LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM
Rủi ro( risk) là một sự không chắc chắn (uncertainty) hay một tình trạng bất ổn Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác xuất xảy ra mới đựơc xem là rủi ro Những tình trạng không chắc nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xác xuất xảy ra đựoc xem là bất trắc chứ không phải là rủi ro.
Có nhiều cách phân loại rủi ro, tuy nhiên trong phạm vi hoạt động của các NHTM Việt Nam, có thể tổng hợp thành 1 số loại rủi ro cơ bản sau:
- Rủi ro tín dụng(credit risk): là loại rủi ro phát sinh do khách nợ không còn khả năng chi trả Trong hoạt động ngân hàng, RRTD xảy ra khi
KH mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó Loại rủi ro này có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan hoặc xuất phát cả từ hai phía khách hàng và NH Đối với hoạt động NH thì loại rủi ro này chiếm tỷ trọng lớn nhất và là loại rủi ro quan trọng nhất vì nếu có sự vỡ nợ hàng loạt xảy ra thì không chỉ riêng một NH nào đó mà cả hệ thống NH sẽ bị sụp đổ.
- Rủi ro thị trường (market risk): là sự không chắc chắn và những tiềm ẩn trong các khoản lỗ liên quan đến các biến động trong lãi suất, tỷ giá hoặc giá hàng hoá,… trong đó quan trọng nhất là biến động lãi suất và biến động về tỷ giá.
+ Rủi ro lãi suất: là loại RR phát sinh do sự biến động của lãi suất thị trường gây ảnh hưởng bất lợi đến dòng tiền của sản phẩm tài chính nhạy cảm đối với lãi suất như các khoản vay, tiền gửi TCTD, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hoặc các chứng khoán phái sinh có tài sản cơ sở liên quan đến lãi suất (interest-rate derivatives) Trong rủi ro lãi suất thì có thể phân chia thành:
♦ Rủi ro tái định giá ( Repricing risk): Ngân hàng thường huy động tiền gửi ngắn hạn và cho vay dài hạn, và do đó sự không đối xứng này là một rủi ro quan trọng cần được quản lý cẩn thận.
♦ Rủi ro do thay đổi đường suất sinh lợi (yield curve risk): đường cong này thường hướng lên và thể hiện lãi suất dài hạn cao hơn ngắn hạn Đường cong này có thể dịch chuyển song song, nghĩa là lãi suất dài và ngắn hạn có thể cùng tăng hoặc cùng giảm Nếu có sự thay đổi về độ dốc của đường cong này hay nói khác đi là nếu có những biến đổi bất thường giữa lãi suất ngắn và dài hạn thì hoạt động NH sẽ bị ảnh hưởng.
♦ Rủi ro cơ bản: xuất phát từ sự tương quan không hoàn hảo giữa những thay đổi lãi suất trong các lĩnh vực thị trường khác nhau Ví dụ, một
NH cho KH A vay thời hạn một năm với lãi suất được xác định lại hàng tháng dựa theo lãi suất của trái phiếu kho bạc thời hạn 1 tháng Khoản vay này lại được tài trợ bởi khoản tiền gửi có cùng thời hạn và lãi suất cũng xác định lại mỗi tháng nhưng lại theo Libor 1 tháng Khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi của NH tăng theo Ngược lại, nếu NH cho vay theo mức lãi suất thả nổi khi lãi suất thị trường xuống thấp khiến thu nhập lãi vay của NH giảm. Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi NH huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, hoặc đầu tư tài chính khá lớn và theo lãi suất thị trường.
♦ Rủi ro lãi suất do quyền chọn: Quyền chọn có thể được gắn kết vào các tài sản, nợ của NH, hay các công cụ tài chính ngoài bảng cân đối tài sản Những quyền chọn này có thể là những quyền chọn độc lập được giao dịch trên các thị trường phi tập trung nhưng cũng có thể được gắn kết vào các công cụ khác Ví dụ:
◦ Trái phiếu/ thương phiếu có thể mua lại hay bán lại ◦ Các khoản vay cho phép người đi vay có thể trả trước thời hạn ◦ Đặc tính có thể trả trước thời hạn của các chứng khoán được thế chấp bằng bất động sản
◦ Các công cụ tiền gửi không kỳ hạn trao quyền rút vốn bất cứ khi nào cho người gửi
* Nguyên tắc chung xử lý rủi ro lãi suất là: làm cho lãi suất đầu vào và đầu ra không còn lệ thuộc vào lãi suất thị trường, hay nói cách khác đi là khi NH có lãi suất thu về theo lãi suất thả nổi thì NH phải tìm kiếm và hoán đổi với lãi suất chi ra theo lãi suất thả nổi và ngược lại.
+ Rủi ro tỷ giá: là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai RR tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của NH, nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu (in flows) phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi ngân lưu chi (out flows) phát sinh bằng một loại đồng tiền khác đều chứa nguy cơ rủi ro tỷ giá.
*Nguyên tắc xử lý RR tỷ giá là : làm cho ngân lưu vào và ngân lưu chi ra phát sinh cùng một loại đồng tiền hoặc làm cho giá trị khoản phải thu hay phải trả không còn lệ thuộc vào tỷ giá trên thị trường Nếu không thể sử dụng nguyên tắc này để loại bỏ rủi ro tỷ giá thì có thể giảm thiểu rủi ro tỷ giá bằng cách kết hợp song song hai loại hoạt động có tương quan trái chiều nhau.
- Các loại rủi ro khác:
Quản trị rủi ro tại NHTM
1.1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro
Quản trị NH là quá trình tác động liên tục có hướng đích, có tổ chức của chủ thể quản trị lên các đối tượng bị quản trị và các khách thể kinh doanh sử dụng tốt nhất mọi tiềm năng, cơ hội, để đạt dược các mục tiêu đã đề ra trong môi trường kinh doanh đầy biến động.
Quản trị RR là một bộ phận của quản trị NH, quản trị RR là xác định mức độ RR mà một NH mong muốn, nhận diện được mức độ RR hiện nay của NH đang gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc công cụ tài chính để điều chỉnh mức độ RR thực sự của theo mức rủi ro mà mình mong muốn
Quản trị RRHĐ là quá trình TCTD tiến hành các hoạt động tác động đến rủi ro hoạt động bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng các hệ thống chính sách, phương pháp quản lý RRHĐ để thực hiện quá trình quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý giám sát, và kiểm tra kiểm soát RRHĐ nhằm đảm bảo hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra Quản trị RRHĐ hiệu quả nghĩa là rủi ro xảy ra trong mức độ dự đoán trước và NHTM có thể kiểm soát được
1.1.2.2 Mục tiêu và các nguyên tắc trong quản trị rủi ro NH
* Mục tiêu: áp dụng quy trình quản lý rủi ro nhằm giảm tối thiểu khả năng rủi ro trong khi đó tăng tối đa những cơ hội tiềm năng Mục tiêu cụ thể đối với quản lý rủi ro hoạt động:
- Hạn chế, giảm thiểu các chi phí, tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt động tác nghiệp.
- Giảm vốn dành cho rủi ro hoạt động, tăng thêm nguồn vốn đưa vào hoạt động kinh doanh.
- Bảo vệ uy tín của NH, đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.
- Nguyên tắc chấp nhận rủi ro;
- Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép;
- Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt;
- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập;
- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính;
- Nguyên tắc hiệu quả kinh tế;
- Nguyên tắc hợp lý về thời gian;
- Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của Ngân hàng;
- Nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép.
1.1.2.3 Quy trình quản lý rủi ro
Một cơ chế kiểm soát rủi ro về cơ bản có những bước 5 sau:
- Lập kế họach quản lý rủi ro : quyết định tiếp cận và họach định những công việc quản lý rủi ro như thế nào
- Nhận diện rủi ro: xác định yếu tố rủi ro nào ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và tài liệu về những đặc điểm của chúng Một số công cụ và kỹ thuật nhận biết rủi ro thường được sử dụng là :
+ Phát huy trí tuệ dân chủ (Brainstorming).
+ Phân tích mạnh yếu thời cơ- Nguy cơ( SWOT= Strong-Weak- Opportunity- Threats)
- Phân tích rủi ro: Phân tích rủi ro là việc tìm thấy trước, xem xét những kết quả và khả năng xuất hiện rủi ro trong những tình huống, trợ giúp cho quá trình ra quyết định đầu tư Quá trình phân tích bao gồm phân tích tính chất (định tính) và phân tích mức độ (định lượng) rủi ro nhằm xem xét về đặc điểm, sắp xếp thứ tự rủi ro ưu tiên, xem xét những ảnh hưởng của chúng tới mục tiêu của NH, khả năng có thể xảy ra và hậu quả của những rủi ro Hiện nay trên thực tế có 3 phương pháp định lượng cơ bản sau:
+ Phương pháp thống kê: Bản chất của phương pháp này là dựa trên việc tính toán xác suất xảy ra thiệt hại đối với những nghiệp vụ được nghiên cứu
+ Phương pháp kinh nghiệm: Phương pháp này được hình thành trên kinh nghiệm của các chuyên gia Và để chính xác hơn các nhà quản trị Ngân hàng có thể kết hợp phương pháp thống kê và phương pháp kinh nghiệm với nhau
+ Phương pháp tính toán - phân tích: Phương pháp này dựa trên việc xây dựng đường cong xác suất thiệt hại và đánh giá rủi ro Ngân hàng dựa trên động thái biên thiên của đồ thị toán ứng dụng bằng phương pháp ngoại suy
Phân tích rủi ro là một bước rất quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro Chỉ khi có kết quả của phân tích rủi ro thì mới có thể tìm ra các biện pháp quản lý chúng
- Lập kế hoạch đối phó rủi ro: sau khi nhận biết được mức độ rủi ro thực hiện kế hoạch đối phó như thế nào? Lập kế hoạch đối phó rủi ro là thực hiện những bước đề cao những cơ hội và cắt giảm bớt những mối đe doạ đáp ứng những mục tiêu kinh doanh mà NH đề ra Ta có bốn chiến lược chính:
+ Tránh rủi ro (risk avoidance): loại trừ một cách rõ ràng mối đe dọa hay rủi ro, thường loại trừ nguyên nhân Điều này nghe có vẻ như hợp lý nhưng không thực tế đối với các NH vì NH chủ yếu dựa vào việc kinh doanh rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận
+ Chấp nhận rủi ro (risk acceptance): chấp nhận kết quả nếu rủi ro xảy ra Trong nhiều trường hợp NH chấp nhận các loại rủi ro nào đó ở một mức chấp nhận được mà không thực hiện hành động cụ thể nào để giảm hoặc chuyển rủi ro vì đôi khi những biện pháp này rất tốn kém.
+ Thuyên chuyển rủi ro (risk tranfer): luân phiên hậu quả rủi ro và giao trách nhiệm quản lý cho bên thứ ba Việc chuyển rủi ro đến một đối tác thứ ba có thể được thực hiện thông qua các hợp đồng bảo hiểm hoặc các biện pháp ngăn ngừa (hedging) nhờ vào các công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng tương lai, quyền chọn, hoán đổi,
+ Giảm nhẹ rủi ro (risk mitigation): việc giảm bớt ảnh hưởng một sự kiện rủi ro bằng việc cắt giảm những gì có thể khi sự cố xảy ra Ví dụ NH có thể cho vay và yêu cầu bên vay có tài sản thế chấp nhằm hạn chế rủi ro.
- Giám sát và kiểm soát rủi ro:
+ Giám sát rủi ro đã phát hiện, nhận biết rủi ro mới, cắt giảm rủi ro, và đánh giá hiệu quả của việc cắt giảm rủi ro
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng thương mại
1.2.1 Sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro hoạt động.
1.2.1.1 Về phía các Ngân hàng thương mại.
Kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay, các nguy cơ rủi ro lớn dần, biến tướng nên rất khó lường một trong số đó là RRHĐ Các NHTM Việt Nam và trên thế giới đã gánh chịu những tổn thất không nhỏ do RRHĐ gây ra
Tuỳ từng trường hợp rủi ro cụ thể mà ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ khác nhau, RRHĐ có thể mang lại những tổn thất rất lớn cho NHTM như: các trách nhiệm pháp lý gây ra cho NHTM, tài sản hoặc uy tín của NHTM bị tổn thất hay mất mát do phải trích một phần từ quỹ dự phòng rủi ro để khắc phục thiệt hại, giảm uy tín ngân hàng, tạo ra tâm lý hoang mang, mất lòng tin ở một bộ phận lớn khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân, có thể gây nên làn sóng rút tiền ồ ạt từ ngân hàng tạo ra rủi ro thanh khoản làm giảm vốn kinh doanh hay mất vốn do những đối tác của ngân hàng bắt đầu thay đổi chính sách hợp tác, cũng như rút vốn đầu tư (đối với ngân hàng liên doanh), hệ quả trực tiếp là làm giảm lợi nhuận, nếu là ngân hàng cổ phần lớn thì giá cổ phiếu giảm mạnh có thể làm ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Mặt khác, còn gây ra tâm lý lo sợ, không tìm được người giỏi làm việc ở bộ phận liên quan, gây bất ổn, nghi kỵ trong nội bộ nhân viên ngân hàng dẫn đến tình trạng mất đoàn kết nội bộ tạo ra những hệ lụy không đáng có mà không một nhà quản trị nào mong muốn Một vụ rủi ro hoạt động lớn xảy ra có thể “đánh sập” uy tín mà NH tạo dựng trong suốt nhiều năm và kết quả là NH phải ruyên bố phá sản Như vậy, quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRHĐ nói riêng cần được tiến hành tốt tạo điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM
1.2.1.2 Ảnh hưởng cho nền kinh tế.
Hệ thống NH được ví như mach máu của nền kinh tế, với vai trò thúc đẩy quá trình sản xuất là kênh dẫn vốn từ nợi thừa vốn tới nơi thiếu vốn đảm bảo quá trình luân chuyển tiền tệ một cách có hiệu quả nhất Với đặc điểm là một tổ chức kinh doanh đặc thù, hệ thống NH chịu tác động của rủi ro hệ thống RRHĐ xảy ra ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến ngân hàng bị rủi ro, còn tác động dây chuyền trong hệ thống các NHTM Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời thì hậu quả sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế của quốc gia, trong khu vực và trên thế giới.
Nếu tình trạng RRHĐ không được quản trị một cách có hiệu quả và sự cố thường xuyên xảy ra thì uy tín của NH hay là giá trị niềm tin của KH đối với NH sẽ dần mất đi, KH sẽ không tìm đến NH là một nơi an toàn để cất trữ tiền cũng như sử dụng các dịch vụ tiện ích khác.Như vậy đồng vốn nhàn rỗi sẽ không được tận dụng tối đa và sử dụng đầu tư tái đầu tư một cach có hiệu quả cho nền kinh tế Đồng thời Nhà Nước sẽ khó khăn khi thực hiện các chính sách điều hành vĩ mô khi hệ thống NH gặp khó khăn.
RRHĐ xảy ra trong lĩnh vực thanh toán sẽ làm chậm tiến độ kinh doanh hoặc bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của KH Quy trình thủ tục rườm rà hay việc tư vấn tồi của NH gây ra nhiều phiền hà trong việc sử dụng các dịch vụ. Rủi ro liên quan tới công nghệ làm thiệt hại về thời gian nghiêm trọng hơn là tính mạng của KH, số liệu NH cung cấp không chuẩn xác làm các nhân viên kế toán đau đầu trong số liệu các báo cáo Quyền lợi của KH không được đảm bảo khi nhân viên NH tính toán sai sót( hoặc cố tình gian lận) trong việc hạch toán lãi, chuyển nhầm tiền trong tài khoản…
1.2.2 Tổ chức quản lý rủi ro hoạt động.
Thực tế cho thấy, các ngân hàng áp dụng nhiều mô hình tổ chức QLRR khác nhau, điều này phản ánh các đặc điểm hoạt động, chính sách và chiến lược rủi ro khác nhau, trình độ phát triển khác nhau về các kỹ thuật và phương pháp luận đo lường rủi ro Các mô hình tổ chức đó phản ánh sự phát triển của các cơ cấu tổ chức kinh doanh để phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính Rõ ràng là không có một mô hình tổ chức duy nhất nào có thể phù hợp đối với tất cả các tổ chức tài chính Việc đưa quản trị RRHĐ vào hệ thống quản trị RR của NHTM cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế, các quy tắc chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh NH do Ủy ban Basel đưa ra đồng thời các NHTM cũng phải suy xét lựa chọn sao cho việc vận hành cấu trúc quản trị RRHĐ phù hợp với điều kiện của NH mình nhằm đem lại một hiệu quả tốt nhất.Việc tổ chức quản lý rủi ro hoạt động của các NHTM thường được xây dựng trên cơ sở tôn trọng các yếu tố sau:
+ Có sự phân tách trách nhiệm giữa bộ phận quản lý (Hội đồng điều hành), bộ phận kiểm soát rủi ro(Phòng quản lý rủi ro) và các đơn vị chịu rủi ro Bộ phận kiểm soát rủi ro cũng có trách nhiệm chính là áp dụng các biện pháp kiểm soát trước để theo dõi và hạn chế rủi ro phát sinh trong các giới hạn đã xác định.(Xem bảng 1)
Bảng 1: Bảng phân tách trách nhiệm giữa các bộ phận quản lý
Họat động vĩ mô Nội dung chính Chức năng
Chính sách rủi ro Các nguyên tắc và hướng dẫn rủi ro Ban/ Hội đồng điều
Quản lý và kiểm hành soát rủi ro hoạt động
- Xây dựng và duy trì khuôn khổ chính sách quản lý rủi ro.
- Xây dựng và thực hiện chính sách và chiến lược QLRR.
- Quản lý quá trình phân bổ vốn (đặt ra các giới hạn).
- Đo lường, báo cáo và theo dõi rủi ro.
Các bộ phận QLRRHĐ Đơn vị chịu rủi ro Đánh giá và quyết định chấp nhận rủi ro Các đơn vị kinh doanh
Nguồn: www.fetp.edu.vn
+ Bộ phận QLRRHĐ thực hiện các hoạt động kiểm soát rủi ro - phát hiện, đo lường và theo dõi - cũng như các hoạt động QLRRHĐ bằng cách thúc đẩy thực hiện các chính sách QLRRHĐ, quản lý phân bổ vốn theo rủi ro cho các đơn vị kinh doanh.
+ Các ngân hàng đang hướng đến việc áp dụng một khuôn khổ QLRR tích hợp mà trong đó, bộ phận QLRR ở cả cấp hội sở chính và cấp chi nhánh, bao quát tất cả các loại rủi ro - thị trường, tín dụng và hoạt động Các
NH này thành lập một nhóm các Hội đồng QLRR bao gồm cả RRHĐ với Ủy Ban Quản lý rủi ro
Rủi ro Tín dụngRủi rothị trường Quản lý tài sản- nợ Rủi ro hoạt động Khối kinh doanh 1 Khối kinh doanh 2
…… nhiệm vụ đưa ra các quyết định về chính sách rủi ro và các chỉ dẫn về các loại rủi ro khác nhau.
Sơ đồ 1: Mô hình cơ bản cấu trúc quản trị rủi ro hoạt động.
+ Việc tổ chức kiểm soát rủi ro hoạt động được xây dựng trên mô hình kiểm soát rủi ro phi tập trung.
+ Hầu hết các NHTM đang tiến đến xây dựng một mô hình QLRRHĐ đạt được các nguyên tắc căn bản sau: Một là, thiết lập một cơ cấu hội đồng quản lý RRHĐ để quản lý và kiểm soát rủi ro phát sinh từ các hoạt động của toàn hệ thống, được hỗ trợ bởi một bộ phận quản lý và kiểm soát rủi ro độc lập ở cấp trung ương; hai là, bộ phận quản lý và kiểm soát rủi ro ở cấp trung ương tập trung vào những vấn đề chiến lược trong khi, các bộ phận QLRR ở chi nhánh tập trung vào các vấn đề chiến thuật; ba là, bộ phận quản lý và
Ban Kiểm Soát/HĐQT kiểm soát rủi ro ở cấp tập đoàn hoạt động độc lập với các đơn vị kinh doanh (người chấp nhận rủi ro) và quản lý tất cả các loại rủi ro ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng đó Việc xây dựng mô hình quản lý RRHĐ này là nhằm: Tuân thủ với quy định của các cơ quan giám sát ngân hàng; áp dụng các thông lệ tốt nhất của các ngân hàng quốc tế; đáp ứng các tiêu chuẩn về tính hiệu quả.
Bảng 2:Chức năng các đơn vị QLRR hoạt động tại cấp tập đoàn và chi nhánh Đơn vị quản lý rủi ro cấp tập đoàn Đơn vị quản lý rủi ro cấp chi nhánh
Nhiệm vụ QLRR hoạt động mang tính chiến lược.
QLRR mang tính chiến thuật
- Thiết lập các chính sách và quy trình QLRR
- Các phương pháp luận và khuôn khổ QLRR hoạt động
- Báo cáo theo dõi và giám sát rủi ro hoạt động.
- Tích hợp rủi ro hoạt đọng của cả tập đoàn.
- Thực hiện các chính sách và quy trình QLRR hoạt động.
- Kiểm định phương pháp luận
- Kiểm định mô hình QLRR hoạt động mà các đơn vị kinh doanh đang sử dụng
- Đo lường báo cáo và theo dõi RRHĐ
- Đề xuất điều chỉnh giới hạn rủi ro.
Nguồn: www.fetp.edu.vn
1.2.3 Quy trình quản lý rủi ro hoạt động.
1.2.3.1 Nhận biết nguyên nhân dẫn đến rủi ro hoạt động.
Rủi ro hoạt động (RRHĐ) luôn hiện hữu hầu như trong tất cả các giao dịch và hoạt động của NHTM, qua tổng hợp và phân tích các chuyên gia nhận định rằng có bốn nguyên nhân chính có thể gây ra RRHĐ như sau:
- Yếu tố con người : Trong quá trình thao tác nghiệp vụ, họ vô tình để phát sinh rủi ro hoặc do trình độ chuyên môn còn yếu kém, không ý thức được mức độ rủi ro của công việc hoặc xuất phát từ nhu cầu trục lợi của một vài cá nhân đã cố ý làm trái qui định của pháp luật …dẫn tới RRHĐ Đây là yếu tố gây ra rủi ro hoạt động nhiều nhất và khó quản trị nhất trong hoạt động
NH Các rủi ro thường gặp:
+ Thực hiện các nghiệp vụ, nhiệm vụ không được uỷ quyền hoặc phê duyệt vượt quá thẩm quyền cho phép.
+ Không tuân thủ theo quy định, quy trình nghiệp vụ của NH, NHNN và các văn bản pháp luật hiện hành.
+ Không tuân thủ các quy định /quy trình của hệ thống hỗ trợ, hệ thống INCAS, không hỗ trợ kịp thời hoặc hỗ trợ không hiệu quả, có hành động gây khó khăn cho bộ phận nghiệp vụ.
Nguyên tắc quản trị ruỉ ro hoạt động trong Basel II
1.3.1 Ba trụ cột của Basel 2.
Năm 1974 nhóm 10 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới đã nhóm họp và thành lập Uỷ Ban Basel về giám sát hoạt động Ngân hàng tại thành phố Basel Thuỵ Sỹ Nhóm này đã đưa ra 25 nguyên tắc giám sát an toàn hoạt động Ngân hàng, hàng loạt báo cáo nghiên cứu phân tích rủi ro, các chương trình tư vấn giám sát rủi ro Đến 1988, Ủy Ban đã cho ra đời khung Pháp lý chung về “Hiệp ước vốn Basel 1”, có hiệu lực thi hành trong khối từ 1992. Qua thời gian, Basel 1 đã bộc lộ rất nhiều yếu điểm Việc áp dụng Basel 1 chưa thể giúp các nước ngăn chặn khủng hoảng tài chính tiền tệ, mà cụ thể là nước Mỹ đã trải qua hàng loạt thất bại trong lĩnh vực quản lý NH vào những năm 1980s, và các NH lớn tại Nhật đã phải chịu đựng nhiều khó khăn trong những năm 1990s.
Năm 2004 phiên bản khung Pháp lý Hiệp ước vốn Basel 2 ra đời và đã có hiệu lực áp dụng từ 31/12/2006 Theo đó, nội dung chính của Basel 2 là phát triển và khắc phục những khuyết tật của Basel 1, Basel 2 đã đưa ra một loạt các chuẩn mực và lựa chọn, đưa ra quyền tự quyết rất lớn trong hoạt động giám sát NH Nội dung chính của Basel 2 dựa trên 3 cột trụ chính: Basel II đã buộc các ngân hàng quốc tế phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc cơ bản: (i)Yêu cầu vốn tối thiểu,(ii) Giám sát và (iii) Tuân thủ kỷ luật thị trường để nâng cao tính ổn định của hệ thống tài chính.
Trụ cột(i) liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc Lượng vốn duy trì được tính toán theo ba yếu tố rủi ro chính mà NH phải đối mặt: Rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành và rủi ro thị trường Những loại rủi ro khác không được coi là 3 loại rủi ro trên có thể lượng hoá hoàn toàn ở bước này Có thể sử dụng các phương pháp sau để xác định mức vốn cần duy trì tại một NHTM:
- Phương pháp dùng chỉ tiêu cơ bản: Một chỉ tiêu áp dụng cho một quy định;
- Phương pháp chuẩn hóa: Nhiều chỉ tiêu áp dụng cho một qui định;
- Phương pháp đo lường nội bộ nâng cao (AMA-Advance
Measurement Approach): Các ngân hàng áp dụng các mô hình nội bộ.
+ Đối với phương pháp chỉ số cơ bản và phương pháp chuẩn hóa.
Theo Basel 2, hai phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với những ngân hàng không phải đối mặt với mức độ rủi ro lớn về hoạt động do nội dung hoạt động hay do phạm vi hoạt động Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp chuẩn hóa, ngân hàng phải có hệ thống quản lý rủi ro hoạt động đáp ứng đầy đủ những yêu cầu tối thiểu qui định tại Basel2.Cả hai phương pháp đều đòi hỏi ngân hàng phải duy trì số lượng vốn tương ứng với một tỉ lệ phần trăm nhất định so với tổng giá trị rủi ro hoạt động xác định được.
Theo phương pháp chỉ số cơ bản, để tính toán lượng vốn tối thiểu cần đảm bảo đối với rủi ro hoạt động, ngân hàng lấy tổng thu nhập bình quân hàng năm trong 3 năm gần nhất nhân với 0,15 (hệ số này do Ủy ban Basle qui định, thể hiện tương quan giữa mức vốn tối thiểu chung của toàn hệ thống với mức chỉ số chung của toàn hệ thống Tổng thu nhập này bằng thu nhập thuần từ tiền lãi cộng với thu nhập thuần không phải từ tiền lãi, là thu nhập trước khi trích lập dự phòng, không bao gồm các khoản lỗ/lãi thu được từ kinh doanh chứng khoán,bảo hiểm và các khoản thu nhập bất thường.
Theo phương pháp chuẩn hóa, các nội dung hoạt động của ngân hàng được chia thành 8 lĩnh vực Theo đó, ngân hàng sẽ tính toán lượng vốn tối thiểu cần đảm bảo cho từng lĩnh vực kinh doanh bằng cách nhân thu nhập thuần từ lĩnh vực kinh doanh đó với các hệ số tương ứng theo qui định của Ủy ban Giám sát ngân hàng thuộc BIS (xem bảng dưới đây) Lượng vốn tối thiểu đối với rủi ro hoạt động của toàn ngân hàng sẽ bằng tổng vốn tối thiểu của từng lĩnh vực kinh doanh.
Tương quan giữa mức vốn cần có với mức thu nhập của từng lĩnh vực kinh doanh.
Bảng 5: Bảng hệ số rủi ro
Lĩnh vực kinh doanh Hệ số (%)
Tài trợ doanh nghiệp 18 Các hoạt động mua bán 18 Hoạt động NH bán lẻ 12
Quản lý tài sản có 12
(Nguồn:Ủy ban Giám sát ngân hàng thuộc BIS)
+ Đối với phương pháp đo lường nâng cao
Theo phương pháp này, mức vốn tối thiểu ngân hàng cần duy trì sẽ tương đương với mức rủi ro mà ngân hàng tính toán được bằng hệ thống đo lường rủi ro hoạt động nội bộ của ngân hàng Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này, một ngân hàng phải đảm bảo các tiêu chuẩn định tính và định lượng do Ủy ban đề ra và phải được cơ quan thanh tra giám sát chấp thuận.Basel 2 cho phép TCTD sử dụng các phương pháp nội bộ để tính toán các yêu cầu về vốn đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, nhưng cũng qui định các TCTD phải công bố thông tin đầy đủ cho các thành viên tham gia thị trường, giúp các thành viên tham gia thị trường hiểu biết về mối quan hệ giữa danh mục rủi ro và vốn của một ngân hàng cũng như sự lành mạnh của nó so với các thành viên tham gia thị trường Công bố thông tin phải phản ánh được tình hình tài chính của ngân hàng, trong đó yêu cầu đầu tiên là đủ vốn và sau đó là các danh mục rủi ro tương ứng nhằm đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro hệ thống, góp phần củng cố sự lành mạnh và an toàn cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính.
Trụ cột(ii) liên quan tới việc hoạch định chính sách NH, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel 1 Trụ cột này cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà NH đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại(residual risk).
Trụ cột(iii) làm gia tăng một cách đáng kể các thông tin mà NH phải công bố để thị trường có một bức tranh hoàn thiện hơn về vị thế rủi ro tổng thể của NH và cho phép các đối tác của NH định giá và tham gia chuyển giao một cách hợp lý.
Các trụ cột của Basel 2 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên việc áp dụng các qui định của Basel 2 về quản lý rủi ro hoạt động cần được tiến hành trong mối liên hệ với những trụ cột khác, nhất là yêu cầu về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, về thanh tra giám sát, tuân thủ nguyên tắc thị trường và công khai tài chính Như vậy, với quá trình phát triển của Uỷ Ban Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro
Trong trụ cột (i) Uỷ ban Basel đã nhấn mạnh về vấn đề RRHĐ và quản trị RRHĐ của các NHTM bên cạnh hai loại rủi ro truyền thống là rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường Basel cũng đưa ra các khung quản trị rủi ro cũng như các nguyên tắc quản trị RRHĐ.
1.3.2 Giới thiệu bốn vấn đề chính bao hàm 10 nguyên tắc vàng trong quản trị RRHĐ của Uỷ ban Basel về giám sát các NH
Vấn đề thứ nhất: Tạo ra môi trường quản trị rủi ro phù hợp, gồm 3 nguyên tắc:
- Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị nên được biết rõ các khía cạnh chính của ngân hàng RRHĐ là loại rủi ro cần được quản lý, đánh giá xem xét định kỳ dựa trên khung quản lý RRHĐ Khung này cần phải cung cấp một định nghĩa tổng thể cho toàn ngân hàng về RRHĐ, cũng như các nguyên tắc, cách xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.
- Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải bảo đảm rằng khung quản trị RRHĐ của ngân hàng là tùy thuộc vào hiệu quả và toàn diện của kiểm toán nội bộ bởi nhân viên thành thạo, được đào tạo và hoạt động độc lập Kiểm toán nội bộ không nên trực tiếp chịu trách nhiệm về quản lý RRHĐ.
- Nguyên tắc 3: Quản lý cấp cao phải có trách nhiệm triển khai thực hiện các khung quản lý RRHĐ được phê duyệt của Hội đồng quản trị Khung phải được triển khai thực hiện nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và tất cả các nhân viên nên hiểu rõ trách nhiệm của mình với việc quản lý RRHĐ Lãnh đạo cấp cao cũng nên chịu trách nhiệm về việc phát triển các chính sách, quy trình và thủ tục để quản lý RRHĐ trong tất cả các sản phẩm, các hoạt động, quy trình và hệ thống ngân hàng.
Vấn đề thứ hai: Quản trị rủi ro: xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát, gồm 4 nguyên tắc:
- Nguyên tắc 4: Các ngân hàng cần xác định và đánh giá RRHĐ trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng Cần phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục thẩm định trước khi giới thiệu sản phẩm mới, thực hiện các hoạt động, quy trình và hệ thống.
Kinh nghiệm thế giới và bài học đối với Việt Nam
1.4.1 Một số ví dụ nổi bật về rủi ro hoạt động:
* Bank of Credit and Commerce International(BCCI): BICC được một người Pakistan gốc Ả-rập thành lập vào năm 1972 Các chi nhánh và công ty con của BCCI có mặt tại trên 70 quốc gia với một cơ cấu sở hữu nắm giữ phức tạp, bao gồm các công ty sở hữu vốn, chủ sở hữu chéo và đại diện sở hữu Tháng 7 năm 1991, cơ quan quản lý nhà nước của 7 quốc gia đã tiến hành kiểm soát đặc biệt và tiếp quản việc quản lý các chi nhánh của BCCI.
- Trong lịch sử của BCCI, phần lớn thời gian không có một cơ quan quản lý nhà nước hay đội kiểm toán nào có đủ thẩm quyền pháp lý kiểm soát BCCI.
- Ngoài các hoạt động ngân hàng hợp pháp, các hoạt động của BCCI và của một vài cán bộ Ngân hàng còn bao gồm cho vay không minh bạch, làm sổ sách giả, kinh doanh gian lận, vi phạm pháp luật về chủ sở hữu ngân hàng và rửa tiền.
- Một số nhân viên cao cấp của ngân hàng và một số đối tác khác đã lợi dụng kẽ hở trong cơ cấu quản lý rủi ro của ngân hàng và giữa các công ty con để trục lợi cho bản thân Điều này đã làm ảnh hưởng khoảng một triệu người gửi tiền nhỏ lẻ trên khắp thế giới và một số tổ chức gửi tiền khác bị hấp dẫn bởi lãi suất huy động khá cao của BCCI, và đây là nguồn vốn huy động chính của ngân hàng Tuy nhiên, người thanh lý phá sản cũng đã thu hồi được 75% số tiền.
* Daiwa Bank (Chi nhánh New York):
- Tháng 7 năm 1995, Giám đốc Chi nhánh New York của Ngân hàngDaiwa đã thừa nhận với Ban điều hành Ngân hàng về việc làm lỗ 1,1 tỷ đô la
Mỹ từ việc kinh doanh Trái phiếu kho bạc của Mỹ Đây là số lỗ lũy kế của khoảng thời gian 11 năm
- Lạm dụng chức vụ Giám đốc bộ phận lưu giữ chứng khoán của mình, các khoản lỗ đã được ông ta che đậy bằng cách bán chứng khoán thuộc sở hữu của ngân hàng và khách hàng
- Các cán bộ điều hành cấp cao của Ngân hàng tiếp tục che giấu vụ việc này cho đến khi có nguồn tin báo cáo lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hai tháng sau đó Kết quả dẫn đến việc Ngân hàng và các cán bộ điều hành của Ngân hàng bị truy tố, và xa hơn nữa, một trong những ngân hàng thương mại lớn của Nhật bị cấm hoạt động tại thị trường Mỹ.
- Quỹ dự trữ của Ngân hàng Daiwa có đủ nguồn để chịu khoản lỗ này nhưng uy tín quốc tế của Ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Việc này còn để lại hậu quả cá nhân lâu dài đối với những cán bộ điều hành cấp cao của Ngân hàng, những người đã bị cổ đông của Ngân hàng kiện về sự lỏng lẻo của hệ thống quản lý rủi ro ở Chi nhánh New York, sự thất bại của hệ thống giám sát từ trụ sở chính và việc cố tình che giấu sự việc.
* Barings (ngân hàng con tại Singapore):
- Barings đã từng là một ngân hàng thương mại lâu đời nhất ở Anh với tổng vốn 900 triệu đô la Mỹ Ngân hàng bị phá sản năm 1995 do bị lỗ 1 tỷ đô la Mỹ từ hành vi kinh doanh trái phép của một cá nhân làm việc tại ngân hàng con của Barings ở Singapore.
- Ở vị trí giám đốc bộ phận kinh doanh các hợp đồng tương lai BaringsFutures ở Singapore, Nick Leeson đã có thể che đậy được việc kinh doanh trái phép của mình trong khoảng thời gian hơn một năm vì anh ta quản lý cả bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ Các giám đốc cấp cao ở Barings phần lớn đều là những người chuyên về lĩnh vực ngân hàng thương mại và không có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ tự doanh
- Ngay cả khi thấy mức lợi nhuận lớn, mà đáng lẽ ra là dấu hiệu cảnh báo cho những người quản lý về rủi ro rất lớn họ đang gánh chịu, họ tiếp tục tin tưởng rằng Leeson vẫn giữ được trạng thái khớp lệnh.
- Leeson đã kinh doanh các hợp đồng phái sinh chỉ số vốn Nikkei 225 trên hai sàn giao dịch chứng khoán với một chiến lược mà thông thường sẽ mang lại lợi nhuận khi thị trường ổn định nhưng lại có thể gây tổn thất rất lớn khi thị trường biến động Một trận động đất ở Nhật đã làm chỉ số Nikkei 225 giảm mạnh, các giao dịch trái phép của Leeson chịu tổn thất khổng lồ và vụ việc từ đó mới vỡ lở.
- Ngân hàng Trung ương Anh từ chối hỗ trợ Barings và Ngân hàng do đó đã bị ING, một ngân hàng của Hà Lan mua lại với giá một bảng.
- Bankers Trust (BT) đã bị bốn khách hàng lớn của mình kiện vì họ cho rằng Ngân hàng đã lừa dối họ về mức độ rủi ro và giá trị của các sản phẩm phái sinh mà họ đã mua của Ngân hàng
- Khách hàng có cảm giác rằng BT đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của họ trong việc đánh giá các sản phẩm phức tạp này Những giao dịch này đã chịu một khoản lỗ lớn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ liên tục tăng lãi suất năm 1994.
- Ba vụ kiện đã được hòa giải ngoài tòa với tổng số tiền đền bù là 93 triệu đô la Mỹ và vụ thứ tư là 78 triệu đô la Mỹ Tuy nhiên, ảnh hưởng kéo dài mãi là uy tín của BT (BT bây giờ là một bộ phận của Deutsche Bank).
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC
Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam
2.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới.
Trong những năm gần đây kinh tế thế giới đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng Những nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao Những sự phát triển mới trong khu vực đặc biệt là cộng đồng kinh tế ASEAN, ASEAN+3/+6, vai trò gia tăng của dịch vụ, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, out-sourcing, off-shouring trong thương mại làm cho các quốc gia trở nên gần gũi và phụ thuộc lẫn nhau hơn Năm 2008, khủng hoảng tài chính từ Mỹ đã nhanh chóng lan rộng và gây ra ảnh hưởng nặng nề trên quy mô toàn cầu Tăng trưởng sụt giảm, thậm chí nhiều nền kinh tế rơi vào suy thoái, hệ thống tài chính rối loạn Các quốc gia và tổ chức như IMF, WB… không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để đối phó cho đến này đã thu được những kết quả khả quan ban đầu Khả năng phục hồi của nền kinh tế đã bắt đầu từ cuối năm 2009.Tuy nhiên kinh tế thế giới còn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do Hậu quả của cuộc suy thoái hiện nay sẽ còn kéo dài trong nhiều năm sắp tới
Trong bối cảnh như vậy, kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động rất lớn do xuất nhập khẩu, vốn đầu tư nước ngoài và kiếu hối suy giảm Các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của hàng ngoại nhập Sự ảnh hưởng này còn tăng thêm do kinh tế Việt Nam tồn tại một số yếu kém nên khó có những thay đổi kịp thời để thích nghi với tình hình mới
2.1.2 Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2009 và những tháng đầu năm 2010.
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn trên con đường phát triển kinh tế của Việt Nam.
Mở ra những cơ hội và thách thức trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Tăng trưởng GDP trung bình trong giai đoạn 2000 - 2007 đạt 7.6% Năm 2007, tăng trưởng GDP là 8.48%, thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,2% đây cũng là mức tăng cao nhất từ sau khủng hoảng tài chính châu Á năm
1997 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới được khơi mào ở Mỹ từ cuối năm
2007 và đã bùng phát trên phạm vi toàn cầu từ giữa năm 2008 nhưng phải đến cuối năm 2008, Việt Nam mới thực sự bị cuốn vào vòng xoáy này Chịu ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế vĩ mô và khủng hoảng tài chính thế giới, tăng trưởng GDP năm 2008 chỉ đạt 6.19%, thất nghiệp tăng lên 4,6% Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với năm 2007 và mục tiêu đã đề ra của Chính phủ.
Năm 2009 là năm khó khăn với kinh tế Việt Nam Trong 2009, chính sách tài khóa và tiền tệ đã phải nới lỏng, các biện pháp kích thích tài chính cũng được chính phủ thực hiện nhằm hỗ trợ tiêu dùng và đầu tư từ các nguồn vốn trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu hệ thống giải pháp điều hành và kích thích kinh tế năm 2009 là đúng hướng và đồng bộ nên đã tạo ra những kết quả đáng ghi nhận Kinh tế Việt Nam năm 2009 tăng trưởng 5,32% và kiểm soát lạm phát ở mức 6,52% Dưới tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế, chúng ta đạt tốc độ tăng trưởng và kiểm soát lạm phát như vậy là đáng ghi nhận, thể hiện tình hình kinh tế xã hội đã có những chuển biến tích cực Trong số những kết quả chủ yếu của năm 2009, đáng chú ý có việc các doanh nghiệp đã vượt qua được thời điểm khó khăn nhất, sản xuất phục hồi và có bước phát triển,lao động được thu hút trở lại, trên 1,5 triệu chỗ làm việc mới được tạo ra.Chính phủ đã đặc biệt coi trọng an sinh xã hội, tổng số chi cho lĩnh vực này ước khoảng 22.470 tỉ đồng, tăng 62% so với năm 2008 Mặc dù phải giảm các khoản thuế, tăng chi cho kích thích tăng trưởng và an sinh xã hội nhưng nhờ sớm ngăn chặn được suy giảm, sản xuất kinh doanh phục hồi và có bước phát triển nên tổng thu ngân sách nhà nước năm 2009 dự kiến đạt khoảng 390.650 tỉ đồng, bằng 100,2% kế hoạch dự toán; bội chi ngân sách được khống chế ở mức 6,9% GDP.
Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP, công nghiệp xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Chính phủ đã đề ra mục tiêu tổng quát cho năm 2010, trong đó mục tiêu này thể hiện một bước chuyển hướng, cụ thể từ “ngăn chặn đà suy giảm” sang “phục hồi tốc độ tăng trưởng” Chính phủ đã đề ra năm nhóm giải pháp lớn cho năm 2010, với giải pháp đầu tiên là “tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh sản xuất, phát triển dịch vụ; khẩn trương xây dựng đề án và thực hiện một bước tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng” Với định hướng phát triển trên thì trong quý I/2010 nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục đà phục hồi của những quý cuối năm 2009 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5,83%, gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng trong quý I/2009 Đáng chú ý là sự phục hồi diễn ra ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6%; thị trường trong nước tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tăng 24,1%, hoạt động du lịch sôi nổi, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước; thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội ước tính tăng 26,23% so với cùng kì năm trước đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước tăng tới 46,38%;
Công tác bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được triển khai tích cực tại các địa phương nhằm ổn định và nâng cao đời sống nhân dân Ban hành chính sách tăng mức hỗ trợ 1,5 lần so với trước cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập đã được coi trọng Các đối tượng cứu trợ xã hội được hưởng chính sách trợ giúp thường xuyên như: hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở, cấp thẻ bảo hiểm miễn phí, thẻ y tế và những hỗ trợ khác. Ở khu vực nông thôn, do thiên tai xảy ra cuối năm 2009 gây thiệt hại nặng về người và tài sản; đồng thời ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư nên trong 3 tháng đầu năm 2010, cả nước có 236,1 nghìn lượt hộ với
934 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói Tình trạng thiếu đói tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên Để giúp đỡ đồng bào khắc phục thiếu đói, từ đầu năm, Chính phủ và chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân trong nước và quốc tế đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 12,5 nghìn tấn lương thực và 4,6 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực lao động, đã tạo việc làm cho 323 500 người, trong đó xuất khẩu lao động là 16.850 người Riêng tháng 3/2010 ước tính tạo việc làm đã tạo khoảng 123.500 người, cao hơn 2 tháng đầu năm, xuất khẩu lao động đạt khoảng 4.876 người…
Biểu đồ 2: Thay đổi CPI, mức cung tiền, tín dụng và lãi suất.
Nguồn: websize Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Bên cạnh những kết quả quan trọng nêu trên, tình hình kinh tế-xã hội trong thời gian này vẫn còn những tồn tại, hạn chế, nếu không tích cực tìm các giải pháp khắc phục có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2010 và các năm tiếp theo như: Hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, trong khi đó áp lực cạnh tranh của nước ngoài trên thị trường quốc tế và cả ở thị trường trong nước ngày càng gay gắn hơn, sản xuất nông nghiệp đang gặp khó khăn do hạn hán, thiếu nước tuới, dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến năng xuất, hiệu quả sản xuắt và đời sống nhân dân, giá cả trong những tháng đầu năm 2010 tăng khá cao so với các năm trước Đặc biệt là các yếu tố do tác động từ phục hồi kinh tế, lạm phát và giá cả thế giới tăng và đặc biệt tăng giá dầu vào trong nước tiếp tục gây áp lực lớn đến mặt bằng và lạm phát trong thời gian tới.Xuất khẩu giảm sút, trong khi nhập khẩu tăng làm cho nhập siêu bị đẩy mạnh cho nhập siêu bị đẩy nên cao, ảnh hưởng đến cân đối ngoại tệ và dự trữ ngọai hối giảm sút Việc huy động vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn tín dụng với lãi xuất co xu hướng tăng khi phải vay với lãi xuất thỏa thuận
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2009 và những tháng đầu năm 2010.
Khủng hoảng kinh tế thời gian qua đã khiến các NH phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức Ngoài sức ép từ thị trường thì những biến động quá nhanh và mạnh của lãi suất các năm vừa qua đã khiến cho hoạt động của các NH luôn ở thế bị động Năm 2008 tính chung cả hệ thống, tổng dư nợ tín dụng chỉ tăng 21%-22% thấp hơn nhiều so với con số tương ứng của năm
2007 là 53,7%; nợ xấu khoảng 43.500 tỉ đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng; vốn tín dụng đầu tư vào khu vực dân doanh tăng khoảng 35-37%, khu vực sản xuất tăng 34-36%, khu vực nông nghiệp và nông thôn tăng 30%, cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác tăng 40-42%; khu vực DN Nhà nước có mức tăng thấp nhất chỉ tăng khoảng 12-14%.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng của bản thân các NHTM cộng với chính sách tài khóa linh hoạt của NHNN đã thu được những kết quả khả quan Kết quả kinh doanh của các NH năm 2009 mang lại những tín hiệu đáng mừng báo hiệu sự phục hồi của nền kinh tế Hàng loạt ngân hàng công bố kết quả kinh doanh năm 2009 khả quan với các chỉ tiêu tài chính đều vượt kế hoạch Trong đó, phần lớn lợi nhuận mà họ đạt được không xuất phát từ kênh tín dụng.
+ Vietcombank đạt mức lợi nhuận trước thuế 3.352 tỷ đồng, tăng
300 tỷ so với năm trước Ngân hàng này được cho là có nguồn thu dịch vụ ổn định, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu BIDV vẫn giữ lại cho mình hơn 2.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế Đặc biệt trong đó, thu dịch vụ ròng đạt tới 1.855 tỷ đồng, cao gấp đôi năm ngoái VietinBank đạt lợi nhuận trước thuế chưa qua kiểm toán vào khoảng 1.600 tỷ đồng Tuy kết quả thấp hơn, nhưng ngân hàng này vẫn tỏ ra rất lạc quan với chỉ số nợ xấu chỉ ở mức 1,1% trên tổng dư nợ Cả ba đại gia ngân hàng quốc doanh nói trên đều có tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trên 16% Riêng BIDV tăng tới 25%
+Trong khối ngân hàng thương mại cổ phần: ACB đạt 2.556 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 56 tỷ đồng so kế hoạch.Techcombank lãi 1.600 tỷ đồng, tăng 125% so với kết quả năm 2007 và vượt 26,9% so kế hoạch Theo công bố của LienVietBank, 100% các Chi nhánh của LienVietBank kinh doanh có lãi, đưa tổng lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này đạt 540 tỷ đồng, vượt 16% so với kế hoạch đề ra Tính đến 31/12/2009, LienVietBank có tổng tài sản 17.823 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 5.951 tỷ đồng Cũng trong tháng 11/2009, LienVietBank đã tăng vốn điều lệ từ 3.300 tỷ đồng lên 3.650 tỷ đồng Ban lãnh đạo LienVietBank kỳ vọng sang năm 2010 tổng tài sản sẽ tăng trên 200% so với năm 2009 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank (EIB) Trong quý IV/2009, EIB đạt 162,5 tỷ đồng LNST, cả năm đạt 1.144,4 tỷ đồng tăng 60,9% so với cùng kỳ năm 2008 Tính đến 31/12/2009, tổng tài sản của EIB đạt 66.029 tỷ đồng tăng 36,8% so với năm
2008 Huy động tiền từ khách hàng đạt 38.766 tỷ đồng tăng 25,5% so với năm
Thực trạng rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam
2.2.1 Rủi ro quy trình nội bộ.
Trên thực tế, loại rủi ro này xảy ra cho các NHTM Việt Nam là do quy trình nội bộ có nhiều điểm bất cập, chưa hoàn chỉnh, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thiệt hại cho NH.
Một số cán bộ quản lý và nhân viên cả tin dễ dãi không thực hiện đúng quy trình công tác theo quy định của NH nên bị đồng nghiệp lợi dụng để hoạt động phạm tội Việc kiểm soát thiếu chặt chẽ nơi lỏng sự quản lý dẫn đến sai sot trong công việc của người quản lý theo dõi Trên thực tế đã có không ít trường hợp tài sản bảo đảm lưu tại kho không quản lý sát sao dẫn đến sơ hở để cán bộ có thể tráo đổi tài sản gây thiệt hại NH Như vụ án của Phạm Chí Vinh, nguyên cán bộ Ngân hàng cổ phần Techcombank, đã lợi dụng kẽ hở trong khâu kiểm soát hồ sơ tài sản thế chấp với thủ đoạn tráo đổi, rút ruột các bao bì đựng các giấy tờ có giá của khách hàng, sau đó Vinh đã đưa giấy lộn cho vào phong bì niêm phong rồi chuyển cho kho quỹ quản lý Với thủ đoạn này Vinh đã biển thủ 1,28 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và 8.000 USD Số tiền ấy được anh ta đầu tư chứng khoán và thua lỗ…; Hay như Nguyễn Thanh Hà,cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánhTam Trinh đã làm giả chứng từ của 51 khách hàng và 59 món tiền gửi tiết kiệm, không nhập kho quỹ và không hạch toán vào hệ thống của ngân hàng để chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng…
Các đối tượng phạm tội trong các ngân hàng thường tự kê khai trên giấy gửi tiền và ghi vào sổ tiết kiệm đúng số tiền mà khách hàng gửi tiền tiết kiệm, ký tên, đóng dấu giao cho khách hàng giữ Tiếp đó hủy giấy gửi tiền mà khách hàng kê khai và làm giả giấy gửi tiền khác với số tiền ghi ít hơn số tiền gửi thực của khách hàng và lúc đó mới hạch toán vào hệ thống chứng từ của ngân hàng, chiếm đoạt số tiền chênh lệch ngoài sổ sách Với những khách hàng gửi góp theo tháng, khi khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm lần đầu, đối tượng thường hạch toán đầy đủ vào hệ thống chứng từ nhưng lần sau thì đối tượng không hạch toán số tiền gửi của khách hàng vào hệ thống chứng từ nữa mà chiếm đoạt luôn số tiền đó Cũng có trường hợp đối tượng làm giả giấy rút tiền, mạo tên khách hàng gửi tiền tiết kiệm để rút một phần tiền từ ngân hàng. Chúng cũng có thể hủy giấy gửi tiền của khách và làm giả giấy gửi tiền mạo tên người khác và ghi số tiền gửi ít hơn, tạo ra số tiền chênh lệch Với những trường hợp rút tiền mặt bằng séc, đối tượng có thể sửa chữa, thêm số vào trước số tiền rút để chiếm đoạt…Nguyên nhân của tình trạng này là sự thiếu chặt chẽ trong một số khâu hoạt động nghiệp vụ của NH, đặc biệt là khâu giao dịch khiến nhân viên giao dịch có thể lợi dụng Đối với khách hàng gửi tiền, một số người thiếu cẩn trọng hoặc quá cả tin nên đã không kiểm tra chữ ký, không thực hiện đúng các quy định về giao dịch tiền tệ khi gửi hoặc rút tiền, sử dụng séc, không kiểm tra tài khoản thường xuyên… đã bị một số đối tượng xấu lợi dụng.
2.2.2 Rủi ro do con người.
Các tổn thất đến từ chính nhân viên NH là không nhỏ, các sự kiện dẫn tới tổn thất có thể là vô tình hay cố ý làm làm trái các quy trình, quy định, lợi dụng các kẽ hở trong quá trình tác nghiệp để gian lận biển thủ tiền trục lợi tiền cá nhân
Sự tha hóa về mặt đạo đức của các nhân viên NH đang làm mất đi niềm tin của KH, một điều quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ Các vụ án tiêu biểu như: Lê Hoài Phương, nguyên là trưởng phòng giao dịch Đông Ngạc của Ngân hàng BIDV, chi nhánh Cầu Giấy đã lợi dụng chức vụ và lòng tin của nhân viên để lấy mật khẩu truy cập và mã giao dịch để vào chương trình quản lý tiền của NH chiếm đoạt tài sản trong thời gian hơn 6 tháng với số tiền lên đến hơn 27 tỷ đồng Vụ Hoàng Văn Luận, cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Gia Lâm với thủ đoạn lập chứng từ giả đã chiếm đoạt 11 tỷ đồng của ngân hàng để cá độ bóng đá; Vụ tham ô tài sản xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Long Biên với 5 đối tượng bị khởi tố đều là những người đứng đầu chi nhánh như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng hành chính nhân sự, trưởng phòng dịch vụ marketing, phó tổng giám đốc BIDV bị bắt quả tang nhận hối lộ…. Chúng ta cũng không quên chiêu thức của một Trưởng phòng và một nhân viên của chi nhánh Ngân hàng ABN AMRO tại Hà Nội Đó là: Nguyễn Thị
Mỹ Ngọc, Trưởng phòng; Phạm Minh Hoàng, nhân viên Hai người này đã thông đồng với Nguyễn Thị Quỳnh Vân, Phó phòng Tài trợ thương mại, chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Phòng lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cố tình làm sai các quy định trong kinh doanh ngoại tệ làm thụt két 5,4 triệu USD, gây thiệt hại lớn cho NH Vân đã chuyển tiền không đúng từ Ngân hàng Công thương Hải Phòng cho Ngân hàng ABN Ambro - Chi nhánh Hà Nội, gây thiệt hại hơn 66,450 USD.
Một hình thức gian lận khác là tình trạng một số cán bộ, nhân viên NH có dấu hiệu thông đồng với các tổ chức bên ngoài để cho vay thông qua trung gian và những khách hàng được vay bị trung gian vay ké Tiêu biểu là vụ việc của NH Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh chợ Bình Tây,TP.HCM Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng phòng Kinh doanh Chi nhánh và hai cán bộ tín dụng là Đào Thị Thu Hiền, Nguyễn Huỳnh Thy Thảo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để kê khống số tiền vay của bà con tiểu thương tại chợ lên 5-6 lần so với số tiền vay thực
Rủi ro đến từ việc cán bộ nhân viên NH không tuân thủ theo quy định, quy trình, nhiệm vụ do NHTM, NHNN quy định và các văn bản pháp lý hiện hành Ví dụ điển hình của tổn thất này là trường hợp của NHNo Việt Nam, theo kết luận của thanh tra NHNN tại sở quản lý và kinh doanh ngoại tệ đã kết luận chỉ trong 10 tháng cuối năm 2004, đơn vị này đã kinh doanh ngoại tệ thua lỗ lên tới 499 tỷ đồng Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cán bộ đã không tuân thủ quy trình nghiệp vụ
Do thiếu kỹ năng tác nghiệp, các lỗi sai sót do nhân viên gây ra đã tiêu tốn nhiều chi phí của NH Liên quan đến lĩnh vực kế toán các lỗi sai sót thường gặp là: Kế toán thực hiện lệnh chuyển tiền cho khách hàng khi trên chứng từ chưa đầy đủ chữ ký, mẫu dấu theo quy định hoặc chứng từ bị tẩy xóa những yếu tố quan trọng như số tiền bằng chữ, bằng số, tên đơn vị hưởng, tên ngân hàng hưởng … Như trường hợp thanh toán viên của NH Ngoại Thương đã chon nhầm loại tiền từ VND thành AUD, khách hàng chuyển 4 triệu VND bị hạch toán thành 4 triệu AUD(tương đương 48.5 tỷ VND) một thao tác nhỏ nhưng số tiền đã nhân lên 12 ngàn lần Sự việc chỉ đơn giản là một thao tác sai Tuy Vietcombank đã kịp thời khoá tài khoản, phong toả tài sản khách hàng và huỷ bút toán sai nhưng đây đúng là một sai sót gây “sốc” cho cả khách hàng và NH Rồi việc nhầm lẫn giữa hai tài khoản của KH mà nhân viên NH BIDV chi nhánh Nam Hà Nội đã trả thừa tiền cho KH từ 108 triệu đồng thành 1 tỷ 82 nghìn đồng Kỹ thuật nghiệp vụ kho quỹ của nhân viên còn nhiều hạn chế gây ra hiện tượng thừa, thiếu, mất quỹ trong NH phải tốn nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc để tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục, xử lý.
- Rủi ro về mặt an toàn bảo mật: Theo thống kê 80% ngân hàng tại
Việt Nam đã và đang triển khai hệ thống ngân hàng điện tử (eBank) nhưng đáng tiếc 100% các hệ thống mà Bkis Security đã khảo sát, đánh giá tồn tại lỗ hổng an ninh mạng
Các lỗ hổng thường mắc phải là:
+ Theo thống kê của Bkis, đang có khoảng 10% ngân hàng điện tử mắc phải lỗi SQL Injection) Lợi dụng lỗ hổng này, hacker có thể dễ dàng lấy được tên, mật khẩu của khách hàng chỉ bằng một số chuỗi thao tác đơn giản, sau đó thoải mái “tác nghiệp” trên tài khoản của nạn nhân Lỗi này thường xảy ra ở những module tự phát triển của ngân hàng.
+ Có tới 93% hệ thống eBank tại Việt Nam đang ở tình huống mắc lỗi Cross site scripting (XSS) tức là bằng cách thực hiện một đoạn mã độc trong chức năng chuyển khoản của hệ thống eBank, hacker sẽ chiếm quyền sử dụng của nạn nhân sau khi ăn trộm được giá trị cookie của nạn nhân
+ Hiện nay, 64% ngân hàng điện tử tại Việt Nam có lỗ hổng
Authentication, đặc biệt nguy hiểm là có tới 93% ngân hàng mắc lỗi Crosssite request forgery (CSRF) với lỗ hổng này, trong ví dụ demo của
Bkis, người sử dụng chỉ cần xem sao kê thì tiền trong tài khoản của người sử dụng sẽ tự động “chảy”vào tài khoản của hacker
+ Có 80% hệ thống eBank tại Việt Nam đang không cập nhật kịp thời những bản vá phần mềm mới nhất và 50% mắc lỗi cấu hình hệ thống chưa tốt.
Việc tồn tại các lỗ hổng trên đã tạo cơ hội cho bon tội phạm công nghệ cao hoành hành Thời gian qua những vụ mất tiền của KH đã xảy ra, hầu hết
KH đều khiếu nại họ không hề rút tiền, không hề sử dụng thẻ nhưng khi kiểm tra mới phát hiện mình bị mất tiền Chỉ tính riêng hơn 40 vụ án công nghệ cao bị phanh phui trong năm 2009 đã gây thiệt hại lên tới hàng ngàn tỉ đồng Điển hình nhất là vụ 2 đối tượng Cham Tack Choi và Tan Wei Hong (người
Malaysia) sử dụng thẻ tín dụng Visa, Master giả thanh toán hơn 500 triệu đồng tại khách sạn Metropol; vụ Nguyên Hoawrd quốc tịch Mỹ rút 1,4 tỷ đồng và Arial Fradin quốc tịch Canada rút 800 triệu động bằng thẻ AMEX hết hạn tại các máy ATM Một ví dụ nữa đáng chú ý là vụ 10 sinh viên do Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Linh cầm đầu đã chiếm đoạt hơn 1,6 tỷ đồng Bằng cách tấn công vào cơ sở dữ liệu của một số website bán hàng trực tuyến để lấy cắp địa chỉ email và một số dữ liệu thẻ tín dụng cá nhân (Visacard, Mastercard, American Express) Sau khi có thông tin, các đối tượng sàng lọc, phân loại khách hàng ra từng nhóm theo tên ngân hàng mà họ sử dụng thẻ tín dụng Sau đó, Tuấn và đồng bọn làm giả website của ngân hàng, gửi thư điện tử tới các email của khách hàng, yêu cầu họ xác nhận lại thông tin về thẻ tín dụng của mình Bằng cách này, mỗi ngày, các đối tượng nhận được cả trăm thư xác nhận với đầy đủ các thông tin của hơn 20.000 khách hàng Một phần thông tin trên được chúng bán lại cho băng nhóm tội phạm công nghệ cao ở nước ngoài, phần còn lại, các đối tượng dùng máy in thẻ từ để làm thẻ tín dụng giả, rút tiền của các ngân hàng qua hệ thống máy ATM
Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động tại các Ngân hàng thương mại Việt nam
2.3.1 Tổ chức quản lý rủi ro hoạt động.
Lợi nhuận và rủi ro là hai mặt của một vấn đề: Muốn có lợi nhuận phải chấp nhận rủi ro Phải chấp nhận có nghĩa là phải sống chung Và sống chung thì phải như thế nào? Từ lâu, công tác quản trị rủi ro được xem như là một chức năng nhằm thỏa mãn yêu cầu tuân thủ pháp chế và kiểm soát nội bộ. Dưới góc nhìn này, rủi ro được xem như là “điều không mong muốn nhưng phải chấp nhận” trong kinh doanh, và hoạt động quản lý rủi ro được coi là một trung tâm chi phí Tiến sĩ Srinivasulu- Chủ tịch tập đoàn KESDEE Inc - nơi cung cấp các giải pháp học tập trực tuyến (e-learning) về tài chính có trụ sở tại California- cho rằng các ngân hàng nên chuyển hướng tiếp cận ngược lại:Quản trị rủi ro tốt chính là một nguồn lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá trị, cũng góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính và nền công nghiệp dịch vụ tài chính - ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ, để không ngừng phát triển và tiến tới hội nhập quốc tế các NHTM Việt Nam đã và đang thực hiện những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong từng hoạt động dịch vụ Hiện nay một số NHTM Việt Nam( BIDV, Vietinbank, Techcombank, ACB) đã thực hiện đề án tái cơ cấu mô hình tổ chức, theo đó một số nghiệp vụ mới cũng được thực hiện để phù hợp với thông lệ quốc tế Một trong những nghiệp vụ đó là quản lý RRHĐ, đây là một nghiệp vụ không xa lạ với các nước tiên tiến nhưng lại rất mới mẻ với hệ thống NHTM Việt Nam
Các NHTM Việt Nam đang hướng đến việc áp dụng một khuôn khổ QLRR tích hợp mà trong đó, bộ phận QLRR ở cả cấp hội sở chính và cấp chi nhánh, bao quát tất cả các loại rủi ro - thị trường, tín dụng và hoạt động Để thực hiện nhiệm vụ đó, bộ phận QLRR không chỉ phối hợp với các đơn vị kinh doanh (chi nhánh) mà còn với các bộ phận khác trong ngân hàng - công nghệ thông tin, kiểm toán nội bộ, pháp chế và tuân thủ, nhân sự, kế hoạch để xây dựng và theo dõi việc thực hiện các chính sách Mục đích của khuôn khổ QLRR tích hợp là nhằm: Hỗ trợ việc tạo ra lợi thế nguồn lực nhờ qui mô với các kỹ năng QLRR phù hợp ở hội sở; ưu tiên việc phối hợp và giám sát các hoạt động rủi ro phát sinh từ các bộ phận QLRR ở cấp chi nhánh và các phòng, ban ở cấp hội sở; đảm bảo chất lượng của các đề xuất QLRR và tính chính xác của báo cáo; thúc đẩy sự trao đổi kinh nghiệm và kiến thức giữa các bộ phận với các trình độ chuyên môn về các loại rủi ro khác nhau, ví dụ như rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng; hài hòa hóa các tiêu chí và phương phápQLRR giữa các loại rủi ro khác nhau; tăng cường tính chính xác của phân bổ vốn thông qua một cái nhìn bao quát về các loại rủi ro.
Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức QLRR tích hợp
Nguồn: www.vietinbank.com.vn
Theo cơ chế quản trị rủi ro tích hợp này thì việc tổ chức quản trị RRHĐ được quy định cho phòng chuyên sâu về mảng RRHĐ, được đặt trong khối quản trị rủi ro Phòng này có chức năng chính là phát triển các chính sách, thủ tục và hệ thống cảnh báo sớm đối với các rủi ro hoạt động và thị trường.
Vietinbank là NH đi đầu tiên thành lập phòng Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp vào tháng 3/2006, sau đó là BIDV vào tháng 9/2008 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ KẾ TOÁN TRƯỞNG
Khối quản lý rủi ro Khối hỗ trợ
HĐ Định chế tài chính
P QLRR thị trường và tác nghiệp
P chế độ TD và đầu tư
P QL chi nhánh & TT P., Pháp chế
P Xây dựng và QL ISO P.TCCB & Đào tạo ĐT&PT nguồn nhân lực Trung tâm hỗ trợ KH
P.QL KT&TC P.chế độ KT P.Tiền tệ kho quỹ T.tra quyết toán vốn KD
P.Quản trị P.ĐTXDCB& mua TS Ban thi đua.
Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank 2008
Hầu hết các NHTM Việt Nam đang tiến đến một mô hình kiểm soát rủi ro phi tập trung, trong đó, bộ phận (đơn vị) QLRR ở cấp trung ương tập trung vào QLRR chiến lược - thiết lập chính sách QLRR và theo dõi rủi ro tích hợp, kiểm chứng việc áp dụng các biện pháp kiểm soát; trong khi, bộ phận QLRR ở cấp chi nhánh (cơ sở) tập trung vào các hoạt động QLRR mang tính chiến thuật, tức là việc thực hiện các chính sách QLRR trong thực tế Cụ thể đối với quản lý RRHĐ là:
+ Hội đồng quản trị có trách nhiệm xem xét, thông qua các chiến lược và chính sách bao gồm các nguyên tắc và hướng dẫn quản trị RRHĐ của NH.
+ Hội đồng rủi ro tác nghiệp chỉ đạo điều hành triển khai các chính sách QLRRTN do HĐQT ban hành Thực hiện tổng hợp, phân tích đánh giá rủi ro tác nghiệp theo định kỳ và đề xuất các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu rủi ro cho toàn hệ thống Đưa ra các hướng dẫn về phát hiện và đo lường RRHĐ, đưa ra các chính sách và các nguyên tắc quản lý rủi ro, lập kế hoạch dự phòng và quản lý khủng hoảng, xây dựng chính sách trích lập dự phòng cho tổn thất, đưa ra các đề xuất về các giải pháp cắt giảm/phân tán rủi ro; thúc đẩy văn hóa QL RRHĐ về mặt nhận thức.
+ Phòng QLRR thị trường và tác nghiệp tại trụ sở chính là đầu mối tổng hợp toàn hệ thống, tham mưu cho Hội đồng rủi ro tác nghiệp về công tác QLRRTN.
+ Phòng quản lý rủi ro tại Chi nhánh, Sở giao dịch là đơn vị đầu mối thực hiện công tác QLRRTN tại Chi nhánh, Sở giao dịch Tập trung vào các vấn đề tác nghiệp và bao gồm các hoạt động theo dõi, đo lường, báo cáo và kiểm soát hằng ngày, cũng như đề xuất điều chỉnh các chính sách và giới hạn rủi ro.
+ Bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thiết lập từ trụ sở chính đến chi nhánh trong toàn hệ thống Bộ máy này chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra giám sát toàn diện các hoạt động của NH nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận và sai sót, đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách quy trình nghiệp vụ đảm bảo hoạt động kinh doanh của NH tuân thủ pháp luật an toàn hiệu quả.
+ Khối hỗ trợ (phòng thông tin, phòng pháp chế, phòng quản trị ) tiến hành cung cấp thông tin, tham mưu tư vấn để giải quyết các RRHĐ xảy ra Trong đó rủi ro pháp lý của các NH do Phòng pháp chế phụ trách, với chức năng chính là tư vấn đào tạo về pháp lý cho các đơn vị kinh doanh và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành của NH Đối với những trường hợp cụ thể, ví dụ bảo lãnh phát hành trái phiếu, bảo lãnh phát hành ra nước ngoài, cấp tín dụng cho những dự án lớn, NH có thể thuê bên ngoài tư vấn Các chi nhánh cũng được thuê luật sư bên ngoài để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình Tuy nhiên, với các vấn đề pháp lý phức tạp hoặc do sai phạm của nhân viên cần được báo cáo lên phòng Pháp chế tại Trụ sở chính để giải quyết Đối với sản phẩm mới triển khai, Phòng pháp chế sẽ xem xét các khía cạnh pháp lý để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành
+ Các phòng ban tại Trụ sở chính, Trung tâm công nghệ thông tin; các phòng ban tại các Chi nhánh, Sở giao dịch là những đơn vị trực tiếp thực hiện toàn bộ quá trình QLRRTN tại bộ phận mình Đồng thời hỗ trợ các hoạt động QLRR mang tính chiến lược và chiến thuật thông qua việc đưa ra các ý kiến, khuyến nghị chuyên môn cho các bộ phận QLRR
Qua những nét sơ bộ trên cho thấy mấu chốt của công tác QLRRTN là từng phòng ban xác định được đây là nhiệm vụ mà các đơn vị cần phải trực tiếp thực hiện vì nó đem lại hiệu quả, lợi ích cho chính mỗi phòng ban.QLRRTN yêu cầu lãnh đạo từng phòng, ban nắm bắt được mọi hành vi, mọi hoạt động tác nghiệp của từng cán bộ để kiểm soát được rủi ro, phòng chống được rủi ro, tổn thất do tác nghiệp gây ra Đưa quản trị RRHĐ vào mô hình tổ chức NHTM Việt Nam là một yêu cầu tất yếu để phù hợp với sự phát triển kinh tế thế giới và tuân theo thông lệ quốc tế Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả còn phụ thuộc vào việc áp dụng khuôn khổ QLRRHĐ ở tất cả các cấp và việc phối hợp giữa các bộ phận chức năng với nhau để đảm bảo RRHĐ được quản lý một cách đúng đắn.Nói tóm lại, sự thành công của việc tổ chức QLRRHĐ hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và kiến thức về rủi ro ở cấp cao nhất của cơ cấu tổ chức Chỉ khi nào Ban điều hành và những người quản lý cao cấp thực sự tham gia vào quá trình QLRRHĐ, nhận thức được từng giai đoạn của quá trình QLRRHĐ - đánh giá, đo lường, theo dõi thì mô hình tổ chức QLRRHĐ của ngân hàng đó mới có thể đối mặt thành công với các thách thức của thị trường tài chính - ngân hàng.
2.2.2 Cách thức quản lý đang áp dụng tại NHTM Việt Nam.
Làm thế nào để vượt qua mô hình quản lý rủi ro cũ gắn với tuân thủ để đi tới mô hình quản lý rủi ro mới nhằm tạo giá trị? Đây là một câu hỏi mà các nhà quản trị NH luôn trăn trở Việc xây dựng một “văn hóa rủi ro” nói chung và “văn hóa rủi ro tác nghiệp” nói riêng trong toàn bộ tổ chức của một NHTM là một quá trình đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực không chỉ của các nhà quản lý mà là của toàn thể nhân viên trong NH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI
Định hướng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các NHTM Việt Nam
Những yếu kém và thách thức đang làm hệ thống ngân hàng Việt Nam luôn tiềm ẩn những rủi ro gây mất an toàn và có thể đe doạ sự ổn định kinh tế nếu không có chiến lược phát triển và giải pháp thích hợp Xu hướng chung, chắc chắn các NHTM sẽ phải đi theo mô hình đa năng hoá, hiện đại hoá công nghệ và đặc biệt là phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, giảm mạnh tỷ trọng tiền mặt trong cơ cấu tổng phương tiện thanh toán, phát triển mạnh qui mô của một số Ngân hàng thương mại để trở thành các tập đoàn Tài chính – Ngân hàng đủ sức làm đối trọng với các tổ chức Tài chính - Ngân hàng khu vực và quốc tế đồng thời đóng vai trò chủ đạo hoặc phát triển thị trường cho hệ thống các tổ chức tín dụng vệ tinh có qui mô nhỏ hơn Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, hiện nay các ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tín dụng đều có năng lực tài chính yếu kém, mức độ rủi ro cao và năng lực cạnh tranh thấp Do vậy, bản thân các NHTM đã xây dựng cho mình một định hướng quản trị rủi ro thích hợp tổng hợp lại có thể thấy những nét chính sau:
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, chuẩn hóa các quy trình thủ tục quản lý và tác nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo quản lý nội bộ phục vụ công tác quản trị điều hành.
Về cơ cấu lại hệ thống thanh tra, giám sát Ngân hàng phù hợp với các thông lệ tốt nhất và chuẩn mực quốc tế: Việc Việt Nam phải thực hiện các nghĩa vụ quốc tế để cam kết về mở cửa thị trường tài chính (từ 2006 đối với ASEAN từ 2008 đối với Mỹ và tiếp đó đối với WTO) sẽ khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường tài chính nội địa ngày càng mang tính quốc tế hơn Rủi ro của các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trên thị trường nội địa và quốc tế cũng sẽ tăng lên.Vì vậy, công tác thanh tra cần được cải tiến cả về nội dung và mô hình tổ chức đảm bảo hạn chế rủi ro trong môi trường mới. Hướng cơ cấu lại và cải tiến cơ bản công tác thanh tra là tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Uỷ ban quốc tế về Ngân hàng (Bassel), trong đó có các chuẩn mực quốc tế về thanh tra đảm bảo ổn định hệ thống tài chính trong nước và quốc tế Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế bắt buộc nói trên vào Thanh tra Ngân hàng Việt Nam đòi hỏi phải đào tạo đội ngũ Thanh tra viên có trình độ cao cả về chức năng đoàn thanh tra, chức năng các cấp thanh tra viên; Thiết kế lại mô hình tổ chức hiệu quả theo hướng Ngân hàng Nhà nước không thanh tra chi nhánh các Ngân hàng thương mại mà chỉ tập trung thanh tra tại các hội sở chính nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực của cơ quan thanh tra, giám sát và kiểm soát nội bộ của các Ngân hàng thương mại cũng như trách nhiệm quản lý của Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc các Ngân hàng này
Về Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức NHTM: Cơ cấu lại cấu trúc quan hệ trong nội bộ hệ thống nhằm xoá bỏ chồng chéo, quan liêu Hội sở chính của NHTM sẽ được cơ cấu lại để tập trung chủ yếu vào hoạch định
& giám sát triển khai chiến lược quản trị rủi ro; ban hành cơ chế, qui chế theo thẩm quyền, hoạch định chính sách quản lý rủi ro và kiểm soát hoạt động quản lý rủi ro của chính mình và của toàn hệ thống bằng các công cụ hiện đại.
Tìm kiếm và phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên được đào tạo theo phong thái và nhu cầu hiện đại với tính chuyên nghiệp cao để có thể đảm đương thích ứng các nghiệp vụ theo những hình thức phát triển đa dạng như nghiệp vụ chứng khoán, hoán đổi tiền tệ, Marketting, thẩm định và tư vấn đầu tư trên siêu thị tài chính, phát triển chi nhánh hoạt động ở trong và ngoài lãnh thổ, phát triển nghiêp vụ bán lẻ, nghiệp vụ kiểm toán, thanh toán, kiểm tra nội bộ theo chuẩn quốc tế v.v
Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hê thống thanh toán theo hướng tự động hóa nâng cao và mở rộng tiện ích sản phẩm Song song là việc nâng cao hệ thống an toàn bảo mật để tránh rủi ro về công nghệ.
Giải pháp
3.2.1 Về phía các Ngân hàng thương mại.
- Giải pháp về xây dựng “ văn hóa quản trị rủi ro hoạt động”:
+ Văn hóa rủi ro đóng một vai trò chiến lược trong mức độ hiệu quả của bất cứ tổ chức nào: sự thiếu vắng của văn hóa rủi ro có thể làm suy yếu nghiêm trọng chất lượng của quá trình QLRR và ảnh hưởng xấu đến các nỗ lực và các khoản đầu tư của ngân hàng cho các công cụ và kỹ thuật QLRR tiên tiến, các nguồn lực có chất lượng và sự tuân thủ theo qui định của các cơ quan giám sát ngân hàng Cần xây dựng văn hóa quản trị rủi ro bao gồm các yếu tố then chốt sau:
♦ Những người kiểm soát rủi ro không bị phân biệt đối xử so với những người chấp nhận rủi ro về mặt kinh tế, cơ hội nghề nghiệp;
♦ Cần thiết phải tăng cường mối quan hệ chủ động và mang tính xây dựng giữa những người chấp nhận rủi ro và người kiểm soát rủi ro nhằm trao đổi thông tin, phân tích các hiện tượng, phát hiện và xử lý các vấn đề;
♦ Có một đội ngũ nhân viên trong các bộ phận QLRR phù hợp với cường độ và mức độ phức tạp của các công việc và khuyến khích kết hợp những người có các chuyên môn khác nhau (giữa kiến thức mang tính kỹ thuật - định lượng với kiến thức kinh doanh về mặt định tính);
♦ Chia sẻ, truyền đạt các kiến thức, kinh nghiệm về QLRR thông qua các cuộc hội thảo, khóa đào tạo.
+ Đưa quản trị rủi ro trở thành một nét văn hóa của NH: Luôn tạo ra một môi trường làm việc mà các nhà điều hành, nhân viên luôn cảm thấy sẵn sàng đối mặt với rủi ro Họ có thể tự do thảo luận về rủi ro mà không có bất kỳ sự giám sát nào, cũng như có thể ra các quyết định nhanh khi thấy cần thiết.
+ Vấn đề quan trọng là toàn bộ các nhân viên và các cấp quản lý hiểu được các chức năng điều hành và quản lý các hoạt động cũng như các rủi ro có ảnh hưởng tới doanh nghiệp được tổ chức như thế nào.
+ Thay đổi quan điểm của các nhân viên người tiêu dùng và các công dân vốn tự cho rằng mình là những người đứng ngoài cuộc vô tội, tiếp thêm sức mạnh cho họ để họ trở thành những người có ảnh hưởng tích cực với quyền sở hữu được chia sẻ qua các trách nhiệm về bảo mật Các đội ngũ CNTT nên đi đầu trong vấn đề này, nhưng không phải là vấn đề của riêng họ.
+ Phát triển các quy tắc đạo đức nghề nghiệp có tính đến một cách hợp lý các tiêu chuẩn quốc tế liên quan cũng như là văn hóa truyền thống.
+ Xây dựng văn hoá quản trị lành mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho việc áp dụng các nguyên tắc và thông lệ quản trị rủi ro
+ Xây dựng các quy tắc ứng xử trước những rủi ro hoạt động xảy ra.
- Giải pháp về công tác quản trị:
+ Minh bạch hóa bộ máy lãnh đạo và quản lý của NHTMNN Hiện nay việc bổ nhiệm, các chức vụ trong hệ thống NHTMNN vẩn mang tính chất hành chính, thiếu sự minh bạch và bị chi phối bởi các nhóm lợi ích về kinh tế và chính trị Cải thiện được khâu này cũng có nghĩa làm giảm áp lực chi phối ngầm của các cấp chính quyền trong việc chỉ định “ngầm” các NHTMNN. Chọn được những người có tài và đức thực sự để lãnh đạo các NH và đồng thời đảm bảo tính độc lập của các NHTMNN.
+ Tiếp tục thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các NHTMNN: Cho đến nay mới chỉ có Vietcombank tiến hành cổ phần hóa, nhưng nhà nước vẫn nắm giữ tới 95% cổ phần, các NHTMNN đang tiến hành thủ tục để cổ phần hóa nhưng tiến trình xảy ra rất chậm chạp và chững lại do TTCK đang đi xuống.
Giảm hình thức sở hữu nhà nước trong các NH là hình thức giảm áp chế tài chính, tăng cường sự minh bạch và năng động cho các NHTMNN giảm thiểu tác động tiêu cực do chủ sở hữu là nhà nước gây nên.
+ Khi xây dựng chiến lược hoạt động cần phân tích, cần tính toán các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ, thị trường vốn, trong đó có tính đến tình hình quốc tế
+ Chỉ chấp nhận các loại rủi ro cho phép đối với từng nghiệp vụ sau khi đã phân tích chi tiết trên tất cả các khía cạnh luật pháp và kinh tế; Khi quyết định thực hiện các nghiệp vụ, cần phân chia phù hợp nguồn vốn của ngân hàng với mức độ rủi ro cho phép.
+ Tích cực áp dụng triệt để 4 vấn đề chính với mười nguyên tắc vàng về quản trị RRHĐ theo ủy ban Basel.
+ Thiết lập các quy tắc hành chính và đạo đức có thể triệt tiêu được xung đột lợi ích, đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn lực và phát triển tính chuyên nghiệp và thanh liêm tới mức cao nhất.
+ Tổng hợp phân tích về các loại rủi ro trong vận hành để rút ra bài học phòng ngừa Xây dựng hệ thống các dữ liệu rủi ro trong vận hành để phục vụ công tác quản lý rủi ro.
+ Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn và chuẩn mực ngân hàng quốc tế: Chuẩn hóa các quy trình thủ tục quản lý và tác nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo quản lý nội bộ phục vụ công tác quản trị điều hành.Phải xây dựng và hoàn thiện chiến lược chính sách quản trị rủi ro đúng đắn Thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro, bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược và chính sách quản trị rủi ro; tái cơ cấu bộ máy tổ chức; đẩy mạnh áp dụng các công cụ đo lường