Trong những di sản của Người, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện Đảng cầm quyền là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong toàn bộ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ HỒ CHÍ MINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS Phạm Ngọc Anh
HÀ NỘI-2016
Trang 2CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGS, TS Lưu Văn An
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Ngọc Anh Tài liệu và số liệu trích dẫn trong đề tài là hoàn toàn trung thực và đáng tin cậy Kết quả nêu trong luận văn không trùng lặp với những công trình đã được công bố trước đây
Tác giả luận văn
NGUYỄN THỊ KHUY
Trang 4MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN – NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN 11
1.1 Một số khái niệm 11
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền 14
1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục đích lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền 24
1.4 Phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền theo Hồ Chí Minh 30
1.5 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong sạch, vững mạnh 35
1.5.1 Sự cần thiết phải xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong sạch, vững mạnh theo quan điểm Hồ Chí Minh 35
1.5.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong sạch, vững mạnh 42
Chương 2: GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN 73
2.1 Giá trị lý luận 73
2.2 Giá trị thực tiễn 88
KẾT LUẬN 120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
TÓM TẮT LUẬN VĂN 128
Trang 51 Lý do l ựự ự a c họ ọọ n đđề đ ềề t à i
Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân một tài sản vô giá về tư tưởng, tấm gương đạo đức, lối sống, về phong cách lãnh đạo, tác phong làm việc, tác phong quần chúng và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người Trong những di sản của Người, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện Đảng cầm quyền là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong toàn
bộ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, đặc biệt trong điều kiện Đảng cầm quyền, là một hệ thống quan điểm toàn diện và phong phú, thể hiện sự vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết về xây dựng đảng của chủ nghĩa Mác – Lênin
Những di sản tư ưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền đã được thực tiễn kiểm nghiệm là một sự phát triển độc đáo, một sáng tạo mới góp phần làm phong phú, hoàn chỉnh lý luận xây dựng Đảng kểu mới của giai cấp công nhân Những quan điểm của Người về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, vừa là cơ sở lý luận, nền tảng cho công tác xây dựng Đảng ta trong mọi thời kỳ cách mạng; vừa có sức cảm hóa để xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, tiếp tục xứng đáng là một Đảng cách mạng chân chính tiên phong của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động trong sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa thành công
Quan điểm xuyên suốt toàn bộ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền là: Trong bất cứ giai đoạn nào, Đảng cũng phải là một tổ chức cách mạng chân chính, tiêu biêu cho trí tuệ, đạo đức, lương tâm, danh dự của dân tộc và thời đại Sự ra đời của Đảng như là một tất yếu lịch sử, là bởi vì lịch sử dân tộc có nhu cầu, vì Đảng đáp ứng được yêu cầu tất yếu của sự phát triển của cả dân tộc, vì nhân dân cần một Đảng tiên phong dẫn đường Khi đã trở thành Đảng cầm quyền, Đảng càng phải chú ý
Trang 6hội chủ nghĩa Việt Nam
Qua các kỳ đại hội, Đảng cũng đã chỉ rõ Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi mà còn diễn biến phức tạp hơn Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng Bên cạnh đó, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều phức tạp, chúng ta kiên quyết đấu tranh giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Âm mưu “diễn biến hòa bình”, hoạt động phá hoại, gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch ngày càng diễn ra tinh xảo hơn nhằm phá hoại chế độ, Nhà nước và Đảng ta Đó là những nguy cơ, thách thức của thời đại đối với Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, đòi hỏi Đảng phải đủ mạnh để chống lại những nguy cơ đó Trong bối cảnh như vậy, chúng
ta càng thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
có sức sống bền vững, là kim chỉ nam cho Đảng ta xây dựng Đảng trong sạch Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cùng với công cuộc đổi mới đất nước và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay Việc đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng, giữ vững bản chất giai cấp của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới là một vấn đề hết sức quan trọng, cần thiết, quyết định
sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước Nên, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền cần được nghiên cứu sâu săc để vận dụng, phát triển và bổ sung cho phù hợp trong bối cảnh hiện nay Vì trong toàn bộ di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, thì tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, to lớn, mà việc thực hiện tư tưởng đó hiện nay đang có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của Đảng và chế độ ta
Trang 7cũng như xuất phát từ thực trạng nguy cơ thoái hóa biến chất của đảng cầm
quyền hiện nay, tác giả lựa chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền” làm luận văn tốt nghiệp, với mong muốn
góp phần nhỏ bé vào việc làm rõ thêm cống hiến sáng tạo, giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, về công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh,về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền nói riêng ở nước ta cho đến nay đã có nhiều công trình, đề tài khoa học trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền một cách đầy đủ, trọn vẹn thì chưa có nhiều công trình Song, trong khuôn khổ của đề tài, tác giả nêu một số công trình tiêu biểu của một số tác giả tiêu biểu và chia làm hai mảng sau:
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu có liên quan đến tư tưởng
Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Đảng Cộng sản cầm quyền
- Trong cuốn sách, Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1996, của PGS.Trần Đình Huỳnh
(chủ biên) phản ánh khá rõ những điều cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam với cương vị là Đảng cầm quyền, với nội dung khá phong phú như: Về Đảng cầm quyền; Đề phòng nguy cơ thoái hóa biến chất khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu khá công phu tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền và cung cấp cho chúng ta nhiều tri thức về Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện Đảng cầm quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 8cầm quyền; Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân; Đảng phải lãnh đạo xây dựng Nhà nước của dân,
do dân, vì dân; Đảng cầm quyền phải biết tìm ra và tuân theo một quy trình nghiêm ngặt để định ra đường lối, quyết sách chiến lược đúng đắn, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh, hiểm trở để giành thắng lợi Theo tác giả, vấn đề Đảng cầm quyền “là nội dung trọng yếu trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về Đảng”
Tóm lại, “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền” của tác giả Trần Đình Huỳnh là một công trình nghiêm túc, đầy tâm huyết và là cuốn sách rất đáng trân trọng trong việc làm tài liệu phụ vụ giảng dậy, nghiên cứu
và học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Một công trình nghiên cứu khá công phu về Đảng Cộng sản Việt
Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là cuốn sách, Một số vấn đề trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội -
2005, của hai tác giả PGS.TS.Phạm Ngọc Anh – PGS.TS.Bùi Đình Phong (đồng chủ biên) Cuốn sách đã trình bày khá sâu sắc quan điểm Hồ Chí Minh Đảng Cộng sản Việt Nam về cả lý luận và thực tiễn, từ sự ra đời của Đảng đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay Nội dung cuốn sách khá phong phú Đó là, quan niệm của Hồ Chí Minh
về sự ra đời và vai t lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Quan niệm của
Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam; Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản cầm quyền…
- Cuốn sách, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1995, của PGS.TS.Mạch Quang Thắng Cuốn sách đã tập trung làm sáng tỏ những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam và một số vấn đề đổi mới chỉnh đốn Đảng theo tư
Trang 9tưởng Hồ Chí Minh Tác giả đã trình bày các nội dung cụ thể, từ quy luật ra đời, bản chất giai cấp của Đảng, các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đoàn kết thống nhất trong Đảng, về quan hệ giữa Đảng với dân, về tư cách cán bộ đảng viên, về kiểm tra kỷ luật Đảng
- Một cuốn sách nghiên cứu sâu ở góc độ văn hóa Đảng theo tư tưởng Hồ
Chí Minh Đó là cuốn sách, Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Đảng, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2007, của PGS.TS.Phạm Ngọc Anh (chủ biên) Cuốn sách góp phần rất to lớn vào việc tìm hiểu kỹ hơn, sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Đảng nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung Cuốn sách đã giúp người đọc hiểu một cách cụ thể hơn những quan điểm mang tính tổng quát về văn hóa Đảng và những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Đảng Nội dung cuốn sách đã dành một phần để đề xuất phương hướng, quan điểm, nội dung, giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa Đảng ở nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuốn sách Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng thiên tài, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội – 2011, của GS.Trần Nhâm Đây là một công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh khá công phu, tập trung phân tích một cách toàn diện một
số vấn đề lý luận cơ bản như: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh Các vấn đề chiến lược và sách lược cách mạng… Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền là một nội dung
được tác giả tập trung nghiên cứu sâu sắc và cũng là trung tâm của cuốn sách
Đó là, tư duy về mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; Tư duy về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thành một Đảng trí tuệ, một Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân
- Có một số luận văn, luận án, bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành đề cập đến chủ đề này theo các góc độ tiếp cận khác nhau, nhất
là từ phương diện chính trị học, xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước
Trang 10Thứ hai, những công trình nghiên cứu có liên quan đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản cầm quyền vào công tác xây dựng Đảng ở nước ta
- Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền (2002), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, của PGS.Lê Văn Lý (chủ biên) Công trình này là kết quả của đề tài khoa học mang mã số: KHXH 05.01 là một trong bảy đề tài thuộc chương
trình khoa học cấp Nhà nước: “Tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mã số: KHXH 05 Nội dung cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền làm rõ chủ đề, cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh có giá trị to lớn, dẫn đường cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong những thập kỷ qua, góp phần đắc lực vào việc nâmg cao trình độ lý luận, lãnh đạo và bảo vệ Tổ quốc
- Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam
(2008), xuất bản lần thứ tư, Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội, do Đại tướng
Võ Nguyên Giáp (chủ biên) Công trình là kết quả nghiên cứu của đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” có mã số KX.02.01 thuộc chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước KX.02, giai đoạn
1991 - 1995 Đây là một đề tài có quy mô rộng lớn, nội dung rất phong phú,
do Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp làm chủ nghiệm
Trong mười chương của cuốn sách, thì chương V nghiên cứu Tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, Mặt trận và Nhà nước, trong phần “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cách mạng”, các tác giả đã trình bày khá đầy đủ nội dung về Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh Từ việc khẳng định: cách mạng muốn thành công trước hết phải có Đảng cách mệnh, đến việc phải thường xuyên xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Trang 11- Cuốn sách Một số vấn đề trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nxb Lao động - Hà Nội, của hai tác giả PGS.TS.Phạm
Ngọc Anh – PGS.TS.Bùi Đình Phong (đồng chủ biên) Cuốn sách đã dành riêng nội dung cuối cùng trong 9 nội dung để nói về việc vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh vào công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay là xây dựng Đảng trên ba mặt: Xây dựng Đảng về chính trị; xây dựng Đảng về tư tưởng; xây dựng Đảng về tổ chức
- Cuốn sách Hồ Chí Minh – nhà tư tưởng lỗi lạc (2009), Nxb Lý luận
Chính trị - Hà Nội, của GS.Song Thành Cuốn sách là một công trình nghiên cứu sâu sắc của GS về tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như cuộc đời, sự nghiệp
Hồ Chí Minh Từ đó, GS đi đến khẳng định Hồ Chí Minh xứng đáng với tầm vóc của nhà tư tưởng lỗi lạc, tư tưởng Hồ Chí Minh xứng đáng với vị trí là nền tảng tư tưởng của Đảng ta và cách mạng Việt Nam Nội dung cuốn sách khá phong phú đáp ứng được nhu cầu bạn đọc đang muốn nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh một cách có hệ thống.Trong 20 chương của cuốn
sách, chương 7 nghiên cứu về Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện Đảng cầm quyền Trong chương này, GS nghiên cứu khá sâu sắc tư
tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền với ba nội dung: Những cống hiến sáng tạo của Hồ Chí Minh vào quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Thường xuyên đấu tranh chống lại những nguy cơ đối với Đảng cầm quyền; Xây dựng Đảng ta thật sự là Đảng của đạo đức và văn minh
- Cuốn sách, Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của GS.TS.Nguyễn Phú Trọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội -
2012 Cuốn sách nghiên cứu sâu sắc về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gồm bốn phần: Phần 1: Một số vấn đề chung về Đảng và công tác xây dựng Đảng; Phần 2: Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng; Phần 3: Xây dựng Đảng
về tổ chức, cán bộ; Phần 4: Rèn luyện đạo đức, lối sống Nội dung cuốn sách
đề cập nhiều vấn đề phong phú về lý luận và thực tiễn, đúc kết những bài học,
Trang 12quan trọng về công tác xây dựng Đảng, nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh
- Cuốn sách, Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới do GS.TS Đỗ Hoài Nam (chủ biên) Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2008 Các tác giả tập trung luận giải những vấn
đề lý luận và thực tiễn cơ bản về vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế Tác giả cũng đã đưa ra một số quan điểm, nội dung và giải pháp nâng cao vị trí cầm quyền, vai trò lãnh đạo và tầm nhìn của Đảng Cộng sản Việt Nam đến 2020
- Ngoài ra còn có một số công trình khoa học: Đề tài, luận văn, luận
án, bài nghiên cứu chuyên khảo cũng đề cập đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền trong sự nghiệp đổi mới
Các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam; về Đảng cầm quyền; về xây dựng, chỉnh đốn, đổi mới Đảng đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra ở những góc độ khác nhau Song, có thể nói đến nay, vẫn có rất ít công trình nghiên cứu đi sâu
phân tích cụ thể, khái quát, làm nổi bật những quan điểm của Tư Tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và giá trị về cả lý luận và thực tiễn của những quan điểm đó Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các
kết quả của các công trình nghiên cứu đã được công bố, tác giả hy vọng luận văn của tác giả góp phần khẳng định thêm vai trò và giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, với dân tộc Việt Nam
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài hệ thống hóa và phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, khẳng định giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tư tưởng đó đối với cách mạng Việt Nam nói chung, đối với Đảng
Trang 13Cộng sản Việt Nam nói riêng không chỉ trong quá khứ mà còn cả trong hiện tại và tương lai
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nêu và phân tích các khái niệm có liên quan;
+ Làm rõ những vấn đề chung về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền theo quan điểm Hồ Chí Minh;
+ Phân tích, làm rõ nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong sạch, vững mạnh;
+ Đề tài làm rõ giá trị lý luận và giá trị thực tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
4 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
+ Những quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh thông qua các bài nói, bài viết, bài phát biểu, bài tham luận, các tác phẩm chính trị của Hồ Chí Minh
+ Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền thông qua các tác phẩm, bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh từ 1945 đến 1969, và thông qua trực tiếp Người chỉ đạo thực tiễn cách mạng Việt Nam Luận văn cũng tập trung nghiên cứu giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền ở Việt Nam, và những quan điểm đó vẫn giữ nguyên tính thời sự cho công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài sẽ triển khai trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và kế thừa kết
Trang 14quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố về Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng cầm quyền
5.2 Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp kết hợp như: lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, thống kê -
so sánh và các phương pháp khác
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm những luận
cứ khoa học cho việc nhận thức chính xác và sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh
về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong điều kiện Đảng cầm quyền Đặc biệt, trong giai đoạn đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay thì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền để phát triển đất nước, đưa đất nước tiến lên, mang lại no ấm, hạnh phúc cho nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh càng hết sức quan trọng
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 02 chương, 07 tiết
Trang 15Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CẦM QUYỀN – NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm Đảng
- Theo từ điển Tiếng Việt (2001): Đảng là phe, nhóm của nhiều người cùng một chủ nghĩa, một lý tướng, một hành động chung: Đảng Cộng sản Việt Nam [76, tr.331]
- Theo từ điển Chính trị vắn tắt (1983): Đảng là tổ chức chính trị thể hiện lợi ích của giai cấp xã hội nhất định (các đảng công nhân, tư sản, nông dân, dân chủ cách mạng, v.v.) Sự tồn tại của một đảng gắn bó với cuộc đấu tranh
để giành chính quyền thỏa mãn những lợi ích của giai cấp và đạt tới mục tiêu cuối cùng của giai cấp đó [74, tr.49]
1.1.2 Đảng chính trị (hay còn gọi là Chính Đảng)
Theo từ điển Chính trị vắn tắt (1988): Chính Đảng là bộ phận tích cực và
có tổ chức nhất của một giai cấp nào đó hoặc của một tầng lớp giai cấp ấy, thể hiện lợi ích của giai cấp và tầng lớp đó Các chính đảng xuất hiện sau khi xã hội phân chia thành các giai cấp đối lập và là hình thức cao nhất của tổ chức giai cấp Chính đảng theo đuổi những mục đích nhất định, cố gắng đạt được những những vị trí quyết định trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt chính trị và tổ chức của xã hội [75, tr.53]
1.1.3 Đảng Cộng sản
Theo từ điển Chính trị vắn tắt (1988): Các Đảng Cộng sản và công nhân mácxít là những đại biểu triệt để nhất đấu tranh cho lợi ích của giai cấp công nhân, của quần chúng lao động Các đảng đó hoạt động với tư cách là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, chủ nghĩa xã hội, hòa bình và độc lập dân tộc Ở những nước giai cấp công nhân nắm chính quyền,
Trang 16các đảng đó lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Trong những điều kiện của chủ nghĩa xã hội, của các chế độ dân chủ nhân dân và dân chủ dân tộc, tùy theo những đặc điểm lịch sử phát triển của
đất nước, có thể tồn tại chế độ một đảng hay chế độ nhiều đảng [75, tr.54] 1.1.4 Đảng cầm quyền
- Khái niệm “Đảng cầm quyền” được dùng ở các nước tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa Ở các nước tư bản, khái niệm này dùng để chỉ một đảng hay một liên minh chính trị gồm nhiều đảng đã nắm được chính quyền, điều hành đất nước trong nhiệm kỳ hiện tại của quốc hội, nhiệm kỳ của Tổng thống Ở các nước xã hội chủ nghĩa, khái niệm này được dùng trong thời kỳ từ khi Đảng Cộng sản đã giành được chính quyền, nắm được chính quyền, lãnh đạo nhân dân tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu chính trị của đảng
- Theo GS.TS.Nguyễn Phú Trọng: “Đảng cầm quyền có nghĩa là đảng lãnh đạo chính quyền, làm cho mọi hoạt động của chính quyền thể hiện và thực hiện tư tưởng, đường lối của đảng đó, phù hợp với lập trường và phục vụ cho lợi ích của giai cấp, tầng lớp mà đảng đó thực hiện” [73, tr.71]
- “Đảng cầm quyền” là khái niệm dùng trong khoa học chính trị, dùng để chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ chính quyền để điều hành, quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình
- “Đảng Cộng sản cầm quyền là đảng đã giành được chính quyền, nắm chính quyền, xây dựng và sử dụng chính quyền là công cụ mạnh mẽ, sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong quá trình lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tổ quốc, từng bước tiến đến chủ nghĩa cộng sản” [63, tr.49]
- Theo GS.TS.Nguyễn Văn Huyên, khái niệm Đảng cầm quyền được hiểu theo các nghĩa sau: Đảng cầm quyền là Đảng nắm giữ những vị trí chủ chốt của bộ máy nhà nước để kiểm soát quá trình hoạch định và thực thi chính sách quốc gia Đảng cầm quyền là Đảng lãnh đạo người của mình trong bộ máy
Trang 17nhà nước thực hiện các mục tiêu phát triển của Đảng thông qua các chính sách nhà nước [39, tr.36-37]
Như vậy, theo tác giả, khái niệm “đảng cầm quyền” để chỉ vai trò của Đảng khi đã giành được chính quyền; đảng lãnh đạo xã hội bằng chính quyền
và thông qua chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân Khi trở thành đảng cầm quyền thì các chủ trương, đường lối của đảng mới được thể chế hóa thành chính sách, pháp luật của Nhà nước và mang tính pháp lý đối với mọi công dân trong xã hội phải thực hiện
1.1.5 Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền được tính từ Cách mạng Tháng Tám năm1945 thành công, để phân biệt với thời kỳ Đảng chưa nắm được chính quyền từ 1930 đến trước tháng 9/1945
Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên và thường sử dụng thuật ngữ “Đảng cầm quyền”, Người thường sử dụng một số thuật ngữ như:
“Đảng nắm quyền”; “Đảng lãnh đạo chính quyền”; “Đảng cầm quyền” Trong
đó thuật ngữ “Đảng cầm quyền” phản ánh rõ nhất, chính xác nhất vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng
xã hội mới, xã hội chủ nghĩa, dân giàu nước mạnh
Đặc biệt trong Di Chúc, một lần nữa Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Đảng ta là
một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền là Đảng tiếp
tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân dành được quyền lực Nhà nước và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy Nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp cách mạng: độc lập thật sự cho dân tộc; đem lại tự do, dân chủ cho nhân dân; và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Trang 181.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
1.2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng cầm quyền
Ngay từ khi chuẩn bị thành lập Đảng năm 1927 và sau này nhiều lần Hồ Chí Minh khẳng định, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Đó là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi chưa có chính quyền, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền của Hồ Chí Minh Khi trở thành Đảng cầm quyền, vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng không những không đổi mà còn phải được củng cố, tăng cường hơn nữa, vì giành được chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn như V.I.Lênin đã từng nói
Giành được chính quyền, lãnh đạo chính quyền là đặc điểm chủ yếu nhất
để phân biệt sự khác nhau về chất giữa hai thời kỳ hoạt động của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Trước đây, khi chưa có chính quyền, Đảng phải hoạt động bí mật để tránh sự đàn áp, khủng bố của quân thù, bị loại khỏi vòng pháp luật Khi cách mạng Tháng Tám thắng lợi, chúng
ta giành được chính quyền, Đảng mới lãnh đạo chính quyền, ra hoạt động công khai Vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng Do vậy, giành được chính quyền có tầm quan trọng đặc biệt như mở ra cánh cửa duy nhất bước vào xã hội mới Trở thành Đảng cầm quyền là một bước nhảy vọt lớn về vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng
- Vai trò của Đảng cầm quyền, được Hồ Chí Minh chỉ rõ ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân ta giành được chính
quyền Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, và từ đó, Đảng lãnh đạo cách mạng trong điều kiện có chính quyền và Đảng lãnh đạo nhân dân một cách trực tiếp, toàn diện Chính quyền cách mạng là công cụ của nhân dân để nhân
dân thực hiện quyền làm chủ của mình
Trang 19- Khi trở thành Đảng cầm quyền, Đảng giữ vai trò lãnh đạo chính quyền Nhà nước, Mặt trận dân tộc thống nhất, các tổ chức quần chúng, các lĩnh vực đời sống xã hội, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, xây dựng đất nước từng bước đi lên xã hội chủ nghĩa
- Đảng Cộng sản Việt Nam là người duy nhất có quyền lãnh đạo đối với toàn bộ xã hội và khi có chính quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền Nhà nước, quyền đó không thể chia rẽ cho bất kỳ ai
- Khi trở thành Đảng cầm quyền, cách mạng bước sang thời kỳ mới với nhiều nhiệm vụ rất phức tạp và khó khăn hơn Vai trò lãnh đạo, trọng trách của Đảng càng nặng nề hơn Đảng phải lãnh đạo việc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa Đồng thời, lại phải quan tâm, lãnh đạo những việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hàng ngày của nhân dân
1.2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
Đảng lãnh đạo là nhân tố quyết định thành công của cách mạng, nhưng
theo Hồ Chí Minh, đảng đó phải là chính Đảng mang bản chất giai cấp công nhân - giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng Đó là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán ở Hồ Chí Minh
Ngay từ những ngày đầu chuẩn bị thành lập Đảng, cho tới khi Người phải trở
về với “thế giới người hiền”, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng giữ gìn, củng
cố bản chất giai cấp công nhân của Đảng
Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng, khi trở thành Đảng cầm quyền, Đảng ta không
thay đổi bản chất: Đảng – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu lợi ích của giai cấp, nhân dân và dân tộc
Hồ Chí Minh phân biệt rõ, về bản chất giai cấp thì Đảng ta mang bản chất giai cấp công nhân, nhưng về lợi ích thì Đảng không những đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân mà còn đại biểu cho lợi ích của nhân dân lao động
và của cả dân tộc
Trang 20Đảng Cộng sản và ngay cả khi trở thành Đảng cầm quyền phải luôn luôn mang bản chất giai cấp công nhân, vì chỉ có giai cấp công nhân mới có thể
“đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công” [60, tr.391] Mà Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh đã nhìn nhận vai trò của Đảng từ những góc độ và bình diện khác nhau, trong các thời kỳ và giai đoạn cách mạng khác nhau, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Đảng khi đã giành được chính quyền Người nhấn mạnh: “Đánh đổ giai cấp địch đã khó, đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội còn gian khổ, khó khăn hơn nhiều” [56, tr.598] Vì vậy, chỉ có giai cấp công nhân mới đảm nhiệm được trách nhiệm nặng nề này, là xây dựng chủ nghĩa
xã hội thành công
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được quy định một cách khách
quan, bởi vì “Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt
để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật Lại vì là giai cấp tiền tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác - Lênin Đồng thời, tinh thần đấu tranh của
họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác Vì vậy, về mặt chính trị, tư
tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo”
[53, tr.256] Sứ mệnh và vai trò của giai cấp công nhân còn được Hồ Chí
Minh khẳng định: “Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng
nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân…giai cấp công nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam” [57, tr.407]
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã cho thấy, chính đảng của giai cấp công nhân “đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc
bị cô lập Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân -
Trang 21không ngừng củng cố và tăng cường” [57, tr.407] Từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh khẳng định: Để giành lấy thắng lợi, cách mạng nhất định phải do giai cấp công nhân lãnh đạo Vì giai cấp công nhân là giai cấp tiền tiến nhất, giác ngộ nhất, kiên quyết nhất, có kỷ luật nhất và tổ chức chặt chẽ nhất
Nội dung bản chất giai cấp công nhân của Đảng theo Hồ Chí Minh
Có thể khái quát bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền theo Hồ Chí Minh trên những vấn đề cơ bản sau:
Một là, Đảng ta thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Ngay trong Chánh cương vắn tắt của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo, Người đã khẳng định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” [48, tr.1] Mục tiêu của cách mạng Việt Nam đã được Hồ Chí Minh khẳng định từ rất sớm, là vấn đề nhất quán, xuyên suốt trong toàn bộ tư tưởng của Người cũng như xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam Dù ở mỗi giai đoạn, mỗi thời
kỳ cách mạng khác nhau, tên Đảng đã nhiều lần thay đổi nhưng lập trường, mục tiêu của cách mạng Việt Nam không hề thay đổi
Hai là,Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, luôn trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam
Có thể nói đây là luận điểm quan trọng nhất, quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản; là nguyên lý cơ bản nhất trong học thuyết Mác
- Lênin về Đảng Cộng sản
Chủ nghĩa Mác - Lênin từ khi ra đời đã trở thành vũ khí tư tưởng sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản phản động Đó là học thuyết về giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức; là lý luận về giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất công, tiến tới một xã hội văn minh, không còn bóc lột, không còn sự phân chia về giai cấp Thực chất,
Trang 22đó là lập trường cách mạng triệt để của giai cấp công nhân, là mục tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân Chính bản chất cách mạng, khoa học và tính nhân văn cao thượng của chủ nghĩa Mác - Lênin đã cuốn hút những con người yêu nước nồng nàn, khát vọng cháy bỏng cứu nước, giải phóng dân tộc như
Hồ Chí Minh
Nhà một nhà chính trị sắc sảo, Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định, cách mệnh “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng
ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” [47, tr.289] Tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình sáng lập, đến khi trở thành Đảng cầm quyền, giáo dục, rèn luyện Đảng ta
Chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất, một nền tảng tư tưởng của cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh đã từng nói: “Chúng tôi giành được thắng lợi đó là do nhiều nhân
tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng … chúng tôi giành được những thắng lợi
đó trước hết là nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác – Lênin” [60, tr.590] Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái
"cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” [57, tr.563] Theo quan điểm này, nếu xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin là xa rời lập trường giai cấp công nhân, xa rời bản chất giai cấp công nhân của Đảng, làm cho Đảng biến chất, tan rã Đối với Đảng ta, chính
Trang 23Đảng của giai cấp công nhân, chủ nghĩa Mác - Lênin là nhân tố cơ bản, không thể thiếu được, để giữ vững lập trường giai cấp công nhân của Đảng
Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên tự phê bình và phê bình
Đảng tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, theo Hồ Chí Minh:
“Nghĩa là: có Đảng chương thống nhất, kỷ luật thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống nhất Cá nhân phải phục tùng đoàn thể, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương” [53, tr.275] Đảng phải tổ chức thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ
và đó là một tất yếu vì Đảng cũng ở trong xã hội, do nhiều người cách mạng hợp lại Khi Đảng lãnh đạo chính quyền, quản lý các lĩnh vực của đất nước, quan hệ đối nội và đối ngoại của đất nước ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp thì việc giữ vững và tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của Đảng
Hồ Chí Minh coi tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén để Đảng thường xuyên trở nên trong sạch, vững mạnh Người thường đặt “tự phê bình” trước “phê bình”, đó không phải là ngẫu nhiên mà có dụng ý nhấn mạnh tự phê bình trước rồi sau đó mới phê bình người khác Trong thực tế, tự phê bình thường khó khăn hơn là phê bình người khác
Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích của tự phê bình và phê bình là: cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, cốt sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn, cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên hàng ngày phải tự kiểm điểm hàng ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải tự rửa mặt Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh tật nên Đảng sẽ trở nên khỏe mạnh Để đạt được mục đích ấy, thái độ tự phê bình và phê bình phải là phải thành khẩn, trung thực, kiên quyết và có văn hóa Tự phê bình và phê bình “phải ráo riết”, “triệt để”, thật thà, không nể nang, không thêm bớt
Trang 24Theo Hồ Chí Minh, nếu không kiên quyết tự phê bình và phê bình thì cũng giống như giấu giếm bệnh tật trong người, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mạng nhưng cách phê bình phải thành thật, thấm đượm lòng nhân ái Phê bình không phải để xoi mói, phê bình phải công khai Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc tự phê bình và phê bình phải có tính chất xây dựng, không mỉa mai, nói xấu, tránh phê bình lung tung
và trù dập người phê bình
Quan điểm của Hồ Chí Minh là: “một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” [50, tr.301]
Hồ Chí Minh rất coi trọng “cái tình” và “cái tâm” trong sáng khi phê bình,
nên trong Di chúc, Người đã nói “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” Bốn là, Đảng mang bản chất giai cấp công nhân là vì Đảng là khối đoàn kết thống nhất cả ý chí và hành động
Đảng Cộng sản là một tổ chức lãnh đạo, một tổ chức chiến đấu, tổ chức hành động Đảng phải là hiện thân của khối đại đoàn kết thống nhất cả chính trị, tư tưởng, tổ chức; cả ý chí và hành động, là đòi hỏi tất yếu khách quan đối với các chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân, là nguyên lý căn bản trong học thuyết Mác - Lênin về Đảng kiểu mới Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ trở thành một tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt với các đảng cơ hội cải lương Theo Hồ Chí Minh: “Đoàn kết là sức mạnh của Đảng Đoàn kết chặt chẽ và kỷ luật nghiêm khắc, hai điều đó không thể rời nhau Kỷ luật nghiêm, để bảo đảm tư tưởng nhất trí và hành động thống nhất của toàn Đảng, toàn dân” [54, tr.31]
Năm là, Đảng liên hệ mật thiết với dân, học hỏi, giác ngộ và lãnh đạo nhân dân
Trang 25Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân là mối liên hệ bản chất của Đảng Cộng sản; là sự thể hiện lập trường giai cấp công nhân của Đảng trong giải quyết mối quan hệ với quần chúng lao động, với nhân dân các dân tộc Là một nguyên lý cơ bản trong học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản, được Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo, phát triển làm phong phú thêm trong điều kiện của cách mạng Việt Nam
Mối liên hệ mật thiết của Đảng với quần chúng nhân dân, theo Hồ Chí Minh phải được thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau:
- Mọi hoạt động của Đảng đều nhằm phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc; vì cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân Đảng phải thể hiện
rõ là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp, của nhân dân lao động và của cả dân tộc
Đảng ta do Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện luôn luôn kiên định, phấn đấu cho mục tiêu: Tổ quốc độc lập, thống nhất, hòa bình; nhân dân
tự do, no ấm, phát triển Người chỉ rõ: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC” [52, tr.49] Hồ Chí Minh còn khẳng định: “Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích nào khác" [57, tr.334] Xét tới cùng, mục đích, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền là giác ngộ nhân dân, tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân đấu tranh vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc Vì vậy, thực hiện tư tưởng trên đây của
Hồ Chí Minh là đã cụ thể hóa, hiện thực hóa một phần mục tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân, sẽ làm cho quần chúng ngày càng tin yêu Đảng, gắn bó với Đảng Ngược lại nếu xa rời mục tiêu trên, là Đảng tự cắt đứt mối liên hệ với nhân dân Đó là nguy cơ lớn nhất của Đảng cầm quyền
- Phải gần dân, tin dân, dựa vào dân, học hỏi dân Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “mỗi cán bộ chính quyền và đoàn thể cần phải: - Luôn luôn gần gũi nhân dân - Ra sức nghe ngóng và hiểu biết nhân dân - Học hỏi nhân
Trang 26dân - Lãnh đạo nhân dân bằng cách tuyên truyền, giải thích, cổ động, giáo dục, tổ chức nhân dân, dựa vào nhân dân để thực hiện nguyện vọng chính đáng của nhân dân” [51, tr.432] Người còn căn dặn đảng viên, cán bộ rằng, đối với dân, phải tuyệt đối không được lêm mặt “quan cách mạng”, phải thật
sự “tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân”, chỉ có như vậy, mới đoàn kết, lãnh đạo được nhân dân; Đảng mới được nhân dân tin, dân yêu và Đảng mới làm tròn nhiệm vụ vai trò của người lãnh đạo
- Cán bộ, đảng viên thật sự trong sạch, “Làm đúng cần, kiệm, liêm, chính
để cho dân tin, dân phục, dân yêu” [50, tr.291] Phải tiếp nhận ý kiến phê bình của nhân dân và quyết tâm sửa chữa Thực tế cho thấy, nếu không chân thành tiếp thu ý kiến phê bình của nhân dân, không chịu sửa chữa sai lầm, khuyết điểm thì sẽ đánh mất lòng tin của nhân dân Khi đó, Đảng sẽ trở nên xa lạ với dân và sẽ không lãnh đạo nhân dân
Sáu là, Đảng phải chăm lo xây dựng chính quyền thật sự của nhân dân,
do nhân dân, mang bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân, vừa
Trang 27Bẩy là, Đảng cách mạng của giai cấp công nhân phải là bộ phận khăng khít nhất của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất giai cấp công nhân trong nền đại công nghiệp Thực tiễn cuộc đấu tranh giai cấp đã đem đến cho giai cấp công nhân bài học là, chỉ có đoàn kết, giai cấp công nhân mới có được sức mạnh để tự giải phóng mình và giải phóng dân tộc, giải phóng toàn bộ những người lao động nói chung
Hồ Chí Minh luôn luôn vun đắp tình đoàn kết keo sơn giữa các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế, Người từng nói: Quan san muôn dặm một nhà Bốn phương vô sản đều là anh em Nhờ có tinh thần đoàn kết
ấy mà cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi nhất định cho cách mạng Việt Nam
Theo Hồ Chí Minh, trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa, phải biết “Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản” [60, tr.392] Trong thời đại ngày nay, cách mạng
giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới Thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không thể tách rời sự ủng hộ, giúp đỡ của các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân trên thế giới Hồ Chí Minh khẳng định: “cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn” [60, tr.392] Đây là một xu thế khách quan của sự phát triển loài người, đòi hỏi các Đảng cách mạng chân chính phải làm tròn trách nhiệm trước lịch sử dân tộc mình
và phải làm tròn bổn phận vai trò quốc tế
Theo Hồ Chí Minh, đó là những yếu tố cơ bản quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
Trang 281.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục đích lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
Khi trở thành Đảng cầm quyền, vấn đề mục đích, lý tưởng của Đảng được đặt ra với một ý nghĩa quan trọng đặc biệt Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
“Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao
cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới” [59, tr.467]
1.3.1 Đảng lãnh đạo xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân
Nói đến Đảng cầm quyền, trước hết phải đề cập đến vấn đề Đảng lãnh đạo Nhà nước, bởi vì trong hệ thống chính trị, Nhà nước thể hiện quyền lực xã hội một cách tập trung nhất Vì vậy, sau khi giành được chính quyền, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng chính quyền nhân dân, công cụ sắc bén, thiết yếu để tổ chức xây dựng xã hội mới và bảo vệ thành quả cách mạng
- Đảng có vai trò lãnh đạo Nhà nước Và Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng Theo Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước không phải chỉ đem lại lợi ích cho riêng Đảng, cho các đảng viên mà với mục tiêu phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn Mục tiêu, lý tưởng của Đảng và mục tiêu, lý tưởng cách mạng của dân tộc
là một Khi có chính quyền, Đảng phải nắm chắc chính quyền, lãnh đạo tổ chức, chăm lo xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh
Đảng phải tổ chức xây dựng bộ máy Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, bảo đảm cho Nhà nước giữ vững bản chất giai cấp công nhân, đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến vấn đề giáo dục cán bộ, công chức về lý tưởng, đạo đức cách mạng, luôn luôn vì lợi ích của đất nước, lợi ích của nhân dân; luôn gắn bó và phục vụ nhân dân
- Bản chất cơ bản của Nhà nước, được Hồ Chí Minh khẳng định là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Đảng
Trang 29lãnh đạo là nhân tố quyết định bảo đảm để Nhà nước ta là công cụ do nhân dân làm chủ, phục vụ lợi ích của nhân dân Nhà nước của dân, do dân, vì dân dựa trên nền tảng liên minh công - nông - trí thức, do giai cấp công nhân lãnh đạo Tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước thống nhất chặt chẽ với nhau
- Nói đến Nhà nước là nói đến vấn đề quyền lực và lợi ích, Hồ Chí Minh
khẳng định: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”
[51, tr.232] Theo tư tưởng đó của Hồ Chí Minh, các Hiến pháp Nhà nước ta
từ 1946 đến nay đều nghi rõ nguyên tắc căn bản ấy Quyền lực Nhà nước ta, theo Hồ Chí Minh, không phải quyền lực của cá nhân hay của bộ máy, mà của tập thể nhân dân Cơ quan Nhà nước các cấp đều là người chấp hành mệnh lệnh của nhân dân Nhà nước phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ thì nhân dân mới làm chủ được quyền lực của mình
Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ nhà nước Người nói: “Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ, đó
là do tính chất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên” [57, tr.376] Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh rằng, nền dân chủ của ta không phải nền dân chủ hình thức, dân chủ cho một số người mà là nền dân chủ của tuyệt đại đa số nhân dân Chính vì vậy, Nhà nước phải là công cụ sắc bén để bảo vệ lợi ích của nhân dân
- Đảng phải lãnh đạo xây dựng Nhà nước thật sự là công bộc của nhân dân Đảng chịu trách nhiệm trước dân về mọi hoạt động của Nhà nước
Đảng mạnh thì Nhà nước mạnh và ngược lại Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng, Đảng và chính quyền có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, và cần phải
có sự phân công rõ ràng, rành mạch Người cho rằng Đảng cần phát huy vai trò của Nhà nước với tư cách là bộ máy do nhân dân lập ra Hồ Chí Minh đã chỉ ra nguyên tắc căn bản là: Đảng lãnh đạo Nhà nước trên cơ sở tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân
Trang 30Hiến pháp và pháp luật là những nguyên tắc, thể chế thể hiện ý chí của nhân dân Hiến pháp ấy thể hiện tập trung quyền làm chủ nhà nước của nhân dân và được đa số nhân dân chấp nhận Vì thế Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, Đảng phải lãnh đạo bằng pháp luật Đảng và Nhà nước phải tạo mọi điều kiện
để nhân dân thật sự quản lý Nhà nước, như giáo dục tinh thần làm chủ, nâng cao trình độ văn hóa, chính trị Đảng và Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về mọi mặt hoạt động của mình, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân Điều đặc biệt quan trong là Đảng và Nhà nước “phải có kế hoạch thất tốt”
để không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất của nhân dân
1.3.2 Đảng lãnh đạo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
Ngay sau khi giành được chính quyền năm 1945, Hồ Chí Minh viết Thư gửi Ủy Ban nhân dân các kỳ, tỉnh và huyện, làng nhắc nhở cán bộ, đảng viên:
“Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [49, tr.64] Như vậy, mục tiêu của cách mạng mà Đảng phải lãnh đạo là đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Độc lập thật sự phải gắn với tự do, hạnh phúc của nhân dân
Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ Chúng ta phải thực hiện ngay: 1 Làm cho dân có ăn 2 Làm cho dân có mặc 3 Làm cho dân có chỗ ở 4 Làm cho dân có học hành” [49, tr.175] Theo Người, mục đích cuối cùng mà chúng ta phải đi đến là bốn điều đó, để xứng đáng là một nước độc lập thật sự, đem lại cơm no, áo ấm cho nhân dân
Trong bài Trả lời các nhà báo nước ngoài đầu năm 1946, Hồ Chí Minh
nói rõ nguyện vọng của mình: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [49, tr.187]
Trang 31Nguyện vọng của Người cũng là nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam, đó cũng chính là mục tiêu của cách mạng Việt Nam
Mục đích phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của Đảng ta được kết tinh, hiện thân ở cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân” [49, tr.272] Và, thực tế suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người đã hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân Phấn đấu, hy sinh vì độc lập thống nhất của Tổ quốc, tự do hạnh
phúc của nhân dân là ham muốn tột bậc của Người: “Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó … Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân ” [49, tr.272]
Mục đích, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, xét tới cùng là giác ngộ nhân dân, tổ chức, lãnh đạo nhân dân đấu tranh vì cuộc sống tốt đẹp hơn, cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho toàn thể nhân dân Mọi hoạt động của Đảng đều hướng vào phục vụ nhân dân, phấn dấu hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Người đã chỉ rõ: “Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích nào khác” [57, tr.334] Với
Hồ Chí Minh, độc lập, tự do, hạnh phúc là bản chất của chủ nghĩa xã hội, là
mục đích cuối cùng của Người, cũng là mục đích cao nhất của Đảng cầm quyền Đó chính là điểm xuất phát để xây dựng Đảng ta xứng đáng với danh hiệu Đảng cầm quyền
1.3.3 Đảng có trách nhiệm hàng đầu là xây dựng và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính trị đúng đắn, khoa học, sáng tạo
Vấn đề trung thành với lý tưởng, xác định mục tiêu chính trị, đưởng lối chiến lược, nguyên tắc, chính sách lớn về đối nội và đối ngoại là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng, với sự nghiệp cách mạng
Trước lúc đi xa, Người căn dặn Đảng trong Di chúc: Đảng cần phải có kế
hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao
Trang 32đời sống của nhân dân Đảng phải có trách nhiệm cao đối với nhân dân, chăm
lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Người chỉ rõ: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”
[54, tr.518] Trong Di chúc, Người dặn lại Đảng phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ
ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm Đường lối của Đảng cầm quyền mà không phản ánh được lợi ích của nhân dân, của đất nước, của dân tộc, không phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử, là đường lối sai lầm Mục đích làm cho ích quốc, lợi dân của Hồ Chí Minh được thể hiện trong cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng: “Tất cả đường lối, phương
châm, chính sách của Đảng đều chỉ nhằm nâng cao đời sống của nhân dân”
[58, tr.164], nó được thể hiện trong hoạt động thực tiễn của các tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên Mọi hoạt động, đường lối của Đảng đều hướng vào phục vụ nhân dân, phấn đấu hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân Mục đích lý tưởng của Đảng thể hiện trong điều kiện cầm quyền, là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam Với Hồ Chí Minh, mục đích đó rất cao cả nhưng vô cùng giản dị, Người nói: “Chủ nghĩa xã hội
là làm sao cho dân giàu nước mạnh” [55, tr.390] Mục đích đó phải được từng bước hiện thực hóa trong đường lối, chính sách của Đảng ngay khi Đảng nắm chính quyền Mỗi chủ trương, chính sách của Đảng phải có tác dụng làm cho đời sống nhân dân, trước hết là người lao động ngày một tốt đẹp hơn Hồ Chí Minh chỉ rõ ý thức trách nhiệm cụ thể của Đảng: nếu dân đói, dân rét, dân
ốm đau tật bệnh là Đảng có lỗi
Đảng cầm quyền phải có đường lối đúng, sáng tạo, mềm dẻo để lãnh đạo nhân dân xây dựng, phát triển và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của đất nước Để làm được điều đó, Đảng phải đề ra được nhiệm vụ, chủ trương, đường lối đúng đắn, khoa học, linh hoạt động viên nhân dân, phát huy tinh thần làm chủ tập thể, làm tròn nghĩa vụ của nhân dân giao phó Tóm lại, Đảng lãnh đạo làm
Trang 33sao phải phát huy được sức mạnh toàn dân vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
Để có đường lối đúng, khoa học, sáng tạo Đảng phải:
Một là, Có tri thức, có lý luận cách mạng tiên tiến trong việc lãnh đạo xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Hai là, khi xác định đường lối, Đảng phải dựa vào ba nguồn kinh nghiệm: của các nước, của dân tộc và tình hình cụ thể trong nước và dự báo được xu hướng vận động của thời cuộc
Ba là, phải luôn luôn dựa vào nhân dân mà kiểm soát tất cả các nghị quyết, quyết định, chỉ thị đã đề ra xem có đúng không Nếu thấy sai thì kiên quyết sửa chữa
Bốn là, phải luôn luôn kiểm soát công tác của tổ chức Đảng và đảng viên Mọi công tác của Đảng đều phải đứng về phía nhân dân
Năm là, Mỗi công việc của Đảng phải giữ nguyên tắc và phải liên hợp chặt chẽ với quần chúng để lãnh đạo nhân dân, học tập nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Sáu là, giữ vững nguyên tắc nhưng mềm dẻo về sách lược, pahir linh hoạt
về phương pháp lấy “dĩ bất biến ứng vạn biến” để xử lý mọi việc
Bẩy là, Đảng cầm quyền không có nghĩa là Đảng làm thay Nhà nước đứng trên Nhà nước, Đảng phải phát huy Nhà nước, phải xây dựng Nhà nước vững mạnh, một Nhà nước pháp quyền, dân chủ
Tóm lại, khi chưa giành được chính quyền, sự lãnh đạo của Đảng chủ yếu trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao Song, khi giành được chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền, hàng chục lĩnh vực mới xuất hiện, đòi hỏi Đảng phải lãnh đạo Đó là các lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật, giáo dục - đào tạo, y tế… Vai trò lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực đó trước hết phải thể hiện ở cương lĩnh, đường lối, chủ trương đúng đắn
Trang 341.4 Phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền theo Hồ Chí Minh
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo nhiều lĩnh vực với nội dung, phạm vi, quy mô rộng lớn, đòi hỏi Đảng phải có một phương thức lãnh đạo thích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của Đảng thể hiện trong rất nhiều bài nói, bài viết quan trọng, trong đó nổi bật nhất là trong
tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (10 - 1947) Trong sáu chương, thì Hồ Chí
Minh dành riêng một chương bàn về “Cách lãnh đạo”, Người đã chỉ ra các căn bệnh của Đảng cầm quyền, nhất là các bệnh về phương thức lãnh đạo, nổi bật nhất là bệnh lạm quyền Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê bình những cán
bộ, đảng viên, chính quyền mắc phải căn “bệnh lạm quyền” đó Nhằm giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, phải triệt để sửa đổi lối làm việc Không chỉ vậy, Hồ Chí Minh còn chỉ ra: “Lãnh đạo phải sát thực tế hơn Lãnh đạo phải tập thể và dân chủ, phải thống nhất và tập trung Phải nâng cao trình độ lý luận của toàn Đảng và nâng cao trình độ tổ chức cho thích hợp với nhiệm vụ và công tác mới Phải cải thiện sự lãnh đạo tổ chức” [54, tr.367]
Một số phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền theo Hồ Chí Minh là:
1.4.1 Đảng lãnh đạo bằng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn
Lãnh đạo hiểu theo nghĩa đơn giản là đề ra đường lối, chủ trương và tổ chức, động viên thực hiện Đảng cầm quyền lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, kể
cả lĩnh vực chính trị, tổ chức và hoạt động nhân sự của bộ máy Nhà nước Việc
đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn là trách nhiệm hết sức nặng
nề, đòi hỏi Đảng phải nắm vững lý luận để vận dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở: “Không phải chỉ học thuộc lòng vài
bộ sách của Mác - Lênin mà làm được như vậy Đảng phải có tinh thần khoa học và tinh thần cách mạng rất cao, phải hiểu rõ lịch sử xã hội” [53, tr.277]
Trang 35Đồng thời, muốn có đường lối, chính sách, chủ trương đúng, kế hoạch đúng phải xuất phát từ thực tiễn Đó là, thực tiễn kinh tế - xã hội Việt Nam, thực tiễn từng nơi, từng địa phương, từng giai đoạn cách mạng Hồ Chí Minh yêu cầu người lãnh đạo không nghĩ ra một làng kiểu mẫu, một đội kiểu mẫu, một nhà máy kiểu mẫu mà phải từ trong thực tế để xây dựng, phải xuất phát
từ thực tiễn để vận dụng lý luận
Theo Hồ Chí Minh, lãnh đạo đúng nghĩa là “Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng Vì dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta” [50, tr.325] Quyết định vấn đề cho đúng đồng thời còn phải
có biện pháp thực hiện tốt, quyết tâm phải cao Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đường lối, chủ trương có rồi, phải có biện pháp thực hiện cho tốt Chủ nghĩa xã hội là phải có biện pháp Kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần, và quyết tâm phải ba phần” [58, tr.25]
Đảng cầm quyền có quyền lực là quyền lực chính trị, đảng lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương và những định hướng lớn, tổ chức thực hiện đường lối thông qua Nhà nước và các tổ chức quần chúng, không bao biện làm thay Khi có chính quyền thì đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước là để phân biệt vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền với vai trò, quản lý, điều hành của Nhà nước
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến pháp luật, ngay sau khi giành được chính quyền cuối tháng Tám, năm 1945, Người đã bắt tay soạn thảo Hiến pháp và đến tháng 11/1946, Quốc hội thông qua bản Hiến pháp đầu tiên Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải nhận thức rõ, không phải là cán bội ở cơ quan lãnh đạo Đảng thì coi nhẹ, xem thường cán bộ cơ quan Nhà nước và các đoàn thể; phải thấy rõ sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước
Trang 361.4.2 Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát
Hồ Chí Minh chỉ rõ tầm quan trọng và mối quan hệ hữu cơ giữa công tác kiểm tra với việc định hướng đường lối, chính sách và tổ chức thực hiện
“Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi Song từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự, còn phải tổ chức, phải đấu tranh Khi đã có chính sách đúng, thì
sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích” [50, tr.636]
Theo Hồ Chí Minh, kiểm tra là nhằm thúc đẩy các tổ chức đảng, đảng viên phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm Người chỉ rõ: “Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra Nếu tổ chức sự kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười gấp trăm” [50, tr.637]
Kiểm tra là phải thường xuyên, liên tục, toàn diện; kiểm tra đường lối, chính sách, các nghị quyết của Đảng có đúng không; kiểm tra việc thực hiện của các cơ quan, tổ chức, kiểm tra cán bộ, đảng viên Hồ Chí Minh cho rằng:
“muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách, là khéo kiểm soát Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo
về sau khuyết điểm nhất định bớt đi” [50, tr.327] Kiểm soát phải gắn với thực thi kỷ luật, pháp luật nghiêm minh và trung thực
Cũng theo Hồ Chí Minh, để kiểm soát có kết quả tốt, phải có hai điều: một
là kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm; hai là người đi kiểm soát phải
là người rất có uy tín Kiểm soát là để chỉ ra khuyết điểm, để cán bộ sửa chữa,
xử phạt để cán bộ, đảng viên thấy rõ kỷ luật Đảng là kỷ luật tự giác, kỷ luật sắt, đồng thời để ngăn chặn kẻ cơ hội chui và Đảng
Đối với cán bộ làm công tác kiểm tra, Hồ Chí Minh yêu cầu: không phải
cứ ngồi trong phòng giấy mà chờ người ta báo cáo, mà phải đi tận nơi, xem tận chỗ Cán bộ kiểm tra phải là người vừa có năng lực, vừa có phẩm chất tốt,
và phải biết dựa vào quần chúng
Trang 37Theo Hồ Chí Minh, kiểm soát có hai cách: “Một cách là từ trên xuống Một cách nữa là từ dưới lên Tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai
lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó Cách này là cách tốt nhất để kiểm soát các nhân viên” [50, tr.328]
1.4.3 Đảng lãnh đạo thông qua công tác cán bộ
Hồ Chí Minh đã nói, cán bộ là “cầu nối”, là “dây chuyền” để nối Đảng, Chính phủ với nhân dân, và nối nhân dân với Đảng, Chính phủ Nhiệm vụ của cán bộ là đem đường lối của Đảng và Nhà nước giải thích cho nhân dân hiểu
để thi hành, đồng thời lãnh đạo, tổ chức việc thực hiện cho tốt Cán bộ là người “đem tình hình, nguyện vọng của dân chúng” báo cáo với Đảng và Chính phủ, để Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương, chính sách cho phù hợp
với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Muôn việc thành công hoặc thất bại,
đều do cán bộ tốt hoặc kém Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc Nên, Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng cử cán bộ, đảng viên vào các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể Vì vậy, công tác cán bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng Hồ Chí Minh yêu cầu, phải hiểu biết cán bộ để phân công công việc cho phù hợp; phải khéo dùng cán bộ; phải “có gan” cất nhắc cán bộ; phải đào tạo, huấn luyện cán bộ; phải thương yêu cán bộ Người nói: “Cách đối với cán
bộ là một điều trọng yếu trong sự tổ chức công việc Cách đối với cán bộ có khéo, có đúng thì mới thực hiện được nguyên tắc: "Vấn đề cán bộ quyết định mọi việc” [50, tr.324]
1.4.4 Đảng lãnh đạo thông qua vai trò tiên phong, gương mẫu, nêu gương của cán bộ, đảng viên
Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: “Nhân dân ta thường nói: đảng viên đi trước, làng nước theo sau Đó là một lời khen chân thành đối với đảng viên và cán
bộ chúng ta” [60, tr.546] Vì vậy, cán bộ đảng viên phải luôn luôn làm gương
Trang 38trong mọi công việc để nhân dân noi theo Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, ở mọi nơi; nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo Nếu cán bộ, đảng viên
“nói một đằng làm một nẻo”, thì họ không còn là người chiến sĩ tiên phong nữa, họ tuyên truyền cũng chẳng có ai nghe; và thực chất, họ đã tự tước mất vai trò của người lãnh đạo
Đặc biệt, trong điều kiện Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh càng nhấn mạnh, để lãnh đạo được quần chúng, cán bộ, đảng viên “phải làm mực thước cho người ta bắc chước”; phải thực hiện “lúc khó khăn, khổ sở thì đảng viên
ta đi trước, khi sướng thì đảng viên ta hưởng sau” Muốn giữ được vai trò người chiến sĩ tiên phong, thì mọi việc cán bộ phải làm gương Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong mọi công việc, cán bộ phải làm gương, nhất là cán bộ cao cấp, đảng viên, đoàn viên trong quân đội phải làm đầu tàu, làm gương mẫu giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ” [56, tr.367] Và “Nhất là đối với chữ CẦN, chữ KIỆM, chữ HY SINH, chữ CÔNG BẰNG thì các bạn phải thực hành trước, phải làm gương cho dân chúng theo” [49, tr.109] Cùng với việc giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên gương mẫu Hồ Chí Minh cũng coi trọng xây dựng làng, xã kiểu mẫu
Theo Hồ Chí Minh, để xứng đáng với vai trò “là người lãnh đạo”, Đảng cầm quyền phải lãnh đạo bằng thuyết phục để thu phục và chinh phục quần chúng nhân dân, nghĩa là Đảng phải làm cho dân tin, dân phục để dân theo Đảng lãnh đạo, nhưng quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, cho nên Đảng
“Phải đi đường lối quần chúng, không được quan liêu, mệnh lệnh, và gò ép nhân dân Nhiệm vụ của chính quyền dân chủ là phục vụ nhân dân; tổ chức, giáo dục, động viên nhân dân xây dựng cuộc sống mới” [58, tr.454]
Trang 391.5 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong sạch, vững mạnh
1.5.1 Sự cần thiết phải xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong sạch, vững mạnh theo quan điểm Hồ Chí Minh
Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong sạch, vững mạnh là nhu cầu tất yếu khách quan, là quy luật tồn tại phát triển của Đảng Đây cũng
là mối quan tâm sâu sắc, thường xuyên, liên tục của Hồ Chí Minh Sự cần thiết, tính tất yếu của việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền theo Hồ Chí Minh thể hiện ở những mặt sau:
1.5.1.1 Nguy cơ của Đảng cầm quyền
Một số nguy cơ làm tha hóa bản chất cộng sản, bản chất cách mạng và khoa học của Đảng cầm quyền àm Hồ Chí Minh đã chỉ ra:
Thứ nhất, nguy cơ sai lầm về đường lối
Đảng cầm quyền tạo ra bước ngoặt vĩ đại đánh dấu sự chuyển biến về chất trong vị thế của Đảng từ chưa cầm quyền trở thành cầm quyền Khi đã có chính quyền, vấn đề xác định đường lối có vị trí quyết định đối với một Đảng cầm quyền - một Đảng cách mạng chân chính Nhưng đường lối lại phụ thuộc vào năng lực, trình độ lý luận và trí tuệ của Đảng Chống “giặc dốt” đã trở thành vấn đề bức bách Hồ Chí Minh gọi dốt là một loại giặc, cần phải chiến thắng nó, nếu không Đảng sẽ thất bại Người chỉ rõ: “Dốt nát cũng là kẻ địch Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm Địch dốt nát tấn công ta về tinh thần, cũng như địch thực dân tấn công ta bằng vũ lực Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta vào nơi mù quáng” [50, tr.469]
Nguy cơ sai lầm về đường lối có nguồn gốc từ sự thiếu vững vàng về chính trị, không đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân; từ sự thếu tri thức về khoa học, thiếu lý luận, không am hiểu tình hình trong nước, ngoài nước, không nắm được quy luật Vì vậy, việc nâng cao trình độ trí tuệ, chất
Trang 40lượng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn cho đội ngũ đảng viên, cán bộ, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp là công việc thường xuyên, liên tục
Nguy cơ sai lầm về đường lối là nguy cơ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là khi có những biến động lớn ở trong nước hoặc trên thế giới và trong những bước ngoặt của cách mạng Trước, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, Đảng phải kịp thời chỉ đạo, làm tốt công tác chính trị; uốn nắn những nhận thức lệch lạc; phê phán những quan điểm và khuynh hướng không đúng, tạo sự nhất trí cao và sự vững vàng về tư tưởng trong Đảng và sự đồng thuận trong nhân dân
Đường lối chính trị đúng là đường lối phản ánh đúng quy luật khách quan, đáp ứng đúng yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, chỉ ra được mục tiêu, phương hướng và giải pháp cơ bản của cách mạng, trên cơ sở đó tổ chức, động viên quần chúng thực hiện một cách có hiệu quả Đường lối chính trị đúng là đuồng lối không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; tập trung cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; trong khi kiên định mục tiêu, lý tưởng, kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc thì lại linh hoạt, mềm dẻo về sách lược
Thứ hai, chủ nghĩa cá nhân phát triển trầm trọng
Chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc đẻ ra các căn bệnh xấu xa làm hư hỏng đội ngũ đảng viên, cán bộ Như vậy, làm cho tổ chức đảng, tổ chức Nhà nước
và các đoàn thể nhân dân thiếu lành mạnh, trong sạch, pháp luật bị coi thường, trật tự kỷ cương xã hội không được tôn trọng, đạo đức xuống cấp Chủ nghĩa cá nhân gây tác hại to lớn, làm mất lòng tin cậy của nhân dân với nhân dân Hồ Chí Minh đã chỉ ra một số biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, nó thâm nhập vào cơ thể đảng, nó là kẻ địch “nội xâm” mà đảng cầm quyền phải
đề phòng: “Có những đồng chí còn giữ óc địa vị, cố tranh cho được uỷ viên này, chủ tịch kia Có những đồng chí lo ăn ngon mặc đẹp, lo chiếm của công