1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

( Báo cáo)Thương mại điện tử trong bối cảnh covid 19 thực trạng phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam

68 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thương Mại Điện Tử Trong Bối Cảnh COVID 19. Thực Trạng Phát Triển Trên Thế Giới Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội - Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 147,8 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (6)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (8)
    • 2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước (8)
    • 2.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài (10)
  • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (13)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 6. Kết cấu đề tài (15)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (16)
    • 1.1. Một số khái niệm liên quan đến thương mại điện tử (16)
      • 1.1.1. Số hóa, nền kinh tế số hóa (16)
      • 1.1.2 Khái niệm thương mại điện tử (16)
    • 1.2. Phân loại các hình thức kinh doanh thương mại điện tử (20)
      • 1.2.1. Phân loại theo đặc điểm của chủ thể tham gia (20)
      • 1.2.2 Phân loại theo mức độ số hóa (22)
      • 1.2.3 Phân loại theo mô hình doanh thu (23)
      • 1.2.4 Phân loại theo phương thức kết nối (23)
      • 1.2.5. Đặc điểm của thương mại điện tử (23)
    • 1.3. Lợi ích của thương mại điện tử (25)
      • 1.3.1. Lợi ích của thương mại điện tử đối với các tổ chức doanh nghiệp (25)
      • 1.3.2. Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng (30)
      • 1.3.3. Lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội (32)
    • 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại điện tử (33)
    • 1.5. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thương mại điện tử (35)
    • 2.1. Thực tiễn phát triển thương mại điện tử trên thế giới (37)
      • 2.1.1. Tình hình phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 (37)
      • 2.1.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại một số nước Đông Nam Á (41)
    • 2.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam (48)
      • 2.2.1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trước dịch bệnh Covid-19 48 2.2.2.. Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam sau đại dịch Covid-19 (48)
    • 2.3. Đánh giá tác động của dịch bệnh Covid – 19 đến phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam (54)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (56)
    • 3.1. Phát triển TMĐT ở cấp Nhà nước (61)
    • 3.2. Các giải pháp vi mô ở cấp độ doanh nghiệp (63)
  • KẾT LUẬN................................................................................................................64 (65)

Nội dung

Đại dịch COVID19 hay với tên gọi khác là đại dịch Virus Corona 2019, là dịch bệnh truyền nhiễm gây viêm phổi cấp với các biến thể đang lây lan trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn của cơn đại dịch này là vào cuối tháng 12 2019 với tâm dịch được ghi nhận ở thành phố Vũ Hán Trung Quốc, bắt nguồn từ nhóm người bị mắc chứng viêm phổi nhưng không rõ nguyên nhân, nhưng y tế địa phương xác nhận rằng trước đó nhóm người này đã từng tiếp xúc với những thương nhân buôn bán tại khu chợ Hoa Nam. Từ đó, các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và bất ngờ khi phát hiện ra đây là một chủng virus biến thể mới gọi là Coronavirus và được tổ chức y tế tạm thời gọi là chủng 2019CoV, có trình tự gen tương đương với chủng SARSCoV trước đây, mức tương đồng tới 79,5%. Ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo là ngày 31122019 (theo Wikipedia) và trường hợp xảy ra ca tử vong đầu tiên cũng được ghi nhận tại đây vào này 09012020. Bên cạnh đó, các ca nhiễm đầu

Tính cấp thiết của đề tài

Trong vài năm trở lại đây, chúng ta có thể nhận thấy sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ Những thay đổi về công nghệ trong mọi ngành đã đóng góp một lượng khác biệt đáng kể, dẫn đến sự tiến bộ của khách hàng đối với các ngành dịch vụ Hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng; khách hàng được trao quyền, được kết nối và mong đợi một mức độ dịch vụ điện tử và tiện lợi chưa từng có Để thu hẹp khoảng cách này, nhiều doanh nghiệp đã và đang nỗ lực đáng kinh ngạc để đạt được sự kỳ vọng của khách hàng và sẵn sàng tương tác đúng mức với sự hài lòng của khách hàng Hơn một nửa dân số thế giới là 4,5 tỷ người có quyền truy cập internet, thời đại của internet và công nghệ đã tạo nên sự phát triển vượt bậc của thị trường Thương mại điện tử Sự ra đời của hạ tầng công nghệ thông tin mới, các cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử. Đại dịch COVID-19 hay với tên gọi khác là đại dịch Virus Corona 2019, là dịch bệnh truyền nhiễm gây viêm phổi cấp với các biến thể đang lây lan trên phạm vi toàn cầu Khởi nguồn của cơn đại dịch này là vào cuối tháng 12/2019 với tâm dịch được ghi nhận ở thành phố Vũ Hán - Trung Quốc, bắt nguồn từ nhóm người bị mắc chứng viêm phổi nhưng không rõ nguyên nhân, nhưng y tế địa phương xác nhận rằng trước đó nhóm người này đã từng tiếp xúc với những thương nhân buôn bán tại khu chợ Hoa Nam Từ đó, các nhà khoa học TrungQuốc đã tiến hành nghiên cứu và bất ngờ khi phát hiện ra đây là một chủng virus biến thể mới -gọi là Coronavirus và được tổ chức y tế tạm thời gọi là chủng 2019-CoV, có trình tự gen tương đương với chủng SARS-CoV trước đây,mức tương đồng tới 79,5% Ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo là ngày 31/12/2019 (theo Wikipedia) và trường hợp xảy ra ca tử vong đầu tiên cũng được ghi nhận tại đây vào này 09/01/2020 Bên cạnh đó, các ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận bên ngoài Trung Quốc là hai người phụ nữ ở Thailand và một người đàn ông ở Nhật Bản Sau đó, sự lây nhiễm này đã bùng lên nhanh chóng vào giữ tháng 01/2020 Ngày 23/01/2020, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh phong toả Vũ Hán, lockdown toàn thành phố Sau đó 2 tháng, tổ chức y tế thế giới (WHO) ra tuyên bố, gọi COVID-19 là “đại dịch toàn cầu” Các chính phủ của các quốc gia đã hưởng ứng và tiến hành đưa ra các chính sách nhằm bảo vệ người dân, bao gồm: hạn chế đi lại, phong toả kiểm dịch, sử dụng giờ giới nghiêm, huỷ bỏ các sự kiện tập trung đông người, đeo khẩu trang, đồng thời chuyển đổi mô hình kinh doanh, giáo dục từ truyền thống sang phương pháp trực tuyến Một số ví dụ tiêu biểu cho các chính sách này như: giờ giới nghiêm ở Việt Nam, hay các phương pháp sàng lọc tại các sân bay, nhà ga, hạn chế hoặc huỷ các hoạt động du lịch hay xuất - nhập cảnh ở những khu vực, vùng hoặc quốc gia có tình trạng dịch cao Ngoài ra, các trường học cũng bị buộc phải đóng cửa ở một số vùng tại hơn 200 quốc gia, ảnh hưởng đến gần 90% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới.

Sự bùng phát gần đây của virus coronavirus mới (COVID-19) đã lây nhiễm cho hàng triệu công dân trên toàn thế giới và cướp đi sinh mạng của nhiều người.Đại dịch này đã thay đổi cuộc sống con người theo nhiều cách, và cộng đồng nghiên cứu đang nỗ lực tìm hiểu những tác động này trong các lĩnh vực khác nhau, và một trong những lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm nhất chính là thương mại điện tử Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thói quen mua sắm tiêu dùng truyền thống sang hình thức thương mại điện tử Người tiêu dùng đang mua sắm trực tuyến nhiều hơn Đây là cơ hội tuyệt vời để các công ty củng cố chiến lược truyền thông kỹ thuật số và có được chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường trực tuyến Thương mại điện tử đã trở thành một phương thức giao dịch được sử dụng rộng rãi, là sự lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm mô hình để tối ưu nguồn lực xuất khẩu linh hoạt Xuất phát từ những lý do trên, em chọn đề tài“Thương mại điện tử trong bối cảnh COVID 19 Thực trạng phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Đăng Hậu (2003) “Nghiên cứu cơ sở và phương hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam” Đề tài đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản đối với phát triển TMĐT; tác giả Nguyễn Đăng Hậu nghiên cứu thực trạng cơ sở và phương pháp phát triển TMĐT tại Việt Nam Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện cơ sở phát triển TMĐT ở Việt Nam.

Tác giả Minh Trà (2020), “Thương mại điện tử “lên ngôi” trong đại dịch

COVID-19” Với bài viết này, tác giả đã đề cập đến đại dịch COVID19 là “cơn ác mộng” đối với nhiều lĩnh vực kinh doanh trên thế giới, nhưng nó giống như

“vận may” của các trang thương mại điện tử vì mua sắm trực tuyến là cách duy nhất để giữ khoảng cách giữa người bán hàng và người mua hàng Với sự ra đời của các trang web và ứng dụng thương mại điện tử xuyên quốc gia và xuyên biên giới như Shopee, Lazada, Zalora và JD, khách hàng có thể dễ dàng mua mọi thứ từ hàng tạp hóa, đồ điện tử đến dịch vụ giáo dục, đặt phòng khách sạn chỉ bằng một cú nhấp chuột Rõ ràng là ngành thương mại điện tử đang ngày càng kích thích sự phục hồi kinh tế vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

PGS., TS Lê Danh Vĩnh (2007), “Các vấn đề kỹ thuật, công nghệ chủ yếu trong TMĐT Trong cuốn sách, tác giả đã đề cập đến các kỹ thuật cần thiết cũng như trình độ công nghệ phù hợp để đối với phát triển thương mại điện tử Đặc biệt, với cuốn sách này, tác giả đã nêu lên được khung lý thuyết và các nội dung thực hành để giới thiệu đến đông đảo bạn đọc tìm hiểu và nghiên cứu lĩnh vực thương mại điện tử

PGS., TS Nguyễn Văn Minh (2010),“Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) cho các doanh nghiệp Việt Nam” Đề tài đã đề cập được cơ sở lý luận về ứng dụng trao đổi dữ liệu Bên cạnh đó, tác giả cũng đi sâu phân tích thực trạng về ứng dụng trao đổi dữ liệu điện tử của các doanh nghiệp, từ đó đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Hà Văn Tuấn (2014), “Thực trạng đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh covid-19” Với đề tài nghiên đã phản ánh một cách thực tế hiệu quảkinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 các doanh nghiệp đã làm được những gì để vượt qua khó khăn Dề tài cũng đưa ra một số giải pháp trước mắt để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong dịch bệnh và hướng tới chiến lược lâu dài để hoàn chỉnh hơn nhằm mở rộng thị phần, tăng lợi nhuận, đáp ứng sự phát triển của các doanh nghiệp trong thời gian tới

Trần Mạnh Linh (2015), “Một số giải pháp trong phát triển thương mại điện tử giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19” Đề tài đã đưa xây dựng khung lý thuyết về thương mại điện tử, đồng thời đi sâu phân tích những giá trị hiện tại của doanh nghiệp, từ đó tác giả đã đề ra một số giải pháp phù hợp với thực tiễn.

PGS, TS Nguyễn Ngọc Phú (2017), “Đổi mới phương thức tiếp cận của các doanh nghiệp thông qua kênh thương mại điện tử” Với nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến những cơ sở lý luận chung về thương maij điện tử, quan trọng hơn là chính những phân tích từ thực tế tiếp cận của doanh nghiệp về lĩnh vực thương mại điện tử đã giúp các doanh nghiệp có thêm kênh thông tin cũng như kênh kinh doanh mới, đồng thời hướng tới đổi mới hình thức kinh doanh để nâng cao hiệu quả trong trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Phạm Gia Cư, (2017), Nâng cao chất lượng hoạt động thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh” Với đề tài này, tác giả đã giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của thương mại điện tử, đồng thời cũng khái quát những điểm mới của hoạt động thương mại điện tử trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 Đề tài cũng đi sâu phân tích thực trạng hoạt động thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời cũng đưa ra những giải pháp cơ bản để khắc phục những khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh dịch bệnh, đồng thời đẩy mạnh các haoctj động chủ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động trong tình hình mới.

Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Jing Tan, Katherine Tyler, Andrea Manica, Trường đại học Cambride, Anh Quốc ( 2007) với công trình “Nghiên cứu ứng dụng thương mại điện tử B2B tại Trung Quốc” chỉ ra rằng các nhân tố như sự hạn chế truy cập internet ở trung quốc, thiếu sự tin cậy của cộng đồng người sử dụng internet, thiếu sự chia sẻ của doanh nghiệp về thông tin, khả năng thích ứng chậm với sự thay đổi nhanh chóng của doanh nghiệp là những nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử B2B tại Trung Quốc Với đề tài này, các tác giả đã đã phần nào giới thiệu đượ mô hình thương mại điện tử theo B2B, từ đó đưa ra những khẳng định về quá trình phát triển của thương mại điện tử.

Savanid Vatanasakdakul – Trường đại học New South Wales, Australia; William Tibben – Trường đại học Wollongong, Úc; Joan Cooper – Trường đại học Flinders, Australia ( năm 2004), “Điều gì cản trở ứng dụng thương mại điện tử B2B ở các nước đang phát triển? Một nghiên cứu ở góc độ văn hóa xã hội”.Với nghiên cứu này, các tác giả đã đưa ra các giả thuyết về bối cảnh thị trường kinh doanh khi gặp phải khó khăn, mà cụ thể là trong trường hợp dịch bệnh, thiên tai xảy ra thì các doanh nghiệp cần có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề Chính những câu hỏi đặt ra trong đề tài là lời giải cho quá trình nghiên cứu tác động của thương mại điện tử B2B đến các hoạt động thường ngày.

Mohammed Quaddus và Glenn Hofmeryer, Trường Curtin University of Technology, Perth, Australia (2007) đã có công trình nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng giao dịch thương mại điện tử B2B đối với các doanh nghiệp nhỏ tại miền tây Australia” Nghiên cứu đi đến kết luận rằng yếu tố kiểm soát của doanh nghiệp, niềm tin của doanh nghiệp, yếu tố bến ngoài doanh nghiệp và tình hình hoạt động của doanh nghiệp có tác động đến thái độ hướng đến giao dịch thương mại điện tử trực tuyến B2B của các doanh nghiệp nhỏ.

Sherry M.B Thatcher, William Foster, Ling Zhu, ( năm 2005) đại học Arizona – Hoa Kỳ đã có công trình nghiên cứu về “ định ứng dụng mô hình thương mại điện tử B2B tại Đài Loan: Sự tương tác giữa yếu tố văn hóa và các nhân tố của tổ chức bên trong doanh nghiệp” Đề tài là kết quả của quá trình nghiên cứu thực nghiệm về thương mại điện tử theo mô hình B2B tại một bán đảo với nhiều hoạt động kinh doanh thương mại phát triển sôi động Cũng với đề tài này, tác ỉa đã đi sâu phân tích thực trạng thương mại điện tử bên trong các doanh nghiệp, từ đó đưa ra được một số đề xuất, giải pháp mang giá trị lâu dài đối với các quốc gia có tầm nhìn về thương mại điện tử như nước Mỹ.

Irene Bertschek và Helmut Fryges, Trung tâm nghiên cứu kinh tế liên minh Châu Âu, ( năm 2002) công bố công trình “nghiên cứu về ứng dụng thương mại điện tử B2B từ nghiên cứu điển hình của các doanh nghiệp Đức”. Theo công trình này được công bố, thì các nhân tố về quy mô của doanh nghiệp,nhân sự được đào tạo có trình độ cao sẽ có tác động rất tích cực trong ứng dụng thương mại điện tử B2B và không có mối liên hệ nào giữa lịch sư thành lập của doanh nghiệp với khả năng ứng dụng thương mại điện tử B2B.

Frank Ojadi (2021), “The nexus between e-commerce adoption in a health pandemic and firm performance: The role of pandemic response strategies”

Bài báo đã nghiên cứu cách các chiến lược ứng phó với đại dịch tương tác với các yếu tố thúc đẩy việc áp dụng thương mại điện tử khác trong lĩnh vực hậu cần và cũng xác định ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Tác động của các yếu tố hỗ trợ áp dụng thương mại điện tử đối với hoạt động của doanh nghiệp và vai trò trung gian của các chiến lược ứng phó với đại dịch đối với mối quan hệ này được xác định bằng cách sử dụng trọng số cộng đơn giản (SAW) Kết quả chỉ ra rằng các yếu tố hỗ trợ liên quan đến kỹ thuật được xếp hạng cao nhất, tiếp theo là các chiến lược ứng phó với đại dịch và cho thấy rằng việc áp dụng thương mại điện tử trong một đại dịch sức khỏe có liên quan chặt chẽ với các lợi ích về tài chính và hoạt động Cụ thể, các yếu tố hỗ trợ kỹ thuật có ảnh hưởng cao nhất đến thời gian giao hàng trong khi các chiến lược ứng phó với đại dịch có ảnh hưởng cao nhất đến lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng Hơn nữa, các chiến lược ứng phó với đại dịch làm trung gian một phần mối quan hệ giữa các yếu tố hỗ trợ áp dụng thương mại điện tử khác và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Abdul Gaffar Khan (2016), “Electronic Commerce: A Study on Benefits and Challenges in an Emerging Economy” Tác giả nghiên cứu những thách thức trong thương mại điện tử tại một nền kinh tế mới nổi, cụ thể là Bangladesh bên cạnh những lợi ích như thương mại điện tử có thể làm tăng giá trị cho sự hài lòng của khách hàng về sự thuận tiện của khách hàng ở mọi nơi và cho phép công ty đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác Sự tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông đã mang lại rất nhiều thay đổi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày của con người Chính vì vậy, việc tăng cường sử dụng các dịch vụ di động thông minh và internet như một kênh phân phối mới cho các giao dịch kinh doanh và thương mại quốc tế đòi hỏi phải quan tâm hơn đến bảo mật thương mại điện tử để giảm các hoạt động gian lận.

Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu, các bài viết về vấn đề hợp đồng điện tử và thực trạng pháp luật cho hợp đồng điện tử Tiêu biểu trong số đó là công trình của các tác giả: Endshaw A, 2001, “Internet and

Ecommerce Law”, Prentice Hall, Singapore; Jens T Werner, 2000, “Legal Issues Raised by Online Contracting”, London School of Economics; Thomas

J Smedinghoff, 2006, Online Transactions: The Rules for Ensuring

Enforceability in a Global Environment, The Computer & Internet Lawyer

Volume 23, Number 4, 4/2006; Ruth Orpwoode, 2008, “Electronic Contracts:

Where We’ve Come From, Where We Are, and Where We Should Be Going”,

International In-house Counsel Journal, Vol 1, No 3, Spring 2008.

Những công trình, đề tài nêu trên phân tích chủ yếu về vai trò của thương mại điện tử, về đặc điểm của giao dịch thương mại điện tử, về một số điểm khác biệt về mặt pháp lý giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống Tuy nhiên, chưa có công trình nào phân tích một cách đầy đủ, chuyên sâu cả về lý luận và thực tiễn, về cả ba góc độ pháp lý, thương mại và công nghệ liên quan đến thương mại điện tử trong bối cảnh COVID 19 Thực trạng phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Đây chính là khoảng trống trong các nghiên cứu trước đó, vì vậy em lựa chọn đề tài “Thương mại điện tử trong bối cảnh COVID 19 Thực trạng phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” để đi sâu phân tích, tìm hiểu lĩnh vực thương mại điện tử trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích về thương mại điện tử trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại một số quốc gia trên thế giới, cụ thể là những nước thuộc khu vực Đông Nam Á và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, từ đó đề xuất một vài giải pháp để thúc đẩy thương mại điện tử tại nước ta

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương mại điện tử như khái niệm, nguyên nhân và tác động của nó đến các quốc gia.

- Phân tích, đánh giá thực trạng và diễn biến của ngành thương mại điện tử trước và sau đại dịch COVID-19 của một số nước điển hình.

- Nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm khắc phục những hạn chế và thách thức để phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhóm nghiên cứu đã tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định vấn đề

Bước 2: Thiết kế nghiên cứu

Bước 3: Nghiên cứu sơ bộ

Bơcs 4: Lập bảng thống kê tổng hợp tài liệu

Bước 5 Xử lý, phân tích tài liệu

Bước 6: Kết luận, báo cáo

Với các bước tiến hành trên, bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiờn cứu sau:ã

- Phương pháp luận: Dựa trên cơ sở vận dụng nguyên lý của phép duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử tác giả đã xây dựng nên bài nghiên cứu. Tập trung tìm hiểu và làm rõ vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh kinh tế - văn hóa

- chính trị cụ thể Phương pháp luận này giúp đảm bảo tính nhất quán, khách quan và khoa học của nghiên cứu, giúp kết quả nghiên cứu thu được có độ tin cậy cao và có ý nghĩa thực tiễn

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Tìm kiếm, tra cứu theo các từ khóa như “thương mại điện tử”, “thực trạng thương mại điện tử trên thế giới” để thu thập đề tài; tìm trên các tài liệu có sẵn được đăng trên sách báo, tạp chí và internet (Tạp chí Tài chính, Báo nhân dân, Báo Chính phủ, website Sciencedirect, IMF, ) kế thừa bộ số liệu của các công trình nghiên cứu trước đó.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp:

+ Đánh giá các bài báo hiện có trong và ngoài nước, từ đó suy ra những vấn đề lý luận về thương mại điện tử như khái niệm, đặc điểm, tác động, v.v, cùng với thực trạng, diễn biến và các giải pháp thúc đẩy cho hoạt động thương mại điện tử.

+ Phân tích thực trạng và diễn biến trước và sau bối cảnh COVID-19 tại một số quốc gia trên thế giới để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu theo chuỗi thời gian để đánh giá một cách khách quan.

Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của bài nghiên cứu gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử

Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam trong bối cảnh COVID – 19

Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở ViệtNam.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Một số khái niệm liên quan đến thương mại điện tử

1.1.1 Số hóa, nền kinh tế số hóa

Sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đã mang lại “cuộc cách mạng số” và hỗ trợ sự ra đời của “nền kinh tế số” và “xã hội thông tin” mà thương mại điện tử là một phần thiết yếu tạo nên

Hình ảnh (bao gồm chữ viết, chữ số và các ký hiệu khác) và âm thanh đều được số hóa đồng nhất ở tốc độ ánh sáng thành một tập hợp các bit điện tử để ghi, lưu trữ trên phương tiện từ tính, truyền dẫn và đọc bằng điện tử. Ứng dụng của kỹ thuật số có thể được xem như một cuộc cách mạng lớn trong lịch sử loài người với tên gọi Cuộc cách mạng kỹ thuật số, báo trước sự xuất hiện của kỷ nguyên số Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra rất nhanh Máy tính đầu tiên ra đời năm 1946 chỉ có thể thực hiện 5000 lệnh mỗi giây Năm mươi năm sau, các thiết bị cá nhân phổ biến sẽ có thể thực hiện hơn

400 triệu lệnh mỗi giây, nhờ vào việc sử dụng các vi mạch có thể mở và đóng hàng triệu lần mỗi giây Ngành công nghệ thông tin ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân (lên đến hơn 8% vào năm 1998 tại Hoa Kỳ). Đặc biệt trong thương mại điện tử, tổng giá trị do thương mại điện tử tạo ra tăng gấp đôi sau mỗi 18 tháng của 1 năm Sau khi Internet ra đời, quá trình tin học hóa xã hội đã bùng nổ và lan truyền nhanh chóng trên toàn thế giới Cùng với đó, hoạt động kinh tế nói chung cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là thương mại dần hình thành, ứng dụng của nó được mở rộng sang các thuật ngữ thương mại điện tử “số hóa” và “điện tử hóa”.

1.1.2 Khái niệm thương mại điện tử

Thương mại điện tử hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính

● Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): “TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”

● Theo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): “TMĐT là các giao dịch điện tử trên mạng Internet hoặc những mạng mở khác Những giao dịch này có hai loại: Một là giao dịch bán dịch vụ và hàng hóa hữu hình Hai là, giao dịch liên quan đến việc chuyển trực tiếp, trực tuyến các thông tin và dịch vụ, hàng hóa số hóa”.

● Tại Việt Nam, ngày 16/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2013/NĐCP về TMĐT: “Hoạt Động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác” (Nguyễn Ngọc Hưng, 2017).

Chủ thể của ngành thương mại điện tử

Chủ thể của hoạt động trong TMĐT được chia thành năm nhóm chính, đó chính là:

● Nhóm người sử hữu website TMĐT để bán hàng;

● Nhóm cung cấp dịch vụ TMĐT;

● Nhóm là khách hàng và nhóm cung cấp hạ tầng Bên cạnh đó, còn có thể có sự tham gia của các chủ thể là cơ quan, tổ chức chứng thức, hoặc giám sát đảm bảo đảm an toàn trong TMĐT Các thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam; hoặc thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư; lập chi nhánh, văn phòng đại diện; hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam

Các mô hình thương mại điện tử

Theo tốc độ phát triển mạnh mẽ của internet, thị trường thương mại điện tử đã và đang phủ sóng ngày càng mạnh mẽ Không chỉ trong nước mà trên thế giới, các mô hình thương mại điện tử cũng dần được phát triển và chứng tỏ được tầm quan trọng của mình Hiện tại, thương mại điện tử được chia ra tổng cộng 9 loại mô hình với đầy đủ các đặc điểm và tính chất riêng 1 Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B) Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đề cập đến việc trao đổi điện tử các sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin giữa các doanh nghiệp Đây là mô hình TMĐT gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau Ví dụ bao gồm các thư mục trực tuyến và các trang web trao đổi sản phẩm và cung cấp cho phép doanh nghiệp tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ và thông tin và bắt đầu giao dịch thông qua giao diện mua sắm điện tử.

Doanh nghiệp với Người tiêu dùng (B2C)

TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng là bộ phận bán lẻ của TMĐT trên internet Đó là khi doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin trực tiếp cho người tiêu dùng Ngày nay, có vô số cửa hàng và trung tâm ảo trên internet bán tất cả các loại hàng tiêu dùng Ví dụ được công nhận nhất của các trang web này là Amazon, công ty thống trị thị trường B2C.

Người tiêu dùng với Người tiêu dùng (C2C) Đây là một mô hình TMĐT trong đó người tiêu dùng trao đổi sản phẩm, dịch vụ và thông tin với nhau trực tuyến Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua một bên thứ ba cung cấp một nền tảng trực tuyến mà các giao dịch được thực hiện

Người tiêu dùng với Doanh nghiệp (C2B)

C2B là một loại mô hình TMĐT trong đó người tiêu dùng làm cho sản phẩm và dịch vụ của họ có sẵn trực tuyến để các công ty đấu thầu và mua Điều này trái ngược với mô hình thương mại truyền thống của B2C (Ban biên tập Luật sư X, 2021) V Các phương tiện của thương mại điện tử

- Điện thoại Điện thoại là một phương tiện phổ thông, dễ sử dụng, và gần như xuất hiện sớm nhất trong các phương tiện điện tử được đề cập Một số dịch vụ có thể cung cấp trực tiếp qua điện thoại như dịch vụ bưu điện, ngân hàng, hỏi đáp, tư vấn, giải trí Với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên rộng rãi hơn Nhưng điện thoại có một hạn chế là chỉ truyền tải được âm thanh và mọi cuộc giao dịch vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ Ngoài ra, chi phí giao dịch bằng điện thoại, nhất là giao dịch điện thoại đường dài, còn khá đắt Thương mại điện tử vẫn sử dụng điện thoại như một công cụ quan trọng, tuy nhiên “điện thoại” được hiểu theo nghĩa rộng, không giới hạn ở điện thoại cố định mà được hiểu là tất cả các hình thức giao tiếp bằng giọng nói thông qua các phương tiện điện tử: điện thoại qua Internet, “voice chat”, “voice message” qua Yahoo Messenger (YM) hay Skype… Đây cũng chính là lợi thế nổi bật của Internet với các ứng dụng truyền thoại qua môi trường này và các thiết bị điện tử như máy tính được sử dụng trong giao dịch thương mại điện tử này Ví dụ: đàm phán, ký kết hợp đồng qua

- Máy fax Có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống. Tuy nhiên hạn chế của máy fax là chỉ truyền được văn bản viết, không truyền tải được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều Fax qua Internet là một dịch vụ mới được ứng dụng khá rộng rãi để giảm chi phí trong giao dịch điện tử Thiết bị điện tử cũng không giới hạn ở máy fax truyền thống mà mở rộng ra máy vi tính và các thiết bị điện tử khác sử dụng các phần mềm cho phép gửi và nhận văn bản fax Hoạt động này cũng làm mở rộng khái niệm thương mại điện tử và những quy định về văn bản gốc, bằng chứng, văn bản do bản gốc của fax trước đây là văn bản giấy, bản gốc của fax qua máy vi tính có thể là văn bản điện tử Ví dụ: sử dụng winfax gửi văn bản word từ máy vi tính đến máy fax của đối tác Truyền hình Ngày nay, truyền hình trở thành một trong những công cụ điện tử phổ thông nhất Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong thương mại, nhất là trong quảng cáo hàng hóa Song truyền hình mới chỉ là một công cụ truyền thông một chiều, qua truyền hình, khách hàng không thể tìm kiếm được các chào hàng, không thể đàm phán với người bán về các điều khoản mua bán cụ thể Gần đây, khi máy thu hình được kết nối với máy tính thì công dụng của nó được mở rộng hơn Việc giao dịch và đàm phán bằng “video conference” thực hiện qua Internet trở nên quan trọng và đẩy mạnh thương mại điện tử khi tiết kiệm được thời gian và chi phí của các bên mà vẫn có hiệu quả như đàm phán giao dịch trực tiếp truyền thống Ví dụ: e-learning sử dụng videoconference và net-meeting

- Máy tính và mạng Internet Thương mại điện tử chỉ thực sự có vị trí quan trọng khi có sự bùng nổ của máy tính và internet vào những năm 90 của thế kỷ 20 Máy tính và Internet giúp doanh nghiệp tiến hành giao dịch mua bán, hợp tác trong sản xuất, cung cấp dịch vụ, quản lý các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, liên các các doanh nghiệp trên toàn cầu, hình thành các mô hình kinh doanh mới Không chỉ giới hạn ở máy tính, các thiết bị điện tử và các mạng viễn thông khác cũng được ứng dụng mạnh mẽ vào thương mại làm đa dạng các hoạt động thương mại điện tử từ việc sử dụng thẻ thông minh trong thanh toán điện tử, mobile phone trong các giao dịch điện tử giá trị nhỏ, hệ thống thương mại điện tử trong giao thông để xử lý vé tàu điện, xe bus, máy bay đến giao dịch chứng khoán, tài chính, ngân hàng điện tử, hai quan điện tử trong nước và quốc tế Những tập đoàn toàn cầu cũng chia sẻ thông tin trong hoạt động thương mại qua mạng riêng của mình hoặc qua internet Ví dụ: ngân hàng điện tử (e-banking), mua sắm điện tử (e-procurement) (Ban biên tập Quản lý doanh nghiệp, 2020)

Phân loại các hình thức kinh doanh thương mại điện tử

1.2.1 Phân loại theo đặc điểm của chủ thể tham gia a Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp –B2B (business to business):

Hình thức thương mại điện tử này chiếm 80-90% doanh số thương mại điện tử trên toàn thế giới Đây là loại hình trợ giúp cho phép các doanh nghiệp chào bán sản phẩm, tìm kiếm đối tác, đặt hàng, ký hợp đồng và thanh toán thông qua các hệ thống này Mô hình này đã giúp ích rất nhiều cho các công ty Việt Nam làm ăn với các công ty nước ngoài Một trong những mô hình tiêu biểu trên thế giới hoạt động tốt với mô hình B2B là trang web alibaba của Trung Quốc., Đây là sân chơi để các công ty trao đổi hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ,… không phân biệt khoảng cách địa lý hay thời gian. b Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng–B2C (business to consumer):

Hình thức này chiếm một thị phần nhỏ (khoảng 10%) trong thương mại điện tử, nhưng nó có tác động lớn Đây là phương thức mua bán trên Internet giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng Nó có liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực (hữu hình như vật trang trí hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách điện tử) và các hàng hoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử Đơn giản hơn chúng ta hiểu: Thương mại điện tử B2C 1 là hoạt động kinh doanh dựa trên internet để trao đổi hàng hóa và dịch vụ mà bạn tạo ra hoặc phân phối Để tham gia vào hình thức kinh doanh này, các công ty thường thiết lập trang web và tạo cơ sở dữ liệu về sản phẩm và dịch vụ, thực hiện các quy trình tiếp thị, quảng cáo và trực tiếp đến người tiêu dùng Một trong những công ty thành công nhất trên thế giới theo mô hình này là trang web amazon.com, nhà bán lẻ trực tuyến các sản phẩm như sách, đồ chơi, đĩa nhạc, sản phẩm điện tử, phần mềm và các sản phẩm gia đình khác. c Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước –B2G (business to government)

Trong loại giao dịch này, các cơ quan nhà nước đóng vai trò là khách hàng Trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ diễn ra dưới dạng điện tử Các cơ quan chính phủ cũng có thể thiết lập trang web để đăng thông tin về nhu cầu mua hàng của chính phủ, đấu thầu hàng hóa và dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên trang web Một mặt, điều này giúp tiết kiệm chi phí khi tìm kiếm nhà cung cấp, đồng thời tăng tính minh bạch của hoạt động mua sắm công Đấu thầu công là một ví dụ của loại giao dịch này. d Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau –C2C (consumer to consumer)

1 Hoạt động thương mại điện tử theo mô hình C2C

Loại hình này cũng được xem như một mô hình kinh doanh có tốc độ phát triển nhanh chóng và ngày càng phổ biến Các định dạng phổ biến nhất cho mô hình này là các trang web đấu giá trực tuyến và các quảng cáo được phân loại trực tuyến Một trong những thành công lớn của mô hình này là trang đấu giá eBay Được thành lập vào tháng 9 năm 1995, eBay là thị trường đấu giá điện tử lớn nhất thế giới để mua và bán sản phẩm cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ eBay có 55 triệu sản phẩm thuộc 50.000 danh mục và 157 triệu thành viên trên toàn thế giới 2 e Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân – G2C (government to consumer) Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính nhưng vẫn có thể chứa các yếu tố của thương mại điện tử Ví dụ: khi người dân thanh toán thuế trực tuyến, khi thanh toán phí đăng ký trực tuyến, v.v Chính phủ điện tử (E- government) là một ví dụ kinh điển của phương pháp này.

1.2.2 Phân loại theo mức độ số hóa

Nếu xét về mức độ số hóa (hay còn gọi là ảo hóa), trình độ ứng dụng thương mại điện tử của chủ thể được phân nhánh qua ba yếu tố kinh doanh cơ bản (3Ps) gồm: Products-sản phẩm (dịch vụ) được kinh doanh, Process-quá trình giao dịch và Players-chủ thể, đối tác tham gia giao dịch.

Sự kết hợp ba yếu tố này hình thành ba loại hình tổ chức tương ứng với 3 mức độ ứng dụng TMĐT khác nhau [Efram và đồng nghiệp, 2013]:

- Tổ chức thương mại truyền thống(Traditional commerce): 3 yếu tố đều mang tính hữu hình.

- Tổ chức thương mại điện tử hoàn toàn(Pure Electronic Commerce): 3 yếu tố đều được số hoá

- Tổ chức thương mại điện tử hỗn hợp(Partial Electronic Commerce): có 1 hoặc 2 yếu tố số hoá.

2 Theo báo cáo tòn cầu về hoạt động thương mại điện tử trên thế giới năm 2020

1.2.3 Phân loại theo mô hình doanh thu

Nếu phân loại theo mô hình doanh thu của thương mại điện tử, ta có thể thống kê các website bán hàng trực tuyến có các hình thức thu phí sau:

- Phí bán hàng: hàng hóa ở đây là sản phẩm: ví dụ mô hình của amazon.com

- Phí giao dịch, liên kết: là phương tiện cầu nối giữa người dùng và nhà cung cấp Loại hình thương mại điện tử chủ yếu lấy doanh thu từ việc tính tiền giao dịch của khách hàng khi sử dụng dịch vụ: ví dụ mô hình của Ebay& toyRus

- Phí thuê bao: khách hàng phải trả phí thuê bao theo 1 khoảng thời gian nhất định (thông thường là 1 tháng) để sử dụng sản phẩm: ví dụ mô hình của các báo, tạp chí định kỳ được số hoá trên website.

- Phí quảng cáo: các công ty sẽ đặt các hình thức banner, pop-up, từ khoá quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ trên các trang có lượng truy cập của khán giả lớn: ví dụ mô hình của google, alibaba

1.2.4 Phân loại theo phương thức kết nối

Theo hình thức kết nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, thương mại điện tử được chia ra thành 2 loại:

- Thương mại điện tử trên website: là thức trao đổi buôn bán hàng hóa trên các kênh điện tử hay còn gọi là website.

- Thương mại điện tử di động (m-commerce): là hình thức giao dịch các sản phẩm thông qua tin nhắn, cuộc gọi hay wapsite di động.

1.2.5 Đặc điểm của thương mại điện tử a Tính cá nhân hoá

Trong tương lai, tất cả các trang web thương mại điện tử thành công sẽ phân biệt khách hàng bằng hành vi mua hàng hơn là tên của khách hàng Một website thương mại điện tử thu hút được khách hàng sẽ là một website có thể cung cấp cho khách hàng mức độ tương tác và tính cá nhân hóa cao Họ sử dụng dữ liệu về thói quen nhấp chuột của khách hàng để tạo danh mục động trong

"đường dẫn nhấp chuột" Về cơ bản, mọi khách hàng đều tìm kiếm và phát hiện ra sự khác biệt giữa các website. b Đáp ứng tức thời

Khách hàng thương mại điện tử có thể mong đợi nhận được sản phẩm đã đặt hàng ngay trong ngày Hạn chế chính của thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) 3 là phải mất vài ngày để khách hàng trực tuyến nhận được đơn đặt hàng Khách hàng đã quen với việc mua sắm trong thế giới thực Nói cách khác, khách hàng có thể mua sắm và mang nó về nhà Hầu hết các sản phẩm được bán trong thương mại điện tử (ngoại trừ các sản phẩm kỹ thuật số như phần mềm) không thể được chào bán trực tiếp Trong tương lai, các công ty thương mại điện tử sẽ giải quyết vấn đề này tại các văn phòng chi nhánh địa phương của họ Khi khách hàng lựa chọn sản phẩm, trang thương mại điện tử sẽ gửi yêu cầu của người mua đến cửa hàng gần nơi họ sinh sống hoặc làm việc nhất Các trang thương mại điện tử khác sẽ được vận chuyển từ chi nhánh địa phương của bạn ngay trong ngày Giải pháp này giải quyết được hai vấn đề của khách hàng: chi phí vận chuyển cao và thời gian giao hàng lâu. c Giá cả linh hoạt

Trong tương lai, giá hàng hoá trên các site thương mại điện tử sẽ rất năng động Mỗi một khách hàng sẽ trả một giá khác nhau căn cứ trên nhiều nhân tố: Khách hàng đã mua bao nhiêu sản phẩm của công ty trước đây? Khách hàng đã xem bao nhiêu quảng cáo đặt trên trang web của công ty? Khách hàng đặt hàng từ đâu? Khách hàng có thể giới thiệu trang web của công ty với bao nhiêu người bạn của mình? Bao nhiêu dữ liệu cá nhân của khách hàng được chuyển cho công ty? 4 Những điều này không khác nhiều so với các chuyến bay thương gia. Trên chuyến bay này, mỗi hành khách sẽ đi cùng một chuyến bay từ New York đến San Francisco, nhưng với mức giá khác nhau Chính sách giá của các công ty như Priceline.com và eBay.com hiện đang theo xu hướng này.

3 Hình thức thương mại điện tử theo mô hình B2C

4 Theo nghiên cứu của Jing Tan, Katherine Tyler, Andrea Manica, Trường đại học Cambride, Anh Quốc ( 2007) d Đáp ứng mọi nơi, mọi lúc

Trong thời gian tới, khách hàng sẽ có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi Bỏ qua khả năng dự đoán của các kiểu mua hàng Bỏ qua yếu tố thời gian và địa điểm Xu hướng này được thực hiện nhờ các thiết bị truy cập internet di động Các thiết bị thương mại điện tử di động như điện thoại di động mới nhất có truy cập internet đang phổ biến rộng rãi. e Các “điệp viên thông minh”

Phần mềm thông minh giúp khách hàng tìm được sản phẩm tốt nhất và giá thấp nhất Những "điệp viên thông minh" độc lập này được cá nhân hóa và hoạt động24/24 Khách hàng sử dụng những "gián điệp" này để tìm giá tốt nhất trên máy tính hoặc máy in của họ Các công ty sử dụng những "gián điệp" này thay vì mua hàng của con người Ví dụ, một công ty có thể triển khai một "gián điệp thông minh" để theo dõi mức độ tồn kho và việc sử dụng và tự động đặt hàng khi hàng tồn kho giảm xuống mức quan trọng "Smart Spy" tự động thu thập thông tin về các sản phẩm và đại lý đáp ứng nhu cầu của công ty, xác định nhà cung cấp và sản phẩm nào cần tìm, chuyển tiếp các điều khoản và điều kiện cho đúng người, cung cấp cho họ và cuối cùng là gửi đơn đặt hàng của bạn.

Lợi ích của thương mại điện tử

Ngày nay, thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế Thương mại điện tử là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để giao dịch, giúp nhà kinh doanh luôn cập nhật, tận dụng tối đa các nguồn lực và cung cấp sự thuận tiện tối đa cho các bên liên quan Thương mại điện tử giúp người tham gia tiếp cận nhanh chóng với nhiều loại thông tin về thị trường, đối tác, đối tượng, giảm chi phí cửa hàng và rút ngắn chu kỳ sản xuất Kể từ đó, thương mại điện tử đã giúp cho nền kinh tế vận hành và phát triển nhanh hơn gấp nhiều lần Dưới đây là những lợi ích mà thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.

1.3.1 Lợi ích của thương mại điện tử đối với các tổ chức doanh nghiệp a Mở rộng thị trường

Phương thức bán hàng truyền thống đòi hỏi các chủ cửa hàng phải đầu tư số vốn lớn cả về sức người, sức của để thành lập các cửa hàng tạp hóa với nhiều loại mặt hàng khác nhau, dẫn đến giá cả hàng hóa ngày càng tăng Tuy nhiên, khi mở cửa hàng ảo trên Internet, chủ cửa hàng không cần đầu tư nhiều Trong cửa hàng ảo, sản phẩm chỉ là hình ảnh được sao chép hoặc mô tả trên trang web của cửa hàng Trong khi trước đây người bán chỉ có thể giao một lượng sản phẩm nhất định thì nay họ có thể giao sản phẩm với số lượng lớn hơn rất nhiều kể cả về độ đa dạng và số lượng Do đó, các nhà cung cấp có thể tận dụng lợi thế của việc đa dạng hóa các sản phẩm thương mại điện tử để tận dụng thêm thị trường và khu vực khách hàng

Ngoài ra, thương mại điện tử tạo ra một thị trường để người bán và người mua gặp nhau trên quy mô toàn cầu, đảm bảo tính thường xuyên của nhà cung cấp và sự lựa chọn toàn cầu của người tiêu dùng Các nhà cung cấp lớn và nhỏ đều có cơ hội được biết đến như nhau Thương mại điện tử ngày càng chứng tỏ được ưu thế của mình bằng việc giao dịch thuận tiện mọi lúc mọi nơi Giờ giao dịch lên đến 24 giờ / ngày và 7 ngày / tuần Lợi thế này mang lại cho các công ty nhỏ cơ hội khẳng định vị thế của mình như một tập đoàn đa quốc gia. b Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Việc áp dụng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm rất nhiều chi phí Cụ thể bao gồm:

Giảm chi phí thuê cửa hàng

Cửa hàng internet của công ty mở tận nhà khách hàng trước màn hình máy tính mà không cần thuê cửa hàng cố định bên ngoài Khi một công ty thiết lập một trang web, nó nằm trên một máy tính được kết nối với Internet và khi người dùng truy cập vào địa chỉ của trang web đó, nhà cung cấp và người tiêu dùng sẽ gặp nhau trực tuyến chứ không phải trực tuyến Tính năng này đã được hỗ trợ bởi các thiết bị mới như điện thoại di động kết nối Internet.

Giảm chi phí bán hàng và marketing

Internet cho phép các đại diện bán hàng tiếp cận nhiều khách hàng hơn trong thời gian ngắn hơn trước đây Catalogue điện tử trên Internet phong phú và được cập nhật thường xuyên hơn catalogue hình thức ấn phẩm bị hạn chế về số lượng, không gian và thời gian.Thông thường lượng khách hàng tăng lên, lực lượng bán hàng cũng phải tăng lên kèm theo nó là lương, bảo hiểm Với thương mại điện tử, khi doanh nghiệp kinh doanh trên mạng Internet thì chỉ mất rất ít chi phí hoặc không mất thêm bất cứ chi phí nào khi số lượng khách hàng tăng lên bởi chi phí mà họ bỏ ra không được đo bằng thời gian mạng hoạt động (24h/ngày, 7 ngày/tuần) Đồng thời, người bán có thể giao dịch với nhiều khách hàng nên chi phí bỏ ra không đáng kể Nếu không xét đến các nguyên nhân chủ quan khác, năng lực bán hàng của công ty chỉ bị giới hạn bởi tốc độ xử lý, quản lý và chất lượng đường truyền.

Giảm chi phí trong giao dịch

Trong một doanh nghiệp, mọi giao dịch hoặc giao dịch đều phát sinh chi phí tăng dần, đặc biệt là chi phí văn phòng và giấy tờ, khi doanh nghiệp phát triển Thương mại điện tử qua Internet giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện các hoạt động giao dịch của mình với số lượng không giới hạn và với chi phí tối thiểu Ngoài ra, quảng cáo qua Internet là hình thức quảng cáo tiết kiệm nhất Thông qua trang web, các công ty có thể giới thiệu mình với thế giới mà không cần thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và phải trả chi phí dịch vụ rất cao. Đường truyền Thời gian Chi phí (USD)

New York đi Los Angeles

Bảng 1.1: Tốc độ và chi phí truyền gửi bộ tài liệu 40 trang

(Nguồn: ITU, “Challenges to network”, 1997, Geneva) c Giảm lượng hàng tồn kho

Hàng tồn kho của công ty càng cao, chi phí hoạt động càng cao và do đó lợi nhuận càng thấp Giảm hàng tồn kho cũng có nghĩa là năng suất được sử dụng hiệu quả hơn Điều này làm giảm áp lực đầu tư vào thiết bị sản xuất bổ sung và giảm chi phí của doanh nghiệp Trao đổi thông tin mạng điện tử giữa các xí nghiệp, bộ phận marketing, bộ phận mua hàng giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa trong kho, bộ phận kế hoạch sản xuất quyết định công suất và nguyên vật liệu của từng xí nghiệp Khi sự cố lưu trữ xảy ra, tất cả các bộ phận trong tổ chức của bạn ngay lập tức hiểu được vấn đề đó và thực hiện các điều chỉnh phù hợp Nếu nhu cầu thị trường tăng đột biến hoặc một nhà máy không đáp ứng được tiến độ sản xuất, một tổ chức có thể nhận ra tình hình kịp thời và tăng cường sản xuất tại một nhà máy khác Do đó, các công ty và vấn đề tồn kho của họ luôn được giải quyết tốt, giúp các công ty và tổ chức của họ tiết kiệm đáng kể trong sản xuất và các năm tài chính. d Hỗ trợ công tác quản lý

Công nghệ điện tử đáp ứng nhu cầu gửi và chuyển phát các tài liệu như vận đơn, vận đơn, thông báo giao hàng, yêu cầu thương mại và cung cấp khả năng quản lý tài nguyên tuyệt vời bằng cách sử dụng phần mềm và hệ thống kiểm soát quy trình Do đó, dữ liệu được cập nhật thường xuyên, liên tục và đặc biệt, dữ liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau từ nhiều địa điểm phân phối sản phẩm trên thế giới.

Quản lý các kênh thông tin

Các thông tin về kỹ thuật, sản phẩm, giá cả trước kia được yêu cầu nhắc đi, nhắc lại qua nhiều cuộc đàm thoại và ghi chú lại mất nhiều giờ lao động căng thẳng thì hiện nay, việc thu thập và lưu trữ thông tin đã mất ít thời gian hơn, việc thêm, xóa, thêm việc xử lý dữ liệu cũng dễ dàng hơn rất nhiều, việc lưu trữ và xử lý dữ liệu rất khoa học và nhanh chóng.

Thanh toán điện tử chính xác và giảm bớt được các nhầm lẫn sai sót mà nếu là con người thì dễ mắc phải do vấn đề tâm lý tại thời điểm diễn ra thanh toán Một đặc tính ưu việt của thương mại điện tử trong thanh toán là ở chỗ hiệu quả cao, tốc độ xử lý lớn, độ chính xác đáng tin cậy và chi phí thấp. e Nâng cao khả năng phục vụ và chăm sóc khách hàng thường xuyên

Các tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng sản phẩm có thể được gửi trực tiếp cho khách hàng qua Internet mà không cần in ấn hoặc gửi qua đường bưu điện, gây tốn kém cho cả khách hàng và công ty Với cơ sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên, các công ty có thể nắm được đặc điểm của từng khách hàng và từng nhóm khách hàng, từ đó có thể phân khúc thị trường và đề ra các chính sách phù hợp cho từng nhóm khách hàng Từ lần mua hàng thứ hai, khách hàng không cần cung cấp thông tin chi tiết về mình nữa mà các công ty có thể nhanh chóng xác định và phát triển nhu cầu của họ.

Khi kinh doanh trên Internet, các công ty có thể hình thành các danh mục B.Câu trả lời cho các câu hỏi, hỗ trợ kỹ thuật, sử dụng, bảo trì, v.v Các danh mục này rất hữu ích cho các công ty để tự động giải quyết vấn đề này trên trang web của họ trong một thời gian dài mà không mất phí Khái niệm đầu tư con người Các công ty có thể cập nhật tin tức về khách hàng một cách thường xuyên và mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng thông qua các trang tên miền điện tử Ngoài ra, các công ty có thể gửi cho đối tác và khách hàng của họ những gì họ cần và nhận được phản hồi một cách nhanh chóng Điều này giúp quảng bá hệ thống của công ty đến với khách hàng, đối tác để họ hiểu nhau hơn và sâu sắc hơn Những mối quan hệ này hỗ trợ rất nhiều cho các công ty trong việc nghiên cứu thị trường, ra quyết định và chiến lược kinh doanh.

1.3.2 Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng a Mua sắm mọi nơi mọi lúc

Ngày nay, trong thời đại thông tin, các khái niệm “mua sắm trực tuyến”, “siêu thị điện máy”, “mua sắm trực tuyến” ngày càng được xã hội hóa, số lượng người truy cập Internet qua mạng ngày càng nhiều, kéo theo nhiều dịch vụ ra đời Một loại thị trường mới: "thị trường ảo" Người tiêu dùng có thể mua hàng chọn lọc tại nhà thông qua truy cập internet bằng phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng Người tiêu dùng có thể ngồi tại nhà và lựa chọn những sản phẩm có âm thanh, hình ảnh và thông số kỹ thuật hoàn hảo Điều này thuận tiện và rẻ hơn rất nhiều so với việc tìm mua sản phẩm trong cửa hàng hoặc siêu thị. b Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp để lựa chọn Đây là một lợi thế mà chỉ có hình thức mua bán siêu thị mới có thể cạnh tranh được Đơn cử một ví dụ sau: Bất cứ ai muốn mua xe theo cách truyền thống sẽ phải đến đại lý để tìm hiểu thông tin và giá cả, tra cứu báo chí, danh mục và hỏi bạn bè, kể cả khi mẫu xe này đã hết hàng tại một đại lý này , Bạn phải đến đại lý khác của hãng để xem loại xe mình muốn xem Theo thống kê, đối tượng này phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc mới mua được chiếc xe như ý muốn (chi phí đi lại, tổn hại sức khỏe,…) Nhưng với thương mại điện tử, người này chỉ cần ngồi một chỗ, truy cập Internet, truy cập vào tất cả các hãng xe mà họ muốn biết Ngay cả khi lượng thông tin thu được lớn hơn dự kiến, sẽ không mất nhiều thời gian để di chuyển và sẽ không nảy sinh thêm chi phí nào khác, ngoại trừ chi phí truy cập Internet.

Số lượng sản phẩm mà các cửa hàng, công ty cung cấp cũng dễ dàng và đa dạng, phong phú hơn rất nhiều so với các hình thức kinh doanh truyền thống.Trên thực tế, người tiêu dùng mất rất nhiều thời gian để điều hướng giữa các cửa hàng, và ngay cả trong các cửa hàng, họ cũng mất rất nhiều thời gian để lựa chọn và tìm kiếm những sản phẩm mà không phải ở đâu cũng có Trong thương mại điện tử, vấn đề này hoàn toàn được khắc phục c Giá cả và phương thức giao dịch tốt

Do có nhiều sự lựa chọn, người tiêu dùng sẽ chọn được sản phẩm ưng ý mà giá thành khi tính toán chi tiết lại không hề cao Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, nhà sản xuất có thể tiết kiệm chi phí, dẫn đến giá thành sản phẩm thấp hơn và người tiêu dùng mua hàng bằng phương thức thương mại điện tử có thể được hưởng mức giá thấp hơn khi mua hàng bằng phương thức thương mại điện tử. Một dịch vụ không thể thiếu đối với kinh doanh trực tuyến là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng của chúng tôi Điều này cho phép bạn thực hiện các giao dịch tại nhà hoặc bất cứ nơi nào mà khách hàng của bạn mong muốn Khách hàng có thể thanh toán ngay bằng thẻ hoặc chuyển khoản, hoặc thanh toán bằng tiền mặt cho nhà cung cấp Bằng cách này, hàng hóa và dịch vụ được cung cấp cho người tiêu dùng một cách chuyên nghiệp hơn, tốt hơn và chất lượng cao hơn Điều này là do người tiêu dùng có quyền từ chối nhận hàng ngay cả khi nhận thấy hàng hóa, dịch vụ nêu trên không thực hiện đúng đơn hàng Ngoài ra, người tiêu dùng có thể lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ trên khắp thế giới thông qua Internet Đặc biệt đối với những sản phẩm sản xuất hàng loạt không yêu cầu kiểm tra bằng xúc giác, thương mại điện tử cung cấp cho người tiêu dùng sự lựa chọn tốt nhất với đầy đủ thông tin sản phẩm ví dụ như sản phẩm phần mềm, sách, trò chơi, v.v. d Chia sẻ thông tin nhanh chóng và dễ dàng

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại điện tử

a Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Sự yếu kém của hệ thống viễn thông (bao gồm mạng và các thiết bị kết nối mạng) tại các nước đang phát triển đã ảnh hưởng đến sức tăng trưởng củaTMĐT trong các doanh nghiệp Mặc đù đã có nhiều nỗ lực nhưng sự chênh lệch về cơ sở hạ tầng viễn thông cho TMĐT ở các nước đang phát triển và các nước phát triển vẫn còn rất lớn b Xây dựng lòng tin với các đối tác

Khi các cá nhân, doanh nghiệp được hoạt động trong môi trường pháp lý và tổ chức tốt, lòng tin của họ được củng cố, bởi vì quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng lòng tin với các đối tác kinh doanh của mình Theo OECD (2001), doanh nghiệp ở các nước đang phát triển muốn thâm nhập thị trường thế giới thông qua phương thức truyền thống hoặc qua Internet đều gặp khó khăn trong xây dựng lòng tin, vì các lý do:

● Các quốc gia đó thường không có uy tín về luật pháp chặt chẽ.

● Chủ doanh nghiệp vô danh thường không được một tổ chức quốc tế uy tín nào đảm bảo trên văn bản về khả năng tin cậy.

● Sự khác biệt về văn hóa là trở ngại để xây dựng lòng tin.

Trong vấn đề này, TMĐT, đặc biệt ở giai đoạn khởi đầu, sẽ phải đối mặt với vấn đề về tính xác thực của thông tin nhiều hơn so với các phương thức TMTT Khi chỉ có thể đối thoại trực tuyến, một khách hàng thiếu cơ sở để tin một nhà cung cấp tiềm năng Do đó, khi gặp những trở ngại về thâm nhập thị trường, các doanh nghiệp cần học hỏi kinh nghiệm để xây dựng lòng tin trong môi trường TMĐT, đặc biệt những vấn đề như tuân thủ những điều khoản hợp đồng về giao hàng và thanh toán, tôn trọng bí mật thông tin khách hàng, bảo vệ các giao dịch trước sự tấn công của tin tặc a Luật pháp và chính sách

Ngân hàng thế giới (WB) đã nhấn mạnh đến phát triển tự do hóa, cạnh tranh và cải tổ chủ sở hữu trong khu vực viễn thông, thiết lập một cơ quan lập pháp độc lập cho TMĐT Theo gợi ý của WB, các nước đang phát triển cần đặc biệt chú ý đến những vấn đề như:

● Các chính sách thuế không phân biệt trong môi trường trực tuyến

● Các chính sách về quyền tư nhân và bảo vệ người tiêu dùng

● Quản lý quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường trực tuyến

● Sử dụng công nghệ mã hóa và sự chấp nhận chứng thực trung gian, cũng như các điều luật về xác nhận

● Quyền lợi của các đối tác thương mại

● Chia sẻ rủi ro giữa các nhà cung cấp và các nhà cung cấp dịch vụ mạng

Mặc dù, nước ta đã có các quy định pháp luật về bảo vệ bí mật riêng tư của công dân và các tổ chức nhưng thiếu những văn bản về bảo vệ dữ liệu trên không gian ảo Do đó, pháp luật về trung gian trực tuyến cần chú ý đặc biệt đến quyền lợi của người sử dụng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng của họ - những người ít hoặc không có khả năng tự bảo vệ khi tham gia TMĐT Bên cạnh đó, vấn đề xâm phạm bản quyền cũng là trở ngại lớn cho phát triển TMĐT quốc gia. b Nguồn nhân lực và vấn đề đào tạo

Các nước đang phát triển cần một lượng lớn lao động có tay nghề cao để phát triển các ứng dụng, cung cấp dịch vụ và phổ biến kiến thức kỹ thuật về thương mại điện tử Các doanh nghiệp nhỏ thường không đủ khả năng đầu tư vào thiết bị internet chất lượng cao và không đủ khả năng trả lương xứng đáng cho đội ngũ nhân viên tài năng của họ

Các phương thức cung cấp tài nguyên bao gồm đào tạo nghề, đào tạo giáo viên và đào tạo từ xa qua Internet và các phương tiện thông tin đại chúng Sự gia tăng của thương mại điện tử đòi hỏi các kỹ năng kỹ thuật để phát triển các ứng dụng và hỗ trợ và duy trì các hệ thống CNTT và viễn thông.

Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thương mại điện tử

a Nhận thức về thương mại điện tử

Thương mại điện tử đã trở thành một khái niệm quen thuộc đối với các doanh nghiệp ở các nước phát triển và hầu hết mọi người, và đang dần trở nên quen thuộc hơn đối với các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển Khi ngày càng có nhiều công ty muốn phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, họ càng nhận thức rõ hơn về tiềm năng của thương mại điện tử, xây dựng mô hình kinh doanh thương mại điện tử và đưa hoạt động thương mại điện tử trên toàn thế giới trở thành một phần không thể thiếu chú ý đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp. b Hành lang pháp lý

Vì thương mại điện tử là một hoạt động thương mại toàn cầu, nên có nhiều quy định về luật pháp quốc tế và trong nước phải được tuân thủ trong lĩnh vực này Nội dung chính của hành lang pháp lý này là các quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa và dịch vụ, quy định về cấm và cấp phép từ nước này sang nước khác, quy định về quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền thương mại, luật về chữ ký điện tử, luật giải quyết tranh chấp, hợp đồng kinh doanh điện tử, v.v. c Hạ tầng cơ sở về công nghệ

Thương mại điện tử là hệ quả của sự phát triển kỹ thuật số hóa, của công nghệ thông tin Thế nên, chỉ khi đã có hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin thì mới hy vọng tiến hành thương mại điện tử thực sự với nội dung và hiệu quả đích thực Hạ tầng cơ sở công nghệ ấy từ các hệ thống chuẩn của doanh nghiệp, của nhà nước và sự liên kết của các hệ thống chuẩn ấy với tiêu chuẩn quốc tế, tới kỹ thuật ứng dụng và thiết bị ứng dụng và không chỉ của riêng từng doanh nghiệp mà phải là một hệ thống quốc gia với tư cách như một phân hệ của hệ thống công nghệ thông tin khu vực và toàn cầu, v.v… Hệ thống ấy đòi hỏi phải ngày càng phổ biến và thuận tiện để mỗi cá nhân có thể tiếp cận nó ngày càng nhanh chóng và hiệu quả hơn. d Hạ tầng cơ sở về nhân lực

Nhân lực cho thương mại điện tử bao gồm hầu hết mọi thành viên trong xã hội hiện đại, từ người tiêu thụ đến người sản xuất và phân phối, tới cơ quan Chính phủ và tất cả những ai làm việc trong lĩnh vực công nghệ và phát triển. Ứng dụng thương mại điện tử đòi hỏi một cộng đồng những người biết cách tạo ra thương mại điện tử, tức là các chuyên gia CNTT và những người biết sử dụng và sử dụng thương mại điện tử Người làm nghề phải vững vàng về sức lực, phẩm chất trí tuệ và năng lực Công chúng cần làm quen với các hoạt động trực tuyến Ngoài ra, một yêu cầu đương nhiên khác đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến là tất cả những người tham gia phải có trình độ ngoại ngữ nhất định (chủ yếu là tiếng Anh) Yêu cầu thương mại điện tử này dẫn đến những thay đổi cơ bản trong hệ thống giáo dục và đào tạo. e Vấn đề bảo mật, an toàn

Thương mại điện tử, nơi tất cả dữ liệu ở định dạng kỹ thuật số, yêu cầu tính bảo mật và an toàn Vì hệ thống điện tử có thể bị hacker tấn công, mất tiền, lừa đảo, đánh cắp thông tin hoặc giả mạo, vi phạm dữ liệu,… làm tăng rủi ro không chỉ cho người kinh doanh, mà còn cho các nhà quản lý ở tất cả các quốc gia Do đó, cần một hệ thống an toàn được phát triển dựa trên các kỹ thuật mã hóa mới nhất và cơ chế bảo mật hiệu quả Ngoài ra, vấn đề bảo vệ dữ liệu cũng cần được lưu ý.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬTRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNHCOVID-19

Thực tiễn phát triển thương mại điện tử trên thế giới

2.1.1 Tình hình phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 Đại dịch COVID-19 là cơn “ác mộng” đối với nhiều lĩnh vực kinh tế trên toàn thế giới, nhưng dường như lại là “vận may” của các trang web thương mại điện tử, khi mua sắm trên mạng là cách duy nhất để có được những thứ người tiêu dùng cần trong thời kỳ giãn cách xã hội.

Thay đổi thói quen mua hàng truyền thống

Giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19 đã thay đổi những thói quen lâu năm, khiến ngay cả những người lớn tuổi và các đối tượng tiêu dùng vốn chỉ trung thành với cách mua hàng truyền thống cũng cân nhắc về việc việc mua sắm trực tuyến Với sự xuất hiện của hàng loạt các trang web và ứng dụng sàn thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới như Shopee, Lazada, Zalora hay JD…, khách hàng có thể dễ dàng mua sắm mọi thứ, từ đồ tạp hóa, điện tử, cho đến các dịch vụ giáo dục và đặt phòng khách sạn chỉ với một cú nhấp chuột hoặc những thao tác đơn giản trên thiết bị di động thông minh và điều quan trọng là với mức giá rất phải chăng Có thể thấy rõ ngành thương mại điện tử đang ngày càng mang lại nhiều động lực cho sự phục hồi kinh tế vốn chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 Theo báo cáo do Lazada - nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở Đông Nam Á - công bố mới đây, có tới 52% người bán hàng ở Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Singapore đã đạt mức tăng trưởng doanh thu cao trong nửa đầu năm 2021, trong khi 70% kỳ vọng rằng mức tăng doanh thu sẽ tiếp tục được nâng lên thêm 10% trong quý III/2021 5

Hiệp hội các công ty dịch vụ và phần mềm Ấn Độ (NASSCOM) cũng cho biết, thị trường thương mại điện tử của nước này tiếp tục tăng trưởng 5%/năm, với doanh thu ước đạt 56,6 tỷ USD trong tài khóa 2020-2021 (kết thúc ngày 31/3/2021), bất chấp đại dịch COVID-19 hoành hành Tmall, một trong những nền tảng thuộc hệ thống thương mại điện tử hàng đầu thế giới Alibaba, đang cung cấp mức giá ưu đãi cho các công ty quốc tế, cho phép những công ty này bán hàng trên nền tảng của họ mà không cần giấy phép hoạt động tại Trung Quốc Năm 2020, khoảng 29.000 thương hiệu đã tham gia vào nền tảng của Tmall, trong đó 80% hãng lần đầu tiên gia nhập vào thị trường Trung Quốc. Trong tổng số người dùng của Tmall, 45% đến từ các thành phố phụ cận của Trung Quốc Nền tảng kỹ thuật số đang kết nối người tiêu dùng bên ngoài các đô thị lớn với một khu vực rộng lớn hơn.

5 Theo báo cáo của Lazzada trong Quý 3 năm 2021 về hoạt động thương mại điện tử

Thực tế cho thấy, các nền tảng thương mại điện tử đã góp phần mở ra cơ hội mua sắm phong phú, đa dạng cho những người sống ở các thành phố nhỏ, phụ cận và cả khu vực nông thôn; kết nối người tiêu dùng trẻ và sống tại những vùng ven đô đến với nhiều thương hiệu quốc tế Một tính năng giúp việc mua hàng xuyên biên giới trên nền tảng kỹ thuật số trở nên dễ dàng hơn chính là sự hiện diện của các loại ví điện tử, có thể được sử dụng để mua bất kỳ một sản phẩm nào trên nền tảng.

Báo cáo của Facebook hồi cuối tháng 6/2021 cho thấy mua sắm qua thương mại điện tử sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng mới thay vì chỉ là hình thức đối phó trong thời dịch Theo đó, 81% người tiêu dùng nói rằng họ đã thay đổi thói quen mua sắm từ khi đại dịch bùng phát, 92% trong số đó khẳng định sẽ tiếp tục hành vi mới này dài hạn cả trong tương lai, dù còn dịch bệnh hay không 6 Tương tự Facebook, nhiều chuyên gia thương mại điện tử đưa ra dự đoán trong tương lai, thương mại điện tử sẽ dần chiếm ưu thế so với phương thức mua sắm truyền thống Họ cho rằng mua sắm trực tuyến không phải một phương thức tạm thời đối phó với dịch bệnh mà là xu hướng mới với nhiều cải thiện vượt trội, mang đến trải nghiệm mua sắm hiện đại và thông minh hơn cho người tiêu dùng; kéo theo là sự lên ngôi của thanh toán không tiền mặt và dịch vụ logistics, đáp ứng sự tăng trưởng ổn định của thương mại điện tử.

Ngoài các mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, TikTok các sàn thương mại điện tử còn chủ động khai thác thêm kênh livestream, tăng độ nhận diện thương hiệu và góp phần thu hút thêm nhiều nhà bán hàng cũng như người tiêu dùng mua sắm Đây dự kiến sẽ tiếp tục là một trong những xu hướng mới của thương mại điện tử, góp phần mang về lợi thế, thúc đẩy ngành này tăng trưởng mạnh mẽ và tiếp cận thêm nhiều đối tượng người dùng Châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và châu Âu là những khu vực có sự phát triển thương mại điện tử mạnh mẽ nhất.

6Báo cáo của Facebook trong tháng 6/2021 về hoạt động thương mại điện tử của hãng

Những xu hướng phát triển nổi bật

Trong tương lai, để thích ứng với sự phát triển của xã hội cũng như đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng, thương mại điện tử sẽ hướng đến một số xu hướng phát triển nổi bật Sự nổi lên của các nhãn hiệu độc lập: Trong vài năm qua, mô hình kinh doanh mà trong đó doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm đến khách hàng (qua cửa hàng chính hãng, website, thương mại điện tử) mà không cần qua bất kỳ một kênh phân phối nào- đã bùng nổ, giúp các thương hiệu tiếp cận trực tiếp với khách hàng và đạt lợi nhuận tốt, đồng thời giúp khách hàng tiếp cận trực tiếp với thương hiệu, với mức giá thấp hơn Tuy nhiên, giờ đây, xu hướng này đang thay đổi Doanh số bán hàng nhãn hiệu riêng cao cấp đang gia tăng, khách hàng đang chuyển sang sử dụng các sản phẩm có thương hiệu riêng để tiếp cận những sản phẩm cao cấp và trải nghiệm mua sắm tốt hơn.

Trải nghiệm việc xem tivi kết hợp mua sắm: Cuối năm 2020, kênh truyền hình NBC của Mỹ đã triển khai chương trình quảng cáo truyền hình có thể mua kết nối các chương trình với ứng dụng trên điện thoại di động, qua đó cho phép người xem mua những gì mà họ thích có xuất hiện trên màn hình tivi Công nghệ này sẽ sớm được tích hợp trực tiếp vào tivi thông minh, kết hợp việc xem tivi và mua sắm thành một trải nghiệm liền mạch, mang lại lợi ích cho cả người mua hàng và các nhà bán lẻ.

Sự hỗ trợ của AI: Trí tuệ nhân tạo (AI) từ lâu đã được sử dụng trong thương mại điện tử để đưa ra các đề xuất chọn lọc thông minh về sản phẩm, giúp khách hàng hình dung về sản phẩm tốt hơn và hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các thắc mắc của khách hàng Thời gian tới, AI sẽ giúp các công ty thương mại điện tử tìm kiếm khách hàng, phân tích các xu hướng hiện tại cùng với sản phẩm, kênh bán hàng, khách hàng và hành vi của người mua để xác định các kênh mua sắm, thời gian và giá tốt nhất để niêm yết sản phẩm.

Cuộc đua quảng cáo số: Khi người tiêu dùng tập trung vào mua sắm trực tuyến, các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh mô hình kinh doanh này Điều đó đã làm cho “đấu trường” quảng cáo trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết Công ty quảng cáo quốc tế Dentsu (Nhật Bản) đưa ra dự đoán quảng cáo kỹ thuật số sẽ chiếm một nửa tổng chi tiêu cho quảng cáo của các doanh nghiệp vào năm

2021, với tổng mức chi tiêu dự kiến là 284 tỷ USD.

Thế mạnh thông qua hợp nhất: Hợp nhất có thể là một lựa chọn để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, cải thiện tỷ suất lợi nhuận và rút ngắn con đường dẫn đến lợi nhuận cho doanh nghiệp Mua lại và sáp nhập, đặc biệt là giữa các công ty có các thế mạnh bổ sung cho nhau, cho phép các trang thương mại điện tử tăng cường thị phần, đồng thời tận dụng cơ sở hạ tầng, nguồn lực tài chính và con người. Đa dạng kênh mua sắm: Trên thực tế, thói quen của người mua sắm sẽ là sự kết hợp giữa phương thức truyền thống và kỹ thuật số Điều quan trọng đối với các trang thương mại điện tử là phải làm cho việc chuyển đổi giữa các kênh mua bán trở nên dễ dàng nhất có thể đối với người tiêu dùng để sau đại dịch họ vẫn có thể thích ứng với những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng để tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

2.1.2 Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại một số nước Đông Nam Á

2.1.2.1 Phát triển thương mại điện tử tại Singapore

Singapore là một trong những thị trường thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á mặc dù chỉ là một đảo quốc nhỏ Tuy nhiên, chính đại dịch Covid-

19 đã buộc nhiều nhà bán lẻ cửa hàng vật lý tham gia thị trường thương mại điện tử Các doanh nghiệp truyền thống nhỏ hơn bắt đầu bán hàng trực tuyến.Thậm chí, nhiều cửa hàng tạp hóa nhỏ ở chợ ẩm thực truyền thống đã bắt đầu tiến hành rao bán sản phẩm của họ trên các chợ trực tuyến và các kênh truyền thông xã hội Một số người trong số họ đã tiến hành xây dựng mối quan hệ với khách hàng trên các kênh truyền thông xã hội Điều này cho thấy, khi đại dịch định hình lại hành vi của người tiêu dùng trên toàn thế giới, ngày càng có nhiều người trong khu vực mua sắm trực tuyến và nền kinh tế kỹ thuật số của Đông

Nam Á đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể Và với Singapore cũng không ngoại lệ.

Qua nghiên cứu cho thấy Covid-19 đã thúc đẩy sự bùng nổ bán lẻ trực tuyến và thương mại điện tử Dựa trên lưu lượng truy cập thương mại điện tử tổng thể của Singapore, 5 công ty hàng đầu trong ngành thương mại điện tử vào năm 2021 là Shopee, Qoo10, Lazada, Amazon và Ezbuy Tính đến quý 2 năm

2021, nền tảng thương mại điện tử được truy cập nhiều nhất là Shopee Số lượng người sử dụng công ty này tăng 82% trong khoảng thời gian từ quý 1 đến quý 2 năm 2021 Công ty đã có gần 5 triệu lượt khách truy cập chỉ trong quý 2 năm 2021.

Theo hãng nghiên cứu thị trường GlobalData dự báo rằng, thị trường thương mại điện tử của Singapore sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 16,2% đến năm 2025, trị giá 10,7 tỷ đô la Mỹ Đặc biệt là phân tích của GlobalData 7 , việc tăng trưởng mạnh mẽ sẽ được hỗ trợ bởi chi tiêu tiêu dùng tăng nhanh, sự hỗ trợ của chính phủ và sở thích ngày càng tăng đối với mua sắm trực tuyến Nikhil Reddy, nhà phân tích cấp cao về thanh toán của GlobalData, việc nới lỏng các hạn chế COVID-19 và phục hồi nền kinh tế sẽ hỗ trợ tăng trưởng doanh số thương mại điện tử vào năm 2022, khi ước tính tăng 18,3%, đạt

Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam

2.2.1 Thực trạng phát triển thương mại điện tử trước dịch bệnh Covid-19

Quá trình phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam trước dịchCovid-19 chủ yếu tập trung vào một số hoạt động như quảng cáo trực tuyến tăng lên con số khoảng 200 lần từ 3 triệu đô (2006) lên đến 600 triệu đô (2017).Đây là con số khá ấn tượng, cho thấy sự phát triển của quảng cáo trực tuyến khá tương đồng với sự phát triển của Thương mại Điện tử Năm 2017, Thương mại điện tử Việt Nam đánh dấu sự bùng nổ về thương mại điện tử xuyên biên giới.Tốc độ tăng trưởng của thị trường TMĐT trong năm 2017, 2018 ước tính trên

25% Riêng với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website TMĐT cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35% Với lĩnh vực thanh toán, năm 2017, tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với năm 2016 trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%

Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2016, có 6% người mua hàng trực tuyến trả lời rất hài lòng với phương thức mua hàng này; 41% người mua trả lời hài lòng, tăng đáng kể so với tỷ lệ 29% của năm 2015; 48% người mua cho biết cảm thấy bình thường và chỉ 5% số người được hỏi trả lời không hài lòng Giá trị sản phẩm dịch vụ người mua hàng chọn mua nhiều nhất là mức từ 1 đến 3 triệu đồng, chiếm 29% Theo sau là mức trên 5 triệu đồng với 26% người chọn mua và mức được ít người chọn mua nhất là từ 3 đến 5 triệu đồng với 11%. (Trần Thị Kim Phượng, 2018) Trong những năm gần đây, mô hình kinh doanh trên toàn cầu tiếp tục thay đổi đáng kể với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của TMĐT Mô hình kinh tế này đã có những đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng 4.0 Theo “Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2019”, doanh số thương mại điện tử B2C trên toàn thế giới cũng đạt được những con số tăng trưởng ấn tượng, như doanh số của mô hình này năm 2019 đạt 2,027 tỷ đô la Mỹ và mức tăng trưởng lên 11 tỷ đô la Mỹ hơn 2,7% so với năm 2018 Đến 2020, tỷ lệ này đạt 12% trên doanh số 2,271 tỷ đô la Mỹ.(Ban biên tập Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, 2019. Quy mô của thị trường kinh tế kỹ thuật số ở Đông Nam Á cũng đã mở rộng ra một cách rộng rãi Cụ thể, doanh thu của loại hình này chỉ đạt 5,5 tỷ USD trong khu vực vào năm 2015, nhưng đã đạt 5,5 tỷ USD vào năm 2018 23,2 tỷ đô la. Loại hình kinh doanh này dự kiến sẽ đạt con số ấn tượng 102 tỷ đô la vào năm

Lượng người sử dụng internet Việt Nam tăng mạnh trong 4 năm trở lại đây, Việt Nam hiện được coi là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm hơn 25% và được dự báo sẽ đạt quy mô thị trường lên đến 13 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020 E - Thương mại Việt Nam cũng đã trở thành một trong những thị trường có tiềm năng Trong những năm gần đây, mô hình kinh doanh trên toàn cầu tiếp tục thay đổi đáng kể với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của TMĐT.

Mô hình kinh tế này đã có những đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng 4.0 lớn nhất trong khu vực ASEAN Đây là một bước phát triển tất yếu, phù hợp với xu thế chung của thế giới và đồng thời cũng là bước đệm cho những phát triển sau này của nền TMĐT nước ta Bên cạnh những thành tựu đáng kể đã đạt được của TMĐT Việt Nam, ta thấy được một số khó khăn đã khiến TMĐT chưa phát triển tối đa trong những năm 2006 - 2019.(Đặc biệt là dịch vụ logistics - giao hàng chặng cuối - hoàn tất đơn hàng còn nhiều hạn chế Dù có đến trên 70% người mua hàng trực tuyến sử dụng hình thức thanh toán dịch vụ thu hộ người bán (COD) nhưng tỷ lệ người mua hoàn trả sản phẩm đã đặt hàng trực tuyến còn cao Ước tính, tỷ lệ trung bình tổng giá trị của các sản phẩm hoàn trả so với tổng giá trị đơn hàng lên tới 13%, có doanh nghiệp phải chịu tỷ lệ này ở mức 26% Điều này gây khó khăn rất lớn cho các phần lớn các doanh nghiệp hiện nay Thêm vào đó, lòng tin của người tiêu dùng vào giao dịch mua bán trực tuyến còn thấp Kết quả báo cáo cho thấy, tỷ lệ người mua hàng trực tuyến lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt khi nhận hàng COD còn rất cao - đến 88% Đây cũng là một vấn đề rất lớn đang tồn tại với TMĐT Việt Nam Báo cáo cũng thống kê được, chỉ có 48% người được hỏi hài lòng với phương thức mua hàng trực tuyến, tức là vẫn còn một tỷ lệ lớn đối tượng khách hàng tiềm năng mà các nhà cung cấp dịch vụ TMĐT phải chinh phục Bảo mật thông tin, an toàn cho doanh nghiệp và khách hàng: Vấn đề bảo mật thông tin thực sự là vấn đề đáng lo ngại hiện nay Nhiều khách hàng lo lắng bị lộ thông tin khi mua hàng online và trên thực tế điều này đã xảy ra Nhiều người bị lộ thông tin và phải nhận những đơn hàng giả mạo. Để cải thiện tình trạng này, các sàn TMĐT cần nâng cao chế độ bảo mật và phải đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng Hình thức thanh toán trực tuyến còn hạn chế: Hiện nay, các hình thức thanh toán trực tuyến còn gặp rất nhiều hạn chế Dù các ví điện tử, các cổng thanh toán được mở ra khá đa dạng nhưng hiệu quả chưa thực sự tốt.Lý do là bởi ví điện tử và các ngân hàng tại Việt Nam đồng bộ vẫn đang gặp nhiều khó khăn Cơ sở hạ tầng chưa tối ưu: Cơ sở hạ tầng bao gồm cả công nghệ lẫn cơ sở giao thông vận chuyển chưa được tối ưu Hệ thống máy chủ vẫn còn tình trạng tắc nghẽn Hệ thống giao thông chưa được phát triển khiến thời gian giao hàng lâu và chi phí còn cao Để phát triển TMĐT cần phải có những giải pháp để khắc phục những trở ngại này.

2.2.2 Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam sau đại dịch Covid-19 Đại dịch COVID-19 đã tác động lớn đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, tuy nhiên, thị trường TMĐT Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng vượt bậc, trở thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất và hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á Nhiều doanh nghiệp (DN) đã và đang nắm bắt cơ hội này để bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới TMĐT tại Việt Nam và cơ hội cho DN Trong những năm gần đây, thị trường TMĐT Việt Nam ngày càng được mở rộng và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến Với sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng, quy trình hoạt động, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cùng với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet, ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột quan trọng của phát triển kinh tế số Kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình hướng tới nền kinh tế số, trong đó các nhà sản xuất cũng như khách hàng đã sử dụng các công nghệ số khác nhau để thu thập thông tin, kết nối, giao dịch và phát triển sản phẩm và à TMĐT là một phần quan trọng của xu thế đó, đặc biệt TMĐT xuyên biên giới đang nhanh chóng trở thành nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, quy mô TMĐT hiện đạt giá trị 21 tỷ USD và dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên

57 tỷ USD Báo cáo cũng ghi nhận có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát 9 Trong bối cảnh COVID-19, thị trường TMĐT Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng vượt bậc, trở thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất và hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á Năm 2020, tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á có mức tăng trưởng 2 con số Trong khi bán lẻ toàn cầu giảm do COVID-19 thì bán lẻ qua TMĐT lại tăng Các con số thống kê và dự báo từ năm 2019 đến 2024 cho thấy TMĐT xuyên biên giới tiếp tục tăng trưởng ấn tượng Tổng doanh số bán lẻ tăng bình quân hàng năm tăng 3,8%; tăng trưởng doanh số bán lẻ qua TMĐT tăng 15%; tỷ trọng của TMĐT trong tổng doanh số bán lẻ tăng 23,4% Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy người dân đã dần quen với các hoạt động mua sắm trên Internet Nhiều DN đã và đang nắm bắt cơ hội này để thúc đẩy doanh số, bù đắp lại quãng thời gian "đóng băng" trước đó.Việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đã trở thành một phương án hữu hiệu cho các DN Việt Nam vượt qua khó khăn, phát triển ở thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới.

Có thể nói thời gian vừa qua, COVID-19 khiến cacr thế giới nói cung, Việt Nam nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng TMĐT không nằm ngoài sự tác động này Tuy nhiên, vẫn có cơ hội riêng cho những

DN áp dụng nhanh chuyển đổi số (CĐS) Một điều tra với 47 quốc gia trải dài từ tháng 1/2018 đến tháng 9/2021 cho thấy tỷ lệ chi tiêu trực tuyến trong tổng chi tiêu toàn cầu tăng mạnh, nhất là thời điểm đỉnh dịch, khoảng 14,9%, trước thời điểm đó (2019) chỉ là 10,3% Những con số này cho thấy dịch bệnh ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế nói chung, nhưng TMĐT vẫn là bức tranh lạc quan từ thực tế chúng ta nhìn thấy sau khi dịch bệnh Covid-19 dần ổn định và kết thúc.

Thực tế đã cho thấy COVID-19 đã thay đổi phương thức tiêu dùng và sở thích mua sắm của nhiều người Cũng trong bối cảnh này, nhiều DN đã phải tăng cường CĐS, cũng như điều chỉnh mô hình vận hành, điều chỉnh về sản

9 Báo cáo kết quả kinh doanh thương mại điện tử của Việt Nam năm 2020 phẩm nhằm đảm bảo sự cạnh tranh Đối tượng và số lượng khách hàng cho DN hiện đã được mở rộng ra ngoài phạm vi thành thị với lượng người bán tăng đột biến từ những đơn vị phi thành thị, tăng khoảng 40% năm 2021.Bên cạnh đó, một số sàn lớn cũng ghi nhận việc DN thực phẩm đồ uống, đồ tươi sống cũng đã bắt đầu "lên sàn", điều không phổ biến trước đây 6 tháng đầu năm 2021, ở khu vực phi thành thị có khoảng 8.000 hộ nông dân tiếp cận, 15.000 mặt hàng nông sản được đưa lên sàn, tăng khoảng 91% so với cùng kỳ 2020 Một xu hướng tất yếu cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của TMĐT đó là thanh toán điện tử Hàng năm, 80% người mua sắm ưa chuộng thanh toán tiền mặt, nhưng hiện nay hình thức thanh toán ví điện tử đang ngày càng phổ biến Theo số liệu của các sàn TMĐT lớn, hình thức này sẽ ngày càng chiếm ưu thế vì hiện có nhiều chương trình khuyến mại, voucher giảm giá để thu hút người tiêu dùng, bên cạnh đó là tính tiện lợi, nhanh chóng, an toàn

Ngoài ra, mua bán qua mạng xã hội cũng ngày càng phát triển, đây không còn là hình thức đối phó dịch bệnh mà nó đã trở thành xu hướng mua sắm yêu thích và gắn liền với cuộc sống của người tiêu dùng Điều này cho thấy tiềm năng và triển vọng phát triển TMĐT điện tử đang ngày càng được phát triển và mở rộng các yếu tố khác như sự thay đổi trong nguồn nhân lực, hạ tầng chính sách, hạ tầng Internet cũng đang tạo nhiều cơ hội cho DN bứt phá sau khi COVID-19", kết thúc, Việt Nam dự kiến sẽ là thị trường TMĐT phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2026 với giá trị khoảng 56 tỷ USD Mặc dù có tiềm năng lớn nhưng thị trường TMĐT Việt Nam vẫn có một số khó khăn, khi hầu hết DN, đặc biệt là các DN nhỏ chưa thể cạnh tranh với các đối thủ toàn cầu, chưa đáp ứng nhu cầu người dùng, chất lượng, thiết kế sản phẩm trong nước, không tạo sự khác biệt trong sản phẩm.

Trong khi đó, tại Việt Nam vẫn có sự phân hóa về mặt kỹ thuật số liên quan về giới, khu vực địa lý Đa số giao dịch được diễn ra ở khu vực Hà Nội và TP HồChí Minh Ngoài ra, mặc dù tỷ lệ bao phủ điện thoại thông minh khá cao nhưng kiến thức và kỹ năng số vẫn là rào cản đối với phụ nữ và dân tộc thiểu số để có thể tham gia lĩnh vực này Để vượt qua những khó khăn, thử thách đó,Việt Nam cần đầu tư vào việc đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng số, nâng cao năng lực cho các đơn vị, đầu tư hệ thống, năng lực kho bãi, giao thông vận tải, hệ thống thanh toán, bảo mật thông tin.

Đánh giá tác động của dịch bệnh Covid – 19 đến phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Sự bùng phát dịch COVID-19 đã mang lại những thách thức chưa từng có đã tác động đáng kể đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn

2019 – 2021 Với các tác động tiềm ẩn của đợt bùng phát đại dịch COVID-19 đã tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế Việt Nam Cụ thể là, khi xảy ra đại dịch COVID-19, các dự đoán được kiểm tra lại và điều chỉnh lại mỗi tuần kể từ khi bắt đầu xảy ra đợt bùng phát đại dịch Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế khác Do vậy, các kịch bản và dự đoán liên quan đến các tác động đối với kinh tế Việt Nam cũng tương quan với các tác động đối với kinh tế của các nước khác sau đợt bùng phát đại dịch COVID-19.

Việt Nam được cho là một trong số ít quốc gia tăng trưởng trong những năm 2020, 2021 mặc dù những quốc gia khác trên thế giới rơi vào suy thoái

Sau khi gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007, một đặc điểm đáng chú ý của nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ qua là mối liên kết lớn mạnh và ngày càng tăng với các nền kinh tế khác, thông qua thương mại và đầu tư Hai trong số những động lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trước đó là: (1) mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài và (2) khả năng xuất khẩu của cả nước Hơn 50% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam nhắm vào các thị trường: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh.

Dịch bệnh COVID-19 đã thay đổi phương thức tiêu dùng và sở thích mua sắm của nhiều người, đồng thời cũng làm thay đổi cán cân thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt nam Cán cân thương mại điện tử được caoi là công cụ hữu hiệu trong thời gian dịch bệnh và cũng là cán cân có sức duy trì mạnh mẽ nhất, mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho các quốc gia, trong đó Việt Nam thấy rất rõ điều này.

Từ nghiên cứu thực tế về thương mại điện tử ở Việt nam sau Covid-19 cho thấy các hoạt động đều tăng, tỷ lệ chi tiêu trực tuyến trong tổng chi tiêu toàn cầu tăng mạnh, nhất là thời điểm dịch bệnh Covid-19 hoành hành Đến khi dịch bệnh tạm ổn, hoạt động thương mại điện tử vẫn đạt tỷ lệ cao với khoảng, 16,8%, Những con số này cho thấy hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển, đặc biệt là sau thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh

Sau khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ, đem lại giá trị rất cao

Cụ thể, thị trường Thương mại điện tử Việt Nam vào cuối năm 2021 đạt 3,2 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 5,6 tỷ USD vào năm 2025.Với tốc độ phát triển thương mại điện tử của nước ta hiện nay thì sẽ dự báo mang lại kết quả rất khả quan để Việt nam trở thành một trong những quốc gia có hoạt động thương mại điện tử lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Kết quả Quý 1 cho đến nay đã hiển thị kết quả hỗn hợp Việt Nam dường như có khả năng duy trì tổng mức xuất khẩu đến các thị trường xuất khẩu trọng yếu Theo kết quả gần đây nhất từ WTO, tháng 4 năm 2020, dự báo sự sụt giảm chưa từng thấy trong thương mại toàn cầu, theo đó giá trị nhập khẩu của Hoa

Kỳ và Châu Âu dự kiến sẽ bị ảnh hưởng đáng kể Các báo cáo ngành gần đây dự báo sự sụt giảm chưa từng thấy trong tiêu dùng: (1) giày dép và may mặc; và

(2) điện thoại / thiết bị điện tử tiêu dùng liên quan khác vào năm 2020 Hầu hết các kịch bản cho hai ngành này bị giảm trong Quý 2 và Quý 3 của năm 2020, với sự phục hồi dần đến mức nhu cầu trước khủng hoảng COVID-19 vào cuối năm 2020 và vào Quý 1 năm 2021 đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế của Việt Nam Trong bối cảnh chịu sự tác động mạnh mẽ từ dịch bệnh Covid-

19, thương mại điện tử được coi là công cụ hữu hiệu để giải quyết những vấn đề mang tính cấp thiết của thị trường, nhằm kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng, đem lại sự linh hoạt cho thị trường trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Phát triển TMĐT ở cấp Nhà nước

Thứ nhất, Nhà nước cần đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông để đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của TMĐT. Việt Nam cần phải xây dựng cho mình một nền công nghiệp điện năng vững chắc, đảm bảo cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định và có mức giá hợp lý Theo đó, cần sớm xây dựng được nhà máy điện nguyên tử để phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet và TMĐT.

Chính phủ cần đẩy mạnh việc hiện đại hóa hệ thống truyền thông, áp dụng công nghệ thông tin và gia tăng tốc độ đường truyền Đặc biệt, sớm triển khai công nghệ ADSL (Asymmetric Digital Subcribers Lines) và nâng cao công suất của băng thông Nhanh chóng giảm giá cước viễn thông và cước truy cập Internet để sàn TMĐT có thể tiếp cận với tất cả mọi người.

Thứ hai, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT.Trong các báo cáo gần đây của Liên hợp quốc, vấn đề chính gây trở ngại cho tiến trình phát triển TMĐT tại các nước đang phát triển lại nằm ở vấn đề nhận thức của các doanh nghiệp và người dân Hầu hết các doanh nghiệp và người dân tại các nước này chưa hiểu hết tầm quan trọng và những lợi ích mà TMĐT đem lại Theo khảo sát của Hội Tin học Việt Nam, hiện có tới 90% trong số

70.000 doanh nghiệp và trên 1,4 triệu hộ kinh doanh cá thể ở nước ta vẫn thờ ơ với TMĐT và coi TMĐT là “chuyện của người ta” Do đó, vấn đề rất quan trọng đặt ra cho Chính phủ Việt Nam là phải nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp và nhân dân về thương mại điện tử thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các buổi hội thảo, chuyên đề Bên cạnh đó, khuyến khích mở các trường, lớp đào tạo người sử dụng máy tính với các chương trình có tính chất thực hành ngắn hạn thuộc các trình độ khác nhau, nhằm mục đích trang bị khả năng sử dụng máy tính - một công cụ lao động cho một bộ phận lao động ngày càng đông đảo Nhà nước hỗ trợ Hội Tin học và các tổ chức tin học khác trong việc phát triển các chương trình phổ biến kiến thức về công nghệ thông tin bằng các phương tiện truyền thông như báo chí, phát thanh, truyền hình,

Thứ ba, Nhà nước cần sớm xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử (đẩy nhanh áp dụng các phương tiện thanh toán hiện đại vào hoạt động ngân hàng, như: thẻ thông minh (smart card), chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, ). Để tạo khung pháp lý cho thanh toán điện tử, Ngân hàng Trung ương cần sớm đưa ra các văn bản pháp lý liên quan tới hoạt động này.

Thứ tư, Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp lý hỗ trợ TMĐT được thực sự phát triển ở Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đã có trên 64 triệu người dùng chiếm 67% dân số (năm

2019), chủ yếu là các doanh nghiệp, mở ra cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp này khai thác ưu thế của TMĐT Song trên thực tế, theo đánh giá của nhiều chuyên gia TMĐT, các doanh nghiệp Việt Nam mới ở giai đoạn I của quá trình phát triển TMĐT, nghĩa là, các doanh nghiệp mới chỉ thực hiện các hoạt động quảng cáo, tìm kiếm thông tin, đối tác trên mạng, song vẫn chưa thể thực hiện được các giao dịch qua mạng Điều này làm cản trở việc phát triển thương mại, nhất là hoạt động ngoại thương.

Thứ năm, xúc tiến nhanh việc thành lập Hội đồng quốc gia về TMĐT.Hội đồng này sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ và có nhiệm vụ nghiên cứu,phổ biến các hoạt động TMĐT trên phạm vi cả nước Đồng thời tích cực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TMĐT, tăng cơ hội giao lưu học hỏi cho các doanh nghiệp trong nước Hội đồng cũng có nhiệm vụ hỗ trợ cho các dự án xây dựng các siêu thị, xa lộ thông tin, các tiêu chuẩn cho các sản phẩm, vấn đề bảo mật an toàn, công nghệ thẻ thông minh (smart card), các trung tâm xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số hóa.

Thứ sáu, đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm Công nghiệp phần mềm đóng một đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển TMĐT ở Việt Nam Theo báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu chiến lược - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản phẩm phần mềm được xếp vào nhóm có khả năng cạnh tranh cao nếu như được Nhà nước hỗ trợ, đầu tư phát triển thích đáng và giúp phát huy tối đa lợi thế so sánh của Việt Nam là nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ tương đối cao so với nhiều quốc gia đang phát triển (Tạp chí Tài chính, tháng 2/2020).

Thứ bảy, Nhà nước cần chú trọng hỗ trợ ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống.TMĐT thực tế đã mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp lớn Do đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có thể tiếp cận với hoạt động TMĐT, là nhịp cầu kết nối tinh hoa truyền thống với thế giới.

Thứ tám, Nhà nước cần tích cực đẩy mạnh tham gia hợp tác quốc tế xây dựng các chiến lược, dự án phát triển TMĐT ở các cấp độ khu vực (ASEAN,APEC), thế giới (UNCTAD, ICC, WIFPO, UNDP, ).

Các giải pháp vi mô ở cấp độ doanh nghiệp

Thứ nhất, nâng cao nhận thức và trau dồi trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ quản trị và các nhân viên trong công ty.Doanh nghiệp cũng phải thường xuyên đào tạo và cho nhân viên tham dự các khóa học về tin học và ngoại ngữ Việc đào tạo có thể dưới hình thức cấp kinh phí cho nhân viên đi học hoặc tổ chức đào tạo trực tiếp ngay tại công ty.

Thứ hai, tin học hóa hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp Xét về lâu dài, để tham gia vào TMĐT, điểm cốt lõi là phải xây dựng được cho doanh nghiệp một hệ thống thông tin được tin học hóa Thực tế qua khảo sát của 36 doanh nghiệp nhà nước thực hiện tin học hóa ở TP Hồ Chí Minh cho thấy 81% các công ty cho rằng tin học hóa giúp cho họ giảm chi phí Có đến 67% các công ty tin rằng tin học hóa giúp họ tăng năng suất; 56% cho rằng tin học hóa giúp họ tăng lợi nhuận; 53% cho rằng tin học hóa tạo lợi thế cho khách hàng và tạo nét riêng cho sản phẩm Điều này cho thấy tin học hóa là yếu tố hết sức quan trọng đối với sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, tạo tiền đề để các doanh nghiệp tham gia vững chắc vào hoạt động TMĐT.

Thứ ba, xây dựng chiến lược kinh doanh trên mạng Khi lập chiến lượcInternet, doanh nghiệp cần chắc chắn rằng tất cả các quản trị viên cao cấp cho tới Tổng giám đốc nếu có thể - là có liên quan Các quản trị viên giao dự án một cách dễ dàng và đơn giản cho các bộ phận công nghệ thông tin hay bộ phận thị trường là phạm phải sai lầm Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước hết nên đầu tư cho xây dựng máy tính nối mạng Internet, cần phải có ít nhất một cán bộ quản lý thông tin (CIO) có đủ năng lực trình độ làm nhiệm vụ quản lý và điều hành hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Công ty có thể theo đuổi sự gia tăng bán hàng của một sản phẩm nào đó, sự nhận biết tên hãng, đẩy mạnh các quan hệ đầu tư, các quan hệ cộng đồng, tăng cường dịch vụ khách hàng, giảm giá bán, mở rộng kênh bán hàng sang địa hạt mới hoặc có thể tìm kiếm sự tiết giảm chi phí phân phối các sản phẩm vi vật lý như phần mềm, công việc dịch thuật hoặc soạn thảo Xây dựng kế hoạch nguồn lực phục vụ cho kinh doanh trên mạng như: đội ngũ quản trị mạng, đội ngũ bán hàng và tiếp thị trên mạng, nhà cung ứng, quan hệ đối tác (một nhân tố được đánh giá là rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh trên mạng và được đánh giá là một thành tố mới (partnering) trong chiến lược marketing mix Đồng thời,doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch duy trì, phát triển trang web TheoBill Gates, Chủ tịch Tập đoàn Microsoft, thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới sẽ là thập kỷ của tốc độ Thời gian không chờ đợi một ai Những doanh nghiệp nào nhanh chân tận dụng những thành tựu mà công nghệ thông tin mang lại sẽ nhanh chóng bứt phá lên phía trước Các doanh nghiệp thờ ơ với những thành tựu mà công nghệ thông tin mang lại sẽ bị tụt lại và phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc.

Ngày đăng: 11/08/2023, 17:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tốc độ và chi phí truyền gửi bộ tài liệu 40 trang - ( Báo cáo)Thương mại điện tử trong bối cảnh covid 19  thực trạng phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam
Bảng 1.1 Tốc độ và chi phí truyền gửi bộ tài liệu 40 trang (Trang 28)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w