1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn tiếng trung làm ngoại ngữ thứ hai của sinh viên

103 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Tác Động Đến Việc Lựa Chọn Tiếng Trung Làm Ngoại Ngữ Thứ Hai Của Sinh Viên
Tác giả Võ Ngọc Thùy Dung
Người hướng dẫn Thạc sĩ Lê Lương Hiếu
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 738,83 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (11)
    • 1.2. Mục tiêu của dề tài nghiên cứu (12)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (12)
      • 1.2.2. Mục tiêu riêng (12)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (12)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (12)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (12)
    • 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (13)
    • 1.6. Bố cục luận văn (13)
  • Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (16)
    • 2.1. Một số khái niệm (16)
      • 2.1.1. Giới thiệu về tiếng Trung (16)
      • 2.1.2. Khái niệm quyết định và quy trình ra quyết định (16)
      • 2.1.3. Lựa chọn (18)
      • 2.1.4. Những tác động ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngoại ngữ thứ hai (18)
    • 2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan (21)
      • 2.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước (21)
      • 2.2.1 Các nghiên cứu trong nước (24)
    • 2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu do tác giả đề xuất (29)
      • 2.3.1. Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất (29)
      • 2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu tác giả đề xuất (30)
  • Chương 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (34)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (34)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (35)
      • 3.2.1. Nghiên cứu định tính (35)
      • 3.2.2. Xây dựng bảng câu hỏi và đánh giá các thang đo (35)
      • 3.2.3. Phương pháp lấy mẫu (39)
      • 3.2.4. Nghiên cứu định lượng (40)
  • Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (42)
    • 4.1. Giới thiệu về đối tượng nghiên cứu (42)
    • 4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (42)
      • 4.2.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính (42)
      • 4.2.1. Cơ cấu mẫu theo năm (42)
    • 4.3. Phân tích độ tin cậy thang đo (cronbach’s alpha) (43)
      • 4.3.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với 5 thang đo độc lập (43)
      • 4.3.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo phụ thuộc (45)
    • 4.4. Phân tích nhân tố khám pha EFA (46)
    • 4.5. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh các thang đo (50)
    • 4.6. Phân tích hồi quy và kiểm định mô hình (51)
      • 4.6.1. Phân tích hồi quy (51)
      • 4.6.2. Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy bội (52)
      • 4.6.3. Kiểm định độ phù hợp của mô hình (52)
      • 4.6.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu (56)
      • 4.6.5. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết (58)
  • Chương 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (63)
    • 5.1. Kết luận (63)
    • 5.2. Hàm ý quản trị (64)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (70)
      • 5.3.1. Hạn chế (70)
      • 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (70)

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành quản trị kinh doanh: Các yếu tốt tác động đến việc lựa chọn tiếng Trung là ngoại ngữ thứ hai của sinh viên.Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU11.1 Tính cấp thiết của đề tài11.2. Mục tiêu của dề tài nghiên cứu21.2.1. Mục tiêu chung21.2.2. Mục tiêu riêng21.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu21.3.1. Đối tượng nghiên cứu21.3.2. Phạm vi nghiên cứu21.4. Phương pháp nghiên cứu21.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài31.6. Bố cục luận văn3TÓM TẮT CHƯƠNG 15Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU62.1. Một số khái niệm62.1.1. Giới thiệu về tiếng Trung62.1.2. Khái niệm quyết định và quy trình ra quyết định62.1.3. Lựa chọn82.1.4. Những tác động ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngoại ngữ thứ hai82.2. Các công trình nghiên cứu liên quan112.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước112.2.1 Các nghiên cứu trong nước142.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu do tác giả đề xuất192.3.1. Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất192.3.2 Giả thuyết nghiên cứu tác giả đề xuất20TÓM TẮT CHƯƠNG 223Chương 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU243.1. Quy trình nghiên cứu243.2. Phương pháp nghiên cứu253.2.1. Nghiên cứu định tính253.2.2. Xây dựng bảng câu hỏi và đánh giá các thang đo253.2.3. Phương pháp lấy mẫu293.2.4. Nghiên cứu định lượng30TÓM TẮT CHƯƠNG 331Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU324.1. Giới thiệu về đối tượng nghiên cứu324.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu324.2.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính324.2.1. Cơ cấu mẫu theo năm324.3. Phân tích độ tin cậy thang đo (cronbach’s alpha)334.3.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với 5 thang đo độc lập334.3.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo phụ thuộc354.4. Phân tích nhân tố khám pha EFA364.5. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh các thang đo404.6. Phân tích hồi quy và kiểm định mô hình414.6.1. Phân tích hồi quy414.6.2. Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy bội424.6.3. Kiểm định độ phù hợp của mô hình434.6.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu474.6.5. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết48TÓM TẮT CHƯƠNG 453Chương 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ545.1. Kết luận545.2. Hàm ý quản trị555.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo615.3.1. Hạn chế615.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo61TÓM TẮT CHƯƠNG 563

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong bất kỳ thời kỳ nào, bất kể tại một quốc gia nào đều chú trọng đến vấn đề giáo dục, ngôn ngữ chính là cầu nối gắn kết tất cả mọi người, mọi quốc gia đến gần nhau hơn Trên thế giới có vô vàng ngôn ngữ đến từ các quốc gia khác nhau Trung Quốc là một trong những quốc gia rộng lớn có dân số cao nhất trên thế giới, có nền văn hóa lâu đời, ngôn ngữ tại quốc gia nay sử dụng - tiếng Trung cũng là một trong những ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới.

Việt Nam nằm ở phía nam Trung Quốc, với những phong tục, văn hóa có tương đồng, tiếng Trung tại Việt Nam cũng xem là một ngôn ngữ mang đến nhiều cơ hội giao lưu làm việc cùng người Trung ngay trên đất Việt Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã xây dựng và phát triển tại Việt Nam, Thông hiểu tiếng Trung giúp mở ra con đường việc làm giao lưu cùng với các doanh nghiệp người Trung, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, du lịch, học tập cùng người Trung hơn.

Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn tại Việt Nam, một thành phố phổ biến với ngành công nghiệp không khói, một thị trường mở vô cùng tiềm năng cho các bạn trẻ từ các trường đại học khắp nơi đổ về với mong muốn tìm kiếm một công việc phù hợp gắn bó lâu dài, thêm một ngoại ngữ là thêm một cơ hội, và tiếng Trung là chìa khóa để các bạn mở ra cách cửa cơ hội đến các doanh nghiệp lớn. Tại nhiều trường đại học đã bắt đầu chú trọng đến tiếng Trung thông qua ngành

“Ngôn ngữ Trung”, được biết tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, ngành ngôn ngữ Trung được nhiều bạn sinh viên yêu thích và lựa chọn, ngoài ngành học, trường tạo điều kiện cho các bạn sinh viên yêu thích tiếng Trung qua việc mở các lớp khai giảng tiếng Trung cho các bạn mới bắt đầu Ngoài ra, khi tiếng Trung đạt đến trình độ nhất định có thể thông qua bài kiểm tra đánh giá năng lực, đạt đến trình độ HSK3 thay thế chứng chỉ ngoại ngữ là có thể ra trường đối với bậc đại học, HSK2 đối với bậc cao đẳng.

Như vậy, đề tại: “Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn tiếng Trung là ngoại ngữ thứ hai của sinh viên trường đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả nghiên cứu đúc kết của tôi nhằm làm rõ hơn những tiêu chí yếu tố lựa chọn của sinh viên từ đó đưa ra hàm ý quản trị đến từng yếu tố,giúp mọi người tìm hiểu cũng như đưa ra quyết định khi lựa chọn ngôn ngữ này.

Mục tiêu của dề tài nghiên cứu

Làm rõ những yếu tố ảnh hưởng của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đến việc lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai.

Thứ nhất: Xác định các yếu tố tác động đến việc lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM. Thứ hai: Kiểm định độ tin cậy của thang do, kiểm định mô hình về mối quan hệ giữa các yếu tố độc lập có ảnh hượng đến quyết định lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai của sinh viên Từ đó xác định mức quan trọng nhiều hay ít của từng yếu tố đối với quyết định lựa chọn của từng sinh viên.

Thứ ba: Đưa ra một số hàm ý quản trị đến từng yếu tố về việc lựa chọn ngoại ngữ thứ hai của sinh viên.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tiếng Trung, tác động lựa chọn ngoại ngữ thứ hai, các yếu tố tác động đến việc lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai. Đối tượng khảo sát: Ngẫu nhiên một số bạn sinh viên từ năm nhất đến năm 4 tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM vào thời điểm khảo sát (02/2023).

- Phạm vi không gian: tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

- Phạm vi thời gian: thời gian thực hiện đề tài khóa luận từ ngày 15/11/2022 đến ngày 06/02/2023

Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài này, tác giả kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó phương pháp nghiên cứu định lượng làm chủ đạo để thực hiện

Các phương pháp nghiên cứu định tính:

- Tác giả sử dụng các phương pháp như: mô tả, thống kê, phân tích - tổng hợp, so sánh đối chiếu, phân tích các mô hình nghiên cứu trước đây để đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, xây dựng thang đo, xây dựng giả thuyết và thảo luận kết quả nghiên cứu

- Tác giả đề xuất phương hướng nghiên cứu của bài khóa luận được tiến hành gồm 3 bước:

Bước 1: Tác giả tiến hành thảo luận với sự hướng dẫn của giảng viên.

Bước 2: Dựa trên các kết quả thu được ở bước 1, tác giả chỉnh sửa nội dung các giả thiết.

Bước 3: Dựa vào các kết quả phỏng vấn các bước trên, tác giả tiến hành xây dựng thang đo chính thức và bảng khảo sát chính thức

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS 20.0 để xử lý, phân tích dữ liệu và tiến hành các kiểm định Trình tự tiến hành gồm:

- Thống kê mẫu nghiên cứu;

- Kiểm định Cronbach’s alpha để kiểm tra độ tin cậy của các thang đo;

- Phân tích nhân tố khám phá EFA;

- Phân tích tương quan Pearson;

- Phân tích hồi quy bội;

- Kiểm định mô hình và kiểm định giả thiết;

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài cho thấy các mối quan hệ của những yếu tố lựa chọn của sinh viên tác động đến việc học tiếng Trung, đồng thời chỉ ra mức độ tác động khác nhau của từng sinh viên khi quyết định chọn ngoại ngữ thứ hai Mức độ quan trọng của các yếu tố đối với sinh viên theo giới tính, năm học của từng sinh viên.

Kết quả nghiên cứu góp phần xác định những yếu tố tác động đến việc lựa chọn tiếng trung làm ngoại ngữ thứ hai của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.

Một phần, đề tài góp phần cung cấp thông tin và luận cứ khoa học mang tính tham khảo cho những sinh viên đang có nhu cầu tìm hiểu đến việc chọn một ngoại ngữ để học tập Khuyến khích nâng cao tính tự học ngoại ngữ mở thêm nhiều cơ hội học tập và việc làm cho các bạn trong tương lai. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo trong một phạm vi rộng hơn.

Bố cục luận văn

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứuChương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứuChương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứuChương 4: Thảo luận và kết quả nghiên cứuChương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Chương này giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa đề tài Chương 1 cũng là chương giới thiệu phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong đề tài, theo đó, đề tài sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu

Tiếp theo Chương 2 tác giả sẽ trình bày tổng quan tài liệu về cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài, các yếu tố ảnh hưởng đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn tiếng Trung Từ nghiên cứu đó đưa ra mô hình các yếu tố tác động đến việc chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một số khái niệm

2.1.1 Giới thiệu về tiếng Trung

Tiếng Trung (中 中 ) là tên gọi chung của tiếng phổ thông Trung Quốc Tiếng Trung lấy ngôn ngữ của người Hán – dân tộc đa số của Trung Quốc làm chuẩn, vì thế nó còn có tên gọi khác là tiếng Hán hay Hán ngữ (中中).

Tiếng Trung được sử dụng nhiều nhất triên thế giới không chỉ bởi 1/5 dân số thế giới lấy tiếng Trung làm tiếng mẹ đẻ, ngoài ra, Tiếng Trung cũng là một trong sáu ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hợp Quốc.( Người ta nói rằng có hơn 1 tỷ 600 triệu người sử dụng tiếng Hoa trong đó có khoảng 1 tỷ 400 triệu người ở đại lục Trung Quốc và 200 triệu người ở những nơi khác )

Văn hóa Trung Hoa đặc sắc và phong phú, nền kinh tế Trung Hoa ngày càng phát triển kéo theo “cơn sốt tiếng Hán” ngày càng trở nên nóng bỏng.

Tại Việt Nam, bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ 20, người ta đã tìm đến tiếng Hoa như một loại sinh ngữ đầy tiềm năng Thứ tiếng với những nét chữ tượng hình đầy nghệ thuật đã thu hút được đông đảo người học trên khắp thế giới.

2.1.2 Khái niệm quyết định và quy trình ra quyết định

Theo Philip Kotler (2013), tiến trình quyết định mua của người tiêu dùng có thể được mô hình hóa thành năm giai đoạn: Ý thức về nhu cầu (problem/need recognition), tìm kiếm thông tin (imformation search), đánh giá các phương án thay thế (evalution of alternatives), quyết định mua (purchase dicision) và hành vi sau khi mua (postpurchase behavior) Như vậy, tiến trình quyết định mua của người tiêu dùng đã bắt đầu trước khi việc mua thực sự diễn ra và còn kéo dài sau khi mua

- Ý thức về nhu cầu: Tiến trình mua khởi đầu với việc người mua ý thức được nhu cầu Người mua cảm thấy có sự khác biệt giữa trạng thái mong muốn và trạng thái thực tế Nhu cầu có thể bắt nguồn từ các tác nhân kích thích bên trong (như đói, khát, tính dục,…) và bên ngoài (báo chí, quảng cáo, bạn bè, xã hội,…) của chủ thể.

Do kinh nghiệm có trước đó, người ta hiểu được cách thức giải quyết sự thôi thúc này và động cơ của nó sẽ hướng đến những phương tiện có thể thỏa mãn được sự thôi thúc

- Tìm kiếm thông tin: Một khi người tiêu dùng đã xuất hiện nhu cầu, thì quá trình tìm kiếm thông tin được bắt đầu Nếu sự thôi thúc của người tiêu dùng mạnh, và sản phẩm dịch vụ vừa ý nằm trong tầm tay, người tiêu dùng rất có thể sẽ mua ngay Nếu không, người tiêu dùng đơn giản chỉ lưu giữ nhu cầu trong tiềm thức. Trong trường hợp họ muốn tìm kiếm các thông tin, thường có các nguồn thông tin sau: từ gia đình, bạn bè, hoặc người quen; qua quảng cáo, nhân viên bán hàng; các phương tiện truyền thông đại chúng và các tổ chức; tiếp xúc, khảo sát hay sử dụng sản phẩm dịch vụ

- Đánh giá các phương án lựa chọn: Khi lựa chọn sản phẩm dịch vụ dịch vụ để sử dụng và tiêu dùng, người tiêu dùng muốn thỏa mãn ở mức độ cao nhất nhu cầu của mình bằng chính sản phẩm dịch vụ đó Họ tìm kiếm trong giải pháp của sản phẩm dịch vụ những lợi ích nhất định Người tiêu dùng xem mỗi sản phẩm dịch vụ như một tập hợp các thuộc tính với những khả năng đem lại những lợi ích mà họ mong muốn có được và thỏa mãn nhu cầu của họ ở những mức độ khác nhau. Những thuộc tính mà người tiêu dùng quan tâm thay đổi tùy theo sản phẩm dịch vụ.

Và qua đó, người tiêu dùng có nhiều phương án hay nhiều dịch vụ để so sánh và lựa chọn

- Quyết định sử dụng dịch vụ: Trong giai đoạn đánh giá, người mua sắp xếp các nhãn hiệu trong nhóm nhãn hiệu đưa vào để lựa chọn theo các cấp bậc và bắt đầu từ đó hình thành ý định mua nhãn hiệu được đánh giá cao nhất Bình thường, người tiêu dùng sẽ mua nhãn hiệu được ưu tiên nhất Nhưng có hai yếu tố có thể dẫn đến sự khác biệt giữa ý định mua và quyết định mua

- Hành vi sau khi sử dụng dịch vụ: Sau khi đã mua sản phẩm dịch vụ, trong quá trình tiêu dùng người tiêu dùng sẽ cảm nhận được mức độ hài lòng hay không hài lòng về sản phẩm dịch vụ đó

- Sự hài lòng sau khi sử dụng dịch vụ: Trạng thái quyết định sự hài lòng của khách hàng nằm trong mối quan hệ giữa những kỳ vọng (expectations) của người tiêu dùng và tính năng sử dụng của sản phẩm dịch vụ mà họ cảm nhận được (perceived performance) Hệ quả của việc hài lòng và không hài lòng là người mua sẽ tiếp tục mua sản phẩm dịch vụ đó và nói tốt về nó, hoặc là thôi không mua sản phẩm dịch vụ đó nữa và nói những điều không tốt về nó với những người khác

Hình 2.1: Quy trình quyết định tiêu dùng

Như vậy, quyết định là quá trình suy nghĩ lựa chọn một lựa chọn hợp lý từ các tùy chọn có sẵn Khi cố gắng để đưa ra quyết định tốt, một người phải cần những mặt tích cực và tiêu cực của mỗi tùy chọn, và xem xét tất cả các lựa chọn thay thế. Đối với việc ra quyết định hiệu quả, một người phải có khả năng dự đoán kết quả của mỗi lựa chọn là tốt, và dựa trên tất cả các mặt hàng này, quyết định phương án nào là tốt nhất cho rằng tình hình cụ thể

Ra quyết định có thể được coi là quá trình nhận thức dẫn đến việc lựa chọn một niềm tin hoặc một quá trình hành động trong một số khả năng thay thế Mỗi quá trình ra quyết định đưa ra một lựa chọn cuối cùng có thể có hoặc không có thể có hành động gợi ý.

Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong các điều kiện khan hiếm nguồn lực.

2.1.4 Những tác động ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngoại ngữ thứ hai

Các công trình nghiên cứu liên quan

2.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Hiện nay, nghiên cứu về quyết định lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai nói chung ở nước ngoài theo các hướng nghiên cứu khác nhau Tác giả tổng hợp những nghiên cứu sau:

- Hướng nghiên cứu dựa trên quan điểm kinh tế: Các nhà nghiên cứu theo quan điểm này đều giả thiết rằng học sinh/sinh viên có hành động hợp lý khi quyết định lựa chọn bằng cách đánh giá tất cả các thông tin sẵn có tùy thuộc vào cảm xúc tại thời điểm họ ra quyết định (DesJardins & Toutkoushia, 2005) Họ xem xét các lợi ích tiềm ẩn khi tham gia vào một môi trường mới như là sự lựa chọn đầu tư bằng cách so sánh, cân nhắc từ chi phí và lợi ích để đưa ra quyết định Tất cả các tác giả dựa trên quan điểm kinh tế đều xem xét, tính toán chi phí và ảnh hưởng của các khoản chi tiêu đến quyết định lựa chọn của họ

- Hướng nghiên cứu dựa trên quan điểm xã hội học: Các nhà xã hội học hướng nghiên cứu đến những ảnh hưởng của vốn văn hóa và vốn xã hội (cultural and social capital) như là nền tảng kinh tế xã hội (SES), khát vọng và mong muốn Các tác giả cũng tập trung vào nhóm yếu tố gồm: mức độ ảnh hưởng khác nhau của cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình, bạn bè, thầy cô, thu nhập gia đình, giáo dục của cha mẹ Do vậy, hướng tiếp cận này sẽ có nhiều ưu điểm trong việc phân tích ảnh hưởng của nhóm tham khảo hoặc những rào cản có thể xảy ra ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trong từng bối cảnh cụ thể Tuy nhiên, cách này rất khó để làm rõ được các yếu tố tác động đến quyết định cuối cùng của học sinh Bởi ở các yếu tố thuộc xã hội học thường tác động mạnh mẽ đến quyết định lựa chọn một loại ngôn ngữ nào khi mới bắt đầu và chịu sự ảnh hưởng bởi các kiểu xã hội.

- Hướng nghiên cứu kết hợp kinh tế - xã hội: Mỗi hướng nghiên cứu đều có những thế mạnh và hạn chế nhất định Chẳng hạn, tiếp cận từ quan điểm của các nhà kinh tế sẽ hướng đến các yếu tố thuộc phạm trù kinh tế chủ yếu là liên quan đến đầu tư (tiền), nhưng không làm rõ được nguồn thông tin mà học sinh thu thập được. Ngược lại, tiếp cận của các nhà xã hội học phân tích rõ nguồn gốc thông tin cũng như cách thức thông tin ảnh hưởng đến học sinh trong quá trình họ ra quyết định, nhưng không đo lường được cách thức họ ra quyết định Hướng nghiên cứu kết hợp nhằm khắc phục những hạn chế và lọc ra những chỉ số nhằm giải thích nhiều hơn cho vấn đề nghiên cứu Hơn nữa, mô hình kết hợp sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có nhiều cơ hội can thiệp hơn so với mô hình kinh tế hoặc mô hình xã hội (Hossler và cộng sự,1985) Tóm lại, hướng tiếp cận này dựa trên quan điểm cho rằng: Mặc dù học sinh dựa trên những so sánh, đánh giá về chi phí và lợi ích mong đợi về việc lựa chọn nhưng khi quyết định vẫn phải dựa trên nền tảng là đặc điểm của bản thân (thói quen, giới tính, sở thích, khả năng tiếp thu ), nền tảng gia đình cũng như những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của nhóm tham khảo (gia đình, bạn bè, thế giới internet )

- Hướng nghiên cứu dựa trên quan điểm Marketing: Hướng tiếp cận marketing không hoàn toàn tiếp cận theo mô hình xã hội hay kinh tế mà dựa trên mô hình hành vi lựa chọn của người tiêu dùng gồm các yếu tố ảnh hưởng bên trong (đặc điểm riêng về văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý) và những yếu tố bên ngoài (xã hội, văn hóa, sản phẩm, giá cả ) và những nỗ lực giao tiếp của nhà cung cấp tới người tiêu dùng (Kotler & Amstrong, 2010) Do vậy, ngoài những yếu tố thuộc mô hình kết hợp kinh tế và xã hội, quyết định của mỗi cá nhân để chọn một ngoại ngữ mà bản thân mong muốn được học hỏi và trải nghiệm.

Crookes và Schmidt đã soạn thảo 1 công trình nghiên cứu động cơ học tập năm

1991 công trình nghiên cứu này đã mở ra 1 kỉ nguyên mới trong việc nghiên cứu động cơ học tập trong lĩnh vực giảng dạy và học tập ngoại ngữ hai tác giả cũng đã chỉ ra rằng, các công trình nghiên cứu từ trước đến nay đã bỏ qua môi trường giảng dạy trong lớp học trong học ngoại ngữ (Crookes và Schmidt 1991:492) Mối tương quan giữa động cơ học tập và việc học ngoại ngữ được thể hiện qua 4 khía cạnh sau: Giảng viên ( thái độ, trình độ chuyên môn), nội dung học tập ( kỹ thuật, bài học, kỹ năng) môi trường (bạn bè, văn hóa).

Hình 2.2 Yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học ngoại ngữ

Thông qua khung phân tích nhu cầu học ngoại ngữ của Dudly-Evans và St John tìm hiểu về trạng thái nhu cầu sử dụng ngoại ngữ, lý do lựa chọn một ngoại ngữ và các thông tin liên quan đến học tập ngoại ngữ Từ mô hình có những cách nhìn tonogt quan hơn về lựa chọn học ngoại ngữ, những thông tin cá nhân về người học ngoại ngữ bao gồm:

-Những nhân tố có thể tác động đến việc học của họ như kinh nghiệm học ngoại ngữ, phương tiện học tập, nhu cầu.

-Những mong muốn của người học.

-Những thông tin về nghề nghiệp trong tương lai gần của người học: Những khách quan, ngoại ngữ được sử dụng trong những hoạt động gì của công việc.

Môi trường Động cơ học tập ngoại ngữ

Hình 2.3 Khung phân tích nhu cầu ngoại ngữ của Dudly-Evans và St John

Nguồn: Dudly – Evans và St John 2.2.1 Các nghiên cứu trong nước

Hiện nay số bài nghiên cứu về vấn đề lựa chọn ngoại ngữ thứ hai tại Việt Nam rất ít, theo nhưng phân tích tìm hiểu từ tác giả, số bài nghiên cứu về vấn đề này rất ít, là một vấn đề mới Tác giả chỉ tìm thấy luận văn thạc sĩ của Nguyễn (2018), phân tích hiện trạng nhu cầu học tập tiếng Trung Quốc như một ngoại ngữ thứ hai của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh trên ba phương diện: nhận thức, nhu cầu mục tiêu và nhu cầu trong học tập

Tại các diễn đàn của các trung tâm ngoại ngữ, các trường đại học đều có những bài viết nói lên quan điểm chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai.

Theo Lê Hương (2020) việc học tiếng Trung nói riêng và học ngoại ngữ nói chung thì gồm các yếu tố sau ảnh hưởng đến việc theo học và tiếp thu của bạn Có rất nhiều các yếu tố nhưng chỉ phân thành 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc học tiếng Trung gồm giáo viên, học sinh và môi trường.

Giáo viên dạy, để học được thì người giáo viên sẽ có yếu tố chiếm khoảng 30% (Con số đưa ra chỉ để minh họa thêm thú vị, chẳng ai cân đo đong đếm được cái này) Giáo viên dạy có hấp dẫn thì học sinh sẽ dễ tiếp thu, tạo thêm động lực cho học sinh hăng hái học tập.

Học sinh học, cách mà bạn học tập như thế nào sẽ ảnh hưởng vào việc học của bạn rất nhiều Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học Đương nhiên ngoài việc học chúng ta còn phải giải trí, giải lao, ăn uống, ngủ nghỉ… nhưng nếu chúng ta thu xếp được phương pháp học tốt thì bạn sẽ chiếm được khoảng 40%-50% để nhanh đến đích hơn.

Môi trường học, đây là yếu tố về khách quan bên ngoài Ví dụ như những bạn đang du học tại Trung Quốc thì môi trường học sẽ tốt hơn các bạn đang học tiếng Trung ở Việt Nam.

Hình 2.4 Yếu tố ảnh hướng đến lựa chọn học tiếng Trung

Nguồn: Lê Hương (2020) Theo bảng tin trường Đại học Phú Xuân (2020) đưa tin về nguyên nhân nhu cầu học tiếng Trung tăng lên chống mặt, trường đã tổng hợp và đưa ra 5 lý do nên lựa chọn học tiếng Trung.

Học tiếng Trung để có thể giao tiếp với nhiều người: Tiếng trung nằm trong top ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới Theo thống kê hiện nay có hơn 1,5 tỷ người bản xứ sử dụng Và tiếng Trung cũng đang là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên internet Với dân số lớn nhất thế giới của Trung Quốc, đã đưa số người sử dụng tiếng Trung trở nên phổ biến.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu do tác giả đề xuất

2.3.1 Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất

Tổng kết từ các nghiên cứu ngoài nước và các nghiên cứu trong nước do tác giả tìm hiểu và tổng hợp, từ đó đưa ra giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc lựa chọn tiếng Trung làm ngoại nghữ thứ hai của sinh viên trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM với mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập: (1) Cơ hội, (2) Marketing, (3) Văn hóa, (4) Lời khuyên, (5) Chi phí Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu lí thuyết được xây dựng (Hình 2.7 )

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu các yếu tố lựa chọn tiếng Trung làm ngoài ngữ thứ hai của sinh viên trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Nguồn: tác giả 2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu tác giả đề xuất

Cơ hội luôn là một trong những điều mà bất kỳ ai cũng sẽ quan tâm khi theo đuổi một ngoại ngữ, nhận biết được tầm quan trọng , những khả năng, những cơ hội mà ngôn ngữ đó có thể mang đến cho bản thân người học Theo những nghiên cứu trên từ thanhmaiHSK, tác giả đã nghiên cứu tổng hợp ra các cơ hội mà ngôn ngữ có thể đem đến, từ việc học, việc làm, mối quan hệ.

Việc học: đạt chứng chỉ trình độ yêu cầu HSK có thể xin học bổng đi du học, tại một số trường đại học có thể yếu cầu làm chứng chỉ ngoại ngữ khi ra trường,… Việc làm: khả năng cao được làm việc tại các công ty có yêu cầu nhân viên phải biết tiếng Trung, tại Việt Nam vô số công ty do người Trung quốc được thành lập việc giao thương với đất nước Trung Quốc cũng không còn là chuyện xa lạ gì tại đất nước Việt Nam,…

Tạo thêm nhiều mối quan hệ: những người học ngoại ngữ luôn năng động cởi mở, học thêm một ngôn ngữ giúp bạn tiếp xúc và làm quên nhiều người hơn Khi

Lựa chọn tiếngTrung làm ngoại ngữ thứ hai tiếng Trung là một ngôn ngữ được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới sau tiếng Anh.

Từ những yếu tố trên , giả thuyết H1 được đưa ra như sau:

Giả thuyết H1: Tiếng Trung càng đáp ứng được nhiều cơ hội cho sinh viên thì sinh viên sẽ chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai.

Ngay nay trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt các yếu tố tuyên truyền, quảng báo qua internet, báo đài, áp phích, tờ rơi,…nhằm thu hút tìm kiếm khách hàng tiềm năng đến với một ngôn ngữ mới.

Trong nghiên cứu của D.W.Chapman (1981) có nói đến sức mạnh của sự nhấn mạnh nỗ lực giao tiếp có ý nghĩa lớn để quyết định của một nhóm sinh viên Trong nỗ lực ấy đăng quảng cáo trên các tạp chí, qua các tờ rơi, các buổi giao lưu để thu hút sinh viên và gia đình của họ tác giả cho rằng, từ những yếu tố truyền thông, tuyên truyền, quảng cáo thu hút được sự tò mò của sinh viên đến với một ngôn ngữ mới

Từ các yếu tố trên tác giả đưa ra giả thuyết H2.

Giả thuyết H2: Các nổ lực tuyên truyền quảng bá càng nhiều, càng thu hút được nhiều người muốn tìm hiểu và lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai. 2.3.2.3 Yếu tố văn hóa

Trung Quốc là một quốc gia có nền văn hóa lịch sử tồn tại lâu dài trong lịch sử phương Đông, nhiều sinh viên yêu thích, muốn tìm hiểu đến một nền văn hóa cổ, những hán phục, lịch sử tại Trung Quốc, là một yếu tố thúc đẩy đến việc các bạn sinh viên muốn lựa chọn tiếng Trung để học hỏi và nghiên cứu về một kho tàn văn hóa lâu đời.

Ngoài ra Trung Quốc còn rất nổi tiếng đến phim ảnh, Trung Quốc có rất nhiều idol nổi tiếng mà các bạn sinh viên luôn yêu thích và hâm mộ, việc học và tìm hiểu tiếng Trung giúp các bạn đến gần hơn về idol của mình, hiểu được lời mà idol nói, những chia sẽ những câu nói động viên hay đơn giản là có thểm xem phim của idol mà không cần đọc vietsub

Văn hóa mạng mở ra giúp các bạn sinh viên được thỏa sức làm điều mình muốn và thỏa sức trải nghiệm những diều mình muốn như liên lạc, giải trí hay kinh doanh bằng ngôn ngữ Trung.

Từ các yếu tố trên tác giả đưa ra giả thuyết H3

Giả thuyết H3: Các bạn yêu thích văn hóa, yêu thích đất nước Trung Quốc sẽ lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai.

Có câu nói: “Con ngựa tốt nhất vẫn cần đến roi da, con người tốt nhất vẫn cần đến những lời khuyên” (theo ngạn ngữ Mông Cổ) Câu nói trên với ý nghĩa ngựa vốn tính hoang dã không có rói thúc giục dù người chăn ngựa giỏi đến đâu cũng không thể thuần phục Con người cũng vậy lời khuyên luôn là liều thuốc giúp tìm được phương hướng trong những lúc khó khăn, phân vân không thể quyết định được.

Gia đình là người đi trước luôn có nhiều kinh nghiệm, anh chị chú bác là người lớn, đi nhiều, nhìn nhiều, biết được nhiều hơn khi đưa ra lời khuyên các con cháu nên lựa chọn điều gì luôn được lấy làm tiêu chuẩn để cân nhắc Bạn bè người bên cạnh luôn tâm sự khi bạn gặp phiền toái, các bạn đã học và muốn giới thiếu cho bạn mình học chung

Từ các yếu tố trên tác giả đưa ra giả thuyết H4

Giả thuyết H4: Lời khuyên từ gia đình bạn bè người thân là những lời vàng giúp các bạn sinh viên lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai.

Chi phí luôn là một yếu tố quyết định đến việc lựa chọn mua một sản phẩm, việc đắn đo suy nghĩ đến chi phí phải bỏ ra một số tiền như thế nào để tiếp nhận một ngoại ngữ mới Các khuyến mãi, giảm giá, quà tặng cũng trờ thành một phần trong chỉ tiêu khi các bạn sinh viên mong muốn mua sản phẩm

Từ các yếu tố trên tác giả đưa ra giả thuyết H5

Giả thuyết H5: Một khóa học tiếng Trung với một chi phí phù hợp với túi tiền của sinh viên sẽ là điều cân nhắc để các bạn sinh viên lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai.

Nội dung Chương 2 đã đi sâu vào làm rõ cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai của sinh viên Thứ nhất, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết nghiên cứu gồm giới thiệu sơ lược về tiếng Trung, Quyết định và quy trình ra quyết định, lựa chọn và các quyết định lựa chọn ngoại ngữ Thứ hai, tác giả trình bày các nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước về quyết định lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai Hầu hết các nghiên cứu được đề cập đều dựa trên nền tảng của các lý thuyết nêu trên Dựa vào lý thuyết gốc và phần tổng quan nghiên cứu tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu của luận văn gồm 5 biến độc lập: (1) Cơ hội; (2) Marketing; (3) Văn hóa; (4)Lời khuyên; (5) Chi phí Từ mô hình nghiên cứu này, tác giả đưa ra các khái niệm,thang đo, mối quan hệ về biến độc lập Chương 3 tác giả sẽ tiếp tục trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Trọng tâm của đề tài này là nghiên cứu định lượng với mục đích kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Nghiên cứu định tính được thực hiện làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình và bổ sung lý giải cho các kết quả nghiên cứu từ số liệu định lượng Nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm định các giả thuyết Từ các kết quả nghiên cứu này là căn cứ để thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa ra các hàm ý quản trị.

Phương pháp nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm hiệu chỉnh các khái niệm trong thang đo (có thể thêm hoặc bớt từ ngữ cho phù hợp với hoàn cảnh nghiên cứu) từ cuộc thảo luận ý kiến với giảng viên hướng dẫn và điều chỉnh theo ý nguyện của tác giả.

3.2.2 Xây dựng bảng câu hỏi và đánh giá các thang đo

3.2.2.1 Xây dựng bảng câu hỏi

Công cụ trong thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng là bảng câu hỏi chi tiết, các câu hỏi sử dụng chủ yếu là câu hỏi đóng với các trả lời được đo lường theo cấp độ thang đo rõ ràng (Nguyễn Đình Thọ, 2011 – Saris &Gallhoffer, 2007; Schuman & Presser, 1981) Một bảng câu hỏi tốt sẽ giúp nhà nghiên cứu thu thập được dữ liệu cần thiết với mức độ tin cậy cao (Nguyễn Đình Thọ, 2011) Vì vậy dựa trên những hiểu biết và tham khảo các nghiên cứu trước tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi với nhiều mục hỏi, các nội dung xoay quanh vần đề các yếu tố tác động đến việc chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai của sinh viên, bên cạnh đó cũng có mục hỏi liên quan đến thông tin cá nhân người được khảo sát Bảng câu hỏi khảo sát chi tiết được bố trí cuối luận văn (xem phụ lục 1)

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert với dãy giá trị 1÷5 để đo lường cảm nhận của đối tượng được khảo sát về tác động của 9 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn tiếng trung làm ngoại ngữ thứ hai của họ Thang đo của các biến với 5 mức độ: Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý; Mức 2:Không đồng ý;

Mức 3: Trung lập; Mức 4: Đồng ý; Mức 5:Hoàn toàn đồng ý.

Căn cứ vào thang đo sơ bộ tiến hành khảo sát thử trên mẫu khoảng 252 sinh viên để điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi với kích thước mẫu là n = 252 Bảng câu hỏi được phát ra cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩmTP.HCM, sau đó thu lại và kiểm tra đánh giá sơ bộ về mức độ trả lời các mục hỏi trong bảng khảo sát, đồng thời tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn, loại bỏ những mục hỏi chưa rõ ràng, mục hỏi xấu, sau đó hiệu chỉnh lần cuối trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức bằng việc sử dụng phương pháp hệ số tin cậy

Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để điều chỉnh các thang đo. Nếu các biến có hệ số tương quan giữa các biến - tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0,3 trong phân tích Cronbach’s Alpha thì sẽ bị loại bỏ và chỉ lấy nếu kiểm tra hệ số Cronbach alpha tổng lớn hơn 0,6, hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng 0,7 – 0,8 Nếu Cronbach’s Alpha >= 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được được về mặt độ tin cậy (Nunnally & Bernstein, 1994 “Nguyễn Đình Thọ, 2011”) Kế tiếp các biến quan sát có trọng số (hay hệ số tải nhân tố, Factor loading) dưới 0,5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ và kiểm tra tổng phương sai trích (≥50%) Cuối cùng các biến còn lại sẽ được đưa vào bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức

Thang đo chính thức gồm có 06 nhóm định lượng với 26 biến nghiên cứu là nhóm các yếu tố kỳ vọng sẽ ảnh hưởng tới các yếu tố lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai của sinh viên trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM. Thang đo được sử dụng trong mô hình là thang đo Likert 5 bậc được sử dụng cho nghiên cứu với mức độ đồng ý giảm dần từ 1 đến 5.

Thang đo cơ hội tác giả xây dựng dựa trên nhưng cơ hội lợi ích mà tiếng Trung có thể mang lại cho bạn khi lựa chọn ngoại ngữ này.

Bảng 3.1 Thang đo cơ hội

Mã hóa Biến quan sát Nguồn

Cơ hội CH1 – CH4 CH1 Tiếng Trung giúp bạn lấy chứng chỉ HSK làm chứng chỉ ngoại ngữ khi ra trường

CH2 Tiếng Trung mang đến cơ hội xin học bổng du học

CH3 Tiếng Trung giúp bạn tự đánh hàng taobao, alibaba, 1688 mall,…

CH4 Tiếng Trung tạo cơ hội xin việc làm tốt có mức thu nhập cao ĐH Phú Xuân (2020), ThanhmaiHSK (2020)

Thang đo marketing tác giả xây dựng gồm 5 biến quan sát dựa trên quảng bá, tuyên truyền, chương trình khuyến mãi, người tư vấn, nói về việc lựa chọn tiếng trung.

Mã hóa Biến quan sát Nguồn

Marketing M1 –M4 M1 Quảng bá qua tờ rơi, các buổi giao lưu văn hóa Trung – Việt ĐH Phú Xuân

M2 Có nhiều chương trình khuyến mãi, quà tặng, giảm giá

M3 Người tư vấn chuyên nghiệp tận tâm ĐH Phú Xuân

M4 Quảng bá trên internet, truyền thông đại chúng

Thang đo văn hóa tác giả xây dựng gồm 6 biến quan sát, tác giả dựa trên những yêu tố văn hóa lịch sự kết hợp trao lưu yêu thích của các bạn sinh viên.

Bảng 3.3 Thang đo văn hóa

Mã hóa Biến quan sát Nguồn

VH1 – VH6 VH1 Sự thu hút từ nên văn hóa lâu đời của

Trung Quốc ĐH Phú Xuân (2020), Kotler & Amstrong (2010)

VH2 Các yếu tố truyền thống với mong muốn được khám phá (hán phục, các sản phẩm thủ công, )

VH3 Những thần tượng ( Vương Nhất Bác,

Vương Tuấn Khải, Vương Hạc Đệ, )

VH4 Các món ăn dân gian truyền thống (Đậu hủ thúi, Vịt quay Bắc Kinh, Lẩu Tứ Xuyên, )

VH5 Những địa danh nổi tiếng với mong muốn được tìm hiểu (Vạn Lý trường

Thành, Cố Cung, Phượng hoàng cổ trấn, )

VH6 Yêu thích phim ảnh, âm nhạc Trung Hossler và cộng sự

Thang đo lời khuyên được tác giả xây dựng gồm 4 biến quan sát, tác giả dựa trên những những gợi ý từ người thân bạn bè bên cạnh khuyên bạn học tiếng Trung.

Bảng 3.4 Thang đo lời khuyên

Mã hóa Biến quan sát Nguồn

LK1 – LK4 LK1 Lựa chọn học tiếng Trung vì lời khuyên từ cha mẹ

Theo một số tác giả từ quan điểm xã hội học LK2 Lựa học tiếng Trung vì lời khuyên của anh chị LK3 Bạn bè học và rủ bạn cùng học tiếng

Trung LK4 Lựa chọn học tiếng Trung vì gọi ý từ thầy cô

Thang đo lời khuyên được tác giả xây dựng gồm 3 biến quan sát, tác giả dựa trên những tiện ích khi lựa chọn học ngôn ngữ tiếng Trung.

Bảng 3.5 Thang đo chi phí

Mã hóa Biến quan sát Nguồn

CP1 – CP3 CP1 Thành thạo tiếng Trung với một chi phí rẻ hơn các ngôn ngữ khác

Tổng hợp từ một số trung tâm ngoại ngữ trong nước (Molii FM, SOFL,…)

CP2 Thời gian để thành thạo tiếng Trung trong thời gian ngắn hơn các ngôn ngữ khác

CP3 Chọn học tiếng Trung vì nhận được nhiều khuyến mãi, quà tặng, (sách, mẫu chuyện tiếng Trung, )

Thang đo quyết định được đo lường dựa trên 5 biến quan sát, nội dung được xem là các yếu tố tác động đến việc lựa chừng tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai của sinh viên Được trình bày cụ thể ở bảng 3.6

Bảng 3.6 Thang đo quyết định

Mã hóa Biến quan sát Nguồn

QD1 – QD5 QD1 Chọn tiếng Trung vì tiếng Trung tạo cơ hội việc làm có thu nhập cao ĐH Phú Xuân (2020), ThanhmaiHSK (2020) QD2 Chọn tiếng Trung vì những quảng cáo tuyên truyền hấp dẫn

ThanhmaiHSK (2020), ThanhmaiHSk (2020) QD3 Chọn tiếng Trung vì đam mê yêu thích lịch sử, văn hóa Trung Quốc

QD4 Học tiếng Trung vì lời khuyên Nghiên cứu của các nhà xã hội học QD5 Chọn tiếng trung vì chi phí rẻ hơn các ngôn ngữ khác

Các trung tâm ngoại ngữ

Theo Hair và cộng sự (2014) con số tối thiểu cho các nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố là 100 Comrey & Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tương ứng là: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời Suanders và cộng sự (2007) đưa ra một bảng về quy tắc lấy mẫu theo sai số biên (marginal error) dựa trên tổng thể nghiên cứu Một số nhà nghiên cứu khác đưa ra cỡ mẫu theo quy tắc nhân 5, tức là số biến quan sát nhân 5 sẽ ra cỡ mẫu tối thiểu đảm bảo tính tin cậy của nghiên cứu Trong nghiên cứu này tác giả xác định cỡ mẫu là 300 đạt mức tốt theo quy tắc của Comrey & Lee (1992), đồng thời nó cũng đảm bảo khá nhiều quy tắc khác (ví dụ quy tắc nhân 5: 26*5 0 < 300)

Bên cạnh đó, kích thước mẫu tối ưu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu, các tham số cần ước lượng Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố Hair và cộng sự (2014) cho rằng số lượng mẫu gấp 5 lần so với số lượng biến còn Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), số quan sát tối thiểu phải bằng 4 đến 5 lần số biến quan sát trong phân tích nhân tố Để đạt được kích thước mẫu chuẩn yêu cầu, tác giả chuẩn bị 252 mẫu Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử dụng để thu thập dữ liệu Kích thước mẫu hoàn toàn phù hợp đủ điều kiện cho nghiên cứu Các mẫu được phân bổ đều đại diện cho các sinh viên tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Giới thiệu về đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện với số phiếu khảo sát phát ra là 252, thu về 252 phiếu, sau khi gạn lọc, rà sót những phiếu không đạt yêu cầu, những phiếu chỉ chọn một cột, những phiếu còn bỏ trống để lọc ra những phiếu đủ yêu cầu thông tin để tiến hành phân tích Dữ liệu sau khi được nhập vào phần mềm SPSS 20.0 sẽ tiến hành làm sạch và phát hiện, xử lý các giá trị khuyết bằng cách sử dụng bảng tần số để tiến hành rà soát tất cả các biến nhằm phát hiện sai sót trong quá trình nhập dữ liệu do nhập sai nội dung hoặc thiếu mục trả lời Kết quả, không phát hiện sai sót nào, không có giá trị khuyết, các biến có đầy đủ thông tin hợp lệ Như vậy toàn bộ dữ liệu sau khi được kiểm tra tính hợp lệ sẽ đưa vào phân tích các bước tiếp theo phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

4.2.1 Cơ cấu mẫu theo giới tính

Bảng 4.1 Thông tin cơ cấu mẫu theo giới tính

Phân loại Số lượng Tỷ lệ

Nguồn: Số liệu phân tích SPSS 20.0

Qua bảng 4.1 trên cho thấy, số luợng sinh viên nữ được khảo sát là 141 sinh viên (chiếm 56%) số nam sinh viên là 111 sinh viên (chiếm 44%) Như vậy cho thấy tỷ lệ khảo sát theo tiêu chí giới tính giữa sinh viên năm và sinh viên nữ là khá cân bằng.

4.2.1 Cơ cấu mẫu theo năm

Bảng 4.2 Thông tin cơ cấu mẫu theo năm

Phân loại Số lượng Tỷ lệ

Nguồn: Số liệu phân tích SPSS 20.0

Qua bảng 4.2 trên cho thấy, số lượng sinh viên năm nhất được khảo sát là 44 sinh viên (chiếm 17,5%), số lượng sinh viên năm hai được khảo sát là 61 sinh viên(chiếm 24.2%), số lượng sinh viên năm 3 được khảo sát là 78 sinh viên (chiếm31%) và số lượng sinh viên năm tư được khảo sát là 69 sinh viên (chiếm 27.4%).

Phân tích độ tin cậy thang đo (cronbach’s alpha)

4.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với 5 thang đo độc lập

Bảng 4.3 sau đây thể hiện tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy của 5 thang đo độc lập, kết quả chi tiết được trình bày cụ thể tại Phụ lục 2.

Bảng 4.3: kết quả kiểm tra độ tin cậy của 5 thang đo độc lập

Biến quan sát Thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số Alpha nếu loại biến

Cơ hội (CH): Cronbach’s Alpha = 0.831; N=4

Văn hóa (VH): Cronbach’s Alpha = 0.769; N=6

Văn hóa (VH): Cronbach’s Alpha = 0.834; N=5 chạy dữ liệu lần 2

Lời khuyên (LK): Cronbach’s Alpha = 0.787; N=4

Chi phí (CP): Cronbach’s Alpha = 0.755; N=3

Nguồn: Số liệu phân tích SPSS 20.0

Thang đo Cơ hội: Hệ số độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) của thang đo = 0,831 > 0,6 Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Do đó 04 biến quan (CH1, CH2, CH3, CH4) đều phù hợp và đạt được độ tin cậy đề thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

Thang đo Marketing: Hệ số độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) của thang đo 0,834 > 0,6 Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Do đó 04 biến quan (M1, M2, M3, M4) đều phù hợp và đạt được độ tin cậy đề thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

Thang đo Văn hóa: Chạy dữ liệu lần 1: Hệ số độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) của thang đo = 0,769 > 0,6 Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát VH3 = 0,127 < 0,3, nên biến quan sát này không đủ độ tin cậy để thực hiện các bước phân tích tiếp theo => bắt buộc phải loại bỏ

Chạy dữ liệu lần 2: Sau khi loại biến quan sát VH3, thang đo còn lại 05 biến (VH1, VH2, VH4, VH5, VH6) Tác giả tiếp tục kiểm định độ tin cậy của các biến này Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy: Hệ số độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) của thang đo = 0,834 > 0,6 Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Do đó, 05 biến quan sát (VH1, VH2, VH4, VH5, VH6) đã đủ độ tin cậy để thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

Thang đo Lời khuyên: Hệ số độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) của thang đo 0,787 > 0,6 Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Do đó 04 biến quan (LK1, LK2, LK3, LK4) đều phù hợp và đạt được độ tin cậy đề thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

Thang đo Chi phí: Hệ số độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) của thang đo = 0,755 > 0,6 Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Do đó 04 biến quan (CP1, CP2, CP3) đều phù hợp và đạt được độ tin cậy đề thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

4.3.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo phụ thuộc

Bảng 4.4 sau đây thể hiện tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy của biến phụ thuộc, kết quả chi tiết được trình bày cụ thể tại Phụ lục.

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định độ tin cậy của yếu tố phụ thuộc

Biến quan sát Thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số Alpha nếu loại biến

Quyết định (QD): Cronbach’s Alpha = 0.817; N=5

Nguồn: Số liệu phân tích SPSS 20.0

Kết quả kiểm định hệ số độ tin cậy cho thấy: Hệ số độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) của thang đo = 0,817 > 0,6 Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3.

Do đó 05 biến quan sát (QD1, QD2, QD3, QD4, QD5) đều phù hợp và đạt được độ tin cậy đề thực hiện các bước phân tích tiếp theo

Tóm lại: Sau bước kiểm định Cronbach’s Alpha, biến quan sát của 5 thang đo độc lập bị loại 1 biến là VH3 còn lại 20 biến, số biến quan sát của thang đo phụ thuộc vẫn được giữ nguyên là 5 biến.

Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả phân tích Cronbach’s Alpha STT Thang đo Hệ số Cronbach’s

Biến quan sát hợp lệ (Cronbach’s Alpha >0.6 và hệ số tương quan biến – tổng ≥ 0.3)

Nguồn: Số liệu phân tích SPSS 20.0

Phân tích nhân tố khám pha EFA

4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các biến độc lập

Kết quả phân tích khám phá nhân tố với các biến độc lập trong mô hình sau khi đã loại các biến quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ cho thấy kết quả khá tốt, phân tích khám phá nhân tố sử dụng với dữ liệu nghiên cứu là phù hợp

Bảng 4.6: Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett đối với thang đo của 05 yếu tố độc lập

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0.836

Mô hình kiểm tra của

Giá trị Chi - bình phương 1359.187

Nguồn: Số liệu phân tích SPSS 20.0

Bảng 4.7: ma trận nhân tố đã xoay khi phân tích EFA

STT Ký hiệu biến quan sát

Nhân tố được rút trích

Nguồn: Số liệu phân tích SPSS 20.0

Kết quả phân tích EFA ở bảng 4.7 cho thấy: 20 biến quan sát được rút trích thành 5 yếu tố, trong đó:

- Hệ số 0,5 < KMO = 0,836 < 1 (Bảng 4.6) ở mức ý nghĩa Sig (Bartlett’s Test of Sphericity) = 0,000 < 0,5, điều này cho thấy việc phân tích nhân tố khám phá của các nhân tố hoàn toàn phù hợp, đáng tin cậy và có ý nghĩa => các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể

- Kết quả phân tích (Bảng 4.7) cũng cho thấy tất cả các nhân tố sau khi rút biến đều có giá trị Eigenvalues > 1, phương sai trích = 65.098% > 50% là đạt yêu cầu. Điều này có ý nghĩa là: Với phương pháp rút trích Principal Components Annalysis và phép xoay Varimax, có 5 nhân tố được rút trích ra từ 17 biến quan sát, điều này cho thấy 5 nhân tố rút trích ra đã giải thích được 65.098% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể quan sát/dữ liệu Đánh giá kết quả phân tích EFA của 05 biến độc lập: Trong 20 biến đưa vào phân tích 3 biến (M2, CH3 và VH2) đã được rút giảm biến quan sát phù hợp để thực hiện nghiên cứu tiếp theo được rút trích thành 5 yếu tố để đo lường việc lựa chọn tiếng trung làm ngoại ngữ thứ hai của sinh viên trường Đại học Công nghiệpThực phẩm TP.HCM Thang đo sau khi phân tích EFA được hiệu chỉnh và mã hóa lại như bảng 4.8

Bảng 4.8: Thành phần thang đo của 05 yếu tố độc lập và được mã hóa sau phân tích EFA

STT Ký hiệu Biến quan sát Yếu tố

Tiếng Trung giúp bạn lấy chứng chỉ HSK làm chứng chỉ ngoại ngữ khi ra trường

Cơ hội (CH) CH2 Tiếng Trung mang đến cơ hội xin học bổng du học

CH4 Tiếng Trung tạo cơ hội xin việc làm tốt có mức thu nhập cao

M1 Quảng bá qua tờ rơi, các buổi giao lưu văn hóa Trung – Việt

Marketing (M) M3 Người tư vấn chuyên nghiệp tận tâm

M4 Quảng bá trên internet, truyền thông đại chúng

VH1 Sự thu hút từ nên văn hóa lâu đời của

Các món ăn dân gian truyền thống (Đậu hủ thúi, Vịt quay Bắc Kinh, Lẩu

Những địa danh nổi tiếng với mong muốn được tìm hiểu (Vạn Lý trường Thành, Cố Cung, Phượng hoàng cổ trấn, )

VH6 Yêu thích phim ảnh, âm nhạc Trung

LK1 Lựa chọn học tiếng Trung vì lời khuyên từ cha mẹ

LK2 Lựa học tiếng Trung vì lời khuyên của anh chị

LK3 Bạn bè học và rủ bạn cùng học tiếng

Trung LK4 Lựa chọn học tiếng Trung vì gọi ý từ thầy cô

CP1 Thành thạo tiếng Trung với một chi phí rẻ hơn các ngôn ngữ khác

Thời gian để thành thạo tiếng Trung trong thời gian ngắn hơn các ngôn ngữ khác

Chọn học tiếng Trung vì nhận được nhiều khuyến mãi, quà tặng, (sách, mẫu chuyện tiếng Trung, )

Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu phân tích với SPSS 20.0 4.2.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thang đo của yếu tố phụ thuộc

Kết quả phân tích EFA đối với biến phụ thuộc (quyết định lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai) cho thấy:

- Hệ số 0,5 < KMO = 0,841 < 1 ở mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,5, điều này cho thấy việc phân tích nhân tố khám phá của các nhân tố hoàn toàn phù hợp, đáng tin cậy và có ý nghĩa => các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể

- Kết quả cũng cho thấy tất cả các nhân tố đều có giá trị Eigenvalues = 2.890 >

1, phương sai trích = 57.805% > 50% là đạt yêu cầu Với phương pháp rút trích Principal Components Annalysis và phép xoay Varimax, có 1 nhân tố được rút trích ra từ 04 biến quan sát, điều này cho thấy 1 yếu tố rút trích ra đã giải thích được 57.805% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể quan sát/dữ liệu.

Bảng 4.9: Chỉ số KMO, kiểm định Bartlett và ma trận nhân tố đối với thang đo của yếu tố phụ thuộc

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0.841

Mô hình kiểm tra của

Giá trị Chi - bình phương 379.823

Biến quan sát Nhân tố

Nguồn: Số liệu phân tích SPSS 20.0 Đánh giá kết quả phân tích ma trận nhân tố đối với thang đo của yếu tố phụ thuộc cho thấy 05 biến quan sát đủ độ tin cậy và được giữ nguyên để thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh các thang đo

Hình 4.1: Mô hình sau kết quả phân tích EFA

Nguồn: tác giả tổng hợp

Sau quá trình kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích EFA, mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh bao gồm 05 yếu tố độc lập (với 17 biến quan sát) và 1 yếu tố phụ thuộc (với 05 biến quan sát) Qua mô hình nghiên cứu ở hình 4.1, tác giả tiếp tục sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng như sau:

Giả thuyết H1: Cơ hội có tác động đồng biến (+) đến quyết định lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai của sinh viên

Giả thuyết H2: Marketing có có tác động đồng biến (+) đến quyết định lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai của sinh viên

Giả thuyết H3: Văn hóa có tác động đồng biến (+) đến quyết định lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai của sinh viên

Giả thuyết H4: Lời khuyên có tác động đồng biến (+) đến quyết định lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai của sinh viên

Quyết định lựa chọn tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ hai

Giả thuyết H5: Chi phí có tác động đồng biến (+) đến quyết định lựa chọn tiếngTrung làm ngoại ngữ thứ hai của sinh viên.

Phân tích hồi quy và kiểm định mô hình

Kiểm định hệ số tương quan Pearson:

Trước khi phân tích hồi quy để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu, tác giả sẽ kiểm định hệ số tương quan Perason nhằm kiểm định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và độc lập cũng như mối tương quan của chính các biến độc lập với nhau. Kết quả phân tích tương quan Pearson ở bảng 4.10 cho thấy: Tất cả 05 yếu tố độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 1% (tương đương với độ tin cậy là 99%) Mối tương quan giữa các yếu tố độc lập cũng chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy biến Cơ hội (CH) có tương quan mạnh nhất với biến phụ thuộc (QD) với hệ số pearson = 0,572, kế tiếp là biến marketing (M) với hệ số pearson = 0,554, sau đó là biến Văn hóa (VH) với hệ số pearson 0.531, tiếp theo là biến Chi phí (CP) với hệ số pearson = 0.529 và cuối cùng tương quan yếu nhất là biến Lời khuyên (LK) với hệ số pearson = 0,512 Đối với mối tương quan giữa từng cặp biến độc lập với nhau: vì kết quả hệ số không có giá trị nào ≥ 0,8 nên buớc đầu có thể kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập

Bảng 4.10: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập

QD CH M VH LK CP

**: Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 phía)

Nguồn: Số liệu phân tích SPSS 20.0

4.6.2 Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy bội Đánh giá sự phù hợp của mô hình: Bước kiểm định này tác giả thực hiện chạy hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp đưa vào lượt (hay còn gọi là phương pháp enter) Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 4.13 cho thấy:

- Hệ số tương quan R (0,802) cho thấy là mô hình không giảm theo số yếu tố độc lập được đưa phân tích (05 yếu tố)

- Hệ số R2 = 0,643 là tương đối cao, do đó có thể kết luận được mô hình nghiên cứu có mức độ phù hợp tương đối cao.

- Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,636 (tương đương 63.6%) cũng cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 63.6% Hay nói cách khác là 63.6% sự biến thiên biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập

Bảng 4.11: Hệ số xác định

Mô hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

Nguồn: Số liệu phân tích SPSS 20.0

4.6.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Kiểm định sự phù hợp của mô hình: Nhằm đánh giá việc mô hình cho thể suy ra tổng thể hay không tác giả tiến hành kiểm định sự phù hợp của mô hình Tiến hành bước kiểm định này tác giả đã đưa ra giả thuyết và cơ sở để kiểm định các giả thuyết:

- Giả thuyết: H0: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = 0, có nghĩa là các biến độc lập: CH (Cơ hội), M (Marketing), VH (Văn hóa), LK (Lời khuyên) và CP (Chi phí) không có liên hệ tuyến tính với biến độc lập

- Nếu Sig < 5%: Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là có mối liên hệ tuyến tính giữa nhân tố phụ thuộc với ít nhất một trong các yếu tố độc lập

- Nếu Sig ≥ 5%: Chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là không có tồn tại mối liên hệ tuyến tính giữa yếu tố phụ thuộc với các yếu tố độc lập.

Bảng 4.12: Phân tích phương sai của mô hình hồi quy

Mô hình Tổng bình phương df Giá trị trung bình

Nguồn: Số liệu phân tích SPSS 20.0

Theo như kết quả bảng ANOVA ở bảng 4.14 cho thấy giá trị của Sig = 0,000

Ngày đăng: 28/06/2023, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w