Sự cần thiết phải phát triển vùng nguyên liệu chè
Vai trò của ngành chè đối với nền kinh tế _ xã hội
1.1 Vai trò của ngành chè đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn
1.1.1 Nội dung của phát triển nông nghiệp nông thôn mới
Ngày 05/08/2008, tại Hội nghị thứ IIIX ban chấp hành trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu của xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn mới, trong đó có những mục tiêu và giải pháp quan trọng có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của vùng nguyên liệu chè. a) Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Đẩy mạnh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế vùng, sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, tiết kiệm, duy trì diện tích lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường Phát triển sản xuất với quy mô hợp lý các loại nông sản hàng hóa có lợi thế, nông sản thay thế nhập khẩu.Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học thủy lợi hóa, cơ giới hóa, thông tin hóa, thay thế lao động thủ công, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu để sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
Phát triển ngành trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển các vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa, hàng hóa tập trung, trước hết là vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở các vùng nông thôn theo quy hoạch, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghệ chế biến tinh, chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu và thị trường; đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống của dân cư nông thôn. b) Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộ nông thôn gắn với phát triển các đô thị.
Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b
Tiếp tục đầu tư các công tình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng giá trị kinh tế cao, cấp nước sinh hoạt cho dân cư, công nghiệp và dịch vụ.
Phát triển giao thông nông thôn bền vững gắn với mạng lưới giao thông quốc gia, bảo đảm thông suốt bốn mùa tới các xã và cơ bản có đường ô tô đến thôn, bản. Ưu tiên phát triển giao thông ở các vùng khó khăn để có điều kiện phát triển kinh tế
- xã hội nhanh Quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống đường đề các vùng trung du, miền núi và ven biển để phát triển công nghiệp và đô thị. c) Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn.
Nội dung này chủ yếu là tăng cường đầu tư cho nghiên cứu phát triển giống, công nghệ sinh học, kỹ thuật canh tác và tăng cường đầu tư đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ chuyên môn và người lao động.
Các nội dung của phát triển nông nghiệp nông thôn mới đã và đang được triển khai sâu rộng trên toàn quốc góp phần đẩy mạnh phát triển trồng chè và sản xuất chè thành phẩm Chất lượng giống,kỹ thuật canh tác được cải thiện rõ rệt Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn đã tạo đà cho ngành chè có những phát triển vượt bậc, thu ngắn khâu thu mua, bảo quản chè, phát triển sản xuất cơ giới hóa đến tận hộ gia đình giúp nâng cao chất lượng chè thành phẩm Ngành chè phát triển cũng mang lại những biến đổi to lớn trong phát triển nông nghiệp nông thôn và có vai trò nhất định.
1.1.2 Ngành chè góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sản phẩm ngành nông nghiệp
Cây chè có những đặc tính phù hợp với khí hậu và điều kiện tự nhiên ở hầu hết các vùng núi và trung du nước ta, cây chè nước ta có lịch sử phát triển lâu dài nhưng những năm trở lại đây đã có những bước phát triển vượt bậc góp phần không nhỏ đối với chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sản phẩm ngành nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là nhiệm vụ trọng tâm của nông nghiệp dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường Xu hướng chuyển dịch hiện nay bao gồm
+) Tăng tỷ trọng cây trồng công nghiệp có giá trị kinh tế cao phục vụ cho sản xuất công nghiệp chế biến và giảm dần tỷ trọng cây nông nghiệp có giá trị kinh tế thấp.
+) Trồng mới và thay thế các diện tích cây trồng hiện có năng suất chất lượng kém bằng các giống mới năng suất chất lượng cao Phát triển theo chiều sâu nhằm tận dụng tối đa diện tích canh tác và lợi thế hiện có.
Việc phát triển cây chè đã tận dụng tối đa lợi thế về tự nhiên nước ta giúp người dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống nhân dân Cây chè đã dần thay thế độc canh cây lúa ở bắc bộ và cây cà phê ở Tây nguyên, tạo ra hướng đi mới hiệu quả khi mà các cây này không còn lợi thế Hiện nay ngành chè đang phát triển vùng nguyên liệu chè đúng hướng trên cả hai mặt chất và lượng Quá trình tăng trưởng trên cả hai hướng mở rộng diện tích và trồng mới, thay thế các diện tích chè già bằng những giống chè cho năng suất chất lượng cao Việc phát triển này đã đưa ngành chè có những bước đi vững chắc và trong tương lai sẽ trở thành ngành mũi nhọn trong xuất khẩu của Việt Nam.
1.1.3 Ngành chè góp phần thúc đẩy tăng trưởng sản lượng ngành nông nghiệp
Chè là loại cây cho năng suất và chất lượng khá ổn định, trong khi nhu cầu thị trường và giá luôn ở mức cao Năm 2005 Việt Nam có hơn 120 nghìn ha chè, sản lượng là 140 nghìn tấn đến năm 2006 diện tích là 125 nghìn ha đạt sản lượng 577 nghìn tấn và năm 2007 là gần 705 nghìn tấn mặt khác cây chè lại có giá trị kinh tế cao hơn hẳn các loại cây công nghiệp khác như lúa và một số loại cây ăn quả khác,
…đã đóng góp không nhỏ vào việc tăng trưởng sản lượng ngành nông nghiệp Hiện nay năng suất bình quân của cây chè khoảng 6,8 tấn/ha gấp 1,5 lần so với năm 2000 (4,8 tấn/ha) đã cho thấy tốc độ tăng trưởng không ngừng của ngành chè và sẽ ngày càng làm sản lượng ngành nông nghiệp tăng mà còn tạo ra biến đổi về chất trong cơ cấu sản phẩm toàn ngành.
1.1.4 Ngành chè góp phần đổi mới nông thôn, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn
Ngành chè phát triển đã tạo ra diện mạo mới cho nông thôn đặc biệt là tại các vùng núi, trung du nơi mà trước kia chỉ biết đến cây lúa và một vài cây ngũ cốc khác Trồng chè đã tạo ra việc làm liên tục cho người nông dân do đặc tính thường xuyên chăm sóc và thu hoạch nhiều lần một năm giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người trồng chè Cây chè đã thu hút nguồn đầu tư lớn vào phát triển cơ
Thực trạng phát triển vùng nguyên liệu chè ở
Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè
1.1 Tình hình sản xuất chè trên toàn quốc.
Lịch sử trồng chè của nước ta đã có từ lâu Nhưng cây chè được khai thác và trồng với diện tích lớn mới bắt đầu khoảng hơn 50 năm nay Quá trình phát triển diện tích trồng chè ở Việt Nam có thể chia làm ba thời kỳ sau đây:
Thời kỳ thứ nhất 1890 - 1945: Năm 1890 một số đồn điền chè được thành lập đầu tiên: Tĩnh Cương (Phú Thọ) với diện tích 60 ha, Đức Phổ (Quảng Nam) 250 ha, chè được trồng ở hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi với diện tích 1900 ha Năm
1925 - 1940 người Pháp mở các đồn điền trồng chè ở cao nguyên Trung bộ với diện tích khoảng 2.750 ha Tính đến năm 1938, tổng diện tích trồng chè của Việt Nam là 13.405 ha với sản lượng 6.100t chè khô Cây chè được trồng nhiều ở Bắc bộ và Trung bộ trong đó trên 75% diện tích là của người Việt, khoảng 25% diện tích là của người Pháp Theo số liệu thống kê năm 1939 sản lượng chè của Việt Nam là 10.900t, đứng hàng thứ 6 sau Ấn Độ, Xrilanca, Trung Quốc, Nhật Bản và Inđônêxia Một đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là diện tích là diện tích trồng chè rất phân tán, lẻ tẻ, sản xuất mang tính chất tự túc, tự cấp Kỹ thuật canh tác lâu sơ sài với phương thức quảng canh, năng suất rất thấp chỉ đạt trên dưới 1,5t búp tươi/ha Các cơ sở nghiên cứu về cây chè được thành lập ở hai nơi Phú Hộ (Vĩnh Phú) và Bảo Lộc (Lâm Đồng)
Thời kỳ thứ hai 1945 - 1955: Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh chống Pháp các vườn chè bị bỏ hoang nhiều, số còn lại không được đầu tư chăm sóc cho nên diện tích và sản lượng chè trong thời kỳ này giảm sút dần
Thời kỳ thứ ba từ năm 1954 tới nay: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ với phương châm xây dựng nền nông nghiệp toàn diện và vững chắc, nghề trồng chè đã được chú ý đúng mức Chè chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của nhân dân ta Trong các vùng trồng chè, chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân Hiện nay việc sản xuất và cung cấp chè chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng ở trong nước, cũng như nhu cầu xuất khẩu Tính đến hết năm 1977 cả nước có 44.330
1 6 ha chè với tổng sản lượng là 17.896t chè khô Sản xuất chè gồm hai khu vực: tập thể và quốc doanh.
Từ năm 1995 trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đất nước ngành chè cũng đạt được những thành tựu to lớn, đánh dấu những bước phát triển vượt bậc trong sản xuất và tiêu thụ chè Ngành chè nước ta đã có những đầu tư đúng mức,có trọng điểm phát huy những lợi thế về nguồn lực để tạo đà cho quá trình phát triển nhanh và hội nhập quốc tế Trong 10 năm (1995 – 2005) diện tích trồng chè đã tăng gấp 2 lần với năng suất ổn định khoảng trên 50 tạ/ha Diện tích nhân giống chè mới năng suất cao đạt 32,5% tổng diện tích Quỹ gen chè kể cả trong nước và hội nhập, có gần 150 dòng Chỉ với thời gian ngắn, do mở rộng đầu tư, hợp tác với nước ngoài Việt Nam đã nhập hơn 50 giống mới, trong đó có 8 giống được ghép nhân rộng trong các dự án phát triển ở các tỉnh thành phố đã góp phần nâng cao chất lượng và năng suất cây chè một cách rõ rệt.
Bảng 4 Diện tích, năng suất trung bình và sản lượng chè từ năm 2000 đến nay.
Diện tích trồng (nghìn ha)
Diện tích cho sản phẩm (nghìn ha)
( Nguồn : Tổng công ty chè Việt Nam)
Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b
Qua bảng số liệu ta thấy năng suất và sản lượng chè tăng liên tục qua các năm. Nếu như từ năm 2000 đến 2009 diện tích trồng chè chỉ tăng lên gần 1,5 lần từ 88,98 nghìn ha lên 131,5 nghìn ha năm 2009; thì sản lượng chè tăng lên gần 2,5 lần Như vậy tốc độ tăng của sản lượng nhanh hơn tốc độ tăng của diện tích gieo trồng đã cho thấy việc gia tăng sản lượng không chỉ tạo ra bởi tăng quy mô sản xuất mà do thay đổi kỹ thuật trồng và chế biến chè Tuy nhiên sự tăng trưởng của ngành chè vẫn tồn tại nhiều bất ổn Việc quá chú trọng vào mở rộng diện tích, quy mô sản xuất chè đã dẫn đến tình trạng thiếu quy hoạch tổng thể và sự phát triển tự phát Các cơ sở chế biến chè mở ra ồ ạt đã làm cho ngành chè trở nên manh mún, cầu vượt quá cung và do chạy theo lợi nhuận nên chất lượng chè vẫn đang là bài toán nan giải; cây chè bị khai thác kiệt quệ, giảm khả năng tái sinh Hiện nay chúng ta có khoảng 270 doanh nghiệp chè, khoảng 700 cơ sở sản xuất (công suất từ 2 – 10 tấn nguyên liệu chè búp tươi/1 nhà máy 1 ngày và trung bình tổng công suất đạt hơn 3000 tấn/ngày) và hơn 400.000 hộ gia đình tham gia vào quá trình trồng, sản xuất và tiêu thụ chè nên việc thiếu tiếng nói chung và đồng thuận giữa doanh nghiệp và người trồng chè là việc tất yếu dẫn đến tình trạng khó kiểm soát giá, sản lượng đầu vào, đầu ra; trong khi các nhà máy thiếu nguyên liệu mà người trồng chè liên tục bị ép giá Mặc dù chúng ta đã có những can thiệp từ phía nhà nước, bộ nông nghiệp và hiệp hội chè Việt Nam nhưng những giải pháp này còn dừng lại ở mức tạm thời chưa phát huy hiệu
Biểu đồ số lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của VN từ năm 2000 đến 2009
1 8 quả lâu dài Nhìn chung tình hình sản xuất chè trên toàn quốc vẫn duy trì ở mức ổn định và tăng trưởng đều đặn.
1.2 Tình hình tiêu thụ và doanh thu toàn ngành.
Chè là một thức uống lý tưởng và có giá trị về dược liệu, bởi vậy chè đã trở thành thức uống phổ biến trên thế giới cùng với cà phê và cacao Ở Việt Nam chè là thức uống hàng ngày của đại đa số quần chúng nhân dân Việt Nam đã có lịch sử thưởng thức chè (hay Trà) hàng nghìn năm và trở thành nét văn hóa đặc sắc Ở Bắc bộ chè được biết đến chủ yếu là chè Thái Nguyên, Mộc Châu,Yên Bái,… còn ở nam bộ thường quen dùng chè Tây nguyên Mỗi vùng cũng có những cách uống trà khác nhau nhưng nhìn chung là không quá cầu kỳ như các nước khác như Nhật Bản hay Trung Quốc Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chè nhưng sử dụng phổ biến vẫn là chè khô và chè xanh Phần lớn lượng chè tiêu thụ trong nước là của các cơ sở sản xuất nhỏ và lượng chè tiêu thụ chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng chè của cả nước Mặc dù chè rất quen thuộc với người Việt Nam nhưng lượng chè tiêu thụ trong nước vẫn ở mức thấp Theo ước tính của FAO thì mức tiêu thụ chè trên đầu người của Việt nam thấp, năm 1997 là 260gr/năm, thấp hơn nhiều so với các nước có thói quen uống chè như : Nhật Bản 1050 gr, Trung quốc 340gr, Đài Loan là 1300gr,… Hiện nay nhu cầu trong nước đã tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp và chưa trở thành động lực để các doanh nghiệp đầu tư khai thác Bước sang năm 2007 và 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới, thị trường chè xuất khẩu gặp khó khăn nên các doanh nghiệp đã chủ động quay lại khai thác thị trường trong nước, kích thích tiêu dùng trong nước bằng nhiều hình thức quảng bá, đầu tư nâng cao chất lượng chè và đã lấy được niềm tin của người tiêu dùng Ngoài các sản phẩm quen thuộc là chè khô, chè sen và chè xanh, người tiêu dùng trong nước đã biết đến sự có mặt của các sản phẩm chè cao cấp, nổi tiếng của Việt Nam như : chè ô long, chè mạn, chè bạng và đặc biệt là chè tuyết san,….Tuy vậy nhưng thị trường chè trong nước vẫn chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, nếu được đầu tư khai thác đúng mức sẽ mang lại những hiệu quả đáng kể, đưa sản phẩm chè thực sự đi vào đời sống nhân dân.
Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b
1.2.2 Thị trường xuất khẩu và các thách thức
Thị trường xuất khẩu chè Việt Nam đánh dấu bước chuyển mình đầu tiên vào năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ Trước đó, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè sang các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu Lượng chè xuất khẩu hàng năm đạt 12.000 – 14.000 tấn Toàn bộ chè được xuất khẩu dưới dạng chè thô làm nguyên liệu cho các nhà máy đấu trộn và đóng gói ở các nước nhập khẩu; người tiêu dùng các nước ít biết đến chè Viêt Nam
Sau khi Liên Xô tan ra, cùng với việc mở cửa hội nhập xuất khẩu chè Việt Nam đã được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới Năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đã mở ra cơ hội to lớn cho xuất khẩu chè Việt Nam xâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường thế giới và tạo ra những con số tăng trưởng vượt trội Hiện nay sản phẩm chè Việt đã được xuất khẩu tới 110 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Kết thúc năm 2009 Việt Nam đã vươn lên xếp thứ 5 thế giới và đứng đầu khu vực về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè Đứng đầu danh sách nhập khẩu chè Việt Nam là Iraq, Pakistan, Đài Loan, Nga, Ấn Độ, Ba Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Bỉ, chiếm 90,86% khối lượng và 89,9% trị giá Tuy nhiên, thị phần chè Việt Nam tại những nước này vẫn còn nhỏ bé và đang bị cạnh tranh gay gắt
Tại châu Á , Việt Nam có 2 khách hàng lớn là Nhật Bản và Đài Loan Trong đó,
Nhật là một thị trường đầy triển vọng với tổng nhu cầu 136.000 tấn/năm và sản xuất trong nước của Nhật chỉ có thể đáp ứng khoảng 90.000 tấn/năm Mặt hàng chè đen đang đặc biệt được ưa chuộng trên thị trường này Chè Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6,5% tỷ trọng và giá thành chỉ bằng 35% so với giá trung bình 3.400 USD/tấn nhập khẩu từ các nước khác.
Với EU , nhu cầu chè của khối này chủ yếu đều được đáp ứng bằng nhập khẩu với trung bình gần 300.000 tấn/năm Nhưng chè Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1-1,5% tổng kim ngạch Giá chè của Việt Nam tại đây chỉ bằng 40% so với mặt bằng giá trung bình 2.500 USD/tấn nhập khẩu từ các nước khác Mặt khác, trong 15 nước thành viên EU, chỉ có Hy Lạp và Luxembourg là khách hàng thường xuyên, 13 nước còn lại có nhập khẩu chè của Việt Nam nhưng không ổn định Rào cản lớn nhất của chè Việt Nam khi vào những nước này là vấn đề kiểm dịch.
Nga là thị trường truyền thống giàu tiềm năng với sức tiêu thụ khoảng 147.000-
162.000 tấn/năm mà sản xuất chỉ đáp ứng 1% nhu cầu Tuy nhiên, giá chè Việt Nam vào Nga cũng mới chỉ bằng 75% so với giá trung bình 1.330 USD/tấn nhập khẩu từ các nước khác Thêm vào đó, chè Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc và Indonesia.
Hoa Kỳ, nước tiêu thụ chè lớn thứ 8 thế giới với tổng lượng nhập hàng/năm khoảng 149.000 tấn (chè đen chiếm 84%) Chè Việt Nam xuất khẩu vào đây chiếm 3% thị trường chè chiết xuất tại Hoa Kỳ, trong đó, chè đen (mã 0902.40.00) chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu vào thị trường này Giá chè xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ thấp hơn nhiều so với giá chè của các nước khác Đây cũng là một thị trường chè có đòi hỏi rất khắt khe với sự kiểm soát chặt chẽ của Cơ quan Quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Pakistan: Dự báo, sang năm 2010, Pakistan sẽ là nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới Nước này có nhu cầu thị trường hàng năm khoảng 150.000 tấn Trong đó, chỉ có 5% chè xanh, còn lại là chè đen Tuy nhiên, thuế nhập khẩu chè của Pakistan cao hơn so với các nước khác
Gần đây, chúng ta đã phát triển thêm một số thị trường xuất khẩu chè mới, gồm:
Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi, Nam Âu
Thực trạng phát triển tại các vùng nguyên liệu chè chủ đạo
2.1 Đặc điểm chung của các vùng nguyên liệu chè
Các vùng nguyên liệu chè của nước ta có đặc trưng chung nhất là đều phát triển trên các vùng núi và trung du, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mát ẩm, mưa nhiều Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên giúp cây chè sinh trưởng và phát triển tốt Các vùng núi và trung du đều mang những đặc điểm về tự nhiên và dân cư khá tương đồng, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc, dân cư thưa thớt. Việc di dân từ miền xuôi lên đã hình thành nên những cụm dân cư mới đông đúc hơn và sau nhiều năm phát triển đã tạo nên nguồn lao động dồi dào cho ngành chè và các ngành sản xuất khác Nhưng nhìn chung dân cư tại các vùng này có trình độ kỹ thuật sản xuất và dân trí thấp Việc chuyển giao, đổi mới kỹ thuật sản xuất là khá khó khăn và mất nhiều công sức
+) Hiện nay, các vùng nguyên liệu chè đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật một cách đúng mức Hệ thống giao thông, lưới điện và các hệ thống đảm bảo dân sinh cơ bản đảm bảo nhu cầu sản xuất và sinh hoạt Tại các vùng sâu, vùng xa do khó khăn về địa hình nên các điều kiện này vẫn chưa đảm bảo và thiếu thốn Giao thông đi lại không thuận tiện đang gây khó khăn cho sản xuất, tiêu thụ, khiến tăng chi phí sản xuất và đang làm cản trở quá trình phát triển của các vùng này.
+) Hệ thống cơ sở sản xuất chè tại các vùng nguyên liệu đa phần là các cơ sở nhỏ chiếm khoảng 60 – 70% sản lượng chè của vùng, các cơ sở sản xuất lớn chiếm tỷ lệ nhỏ và chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước Dây chuyền, thiết bị và công nghệ sản xuất còn ở cấp độ thấp; việc chuyển giao và đổi mới công nghệ sản xuất diễn ra chậm Năng suất và và chất lượng chè thấp so với các nước trồng chè khác trên thế giới, sản phẩm chủ yếu ở dạng thô nên việc xuất khẩu mặc dù nhiều nhưng đem lại lợi nhuận không cao.
+) Do quá trình đầu tư phát triển mở rộng diện tích trồng và cơ sở sản xuất ồ ạt, không có quy hoạch và định hướng đã dẫn đến tình trạng sản xuất chè trở nên manh mún, nhỏ lẻ và gây mất cân bằng trên thị trường.
Các đặc điểm này là những đặc điểm chung nhất của các vùng nguyên liệu chè trên toàn quốc, bao gồm các đặc trưng về lợi thế cũng như hạn chế Việc nhận thức
2 8 đúng những đặc điểm này sẽ giúp chúng ta khai thác tốt lợi thế và có giải pháp khắc phục hạn chế để đưa ngành chè phát triển đúng hướng.
2.2 Thực trạng phát triển cây chè tại các vùng nguyên liệu và những thay đổi nông thôn mới.
2.2.1 Vùng núi và trung du Bắc bộ
Vùng núi và trung du phía bắc mang đậm đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân hóa theo độ cao Một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa Mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung dao động từ 13 đến 30 độ C, lượng mua khá lớn trung bình hàng năm 1200 – 2500 mm; riêng vùng tây bắc vào mùa này còn phải chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (gió Lào) nên nhiệt độ cao hơn và lượng mưa ít hơn các khu vực khác Mùa khô thường bắt đầu từ tháng
10 đến tháng 3, do hoạt động của gió mùa đông bắc nên mùa đông đến sớm và nhiệt độ hạ thấp có nơi lạnh tới 0 độ c và có tuyết rơi Nhiệt độ trung bình thấp phổ biến từ 8 đến 20 độ, lượng mưa ít từ 100 – 450 mm và có xuất hiện sương muối có tác hại lớn đến sinh trưởng của cây chè Ngoài ra vùng núi trung du phía bắc còn tồn tại kiểu khí hậu phân theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm nhưng độ ẩm lại tăng dần Đây là vùng núi cao của Việt Nam nên độ ẩm khá lớn thường từ 70 đến 90% là điều kiện sinh trưởng lý tưởng của cây chè Điều kiện đất đai : Đất đai của vùng này chủ yếu là đất Feralit hình thành trên phiến thạch sét biến chất, đá nai biến chất, phiến thạch mica biến chất Đất có màu nâu đỏ hoặc đỏ vàng tơi xốp , tầng canh tác mỏng và thường xuyên bị xói mòn do mưa lũ Tuy nhiên nếu cải tạo tốt sẽ thành loại đất rất phú hợp với cây chè Tại vùng này diện tích đất canh tác có thể mở rộng lớn đặc biệt là về phía Tây Bắc. Điều kiện sinh vật : Vùng núi và trung du Bắc Bộ có một thảm thực vật phong phú, đa dang; nhiều cánh rừng lớn với hàng trăm các loài động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên trong nhiều năm qua do việc khai thác quá mức tài nguyên rừng và việc chặt phá rừng bừa bãi đã gây ảnh hưởng lớn đến khí hậu Tình hình mưa lũ, xói mòn đấy đang diễn ra khá nghiêm trọng gây hạt lớn đến các vùng nguyên liệu chè, làm giảm tầng đất canh tác và giảm hàm lượng dinh dưỡng của đất canh tác Khí hậu thay đổi cũng kéo theo nhiều loại sâu hại cho cây chè làm tăng chi phí thuốc trừ sâu và giảm năng suất, chất lượng cây chè.
Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b
Vùng núi và trung du bắc bộ là vựa chè lớn nhất cả nước bao gồm 22 tỉnh, thành trồng chè với tổng diện tích canh tác gần 100 ngàn ha, chiếm 75% diện tích chè của toàn quốc.
Bảng 8 : Tổng diện tích trồng chè và sản lượng chè của vùng núi và trung du
Diện tích cho sản phẩm (1000ha)
( Nguồn tổng hợp và tính toán theo số liệu của tổng cục thống kê)
Năm 2007 mặc dù thị trường chè thế giới có biến động bất lợi do cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng vùng chè Bắc bộ vẫn duy trì được diện tích canh tác và còn mở rộng trồng mới được 36,79 nghìn ha Theo thống kê sơ bộ năm 2009 tổng diện tích của vùng đã đạt gần 120 nghìn ha với năng suất bình quân đạt gần 7 tấn/ha Do địa hình và tự nhiên của mỗi phân vùng, mỗi tỉnh có khác nhau nên các giống chè được
3 0 trồng cũng khác nhau và mang những hương vị riêng biệt Tại khu vực Tây bắc gồm
3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên giống chè chủ yếu là chè Shan Tuyết, trồng chủ yếu ở độ cao là 500m – 1000m, cho năng suất cao nhất trong các giống chè hiện nay 16 tấn/ha Đây là một loại chè nổi tiếng thơm ngon và đã có thương hiệu với 2 dòng sản phẩm là chè ÔLong và chè Shan Tuyết Hiện tại đây có khoảng 20 đơn vị sản xuất chè có quy mô công nghiệp với công suất trên 15 tấn búp tươi/ngày và hàng trăm hộ trồng và chế biến thủ công Tổng công suất của cả tiểu vùng Tây Bắc khoảng 350 tấn/ngày Với lợi thế về diện tích đất đồi núi nên khả năng mở rộng diện tích của vùng là rất lớn Năm 2007 diện tích mở rộng đạt trên 8 nghìn ha tuy nhiên do dự án chè cao sản của Nhật do bộ NN&PTNT triển khai tại Mộc Châu - Sơn La thất bại nên diện tích trồng mới đã giảm rõ rệt và gây lãng phí hàng chục tỷ tiền cây giống và chi phí chăm sóc Đây cũng là một hậu quả để lại do việc đầu tư ồ ạt không có kế hoạch và nghiên cứu kỹ lưỡng.
Khu vực Việt Bắc Hoàng Liên bao gồm 6 tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Bắc Cạn, Cao Bằng Tại đây chè được trồng đại trà là giống chè trung du với năng suất trung bình, ước đạt 5,8 – 10 tấn/ha Hiện nay các tỉnh đang triển khai khai thác vùng đất trên núi cao để trồng giống chè Tuyết Shan có năng xuất, chất lượng cao và dần hướng tới thay thế giống chè cũ cho năng suất thấp; đi đầu là 2 tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái với hơn 3000 ha chè mới Ngoài diện tích chè đồi công nghiệp ở đây còn có chè rừng dân tộc do đồng bào dân tộc tự trồng, tự chế biến đã rất nổi tiếng từ xưa như chè Lũng Phì, Suối Giàng,…Tuy nhiện diện tích và sản lượng khá nhỏ Trên địa bàn có hàng trăm cơ sở sản xuất chè lớn nhỏ nhưng có 2 doanh nghiệp lớn là công ty chè Trần Phú (Yên Bái) và công ty chè Sông Lô – Tuyên Quang Đây là 2 doanh nghiệp lớn có vùng nguyên liệu chè rộng và hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả Công ty chè Trần Phú có 507ha chè nguyên liệu với năng suất 4,5tấn/ha cùng với một nhà máy chè đen công Nghệ OTD công suất 50 tấn búp tươi/ngày Công ty chè Sông Lô – Tuyên Quang có vùng nguyên liệu rộng 1.258 ha, sản lượng 11 nghìn tấn/năm Công ty hiện đang trồng và phát triển các giống chè cao sản cho năng suất, chất lượng cao như Bát Tiên, Đại Bạch Trà, Shan Tuyết Lai 1 và Lai 2 cùng với quy trình sản sản xuất hiện đại, đảm bảo yêu cầu quốc tế Công ty sử dụng dây chyền sản xuất hiện đại của Nga và
Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b
Trung Quốc với công suất 20 nghìn tấn búp tươi/ngày Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu sang các nước lớn : Anh, Đức, Hà Lan, Trung Quốc,…
Khu vực Đông bắc gồm 3 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang Mặc dù chỉ có hơn 3000 ha chè nhưng chủ yếu là giống chè chất lượng cao : Kim Tuyên, Bát Tiên, Thúy Ngọc của Đài Loan để sản xuất ra dòng sản phẩm chè cao câp Ôlong. Đặc biệt tại Lạng Sơn có rừng chè cổ thụ Mẫu Sơn không chỉ có giá trị sản xuất chè mà còn có giá trị du lịch, là điểm đến lý tưởng trong khu du lịch Mẫu Sơn Trong hàng trăm cơ sở sản xuất ở khu vực này thì công ty chè Thái Bình là công ty đi đầu trong sản xuất và đưa các giống chè chất lượng cao vào trồng đại trà Công ty có 385ha chè năng suất cao trong đó có 250ha chè chất lượng cao của Đài Loan với năng suất trung bình 9 tấn/ha Các sản phẩm chè ÔLong và Bát Tiên của công ty luôn được ưa chuộng ở các thị trường chè khó tính ở Nga, EU Công ty có 2 nhà máy sử dụng dây chuyền hiện đại của Nga với công suất 13 tấn/ngày.
Khu vực trung du Bắc bộ bao gồm 6 tỉnh, thành là Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nội Chè thuộc khu vực này được trồng chủ yếu tại 2 tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ Giống chè chủ yếu là chè Hạt trung du gieo thẳng và chè cành PH – 1 Đây là vùng trồng chè phát triển sớm nên có nhiều nông trường quốc doanh : Vân Lĩnh, Vân Hùng, Phú Sơn (Phú Thọ); Sông Cầu, Quân Chu (Thái Nguyên); Cửu Long (Hòa Bình) Khu vực này cũng là nơi tập trùng nhiều đơn vị, doanh nghiệp sản xuất chè lớn :
Công ty chè Sông Cầu – Thái Nguyên
Công ty chè Quân Chu – Thái Nguyên
Công ty chè Phú Đa – Phú Thọ
Công ty cổ phần chè Phú Thọ
Công ty chè Phú Bền – Phú Thọ
Viện nghiên cứu chè Phú Thọ
Trong đó, công ty chè Phú Bền là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất chè CTC có chất lượng tương đương với dòng sản phẩm cao cấp CTC của Kenya Công ty hiện đang 1.600ha chè cho năng suất, chất lượng cao trung bình đạt
Định hướng và giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn
Phương hướng phát triển vùng nguyên liệu chè
1.1 Quan điểm về phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn.
Phát triển vùng nguyên liệu chè có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại của ngành chè và có vai trò quan trọng với phát triển nông nghiệp nông thôn Cây chè nước ta đã được xác định là cây trồng mũi nhọn trong ngành nông nghiệp, phục vụ sản xuất và xuất khẩu chè và nâng cao thu nhập cho người lao động từng bước đẩy lùi đói nghèo Nhiều địa phương trong nước đã xác định trồng và sản xuất chè là hướng đi thoát nghèo và phát triển kinh tế Bộ NN&PTNN đã xác định phát triển vùng nguyên liệu chè là hướng đi đúng và bền vững trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp; tận dụng tốt lợi thế về nguồn lực để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao Phát triển vùng nguyên liệu chè và phát triển nông nghiệp nông thôn có sự gắn kết tương hỗ với nhau Cây chè là cây trồng trong nông nghiệp tại các vùng nông thôn miền núi, các huyện xã nông thôn miền núi lại nằm trong vùng nguyên liệu chè Vì vậy mà các chính sách phát triển vùng nguyên liệu chè và chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn luôn có tác động ngoại ứng với nhau Nhiệm vụ đặt ra đối với các cấp ban hành chính sách cần nghiên cứu kết hợp hài hòa 2 chính sách này để tạo ra hiệu ứng tích cực nhắm phát huy tốt nhất hiệu quả đạt được. Trong nhiều năm qua nhà nước, bộ, sở NN&PTNN cùng với chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách, chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn và vùng nguyên liệu chè nhằm đưa ngành chè trở thành ngành sản xuất mũi nhọn của nông nghiệp Các chính sách về phát triển nghiệp, nông thôn mới đã có những ngoại ứng tích cực đem lại lợi thế cho ngành chè phát triển.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có chương trình hiện đại hóa ngành chè với kinh phí đầu tư trên 420 tỷ đồng tập trung đầu tư cho giống chè, xây dựng các mô hình chế biến chè chất lượng cao Hiện nay chương trình đang được triển khai thí điểm tại Mộc Châu, Thái Nguyên, Yên Bái,… và tiến tới nhân rộng ra toàn quốc.
Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b
Chương trình “mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo” đã được triển khai từ năm 2001, trải qua 2 giai đoạn áp dụng ở 61 huyện nghèo tại 20 tỉnh trên toàn quốc trong đó có tới 36 huyện nghèo thuộc 14 tỉnh nằm trong vùng nguyên liệu chè Các dự án : dự án khuyến nông – lâm – ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề; chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo; chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số; đã có tác động sâu rộng tạo điều kiện cho các địa phương phát triển trồng và sản xuất chè Hàng trăm hộ gia đình đã được vay vốn ưu đãi và được hỗ trợ đất sản xuất để trồng chè “Điển hình nhất là tại Hoàng Su Phì một trong 6 xã nghèo của Hà Giang Nhờ có nguồn vốn hỗ trợ huyện đã cho các hộ trồng chè vay vốn với diện tích trồng mới là 2 triệu đ/ha, diện tích trồng dặm là 1 triệu đ/ha, huyện hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong thời hạn 3 năm, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vốn xây dựng xưởng chế biến chè tại các xã.” Tính đến năm 2007 huyện đã có 3.148,2 ha chè tăng 12,53% so với năm 2004 với năng suất trung bình 28ta/ha và sản lượng 7.381,36 tấn, tổng giá trị gần 20 tỷ đ Với thu nhập ổn định đến nay huyện đã cơ bản thoát nghèo.
Các chương trình trong nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bao gồm : “ chương trình kiên cố kênh mương, chương trình điện nông thôn” đã đưa điện lưới quốc gia tới 100% các xã và xây dựng hàng nghìn km kênh mương phục vụ tưới tiêu cho hàng vạn ha chè thuộc vùng nguyên liệu chè. Cũng nằm trong nội dung này “chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi và chương trình phát triển giống cây trồng nông nghiệp” đã hỗ trợ kinh phí nghiên cứu và ứng dụng nhiều giống chè có năng suất chất lượng cao và giúp đào tạo hàng trăm cán bộ của các xã đưa kỹ thuật trồng chè mới đến nhiều vùng nguyên liệu Hiện nay 100% diện tích trồng mới đều sử dụng cây giống tốt và trồng bằng kỹ thuật giâm cành.
Ngoài việc tận dụng tốt các nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, các địa phương thuộc vùng nguyên liệu chè cũng tự xây dựng các chương trình – dự án và chính sách thích hợp để phát triển cây chè ở địa phương Thực tế đã cho thấy rất nhiều địa phương đã thành công trong việc phát triển vùng nguyên liệu chè Các đề án phát triển vùng nguyên liệu chè cùng với các chính sách và nguồn vốn đầu tư đi kèm do các tỉnh xây dựng và triển khai đều bước đầu cho hiệu quả tích cực như tỉnh Thái
Nguyên, tỉnh Lâm Đồng, Yên Bái, Hà Giang,… Đặc Biệt là tại huyện Ba Vì : “ huyện Ba Vì đã và đang nỗ lực xây dựng nhãn hiệu “chè Ba Vì” và xác định cây chè đóng vai trò chủ lực tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người dân Huyện đã kết hợp tốt chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn và chính sách phát triển cây chè, tao ra hiệu ứng mạnh mẽ đưa cây chè trở thành cây trồng mũi nhọn của huyện Huyện Ba Vì ưu tiên hàng đầu cho phát triển cây chè và đầu tư hệ thống thủy lợi để đảm bảo nước tưới và đường giao thông tạo thuận lợi cho giao thương. Song song với đó huyện đã hỗ trợ kinh phí cho công tác xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn về kỹ thuật bón phân, thu hái, phòng trừ sâu bệnh, chế biến Ngoài ra huyện còn khuyến khích các doanh nghiệp liên kết đầu tư tạo nguồn vốn cho các hộ dân đẩy mạnh sản xuất Các chính sách này đã phát huy tốt hiệu quả, đến năm 2009 toàn huyện đã có khoảng 1700ha chè với tổng sản lượng gần 13 nghìn tấn với doanh thu gần 90 tỷ, ước tính trung bình giá trị canh tác đạt trên 50 triệu đ/ha”.
Các chính sách của nhà nước về phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ không chỉ phát huy hiệu quả đối với nông nghiệp nông thôn mà sẽ có tác động tích cực phát triển ngành chè nếu địa phương nhận thức đúng và triển khai đúng cách, đúng chỗ các chương trình dự án của nhà nước Hiện nay đảng và nhà nước đã xác định vị trí quan trọng của cây chè Cây chè không chỉ tạo ra việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn có tác động bảo vệ môi trường to lớn Để có thể phát triển các vùng nguyên liệu chè nhà nước cũng rất qua tâm đến vấn đề sử dụng đất, sử dụng lao động và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại.
1.2 Căn cứ để phát triển vùng nguyên liệu chè.
1.2.1 Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông nghiệp nông thôn mới giai đoạn 2006 – 2010
Hiện nay Việt Nam có 80% diện tích và dân số thuộc vùng nông thôn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể của nước ta nhằm phát triển toàn diện nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa nông thôn theo kịp với thành thị Chương trình này bao gồm 16 chương trình nhỏ nhằm phát triển toàn diện tất cả các lĩnh vực, giải quyết các vấn đề cơ bản của nông thôn Chương trình được triển khai bằng các đề án và chương trình dự án tới tất các các địa phương thuộc phạm vi của chương trình Trong 16 chương trình
Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b thì có 5 chương trình có tác động tích cực góp phần phát triển vùng nguyên liệu chè. Nội dung cụ thể của từng chương trình như sau :
+) Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo:
Thời gian thực hiện từ năm 2006 – 2010 Kinh phí phê duyệt 43.488 tỷ đồng, kinh phí thực hiện 3.456 tỷ đ Kết quả đạt được : đến cuối năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước còn 12,1% trong đó khu vực nông thôn là 16,2%; có 6,2 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn, khoảng 3,7 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn; khoảng 2000 công trình hạ tầng phục vụ sản xuất được đầu tư ở 273 xã;… +) Chương trình khuyến nông, khuyến ngư :
Kết quả thực hiện: đã triển khai khoảng 10 nghìn điểm trình diễn mô hình khuyến nông Trong đó, kinh phí trung ương là 7 nghìn điển và kinh phí địa phương khoảng 3 nghìn điểm.
+) Chương trình giống cây nông, lâm nghiệp, vật nuôi và thủy sản:
Kết quả thực hiện: Nhiều giống cây trồng, vật nuôi, cây lâm nghiệp và thủy sản được tạo ra; nhất là các giống có ưu thế đã đưa ra sản xuất trên diện rộng, góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức mạnh cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp; nhiều quy trình công nghệ sản xuất giống áp dụng trong tương lai Hệ thống sản xuất giống được củng cố, góp phần đẩy nhanh chuyển giao giống mới, có chất lượng ra sản xuất đại trà Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ quan quản lý, nghiên cứu, sản xuất giống được nâng cấp, đầu tư mới hiện đại.
+) Chương trình kiên cố kênh mương Tổng kinh phí thực hiện 12.158 tỷ đ.
Kết quả thực hiện : Chiều dài kênh mương đã được kiên cố khoảng 28.000 km ( đạt 25% tổng chiều dài hiện có) 75% còn lại chưa được kiên cố chủ yếu là kênh mương cấp dưới và kênh mương nội đồng.
+) Chương trình điện nông thôn Kinh phí thực hiện khoảng 1.356 triệu USD( trong đó 47,3% vốn vay).
Kết quả thực hiện : 100% số huyện có điện lưới quốc gia và điện tại chỗ; 98% số xã, phường có điện lưới quốc gia(10.678 xã, phường); 94% số hộ dân trên cả nước(hơn 19 triệu hộ), trong đó 94% số hộ dân nông thôn được cấp điện.
+) Chương trình giao thông nông thôn Tổng kinh phí thực hiện 66.993 tỷ đ trong đó 13,5% vốn ODA, còn lại là vốn nhà nước và nhân dân đóng góp.
Kết quả thực hiện : phát triển hệ thống giao thông tới tận các thôn bản, 91,4% số xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã.
+) Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn bản ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi Tổng kinh phí phê duyêt là 7049,14 tỷ đ; tổng kinh phí đã thực hiện là 5572,5 tỷ đ.
Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè trong giai đoạn tới
2.1 Giải pháp về tăng cường chất lượng giống và kỹ thuật cho phát triển vùng nguyên liệu chè. a) Giải pháp về giống :
Giống chè chính ra gốc rễ của phát triển cây chè Giống chính là yếu tố quyết định đến chất lượng chè; mà chất lượng chè là yếu tố quyết định đến giá và khả năng cạnh tranh của sản phẩm chè Vì vậy để có sự phát triển lâu dài chúng ta phải bắt đầu từ giống.
+) Bên cạnh việc nhập khẩu giống chè thì quan trọng hơn là phải nghiên cứu, lai tạo giống mới và nhân rộng nguồn giống để có thể chủ động về giống mà không cần lệ thuộc vào nước ngoài Việc nhập khẩu giống chỉ là bước đầu khi mà vốn giống trong nước còn ít Sau khi nhập khẩu giống cần tiến hành lại tạo và thử nghiệm sao cho giống mới đó phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu nước ta.
+) Mỗi đại phương, vùng nguyên liệu có những đặc điểm khác nhau về tự nhiên và xã hội vì vậy cần xác định cơ cấy giống chè cho phù hợp Làm như vậy để vừ phát huy tốt tiềm năng vừa có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, mang lại hiệu quả cao nhất.
+) Phải xấy dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng và khả năng phát triển của cây giống, tiến tới chuẩn hóa chất lượng sản phẩm đầu vào (nguyên liệu) và sản phẩm đầu ra (thành phẩm) Hệ thống tiêu chuẩn này phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
+) Xác định nhu cầu sản phẩm của thế giới để có cơ cấu giống chè cho phù hợp, tránh trường hợp nhu cầu về sản phẩm này nhiều mà giống chè để sản suất ra sản phẩm đó ít, không đảm bảo Như vậy là cơ cấu sản phẩm và cơ cấu tiêu dùng lệch nhau Hiện nay nhu cầu chủ yếu là chè đen vì vậy cần ưu tiên phát triển giống là nguyên liệu cho sản xuất chè đen.
+) Khi đã nghiên cứu và thử nghiệp giống chè mới năng suất chất lượng cao cần phải nhanh chóng nhân rộng để giảm bớt thời gian từ khâu nghiên cứu đến sản xuất, và nhanh chóng phát huy hiệu quả.
+) Ngành chè cũng phải xây dựng hệ thống dự báo, giám sát tốt để kịp thời phát hiện những biến đổi không có lợi cho giống và vùng nguyên liệu như tình hình phát triển sâu bệnh, diễn biến biến đổi khí hậu, để phát triển những giống mới có khả năng chống chịu tốt với những biến đổi đó.
Làm tốt công tác về giống là chúng ta đã thành công 2/3 trong quá trình trồng, cung ứng nguyên liệu cho sản xuất Công việc còn lại là hoàn thiện quy trình sản xuất hiệu quả và hợp lý. b) Giải pháp về kỹ thuật canh tác :
Kỹ thuật canh tác bao gồm 4 khâu chính : gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bênh và thu hoạch
Thứ nhất , về gieo trồng là phải thực hiện đúng kỹ thuật trồng theo đúng kỹ thuật đã được hướng dẫn Để đảm bảo điều này thì địa phương và các cán bộ khuyến nông cần phải thường xuyên hướng dẫn và giám sát người trồng.
Thứ hai là kỹ thuật chăm sóc chè Đặc điểm của cây chè là ưa phân hữu cơ và đảm bảo tưới nước thường xuyên Phân hữu cơ làm tăng chất lượng cây chè, tăng khả năng tổng hợp hài hòa các chất trong búp và kích thích ra búp vì vậy cần hạn chế tối
Nguyễn Đức Quỳnh Lớp kinh tế phát triển 48b đa bón phân vô cơ Cần tăng lượng mùn, vi sinh thì ngoài bón phân hữu cơ thì nên trồng xem kẽ các cây che bong là nhỏ, cây họ đậu để tăng mùn, chống xói mòn,và giữ ẩm cho đất.
Thứ ba là phòng trừ sâu bệnh Đây là khâu có ảnh hưởng lớn tới chất lượng chè nguyên liệu qua dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên búp chè Giải pháp cụ thể là cần nghiên cứu sử dụng các loại thuốc sinh học vừa hiệu quả vừa an toàn cho người sử dụng Quản lý chặy chẽ việc sủ dụng thuốc bảo vệ thực vật, cần có sự thường xuyên giám sát, phát hiện sâu bệnh để có kế hoạch phòng trừ.
Thứ tư là kỹ thuật hái chè : đây là khâu cuối cùng nhưng cũng khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng ra búo của cây chè Hiện nay chúng ta đã có ký thuật hái chè tốt việc cốt lõi là phổ biến rỗng rãi tới người trồng và tuân thủ tốt kỹ yêu cầu kỹ thuật. c) Giải pháp về công tác thủy lợi.
Chè là loại cây ưa nhiếu nước vì vậy hệ thống thủy lợi có vai trò hết sức quan trọng với vùng nguyên liệu chè; đảm bảo khả năng tưới tiêu, cung cấp đủ nước cho cây chè sinh trưởng tốt Để có một hệ thống thủy lợi tốt chúng ta cấn thực hiện các giải pháp sau :
+) Nghiêu cứu, khảo sát địa hình, nguồn nước, lượng mưa để xây dựng hệ thống trữ và dẫn nước tốt.
+) Căn cứ vào diện tích trồng và khả năng phát triển để xây dựng hệ thống thủy lợi phù hợp, đảm bảo vừa đủ tưới tiêu.
+) Những vùng thường xuyên kho hạn phải tận dụng triệt để và tiết kiệm, tăng cường hệ thống trữ nước ngoài ra cũng cần kết hợp với trồng các giống chè có khả năng chịu hạn tốt.
2.2 Giải pháp về quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè.