Mục lục 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD Th S Trương Anh Dũng PAGE Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD TS Nguyễn Thị Minh Phương LỜI MỞ ĐẦU Một vài thập niên gần đây, nền kinh tế nước ta có tốc đ[.]
Quản lý chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Bất động sản Hà Nội Sông Hồng
Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Bất động sản Hà Nội Sông Hồng được tổ chức theo cơ cấu chức năng Các nhiệm vụ quản lý được phân chia theo cho các bộ phận theo chức năng, mỗi người lãnh đạo chỉ đảm nhận thực hiện một chức năng nhất định
Mô hình tổ chức quản lý và sản xuất - kinh doanh của Công ty gồm: + Chủ tịch Công ty;
+ Giám đốc và các Phó Giám đốc Công ty;
+ 06 phòng chuyên môn nghiệp vụ: Phòng Tổ chức hành chính; Phòng Tài chính kế toán; Phòng Kinh tế - Kế hoạch; Phòng Quản lý kỹ thuật; Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu, Phòng Đầu tư.
+ 09 Chi nhánh Công ty: Xí nghiệp 1, Sàn giao dịch bất động sản, Chi nhánh Công ty tại Miền Trung; Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh Hà Tây, Ban quản lý dự án Thanh Xuân, Ban BT Thanh Trì, Ban quản lý dự án Vĩnh Quỳnh, Ban điều hành Đà Nẵng.
* Chủ tịch Công ty: Thực hiện chức năng quản lý Công ty và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và pháp luật về sự phát triển của Công ty theo mục tiêu của chủ sở hữu Công ty giao.
* Giám đốc Công ty: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty đã được Chủ sở hữu phê duyệt và theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ sở hữu, trước
Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty.
* Các Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực
- Phó giám đốc phụ trách đầu tư, xây dựng cơ bản và quản lý kỹ thuật
- Phó giám đốc phụ trách công tác dịch vụ đô thị và kinh doanh dịch vụ
- Phó giám đốc phụ trách công tác đầu tư
- Giám đốc Ban Quản lý dự án Công ty
* Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Có chức năng giúp Giám đốc Công ty trong công tác xuất nhập khẩu trong công ty, giới thiệu tư vấn và bán các sản phẩm hàng hoá của công ty
* Phòng Kinh tế - Kế hoạch
Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty lập kế hoạch, xác định phương hướng, mục tiêu sản xuất kinh doanh, xây dựng triển khai thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, ngành nghề theo diều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và đăng ký kinh doanh của Công ty, đáp ứng nhu cầu phát triển các dự án thuộc Tổng công ty, phù hợp với nhu cầu thị trường Tham mưu cho Giám đốc Công ty về việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ.
* Phòng tài chính kế toán:
Có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch Công ty và Giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán, công tác quản lý vốn và tài sản Đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn Công ty Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty, Giám đốc Công ty, cơ quan tài chính cấp trên và pháp luật về thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của Công ty Đảm bảo vốn, thanh toán và quyết toán hợp đồng đúng tiến độ và các quy định trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu.
* Phòng tổ chức hành chính:
Có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch Công ty, giám đốc Công ty trong việc sắp xếp bộ máy, cải tiến tổ chức, quản lý lao động, thực hiện các chế độ chính sách Nhà nước, quy định của chủ sở hữu Công ty và Công ty đối với người lao động Thực hiện các công việc thuộc về hành chính, quản trị văn phòng, văn thư bảo mật, trang trí khánh tiết
Phòng đầu tư có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch Công ty, Giám đốc Công ty trong việc tìm kiếm, khai thác, lập dự án đầu tư và các nhiệm vụ liên quan đến việc triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các dự án phát triển nhà, khu đô thị, khu công nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng Quản lý, theo dõi và giám sát toàn bộ quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư của Công ty.
* Ban quản lý dự án Công ty
Ban quản lý dự án Công ty có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch Công ty, Giám đốc Công ty trong việc thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình Phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế hoàn thành các thiết kế công trình, hạng mục công trình trong khu đô thị để tổ chức thi công
* Các chi nhánh Công ty - Xí nghiệp 1
- Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh: Lập các phương án SXKD mới thuộc chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp nhằm khai thác hết khả năng sẵn có, mở rộng sản xuất kinh doanh và trình Giám đốc Công ty duyệt, thực hiện đề xuất các nội quy, quy chế định mức lao động, định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp gửi báo cáo Công ty, Tổng công ty phê duyệt trước khi ban hành.
- Công tác tổ chức lao động tiền lương: Ra quyết định điều động công tác của nhân viên giữa các tổ trực thuộc Xí nghiệp Đối với CBCNV làm việc tại văn phòng Đội, văn phòng xí nghiệp trước khi ra quyết định phải báo cáo và được sự đồng ý của Công ty bằng văn bản.
- Công tác tài chính kế toán: Lập các kế hoạch về tài chính, kế hoạch thu, chi của Xí nghiệp theo tháng, quý, năm Thường xuyên nộp tiền về Công ty, thực hiện mức tồn quỹ từ 5-10 triệu đồng
- Công tác quản lý kỹ thuật: Lập quy trình quản lý bảo dưỡng, kiểm tra tình trạng máy móc thiết bị hiện có tại xí nghiệp theo tính năng kỹ thuật và quy định hướng dẫn của nhà sản xuất, theo dõi các hư hỏng phát sinh tại các nhà chung cư, trạm nước thông báo kịp thời các thông tin với Công ty, BQLDA các khu vực để kết hợp giải quyết.
* Chi nhánh Công ty tại Miền Trung
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỐNG SẢN HÀ NỘI SÔNG HỒNG
Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Bất động sản Hà Nội Sông Hồng
2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1 Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu chính: bao gồm chi phí mua xi măng, gạch, ngói, sắt, thép, cát, sỏi, nhựa đường, cáp điện, … cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm.
+ Chi phí nguyên vật liệu phụ: bao gồm chi phí mua sơn, đinh, que hàn… là những chi phí vật liệu có vai trò phụ dùng để bao gói và hoàn thiện công trình.
Ngoài ra còn có : Chi phí phụ tùng thay thế; Chi phí nhiên liệu; Chi phí các thiết bị xây dựng cơ bản…. Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình xây dựng (khoảng từ 70 - 75% tổng giá trị công trình) Vì vậy hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng hao phí vật chất cho quá trình sản xuất thi công và đảm bảo tính giá thành công trình xây dựng một cách chính xác.
Chứng từ nguyên vật liệu tiếp sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì hạch toán trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình đó để thuận lợi cho việc theo dõi và tính giá thành công trình, hạng mục công trình khi hoàn thành Giá NVLTT xuất kho được tính theo giá thực tế đích danh và nhập kho theo giá mua ghi trên hóa đơn của người bán (không bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Sau khi xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán tiến hành xác định chi phí NVLTT trong kỳ cho từng đối tượng tập hợp chi phí, tổng hợp theo từng tài khoản sử dụng, lập bảng phân bổ chi phí vật liệu làm căn cứ hạch toán tổng hợp CPNVLTT CPNVLTT trong kỳ được tính vào giá thành sản phẩm phụ thuộc các yếu tố sau:
- Trị giá NVLTT xuất dựng và đưa vào SX trong kỳ: Yếu tố này được xác định căn cứ vào các chứng từ xuất kho và sử dụng NVLTT cho từng đối tượng có liên quan.
- Trị giá NVL còn lại đầu kỳ ở địa điểm sản xuất.
- Trị giá NVL xuất dùng trong kỳ nhưng đến cuối kỳ sử dụng không hết nhập lại kho và để lại tại các địa điểm sản xuất sử dụng cho kỳ sau: yếu tố này được xác định dựa vào các phiếu nhập kho vật liệu và phiếu báo vật liệu còn lại cuối kỳ.
- Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) được căn cứ vào các chứng từ nhập kho phế liệu và đánh giá phế liệu doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ hạch toán. Để tính toán tập hợp chính xác chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, kế toán cần chú ý kiểm tra xác định số nguyên liệu, vật liệu đã tính nhưng cuối kỳ vẫn chưa sử dụng hết và trị giá của phế liệu thu hồi nếu có, để loại ra khỏi chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trong kỳ.
Chi phí thực tế nguyên, vật liệu trực tiếp trong kỳ
Trị giá nguyên vật liệu xuất đưa vào sử dụng
Trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ chưa sử dụng
Trị giá phế liệu thu hồi
2.1.1.2 Tài khoản sử dụng Để theo dõi khoản mục Chi phí nguyên vật lệu trực tiếp Công ty sử dụng tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Giá trị vật tư nhập - xuất - tồn kho được đánh giá theo giá thực tế Chi phí phát sinh cho đối tượng nào thì được hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó theo giá thực tế đích danh.
TK 6211 – Chi phí NVL chính
TK 6212 – Chi phí NVL phụ
Tài khoản 621 – “Chi phí NVLTT” có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí NVL xuất dựng trực tiếp cho sản xuất, thi công xây lắp các hạng mục, công trình.
+ Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK154).
+ Phản ánh giá trị NVL xuất dựng không hết nhập lại kho.
Trường hợp NVL còn lại cuối kỳ không sử dụng hết nhưng không nhập lại kho vật liệu, căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối tháng, kế toán ghi giảm CPNVLTT bằng định khoản:
Nợ TK 621 - CPNVLTT (ghi đỏ)
Có TK152 - NLVL Sang kỳ sau kế toán ghi tăng chi phí bằng bút toán thường:
Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty.
2.1.1.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Do công ty áp dụng hình thức kế toán máy nên việc tập hợp chi phí được tiến hành trên máy tính, trình tự luân chuyển số liệu do phần mềm kế toán đảm nhận theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
Kế toán chi tiết CP NVLTT sử dụng sổ chi tiết tài khoản 621
Biểu 2.1: Phiếu nhập kho Công ty CP bất động sản Hà Nội
Mẫu số 01-VTBan hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
Số: 303 Người giao hàng: Nguyễn Ngọc Dương
Tên,nhãn hiệu,quy cách phẩm chất vật tư
Mã số Đvt Số lượng Đơn giá Thành
Tổng số tiền bằng chữ: Năm mươi sáu triệu, ba trăm ba mươi tư nghìn, không trăm chín mươi lăm đồng
Số chứng từ gốc kèm theo: 04
Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên trong đó:
+ Liên 1: Lưu tại phòng kế toán
+ Liên 2: Do người giao hàng giữ
+ Liên 3: Giao cho thủ quỹ để ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán xí nghiệp, ban quản lý ghi số tiền và định khoản trên phiếu nhập kho.
Trên phiếu nhập kho trách nhiệm ghi được quy định như sau :
- Chỉ tiêu tên vật tư số lượng nhập theo chứng từ do bộ phận cung ứng ghi.
- Chỉ tiêu số lượng thực nhập do thủ kho ghi
- Chỉ tiêu đơn giá, thành tiền do kế toán ghi
Tại xí nghiệp, người trực tiếp quản lý và chế tạo việc sản xuất thi công ở công trình là các đội trưởng tổ sản xuất Ví thế, khi cần vật tư để thi công tổ trưởng tổ sản xuất lập phiếu yêu cầu cung ứng vật tư (Biểu số 2.2) đợi ký duyệt xuống kho lĩnh vật tư.
Biểu số 2.2 : Phiếu yêu cầu cung ứng vật tư Công ty Cổ phần Bất động sản
PHIẾU YÊU CẦU CUNG ỨNG VẬT TƯ
STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Lý do sử dụng
1 Gạch – MB 130 m 2 55 Phục vụ thi công
2 Gạch J40 m 2 30 Phục vụ thi công
XM PC 30 Tấn 15 Phục vụ thi công
Bộ phận kỹ thuật Chỉ huy công trường
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Cán bộ phòng cung ứng lập phiếu xuất kho (Biểu số 2.3) và chuyển cho người phụ trách phòng cung ứng ký duỵêt sau đó tổ trưởng tổ sản xuất mang phiếu xuất kho tới thủ kho để nhận vật tư Sau khi xuất kho, thủ kho ghi ngày tháng năm xuất kho, ghi cột số lượng thực xuất rồi ký vào phiếu xuất kho và người nhận vật tư cũng phải ký vào phiếu xuất kho Làm tương tự đối với các phiếu xuất kho khác (Biểu 2.4, Biểu 2.5).
Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên:
+ Liên 1: Lưu tại phòng kế toán kèm theo giấy đề nghị cấp vật tư.
+ Liên 2: Giao cho người nhận hàng
+ Liên 3: Giao cho thủ kho.
Biểu 2.3: Phi u xu t khoết quả kinh doanh của công ty năm 2011-2013 ất kho
Công ty CP bất động sản Hà Nội Mẫu số 01-VT
Số: 305 Người nhận hàng: Nguyễn Văn Mạnh
Lý do xuất kho: Xuất thi công công trình số 04 Chính Kinh
Xuất tại kho: Vật liệu-dụng cụ
Tên,nhãn hiệu,quy cách phẩm chất vật tư
Mã số Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền
Tổng số tiền bằng chữ: Sáu mươi lăm triệu, ba tram bảy mươi lăm nghìn đồng
Số chứng từ gốc kèm theo: 06
Biểu 2.4: Phi u xu t khoết quả kinh doanh của công ty năm 2011-2013 ất kho
Công ty CP bất động sản Hà Nội
Số: 306 Người nhận hàng: Phạm Văn Hoàng
Lý do xuất kho: Xuất thi công công trình số 04 Chính Kinh
Xuất tại kho: Vật liệu-dụng cụ
Tên,nhãn hiệu,quy cách phẩm chất vật tư
Mã số Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền
Tổng số tiền bằng chữ: Một trăm chin mươi triệu, tám trăm bảy mươi lăm nghìn đồng
Số chứng từ gốc kèm theo: 10
Bi u 2.5: Phi u xu t khoểu 2.5: Phiếu xuất kho ết quả kinh doanh của công ty năm 2011-2013 ất kho
Công ty CP bất động sản Hà Nội
Số: 307 Người nhận hàng: Trần Văn Trường
Lý do xuất kho: Xuất thi công công trình số 04 Chính Kinh
Xuất tại kho: Vật liệu-dụng cụ
Tên,nhãn hiệu,quy cách phẩm chất vật tư
Mã số Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền
Tổng số tiền bằng chữ: Một trăm bốn mươi triệu, chin trăm hai mươi nghìn
Số chứng từ gốc kèm theo: 8
Biểu 2.6: Hóa đơn giá trị gia tăng
Tên, nhãn hiệu qui định phẩm chất vật tư Đơn vị tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
01 Thiết bị XD CB bộ 01 160 000 000 160 000 000
Thuế suất GTGT 10% Tiền Thuế GTGT: 16 000 000đ
Số tiền viết bằng chữ: một trăm bảy mươi sáu triệu đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký , họ tên ) (ký , họ tên ) (ký , họ tên)
Tính giá thành sản xuất tại công ty Cổ phần Bất động sản Hà Nội Sông Hồng
2.2.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty
* Đối tượng tính giá thành
Tại công ty CP Bất đống sản Hà Nội Sông Hồng đối tượng tính giá thành là tổng giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành Như vậy có thể thấy đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Tuy nhiên có sự khác biệt ở chỗ đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành Mặt khác do đặc điểm của sản xuất xây lắp là thường có thời gian thi công kéo dài, khối lượng công việc lớn nên tại công ty việc tính giá được thực hiện theo điểm dừng kỹ thuật theo quý và tại thời điểm công trình hoàn thành.
* Phương pháp tính giá thành Để tính giá thành sản phẩm xây lắp công ty áp dụng phương pháp trực tiếp: toàn bộ chi phí phát sinh được tổng hợp từ khi công trình, hạng mục công trình khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành của công trình, hạng mục công trình đó Còn với các công trình chưa hoàn thành toàn bộ công ty xác định điểm dừng kỹ thuật hợp lý vào cuối mỗi quý và coi đó là hạng mục công trình hoàn thành để tính giá thành, phần chưa đạt điểm dừng kỹ thuật là chi phí dở dang.
Giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình được tính theo công thức
Giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình hoàn thành
CP thực tế sản xuất xây lắp DDĐK
CP xây lắp phát sinh TK
CP thực tế sản xuất xây lắp
2.2.2 Quy trình tính giá thành Để tính giá thành sản phẩm xây lắp trong kỳ đầu tiên kế toán công ty tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất trong quý và lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất của quý Sauk hi tổng hợp chi phí sản xuất trong quý kế toán tiến hành xác định giá trị sản phẩm DDCK này trong kỳ trước Căn cứ vào biên bản kiểm kê khối lượng xây lắp DDCK và phiếu giá dự toán khối lượng xây lắp DDCK do phòng kinh tế kế hoạch lập kế toán tính ra giá trị thực tế của khối lượng xây lắp DDCK (theo công thức ở mục 2.1.5.1) đồng thời lập bảng kê chi phí sản xuất xây lắp dở dang ( biểu số 2.31) cuối mỗi quý cho từng công trình, hạng mục công trình.
Biểu số 2.33: Bảng kê chi phí sản xuất xây lắp dở dang
Công ty CP Bất đống sản Hà Nội Sông Hồng
BẢNG KÊ CHI PHÍ SẢN XUẤT XÂY LẮP DỞ DANG
Công trình: Số 04 Chính Kinh
Quý IV năm 2014 ĐVT: đồng
Khoản mục chi phí Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp 235.894.111
Chi phí nhân công trực tiếp 71.258.463
Chi phí sử dụng máy thi công 62.384.941
Chi phí sản xuất chung 51.284.752
Cuối cùng căn cứ vào bảng kê sản xuất và xây lắp dở dang cuối kỳ này, cuối kỳ trước và bảng tổng hợp chi phí sản xuất của quý kế toán tiến hành tính và lập thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành cho từng công trình, hạng mục công trình ( biểu số 2.34) Cụ thể với công trình: Số 04 Chính Kinh quý IV năm 2014
Tổng chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong quý IV là:
Giá thành thực tế cong trình hoàn thành quý IV năm
= CP sản xuất dở dang đầu quý IV
+ CP sản xuất phát sinh quý IV
- CP sản xuất dở dang cuối quý IV
Biểu số 2.34: Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành
Công ty CP Bất động sản Hà Nội Sông Hồng
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP HOÀN THÀNH
Công trình: Số 04 Chính Kinh Quý IV năm 2014
Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia ra theo khoản mục chi phí
CPSX phát sinh trong kỳ
Giá thành SP hoàn thành
Kế toán trưởng Người lập
(Ký, họ tên) (ký, họ tên)
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN HÀ NỘI SÔNG HỒNG
Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty và phương hướng hoàn thiện
Tại doanh nghiệp xây lắp việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây lắp một cách đầy đủ, chính xác kịp thời có ý kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung và ở các tổ đội xây dựng nói riêng Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, người quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình của quá trình sản xuất kinh doanh Qua đó, nhà quản trị có thể phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Dựa vào giá thành sản phẩm có thể phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Mà phần giá thành thì lại chụi ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng.
Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là tiền để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật như một số năm trước đây Khi nền kinh tế đang trong thời kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh, vật tư, tièn vốn do cấp trên cấp, giá thành là giá thành kế hoạch định sẵn Vì vậy công tác kếtoán chi phí sân xuất và tính giá thành sản phẩm chỉ mang tính hình thức Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng riêng và phải tự chụi trách nhiệm về kết quả kinh doanh của minh Như vậy việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành nhằm cung cấp thong tin kịp thời chính xác cho quản lý luôn là nhiệm vụ quan trọng trong sự phát trỉển của doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại phòng Tài chính - kế toán của công ty CP bất động sản Hà Nội Sông Hồng em thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm xây lắp tại công ty đạt được những thành công sau:
Tại công ty, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã hạch toán cho từng công trình, hạng mục công trình một cách rõ rang điều này phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí và hoạt động sản xuất thi công của Công ty Công ty chấp hành đầy đủ các chính sách, chế độ do Nhà nước ban hành Việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện trên hệ thống sổ sách kế toán phù hợp nhờ đó mà công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty đã góp phần trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất thi công ở công ty đạt hiệu quả cao.
Việc thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên đáp ứng nhu cầu kiểm soát được từng lần nhập, xuất vật tư, hạn chế tình trạng thất thoát, sử dụng lãng phí
Với đặc thù của ngành xây lắp là hoạt động sản xuất thi công kéo dài khối lượng công việc lớn, sản phẩm mang tính đơn chiếc thì đối tượng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà công ty xác định là hợp lý tạo điều kiện cho việc tính giá thành nhanh gọn, chính xác, đầy đủ Trong quá trình tổng hợp chi phí sản xuất, công ty phân loại chi phí sản xuất thành các khoản mục chi phí: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC, chi phí sản xuất chung đáp ứng yêu cầu hạch toán của công ty và phuc hợp với chế độ kế toán. Những ưu điểm cụ thể trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành saả phẩm xây lắp.
Chi phí nguyên vật liệu
Hàng tuần, các đội phải lập kế hoạch sử dụng vật tư Sau khi duyệt xong, công ty cung cấp vật tư và tiền vốn cho các đội, đội phải tự tổ chức quá trình thi công vừa dảm bảo giám sát chặt chẽ chi phí vật tư vừa đảm bảo sự linh hoạt trong hoạt động của đội.
Công tác hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí vật liệu trực tiếp tại công ty rất có hiệu quả và đúng chế độ Tại các công trình, khi nghiệp vụ phát sinh tại xí nghiệp phải kịp thời hoàn chứng từ lại cho kế toán công ty để hạch toán Kế toán công ty lập các bảng kê chi tiết vật tư chính và phụ giúp cho việc theo dõi vật tư vào cuồi kỳ dễ dàng Kế toán xí nghiệp cũng phải lập bảng theo dõi chi tiết vật tư tạo điều kiện cho kế toán kiểm tra, đối chiếu vào cuòi kỳ Hơn nữa việc lập bảng tổng hợp chi pí vật tư cho tất cả các công trình giúp cho công ty để so sánh giữa các công trình.
Công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty có rất nhiều ưu điểm như hình thức khoán được sử dụng trong công ty để giao việc cho công nhân tạo động lực thúc đẩy người lao động có ý thức trách nhiệm hơn với công việc về cả chất lượng và thời gian, đảm bảo tiến độ thi công của công ty Vì nếu không khoán gọn mà trả lương theo thời gian thi công như trước dễ dẫn đến trường hợp công nhân làm cố tình kéo dài thời gian để hưởng lương Mẫu hợp đồng làm khoán được lập rõ ràng cụ thể.
Quá trình lao động của công nhân được theo dõi thường xuyên qua bảng chấm công Bảng thanh toán lương ghi rõ số công, số tiền của từng công nhân giúp cho kế toán tổng hợp lương và tính giá thành rõ rang.
Chi phí sử dụng máy thi công:
Công tác hạch toán các chi phí liên quan đến máy thi công thành một khoản riêng, rõ ràng, cụ thể thông qua việc lập bảng tổng hợp chi phí mày thi công.Việc sử dụng nhật trình máy và lệnh điều động giúp công ty xác định rõ khoảng thời gian hoạt động tại một công trình của một máy thi công qua ngày ghi trên lệnh điều động.
Cuối kỳ, kế toán tổn hợp chi phí sử dụng máy thi công của công ty và chi phí máy thi công thuê ngoài ( chi tiết theo loại máy, số ca, số tiền một ca) Qua đó, người quản lý hiểu rõ yếu tố thành chi phí sử dụng máy thi công và tỷ trọng của từng loại chi phí trong chi phí sử dụng máy thi công và tỷ trọng chi phí sử dụng máy trong giá thành.
Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung được tổng hợp thành bảng riêng trong đó chi tiết từng loại chi phí tạo điều kiện cho công tác quản lý, tổng hợp có hiệu quả
Trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp còn tồn tại một số vấn đề chưa hợp lý, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với những nguyên tắc hạch toán do Bộ tài chính quy dịnh giúp cho việc quản lý kinh tế - tài chính thống nhất trong cả nước.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần bất động sản Hà Nội Sông Hồng
3.2.1 Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
- Về công tác tổ chức bảo quản và cung ứng vật tư Trước tiên để khắc phục tình trạng lãng phí nguyên vật liệu, công ty cần tổ chức tốt công tác bảo quản nguyên vật liệu trong quá trình thi công Các đội phải có nhân viên phụ trách kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật liệu sao cho nguyên vật liệu dùng đủ cho thi công, ngăn chặn kịp thời những hành vi cố ý như bớt xén nguyên vật liệu làm giảm chất lượng công trình Đồng thời để theo dõi và quản lý tốt vật tư công ty nên xây dựng định mức cho từng công trình, từ đó so sánh với thực tế để đánh giá tình hình sử dụng vật tư của các đội Mặt khác công ty có thể sử dụng biên bản giao nhận vật tư để tăng cường kiểm soát đối với việc sử dụng nguyên vật liệu cho thi công
Biên bản này có mẫu như sau:
BIÊN BẢN GIAO NHẬN VẬT TƯ
Ngày tháng năm Chúng tôi gồm: Ông (bà):………(Đại diện bên cung ứng vật tư) Địa chỉ…… Ông (bà):………(Đại diện bên nhận ứng vật tư) Địa chỉ…… Tiến hành bàn giao số lượng vật tư như sau:
STT Tên, quy cách chủng loại vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
Tổng cộng Đại diện bên cung ứng vật tư Đại diện bên nhận vật tưCán bộ kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm nhận chất lượng công việc thi công đạt chất lượng hay không Nếu công việc thi công không đảm bảo đầy đủ yêu cầu kỹ thuật thì phải làm lại và khi đó có những hình thức xử phạt Vì vậy việc xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật vừa có trình độ, vừa trung thực là nhiệm vụ hang đầu của công ty.
- Về tính giá nguyên vật liệu
Với những công trình ở gần công ty ban vật tư căn cứ vào kế hoạch thi công để cung ứng cho một số vật tư chính cho các xí nghiệp trực tiếp thi công còn lại là do các xí nghiệp tự tổ chức mua Trong cả hai trường hợp, đơn giá vật tư dùng ( theo đơn giá nhập) đều được tính theo giá mua ghi trên hoá đơn còn chi phí vận chuyển, bốc xếp được tính vào chi phí sản xuất chung Như vậy đơn giá vật tư xuất dung không được phản ánh chính xác và làm giảm chi phí NVLTT Chi phí NVLTT không được phản ánh đầy đủ thì phân tích cơ cấu CP NVLTT để đánh giá mức độ tiết kiệm chi phí sẽ không chính xác do đó sẽ khó có thể tìm ra biện pháp tồi ưu giảm chi phí nguyên vật liệu.
- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Hiện nay ở công ty hàng tháng kế toán không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, nếu trong tháng có công nhân nghỉ phép thì tiền lương của công nhân này được hạch toán ngay vào chi phí của tháng đó Tuy nhiên trên thực tế tại công ty việc nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất không đều đặn có tháng công nhân nghỉ phép ít, có tháng nghỉ phép nhiều và thường dồn vào những dịp lễ, tết Điều này làm cho chi phí nhân công trực tiếp phản ánh không phù hợp với kết quả sản xuất của mỗi kỳ hạch toán. Để tránh tình trạng giá thành thay đổi đột ngột khi số công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép nhiều ở một kỳ nào đó, công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí nhân công trực tiếp của kỳ hạch toán theo số dự toán sau:
Mức trích tiền lương nghỉ phép KH trong 1 tháng = tiền lương thực tế phải trả trong tháng x Tỷ lệ trích trướcTrong đó
Tỷ lệ trích trước = Tổng tiền lương phép năm KH của CNTT sản xuất
Tổng tiền lương chính năm KH của CNTT sản xuất
Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:
Chi phí sử dụng máy thi công của công ty chỉ có chi phí khấu hao MTC, điều này không hợp lý Công ty nên tách phần chi phí nhân công điều khiển máy ra khỏi chi phí NCTT, phần chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho máy thi công ra khỏi chi phí NVLTT và hạch toán vào chi phí sử dụng MTC Đồng thời để theo dõi chặt chẽ chi phí sử dụng MTC công ty nên theo dõi và hạch toán riêng biệt cho từng máy thi công Có thể sử dụng mẫu sỗ dưới đây:
Sổ chi tiết chi phí sử dụng MTC
Sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công
TK đủ Các khoản mục chi tiết cộng
Việc hạch toán như vậy sẽ giúp công ty nắm vững được tình trạng của từng máy, tình hình sử dụng từng máy theo, từ đó có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu và thay mới để phục vụ thi công hiệu quả Đồng thời đưa ra những biện pháp quản lý nhằm tiết kiệm chi phí sử dụng MTC.
Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ; Để công tác sản xuất thi công được tiến hành bình thường, đảm bảo chất lượng công trình cũng như tiến bộ kỹ thuật công trình thì xí nghiệp phải có kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ Tuy nhiên, xí nghiệp lại không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ mà đưa luôn vào giá thành công trình đang có TSCĐ cần sửa chữa Điều này là không hợp lý, do đó xí nghiệp nên có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Để trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cuối năm mỗi xí nghiệp cần xem xét tình hình, khả năng hoạt động của TSCĐ từ đó lập kế hoạch sửa chữa cho cả năm Dựa vào kế hoạch chi phí sửa chữa lớp TSCĐ trong năm kế toán tính và trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo quy định, quý, sau đó phân bổ cho các công trình phù hợp
Hạch toán thiệt hại trong sản xuất
Hiện nay công ty không theo dõi các khoản thiệt hại trong sản xuất do đó không phản ánh được chính xác giá thành công trình, hạng mục công trình xây dựng đồng thời không xác định được trách nhiệm vật chất đối với phần thiệt hại của các đội sản xuất của các đội sản xuất thi công.
3.2.2 Về hệ thống tài khoản công ty sử dụng
Do trong thành phần giá thành của một công trình xây dựng bao gồm bốn khoản mục chi phí: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, máy thi công sản xuất chung Trong đó chi phí máy thi công bao gồm chi phí vật liệu cho chạy máy, chi phí nhân công lái máy, chi phí khấu hao máy thi công… Vì vậy cần phải theo dõi riêng khoản mục chi phí này Việc theo dõi khoản mục chi phí này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định tỷ trọng của chúng trong giá thành Hiện tại ở công ty chi phí vật liệu cho chạy máy được hạch toán vào TK
621, khoản mục chi phí tiền lương công nhân lái máy được hạch toán vào TK
622 và có khoản mục chi phí được hạch toán vào tài khoản 627 Vào cuồi kỳ kế toán tổng hợp chỉ có thể căn cứ vào các bảng chi tiết và tổng hợp chi phí cho từng khoaả mục chi phí để tổng hợp chi phí Như vậy độ chính xác hiệu quả về thời gian sẽ thấp.Do đó em thấy công ty nên mở them tài khoản cấp hai cho TK
623 để theo dõi chi tiết các khoản mục chi phí liên quan tới sử dụng máy thi công như sau:
TK 6231: chi phí nhân công
TK 6232: Chi phí vật liệu
TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công
TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6238: Chi phí bằng tiền khác
3.2.3 Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết
Việc mở sổ chi tiết vừa để thuận lợi cho việc kế toán tổng hợp vửa để thuận tiện cho việc theo dõi chi phí cho các khoản mục Ở xí nghiệp đã mở sổ chi tiết theo từng khoản mục chi phí, tuy nhiên để tập hợp chi phí sử dụng cho máy thi công xí nghiệp cần mở sổ chi tiết máy thi công cho từng công trình
3.2.4 Về công tác tổ chức tập hợp chứng từ kế toán
Do đặc điểm điạ bàn hoạt động phân tán, vì vậy các chứng từ gửi về phòng kế toán đôi khi bị chậm, kế toán phải tiến hành xắp xếp số lượng chứng từ khá lớn sau đó mới nhập dữ liệu vào máy Như vậy dễ dẫn đến tình trạng nhầm lẫn sai sót, nhất là vào kỳ tiến độ thi công gấp rút, thi công nhiều CT về lượng chi phí tương đối lớn Để khắc phục tình trạng này kế toán cần đôn đốc các đội tập hợp chứng từ kịp thời về phòng kế toán bằng các quy định mốc thời gian cụ thể ( tối thiều 5 ngày, tối da 10 ngày)
3.2.5 Về các biện pháp tiết kiệm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp
Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm Vì vậy để giảm được giá thành sản phẩm, cần tiết kiệm chi phí này một cách hợp lý Khi thi công chủ nhiệm công trình phải cử người giám sát một cách chặt chẽ từ khâu xuất vật tư đến việc sử dụng vật tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Mặt khác việc vận chuyển vật liệu tốn kém thay vì vận chuyển nguyên vật liệu từ kho của xí nghiệp thì các xí nghiệp nên mua vật tư tại công trình như thế giảm bớt được một phần chi phí của công trình.
- Tiết kiệm chi phí nhân công
Chi phí nhân công là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn đối với các công trình xây mới thì chi phí này thường chỉ thấp hơn chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công Do đó để giảm bởt được chi phí này một cách tối đa thì công ty nên tổ chức những lớp bồi dưỡng hướng dẫn kỳ thuật an toàn lao động cho công nhân trong xí nghiệp cũng như công nhân thuê ngoài để chi phí nhân công đạt được hiệu quả cao nhất Ngoài ra công ty nên có các chính sách khen thưởng kịp thời đối với những các nhân có thành tích xuất sắc trong công việc nhằm khuyến khích người lao đọng làm việc có hiệu quả và năng xuất cao.
- Tiết kiệm chi phí sử dụng máy thi công