1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

đạo đức kinh doanh

3 264 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 48,5 KB

Nội dung

NHỮNG SAI PHẠM CỦA CÔNG TY VEDAN 1. Giới thiệu công ty Vedan 1.1 Thành lập Năm 1991, tập đoàn Vedan - Đài Loan đã chọn Đồng Nai, Việt Nam là một trong những địa điểm triển khai dự án đầu tư ra nước ngoài của mình.Dự án của Vedan với diện tích 120 hecta đặt tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nằm ở phí đông nam thành phố Hồ Chí Minh đã biến vùng đất tuy nghèo nhưng bình yên, xanh tươi đó sớm thành khu công nghiệp Gò Dỗu phát triển 1.2 Quá trình phát triển Các hạng mục của công ty Vedan được đưa vào sản xuất gồm có : Nhà máy Xút – clo, nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột biến đổi, nhà máy lysin, nhà máy phát điện và hơi, hồ chứa nước cho sản xuất 60.000m3, cảng Phước Thái Vedan, đường giao thông chuyên dụng, các khu làm việc, sinh hoạt, vui chơi. Hiện tổng số nhân viên đã lên đến1.800 người. trong đó trình độ đại học và trung cấp là 20%, trình độ cấp 3 là 25%, bồi dưỡng cán bộ bản địa hoá đến cấp phó giám đốc, trưởng phòng phó. 1.3 Thành tựu Công ty Vedan Việt Nam được chứng nhận chất lượng ISO 9002 năm 1999. Chủ tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba cho công ty Vedan Việt Nam. Bộ thương mại nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng bằng khen cho công ty ngày 19/7/2001 về thành tích xuất sắc trong xuất khẩu. Các nhà máy của công ty đã vận hành tốt với công suất cao và hàng năm đã xuất khẩu được một lượng lớn sản phẩm ra nước ngoài.Tính đến năm 2000 thì đã nộp cho ngân sách trên 8 triệu USD. 2. Những sai phạm : 2.1- Xả thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m³/ngày đến dưới 5.000m³/ngày đối với nhà máy sản xuất tinh bột biến tinh của công ty. 2.2- Xả thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m³/ngày đến dưới 5.000m³/ngày đối với nhà máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty. 2.3- Xả thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m³/ngày đến dưới 5.000m³/ngày đối với các nhà máy khác của công ty. 2.4- Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2.5- Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo. 2.6- Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động Dự án đầu tư nâng công suất đối với phân xưởng sản xuất xút - axít từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng. 2.7- Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động Dự án đầu tư nâng cao công suất đối với các nhà máy: bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng; tinh bột biến tinh từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng; lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/tháng; bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng PGA 700 tấn/năm; phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn); 280.000 tấn/năm (lỏng) về cảng 12.000 tấn. 2.8- Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường. 2.9- Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường. 2.10- Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép. 3. Hình thức xử lý của cơ quan chức năng đối với công ty Vedan Cùng với quyết định xử phạt hành chính, truy thu số tiền trốn phí nước thải, Bộ tài nguyên và môi trường đã có quyết định thu hồi giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai theo thẩm quyền tạm thời đình chỉ hoạt động của công ty Vedan. Trước mắt, mới xử lý Vedan vi phạm pháp luật môi trường với số tiền 270 triệu và truy thu số tiền phí nước thải từ 2004 trở lại đây với số tiền 127 tỷ đồng. Theo đó, trong việc xử lý có đình chỉ, đóng cửa hoạt động của vedan hay không, theo bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường phải dựa trên rất nhiều quy định pháp lý như pháp lệnh bảo vệ nguồn nước, luật đầu tư … chứ không chỉ riêng quy định trong luật bảo vệ môi trường. Chính vì vậy việc thực hiên hai quyết định của Bộ tài nguyên và môi trường về xử phạt hành chính và đình chỉ xả nước vào dòng sông là đủ và phải thực hiện đầy đủ. Thông qua những hình thức xử phạt đó, vấn đề đặt ra ở đây chính là việc vi phạm pháp luật, hay nói cách khác là sự mất hết đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp cần được xử lý nghiêm minh. 3. Nhận xét Vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề hết sức quan trọng được Nhà nước ta quan tâm đặc biệt. Vì đây là vấn đề có ảnh hưởng đến môi trường sống của con người cũng như giới tự nhiên. Chính vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là việc thực hiện sản xuất kinh doanh cần đi đôi với việc bảo vệ môi trường. Việc này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đặt đạo đức trong kinh doanh lên hàng đầu để phục vụ lợi ích lâu dài đối với doanh nghiệp của mình. , cong ty Vedan là 1 công ty lâu đời và đã có nhiều thành tựu tạo được lòng tin nhất định cho khách và khẳng định được thương hiệu của mình trong 1 thời gian dài . tuy nhiên vì lợi ích cá nhân và vì mục tiêu lợi nhuận mà công ty này đã không quan tâm đến môi trường sinh thái và sức khỏe của cộng đồng bất chấp tất cả để vi phạm đạo đức trong kinh doanh , gây ảnh hưởng nghiêm trọng đén môi trường sinh thái và sức khỏe con người . Và cái giá phải trả là công ty đã bị phát giác những sai phạm bị kiện và xử phạt , đánh mất lòng tin của khách hàng gần như tất cả khách hàng đều quay lưng lại với các sản phẩm của Vedan, thương hiệu của công ty đã bị đánh đổ chỉ vì cái lợi trước mắt.với dòng sông chết Thị Vải ( bị đầu độc bởi 5000m3 chất thải/ ngày trong nhiều năm của Vedan ) khiến môi trường bị tàn phá năng nề và cuộc sông người dân trong vùng bị đe doạ nghiêm trọng. . Pháp luật và đạo đức kinh doanh là những rào cản mà Nhà nước và xã hội đặt ra để điều chỉnh các doanh nghiệp đi đúng hướng, ngăn không để các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà vượt quá chuẩn mực chung, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung của đất nước. Qua đó, cũng thể hiện một chân lý: Một doanh nghiệp bền vững là doanh nghiệp biết kết hợp hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận và trách nhiệm phục vụ cộng đồng trên nền tảng tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh . hiện sản xuất kinh doanh cần đi đôi với việc bảo vệ môi trường. Việc này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đặt đạo đức trong kinh doanh lên hàng đầu để phục vụ lợi ích lâu dài đối với doanh nghiệp. doạ nghiêm trọng. . Pháp luật và đạo đức kinh doanh là những rào cản mà Nhà nước và xã hội đặt ra để điều chỉnh các doanh nghiệp đi đúng hướng, ngăn không để các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà vượt. chân lý: Một doanh nghiệp bền vững là doanh nghiệp biết kết hợp hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận và trách nhiệm phục vụ cộng đồng trên nền tảng tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh

Ngày đăng: 20/05/2014, 10:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w