Output file ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VĂN KHÁNH QUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA XUÂN DIỆU Chuyên ngành Lý luân văn học Mã số 5 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NG[.]
NỘI DUNG
Những quan niệm cơ bản về thơ
1 Quan niệm v ề thơ tr ong v ăn học tr ung đại
Trước khi tìm hiểu quan niệm về thơ trong văn học trung đại, chúng tôi xin đề cập vài nét đến quan niệm về thơ trong văn học dân gian Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân Văn học dân gian ra đời từ rất sớm, khi mà đời sống và nhận thức xã hội của con người còn thấp kém, còn đang ở buổi sơ khai, tuổi ấu thơ hồn nhiên của lịch sử loài người Trong rất nhiều thể loại của văn học dân gian thì ca dao, dân ca chính là thơ khi tách khỏi làn điệu Một thứ thơ mà ngay các nhà thơ lớn cũng coi đó là mẫu mực về tính chân thực hồn nhiên giầu sức gợi cảm, gợi tả và khả năng lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ở thủa xa xưa, do nhiều nguyên nhân, người xưa chưa có điều kiện xây dựng lên một hệ thống lý luận về thơ, nhưng không vì thế mà ảnh hưởng tới thực tiễn sáng tác Chúng ta có cả một kho tàng ca dao dân ca vô cùng phong phú cả về số lƣợng và chất lƣợng Nếu nhƣ chúng ta có thể nói: chính quan niệm về thơ của người xưa đã chi phối tư duy thơ ca dân gian thì cũng có thể nói ngƣợc lại : khối lƣợng sáng tác thơ ca dân gian đồ sộ nhƣ vậy chính là sản phẩm tất yếu của những quan niệm về thơ tuy không đƣợc phát biểu một cách trực tiếp và có hệ thống Mặc dù người xưa không có điều kiện để phê bình, nghiên cứu, không có điều kiện bút chiến, luận đàm nhằm bộc lộ trực tiếp quan niệm về thơ nhƣng chính tƣ duy hồn nhiên chất phác và lòng lạc quan yêu đời, yêu người, yêu thiên nhiên dào dạt đã tự thân mang tính tư tưởng, mang tính quan niệm về thơ ca Chính tục ngữ, ca dao là phần phong phú nhất trong văn học dân gian của dân tộc và đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện.
Nếu nhƣ tục ngữ thiên về lý trí, kinh nghiệm thì ca dao thiên về tình cảm (nội dung trữ tình) Ca dao là thể loại thể hiện đƣợc hết cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ văn học dân gian Nếu phải khái quát quan niệm về thơ của người xưa thì chắc giản dị hơn nhiều so với những hệ thống lý luận vừa cao siêu, vừa phức tạp mang đầy tính triết luận của thời hiện đại Phải chăng quan niệm của người xưa về thơ không là gì khác mà cũng chính là nơi để ký thác tâm hồn, tư tưởng tình cảm Những cung bậc muôn màu muôn vẻ trong đời sống tâm hồn tình cảm không dễ gì tìm thấy lối ra trong các thể loại khác nhƣ thần thoại, truyền thuyết, cổ tích Sở dĩ nhƣ thế là vì thơ ca dân gian không những phản ánh hiện thực một cách cô đúc mà còn đƣợc chắp thêm đôi cánh kỳ diệu của trí tưởng tượng Nó vừa giản dị trong sáng nhưng cũng lại sâu sắc tinh tế vô cùng Hãy thử nghe một ví dụ trong vô vàn những ví dụ về ca dao:
- Ca dao Miền Bắc : Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc như đèn mới khêu.
- Ca dao Nam Trung Bộ : Đã mang lấy cái thân tằm Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ Chiêm bao thấy bậu, dậy sờ thấy không.
- Ca dao Nam Bộ : Buổi mai em xách cái thõng (chĩnh)
Em xuống dưới ao em bắt con cua
Em bỏ vô trong cái thõng Hắn kêu cái rỏng, hắn kêu cái rẻnh Hắn kêu một tiếng, chàng ôi !
Chàng đành yên phận tốt đôi
Em nay lẻ bạn mồ côi một mình. Đó là quan niệm của dân gian, đồng thời cũng là nếp tƣ duy nghệ thuật, một nếp tƣ duy xuất phát từ cuộc sống lao động Nó chi phối toàn bộ tƣ tưởng, tình cảm quan niệm của con người, ngay cả trong tình yêu.
Nếu nói thơ ca bắt nguồn từ lao động sản xuất và truyền thống thơ trước hết là biểu hiện truyền thống của nhân dân lao động thì điều đó chỉ phù hợp với thơ ca dân gian Còn thơ ca trung đại, loại thơ ca “bác học” của các bậc “sĩ nhân quân tử” của các nhà Nho am hiểu chữ thánh hiền đến “thông kim bác cổ” thì thật khó phù hợp ở mỗi thời kỳ lịch sử, cũng như ở mỗi người sẽ có quan niệm thơ khác nhau và quan niệm về thơ chi phối tƣ duy cũng nhƣ sản phẩm thơ.
Ngay từ đầu thế kỷ XV, trong lời tựa cho quyển “Việt âm thi tập”, Phan Phu Tiên (đậu thái học sinh -1399) đã viết : “Tâm hữu sở chi tất hình ư ngôn, cố thi dĩ ngôn chí dã” tức là : (Nếu trong lòng có chí hướng thì ắt thể hiện ra lời nói, cho nên thơ là để nói nên cái chí của mình) Nhƣ vậy, quan niệm Thi dĩ ngôn chí trong văn học trung đại Việt Nam đã đƣợc xuất hiện từ thế kỷ
Quan niệm “Thi dĩ ngôn chí” xem mục đích của thơ không phải là “nhận thức và phản ánh hiện thực” mà chủ yếu là để bộc lộ cái chí của mình Cái chí ở đây cũng muôn hình muôn vẻ, nó có thể là cái tâm, cái hồn, cái mục đích, cái phong cốt của con người, của lớp nho sĩ trí thức luôn ôm hoài bão “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” hay nói nhƣ Nguyễn Công Trứ :
Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển.
Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rõ hơn nội dung của chí : “Có kẻ chí để ở đạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kể chí để ở sự ẩn dật” Phân chia và đề cập kỹ hơn từng loại chí, Phùng Khắc Khoan lại viết : “Chí mà ở đạo đức thì tất là phát ra lời lẽ hồn hậu, chí mà ở sự nghiệp thì tất là nhả ra khí phách hào hùng, chí ở rừng suối, gò hang thì thích giọng thơ liêu tịch, chí ở gió mây trăng tuyết thì thích vẻ thanh cao, chí ở nỗi uất úc thì làm ra lời thơ ưu tư, chí ở niềm cảm thương thì làm ra điệu thơ ai oán.”
Lê Quý Đôn còn coi : “Thơ ca là việc làm khi nhàn rỗi của các bậc thánh nhân” Đồng thời ông bàn thêm về quá trình sáng tạo thơ Trong “Lời đề tựa” của “Toàn Việt thi lục” ông viết : “ý thú tiên lập, từ tòng điêu chi” tức là: ý tứ lập trước còn từ điệu theo sau Ngôn ngữ thơ phải phục tùng ý đồ tư tưởng và quan niệm của tác giả.
Lê Thánh Tông, một ông vua học nho, chuộng nho đã đưa văn chương nhà nho thành chính thống, quan phương và làm văn, làm thơ theo quan niệm văn chương nhà nho Trong bài tựa sách “Quỳnh uyển cửu ca”, tập thơ xướng hoạ của Hội Tao đàn, với tư cách là hội trưởng: Tao Đàn nguyên súy, Lê Thánh Tông đã phát biểu về quan niệm văn chương của mình : “Ta nhân lúc muôn việc được rỗi, nửa ngày được nhàn, thường xem các sách, vui thích lục nghệ, mọi sự huyên náo lắng xuống, một ngọn đèn sáng thơm tho, thị dục ít,tinh thần trong sạch, ở yên, hướng cao, mới phấn khởi nghĩ đến khuôn phép lớn của Thánh Đế minh vương, lòng cẩn thận của trung thần lương bật” Liền đó ông sai lấy giấy, bút, mực ghi lại “Chân tình phát triển ra có anh khí dào dạt, thành cách ngôn hay”(2.T118,119) Quan niệm văn (có cả thơ) để chở đạo Đạo ở đây là đạo của Thánh Đế minh vương tức là đạo trị nước Đạo ở đây còn là đạo của trung thần lương bật tức là đạo thờ vua Lê Thánh Tông đã có ý thức dùng văn thơ để phục vụ nhà nước phong kiến Quan niệm văn chương của ông trong bản “tuyên ngôn” của Hội Tao Đàn là quan niệm văn chương nho giáo truyền thống được Việt hoá vào thời hoàng kim của chế độ phong kiến Đại Việt.
Phan Huy Chú mở đầu “Văn tịch chí” sách “Lịch triều hiến chương loại chí” đã viết : “Cái hay trong lòng người gửi vào trong văn chương sách vở, cho nên xem đến tư văn thì biết được đạo trời Thư tịch văn minh của loài người là ở đó” Quan niệm này coi tất cả văn minh của xã hội loài người đều thuộc phạm vi văn học Không phải chỉ có thơ văn mà ngay cả những công trình học thuật, những văn kiện chính trị, triết học, sử học đều đƣợc trau chuốt hình thức biểu đạt sao cho ý đẹp, lời hay như một tác phẩm văn chương. Chính quan niệm này đã ảnh hưởng trực tiếp đến thực tiễn sáng tác của dòng văn học trung đại, cái mà giới nghiên cứu thường vẫn gọi là “Văn - Sử -
Nguyễn Văn Siêu cũng đã từng quan niệm đúng đắn, và đầy sức thuyết phục về chức năng của văn học : “Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương”.
Trong thơ ca trung đại, “tư duy thơ không được quan niệm như là sự phát triển tự do của trí tưởng tượng phóng túng, tài hoa mà là sự học tập theo khuôn phép cổ nhân”(62.T39) Cho nên một trong những đặc điểm cơ bản của thơ ca trung đại là mang tính ước lệ, tương trưng với dày đặc các điển tích,điển cổ Lê Quý Đôn viết : “Nếu muốn học làm thơ, tất phải theo cổ nhân từng bước, lấy đấy làm khuôn mẫu, ra công mài giũa lâu ngày, tự nhiên phép luật và âm vận hợp thơ cổ.” (62.T39).
Với quan niệm “sùng cổ”, lấy cổ nhân làm khuôn vàng thước ngọc cho nên thơ bị trói buộc bởi nhiều nguyên tắc, qui chuẩn hà khắc Nhà thơ khi sáng tác phải hết sức giữ gìn thận trọng trong dùng chữ, đặt câu, luyện ý Lê Hữu Kiều viết : “Này, làm thơ, nên lập ý không linh hoạt thì mắc vào việc phù phiếm, luyện cách điệu không trang nhã thì mắc vào bệnh quê mùa, đặt câu không sắc sảo thì mắc vào bệnh thô lỗ, kém cỏi, dùng chữ không âm hưởng thì mắc vào bệnh tầm thường, tục tằn” Mang ý nghĩa tiến bộ, quan niệm “Thi dĩ ngôn chí” coi thơ cũng là sản phẩm tinh thần gắn liền với chủ thể sáng tạo Bởi thế, thơ đôi khi là sự phản ánh trực tiếp những tình cảm, tâm trạng cá nhân ở từng thời điểm nhất định Các bài thơ “Cảm tác”, “Ngôn hoài”, “Tức cảnh” là một minh chứng cho thực tế trên Nhưng nhìn chung, người xưa vẫn quan niệm thơ là một công cụ để giáo huấn đạo đức, giữ gìn phong hoá, kỉ cương, tôn trọng trật tự xã hội Quan niệm ấy làm cơ sở cho việc mỹ lệ hoá thơ, đề cao thơ, rằng “ngắm” thơ “nếm” thơ không thể bằng con mắt với khẩu vị thông thường.
Khi khen thơ hay, Nguyễn Du thường dùng “tú khẩu”, “cẩm tâm”, “Lời lời châu ngọc”, “Hàng hàng gấm thêu” Như vậy người xưa quan niệm , thơ là một đặc sản tinh thần cao quý dùng để bày tỏ tình cảm, để tặng cho nhau Họ
Xuân Diệu quan niệm về phê bình thơ
Là nhà thơ lớn của dân tộc, Xuân Diệu có cả một hệ thống quan niệm phong phú, sâu sắc về thơ, mà thơ và phê bình thơ lại có một mối quan hệ hữu cơ vô cùng mật thiết không thể tách rời Bởi vậy, khi tìm hiểu quan niệm về thơ của Xuân Diệu, ta không thể không tìm hiểu quan niệm của ông về phê bình thơ Vì sự tìm hiểu quan niệm về phê bình thơ sẽ bổ sung và làm phong phú hơn quan niệm về thơ.
Trên thế giới và Việt Nam trường hợp người sáng tác viết phê bình không hiếm, nhưng người viết liên tục, đều đặn và có một ý thức định hướng rõ rệt nhƣ Xuân Diệu thì không nhiều, nếu không muốn nói là rất hiếm Ngoài thơ, hoạt động nghiên cứu phê bình của Xuân Diệu nhƣ một dòng chảy liên tục không ngừng nghỉ Khác với cách viết tuỳ hứng theo kiểu Nguyễn Tuân, hay tập trung vào từng vấn đề nhƣ Chế Lan Viên, bằng trình độ học vấn, lòng say mê, tài năng và cả một hệ thống quan niệm phong phú, sâu sắc về thơ, những gì Xuân Diệu để lại thực sự là “ bộ giáo trình ”giá trị và đầy ý nghĩa cho người làm thơ, phê bình thơ Chính hệ thống quan niệm đó thông qua hoạt động phê bình của ông đã gắn liền với việc định giá những thành tựu thơ ca từ xƣa đến nay Đến lƣợt mình, những thành tựu đó lại khơi dậy lòng yêu thơ, say mê thơ trong tâm hồn độc giả.
Trong di sản văn học đồ sộ và đa dạng của Xuân Diệu để lại cho đời, với nhiều danh hiệu khác nhau, nhƣng Xuân Diệu vẫn thích nhất là danh hiệu nhà thơ.Phải chăng đó chỉ là cách nói của ông và xem ra cũng chỉ đúng ở giai đoạn trước cách mạng, còn giai đoạn sau cách mạng, mặc dù vẫn sáng tác thơ và không phải không có những thành tựu đáng kể nhƣng có lẽ nổi trội hơn, dành nhiều tâm sức hơn, gây tiếng vang hơn đối với bạn đọc lại là mảng nghiên cứu phê bình thơ Đã có nhà phê bình nào của Việt Nam đƣợc đồng nghiệp và giới nghiên cứu tôn vinh gọi là “nhà nghiên cứu phê bình lỗi lạc” (Mai Quốc Liêm), “một đại gia” (Hà Xuân Trường), “một viện nghiên cứu ” (Chế Lan Viên) nhƣ Xuân Diệu ? Cách gọi đó không chỉ thể hiện cách đánh giá cao của mọi người về ông trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình thơ mà còn hàm chứa không ít niềm yêu mến, sự ngƣỡng mộ và cảm phục.
Trước khi tìm hiểu quan niệm về phê bình thơ của Xuân Diệu, chúng ta cần sơ bộ tìm hiểu thế nào là phê bình văn học nói chung trong đó có phê bình thơ Nhƣ chúng ta đã biết phê bình văn học là một bộ môn của khoa nghiên cứu văn học Nó có nhiệm vụ kịp thời biểu dương, khẳng định những tác phẩm, tác giả và khuynh hướng nghệ thuật theo một quan điểm nhất định, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống những điều ngƣợc lại Do đó, phê bình văn học phải quan tâm đến tất cả các khía cạnh của hoạt động sáng tác, đến mọi lĩnh vực của sinh hoạt văn học.
Phê bình văn học đƣợc Biêlinxki quan niệm là “môn mỹ học vận động” Bởi thế nó phải dồi dào tính chiến đấu và giầu sức thuyết phục Chủ nghĩa Mác
- Lênin quan niệm rằng : nhà phê bình văn học thì không thể chỉ giữ vai trò của người du ngoạn và thưởng thức trên những cánh đồng thơ mà phải đấu tranh, phải sáng tạo không ngừng để góp phần vào việc chỉ đạo sáng tác và nâng cao chất lƣợng của sáng tác, chất lƣợng của chính phê bình và nâng cao khả năng nhận thức thẩm mỹ của công chúng.
Chính vì thế, Xuân Diệu hết sức quan tâm đến tính khoa học và nghệ thuật của phê bình, đến người phê bình và chất lượng của phê bình Quan niệm về phê bình thơ của ông vừa bao quát, vừa cụ thể, vừa nhất quán,vừa sinh động Do khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ xin đƣợc trình bày một số điểm cơ bản trong quan niệm của Xuân Diệu về phê bình thơ mà ông đã nhiều lần đề cập tới.
1 X uân Diệ u qu an niệm v ề m ục đích, n hiệm v ụ, y ê u c ầu, c ác h t hứ c , phư ơng p háp phê bìn h thơ
Phê bình thơ, theo Xuân Diệu quan niệm, là chiếc cầu nối giữa tác giả, tác phẩm và bạn đọc Vấn đề thiết cốt là phải phát hiện bảo vệ những giá trị đích thực của thơ, đồng thời giúp các nhà thơ có ý thức phấn đấu nâng cao chất lượng sáng tác, hướng tới xây dựng một nền thơ hiện đại phát triển Đó là một quan niệm phê bình thơ đúng đắn Trong nhiệm vụ của phê bình thơ, điều quan trọng, theo Xuân Diệu là phải đƣa cái đúng, cái tốt, cái hay cái đẹp của thơ tới đông đảo bạn đọc Trình độ của độc giả ngày càng cao Họ không chỉ cần cái đúng thuộc phạm trù chân lý, cái tốt thuộc phạm trù đạo đức mà còn cần cái hay, cái đẹp, cái hấp dẫn thuộc phạm trù thẩm mỹ làm thoả mãn những nhu cầu về tình cảm, những khát khao, mơ mộng của công chúng Ông khẳng định nhân dân lao động yêu cầu các nhà thơ, bằng tài năng và vốn sống thông qua cái đẹp, sự rung động, xúc cảm sâu sắc trước cuộc đời mà thoả mãn đáp ứng “một mảng tâm hồn” - món ăn tinh thần không thể thiếu cho bạn đọc yêu thơ.
Từ đó ông nhấn mạnh và xác định nhiệm vụ chính của phê bình là không phải “lên lớp” mà là “giúp các bạn yêu thơ hiểu một thời đại, một nền thơ, một nhà thơ” Một quan niệm mang tính chất bao trùm xuyên suốt của Xuân Diệu về phê bình thơ là người phê bình thơ phải có một nhãn quan phóng khoáng, phải có tầm nhìn rộng lớn và có quan niệm nghệ thuật đúng đắn Lấy những tiền đề đó làm cơ sở vững vàng cho việc dám đấu tranh để bảo vệ thơ hay phê phán thơ dở Đối với ông, nhiệm vụ của phê bình thơ không phải chỉ qua phê bình mà giới thiệu thơ cũng là một hoạt động của công tác phê bình Nhiều nhà thơ lớn trong và ngoài nước đã đến được với bạn đọc là từ những bài giới thiệu của ông.
Với một tƣ duy khoa học, Xuân Diệu khẳng định : nhà phê bình thơ phải có một quan điểm lịch sử cụ thể trong phê bình không thể cứ nói chung chung.Nhà thơ là một cá nhân cụ thể trong một hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ, thời gian, không gian cụ thể chứ không phải là nhà thơ trừu tƣợng “nghĩa là một thi sĩ sống làm thơ chứ không phải một thi sĩ trong óc của người phê bình”.
Một bài thơ hay là sản phẩm trong cuộc sống “nó mang máu thịt cụ thể của một nhà thơ trong một chặng của đời mình” Cho nên, nhà phê bình không chỉ theo cái “tạng”, cái sở thích riêng của mình để mà chủ quan đánh giá Xuân Diệu cho rằng nhà phê bình phải vƣợt qua cái mà mình không thích thú lắm để hưởng những cái ưu tú của thi sĩ, đừng hẹp hòi thiên vị Ông còn quan niệm : một nhà phê bình có bản lĩnh là phải sẵn sàng “lâm trận” ngay cả những đề tài
“vận hạn” nhƣ mảng thơ cổ điển, vừa khó, vừa khổ, vì quá cổ và có nhiều người đã bàn, đã viết Làm sao sáng tạo, phát hiện được cái mới đây? Khó khăn vô cùng! Bởi thế, phê bình của Xuân Diệu, không chỉ đóng khung đối với các tác phẩm đương đại mà ông viết rất sâu sắc và hay về thơ ca cổ điển Bằng sự kết hợp hài hoà giữa phê bình (rất chủ quan) và nghiên cứu (rất khách quan), quan niệm về phê bình của ông rất gần gũi với quan niệm phê bình hiện đại Nhà phê bình ở đây đã phải đấu tranh trên hai mặt để làm sống lại đẹp đẽ những nhà thơ có tài đã qua và biểu dương xứng đáng những nhà thơ có tài đang sống Để làm đƣợc điều đó, Xuân Diệu cho rằng nhà phê bình cần phải có thái độ khách quan, thẳng thắn, đồng thời phải dũng cảm và có bản lĩnh khi khen và cả khi chê Khen thái quá do khả năng kém hay do một động cơ phi thơ nào đó cố nhiên cũng không đƣợc Nhƣng chê phũ phàng, chê vùi dập là không nên.
Xuân Diệu quan niệm muốn cho phê bình phát triển đúng hướng, các nhà phê bình phải trung thực, thiện chí để bàn bạc trao đổi, không tự ái, không ngại sửa chữa chỗ phê bình sai Phê bình văn học cũng nhƣ tất cả các lĩnh vực khác, trong quá trình phát triển của mình phải liên tục soi sét lại bản thân và tự điều chỉnh Mục đích không phải là cản trở, gây khó khăn mà mục đích là để ngày càng nâng cao chất lƣợng của phê bình Nhà phê bình cũng không nên chỉ áp dụng một phương pháp nghiên cứu phê bình một cách máy móc, cứng nhắc, đồng thời cũng phải thận trọng khi đƣa ra kết luận, khẳng định cuối cùng cho một vấn đề nào đó Nhà phê bình cần phải thấy sự vận động và biến đổi không ngừng của bản thân công tác nghiên cứu phê bình khi thời gian thay đổi, phương pháp nghiên cứu đã được cập nhật và đa dạng hơn Nếu nhà phê bình chỉ quen lối làm việc theo cảm tính, định kiến rồi qui kết, chụp mũ hay tâng bốc thái quá hoặc nặng về tỉa tót dùng tiểu xảo, già kỹ thuật mà thiếu thiên chân, thiếu đi cái tâm của nhà phê bình thì cũng nhƣ khi làm thơ, thơ đó không thể sống lâu được trong tâm hồn bạn đọc Với phê bình, ảnh hưởng tác hại của nó còn ở phạm vi và mức độ lớn hơn cả sáng tác thơ.
Một số quan niệm về phê bình thơ nhƣ đã trình bày ở trên đƣợc Xuân Diệu vận dụng trong hầu hết các bài nghiên cứu phê bình của mình từ : thơ cổ điển, thơ hiện đại đến thơ nước ngoài hay một tác giả, một tác phẩm, một trào lưu Và về đại thể những điều ông đưa ra đều có căn cứ khoa học, có lý có tình, giầu sức thuyết phục.
Phê bình vừa là một hoạt động mang tính khoa học, vừa là một hoạt động mang tính nghệ thuật Theo Xuân Diệu quan niệm, nhà phê bình thơ phải am hiểu đặc trƣng của văn nghệ, đặc điểm của sáng tác thơ Sách “Thuyết uyển” xƣa phân biệt hệ quả của ba cách học : “lấy tai mà nghe thì học ở ngoài bì phu, lấy tâm mà nghe thì học ở cơ nhục, lấy thần mà nghe thì học ở cốt tuỷ”.