Vietinbank Đông Anh ta thấy nợ quá hạn có khả năng thu hồi ngày càng tăng lên Cụ thể nợ quá hạn có khả năng thu hồi năm 2009 là 144,130 tỷ đồng chiếm 98.67% tổng nợ quá hạn, năm 2010 là

177,112 tỷ đồng chiếm 97.88% tổng nợ quá hạn, năm 2011 là 191,367 tỷ đồng chiếm 98.1% tổng nợ quá hạn Ta thấy nợ quá hạn có khả năng thu hồi của chi nhánh ngày càng tăng Điều này chứng tỏ, ngân hàng đã có những thay đổi trong chính sách để có thể thu hồi nợ đặc biệt là trong khâu thẩm định tư cách khách hàng, ngân hàng đã có những biện pháp thu hồi nợ một cách hợp lí ví dụ như gần đến hạn các nhân viên tín dụng gọi điện nhắc nhở khách hàng đến trả tiền lãi, gốc… Mặc dù, nợ quá hạn có khả năng thu hồi tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng vẫn chưa cao Vì vậy mà ngân hàng cần tìm ra những biện pháptốt hơn để đạt hiệu quả cao hơn trong việc thu hồi nợ Tránh thất thoát, rủi ro cho ngân hàng không thu hồi được vốn của mình Từ đó sẽ nâng cao được lợi nhuận và uy tín của ngân hàng.

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi giảm đi Năm 2009, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi là 1,943 tỷ đồng chiếm 1.33% tổng nợ quá hạn Năm 2010, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi là 3,836 tỷ đồng chiếm 2.11% tổng nợ quá hạn. Năm 2011, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi là 3,705 tỷ đồng chiếm 1.9% tổng nợ quá hạn Từ đó ta thấy rằng nợ có khả năng mất vốn ngày càng giảm đi nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nợ quá hạn Điều này chứng tỏ ngân hàng đã có những biên pháp nhằm nâng cao khả năng thu hồi nợ nhưng chưa hiệu quả Trong những năm tới, chi nhánh Vietinbank Đông Anh cần có những biện pháp hiệu quả hơn để khả năng thu hồi vốn nhanh, tránh sự thất thoát vốn làm giảm hiệu quả kinh doanh của chi nhánh nói riêng cũng như ngân hàng nói chung

2.2.2 Tình hình rủi ro mất vốn

2.2.2.1 Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Bảng 2.9: Bảng nợ xấu theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tỷ đồng Tỷ lệ % Tỷ đồng Tỷ lệ % Tỷ đồng Tỷ lệ %

Tổng nợ xấu/tổng dư nợ

DN và tập đoàn kinh tế Quốc doanh

Cá nhân và hộ sản xuất 21,275 9,01 41,695 8,77 51,543 8,13

Qua bảng trên ta thấy nợ xấu tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế quốc doanh Ngân hàng cấp vốn chủ yếu phục vụ cho sự nghiệp tăng trưởng và phát triển kinh tế của thủ đô theo chủ trương đường lối của Đảng và Chính phủ đề ra Nước ta còn nghèo, cơ sở vật chất và hạ tầng còn thiếu nên nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển còn cao và đặc điểm của vốn trong lĩnh vực này là thời gian cho vay dài, số lượng cần vay lớn Cụ thể, năm 2009 nợ xấu của doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế quốc doanh là 214,843 tỷ đồng chiếm 90.99% tổng nợ xấu.Năm 2010 nợ xấu của doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế quốc doanh là 433,737 tỷ đồng chiếm 91.23% tổng nợ xấu.Năm 2011 nợ xấu của doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế quốc doanh là 582,441 tỷ đồng chiếm 91.87% tổng nợ xấu. Đối với các doanh nghiệp sản xuất luôn phải chống chọi với giá cả NVL đầu vào tăng, sự cạnh tranh khốc liệt của hàng hóa ngoại nhập với giá rẻ và chất lượng hàng hóa cao…Khiến các doanh nghiệp trong nước luôn phải vượt qua những thử thách trong cạnh tranh của thị trường, trong đó cũng có nhiều doanh nghiệp luôn làm ăn thua lỗ kéo dài dẫn đến nợ xấu trong NH luôn gia tăng Nên NH cần cân nhắc, thẩm định rõ ràng trước khi ra quyết định cho vay vừa đáp ứng đúng chủ động nhu cầu tăng trưởng phát triển kinh tế đất nước vừa đẩm bảo tính an toàn trong kinh doanh trong hoạt động ngân hàng.

Dư nợ cho vay đối với các cá nhân và hộ sản xuất chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ xấu Cụ thể, nợ xấu của cá nhân và hộ sản xuất năm 2009 là 21,275 tỷ đồng chiếm 9.01% tổng nợ xấu, năm 2010 là 41,695 tỷ đồng chiếm 8.77% tổng nợ xấu, năm 2011 là 51,543 tỷ đồng chiếm 8.13% tổng nợ xấu Hầu hết các khoản vay với mục đích kinh doanh như: Kinh doanh vật liệu xây dựng, tiểu thương…do biến động của giá cả, diễn biến phức tạp của nền kinh tế mà doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng bị ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận trong kinh doanh.

Với khoản nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng Nhưng ngân hàng vẫn nên có biện pháp thu hồi cụ thể các khoản vay sau này cần cân nhắc kỹ, tìm hiểu rõ từng đối tượng khách hàng trước khi cho vay nhằm tránh được hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

2.2.2.2 Nợ xấu theo thời gian

Bảng 2.10: Bảng nợ xấu theo thời gian khoản vay

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tỷ đồng Tỷ lệ % Tỷ đồng Tỷ lệ % Tỷ đồng Tỷ lệ %

Tổng nợ xấu/Tổng dư nợ

Biểu đồ 2.5: Nợ xấu/tổng dư nợ theo thời hạn vay của Vietinbank chi nhánh Đông Anh từ năm 2009 đến năm 2011

Bảng số liệu trên ta thấy, nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh Vietinbank Đông Anh có xu hướng giảm dần Cụ thể, năm 2009 nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh là 81,437 tỷ đồng chiếm 34.49% tổng nợ xấu Năm 2010 nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh là 147,717tỷ đồng chiếm 31.07% tổng nợ xấu Năm 2011 nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh là 190,892tỷ đồng chiếm 30.11 % tổng nợ xấu Điều đó thể hiện sự quan tâm cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo cùng cán bộ nhân viên.

Nợ xấu trung và dài hạn có xu hướng tăng dần Năm 2009.nợ xấu trung và dài hạn là 154,681 tỷ đồng chiếm 65.51% tổng nợ xấu Năm 2010.nợ xấu trung và dài hạn là 327,715tỷ đồng chiếm 68.83% tổng nợ xấu.Năm 2011.nợ xấu trung và dài hạn là 443,092 tỷ đồng chiếm 69.89% tổng nợ xấu.

Như các số liệu nêu trên thì nợ xấu ngắn hạn thấp hơn nợ xấu trung và dài hạn.Điều này là do các khoản nợ trung và dài hạn đã đến hạn và đã xảy ra những rủi ro trong việc thu hồi nợ, chứng tỏ sự kém an toàn trong hoạt động kinh doanh củaNgân hàng Do đó, ngân hàng cần có những biện pháp khắc phục bớt tình trạng trên nhằm tránh hậu quả xấu có thể xảy ra.

Với phân tích những diễn biến xấu theo loại hình cho vay nhằm giúp Ngân hàng xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng xấu còn tồn tại ở trên và cách xử lí, khắc phục kịp thời tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra trong tương lai Tù đó rút ra kinh nghiệm trong công tác mở rộng tín dụng cũng như cách quản lý vay vốn trong quá trình phát triển kinh doanh của Ngân hàng trong tương lai.

2.2.3 Khả năng bù đắp rủi ro

Bảng 2.11: Bảng số liệu khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của chi nhánh

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dự phòng rủi ro được trích lập 16,408 31,577 38,202

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (%) 0,82 0,89 0,94

Hệ số khả năng bù đắp rủi ro 0,11 0,17 0,2

Qua số liệu trên cho ta thấy tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD của chi nhánh ngày càng tăng qua các năm :

-Năm 2009 là 16,408 tỷ đồng chiếm 0,82% nợ quá hạn;

-Năm 2010 là 31,577 tỷ đồngchiếm 0,89% nợ quá hạn;

-Năm 2011 là 38,202 tỷ đồngchiếm 0,94% nợ quá hạn.

Nguyên nhân của sự tăng về khoản trích lập qua các năm là do trong thời gian gần đây nền kinh tế liên tục suy thoái, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên vô cùng khốc liệt trên thị trường,… nhất là “ sự tăng trưởng tín dụng quá nóng” khiến cho ngân hàng luôn ra tăng số lượng tín dụng mà chưa quan tâm đến chất lượng tín dụng Từ đó các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được các khoản vay từ Ngân hàng khiến cho họ có tâm lí ỉ lại, thiếu năng lực cạnh tranh khiến công viêc kinh doanh liên tiếp thua lỗ.Dẫn đến khoản nợ xấu, nợ khó đòi của Ngân hàng liên tiếp tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua Để hạn chế đi rủi ro trong tín dụng khiến cho ngân hàng phải luôn gia tăng tỷ lệ% dự phòng tín dụng giúp bù đắp rủi ro trong kinh doanh.

Chính sách và quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần

Để thực hiện được mục tiêu rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình tín dụng đã đề ra

Quy trình cho vay tại Ngân hàng Vietinbank Đông Anh được thực hiện thông qua 15 bước cơ bản sau:

2.3.1 Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ

Tại Sở Giao dịch, các chi nhánh và phòng giao dịch, khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết.Và việc này được thực hiện bởi nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O) hoặc nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR).

2.3.2 Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A) (tại trung tâm định giá tài sản trực thuộc Hội sở) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố.

Nhân viên A/A sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã thẩm định tài sản đảm bảo Và nhân viên A/O cũng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định về tư cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm: việc kiểm tra hồ sơ pháp lý (chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế,quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp nhân,…), kiểm tra lịch sửvay - trả của khách hàng kể cả với các ngân hàng khác qua Trung tâm thông thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) để đánh giá uy tín của khách hàng, đồng thời kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng thông qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp (những thông tin này sẽ được phân tích và tính toán thành các nhóm chỉ tiêu như: Khả năng tạo ra lợi nhuận, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, cơ cấu nguồn vốn tài trợ và cuối cùng là khả năng thanh toán của khách hàng) để từ đó đánh giá một cách chính xác năng lực tài chính của khách hàng, đồng thời tiến hành phân tích phương án vay vốn trên các mặt: phương án sản xuất kinh doanh có phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã đăng ký không? Tính khả thi và hiệu quả dự kiến của phương án trên, nguồn trả nợ cho phương án vay đó có phù hợp và đảm bảo không? Việc thẩm định phương án vay vốn để đạt được hiệu quảcao đòi hỏi nhân viên A/O phải có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và có kiến thức nhất định trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau để có được những nhận định chính xác về tính khả thi cũng như hiệu quả của mỗi phương án Ngoài ra nhân viên A/O còn phải cập nhật những thông tin về khách hàng vô phần mềm chấm điểm tín dụng nhằm để đảm bảo tính khách quan trong việc xem xét tư cách khách hàng

2.3.3 Quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng

Sau khi hoàn thành tờ trình thẩm định khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hành trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng.Sau đó, nhân viên A/O sẽ tiến hành photo hồ sơ gởi cho thư ký Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng (để Thư ký gửi đến các thành viên Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng) Tại buổi họp Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng, nhân viên A/O sẽtrình bày với các thành viên về nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà khách hàng đã đề nghị Các thành viên Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng sẽ trực tiếp phỏng vấn các vấn đề có liên quan đến khách hàng vay đối với nhân viên A/O Sau khi các thành viên đã trao đổi và thống nhất ý kiến cho vay hay không cho vay và các điều kiện cần thiết khi được cho vay,Thư ký sẽ lập biên bản họp ghi nhận lại các ý kiến thống nhất của các thành viênBan tín dụng/Hội đồng tín dụng và sau đó sẽ lập phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho nhân viên A/O Tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng quyết định cho vay hoặc không cho vay, nhân viên A/O hoặc nhân viên Loan CSR phải thông báo kết quả cho khách hàng

2.3.4 Hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo

Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng, nhân viên A/O chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho nhân viên Loan CSR để chuẩn bị hồ sơ giải ngân Nhân viên Loan CSR tiến hành chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo kèm phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho Nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO).Nhân viên LDO chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo cho khoản vay.

2.3.5 Nhận và quản lý tài sản đảm bảo

Khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục pháp lý về tải sản đảm bảo nợ vay, nhânviên LDO sẽ tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cốtheo quy định

2.3.6 Lập Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ

Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng đã được thực hiện hoàn tất, nhân viên Loan CSR tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ, chuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký

2.3.7 Tạo tài khoản vay và giải ngân

Căn cứ vào Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ, nhân viên Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng

Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ thông tin và kết nối về tài sản đảm bảo, nhân viên Loan CSR phối hợp với nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay. Sau đó, nhân viên giao dịch (Teller) sẽ thực hiện giải ngân cho khách hàng.

Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan sẽ được nhân viên Loan CSR thực hiện theo quy định

2.3.9 Kiểm tra, theo dõi khoản vay - thu nợ gốc và lãi vay

Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, nhân viên A/O và Loan CSR sẽ thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng thông qua màn hìnhTCBS (The Complete Banking Solution) hoặc bảng kê các khoản nợ gốc, lãi vay đến hạn phát sinh trước ngày năm (5) hàng tháng Nhân viên Loan CSR có trách nhiệm soạn thư báo nợ gốc và lãi vay đến hạn Nhân viên A/O và Loan CSR tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ và đề xuất ý kiến xử lý khi nhận thấy khách hàng có dấu hiệu bất ổn trong thanh toán hoặc có những thay đổi làm ảnh hưởng đến khoản vay.

Nhân viên A/O phải kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập, công nợ của khách hàng sau khi giải ngân để đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích Khi kiểm tra, nhân viên A/O phải lập Biên bản kiểm tra (theo mẫu) Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc tình hình hoạt động ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng thì nhân viên A/O tiến hành lập tờ trình báo cáo và đề xuất hướng xử lý trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình.

2.3.10 Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Khi có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ), khách hàng phải gửi Giấy đề nghị (theo mẫu) cho ngân hàng theo thời gian đã quy định trong Hợp đồng tín dụng Căn cứ giấy đề nghị này, nhân viên A/O sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng Sau đó lập tờ trình thẩm định khách hàng, trong đó phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ và nêu rõ lý do gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trảnợ và ý kiến đề xuất đồng ý hoặc không đồng ý, trình Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng xét duyệt (trình tự hồ sơ gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ giống như bước quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng)

Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng phê duyệt gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợtheo hình thức duyệt ngay trên tờ trình hoặc lập Biên bản họp (theo mẫu)

Trường hợp đồng ý gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, trong Biên bản họp phải nêu rõ: thời hạn gia hạn, lãi suất gia hạn, phương thức thanh toán trong thời gian gia hạn/thay đổi kỳ hạn/số tiền trả mỗi kỳ hạn Sau khi nhận được phê duyệt đồng ý, nhân viên Loan CSR tiến hành cập nhật, điều chỉnh thông tin thay đổi trên TCBS và lập Phụ lục Hợp đồng tín dụng sửa đổi, bổ sung (theo mẫu).

Trường hợp không đồng ý hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, nhân viên A/O phải làm thủ tục chuyển khoản vay sang nợ quá hạn

Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

2.4.1 Nguyên nhân rủi ro thuộc về phía chi nhánh

Những Tổ chức tín dụng được quản lý tốt thường thực hiện phân tích các khoản cho vay đã gây ra tổn thất cho ngân hàng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm. Để phân tích chính xác nguyên nhân gây ra tổn thất, Tổ chức tín dụng phải thu thập đầy đủ thông tin về chính sách cho vay, chứng từ cho vay, cán bộtín dụng giải quyết hồ sơ, tình hình biến động của khách hàng, quá trình kiểm tra giám sát vốn vay,… Sau đây là những trường hợp sai sót trong quy trình cấp tín dụng:

2.4.1.1 Thông tin tín dụng không đầy đủ và chính xác

Thông tin tín dụng đầy đủ và chính xác là yếu tố quyết định để đánh giá khảnăng trả nợ và thiện chí trả nợ của người vay, đồng thời là cơ sở để mở rộng tín dụng Trong hồ sơ tín dụng của khách hàng, Tổ chức tín dụng cần phải có các thông tin rõ ràng, đặc biệt là các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,… Và thông tin tín dụng cũng cần minh chứng cụ thể mục đích, yêu cầu vay, kế hoạch dự định và nguồn chi trả, báo cáo tiến độ và giám sát

Trong quá trình cấp tín dụng, rủi ro phát sinh phần lớn là do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay; từ đó dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm Cụ thể như là:

- Nhân viên A/O thiếu năng lực thẩm định, lười biếng thu thập thông tin về khách hàng và đôi khi hoàn toàn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin và thiếu sự phân tích tính hợp lý của thông tin nên tờ trình thẩm định khách hàng được trình bày rất suôn sẻ theo các khuôn mẫu có sẵn và chứa đựng các thông tin có lợi cho khách hàng

- Về phía người xét duyệt cho vay, do khối lượng hồ sơ vay cần được xét duyệt quá nhiều nên không có nhiều thời gian đọc kỹ tờ trình thẩm định, do cảm thấy an tâm khi đọc những thông tin về tài sản đảm bảo, do quá tin tưởng vào những thông tin mà nhân viên A/O đưa ra và sự kiểm tra của cấp dưới mà quyết định xét duyệt cho vay Đồng thời, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, do hoạt động kiểm toán chưa phát triển và tính minh bạch về tài chính còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó, do công tác kế toán và báo cáo tài chính chưa thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật nên các Tổ chức tín dụng thường gặp nhiều khó khăn về tính chính xác của thông tin do khách hàng cung cấp

2.4.1.2 Lạm dụng tài sản thế chấp

Do thiếu thông tin trung thực về khách hàng nên ngân hàng luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.Tuy nhiên, dần dần ngân hàng trở nên dựa dẫm quá nhiều vào tài sản thế chấp thay vì đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh nên sẽ dễ dẫn đến tâm lý ỷ lại và khi ấy sẽ dễ mắc sai lầm chủ quan Nhiều nhân viên A/O, ngay cảnhững người xét duyệt cho vay quan niệm rằng có tài sản đảm bảo là an toàn cho khoản vay Điều này rất nguy hiểm vì khoản vay cần được trả nợ bằng dòng tiền tạo ra bởi phương án sản xuất kinh doanh chứ không phải bằng tiền bán tài sản thế chấp Tài sản thế chấp chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến mà thôi Hơn nữa, nếu rủi ro xảy ra thì ngân hàng cũng sẽ gặp những khó khăn trong quá trình xử lý tài sản thế chấp để thu nợ, chẳng hạn như là: nếu không thỏa thuận được việc xử lý tài sản với chủ tài sản thì ngân hàng không thể tự xử lý được, việc bán tài sản đảm bảo cũng đòi hỏi ngân hàng thực hiện hàng loạt các thủ tục rườm rà, thực hiện chậm và thậm chí giá trị tài sản thanh lý sau cùng thu về có thể thấp hơn giá trị nợ phải thu hồi,…

2.4.1.3 Thiếu kiểm tra giám sát vốn vay

Trong thời gian cho vay, Tổ chức tín dụng cần thực hiện đầy đủ việc kiểm tra giám sát khoản vay để có thể nắm được những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay không? tài sản đảm bảo có được quản lý tốt hay không? Để bảo đảm được khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng Vì vậy, đây là trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung Tuy nhiên, trong thời gian qua, Ngân hàng Vietinbank Đông Anh chưa thực hiện tốt công tác này, nguyên nhân là:

- Do chạy theo thành tích “chỉ tiêu dư nợ” nên cán bộ tín dụng ưu tiên giải quyết các hồ sơ mới và do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng nên cán bộtín dụng chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay

- Mặc dù Ngân hàng Vietinbank Đông Anhcó quy định rõ về việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay nhưng vẫn còn lỏng lẻo trong việc kiểm soát sự tuân thủ của nhân viên tín dụng, vì thế các nhân viên tín dụng đã không thực hiện đầy đủ quy định này hoặc nếu có thực hiện thì cũng chỉ mang tính hình thức, đối phó bằng cách gửi biên bản kiểm tra cho khách hàng ký mà thực tế lại không kiểm tra tại đơn vị hoặc chỉ làm biên bản kiểm tra khi có sự kiểm tra của kiểm toán nội bộ của ngân hàng và khi có sự thanh tra của Ngân hàng Nhà nước nên dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc gặp khó khăn về tài chính mà vẫn tiếp tục giải ngân cho khách hàng trong hạn mức tín dụng đã cấp trước đó, do vậy việc kiểm tra giám sát sẽ không hiệu quả vì thiếu thông tin vềnhững sự cố của khách hàng vay nên những khoản vay lúc khởi đầu vẫn tốt nhưng sau đó trở thành các khoản vay có vấn đề và thua lỗ

2.4.1.4 Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng

Kiểm soát nội bộ ngân hàng là tổng thể hệ thống các văn bản và các quy định về Ngân hàng, các cơ chế kiểm soát được cài đặt trong tất cả các nghiệp vụthuộc hệ điều hành của ngân hàng, hệ thống thông tin báo cáo để kiểm soát hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm soát rủi ro có thể phát sinh trong quy trình nghiệp vụ và hoạt động của ngân hàng

Kiểm soát nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra Ngân hàng Nhà nước ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh Kiểm soát nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống thắng này phải càng an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới Nếu làm tốt, công tác này sẽ trở thành lá chắn thứ nhất đảm bảo an toàn cho ngân hàng

Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát nội bộ của ngân hàng Vietinbank Đông

Anhtrong thời gian qua chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng Công tác này chưa thực hiện đúng nhiệm vụ của nó mà mang nặng tính hình thức.Các báo cáo kiểm soát nội bộ thường chỉ là tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu từ báo cáo của bộphận tín dụng nên chưa thể hiện được tính độc lập, tính kiểm tra và cảnh báo của mình Nguyên nhân là do lãnh đạo Ngân hàng Vietinbank Đông Anhchưa thực sự chú trọng đến công tác này và do thiếu nhân sự có đủ trình độ chuyên môn để thực hiện Nhân sự của Ban Kiểm soát nội bộ thường được tuyển dụng từ nguồn cán bộ tín dụng nhưng do tính chất va chạm và nhạy cảm của công việc này nên các cán bộ tín dụng thường từ chối thuyên chuyển công tác Còn nguồn nhân sựtừ ngành kiểm toán thì thường không am hiểu sâu về công tác tín dụng nên gặp khó khăn trong công việc Do đó, kiểm soát nội bộ của ngân hàng khó có thể có những nhận định đúng về thực trạng tín dụng của ngân hàng

2.4.1.5 Năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế

Hiện nay, hàng loạt các ngân hàng cổ phần ra đời, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng kéo theo là cạnh tranh nguồn nhân lực Để mởrộng mạng lưới hoạt động phục vụ cho tốc độ tăng trưởng nhanh, ngân hàng Vietinbank Đông Anhcũng đã có chính sách thu hút lao động Tuy nhiên, việc tuyển dụng laođộng đa phần là từ nguồn cán bộ mới ra trường nên chưa đủ kinh nghiệm đểthực hiện việc thẩm định cho vay, chưa nhận thức được đầy đủ về yêu cầu và tính phức tạp của công tác tín dụng trong môi trường mới Họ chưa đáp ứng được những đòi hỏi của cơ chế thị trường, cũng như khả năng và trình độ đánh giá đúng hiệu quả và mức độ rủi ro của phương án, dự án còn yếu kém Không nhận biết được những dấu hiệu rủi ro đôi khi xuất hiện ngay từ giai đoạn tiếp xúc khách hàng.Chưa chấp hành đầy đủ quy trình, quy chế nghiệp vụ tín dụng đã ban hành, công tác thẩm định không kỹ về các mặt.

Bên cạnh đó, do khối lượng công việc ngày càng quá tải dẫn đến nguy cơ không kiểm soát được toàn diện và đầy đủ tình hình khách hàng mà mình đang phụ trách Ngoài ra, tại Ngân hàng Vietinbank Đông Anh, số nhân viên nghỉ việc bình quân hàng năm là 3%, mà trong đó đến hơn phân nữa là nhân viên tín dụng do đó áp lực công việc cho các nhân viên tín dụng còn lại là rất nặng nề

Ngoài nguyên nhân về năng lực chuyên môn thì vấn đề đạo đức của nhân viên tín dụng cũng là nguyên nhân gây rủi ro cho hoạt động tín dụng Dù nhân viên tín dụng, những người liên quan đến công tác thẩm định, cho vay đã rất tận tâm nhưng cũng không thể tránh được hoàn toàn rủi ro Vì một nguyên nhân khách quan là không phải khách hàng nào vay vốn ngân hàng cũng kinh doanh có hiệu quả Và ở đâu chú trọng đến công tác tín dụng, luôn tuân thủ các quy trình từ xét duyệt cho vay, kiểm tra giám sát việc sử dụng tiền vay, thu hồi nợ, xử lý nợ, luôn nêu cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ thì ở đó, chất lượng tín dụng cao và kiểm soát tốt, giảm thiểu rủi ro Ngược lại, ở đâu sựquan tâm chú trọng không đầy đủ đúng mức thì ở đó chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao Và qua kết luận của kiểm tra, kiểm toán nội bộ các ngân hàng, thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, nhiều món vay kém chất lượng, tồn đọng không có khả năng thu hồi và có nguy cơ mất trắng đều có nguyên nhân thẩm định sơ sài, hồ sơ có vấn đề, thiếu kiểm tra kiểm soát Điều đó một phần là do năng lực của cán bộ liên quan, nhưng một phần không nhỏ gây nên tình trạng đó là một bộ phận cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định,…liên quan đến công tác cho vay bị sa sút về phẩm chất, đạo đức, thiếu trách nhiệm

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIETINBANK

Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Vietinbank trong thời gian tới Định hướng phát triển kinh doanh trong hoạt động tín dụng là một phần của định hướng chiến lược kinh doanh chung của toàn Ngân hàng Định hướng hoạt động tín dụng được ban hành trong từng giai đoạn trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung của Ngân hàng Vietinbank và được thể hiện bằng các mục tiêu cụthể cho phù hợp với tình hình thị trường và tình hình hoạt động thực tế của Vietinbank

3.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh trong thời gian tới

Môi trường hoạt động năm 2012 sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng rất phức tạp, tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các ngân hàng Trên thế giới, kinh tế

Mỹ suy thoái diện rộng, kéo theo thâm hụt thanh khoản toàn cầu, ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của Việt Nam, gây khó khăn cho việc huy động vốn từnước ngoài, đồng thời đưa giá vàng vào xu thế tăng giảm thất thường Trong nước, các biện pháp đảm bảo tăng trưởng và kiềm chế lạm phát sẽ làm hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu nhiều sức ép và khó khăn.Sẽ có nhiều ngân hàng mới, bao gồm cả các ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường và cạnh tranh về thị phần, đặc biệt là thị phần huy động và cho vay sẽ quyết liệt hơn Thịtrường chứng khoán và thị trường bất động sản sẽ ngày càng quy củ hơn và tiếp tục sẽ là nơi thu hút đầu tư xã hội Trong năm 2012, Vietinbank tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh xoay quanh 5 mục tiêu:

- Tăng trưởng nhanh và bền vững;

- Kiểm soát rủi ro tốt để đảm bảo an toàn;

- Duy trì cấu trúc tài chính lành mạnh;

- Chuẩn bị nhân lực kế thừa;

- Hoàn thiện văn hóa công ty Để thực thi chiến lược này, năm 2011 Vietinbank phấn đấu nâng chỉ tiêu hoạt động như sau:

-Nguồn vốn huy động tăng 25%;

- Dư nợ cho vay tăng 20%;

-Lợi nhuận trước thuế tăng 20%;

-Nộp ngân sách 2.600 tỷ đồng;

- Tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đạt 10%;

- Vốn điều lệ đạt 30 ngàn tỷ đồng;

(*) Dư nợ thực hiện thực tế có thể sẽ được điều chỉnh giảm theo chỉ đạo của Ngân Nhà nước

+ Trong đó, Vietinbank Đông Anh đưa ra các tiêu chí thực hiện trong năm

VietinBank Đông Anh sẽ tiếp tục cải tiến hệ thống sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ khách hàng CN xác định một số mục tiêu chính: nguồn vốn huy động tăng 45% so với năm 2011, dư nợ cho vay tăng 10%, thu phí dịch vụ chiếm khoảng 20% lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế và trích dự phòng đạt 100% kế hoạch được giao.

Ngoài ra, Vietinbank còn thực hiện các chương trình và dự án trọng điểm, bao gồm:

- Triển khai mô hình bán hàng trực tiếp toàn hệ thống;

- Chuyển đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tách bạch vai trò kinh doanh với vận hành và tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm soát;

- Giới thiệu thêm các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiết kiệm, vay vốn và đầu tư của khách hàng;

- Tăng trưởng mạng lưới cả về số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và địa bàn hoạt động

Do môi trường kinh doanh của năm 2012 thay đổi nhanh như dự báo,Vietinbank nhận thức được yêu cầu linh hoạt trong xây dựng các chương trình hành động ngắn hạn phù hợp với diễn biến của thị trường, quyết liệt trong việc triển khai các dự án trọng điểm và tận dụng tốt cơ hội

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng trong thời gian tới

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng tại các khu vực thị trường mục tiêu của Vietinbank thông qua việc tiếp thị các sản phẩm hiện có nhằm mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực, mọi đối tượng khách hàng mà pháp luật cho phép Đẩy mạnh cho vay đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh bán lẻ đối với tư nhân cá thể, hộ gia đình, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu chung cư và khu dân cư, Đồng thời điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng, đo lường và quản trị được rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và không vượt quy định của Ngân hàng Nhà nước Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và quy trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có thông qua việc tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn giản hóa thủ tục xử lý công việc, từ đó đáp ứng một cách nhanh nhất yêu cầu của khách hàng Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng để phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng.Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác chiến lược trong lĩnh vực quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ Đồng thời, ứng dụng các chuẩn mực kế toán và quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế

Tăng cường đào tạo nhân viên tín dụng và các cá nhân khác cùng tham gia trong hoạt động cung cấp dịch vụ để bồi dưỡng kỹ năng tiếp thị, bán hàng, các kiến thức liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ hiện có và các sản phẩm/dịch vụ mới. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỹnăng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản trị rủi ro và quản trị nhân sự.

Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHTMCP Vietinbank

Như đã phân tích ở phần thực trạng hoạt động tín dụng và một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàngVietinbank nói nói riêng, rủi ro tín dụng có thể xảy ra từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ chính bản thân ngân hàng, từ khách hàng và từ cả môi trường kinh tế bên ngoài.Nhận diện được những nguyên nhân trên là điều kiện cơ bản để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.Trong giai đoạn vừa qua, Ngân hàngVietinbank đã thực hiện khá nhiều giải pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro.

Tuy nhiên, quản lý rủi ro là một quá trình liên tục trong một ngân hàng thương mại nên để hiệu quả hoạt động bền vững thì nhất thiết không ngừng đề ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý rủi ro, đặc biệt trong hoạt động tín dụng.Ngân hàng thương mại muốn giảm thiểu rủi ro cho mình nhất thiết phải có một hệ thống giải pháp chủ động ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ những nguyên nhân chủ quan nội bộ cũng như hạn chế sự ảnh hưởng từ phía khách hàng Sự chủ động này được thể hiện ngay từ khi xây dựng chính sách cho vay, quy trình cho vay, thực hiện quy trình và kể cả các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn gian lận từ phía khách hàng cũng như đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng khi khách hàng gặp rủi ro Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu phân tích việc áp dụng và hiệu quả áp dụng của các giải pháp theo trình trình tự trên

3.2.1 Xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp

Hiện nay, chính sách cho vay với các quy định cơ bản về nguyên tắc chung, điều kiện cho vay, các tỷ lệ an toàn trong cho vay vẫn đang được Ngân hàng Vietinbank thực hiện theo quy định chung của Ngân hàng Nhà nước cũng như quy định cụ thể của Ngân hàng Vietinbank Quyền chủ động trong xây dựng chính sách cho vay nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là việc xây dựng các chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng, quy mô và cơ cấu tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, khả năng quản lý và nhân lực Cụ thể, chính sách cho vay nên được xây dựng theo hướng sau:

- Về chính sách lãi suất: trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì chính sách lãi suất của một ngân hàng thương mại sẽ được xây dựng tùy thuộc vào uy tín của khách hàng, tính khả thi của hoạt động vay vốn và độ an toàn của món vay Trên cơ sở đó, chính sách lãi suất ưu đãi hoặc lãi suất linh hoạt cần được áp dụng cho những khách hàng có lịch sử vay trả sòng phẳng, có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có dự án sử dụng vốn vay khả thi cũng như có tài sản đảm bảo thích hợp. Trong chính sách về lãi suất, các ngân hàng thương mại vẫn chấp nhận cho vay những món vay có rủi ro cao (ví dụ thiếu hoặc không có tài sản đảm bảo,…) với mức lãi suất cao vượt trội để nâng cao lợi nhuận Tuy nhiên, cần phải giới hạn hình thức này trong một tỷ lệ nhất định đểtránh rủi ro quá lớn.

- Về chính sách khách hàng: việc xây dựng một chính sách khách hàng là điều cần thiết nhất là trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau như hiện nay nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới theo hướng đa dạng hóa thành phần từ cá nhân đến tổ chức kinh tế để vừa mở rộng thị phần, vừa phân tán rủi ro Để thực hiện tốt chính sách khách hàng, có thể sử dụng một số biện pháp sau:

+ Chuyển đổi cơ cấu khách hàng theo hướng tích cực để xóa bỏ tình trạng bị động vào một số lượng khách hàng nhất định Cần tiến hành phân loại khách hàng theo các tiêu chí như: tiền gửi thanh toán, chất lượng tiền vay,…để áp dụng giá vốn huy động phù hợp, có chính sách động lực đối với khách hàng lớn

+ Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý của từng nhóm khách hàng để hoàn thiện chính sách huy động vốn kết hợp lãi suất và chính sách chăm sóc khách hàng cho phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm tăng tính ổn định của nguồn vốn + Thường xuyên tiến hành trao đổi, tham khảo, đóng góp ý kiến giữa ngân hàng và khách hàng để có thể tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và ngân hàng cũng như giúp ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn

+ Xây dựng chính sách giá khép kín nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng kết hợp nhiều sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Vietinbank như: dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ chi hộ lương, dịch vụ ngân quỹ,… + Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ ngân hàng Đây là biện pháp hiệu quả trong việc thu hút và sử dụng vốn của ngân hàng, qua đó cũng nâng cao năng lực của ngân hàng Chất lượng phục vụ bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan đến khách hàng chẳng hạn như là: thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tư vấn cho khách hàng hiệu quả, phong cách, thái độ giao tiếp tốt để làm vừa lòng khách hàng, nơi giao dịch sạch sẽ, thuận tiện,…

- Về chính sách sản phẩm tín dụng: sự đa dạng của sản phẩm tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung của ngân hàng thương mại, vừa mởrộng, đa dạng khách hàng, lĩnh vực đầu tư, mở rộng quy mô tín dụng sẽ góp phần phân tán và hạn chế rủi ro tín dụng nếu hệ thống sản phẩm được thiết kếchặt chẽ

- Về chính sách đối với tài sản đảm bảo: tài sản đảm bảo là nguồn thu thứcấp để thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra, vì vậy cần phải có quy định cụ thể hơn về việc định giá tài sản đảm bảo chẳng hạn như là việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần khách quan, có khả năng chuyển nhượng, có đủ điều kiện pháp lý và tính khả mại.Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn thì cần xem xét định giá lại tài sản Đồng thời, cần thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá Ngoài ra, ngân hàng cũng nên kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác trong việc xử lý tài sản đảm bảo và kết hợp các biện pháp bảo hiểm tài sản thế chấp mà người thụ hưởng là ngân hàng.

3.2.2 Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay

Quy trình cho vay đang được áp dụng tại Ngân hàng Vietinbank được xây dựng khá khoa học và chặt chẽ Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn, thu hồi vốn sau khi cho vay vẫn còn lỏng lẻo Để quy trình này đạt được hiệu quả thì cần phải thực hiện chặt chẽ ở các giai đoạn sau:

Giai đoạn kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng.

Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín dụng chủ yếu dựa trên hai nguồn thông tin là từ khách hàng và từ thông tin nội bộ trên mạng của ngân hàng Nhân viên tín dụng cần phải tận dụng toàn bộ nguồn thông tin này để có được nhận định chính xác vềkhách hàng vay.Vì nguồn thông tin do chính khách hàng cung cấp có thể tính chính xác không cao, đặc biệt trong trường hợp khách hàng cố ý làm sai nên để tránh gặp phải rủi ro thông tin, ngân hàng cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đủ chức năng để đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp (ví dụ: cơ quan thuế,…) và áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp, khách hàng vay và một số đối tượng có liên quan, đồng thời sử dụng triệt để nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) để nắm bắt tính xác thực của thông tin

Một rủi ro khác có thể xảy ra ở giai đoạn này là sự chủ quan hoặc cố ý đưa ra nhận định chủ quan của cán bộ tín dụng trong việc nhận xét về năng lực tài chính của khách hàng Do đó, hiện nay Ngân hàng Vietinbank đang áp dụng phần mềm chấm điểm để xếp loại doanh nghiệp và cá nhân vay vốn để có cơ sởcho vay cũng như quyết định lãi suất Tuy nhiên, hiện nay phần mềm này vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn vì biểu chấm điểm cũng như xử lý thông tin còn hẹp, cho ra những kết quả xếp loại chưa thực sự thuyết phục Hệ thống chấm điểm tín dụng, xếp loại doanh nghiệp, cá nhân vay vốn này cần được cải tiến mở rộng thang điểm, tăng chỉ tiêu thông tin để đạt được hiệu quả sử dụng cao hơn

Giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ.

Khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án.Vì nếu vốn tự có tham gia vào càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn, họ sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư vào kế hoạch kinh doanh sắp tới Để dự án mang lại hiệu quả và có nguồn trả nợ cho ngân hàng thì:

+ Tỷ lệ vốn tự có /vốn vay > 1;

+ Lãi ròng sau thuế và khấu hao > Tổng nợ đến hạn phải trả.

Ngoài ra, khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản suất kinh doanh của khách hàng vay để xem xét hiệu quả vốn tín dụng Quá trình này phải kết hợp với nguyên nhân khách hàng vay, đánh giá được các phương diện: rủi ro do ngành, rủi ro do kinh doanh,…và nên được thực hiện dựa trên các chỉ tiêu như: khả năng sinh lời, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn và khả năng thanh toán

Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và Chính Phủ

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.1.1 Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành

Nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các ngân hàng thương mại thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các ngân hàng thương mại có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro

Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng thương mại, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các ngân hàng thương mại vềviệc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp,gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại

Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản Nên có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của Tổ chức Tín dụng, của cơ quan Công an, của Chính quyền cơ sở, của Sở Tài nguyên Môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án

Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các ngân hàng thương mại áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác Đồng thời, tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ trên để giúp các ngân hàng thương mại vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

3.3.1.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát

Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp

Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được ngân hàng thương mại, thể hiện được vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các ngân hàng thương mại Cần xây dựng phương án bổ sung hoặc hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi nghiệp vụ

Cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát chuẩn về nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thông tin vềchính sách, pháp luật, thị trường để một mặt thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại, mặt khác có thể đưa ra các nhận định, kết luận giúp ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động

Ngân hàng Nhà nước phải theo dõi chặt chẽ việc sửa đổi, bổ sung những kiến nghị của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra

Hiện nay hoạt động thanh tra ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động của ngân hàng và đánh giá về sự an toàn của ngân hàng thương mại Về việc đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các ngân hàng thương mại thì Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện việc này một cách có hệ thống, chưa có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá này và chưa thực sự đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát rủi ro của các ngân hàng thương mại qua các cuộc thanh tra Vì vậy, để thanh tra Ngân hàng Nhà nước thực hiện được vai trò đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của ngân hàng thương mại, cần phải xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro khi thực hiện thanh tra, nội dung hoạt động ngoài thanh tra tuân thủ cần có sự giám sát, theo dõi rủi ro và tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của Thanh tra ngân hàng thông qua mạng thông tin trực tuyến với các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, điều này đòi hỏi công nghệ cao và quy chếnghiêm ngặt về bảo mật thông tin để bảo vệ bí mật kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

3.3.1.3 Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

Một trong những bộ phận được ngân hàng thương mại sử dụng là Trung tâm thông tin tín dụng (mạng CIC).Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện quản trị rủi ro tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác.

Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các Tổchức Tín dụng càng giảm Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung tâmthông tin tín dụng là rất cần thiết chẳng hạn như là: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các Tổ chức

Tín dụng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các ngân hàng thương mại Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê khô khan cho các ngân thương mại tham khảo

Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từCIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng Nhà nước cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các ngân hàng thương mại hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm Thanh tra Ngân hàng Nhà nước nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần phải có biện pháp khuyến khích các ngân hàng sử dụng thông tin tín dụng từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay

3.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ

Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng thương mại, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng thương mại

Ngày đăng: 28/08/2023, 13:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng - Quản trị rủi ro tín dụng tại nhtmcp công thương
Bảng 1.2 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng (Trang 14)
Bảng 1.3: Tổng số điểm của khách hàng - Quản trị rủi ro tín dụng tại nhtmcp công thương
Bảng 1.3 Tổng số điểm của khách hàng (Trang 16)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Vietinbank chi nhánh Đông Anh - Quản trị rủi ro tín dụng tại nhtmcp công thương
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Vietinbank chi nhánh Đông Anh (Trang 21)
Bảng 2.1: Tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank - Quản trị rủi ro tín dụng tại nhtmcp công thương
Bảng 2.1 Tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank (Trang 23)
Bảng 2.2: Các hoạt động dịch vụ của chi nhánh - Quản trị rủi ro tín dụng tại nhtmcp công thương
Bảng 2.2 Các hoạt động dịch vụ của chi nhánh (Trang 27)
Bảng 2.3: Bảng số liệu KQKD của Chi nhánh - Quản trị rủi ro tín dụng tại nhtmcp công thương
Bảng 2.3 Bảng số liệu KQKD của Chi nhánh (Trang 28)
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ của Vietinbank Đông Anh qua các năm - Quản trị rủi ro tín dụng tại nhtmcp công thương
Bảng 2.6 Tình hình dư nợ của Vietinbank Đông Anh qua các năm (Trang 33)
Bảng 2.7: Bảng số liệu về nợ quá hạn phân theo mức độ bảo đảm - Quản trị rủi ro tín dụng tại nhtmcp công thương
Bảng 2.7 Bảng số liệu về nợ quá hạn phân theo mức độ bảo đảm (Trang 36)
Bảng 2.8: Bảng số liệu thực trạng nợ quá hạn có khả năng thu hồi - Quản trị rủi ro tín dụng tại nhtmcp công thương
Bảng 2.8 Bảng số liệu thực trạng nợ quá hạn có khả năng thu hồi (Trang 37)
Bảng 2.9: Bảng nợ xấu theo thành phần kinh tế - Quản trị rủi ro tín dụng tại nhtmcp công thương
Bảng 2.9 Bảng nợ xấu theo thành phần kinh tế (Trang 38)
Bảng 2.10: Bảng nợ xấu theo thời gian khoản vay - Quản trị rủi ro tín dụng tại nhtmcp công thương
Bảng 2.10 Bảng nợ xấu theo thời gian khoản vay (Trang 40)
Bảng 2.11: Bảng số liệu khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của chi nhánh - Quản trị rủi ro tín dụng tại nhtmcp công thương
Bảng 2.11 Bảng số liệu khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của chi nhánh (Trang 41)
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIÊT TẮT - Quản trị rủi ro tín dụng tại nhtmcp công thương
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIÊT TẮT (Trang 74)
w