1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Giao đất gắn với giao rừng

25 364 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 302,5 KB

Nội dung

Giao đất gắn với giao rừng

Trang 1

Giao đất gắn với giao rừng theo

thông tư 07/TTLT và dựa vào Luật

tục và sự tham gia của người dân ở

xã Lùng Sui, Huyện Simacai, tỉnh

Lào Cai.

Trần Văn Đằng Chi cục Lâm nghiệp Lào Cai

Trang 2

Tóm tắt nội dung

I Đặt vấn đề

II Những tồn tại trong công tác giao rừng

III Quá trình giao đất giao rừng tại Lùng Sui

IV Phát hiện từ thực hiện mô hình Giao đất gắn với giao rừng theo thông tư số 07 và dựa vào cộng đồng tại Lùng Sui.

V Một số kết luận và đề xuất

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

 Đầu năm 2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên Môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT- BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 Hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp

 Thực hiện được việc rà soát và giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng theo Thông tư số 07 nêu trên sẽ xác định chính xác chủ rừng, làm cơ sở tiền đề để xác định chủ rừng có rừng cung cấp dịch vụ môi trường và tính toán mức hưởng lợi theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP.

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

 Để có cơ sở lý luận, đồng thời rút ra được bài học kinh nghiệm việc giao đất gắn với giao rừng theo Thông tư số 07, Ban chỉ đạo giao đất giao rừng huyện Si Ma Cai, Chi cục lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, và Viện Nghiên cứu Sinh thái chính sách Xã hội (SPERI)

đã ký Bản Thỏa thuận “Chương trình phối hợp thực hiện thí điểm giao rừng gắn với giao đất cho cộng đồng dân cư thôn/bản tại Si Ma Cai”

Trang 5

II NHỮNG TỒN TẠI GĐGR

 Theo số liệu thống kê của ngành Tài nguyên

và Môi trường, tính đến ngày 31/12/2009, toàn tỉnh đã tổ chức giao, cho thuê 347.745,7

ha đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 184.743,7 ha Chưa giao

và do UBND xã quản lý 70.186,6 ha.

 Theo báo cáo đánh giá công tác GĐGR năm

2010 tỉnh Lào Cai có nêu:

Trang 6

II NHỮNG TỒN TẠI GĐGR

- Chất lượng công tác giao đất lâm nghiệp, giao rừng trước đây còn hạn chế, chưa đánh giá được chất lượng, trữ lượng rừng do vậy không tính được giá trị hưởng lợi của chủ rừng khi rừng có sản phẩm cho thu hoạch

- Việc giao đất, giao rừng cho các chủ rừng nhà nước

và hộ gia đình, cá nhân ở một số nơi ranh giới trên thực địa chưa phân định rõ ràng dẫn đến tình trạng canh tác chồng chéo, xâm chiếm lẫn nhau Giao đất còn sai lệch

về vị trí giữa bản đồ và thực địa

Trang 7

II NHỮNG TỒN TẠI GĐGR

- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng rừng còn chậm và thiếu đồng bộ giữa cơ quan lâm nghiệp và cơ quan tài nguyên môi trường; mặt khác do không có kinh phí nên không có điều kiện để tổ chức đo đạc, đánh giá chất lượng rừng nên đến nay toàn tỉnh mới cấp GCNQSDĐ đạt 53,2 % diện tích đất lâm nghiệp

đã giao và chưa cấp GCNQSD rừng

- Nhiều diện tích đất lâm nghiệp chưa được sử dụng đúng mục đích hoặc kém hiệu quả

Trang 8

Nguyên nhân

- Công tác giao đất, giao rừng qua các thời kỳ do nhiều

cơ quan khác nhau thực hiện:

+ Trước năm 1997 do cơ quan Kiểm lâm+ Từ năm 1997 đến nay do cơ quan Tài nguyên

và Môi trường đảm nhiệm

- Sự phối kết hợp giữa 2 ngành chưa chặt chẽ;

- Năng lực về tổ chức quản lý, chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm trong lĩnh vực lâm nghiệp của một số cán bộ làm công tác giao đất, giao rừng còn hạn chế, đặc biệt là cấp cơ sở

Trang 9

Nguyên nhân

- Kinh phí đầu tư cho công tác giao đất, giao rừng còn thấp nên không có điều kiện điều tra đánh giá chất lượng, trữ lượng rừng và cắm mốc ranh giới khi giao;

- Công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ở một số địa điểm chưa sát với thực tế, chậm điều chỉnh và thường xuyên bị phá vỡ và chủ yếu quy hoạch trên bản

đồ, không có mốc giới tại thực địa

- Công tác phổ biến, tuyên tuyền, giáo dục pháp luật và

cơ chế chính sách về lâm nghiệp còn hạn chế, đặc biệt

là chính sách về quyền hưởng lợi của người dân

Trang 10

Nguyên nhân

- Một bộ phận người dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nghèo, quan tâm hàng đầu của họ là sản xuất lương thực để đảm bảo cuộc sống Một bộ phận do thiếu vốn

để đầu tư vào phát triển rừng, do thiếu đất canh tác nên

họ vẫn sử dụng đất lâm nghiệp để canh tác nương rẫy

- Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sau khi giao của các ngành chức năng và chính quyền địa phương còn bị coi nhẹ

- Hệ thống phân loại đất, phân loại rừng giữa Tổng cục quản lý Đất đai và Cục Kiểm lâm chưa thống nhất:

Trang 11

Phân loại đất có rừng

Phân loại theo TCQLĐĐ Theo Cục Kiểm lâm

1 Nông nghiệp I Đất có rừng

1.1 Đất nông nghiệp A Rừng tự nhiên

1.2 Đất lâm nghiệp A1 Rừng gỗ (có trữ lượng)

1.2.1 Rừng sản xuất A2 Rừng tre nứa

1.2.2 Rừng phòng hộ A3 Rừng hỗn giao

1.2.3 Rừng đặc dụng A4 Rừng ngập mặn

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản A5 Rừng trên núi đá

1.4 Đất làm muối B Rừng trồng

1.5 Đất nông nghiệp khác B1 Rừng trồng có trữ lượng

2 Đất phi nông nghiệp B2 Rừng trồng chưa có trữ lượng

3 Đất chưa sử dụng B3 Rừng tre nứa sản xuất

4 Đất ngập nước ven biển B4 Các loài cây đặc sản

II Đất trồng đồi núi không có rừng C1 Ia (cỏ, lau sậy)

C2 Ib (cây bụi phân tán, tre nứa) C3 Ic (cây gỗ tái sinh)

C4 Núi đá không có rừng C5 Bãi cát đầm lầy

III Đất khác

Trang 12

III THỰC HIỆN GĐGR Ở LÙNG SUI

 Với mục đích triển khai, khắc phục các tồn tại nêu trên, mô hình thí điểm giao đất giao rừng tại Lùng Sui đặt mục tiêu là:

- Củng cố và nâng cao nhận thức của cộng đồng về các chính sách của Nhà nước trong quản lý sử dụng tài nguyên; đặc biệt là người dân hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các chủ sử dụng đất

- Đánh giá về tình hình quản lý sử dụng đất cả các chủ

sử dụng đất trên địa bàn thôn Lùng Shán, xã Lùng Sui, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

Trang 13

III THỰC HIỆN GĐGR Ở LÙNG SUI

- Có được đề xuất phương pháp tiếp cận hiệu quả giải quyết những tồn tại về chồng chéo ranh giới trong quản lý tài nguyên đất, tài nguyên rừng của thôn Lùng Sán.

- Tạo quyền sử dụng đất lâm nghiệp ổn định cho các hộ gia đình và cộng đồng.

Trang 14

III THỰC HIỆN GĐGR Ở LÙNG SUI

 Tháng 9/2012, Viện SPERI, UBND huyện Simacai và Chi cục lâm nghiệp Lào Cai phối hợp tổ chức Hội thảo Giao đất giao rừng dựa vào cộng đồng theo Thông tư 07 Tại hội thảo này, các bên tham gia đã thống nhất phê duyệt Kế hoạch “Giao đất giao rừng thí điểm tại thôn Lùng Sán, xã Lùng Sui, huyện Simacai, tỉnh Lào Cai” Kế hoạch gồm 10 bước:

Trang 15

KẾ HOẠCH 10 BƯỚC

 Bước 1: Công tác chuẩn bị

 Bước 2: Tìm hiểu, nghiên cứu bản sắc văn hóa

 Bước 3: Tập huấn Luật và chính sách của nhà nước cho cộng đồng

(Từ bước 4 đến bước 9 phát huy tối đa sự tham gia của

người dân).

 Bước 4: Rà soát tình hình sử dụng đất

 Bước 5: Xây dựng phương án giao đất

 Bước 6: Đo đất, rừng và đánh giá trạng thái rừng

 Bước 7: Xây dựng quy chế cộng đồng

 Bước 8: Công tác nội nghiệp, trình duyệt

 Bước 9: Giao đất thực địa

 Bước 10: Trao giấy chứng nhận QSD đất

Trang 16

và với tổ chức.

3- Tạo mọi điều kiện tốt nhất để người dân tham gia toàn

bộ các khâu trong kế hoạch từ chuẩn bị đến bàn bạc phương pháp và thực hành đo đạc đất và rừng tại thực địa, xây dựng phương án giao đất, lập kế hoạch sử dụng đất v.v

Trang 17

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Sau gần 01 năm thực hiện, kết quả đạt được là:

- Đã rà soát đất đai và đối chiếu xong tại thực địa: 313,9

Trang 18

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Thu hồi đất đối với những diện tích chồng chéo, sai vị trí, sai diện tích:

+ Thu hồi đất của BQL rừng phòng hộ: 39,7 ha

do chồng chéo với đất của hộ gia đình, của cộng đồng

+ Thu hồi 23 GCN QSDĐ đã cấp trước đây do sai vị trí, sai diện tích

Trang 19

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Giao đất gắn với giao rừng bằng Quyết định số 900/QĐ-UBND ngày 02/10/2012 của UBND huyện Si

Ma Cai: diện tích giao 124,5 ha gồm:

+ 77,82 ha trên 136 lô cho 55 hộ gia đình quản lý sử dụng đất rừng truyền thống

+ 19,14 ha gồm 4 lô cho cộng đồng dân cư thôn quản lý; trong đó có 2 lô diện tích 5,137 ha là rừng truyền thống cộng đồng (rừng Nào Lồng và rừng Thứ tỷ)

+ 27,54 ha gồm 3 lô cho BQL rừng phòng hộ Si Ma Cai

- Cùng bà con nhân dân xây dựng được một bản quy chế cộng đồng dựa vào luật tục

Trang 20

IV PHÁT HIẸN

Từ thực tế thành công của Mô hình, có thể tóm tắt cơ sở lý luận tạo yếu tố cho sự thành công của mô hình là:

 Có sự tương đồng giữa khái niệm về phân loại rừng giữa luật pháp và luật tục.

 Mô hình đã áp dụng thành công cả về luật pháp và luật tục trong công tác rà soát, giao đất, giao rừng với sự tham gia của người dân.

Trang 21

Nhận diện sự khác biệt về tên gọi nhưng

 Bản quản lý vườn Quốc

gia bảo vệ rừng dựa vào

bao cấp lương và phụ cấp

 Luật pháp là công cụ để

bảo vệ đa dạng sinh học

 Cộng đồng Hmong Lùng sui đặt tên rừng tâm linh;

 Bảo vệ rừng tâm linh dựa vào tục thờ thần Nào Lồng và Thứ

tỉ ở trong rừng tâm linh;

 Cộng đồng bảo vệ bằng chính

sự tự nguyện của cả cộng đồng;

 Luật tục bất thành văn và ăn thề là giải pháp để nuôi dưỡng rừng tâm linh và tất cả các

sinh linh trong rừng

Trang 22

Nhận diện sự khác biệt về tên gọi nhưng

Đầu nguồn

Trang 23

VI KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1 Đất rừng truyền thống của cộng đồng các dân tộc như các loại Rừng Thiêng, Rừng bảo vệ nguồn nước, rừng cây thuốc, Rừng các dòng họ gắn chặt với Niềm tin, Tín ngưỡng, Chuẩn mực đạo đức và đời sống kinh tế của người dân tộc vùng cao Nói cách khác, Rừng truyền thống cộng đồng là phần không thể tách rời với sự tồn vong của cộng đồng dân tộc vùng cao

Thông qua các Luật tục truyền thống hàng trăm năm, người dân tộc Mông xã Lùng Sui đã quản lý, bảo vệ những cánh rừng, những mảnh đất truyền thống của mình tốt hơn rất nhiều so với các vùng khác trong huyện Diện tích rừng, chất lượng rừng ngày càng phát triển

Trang 24

VI KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Đề xuất:

Nhà nước cần nghiên cứu công nhận rừng tâm linh của các đồng bảo dân tộc vùng cao được hưởng quy chế như đối với rừng đặc dụng

2 Do việc thực thi các chủ trương, chính sách của nhà nước trong quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng chưa được tốt của các cơ quan chuyên môn nên có sự chồng chéo, chồng lấn diện tích rừng của các tổ chức, diện tích rừng phòng hộ của Ban quản lý rừng phòng hộ, diện tích của các nông lâm trường lên các diện tích rừng truyền thống của các cộng đồng

Trang 25

VI KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

3 Đề nghị bổ sung quyền và nghĩa vụ dân sự của cộng đồng sử dụng đất gắn với sử dụng rừng nhằm tăng trách nhiệm và quyền hạn của cộng đồng đối với sử dụng đất, sử dụng rừng

Xin cảm ơn các quý vị !

Ngày đăng: 22/01/2013, 14:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w