phân tích tác phẩm văn học 11

23 3.7K 25
phân tích tác phẩm văn học 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

chọn lọc những đoạn văn phân tích hay, nghị luận các tác phẩm văn học 11

Đề: Phân tích nghệ thuật trào phúng độc đáo của VTP qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”- Số đỏ”. I. Mở bài - Giới thiệu kiệt tác “Số đỏ” của VTP. - Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” thể hiện tài năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phọng. II. Thân bài *). Nhận xét chung về tiếng cười trào phúng - Tiếng cười trào phúng là tiếng cười tư tưởng. Tư tưởng chi phối tác phẩm của VTP chính là niềm căm thù xã hội đương thời. Và phong cách nghệ thuật của một cuốn tiểu thuyết phụ thuộc vào tài năng của nhà văn khi dàn dựng những tình huống oái oăm, vô lí, khi xây dựng được những bức chân dung quái thai, kì quặc bằng một biện pháp phóng đại để tạo được tiếng cười hả hê. Và đằng sau tiếng cười hả hê đó người đọc nhận thấy tất cả là sự thật. *). Nghệ thuật trào phúng 1. Mâu thuẫn trào phúng a). Nhan đề - Tên của chương truyện hé mở một cảnh ngược đời quái gở: Xưa nay nói đến tang ma tức là nói đến sự sinh li, tử biệt. Thế nhưng ở đây gia đình có tang ma mà lại hạnh phúc, có người chết lại vui vẻ huyên náo, sung sướng. " Nhan đề vừa gây sự chú ý bởi tính hài hước, mỉa mai vừa cho người đọc phải băn khoăn, suy nghĩ “tại sao tang gia lại hạnh phúc?”. b). Tình huống truyện độc đáo - Từ nhan đề oái oăm, VTP đưa người đọc đến một tình huống truyện độc đáo. Tình huống mở ra ở ngay câu văn đầu tiên “Ba hôm sau ông cụ già chết thật”. Hoá ra cái chết của cụ cố Tổ đã là niềm mong đợi từ lâu của đám con cháu bất hiếu. - Cái chết của cụ cố Tổ đáng lẽ phải để lại nỗi đau đớn thiêng tiếc cho con cháu nhưng ngược đời thay nó lại mang đến cho gia đình này một bầu không khí mới. Bởi cái chết kết thúc khoảng thời gian mong mỏi chờ đợi, mở ra một kỉ nguyên mới- kỉ nguyên cái chúc thư của người khuất đi vào thời kì thực hành. " Cái chết của cụ cố Tổ đã lật tẩy bản chất thực sự của các thành viên trong gia đình. Và sau cái chết của cụ cố Tổ, các thành viên lập tức vứt bỏ vai diễn về lòng hiếu thảo giả vờ, thái độ tận tuỵ giả vờ. Người ta tưng bừng đi đưa giấy cáo phó, náo nức gọi phường kèn, tíu tít thuê xe đám ma, thân quyến phấn chấn, đến chia buồn tấp nập. " Đây là một tình huống điển hình vì thái độ của con người trước cái chết là thước đo chính xác phẩm giá con người. 2. Chân dung biếm họa - - Ông Phán: là người được nhắc tới đầu tiên. Đó là một ông rể quý hoá. Ông không ngờ cái sừng hươu vô hình trên đầu mình lại có giá trị đến thế. Ông mừng thầm vì cụ cố Hồng đã rỉ tai sẽ cho “con gái và con rể thêm một số tiền vài ba nghìn đồng” và hắn trù tính ngay một cuộc doang thương mới với XTĐ. " Ông Phán là một kẻ bất nhân, coi đồng tiền hơn danh dự, là một ông chồng bị vợ cắm sừng đáng lẽ phải lấy làm đau khổ nhưng ông lại sung sướng vì giá trị của đôi sừng. Ông Phán là một kẻ vô sỉ, sẵn sàng bán rẻ danh dự để trục lợi. - Cụ cố Hồng: mới chỉ 60 tuổi nhưng đã thích người ta gọi là cụ cố. Cụ mơ màng tới lúc “cụ mặc đồ xô gai….kia kìa”. Trong lúc gia đình nhốn nháo, thằng bồi tiêm đã đếm được 1872 câu gắt “Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi”, luôn tỏ ra hiểu biết nhưng thực ra chẳng biết gì chỉ như một con vẹt. " Cái chết của cụ cố Tổ không ảnh hưởng đến nếp sống của cụ cố Hồng. Đó là dịp để cụ cố Hồng lộ rõ chân tướng của kẻ ngu dốt, háo danh. - Ông Văn Minh: “Phân vân”, “đăm đăm chiêu chiêu” “vò đầu bứt tai” nhưng không phải vì cái chết của ông nội mà điều ông quan tâm là làm thế nào để cái chức thư kia sớm đi vào thời kì thực hành và xửa trí với XTĐ ra sao khi hắn có hai cái tội nhỏ (quyến rũ một em gái, tố cáo tội hoang dâm của một em gái khác), nhưng lại có một cái ơn to (gây ra cái chết của ông cụ già đáng phải chết). " Cái đáng cười: thái độ vẻ mặt của Văn Minh vô tình lại “hợp thời trang”, “đúng cái mặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối rối. Nhưng đằng sau tiếng cười tác giả muốn vạch trần bộ mặt bất nhân, giả dối của Văn Minh. - Cậu Tú Tân “điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi không được dùng đến”. Khi được dùng thì cậu lấy làm sung sướng. " Cái chết của ông nội là một dịp để thoả mãn thú vui chơi. - Bà Văn Minh: “sốt cả ruột vì mãi không được mặc đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen”. " Đám tang ông nội là cơ hội để bà Văn Minh trình diễn thời trang, đám tang trở thành sàn diễn. - Ông Typn “rất bực mình vì mãi không thấy sự chế tạo của mình ra mắt công chúng”. " Đám tang cụ cố tổ trở thành một dịp quảng cáo lăngxe cho dịp làm ăn mới. - Cô Tuyết: “thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả trừ một Tuyết”. Câu văn như một bản lề khép mở đưa người đọc đến bất ngờ: Tuyết đâu khổ đến mức muốn tự tử nhưng không phải vì người chết mà vì “tìm khắp… lòng” " Cuộc đời như một màn kịch mà con người cố tình hay vô tình vào vai rất đạt. 8 Đại tang trở thành đại hỉ. Buồn trong lúc vui là bất nhã. Vui trong khi đám ma dáng ra phải buồn là sự bất nhân. Cả gia đình cụ cố Hồng trở thành đại bất hiếu, đại bất nhân. VTP đã khẳng dịnh một sự thật: đạo đức bị băng hoại bởi lối sống Âu hoá, nó đánh vào thành trì tưởng như thiêng liêng, kiên cố nhất là gia đình - Sư cụ Tăng Phú thì “sung sướng mà vênh váo”. Bởi sư tin chắc rằng trong đám thiên hạ đứng xem trên phố thế nào cũng có người nhận ra “sư cụ đã đánh đổ được hội Phật giáo”. F Ông sư này đến đám tang không phải để cầu siêu cho người chết mà để mọi người biết thành tích đầy oái oăm của sư: đánh đổ hội Phật giáo Cái xấu xa chưa bao giờ hiện diện một cách trơ trẽn đến thế. - Nhân vật đám đông: Các bạn của cụ cố Hồng: sung sướng vì được dịp khoe đủ mọi thứ huân huy chương “Bắc đẩu bội tinh, Cao Mên bội tinh…”, khoe đủ mọi kiểu râu: “trên , ép và cằm, hoặc dài hoặc …”. Thế nhưng khi các cụ xúc động không phải vì tiếng kèn Xuân Nữ ai oán mà xúc động vì “trông thấy…Tuyết” thì đám “tai to mặt lớn” đã bị hạ bệ, bóc trần. Đằng sau dáng vẻ uy nghi, trưởng giả là bộ mặt thật của lũ “dê cụ”. Quần chúng cũng vào vai rất đạt: họ gồm đủ các thành phần, nhưng chủ yếu là giai thanh gái lịch. Vì vậy họ đến đám tang để “chim nhau, cườ tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò…”. Và chen vào những khóc lóc, mỉa mai nhau của những người trong tang gia là những câu thì thầm “con bé nhà ai kháu thế…” tưởng như lạc điệu mà rất hoà điệu. 3. Nghệ thuật dựng cảnh độc đáo - Cảnh đưa đám: Ống kính nhà văn mở rộng để lia toàn cảnh đám ma và miêu tả nó bằng những chi tiết đặc sắc. +. Đám ma đi qua các phố để lối phố phải chỉ trỏ phải bàn tán về một cái đám ma to tát. +. Đám ma được tổ chức theo lối Ta, Tây, Tầu có lốc bốc xoảng, có lợn quay đi lọng, hơn ba trăm câu đối. " Một sự hổ lốn, hỗn tạp, phô trương hợm hĩnh của một gia đình thừa của, thiếu học. +. Đám có đủ mọi thành phần từ giai thanh, gái lịch cho đến những vị tai to mặt lớn, họ đến để hoà vào đám tang tạo ra cái nhịp đều đều của cảnh đưa đám “đám cứ đi”. Nhìn bề ngoài thì tưởng như họ đang nghiêm trang đa người chết xuống huyệt nhưng kì thực khi đưa ông kính cận cảnh thì hoá ra mỗi thành viên trong đám tang này đều là một nhân tố biến đám tang thành một đám hội, đám rước. 8 “Thật là một đám ma to tát…cái đầu”. VTP đã bình như thế về cái đám ma ấy. Với giọng điệu mỉa mai và thủ pháp cường điệu, VTP đang mỉa mai những kẻ tổ chức đám tang và tham dự đám tang. VTP kết hợp lối nói phản ngữ. Có lẽ cái mỉm cười sung sướng của cụ cố tổ là cái cười khi không phải sống với đám con cháu khốn nạn, là cái cười ra nước mắt của cụ cố tổ. Cái “gật gù” phải chăng cụ cố tổ đã ngộ ra và thấu hiểu sự tha hoá vô lương tâm của những kẻ đi đưa mình. : Một đám tang không thiếu thứ gì nhưng kì thuỷ sự đầy đủ lại nói lên cái thiếu duy nhất: tình cảm chân thành dành cho người quá cố. - Cảnh hạ màn: VTP với ống kính nhạy cảm của mình đã chộp được những pha trào phúng, những khoảnh khắc trào phúng xuất thần để cho vở bi hài kịch kết thúc một cách hoàn hảo: chính là thời điểm hạ huyệt. Thật là một cảnh huống bi hài: Đầu tiên là cậu Tú Tân: “bắt bẻ từng người…như thế nọ”. Đối với cậu Tú Tân đây là cơ hội để làm nghệ thuật. Việc cậu làm không phải là bỏ nắm đất xuống huyệt để vĩnh biệt, cũng không phải là nhỏ những giọt nước mắt tiễn đưa người đã khuất mà cậu chỉ làm một việc “bắt bẻ…nọ”. FCậu đang trong vai trò của một đạo diễn, lập sân khấu ngay trên miệng huyệt. Biến bãi tha ma thành một sân khấu diễn tấn trò đời. Diễn viên siêu hạng nhất là ông Phán mọc sừng. Ông ta cứ “oặt người đi khóc mãi không thôi” như không đủ sức mang lòng hiếu thảo đau thương của mình nữa. Nhưng kì thực trong lúc “Hứt!Hứt! Hứt” ông ta đã bí mật giúi vào tay Xuân tờ 5 đồng gấp tư để trả công cho thằng này vì nhờ nó mà lần này cụ cố tổ mới chết thật và đại gia mới có cái đại tang vui vẻ đến thế này. F Đằng sau tiếng cười về khả năng diễn xuất đại tài của ông Phán là sự lừa lọc, giả dối, bịp bợm vô liêm sỉ của bọn thượng lưu trong xã hội tư sản thành thị thực dân nửa phong kiến trước cách mạng tháng Tám. : Một “xã hội chó đểu” “vô nghĩa lí”. 4. Ngôn ngữ, giọng điệu trào phúng - Giọng lưỡi của VTP sắc sảo không thương tiếc. Mỗi lời nhà văn ném ra như một mũi dao trúng đích, mổ xẻ lật tẩy mau lẹ ung nhọt của xã hội. Điều này xuất phát từ niềm căm thù mãnh liệt của VTP với xã hội đương thời. - Ông có lối sử dụng ngôn ngữ sắc bén. Có khi vạch ngay mâu thuẫn trong một câu văn: “Ba hôm sau…”, “những ông bạn của cụ cố Hồng…”. 8Đánh giá: VTP đã khai thác triệt để mâu thuẫn giữa hiện tượng và bản chất đẻ gây tiếng cười có ý nghĩa phê phán sâu sắc. Cảnh đám ma hiện lên như một màn hài kịch sống động, một bức biếm họa khổng lồ và chi tiết về xã hội lố lăng đồi bại đương thời. Liên hệ, so sánh: Chúng ta từng biết đến một đám tang trong văn học. Đó là đám tang của lão Gôriô trong tác phẩm cùng tên của Banzac. Mặc dù hai đám tang này khác nhau về không gian, thời gian, về người đưa đám… Một đám tang diễn ra trong một không gian hẹp của giáo đường nhỏ thấp và tối, tại nghĩa địa trong một thời gian ngắn ngủi đến xót xa, một buổi hoàng hôn ẩm ướt; một đám tang diễn ra trong không gian rộng khắp phố phường; thời gian dài tới mức con cháu phải la ó. Một đám tang thì thưa vắng chỉ có người lạ; một đám tang thì đông vui nhộn nhịp đầy đủ con cháu, bạn bè. Một đám tang của kẻ tứ cố vô thân; một đám tang của kẻ đại phúc. Một đám tang được làm từ số tiền ít ỏi của chàng sinh viên nghèo; một đám tang của một gia đình giàu có phô trương. Một đám tang có hai chiếc xe tang chỉ có gia huy nhưng không có người ngồi; một đám tang có xe tang, có người ngồi thậm chí ngồi “vênh váo”. Một đám tang có những giọt nước mắt của chàng sinh viên- giọt nước mắt tình người; một đám tang có những giọt nước mắt giả dối của cụ cố Hồng, ông Phán. Thế nhưng hai đám tang lại rất giốnn nhau: tất cả những người đi đưa đều vì tiền hoặc vì những mục đích riêng của mình, đều là nơi biểu hiện của sự giả dối và cả hai đám tang đều thiếu tình người. Một đám đưa tiễn hai linh hồn (chàng sinh viên sau đám tang đã thách thức với cả xã hội thượng lưu); một đám tang đưa tiễn cả xã hội xuống mồ. III. Kết bài - Khẳng định giá trị tác phẩm, đoạn trích. ______________________________________________________ - Tài năng của VTP.Đọc tên chương- Nguyên văn trong tác phẩm là : Hạnh phúc của một tang gia - một cái đám ma gương mẫu… chúng ta không khỏi bật cừơi bởi cách thông báo hóm hỉnh của nhà văn. Nội dung sự việc là một việc đau đớn, bất hạnh. Vậy mà “tang gia” lại có ”hạnh phúc”! việc tang là nghi lễ thiêng liêng, cần trang trọng, vậy mà, ngôn từ dành cho cái việc đại hiếu của một gia đình như gia đình cụ cố Hồng lại hỗn độn, pha trộn tuỳ tiện chữ Hán, chữ Nôm, nào hạnh phúc, nào tang gia, nào văn minh, gương mẫu. cứ như chuyện đùa, chuyện vui vậy! Cái sự đùa vui ấy mở màn cho vở hài kịch mà trên sân khấu hiện thật rõ hai trạng huống nực cuời: đám tang nhưng không phải là đám tang, nó là một đám…. rước. Con người nhiưng không phải là con người mà là…. những hình nhân dị dạng, những quái vật. Với đặc điểm là một tiểu thuyết hoạt kê, tác phẩm Số Đỏ của VTP đã miêu tả thật sống động bao nhiêu cảnh đời và con ngừơi mang tính hài hước, giễu cợt. Không chỉ một cuộc đời của nhân vật chính – Xuân Tóc Đỏ- đáng cười, mà hầu như tất cả các nhân vật, các tình huống, chi tiết truyện đều đáng cười, đáng phê phán. Chương XV của tác phẩm - với tiêu đề Hạnh phúc của một tang gia - miêu tả đám tang cụ cố tổ, giống như một chuỗi cười dài, một cuộc đưa tiễn tập thể, cuộc hành trình tới mộ của cả xã hội, cái xã hội tư sản thành thị Âu hoá rởm, văn minh rởm hết sức lố lăng, đồi bại đang hiện diện ở VN những năm 30 – 45 của thế kỉ XX. Mỗi tình huống truỵên, mỗi nhân vật cứ tự nhiên làm bật ra tiếng cuời. Tiếng cười mang nhiều sắc độ, liên tục không dứt. Nó kéo dài trong suốt thời gian đám tang, suốt cuộc hành trình đưa tiễn…. Đọc tên chương- Nguyên văn trong tác phẩm là : Hạnh phúc của một tang gia - một cái đám ma gương mẫu… chúng ta không khỏi bật cười bởi cách thông báo hóm hỉnh của nhà văn. Nội dung sự việc là một việc đau đớn, bất hạnh. Vậy mà “tang gia” lại có ”hạnh phúc”! việc tang là nghi lễ thiêng liêng, cần trang trọng, vậy mà, ngôn từ dành cho cái việc đại hiếu của một gia đình như gia đình cụ cố Hồng lại hỗn độn, pha trộn tuỳ tiện chữ Hán, chữ Nôm, nào hạnh phúc, nào tang gia, nào văn minh, gương mẫu. cứ như chuyện đùa, chuyện vui vậy! Cái sự đùa vui ấy mở màn cho vở hài kịch mà trên sân khấu hiện thật rõ hai trạng huống nực cuời: đám tang nhưng không phải là đám tang, nó là một đám…. rước. Con người nhưng không phải là con người mà là…. những hình nhân dị dạng, những quái vật. Sau thời gian bối rối theo lẽ thường tình của một nhà có việc tang, khi ba người quan trọng nhất – ông Cố Hồng, bà vợ và Văn Minh từ trên gác xuống dưới nhà cắt đặt mọi việc, thì cái gia đình có đại tang đó bừng lên một ngày hội. Lúc đưa đám thì cả bàn dân thiên hạ ở phố phường, ai cũng thấy đám ma được tổ chức linh đình, đủ kiểu cách, lễ nghi theo cả lối ta, tây, tàu. Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả thành phố nhốn nháo …”Kèn ta, kèn tây, lèn tàu lần lượt thay nhau mà rộn lên”. Tiếng khóc của những người trong tang gia xen lẫn tiếng “thì thầm” về chuyện vợ con, nhà cửa, may áo, sắm tủ, hoặc những tiếng nói “thì thào” của bọn đàn ông bình phẩm sắc đẹp của các cô gái, “than thở” việc “vợ béo, chồng gầy”. Vậy đấy, trên cái sân khấu hài hước, người đọc thấy được một khung cảnh pha tạp, hỗn độn, đồ vật và con người hỗn độn, âm thanh và màu sắc hỗn độn, việc vĩnh biệt một con người là việc đùa vui, tiếng khóc của nhiều người cũng hỗn độn, việc vĩnh biệt một con người và việc đùa vui, tiếng khóc của nhiều người cũng hỗn độn. Đám rước mà như “ở hội chợ”. Đám tang hay đám rước? Bởi vì, như tác giả kể: “Đám cứ đi” rồi lại “Đám cứ đi”. Những lời văn bỡn cợt, lơ lửng, hóm hỉnh, chua chát. Và ông nhận xét: “ Thật đúng là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cuời sung sướng, nếu không gật gù cái đầu”. …………………………………. Chương 15 – HP của một tang gia là một trong những màn hài kịch đặc sắc nhất của tiểu thuyết “Số đỏ” của VTP. Để dàn dựng một màn hài kịch cười, trước hết phải phát hiện ra một mâu thuẫn trào phúng. Tiếng cười có muôn hình vạn trạng, tuy nhiên bao giờ nó cũng bật ra trước một mâu thuẫn trào phúng được phóng đại lên. Mâu thuẫn trào phúng trong chương 15 được gợi lên ngay từ cái nhan đề của nó. Tang gia mà lại hạnh phúc! Nhà có người chết mà lại vui! Tang gia quả có bối rối nhưng đó là cái bối rối sung sướng, bối rối không phải để tổ chức một đám rước, một ngày hội. Người chết là cụ cố tổ. Cụ mất đi để lại một gia tài lớn. Nhưng ông già quái ác này lại ghi trong di chúc: chỉ chia gia tài cho con cháu khi cụ đã qua đời. Thật là sốt ruột, vì cụ cứ sống mãi. Con cái, dâu rể đều chờ đợi cái chết của cụ như chờ đợi một hạnh phúc vậy. Và hạnh phúc đã đến. Đặc sắc của đoạn trích là đã diễn tả được chung quanh hạnh phúc chung của tang gia, mỗi thành viên trong gia đình lại có một hạnh phúc riêng không ai giống ai, gắn liền với tính cách riêng của mỗi người và mỗi nhân vật lại có một mâu thuẫn trào phúng. Chẳng hạn, cụ cố Hồng. Vì là cụ cố nên luôn đóng vai già yếu, tuy tuổi cụ mới ngoài 50. Xưa nay, cụ mới đóng trò già yếu trong nhà, nay nhờ có đám tang cụ được diễn trò già yếu trước hàng nghìn người. “Cụ cố Hồng đã nhắm nghiền mắt mà mơ màng đến lúc cụ mặc đồ xô gai. Lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: Úi chà! Trông kìa! Con trai lớn đã già đến thế kia kìa!” Vợ chồng Văn Minh thì chắc chắn sẽ được chia một gia tài kha khá, chỉ còn phải lo mời luật sư đến chứng kiến cái chết của cụ cố tổ để cái chúc thư kia đi vào giai đoạn thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa. Đây cũng là dịp để tiệm may âu hóa và ông TYPN có thể lăng xê những mốt trang phục táp bạo nhất có thể ban cho những ai có tang đương đau đớn, vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời. Cô Tuyết thì sung sướng vì được mặc bộ y phục Ngây thơ hở cả nách và nửa vú viền đen, đội cái mũ mấn xinh xinh…. Tuyết mời các quan khách rất nhanh nhẹn, trên mặt lại có vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt. Ông Phán mọc sừng lại hả hê vì đã được cụ cố Hồng hứa chia thêm cho vài nghìn đồng. Chính cụ cũng không ngờ giá trị đôi sừng hươu lại to đến như thế. Cậu Tú Tân mừng điên người vì đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà vẫn chưa được dùng đến. Xuân Tóc Đỏ càng được vênh vang hơn vì nhờ nó mà cụ Cố mới lăn đùng ra chết. (Nó tố cáo ngay trước mặt cụ tội ngoại tình của cô Hoàng Hôn, cháu gái của cụ, và cắm sừng vào đầu ông Phán, cháu rể cụ) Là cố vấn của báo Gõ Mõ, Xuân còn đem lại danh giá bất ngờ cho đám tang vì đã bổ sung vào sự long trọng sáu chiếc xe chở sư cụ chùa bà Banh, đại diện hội Phật Giáo, báo Gõ Mõ cùng với những vòng hoa đồ sộ… Hạnh phúc còn lan ra cả ngoài gia đình người chết. Cảnh sát Min Đơ, Min Toa được thuê giữ trật tự cho đám tang. Những bạn bè tai to mặt lớn của cụ cố Hồng được dịp khoe khoang sự oai vệ và danh giá của mình, những bội tinh và râu ria… Hàng phố thì vui quá vì mấy khi được xem đám ma to như thể là hội chợ. Một trong những nét đặc sắc của chương truyện là tả đám đông ồn ào. Láo nháo, nhặng xị. Dường như có ý thức khi vận dụng kĩ thuật điện ảnh, tác giả lùi xa quay toàn cảnh đám tang đang nghiêm chỉnh đi theo quan tài người chết đến tận huyệt với cái điệp khúc đám cứ đi…. Có khi lại dí sát ống kính quay cận cảnh để thấy đây không phải là một đám ma mà là một đám rước, đám hội hết sức vui vẻ. Đám cứ đi nhưng không ai nghĩ đến việc đưa đám. Đến đây không phải để khoe những bộ ngực đầy huân, huy chương và những bộ râu ria oai vệ thì cũng để thì thầm với nhau về những chuyện vợ con, chuyện sắm một cái áo, cái tủ…. Còn bọn thanh niên thì chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau bằng vẻ mặt buồn rầu của người đi đưa đám ma. Màn kịch kết thúc bằng chi tiết hài hước chó đểu. Ông Phán mọc sừng dúi vào tay Xuân 5 đồng thanh toán tiền thuê Xuân tố cáo cái nhục mọc sừng của ông ta. Số Đỏ là một cuốn tiểu thuyết dùng hình thức giễu nhại, lật tẩy tính chất bịp bợm của những tầng lớp gọi là thượng lưu, trí thức của Hà Nội xưa. Tất cả là một cuộc diễn trò lớn: MỘT CUỘC BÁO HIẾU LINH ĐÌNH NHẤT CỦA MỘT GIA ĐÌNH ĐẠI BẤT HIẾU ******* 1. Giá trị châm biếm và đả kích cái xã hội thực dân phong kiến tư sản xấu xa, đồi bại và thối nát. - Trong gia đình, ông chết, cha chết - một cái chết làm cho nhiều người sung sướng lắm. Cụ cố Hồng “nhắm nghiền mắt lại mơ màng”… vì cụ chắc thiên hạ “ai cũng phải khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế!”. Ông phán mọc sừng sung sướng vì ông ta không ngờ rằng “đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông ta mà lại to đến thế” nên đã được cụ cố Hồng - bố vợ - hứa sẽ chia thêm cho con gái và con rể thêm vài nghìn đồng… Văn Minh chồng rất hạnh phúc vì từ nay cái chúc thư chia gia tài “sẽ đi vào thời kỳ thực hành”. Cậu tú Tân được dịp dùng đến mấy cái máy ảnh. Bà Văn Minh sung sướng vì cái mốt về những bộ đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen… sẽ đem đến cho những ai có tang “được hưởng chút hạnh phúc ở đời”. Ông Typn chờ mong các báo chí phê bình “những chế tạo của mình” trong cuộc cải cách y phục của Âu hóa… Tuyết thì diện bộ đồ NGÂY THƠ để cho thiên hạ biết rằng “mình chưa đánh mất cả chữ trinh”, v.v… - Ở ngoài xã hội, hai viên cảnh sát MIN ĐƠ, MIN TOA., giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn như nhà buôn vỡ nợ thì được có đám thuê nên “sung sướng cực điểm”. Các quan khách đến đưa mà, bạn của Tuyết, Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan, những giai thanh gái lịch được dịp “chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau…”. Banh thân của cụ cố Hồng đến đưa đám ma với cái ngực “đầy những huy chương…”, với bộ râu “hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen, hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn”… đến để khoe tài, khoe đức, khoe của… Sư cụ Tăng Phú thì sung sướng vênh váo, ngồi trên một chiếc xe vì đã “đánh đổ đượng Hội Phật giáo, và như thế là cuộc đắc thắng đầu tiên của báo Gõ Mõ vậy”. Còn Xuân tóc Đỏ đến đưa đám với sự cố ý đến chậm, bằng 2 vòng hoa đồ sộ, 6 chiếc xe có cắm lọng,… hắn đã làm cho Tuyết “liếc mắt đưa tình cho nó để tỏ ý cám ơn”, làm cho cụ bà sung sướng thốt lên: “Ông Đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp phúng viếng đến thế, và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả”. Và Xuân sao không sung sướng, chỉ một câu nói: “Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng!” mà được ông phán-mọc-sừng trả công đến một tờ giấy bạc 5 đồng gấp tư “dúi vào tay”… Đúng là “hạnh phúc của một tang gia”, mặc dù lúc hạ huyệt có cụ cố Hồng mếu, ông phán-mọc-sừng khóc to “Hứt! Hứt! Hứt!”. 2. Nghệ thuật trào phúng bậc thầy: - Một đám ma được kể và tả như một đám rước xách với nhiều vai hề già có, trả có, đàn ông, đàn bà… của tầng lớp tư sản “Âu hóa” rởm. Tác giả biểu lộ sự khinh bỉ, châm biếm sâu cay. - Các thủ pháp nghệ thuật trào phúng vận dụng sắc sảo tài tình: + Phóng đại: cụ cố Hồng sung sướng quá vì chuyện bố chết mà hút liền một chặp 60 điếu thuốc phiện, gắt 1872 lần câu: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”. + Đặc tả những bộ râu của các ông bạn của cụ cố Hồng rất hài hước! + Phục bút: Xuân đến đưa đám muộn, lúc đầu làm cho Tuyết đau khổ “có thể muốn tự tử được”, lúc hắn đến, Tuyết liếc mắt đưa tình cho hắn để tỏ ý cảm ơn. Và cụ bà thì thốt lên sung sướng “đám ma kể đã là danh giá nhất tất cả!”. + Những vai hề: cậu tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng bắt bẻ từng người “hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng…” để chụp ảnh. Ông phán-mọc-sừng khóc to “Hứt! Hứt! Hứt!” nhưng lại bí mật giúi vào tay Xuân tờ giấy bạc 5 đồng gấp tư… - Rất sòng phẳng trong việc mua bán “danh lợi”! + Sử dụng tương phản làm nổi bật cái hài, cái rởm, cái đồi bại, thối nát vô luân hãnh diện. Ví dụ, sư cụ Tăng Phú, v.v… Vũ Trọng Phụng là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của nền văn học VN. Có lẽ đặc sắc nhất là đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” được trích từ tác phẩm “Số đỏ”. Tác phẩm như một lời phê phán cái sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” lúc bấy giờ. Đó là những đứa con, cháu bất hiếu đã đi trái lại với truyền thống đạo đức của dân tộc ta. “Hạnh phúc của 1 tang gia” tác giả xây dựng nhan đề đầy kịch tính, đơn thuần lúc bình thường nếu như gia đình có người mất thì tất cả đều phải đau buồn và tiếc thương chứ, vậy mà ở đây chứ đựng 1 nghịch lí: mọi người luôn bận rộn lo toan để tổ chức 1 đám tang chu đáo linh đình như 1 đám rước với lại còn vui mừng nữa chứ, những người vui mừng đó không phải ai khác đó chính là những đứa con cháu của cụ cố tổ. Ở đây Vũ Trọng Phụng thực sự gây chú ý cho người đọc và làm bật lên tiếng cười phê phán rất lớn. Đã từ lâu mọi người trong cái gia đình này rất mong cụ cố tổ chết để được hưởng hạnh phúc. Mọi người đều có một niềm hạnh phúc riêng từ cái chết ấy. [...]... cảm của nhà văn Tất cả được thể hiện rất rõ qua cách hành văn, qua những chi tiết tưởng như ngẫu nhiên: mùi vị của đất, cảnh chợ tàn, hai đứa trẻ nghĩ đến bát phở… đặc biệt là chi tiết ánh đèn leo lét nơi ngọn đèn hàng nước của chị Tí cứ láy đi láy lại (xuất hiện 7 lần trong tác phẩm) tạo ra ở người đọc nỗi thương cảm trong khi đó hiện tại là một màn đêm dày đặc đầy bóng tối Kết thúc tác phẩm, hình... đó ,tác phẩm còn cho thấy tài năng miêu tả của Thạch Lam đạt đến đỉnh cao về sự miêu tả tâm lí của nhân vật cũng như giúp người đọc nhận ra thứ tình cảm mà Thạch Lam đã dành cho những kiếp người ấy Tác phẩm tập trung thể hiện cuộc sống lụi tàn leo lét của những kiếp người sống nghèo đói không ánh sáng, không hạnh phúc, không tương lai Mở đầu là cảnh ngày tàn: - Ánh mặt trời trong buổi chiều ấy được tác. .. mang đậm tính hài hước Ở trên tác giả đã dựng 1 bức tranh chân thực về sự giả dối vui sướng của những người trong và ngoài gia đình thì ở đây tác giả lại miêu tả cảnh 1 đám tang thật gương mẫu với cảnh “1 đám ma theo cả lối ta, tàu, tây, lợn quay đi lọng” 1 đám ma thật to tát như đám rước “có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa” Bằng giọng văn hóm hỉnh, châm biếm tác giả viết “Thật là 1 đám... nổi lên hai điều lớn nhất: sự tàn nhẫn và sự dối trá 2 đứa trẻ Buổi chiều – là khoảng thời gian gồm có những yếu tố tác động đến con người, làm cho những con người như chúng ta cảm thấy có một cảm giác buồn chán và vô cùng cô đơn hiu hãnh Hơn thế nữa, trong tác phẩm “hai đứa trẻ”thì tác giả Thạch Lam đã miêu tả một buổi chiều của nơi phố huyện, một buổi chiều của một ngày tàn, tiếp đến là phiên chợ... cách hành văn nhẹ nhàng, dịu dàng đầy chất thơ đã trở nên gợi cảm biết bao Từ đó nhà văn bồi đắp cho người đọc tình yêu quê hương đất nước - Đặc điểm của truyện: “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn đơn giản hầu như không có chuyện + Rất khó tìm được ở đây những sự kiện mang tính chất kịch, bi hài như sáng tác của Nguyễn Công Hoan, những cuộc vật lộn, đau đớn, giằng xé về mặt nội tâm như những trang văn của... trái lại rất ám ảnh, thấm thía, đầy dư vị với cảm xúc buồn thương và giọng thủ thỉ trầm lắng, thiết tha - Tác phẩm mở đầu bằng một bức tranh chiều quê phố huyện sinh động như một bài thơ về quê hương quen thuộc mà rất thi vị: + “Chiều, chiều rồi! Một chiều êm ả như ru” Lời văn rất nhẹ nhàng, nhịp văn êm ái đã đưa con người vào thế giới thanh bình của cảnh vật + Ngòi bút tinh tế và tạo hình của Thạch... riêng của đất, của quê hương này” chính là mùi vị quen thuộc của nghèo khổ, lầm than, bế tắc Hiện thực cuộc sống trong tác phẩm của Thạch Lam không phải là sự cày xới ngổn ngang những mảnh đời đau thương, bi đát, quằn quại như cuộc đời nhân vật của Nam Cao, Ngô Tất Tố… Hiện thực trong tác phẩm của Thạch Lam được thể hiện qua những chi tiết bình thường, giản dị như trên nhưng lại có sức ám ảnh đặc biệt... cuộc sống có ánh sáng, hạnh phúc” Nhà văn hi vọng họ không chấp nhận, không cam chịu đựng sống trong ao đời tù túng, mòn mỏi nơi phố huyện mà hãy chờ đợi, hi vọng hướng tới một cuộc sống hạnh phúc, tươi sáng hơn Đó cũng là niềm tin của nhà văn: cho dù họ sống trong tù túng, mòn mỏi vẫn không mất đi khát vọng hướng tới cuộc sống hạnh phúc.Mặt khác qua tâm trạng đó, nhà văn Thạch Lam lên tiếng tố cáo, lên... gia đình có thể đem lại cho người ta hạnh phúc được sao? Nếu chỉ đọc nhan đề, người ta có thể nghĩ là nhà văn đã bịa ra, bịa ra một cách ác ý sự kết hợp của hai khái niệm hoàn toàn đối lập ấy Nhưng không, đó không phải là ác ý của nhà văn, đó là sự thật của đời sống, sự thật của một xã hội mà nhà văn muốn mổ xẻ ra để mọi người nhìn thấy nó tận mặt Mọi sự bắt đầu từ cái chết của một ông già Ông già ấy... Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ Thế là khát vọng đã trở thành thất vọng Liên bâng khuâng, ngậm ngùi, nuối tiếc 5 Tác phẩm giàu tính nhân đạo: a Qua tâm trạng của chị em Liên, Thạch Lam muốn bộc lộ những ý nghĩ kín đáo, nhẹ nhàng nhưng thấm thía biết bao cho tâm hồn người đọc Đó là tác giả muốn bày tỏ nỗi niềm xót thương đối với những kiếp người nhỏ bé vô danh, không bao giờ biết đến ánh sáng, hạnh . rất giốnn nhau: tất cả những người đi đưa đều vì tiền hoặc vì những mục đích riêng của mình, đều là nơi biểu hiện của sự giả dối và cả hai đám tang đều thiếu tình người. Một đám đưa tiễn hai. NX chung: Có thể nói mỗi con người xuất hiện trong câu truyện đều có một cảnh ngộ riêng nhưng đều mang một đặc điểm chung là tất cả đều sống trong mòn mỏi, buồn chán, bế tắc, không một chút hi. sướng. " Nhan đề vừa gây sự chú ý bởi tính hài hước, mỉa mai vừa cho người đọc phải băn khoăn, suy nghĩ “tại sao tang gia lại hạnh phúc?”. b). Tình huống truyện độc đáo - Từ nhan đề oái oăm, VTP

Ngày đăng: 27/05/2014, 09:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan