1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Co so van hoa viet nam

7 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 26,18 KB
File đính kèm Co So Van Hoa Viet Nam.zip (24 KB)

Nội dung

I. Tín ngưỡng phồn thực. II. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. III. Tín ngưỡng sùng bái con người. 1 Hồn vía 2 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 3 Thờ Thổ Công 4 Thờ Thành Hoàng 5 Thờ Vua Tổ 6 Thờ tứ bất tử Như vậy, tục thờ Tứ Bất Tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc, là tinh hoa chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử biểu tượng cho sức mạnh liên kết của cộng đồng để làm ruộng và đánh giặc, cho khát vọng xây dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc.

Trang 1

KIỂM TRA CUỐI KỲ

Môn: CƠ SỞ VĂN HỐ VIỆT NAM* Trình bày về tín ngưỡng tổ tiên

I Tín ngưỡng phồn thực.

II Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.III Tín ngưỡng sùng bái con người.

I// Tín ngưỡng phồn thực:

Trong lịch sử, Việt Nam được biết đến là một trong những cái nôi của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước với những nét sinh hoạt văn hố, tâm linh đặc sắc của cư dân làm nơng nghiệp truyền thống, trong đó là sự phát sinh, phát triển của tín ngưỡng phồn thực.

Trong văn hố nơng nghiệp, vấn đề này được thể hiện bằng sự mong ước của người dân về sự sinh sôi nãy nở của mùa màng, đưa đến các vụ mùa bội thu, duy trì sự sống cho con người Từ đó con người tôn thờ sự sinh sôi nãy nở của cây trồng, vật ni & trải qua q trình phát triển lâu dài, nhờ sự tơn thờ đó đã hình thành tín ngưỡng cổ xưa nhất của cư dân nông nghiệp.

Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực tồn tại dưới hai dạng biểu hiện: thờ cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao phối:

1/ Thờ cơ quan sinh dục:

Thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = cơng cụ) là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực Nó phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa nơng nghiệp trênthế giới Nhưng khác với hầu hết các nền văn hóa khác là chỉ thời sinh thực khí nam, tín ngưỡng phồn thực Việt Nam thờ sinh thực khí của nam lẫn nữ

Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Cơng ngun Tượng đá, hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng to có niênđại hàng nghìn năm trước cơng ngun được tìm thấy ở Văn Điển (Hà Nội), ở Sa Pa (Lào Cai), nhà mồ ở Tây Nguyên.

2/ Thờ hành vi giao phối:

Ngồi việc thờ sinh thực khí, tín ngưỡng Việt Nam cịn thờ hành vi giao phối, đó làmột đặc điểm thể hiện việc chú trọng đến các mối quan hệ của văn hóa nơng

Trang 2

Các hình nam nữ đang giao phối được khắc trên mặt trống đồng tìm được ở làng Đào Thịnh (n Bái), có niên đại 500 trước Cơng ngun Ngồi hình tượng

người, cả các lồi động vật như cá sấu, gà, cóc cũng được khắc trên mặt trống đồngHồng Hạ (Hịa Bình).

3/ Trống đồng - biểu hiện cao nhất của tín ngưỡng phồn thực:

Vai trị của tín ngưỡng phồn thực lớn tới mức ngay cả chiếc trống đồng- một biểu tượng sức mạnh của quyền lực của người xưa, cũng là biểu tượng tồn diện của tín ngưỡng phồn thực:

 Hình dáng của trống đồng phát triển từ cối giã gạo

 Cách đánh trống theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống mô phỏng động tác giã gạo

 Tâm mặt trống là hình Mặt Trời biểu trưng cho sinh thực khí nam, xung quanh là hình lá có khe rãnh ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ

 Xung quanh mặt trống đồng có gắn tượng cóc, một biểu hiện của tín ngưỡngphồn thực.

II./ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

Sùng bái tự nhiên là một giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người Với người Việt sống bằng nghề lúa nước, thì sự gắn bó tự nhiên lại càng lâu dài bền chặt

1/ Thờ Tam Phủ, Tứ Phủ.

Trước hết là các Bà Trời, Ba Đất, bà Nước - các Mẫu cai quản những lĩnh vực quan trọng nhất của một xã hội nông nghiệp Về sau, do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm Ngọc Hồng, Thổ Cơng và Hà Bá Tuy nhiên các bà vẫn song song tồn tại:

- Bà Trời dưới dạng mẫu Cửu Trùng hay Cửu Thiên Huyền Nữ: cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp.

- Bà Nước (hay Mẫu Thoải): (miền sông nước), trị vì các miền sơng nước, giúp íchcho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp Bà Nước tồn tại dưới tên bà Thủy.

Trang 3

Nhiều vùng Bà Đất và Bà Nước còn tồn tại dưới dạng thần khu vực như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch Ba bà này được thờ phụng chung như một bộ tam tài dưới dạng Tam Phủ cai quản 3 vùng Trời - Đất - Nước Ngoài Tam Phủ cịncó Tứ Phủ Tứ Phủ gồm 3 vị mẫu trên cộng thêm Mẫu Địa Phủ

2/ Thờ Tứ Pháp:

Tứ Pháp là danh từ để chỉ các bà thần Mây - Mưa - Sấm - Chớp, đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trị quan trọng trong xã hội nông nghiệp lúa nước Đến khi Phật Giáo vào Việt Nam, nhóm nữ thần này được nhàu nặn thành hệ thống tứ pháp: Pháp Vân (thần Mây) thờ ở chùa Bà Dâu, Pháp Vũ (Thần Mưa thờ ở chà Bà Đậu, Pháp Lôi (thần Sấm) ở chùa Bà Tướng, Pháp Điện (thần Chớp) ở chùa Bà Dàn

3/ Thờ động vật và thờ thực vật

a) Thờ động vật

Khác với văn hóa phương Tây là thờ các con vật có sức mạnh như hổ, sư tử Tín ngưỡng Việt Nam thờ các con vật hiền lành hơn như trâu, cóc, chim, rắn, cá sấu đólà những con vật phổ biến ở vùng sơng nước Người Việt có câu: Nhất điểu, nhì xà,tam điêu, tứ tượng Thiên hướng nghệ huật của loại hình văn hóa nơng nghiệp cịn được đẩy lên mức biểu trưng: Tiên, Rồng Đó cũng là hai lồi vật biểu của phương Đơng và phương Nam Trong Ngũ hành.

b) Thờ Thực vật:

Thờ thực vật là tín ngưỡng có tính tối cổ phổ biến khắp các châu lục, trên thế giới cho đến ngày nay Nó là biểu hiện sự gắn bó mật thiết giữa con người với sinh thái tự nhiên.

Ở mỗi quốc gia, vùng miền, hội giáo ý nghĩa việc thờ cây có những nội dung khác nhau Ý nghĩa thờ cây giữa phương Đông và phương Tây cũng có nhiều nét khác biệt Phật giáo thờ cây bồ đề như một sự tơn kính hình ảnh của đức Thích Ca ngồi tu hành và cây bồ đề Ở Châu Âu, cây thông cây tùng được Cơ đốc giáo thờ để trừ ma quỷ Người Ai Cập thờ cây cọ Người La Mã và Hy Lạp thờ cây linh sam Người Đức thờ cây sồi.

Trang 4

tâm linh y như con người; có năng lượng phát ra và tương tác được với năng lượngcủa con người Vì vậy, cây cối được người Việt sử dụng trong phép điều hịa mơi trường sống (phong thủy) như là những nội dung chủ đạo (cùng đá, nước, núi, phương hướng) Mặt khác, cây còn được coi là nơi trú ngụ của các vị thần linh hay ma quỷ.

III/ Tín ngưỡng sùng bái con người:1/ Hồn vía:

Trong con người có cái vật chất và cái tinh thần Cái tinh thần trừu tượng, khó nắmbắt nên người xưa đã thần thánh hóa nó thành khái niệm “linh hồn” và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng Người Việt và một vài dân tộc Đông Nam Á cịn

tách linh hồn ra thành hồn và vía Người Việt cho rằng người có 3 hồn, nhưng vía

thì nam có bảy, nữ có chín Theo đó, vía là cái làm hoạt động các quan năng - những nơi có thể tiếp xúc với mơi trường xung quanh Đàn ơng có 7 vía cai quản 7 lỗ trên mặt: hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng Phụ nữ thì có thêm hai cái vía caiquản nơi sinh đẻ và nơi cho con bú Ba hồn, theo một cách giải thích uyên bác, gồm tinh, khí và thần.

Hồn vía được người xưa dùng để giải thích các hiện tượng như trẻ con hay đau ốm,hiện tượng ngủ mê, ngất, chết Trong hồn và vía thì vía phụ thuộc vào thể xác: có người lành vía, người dữ vía, có người yếu vía, người cứng vía Cho nên khi gặp người có vía độc khi chạm vía thì phải đốt vía, trừ vía, giải vía, khi người chết thìvía hịa vào thể xác mà tiêu tan Hồn trừu tượng hơn nên được xem là độc lập với thể xác

2/ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:

Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất, nó gần như trở thành một tôn giáo: Đạo ông bà Niềm tin rằng chết là về với tổ tiên nơi chín suối, tin rằng tuy ở nơi chín suối, nhưng ơng bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho cháu con là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Trang 5

con); để cầu tổ tiên phù hộ (làm nhà, đi xa, thi cử ); để tạ ân (thi đỗ, đi xa về bìnhyên )

Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt ở gian giữa - nơi trang trọng nhất Người Việt quan niệm dương sao âm vậy cho nên cúng tổ tiên bằng cả đồ ăn lẫn đồ mặc, đồ dùng, tiền nong (làm bằng giấy, gọi là vàng mã) Cùng với đồ ăn đồ mặc là hương hoa, trà rượu Đối với người Việt Nam, những đồ thờ như hương án với bát hương,đài rượu, bình hoa, chân đèn đó là những vật gia bảo thiên liêng dù nghèo khó cũng khơng được bán.

3/ Thờ Thổ Cơng:

Người Việt Nam cịn có tục thờ Thổ Công Thổ công, một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi gia cư, ngăn chặn tà thần, đình đoạt phúc họa cho một gia đình Sống ở đâu thì có Thổ Cơng ở đó: “Đất có Thổ Cơng, sơng có Hà Bá”.

Mối quan hệ giữa Thổ Công (địa thần) với ông bà tổ tiên (nhân thần) trong gia đìnhrất thú vị: Thổ Cơng định đoạt phúc họa cho cả nhà nên quan trọng nhất, nhưng ông bà tổ tiên sinh thành ra ta nên được tôn kính nhất Để giữ được hịa khí giữa các thần và khơng làm mất lịng ai, người Việt Nam xếp cho ông bà tổ tiên ngự tại cái bàn thờ tơn kính nhất ở gian giữa, cịn Thổ Cơng thì ở gian bên trái (bên trái (= phương Đông) quan trọng thứ hai sau trung tâm)

Cũng như rất nhiều hiện tượng khác của văn hóa Việt Nam, truyền thuyết về Thổ Công là một câu chuyện chứa đầy ý nghĩa triết lí: Sở dĩ Thổ Cơng là thần đất mà cũng là thần bếp là vì đối với người Việt Nam nông nghiệp sống định cư, đất - nhà - bếp và người - phụ- nữ đồng nhất với nhau, đều tối quan trọng như nhau

Ở Nam Bộ, Thổ Cơng được thay bằng Ơng Địa với các đặc điểm: bàn thờ đặt ở dưới đất (thần đất phải trở về với đất!) và nhiều nơi đồng nhất với Thần Tài (mọi của cải đều từ đất mà ra!) Nhiều tranh tượng Ơng Địa với khn mặt nữ tính, ngựclớn và cái bụng chình ình của người sắp đẻ (gọi là ơng Địa - Bà Bóng) cho thấy rõ mối liên hệ với cội nguồn Mẹ Đất và nguyên lí phồn thực.

4/ Thờ Thành Hồng:

Trang 6

ma làng Được phong thần là những vị có tên tuổi, tước vị rõ ràng, những người cócơng lập ra làng xã, những anh hùng dân tộc liên quan đến làng

Ngồi những Thành Hồng được vua thừa nhận, có nhiều làng thờ làm Thành Hoàng những người vốn là trẻ con, ăn mày, ăn trộm, người mù, người gắp phân, người chết nghẹn, tóm lại những kẻ có "lí lịch" khơng hay ho gì; loại này bị gọi là tà thần Sở dĩ họ được thờ làm Thành Hoàng là vì những người này, theo niềm tin của dân làng, chết vào giờ thiêng nên đã ra oai (gây dịch bệnh cho người, gia súc, gây hỏa hoạn v.v.) khiến cho dân nể sợ.

5/ Thờ Vua Tổ

Trong nhà thờ gia tiên thì trong nước, người Việt Nam thờ vua tổ - vua Hùng Mảnh đất Phong Châu (Phú Thọ), nơi đóng đơ của các vua Hùng khi xưa, trở thànhđất tổ Ngày 10-3 là ngày giỗ tổ (Tục thờ Vua Tổ chỉ có ở Việt Nam- Điều này càng cho thấy tính đặc thù của tổ tiên ở người Việt Nam)

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Bắt nguồn từ ý thức thờ cúng tổ tiên của người Việt, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng đã xây dựng nên hệ ý thức Việt Nam về biểu tượng cội nguồn, khơi dậy sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương rất độc đáo có ý nghĩa sống động mà không một dân tộc nào trên thế giới có được Nó giữ vai trị trung tâm đồn kết và có sức sống, sức lan tỏa mãnh liệt với hàng trăm nơi thờ cúng Hùng Vương và các tướng lĩnh thời Hùng Vương trong cả nước.

6/ Thờ tứ bất tử

Người Việt Nam cịn có một tín ngưỡng đặc biệt là tục thờ tứ bất tử (bốn người không chết): Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh.

Tản Viên (với truyền thuyết "Sơn Tinh Thủy Tinh") và Thánh Gióng (với truyền thuyết "'Thánh Gióng") là biểu tượng cho sức mạnh đồn kết của một cộng đồng nơng nghiệp phải liên kết chặt chẽ với nhau để, một mặt, đối phó với mơi trường tựnhiên là chống lụt và, mặt khác, đối phó với mơi trường xã hội là chống giặc ngoại xâm Sự phối hợp thần thánh ấy đã dựng nên Đất nước.

Trang 7

Để tưởng nhớ cơng lao của Thánh Gióng, hàng năm nhân dân mở hội vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch Trong những ngày hội có các nghi lễ như: rước nước, tập trận, săn hổ, cờ tướng, múa hát, chèo tuồng

Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã mở một hướng mới cho sự phát triển dân tộc, tạo nên sự giao lưu giữa dân tộc và cộng đồng bên ngoài.

Liễu Hạnh - người con gái quê ở Vân Cát (Vụ Bản, Nam Hà), tương truyền là côngchúa con Trời từ bỏ cuộc sống đầy đủ trên Thiên Đàng, xin xuống trần gian để sống một cuộc đời bình dị với khát vọng tự do, hạnh phúc - chính là hiểu tượng cho ước vọng thứ hai Hai ước vọng thiêng liêng ấy đã tạo nên Con Người Đền miếu, phủ thờ Liễu Hạnh mọc lên khắp nơi: Phủ Giày (Nam Hà), phủ Tây Hồ (Hà Nội), đền Sòng và đền Phố Cát (Thanh Hóa), đền Phủ Giày (TP HCM).

Ngày đăng: 07/07/2023, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w