1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp than thành công

76 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Xí Nghiệp Than Thành Công
Người hướng dẫn Cụ Giáo Trần Thị Phương Hiền
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Đề Tài
Thành phố TP Hạ Long
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 116,87 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I:TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP THAN THÀNH CÔNG (0)
    • 1.1. Thông tin chung (2)
    • 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của XN than Thành Công (2)
    • 1.3. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp (3)
    • 1.4 Cơ cấu sản xuất (4)
    • 1.5. Cơ cấu tổ chức quản lý của Xí nghiệp (9)
    • 1.6. Các đặc điểm cơ bản của Công ty (9)
      • 1.6.1. Đặc điểm về công nghệ (9)
      • 1.6.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của XN (13)
      • 1.6.3. Kết quả Hoạt động sản xuất kinh doanh (HĐSXKD) giai đoạn từ năm 2003 - 2005 (13)
    • 1.7. Tình hình sử dụng tài sản cố định và năng lực sản xuất của Xí nghiệp (22)
    • 1.8. Tình hình sử dụng lao động và tiền lương (24)
      • 1.8.1. Lực lượng lao động của Xí nghiệp than Thành Công (25)
      • 1.8.2. Chất lượng lao động (27)
      • 1.8.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động trong Xí nghiệp (27)
      • 1.8.4. Tình hình thực hiện năng suất lao động (29)
  • PHẦN II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP (0)
    • 2.1 Phân tích các chỉ tiêu kết quả doanh thu và lợi nhuận (32)
    • 21.1. Chỉ tiêu doanh thu (32)
      • 2.1.2. Chỉ tiêu lợi nhuận (33)
    • 2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động (35)
    • 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ (39)
      • 2.3.1. Hiệu quả sử dụng TSCĐ (39)
      • 2.3.2. Hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động (42)
    • 2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí (49)
    • 2.5. Hiệu quả sử dụngVốn chủ sở hữu (53)
  • PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH (58)
    • 3.1. Phương hướng (59)
    • 3.2. Biện pháp (60)
      • 3.2.1. Biện pháp 1 (60)
      • 3.2.2. Biện pháp 2 (63)
      • 3.2.3. Biện pháp 3 (67)
  • KẾT LUẬN (33)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (73)

Nội dung

QUAN VỀ XÍ NGHIỆP THAN THÀNH CÔNG

Thông tin chung

Xí nghiệp than Thành Công là đơn vị trực thuộc Công ty than Hạ Long - Tổng công ty than Việt Nam Được thành lập theo quyết định số: 293 TVN/TCCB ngày 27/01/1997.

Tên giao dịch : Xí nghiệp than Thành Công Đóng tại phường Hà Khánh - TP Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh

Số tài khoản: 0141000000871 – Ngân hàng Ngoại thương Quảng Ninh

Nhiệm vụ chủ yếu của XN trong thời gian này là: Sản xuất, tổ chức khai thác và tiêu thụ than, tạo việc làm và phục vụ đời sống mở rộng khắp cho cán bộ công nhân viên chức trong toàn xí nghiệp.

Quá trình hình thành và phát triển của XN than Thành Công

Khi mới thành lập Xí nghiệp than Thành Công gặp rất nhiều khó khăn , cơ sở vất chất ban đầu không có, khai thác than chủ yếu là hầm lò lại gần khu dân cư, thiết bị khai thác thô sơ chủ yếu là thủ công, đội ngũ quản lý và lao động quá ít ( tổng CBCNV: 150 người, sản lượng khai thác35.000tấn/năm) Đời sống CBCNV gặp nhiều khó khăn, vất vả Nhưng với tinh thần đoàn kết hăng say cần cù lao động, sáng tạo của CBCNV, đơn vị vừa ổn định tổ chức vừa chỉ đạo sản xuất xây dựng cơ sở vật chất, tập thể lãnh đạo đơn vị luôn năng động sáng tạo, vận dụng thực hiện đúng chủ trương

3 thác và tiêu thụ than với các cơ quan, Xí nghiệp, nhà máy, các địa phương trong và ngoài tỉnh nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong sản xuất Từ đó đơn vị từng bước đi lên sản lượng than sản xuất, tiêu thụ ngày một tăng, chất lượng tốt có uy tín với khách hàng, việc làm đời sống ổn định, thu nhập tiền lương được nâng lên CBCNV có nơi ăn ở làm việc đẩy đủ khang trang. Để tạo điều kiện thuận lợi cho XN than Thành Công phát triển ngày một lớn mạnh Tổng Công Ty thanViệt Nam( Nay là Tập đoàn công nghiệp than và khai thác khoáng sản Việt Nam) đã có QĐ số: 1823/QĐ-TCCB ngày 17/12/2002 “ V/v sáp nhập XN than Bình Minh vào XN than Thành Công”.

Từ đó quy mô , địa bàn sản xuất mở rộng, sản lượng của Xí nghiệp được tăng lên gấp đôi từ 90.000tấn/năm- 180.000tấn /năm 2005 theo kế hoạch, đội ngũ CBCNV tăng lên.

Với nhiệm vụ chính là khai thác và tiêu thụ, được sử chỉ đạo trực tiếp của Công ty than Hạ Long.

Hiện nay Xí nghiệp than Thành Công là thành viên của Công ty than

Hạ Long với quy mô DN nhỏ, nhiệm vụ chủ yếu là khai thác, chế biến, kinh doanh than, với kế hoạch khai thác và chế biến tiêu thụ trong những năm tới từ 180.000 tấn đến 400.000tấn/năm.

Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp

+ Các lĩnh vực kinh doanh của Xí nghiệp

* Khai thác chế biến và Kinh doanh than

* Quản lý, khai thác các cảng lẻ, vận tải bộ.

* Sản xuất vật liệu xây dựng, lắp đặt các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.

* Sản xuất, sửa chữa cơ khí, cơ điện phục vụ khai thác và chế biến than.

* Dịch vụ thương mại , cung ứng vật tư thiết bị, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống công nhân Xí nghiệp. kinh doanh các loại than cám.

Cơ cấu sản xuất

Sơ đồ cơ câu sản xuất

PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XẤT

Trưởng phòng kỹ thuật đầu tư

Trưởng phòng cơ điện vận tải

Trưởng phòng tổ chức động lao

Trưởng phòng kế toán vụ tài

Trưởng phòng Hành chính Q.Trị

Trưởng phòng Thanh tra bảo vệ

Trưởng phòng điều khiển SX

Quản đốc PX Thắng Tân

Trưởng Đội Đội xe vận tải

Quản đốc PX Đông Bình Minh

Quản đốc PX Đào Lò XDCB đốc PX Quản Sàng tuyển

Quản đốc PX Thiên Lộ

Trưởng Đội Đội xây dựng

Nguyễn Thị Thanh Giang Khóa 6 - Hệ HCKT

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp than Thành Công

I Phó quản đốc ca II

Phó quản đốc ca III Cơ điện trưởng Tổ nghiệp vụ

Tổ khai thác số 1 Tổ khai thác số 2 Tổ khai thác số 3 Tổ cơ điện Nhân viên kinh tế, tiếp liệuGiặt quần áo, Phục vụ

Nguyễn Thị Thanh Giang Khóa 6 - Hệ HCKT

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức quản lý phân xưởng sản xuất chính

Cơ cấu tổ chức quản lý của Xí nghiệp

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến – chức năng được thể hiện qua hình Ban giám đốc gồm: Giám đốc phụ trách chung, một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật- an toàn, một phó giám đốc phụ trách sản xuất, một chủ tịch công đoàn chuyên trách và 01 bí thư Đoàn thanh niên. Khối phòng ban gồm 9 phòng: Phòng Điều khiển sản xuất, Phòng Kế toán tài vụ, Phòng Kế hoạch vật tư, Phòng Tổ chức lao động, Phòng Hành chính quản trị, Phòng Kỹ thuật đầu tư, Phòng An toàn, Phòng Cơ điện, Phòng Bảo vệ thanh tra quân sự và có bộ phận Y tế và Ngành phục vụ.

Khối hầm lò gồm có 05 công trường: Công trường Xây dung cơ bản, Công trường Khai thác I, Công trường Hà Khánh, công trường Đông Bình Minh, Công trường Tân Thắng.

Khối mặt bằng gồm: Phân xưởng Lộ Thiên, Phân xưởng Sàng tuyển, ĐộiXây Dựng, Phân xưởng Cơ khí, Đội Xe Vận Tải.

Các đặc điểm cơ bản của Công ty

1.6.1 Đặc điểm về công nghệ

- Công nghệ sản xuất của Xí nghiệp than Thành Công: Với đặc điểm là ngành công nghệ khai thác, quy trình sản xuất khai thác tuy không mấy phức tạp, nhưng quy nhiều giai đoạn công nghệ mới chế biến được than thành phẩm, sản phẩm than được khai thác trong lòng đất theo hai cách: khai thác than lộ thiên và khai thác than hầm lò.

Công nghệ khai thác than Lộ Thiên

Nguyễn Thị Thanh Giang Khóa

Khoan nổ mìn làm tơi đất đá

Bốc xúc, vận chuyển đất đá ra bãi thải

Bốc xúc than nguyên khai vận chuyển ra phân xưởng cảng

Phân loại than nguyên khai

Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ chủ yếu khai thác than lộ thiên

- Khoan nổ mìn : Làm tơi đất đá để chuẩn bị cho khâu bốc xúc.

- Bốc xúc vận chuyển đất đá: Sử dụng máy gạt để phục vụ máy xúc, dùng máy xúc HITACHI EX450, CAT 330 và dùng xe ôtô SAMSUNG, xe ô tô HUYNDAI trọng tải 15 tấn vận chuyển đất đá ra bãi thải.

- Bốc xúc Than NK vận chuyển ra Cảng: Dùng máy xúc CAT 330 xúc than lên ô tô vận chuyển về tập kết ở cảng

- Phân loại than nguyên khai : Lấy mẫu và đốt mẫu than nguyên khai để phân loại than.

Sàng tuyển ra than sạch

- Sàng tuyển : Trên cơ sở phân loại than NK, than được sàng tuyển ra than thành phẩm.

 Công nghệ khai thác than Hầm Lò

Sơ đồ 4: Quy trình Công nghệ khai thác than Hầm lò

 Đào lò chuẩn bị SX

Gia công chế biến than

+ Căn cứ vào thiết kế thi công đã được phê duyệt bộ phận cải tạo mặt bằng tiến hành san gạt, cải tạo mặt bằng, bãi chứa than, khu vực tập kết vật tư. + Bộ phận đào lò chuẩn bị tiến hành mở cửa lò, lắp đặt thiết bị khai thác, thiết bị vận tải trong lò, thiết bị thông gió, chiếu sáng, bơm nước và các thiết bị khác.

+ Bộ phận khấu than thực hiện việc tổ chức đào than, nổ mìn phá than, xúc than lên xe goòng, vận chuyển than ra cửa lò.

+ Bộ phận vận chuyển tiến hành vận chuyển than nguyên khai về kho.

+ Bộ phận gia công chế biến than, phân loại, tuyển than cục, sàng than, nghiền than theo yêu cầu tiêu thụ.

Tổ chức sản xuất là việc bố trí sắp xếp các yếu tố của quá trình sản xuất trên cơ sở quy trình công nghệ và địa điểm của từng bộ phận sản xuất Bộ máy quản lý của XN được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng với 2 cấp quản lý gồm : Cấp XN gồm 01 Giám đốc, 02 phó giám đốc, 08 phòng ban

Nguyễn Thị Thanh Giang Khóa

6 - Hệ HCKT chức năng và 05 công trường khai thác và 01 phân xưởng chế biến, 01 phân xưởng cơ khí, 01 Đội xe vận tải, 01 Đội xây dựng.

* Bộ phận sản xuất chính:

- 01 công trường khai thác than lộ thiên : Nhiệm vụ khai thác than lộ thiên từ khâu chuẩn bị khai thác, bốc xúc vận chuyển đất đến việc xúc than lộ thiên.

- 04 công trường khai thác than hầm lò : Nhiệm vụ khai thác than hầm lò từ đào lò chuẩn bị, khấu than đến vận tải than trong lò ra ngoài kho chứa than ngoài cửa lò, đảm bảo than hầm lò khai thác đúng qui trình sản xuất, theo đúng thiết kế kỹ thuật.

- 01 Phân xưởng Cảng : Có nhiệm vụ tiếp nhận toàn bộ khối lượng than của

04 phân xưởng khai thác hầm lò và 01 phân xưởng khai thác lộ thiên sàng tuyển, chế biến phân cấp chất lượng than và bốc rót xuống phương tiện tiêu thụ theo chỉ tiêu kế hoạch của XN.

- 01 Phân xưởng cơ khí : Có nhiệm vụ gia công sản phẩm cơ khí, các phụ kiện chống lò phục vụ cho sản xuất toàn xí nghiệp.Tiến hành sửa chữa, phục hồi các sản phẩm hỏng của các phân xưởng hầm lò, sửa chữa ô tô xe máy cho toàn xí nghiệp.

- 01 Đội xây dựng : Có nhiệm vụ gia công tấm chèn phục vụ cho các phân xưởng hầm lò, xây dựng các công trình của xí nghiệp.

- 01 Đội xe vận tải : Có nhiệm vụ vận tải đất đá phân xưởng Lộ thiên, vận chuyển than từ các phân xưởng hầm lò, Lộ Thiên xuống phân xưởng cảng. Đồng thời chạy phục vụ cho các phân xưởng và xí nghiệp khi có nhu cầu

Qua mô hình tổ chức quản lý và sản xuất của xí nghiệp đã trình bày ở trên cho ta thấy Xí nghiệp đã tổ chức một cách hợp lý trong các khâu, các bộ phận của dây chuyền sản xuất Trong dây chuyền các bộ phận có nhiệm vụ cụ thể của bộ phận mình nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất.

1.6.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của XN

Bảng 1: Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn năm 2003 – 2005 và 6 tháng đầu năm 2006

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp từ Phòng KHVT – TT( Kế hoạch vật tư – tiêu thụ); Phòng KTTV( Kế toán tài vụ) 1.6.3 Kết quả Hoạt động sản xuất kinh doanh (HĐSXKD) giai đoạn từ năm 2003 - 2005

Bảng 2: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm

Chỉ tiêu ĐVT TH 2003 TH 2004

KH TH TĐ Chỉ số %

Nguyễn Thị Thanh Giang Khóa

5 Sản lượng than tiêu thụ

Q 1 CN a Bằng chỉ tiêu hiện vật

T/n/t 19,99 19,85 27,73 27,5 138,35 (0,23) 99,18 b Bằng chỉ tiêu giá trị

Nguyễn Thị Thanh Giang Khóa

Nguồn: Số liệu lấy ở phòng KHVT, KTTV

*/Các chỉ tiêu chính được thực hiện tại XN than ThànhCông giữa năm 2004 và năm 2005, giữa kế hoạch năm 2005 và thực hiện năm 2005.

Sản lượng than sạch đạt 104,83% so với kế hoạch vượt 4,83% số tăng tuyệt đối là 5.599,1 tấn, tăng so với năm 2004 là 3.180,979 tấn. Đất đỏ búc đạt 106,01% so với kế hoạch tăng 6,01% tăng tuyệt đối là 28.257 m 3 đất đỏ, so với năm 2002 tăng 179,97% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 320.287,5 m 3 đất đá bóc nguyên nhân do tình hình khai thác năm 2005 có nhiều thuận lợi.

Giá bán bình quân trên thị trường trong năm qua tăng mạnh tăng 14,7% so với năm 2004 tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 31.774,6 (đ/tấn).

Giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ năm 2005 đạt 106,51% so với kế hoạch vượt 6,51% tương ứng với mức tăng là 2.877 triệu đồng, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 18.995,87 triệu đồng.

Số lao động trong xớ nghiệp trong năm vừa qua tăng 4,35% tương đương với mức tăng tuyệt đối là 31 người.

Năng suất lao động tớnh theo hiệu vật năm 2005 tăng so với năm 2004 là 36,43% tương ứng với trị số tuyệt đối là 5,6 tấn/ng.tháng.

Năng suất lao động tính theo giá trị năm 2005 tăng so với năm 2004 là 114,47% tương ứng với trị số tăng tuyệt đối là 3.759.419 đồng/ng.tháng.

Tiền lương bình quân của người lao động trong năm 2005 cũng tăng so với năm 2004 là 44,91% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 491.915 đ/người/tháng.

Nộp ngân sách đối với nhà nước trong năm 2005 tăng so với năm 2004 là 177,05% tương ứng với số tiền là 346,55 triệu đồng.

Năm 2005 là một năm hết sức thành công đối với xí nghiệp được thể hiện bằng các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng khá hoặc tăng rất mạnh so kế hoạch và so với năm 2004.

Qua bảng trên ta thấy XN than Thành công phát triển các chỉ tiêu hiện vật và giá trị tăng đáng kể Sản lượng than khai thác được 130.798 tấn của năm 2003 đó tăng lớn 186.775 tấn của năm 2005. Để đạt được những kết quả đáng khích lệ đó ngoài những nguyên nhân khác quan do tình hình khai thác thuận lợi, ảnh hưởng tích cực của thị trường mà còn có sự nỗ lực cố gắng của toàn thể công nhân viên trong xí nghiệp.Xí nghiệp đã tích cực đầu tư máy móc, trang thiết bị vào phục vụ sản xuất, cơ giới hoá trong sản xuất, bố trí hợp lý từng khâu trong sản xuất.

Nguyễn Thị Thanh Giang Khóa

*/Chất lượng sản phẩm sản xuất

Bảng 3: Chất lượng sản phẩm sản xuất

LOẠI Cỡ hạt Độ tro (AK) ( %) Chất Độ ẩm toàn phần ( %)

Nhiệt lượng than ( mm ) T.bình Max bốc (%) (Kg/Calo )

*/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng

Tình hình sử dụng tài sản cố định và năng lực sản xuất của Xí nghiệp

Tài sản cố định là cơ sở vật chất của doanh nghiệp tạo nên thành phần chủ yếu của vốn sản xuất Đối với những doanh nghiệp khai thác, đặc biệt là những doanh nghiệp ngành mỏ hiện nay thì tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tổng tài sản của doanh nghiệp Vì vậy nhiệm vụ đặt ra đối với doanh nghiệp là làm sao sử dụng có hiệu quả nhất với số tài sản hiện có Chính vì vậy việc phân tích đánh giá trình độ sử dụng tài sản cố định, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định và đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, đồng thời xác định năng lực sản xuất của Xí nghiệp, phân tích mức độ tận dụng năng lực sản xuất là một nhiệm vụ quan trọng trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

*/Tình hình sử dụng tài sản cố định

* Đánh giá chung hiệu suất sử dụng vốn cố định :

Sức sản xuất vốn cố định được đánh giá thông qua 2 chỉ tiêu :

+ Sức sản xuất vốn cố định.

+ Hệ số huy động vốn cố định. a) Sức sản xuất vốn cố định :

Là chỉ tiêu cho biết một đơn vị tài sản cố định trong một đơn vị thời gian tham gia làm ra bao nhiêu sản phẩm được tính bằng đơn vị hiện vật hoặc bằng giá trị.

Trong đó : Hhs : Hệ số hiệu suất của vốn cố định.

Q : Khối lượng sản phẩm được tạo ra trong kỳ (tấn)

G : Giá trị sản phẩm được tạo ra trong kỳ (đồng)

Vbq : Giá trị bình quân của vốn cố định trong kỳ, tính gần đúng (đồng)

Vđk : Nguyên giá tài sản cố định bình quân đầu kỳ (đồng)

Vck : Nguyên giá tài sản cố định bình quân cuối kỳ (đồng) b) Hệ số huy động vốn cố định :

Là chỉ tiêu cho ta thấy để tạo ra một đồng giá trị hay sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm thì cần huy động bao nhiêu đồng vốn cố định (Hệ số huy động vốn cố định là một chỉ tiêu nghịch đảo của hệ số hiệu suất vốn cố định).

Bảng 6: Sức sản xuất tài sản cố định

STT Chỉ tiêu ĐVT TH năm

1 Sản lượng than NK SX Tấn 131.186,35 186.775,32 42,37

2 Giá trị sản phẩm SX Ngđ 26.237.270 46.693.830 77,97

3 Vốn cố định bình quân Ngđ 22.944.735 20.354.453 -22

4 + H hs tính bằng hiện vật T/ngđ 0,0057 0,0092 60,49 + H hs tính bằng giá trị đ/đ 1,1435 2,2940 100,62

Nguyễn Thị Thanh Giang Khóa

5 + H hđ tính bằng hiện vật đ/T 174.901,85 108.978,28 -38 + H hđ tính bằng giá trị đ/đ 0,8745 0,4359 -51

Nguồn: Báo cáo Phòng KHVT - TT

Qua bảng Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho thấy rằng trong năm

2005 vốn cố định bình quân đã giảm đi so với năm 2004 chỉ bằng 88,71%, nhưng không vì thế mà sản lượng sản xuất trong năm qua giảm mà lại tăng nhiều hơn so với năm 2004 than nguyên khai sản xuất đã tăng 42,37% Các chỉ tiêu hiệu suất vốn cố định tăng mạnh cả về giá trị và hiện vật Về giá trị tăng 100,62% còn về hiện vật tăng 60,49% Điều này có thể giải thích rằng trong năm vừa qua Xí nghiệp đã sử dụng tốt tài sản cố định đồng thời điều kiện khai thác thuận lợi hơn đó là nguyên nhân làm cho sản lượng tăng 42,37%, hệ số hiệu suất vốn cố định tăng 60,49% theo hiện vật.

Khi giá bán tăng 25% thì hiệu suất vốn cố định tính theo giá trị đã tăng 100,62%. Để đánh giá một cách toàn diện hơn ta xét đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp thông qua hệ số huy động vốn cố định.

Trong năm 2005 hệ số huy động vốn cố định của Xí nghiệp đều thấp hơn so với năm 2004 đây là một điều tốt.Hệ số huy động vốn cố định theo hiện vật năm 2005 là 108.978,28 đồng/tấn, chỉ bằng 62,31% so với năm 2004.

Hệ số huy động tính theo giá trị trong năm 2005 là 0,4359 đ/đ chỉ bằng 49,85% so với năm 2004.

Qua những hệ số trên cho thấy trong năm 2005 Xí nghiệp đã có những biện pháp nâng cao hiệu quả sử vốn cố định khắc phục những khó khăn của năm 2004, các khâu tổ chức được sắp xếp hợp lý hơn, dẫn đến giá trị sản lượng tăng hơn so với năm 2005 và hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp là tốt.

Tình hình sử dụng lao động và tiền lương

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh Đây là một nhân tố hết sức quan trọng và nhạy cảm vì nó có liên quan đến con người do đó việc phân tích LĐTL có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội.

Phân tích lao động và tiền lương cả về cơ cấu lẫn số lượng nhằm đánh giá trình độ hiệu quả sử dụng lao động trong xí nghiệp.

1.8.1 Lực lượng lao động của Xí nghiệp than Thành Công

*/Mức độ đảm bảo về số lượng lao động :

Bảng 7: Số lượng và chất lượng lao động của xí nghiệp than Thành Công

DANH MỤC 2004 KH TH Với năm 2004 Với KH

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

Nguyễn Thị Thanh Giang Khóa

Qua bảng thống kê số lượng lao động của Xí nghiệp cho thấy số CBCNV trong năm 2005 tăng lên 31 người so với năm 2004 tương ứng với mức tăng tương đối là 4,35%.

Số lượng lao động trực tiếp năm 2005 tăng lớn so với năm 2004 là 37 người tương ứng với mức tăng tương đối là 6,25%.

Số lượng lao động gián tiếp trong năm 2005 giảm so với năm 2004 là 6 người mức tăng 5%.

Sản lượng than nguyên khai sản xuất trong năm 2005 là : 186.775,32 tấn than tăng 42,37% so với năm 2004.

Với lượng than thực hiện như vậy và năng suất lao động trong năm 2005 không đổi thì doanh nghiệp sẽ cần thêm :

+ Số lượng công nhân viên là : 712 x 42,37

+ Số lượng lao động trực tiếp : 592 x 42,37

- Số lượng lao động tiết kiệm :

+ Số lượng công nhân viên : 302 người – 31 người = 271 người ( Tiết kiệm )

+ Số lượng công nhân trực tiếp : 250 người – 37 người = 213 người ( Tiết kiệm )

Nhưng thực tế trong năm Xí nghiệp chỉ tăng 31 người, như vậy Xí nghiệp đã tiết kiệm một cách tương đối 271 người Trong đó lao động trực tiếp tăng 37 người như vậy Xí nghiệp đã tiết kiệm được 213 lao động Số lao động quản lý và phục vụ trong năm qua giảm 6 người Xí nghiệp đã tiết kiệm một cách tương đối là 58 lao động Tính toán cho thấy ảnh hưởng của việc tăng số lượng công nhân sản xuất đến mức tăng sản lượng chỉ có 10,27% còn lại năng suất lao động đã làm tăng 89,73% sản lượng.

Như vậy Xí nghiệp đã tăng cường hoạt động sản xuất của mình theo chiều sâu bằng cách đào tạo tay nghề, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ công nhân viên trong xí nghiệp.

Trong năm vừa qua số lượng lao động trong Xí nghiệp ít có sự biến động Số công nhân trong Xí nghiệp chỉ tăng 4,35% tương ứng với 31 người, về mặt chất lượng lao động trong năm qua cũng có nhiều thay đổi, số công nhân kỹ thuật tăng 13,75% tương ứng với 44 người và lao động phổ thông giảm 52,27% tương ứng với 21 người so với năm 2004 Số lao động có trình độ trung cấp không tăng, số lao động có trình độ học vấn cao như số công nhân viên có bằng cao đẳng tăng 4,69% tương ứng với 3 người Số công nhân viên có bằng đại học tăng 4,72% tương ứng với 5 người, điều này đã làm cho việc tiếp thu khoa học mới, trình độ tay nghề công nhân, nghiệp vụ của cán bộ quản lý tăng cao trong năm 2005 làm cho sản lượng than nguyên khai thực hiện trong năm 2005 đã tăng 42,37% Tuy nhiên với mức tăng này Xí nghiệp cũng nên xem xét điều chỉnh và bố trí công nhân một cách hợp lý nhằm tránh tình trạng lãnh phí nguồn lao động có chất lượng cao.

1.8.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động trong Xí nghiệp

Mục đích của việc phân tích là đánh giá trình độ sử dụng tiềm năng lao động theo chiều rộng, tính hợp lý của chế độ công tác ảnh hưởng của việc tận dụng thời gian lao động đến khối lượng sản xuất.

Bảng 8: Tình hình sử dụng thời gian lao dộng ĐVT: Ngày; Giờ

TT Chỉ tiêu Năm 2005 So sánh

1 Tổng số công nhân viên chức 719 743 24 3,34

2 Tổng số ngày công theo lịch 262.435 271.195 8.760 3,34

3 Tổng số ngày công theo chế độ 219.295 226.615 7.320 3,34

Nguyễn Thị Thanh Giang Khóa

4 Số ngày làm việc có hiệu quả 197.366 206.183 8.817 4,47

5 Tổng số giờ công có hiệu quả 1.381.559 1.298.950 (82.609) -5,98

6 Số ngày làm việc BQ của CN trong năm 276 288 12 4,35

7 Số giờ làm việc BQ 1 ngày 7 6,3 (0,7) -10

8 Số giờ làm việc BQ cả năm của mỗi CN 1.932 1.814 (117,6) -6,1

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính; Bộ phận chấm công

Qua bảng tình hình sử dụng thời gian lao động cho thấy số ngày làm việc có hiệu quả của công nhân trong Xí nghiệp năm vừa qua tăng 4,47% tương đương với số tăng tuyệt đối là 8.817 ngày công, số giờ công có hiệu quả giảm 5,98% tương đương với số giảm là 82.609 giờ so với kế hoạch đặt ra. Như vậy trong năm vừa qua Xí nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch về giờ công lao động đề ra Số giờ làm việc bình quân trong 1 ngày có hiệu quả là 6,3 giờ thấp hơn 0,7 giờ so với kế hoạch.

Năm vừa qua Xí nghiệp đã đảm bảo số ngày làm việc không có ngày nghỉ do ngừng việc.

Số giờ công vắng mặt và ngừng việc không trọn ngày là :

Số ngày công tương đương do ngừng việc không trọn ngày là :

144.328 6,3 = 22.909 (ngày công làm việc có hiệu quả) Tiền lương tháng bình quân trong năm của công nhân viên là 1.587.168đ.

Như vậy trong năm vừa qua Xí nghiệp đã thiệt hại 1 cách tương đối do ảnh hưởng của việc tổn thất thời gian là :

Các nguyên nhân gây đến tổn thất thời gian như ảnh hưởng của thời tiết, cung cấp nguyên vật liệu thiếu hoặc chậm, thiết bị bị hư hỏng, các nguyên nhân

26 do người lao động đi muộn, về sớm, nghỉ giữa ca quá thời gian quy định Vì vậy trong năm tới để đạt hiệu quả tốt hơn về việc sử dụng thời gian Xí nghiệp cần cải tiến công tác quản lý và tổ chức lao động, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, cung cấp vật tư kịp thời nhằm giảm thời gian ngừng việc xuống thấp nhất Bố trí lao động hợp lý, tránh gây lãng phí nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của công nhân trong Xí nghiệp.

1.8.4 Tình hình thực hiện năng suất lao động

Năng suất lao động là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chính xác nhất tình hình chất lượng lao động trong doanh nghiệp Năng suất lao động là một mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, tạo tiền đề cải thiện đời sống, tăng tích luỹ của người lao động.

* Năng suất lao động tính theo hiện vật

+ Năng suất lao động tính bằng hiện vật của một công nhân sản xuất than trong năm 2005 đã tăng là 36,43% tương đương 5,59 tấn/ng.th

+ Năng suất lao động năm 2005 của công nhân cũng hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra tăng 0,41% tương đương 0,09 tấn/ng.th.

Nhìn chung năng suất lao động tính bằng hiện vật và bằng giá trị trong năm

2005 đều tăng so với kế hoạch và năm 2004

Nguyễn Thị Thanh Giang Khóa

Bảng 9: Tình hình thực hiện năng suất lao động

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Kế hoạch T hiện So với năm 2004 So với kế hoạch

1 Sản lượng than NK Tấn 131.186,35 180.000,00 186.775,32 55.588,97 42,37 6.775,32 3,76

+ Công nhân SX than Người 550 541,00 566 16 2,91 25 4,62

4 NSLĐ tính bằng giá trị

+ Tính cho CNSX than Đ/ng - T 4.425.434,00 6.224.315,03 6.683.644,46 2.258.210,46 51,03 459.329,43 7,38

5 NSLĐ tính bằng hiện vật

Nguyễn Thị Thanh Giang Khóa 6 - Hệ HCKT

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP

Phân tích các chỉ tiêu kết quả doanh thu và lợi nhuận

Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đa dạng nên doanh thu và lợi nhuận được cấu thành từ nhiều bộ phận nhưng chủ yếu là bán sản phẩm than :

- Bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chỉ tiêu doanh thu

Bảng 10: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu ĐVT: 1000đ

TT CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 SO SÁNH 05/04

1 Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV

3 Tổng tài sản bình quân 28.443.229 44.478.577 16.035.34

4 Tổng lợi nhuận truớc thuế

Nguồn: Phòng KHVT – TT; KTTV

Qua bảng ta thấy: Năm 2005 doanh thu tăng một cách nhanh chóng, tăng 34.740.680.000 đồng nguyên nhân là do có sự đầu tư thêm thiết bị công nghệ mới áp dụng vào sản xuất mở rộng khai trường Lộ thiên, bên cạnh đó

Xí nghiệp đi vào củng cố lại tổ chức sản xuất, loại bỏ những vị trí sản xuất không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật an toàn, sắp xếp lại cho phù hợp với điều kiện hiện tại vì vậy sản lượng than sản xuất cũng đã tăng đáng kể

Như vậy ta thấy: năm 2005 hầu hết các chi phí đều tăng so với năm

2004, nhưng tỷ lệ tăng chi phí không bằng tăng doanh thu, do vậy dù chi phí tăng song doanh thu của năm 2005 cũng tăng Năm 2005 doanh thu tăng 123,81% so với năm 2004 tương ứng là 34.740.680.000 đồng.

Năm 2005 lợi nhuận có chiều hướng tăng nhanh do doanh thu tăng so với năm 2004 tương ứng với + 55.659 Tr đ.

Do các nguyên nhân sau:

- Do tổng doanh thu bán hàng thay đổi ( trong điều kiện các nhân tố khác không đổi) doanh thu bán hàng có tỷ lệ thuận với lợi nhuận: doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại năm 2005 doanh thu tăng một lượng là: 34.740.680tr đ như vậy đã làm tăng lợi nhuận là: 55.659 tr đ

Qua phân tích quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 của

Xí nghiệp than Thành Công có thể thấy được hướng đi lên của Xí nghiệp thông qua việc thực hiện tốt các chỉ tiêu đặt ra Cụ thể: Trong năm 2005, Xí nghiệp đã sản xuất được tổng số 186.775,32 tấn than nguyên khai, vượt55.588,97 tấn so với năm 2004 và vượt 6.775 tấn so với kế hoạch Tiêu thụ được 193.724,95 tấn, doanh thu tiêu thụ than đạt 47.055.710.000 đồng, lợi nhuận đạt 55.659.296 đồng Công tác tài chính luôn được Xí nghiệp quan tâm và quản lý chặt chẽ, tất cả các khoản chi tiêu đều có kế hoạch và có giải trình cặn kẽ, hợp lý.Tình hình tài chính của Xí nghiệp khá khả quan Tuy nhiên, Xí nghiệp còn để các đơn vị, cá nhân khác chiếm dụng khá nhiều vốn, đồng thời Xí nghiệp cũng phải đi chiếm dụng vốn để đáp ứng cho nhu cầu về vốn của mình.

Mặc dù kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong năm qua tương đối tốt Song vẫn còn một số nhược điểm và hạn chế như:

- Năng lực sản xuất của các khâu không cân đối, chưa tận dụng triệt để năng lực sản xuất ở trong Xí nghiệp.

- Kế hoạch sản xuất của các mặt hàng và kế hoạch tiêu thụ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm thị trường để tiêu thụ.

Cùng với việc thực hiện tốt công tác quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động, để góp phần nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, trong năm qua Xí nghiệp than Thành Công đã có kế hoạch đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu, từng bước trang bị thêm máy móc phục vụ sản xuất Chính vì thế, trong năm 2005, năng suất lao động của công nhân được nâng cao cả về mặt hiện vật và giá trị Trong những năm tới, Xí nghiệp tiếp tục đưa vào áp dụng các công nghệ sản xuất mới, thực hiện cơ giới hoá sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, tiến tới mở rộng thị trường than tiêu thụ cho Xí nghiệp cả ở trong và ngoài nước Đây là mảng thị trường lớn, nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp đề ra là: sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn Đồng thời để thấy rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp và phân tích cụ thể để tìm ra những yếu tố nào làm tăng, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh đươc thể hiện phần sau, từ đó giúp xí nghiệp điều chỉnh một cách

28 hợp lý nhất đem lại hiệu quả kinh doanh một cách cao nhất cho những năm tiếp theo.

Phân tích hiệu quả sử dụng lao động

Để tiến hành SXKD doanh nghiệp phải có đủ lực lượng lao động, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, các yếu tố này phải được sử dụng cân đối, hài hòa trong quá trình sản xuất thì mới đem lại kết quả sản xuất cao, chi phí sản xuất thấp do vậy hiệu quả kinh tế mới cao.

Nói đến yếu tố lao động không chỉ đề cập đến vấn đề số lượng mà còn đề cập rất nhiếu vấn đề: tuyển chọn, bố trí, sắp xếp, quản lý và sử dụng lao động đem lại hiệu quả cao. Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ta cần phân tích các chỉ tiêu:

- Sức sản xuất lao động Hn = -

Chỉ tiêu này phản ánh: cứ một lao động trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

- Sức sinh lợi lao động = -

Chỉ tiêu này phản ánh: một lao động trong kỳ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Bảng 11: Hiệu quả sử dụng lao động

TT NỘI DUNG ĐVT NĂM

3 Tổng số lao động Người 712 743 31 4,4

4 Sức sản xuất lao động Đ/ng 39.410 84.523 45.113 114,5

5 Sức sinh lợi lao động Đ/ng 0 74,91 74,91

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004; 2005

 Sức sản xuất của lao động

Sức sản xuất lao động Hn = - = - 9.410.000(đ/ng)

Chỉ tiêu này phản ánh: một lao động trong kỳ làm ra 39.410.000 đồng doanh thu

Sức sản xuất lao động Hn = - = - 4.523.000(đ/ng)

Qua chỉ tiêu này cho thấy : SSX có nhiều biến động , mức chênh lệch của các năm :

Nguyên nhân :Do tăng doanh thu làm sức sản xuất của lao động tăng một lượng là:

Do tăng lao động nên làm giảm sức sản xuất của lao động là:

743 712 Tổng hợp hai nguyên nhân làm tăng sức sản xuất của lao động là

Qua phân tích trên ta thấy năm 2005 đã được cải thiện sức sản xuất của lao động đã tăng đáng kể, tăng 45.113.0000 đồng/người điều đó chứng tỏ năng xuất lao động đã tăng rất cao đây là một kết quả tốt.

Sức sinh lợi của lao động:

Sức sinh lợi lao động = - = - = 0

Sức sinh lợi lao động = - = - 74.910(đ/ng)

Chỉ tiêu này phản ánh: một lao động trong kỳ làm ra 74.910 đồng lợi nhuận

Sức sinh lợi năm 2005 tăng so với năm 2004 là :

Do tăng lợi nhuận làm tăng sức sinh lợi của lao động là:

Do tăng lao động làm giảm sức sinh lợi là

Tổng hợp 2 nguyên nhân làm giảm sức sinh lợi của lao động một lượng là : (- 3.263) + 78.173 = 74.910 (đ/ng)

Qua phân tích trên ta thấy, năm 2005 Xí nghiệp đã tổ chức tốt công tác sản xuất tăng sản lượng hàng hóa tăng doanh thu và đặc biệt đã bố trí cơ cấu lao động hợp lý làm tăng năng xuất do vậy sức sản xuất của lao động cũng đã tăng và sức sinh lợi của lao động tăng rất cao.

Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của Xí nghiệp, TSCĐ đặc biệt là máy móc thiết bị là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng xuất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm TSCĐ phản ánh năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp, trình độ tiến bộ khoa học của đơn vị Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất hoàn chỉnh kết cấu TSCĐ nhằm hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu dây chuyền công nghệ sản xuất.

2.3.1 Hiệu quả sử dụng TSCĐ Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp ta cần sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Sức sản xuất của TSCĐ = -

Chỉ số này cho biết một đồng TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Sức sinh lợi của TSCĐ = -

Giá trị này cho biết của một đồng TSCĐ sau khi tham gia vào quá trình SXKD đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Bảng 12 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định ĐVT: 1000 đ

TT NỘI DUNG NĂM 2004 NĂM 2005 SO ÁNH 05/04

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004; 2005

Sức sản xuất của TSCĐ

Sức sản xuất của TSCĐ = - = - = 1,96

TSCĐ B/q 14.297.039 Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất đem lại 1,96 đồng doanh thu

Sức sản xuất của TSCĐ = - = - = 2,26

TSCĐ B/q 27.754.987 Qua chỉ tiêu này cho thấy: Sức sản xuất của TSCĐ có nhiều biến động trong các năm, năm 2004 một đồng TSCĐ B/Q tham gia vào quá trình sản xuất đem lại 1,96 đ doanh thu, năm 2005 hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng nhanh từ 1,96 đồng lên 2,26 đồng tăng 0,3 đồng điều này có nghĩa là năm 2005 Xí nghiệp đã sử dụng có hiệu quả TSCĐ.

* Nguyên nhân thay đổi sức sản xuất của TSCĐ

Do tăng doanh thu làm sức sản xuất của TSCĐ thay đổi một lượng là:

Do tăng giá trị TSCĐ làm giảm sức sản xuất của TSCĐ một lượng là :

Tổng hợp 2 nguyên nhân làm giảm sức sản xuất của TSCĐ một lượng là

Sức sinh lợi của TSCĐ

Sức sinh lợi của TSCĐ = - = - = 0 Giá trị TSCĐ 14.297.039

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSCĐ tham gia sản xuất không đem lại đồng nào lợi nhuận, không có sức sinh lợi.

Lợi nhuận thuần 55.659 Sức sinh lợi của TSCĐ = - = - 0,002

Qua bảng 13 ta thấy sức sinh lợi của TSCĐ qua các năm có nhiều biến động, năm 2004 xí nghiệp không có lợi nhuận lên sức sinh lợi không có, sang năm 2005 một đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất chỉ đem lại 0,002đ lợi nhuận Như vậy năm 2005 Xí nghiệp đã có những biện pháp tích cực nhằm cải thiện hiệu qủa sử dụng TSCĐ.

2.3.2 Hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động

*/ Phân tích cơ cấu tài sản lưu đông

Bảng 13 : Cơ cấu tài sản lưu động ĐVT:1000đ

4 Tài sản lưu động khác

Nguồn: Bản cân đối kế toán cuối năm 2004; 2005

Qua bảng 13 ta thấy cơ cấu TSLĐ của các năm có những biến động đáng kể, năm 2004 tiền chiếm tỷ trọng là 2,46%, sang năm 2005 đã tăng lên13,2 % các khoản phải thu của Xí nghiệp các năm cũng chiếm tỷ lệ khá cao:năm 2004 là 23,1%, năm 2005 là 29,9%, điều này chứng tỏ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đã bị chiếm dụng rất nhiều, đây là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp vì trong khi vốn của Xí nghiệp bị chiếm dụng nhưng Xí nghiệp vẫn phải đi vay ngân hàng, chính vì vậy Xí nghiệp cần phải có kế hoạch thu hồi công nợ, tăng tài sản để giảm các khoản nợ phải trả đặc biệt là nợ ngân hàng

*/ Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ta phân tích các chỉ tiêu sau:

Doanh thu thuần Sức sản xuất của tài sản lưu động = -

Tài sản lưu động bình quân

Lợi nhuận thuần Sức sinh lợi của Tài sản lưu động = -

Tài sản lưu động bình quân

Bảng 14: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

TT NỘI DUNG ĐVT NĂM

4 Sức sản xuất của TSLĐ Đ/Đ 1,98 3,76 1,77 89,3

5 Sức sinh lợi của TSLĐ Đ/Đ 0 0,003 0,003 0

8 Hệ số đảm nhiệm TSLĐ Đ/Đ 0,5 0,27 -0,24 -47,2

Nguồn: Bảng cân đối kế toán cuối năm 2004; 2005

* Sức sản xuất của TSLĐ

Sức sản xuất của TSLĐ cho biết một đồng TSLĐ tham gia vào quá trình sản xuất đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Sức sản xuất của TSLĐ = - = - 1,98

Sức sản xuất của TSLĐ cho biết một đồng TSLĐ tham gia vào quá trình sản xuất đem lại 1,98 đồng doanh thu.

Tương tự ta có: Năm 2005

Sức sản xuất của TSLĐ = - = - 3,76

Ta thấy sức sản xuất của Tài sản lưu động qua các năm có nhiều biến động: năm 2004 cứ một đồng TSLĐ tham gia vào quá trình sản xuất mang lại 1,98 đồng doanh thu, năm 2005 sức sản xuất của TSLĐ có chiều hướng tăng mạnh từ 1,98 đ năm 2004 đã tăng lên 3,76 đ, chứng tỏ năm 2005 Xí nghiệp đã sử dụng TSLĐ một cách có hiêu quả.

Nguyên nhân làm giảm sức sản xuất của TSLĐ:

Do tăng doanh thu làm tăng sức sản xuất của TSLĐ

Nguyên nhân do tăng TSLĐ làm giảm sức sản xuất là.

Tổng hợp 2 nguyên nhân làm giảm sức sản xuất của TSLĐ là

* Sức sinh lợi của TSLĐ

Cho biết cứ một đồng TSLĐ tham gia sản xuất cho bao nhiêu đồng lợi nhuận

Năm 2004: không có lợi nhuận lên không có sức sinh lợi

Sức sinh lợi của TSLĐ = - = - 0,003

Như vậy năm 2005 Cho biết cứ một đồng TSLĐ tham gia sản xuất cho 0,003 đồng lợi nhuận Nguyên nhân làm thay đổi sức sinh lợi của các năm Năm 2005/2004 : 0,003-0=0,003

Do tăng lợi nhuận làm tăng sức sinh lợi của TSLĐ

Do tăng TSLĐ làm giảm sức sinh lợi:

Tổng hợp 2 nguyên nhân làm giảm sức sinh lợi là :

* Số vòng quay của TSLĐ

Số vòng quay của TSLĐ = - = - 1,98(vòng)

Số vòng quay của TSLĐ năm 2005 là 3,76

Như vậy số vòng quay của TSLĐ trong các năm đã có nhiều thay đổi, năm 2004 số vòng quay của TSLĐ là 1,96 ,năm 2005 số vòng quay của TSLĐ đã tăng lên 3,76 V/N chứng tỏ năm 2005 hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp đã có chiều hướng tốt

* Thời gian một vòng luân chuyển

Thể hiện số ngày cần thiết để cho TSLĐ quay được 01 vòng, chỉ số này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và ngược lại.

Thời gian một vòng luân chuyển TSLĐ = - = - 184(ngày)

Thời gian một vòng luân chuyển TSLĐ năm 2005 là: 97

Năm 2005, số ngày cần thiết để cho TSLĐ quay được 01 vòng là 184 ngày, sang năm Năm 2005 thời gian một vòng luân chuyển chỉ còn 97 ngày chứng tỏ tốc độ quay vòng TSLĐ năm 2005 là rất tốt

Chỉ tiêu này cho ta biết để có một đơn vị doanh thu thuần thì cần mấy đơn vị TSLĐ, chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng TSLĐ càng cao

14.146.190 Năm 2004 : Hệ số đảm nhiệm TSLĐ = - = 0,5

Năm 2005: Hệ số đảm nhiệm TSLĐ là: 0,3 Năm 2004 hệ số đảm nhiệm TSLĐ là 0,5 năm 2005 hệ số đảm nhiệm TSLĐ đã giảm chứng tỏ hiệu

42 quả sử dụng TSLĐ của Xí nghiệp năm 2005 đã được cải thiện đáng kể.Xí nghiệp cần có biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả sử dụng TSLĐ.

Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động SXKD Chi phí phản ánh trực tiếp giá thành sản phẩm.

Tổng hợp chi phí sản xuất các năm 2004-2005

Bảng 15 Chi phí sản xuất theo yếu tố ĐVT: 1000 đ

5 Chi khác bằng tiền 4.086.620 4.679.390 592.770 14,5 Tổng cộng 24.888.060 28.657.250 3.769.190 15,1

Nguồn: Phòng KHVT – TT; KTTV

Qua số liệu bảng 16 ta thấy: Năm 2005 sản xuất của Xí ngiệp đã đi vào ổn định do vậy các chi phí lại tăng lên 1.244.130 đồng Để đánh giá hiệu quả của chi phí sản xuất ta xét các chỉ tiêu sau:

- sức sản xuất chi phí = -

- Sức sinh lợi chi phí = -

Bảng 16: Hiệu quả sử dụng chi phí ĐVT: 1000 đ

3 Tổng chi phí yếu tố

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004; 2005

- sức sản xuất chi phí = - = - 1,13

- Sức sản xuất chi phí = 2,19

Năm 2005 một đồng chi phí bỏ ra đã đem lại 2,19 đ tăng hơn so với năm 2004 là 1,06 đ, chứng tỏ sang năm 2005 Xí nghiệp đã có những biện pháp quản lý chi phí tốt hơn vì vậy hiệu quả sử dụng chi phí đã được cải thiện Nguyên nhân làm thay đổi tỷ xuất doanh thu/ chi phí:

Do doanh thu tăng làm tăng sức sản xuất là

Do chí phí tăng làm giảm SSX một lượng là:

Năm 2004: Năm 2004 không có lợi nhuận thuần lên không có SSL

- Sức sinh lợi chi phí = - = - 0,002

Chi phí 28.657.230 Đến năm 2005 sức sinh lợi lợi nhuận có chiều hường tăng trở lại từ chỗ không có lơị nhuận năm 2004 đã tăng lên 0,002 ( năm 2005), chứng tỏ năm

2005 Xí nghiệp đã có những biện pháp quản lý tốt chi phí vì vậy hiệu quả sử dụng chi phí đã tăng lên.

Nguyên nhân làm thay đổi sức sinh lợi

- Do tăng lợi nhuận làm SSL tăng là

- Do tăng chi phí làm giảm SSL là:

Tổng hợp 02 nguyên nhân là:

Hiệu quả sử dụngVốn chủ sở hữu

+ Sức sản xuất của VCSH

Sức sản xuất của VCSH = -

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sử hữu khi tham gia sản xuất đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Năm 2005, sức SX VCSH là 15,75

Do tăng doanh thu làm tăng sức sản xuất VCSH :

Do tăng VCSH làm giảm sức sản xuất là:

Tổng hợp 2 nguyên nhân làm giảm sức sản xuất VCSH :

+ Sức sinh lợi của VCSH

Sức sinh lợi của VCSH = -

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu khi tham gia sản xuất mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

0 Năm 2004: Sức sinh lợi VCSH = - = 0

Năm 2005: Sức sinh lợi VCSH là 0,01

Do lợi nhuận tăng làm tăng sức sinh lợi VCSH :

Do tăng VCSH làm giảm sức sinh lợi:

Tổng hợp 2 nguyên nhân làm giảm sức sinh lợi VCSH :

Bảng 17 Hiệu quả sử dụng Vốn chủ sở hữu ĐVT:

TT NỘI DUNG NĂM 2004 NĂM 2005

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004; 2005

Qua bảng 17 ta thấy, sức sản xuất của vốn chủ sở hữu năm 2005 sức sản xuất đã tăng lên rất nhanh 7,5 điều này chứng tỏ năm 2005 Xí nghiệp đã có những giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

*.ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

XÍ NGHIỆP THAN THÀNH CÔNG

Qua phân tích quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 của

Xí nghiệp than Thành Công có thể thấy được hướng đi lên của Xí nghiệp thông qua việc thực hiện tốt các chỉ tiêu đặt ra Cụ thể: Trong năm 2005, Xí

50 nghiệp đã sản xuất được tổng số 186.775,32 tấn than nguyên khai, vượt 55.588,97 tấn so với năm 2004 và vượt 6.775 tấn so với kế hoạch Tiêu thụ được 193.724,95 tấn, doanh thu tiêu thụ than đạt 47.055.710.000 đồng, lợi nhuận thuần đạt 55.659.296 đồng Công tác tài chính luôn được Xí nghiệp quan tâm và quản lý chặt chẽ, tất cả các khoản chi tiêu đều có kế hoạch và có giải trình cặn kẽ, hợp lý.

Tình hình tài chính của Xí nghiệp khá khả quan.Tuy nhiên, Xí nghiệp còn để các đơn vị, cá nhân khác chiếm dụng khá nhiều vốn, đồng thời Xí nghiệp cũng phải đi chiếm dụng vốn để đáp ứng cho nhu cầu về vốn của mình.

Mặc dù kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong năm qua tương đối tốt Song vẫn còn một số nhược điểm và hạn chế như:

- Năng lực sản xuất của các khâu không cân đối, chưa tận dụng triệt để năng lực sản xuất ở trong Xí nghiệp.

- Kế hoạch sản xuất của các mặt hàng và kế hoạch tiêu thụ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm thị trường để tiêu thụ.

Cùng với việc thực hiện tốt công tác quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động, để góp phần nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm tăng hiệu quả sản xuất, trong năm qua Xí nghiệp than Thành Công đã có kế hoạch đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu, từng bước trang bị thêm máy móc phục vụ sản xuất Chính vì thế, trong năm 2005, năng suất lao động của công nhân được nâng cao cả về mặt hiện vật và giá trị Trong những năm tới, Xí nghiệp tiếp tục đưa vào áp dụng các công nghệ sản xuất mới, thực hiện cơ giới hoá sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, tiến tới mở rộng thị trường than tiêu thụ cho Xí nghiệp cả ở trong và ngoài nước Đây là mảng thị trường lớn, nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp đề ra là: sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.

Vì vậy, Xí nghiệp muốn có chiến lược, sách lược để khai thác ngày càng nhiều hơn mảng thị trường này, cần phải chú trong đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và tận dụng tối đa năng lực sản xuất của các thiết bị, máy móc mà Xí nghiệp đã đầu tư, tiếp tục cơ giới hoá trong sản xuất nâng cao năng suất lao động Để đạt được các mục tiêu đề ra trong các năm tới như : Mở rộng sản xuất, tăng doanh thu, Xí nghiệp than Thành Công cần tập trung chỉ đạo sản xuất kinh doanh đúng hướng, tận dụng năng lượng sản xuất, năng lực lao động của từng đơn vị trong Xí nghiệp Chú trọng hơn nữa đến khâu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của

Xí nghiệp, và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH

Phương hướng

Lượng nguyên vật liệu mà Xí nghiệp sử dụng tương đối lớn và ngày càng gia tăng, theo quy mô phát triển sản xuất chi phí này chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành.

Phấn đấu để sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật liệu, nhiên liệu, là một yếu tố cần làm thường xuyên của xí nghiệp Đồng thời phải sử dụng hợp lý tiết kiệm trên cơ sở định mức và kinh tế kỹ thuật cho phép.

Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu là một biện pháp giảm giá thành nâng cao hiệu quả kinh doanh Đồng thời với một số lượng nhiên vật liệu nhất định nó lợi thế về giảm nhu cầu, về vốn dự trữ, giảm chi phí và có ảnh hưởng tài chính của xí nghiệp. Để thực hiện phương hướng, Xí nghiệp cần đẩy mạnh hợp lý hoá sản xuất cải tiến kỹ thuật, phát huy sáng kiến nâng cao trình độ chuyên môn hoá,xây dựng hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu một cách thực tế và chính xác, thường xuyên bổ xung theo dõi, bảo quản tốt dây truyền máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, áp dụng chế độ thưởng phạt nghiêm, trong việc sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất Có biện pháp quản lý chặt chẽ khâu mua hàng và cấp phát cho các phân xưởng Lựa chọn công nghệ phù hợp để tận dụng lớp than ở nóc, thu hồi lớp giữa khi khai thác vỉa dầy có phân lớp.

Cần thay thế những máy móc lạc hậu, cũ bằng máy móc hiện đại để đạt hiệu quả cao.

Sửa chữa đường xá đi lại nhằm tăng tiến độ vận chuyển và giảm thiệt hại cho phương tiện, giảm chi phí nhiên liệu.

Giảm hệ số tổn thất tài nguyên là một biện pháp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh rất lớn Nếu giảm tổn thất tài nguyên tức là tăng sản lượng khai thác than nguyên khai mà không phải bốc xúc thêm đất đá, không phải đào thêm lò xây dựng cơ bản, lò chuẩn bị sản xuất cho những tấn than tăng thêm đó.

Ngày đăng: 25/07/2023, 16:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 4: Quy trình Công nghệ khai thác than Hầm lò - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp than thành công
Sơ đồ 4 Quy trình Công nghệ khai thác than Hầm lò (Trang 11)
Bảng  2: Tình hình thực hiện  các chỉ tiêu chủ yếu năm 2003-:-2005 - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp than thành công
ng 2: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2003-:-2005 (Trang 13)
Bảng 1: Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn năm 2003 – 2005 và 6 tháng  đầu năm 2006 - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp than thành công
Bảng 1 Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn năm 2003 – 2005 và 6 tháng đầu năm 2006 (Trang 13)
Bảng 3: Chất lượng sản phẩm sản xuất - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp than thành công
Bảng 3 Chất lượng sản phẩm sản xuất (Trang 18)
Bảng 5: Tình hình tiêu thụ theo mặt hàng - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp than thành công
Bảng 5 Tình hình tiêu thụ theo mặt hàng (Trang 20)
Bảng 6: Sức sản xuất tài sản cố định - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp than thành công
Bảng 6 Sức sản xuất tài sản cố định (Trang 23)
Bảng 7: Số lượng và chất lượng lao động của xí nghiệp than Thành Công - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp than thành công
Bảng 7 Số lượng và chất lượng lao động của xí nghiệp than Thành Công (Trang 25)
Bảng 9: Tình hình thực hiện năng suất lao động - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp than thành công
Bảng 9 Tình hình thực hiện năng suất lao động (Trang 30)
Bảng 10: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp than thành công
Bảng 10 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu (Trang 32)
Bảng 12. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp than thành công
Bảng 12. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (Trang 40)
Bảng 14: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp than thành công
Bảng 14 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động (Trang 44)
Bảng 15 . Chi phí sản xuất theo yếu tố - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp than thành công
Bảng 15 Chi phí sản xuất theo yếu tố (Trang 50)
Bảng 17. Hiệu quả sử dụng Vốn chủ sở hữu - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp than thành công
Bảng 17. Hiệu quả sử dụng Vốn chủ sở hữu (Trang 56)
Bảng 18: So sánh thực hiện các biện pháp - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp than thành công
Bảng 18 So sánh thực hiện các biện pháp (Trang 62)
Bảng 20: Tính lợi ích kinh tế của đề xuất - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp than thành công
Bảng 20 Tính lợi ích kinh tế của đề xuất (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w