1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần dệt may Huế

155 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế
Tác giả Lê Thị Thúy Diễm
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn
Trường học Đại học Kinh tế Huế
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 1,58 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ (13)
    • 1. Lý do chọn đề tài (13)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
      • 2.1 Mục tiêu tổng quát (14)
      • 2.2 Mục tiêu cụ thể (14)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
      • 3.1 Đối tượng nghiên cứu (14)
      • 3.2 Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (15)
      • 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu (15)
      • 4.2 Phương pháp xử lý số liệu (15)
    • 5. Kết cấu đề tài (16)
    • 6. Đóng góp của đề tài (16)
  • PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (17)
    • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU (17)
      • 1. Lý thuyết về nguyên vật liệu (17)
        • 1.1 Khái niệm nguyên vật liệu (17)
        • 1.2 Phân loại nguyên vật liệu (17)
        • 1.3 Vai trò của nguyên vật liệu (18)
        • 1.4 Đặc điểm của nguyên vật liệu (19)
        • 1.5 Lựa chọn, đảm bảo và tận dụng nguyên vật liệu (19)
      • 2. Lý thuyết quản trị cung ứng nguyên vật liệu (20)
        • 2.1 Khái niệm quản trị cung ứng nguyên vật liệu (20)
        • 2.2 Vai trò quản trị cung ứng nguyên vật liệu (20)
        • 2.3. Nhiệm vụ của quản trị cung ứng nguyên vật liệu (21)
        • 2.4 Nội dung quản trị cung ứng nguyên vật liệu (21)
          • 2.4.1 Xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu (21)
          • 2.4.2. Lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu (24)
          • 2.4.3 Xây dựng kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu (26)
          • 2.4.4 Tổ chức mua sắm nguyên vật liệu (27)
          • 2.4.5 Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu (32)
          • 2.4.6 Tổ chức quản lý kho nguyên vật liệu (33)
          • 2.4.7 Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu (33)
          • 2.4.8 Thanh quyết toán nguyên vật liệu (34)
    • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ (37)
      • 1. Tổng quan về công ty cổ phần Dệt May Huế (37)
        • 1.1 Giới thiệu chung về công ty (37)
        • 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty (38)
        • 1.3 Các thành tích đạt được (40)
        • 1.4 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty (42)
        • 1.5 Chức năng và nhiệm vụ của công ty (43)
        • 1.6 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty (44)
        • 1.7 Tình hình nhân sự của công ty giai đoạn 2015-2017 (50)
        • 1.8 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty (54)
      • 2. Thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế (58)
        • 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế (58)
          • 2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty (58)
          • 2.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu hàng may mặc của công ty (64)
          • 2.1.3 Đặc điểm thị trường nguyên vật liệu hàng may mặc (68)
        • 2.2 Phần mềm BRAVO (ERP-VN) (69)
        • 2.3 Phân tích thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế (72)
          • 2.3.1 Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu (72)
          • 2.3.2 Tổ chức mua sắm nguyên vật liệu (84)
          • 2.3.3. Công tác tiếp nhận nguyên vật liệu (94)
          • 2.3.4. Công tác cấp phát nguyên vật liệu (101)
          • 2.3.5 Tổ chức kiểm tra và thanh khoản nguyên vật liệu (102)
        • 2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế (105)
          • 2.4.1. Những mặt tích cực (105)
          • 2.4.2 Những mặt hạn chế (109)
    • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ (114)
      • 1. Định hướng phát triển của công ty (114)
      • 2. Gỉai pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế (117)
        • 2.1 Hoàn thiện hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu (117)
        • 2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức mua sắm nguyên vật liệu (119)
        • 2.3 Hoàn thiện công tác tiếp nhận nguyên vật liệu (121)
        • 2.4 Hoàn thiện hệ thống kho bãi của công ty (122)
        • 2.5 Hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện phần mềm BRAVO (124)
        • 2.6 Nâng cao trình độ, kiến thức của cán bộ công nhân viên tại công ty (125)
  • PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (127)
    • 1. Kết luận (127)
    • 2. Kiến nghị (128)
      • 2.1 Đối với công ty (128)
      • 2.2 Đối với nhà nước (129)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (132)

Nội dung

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU

1 Lý thuyết về nguyên vật liệu

1.1 Khái niệm nguyên vật liệu

- Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động có ích tác động vào nó Nguyên vật liệu là đối tượng lao động nhưng không phải bất cứ một đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu mà chỉ trong điều kiện đối tượng lao động mà do lao động làm ra thì mới hình thành nguyên vật liệu (Giáo trình Kế toán tài chính, Chủ biên GS.TS Đặng Thị Loan).

- Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh giá trị nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trị của sản phẩm dịch vụ tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp.

1.2 Phân loại nguyên vật liệu

- Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau và để có thể quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ thì cần thiết phải phân loại theo những tiêu thức phù hợp (Giáo trình Kế toán tài chính, Chủ biên GS.TS Đặng Thị Loan).

 Căn cứ vào nội dung và yêu cầu quản lý doanh nghiệp, nguyên vật liệu được chia thành các loại hình như sau:

+ Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm.+ Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất,không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói, phục vụ cho quá trình lao động.

+ Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.

+ Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất

+Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản.

 Nếu căn cứ vào nguồn gốc, nguyên vật liệu có thể được chia thành các loại như sau:

+ Nguyên vật liệu mua ngoài: là loại vật liệu doanh nghiệp không tự sản xuất mà do mua ngoài từ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu.

+ Nguyên vật liệu tự gia công chế biến: là vật liệu doanh nghiệp tự tạo ra để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

+ Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến.

+ Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh.

+ Nguyên vật liệu do được cấp, biếu, tặng…

 Nếu căn cứ vào tình hình sử dụng, nguyên vật liệu bao gồm:

+ Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất.

+ Nguyên vật liệu dùng cho quản lý doanh nghiệp.

+ Nguyên vật liệu dùng cho bộ phận bán hàng.

1.3 Vai trò của nguyên vật liệu

- NVL luôn là yếu tố cơ bản, có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất, là cơ sở tạo nên thành phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp Chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (giáo trình - tài liệu - học liệu từ VOER).

- Là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, do vậy chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp (giáo trình - tài liệu - học liệu từ VOER).

- Nguyên vật liệu liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó cung ứng nguyên vật liệu kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Xét cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kì quá trình sản xuất nào, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động (giáo trình - tài liệu - học liệu từ VOER).

1.4 Đặc điểm của nguyên vật liệu

- Mọi loại nguyên vật liệu đều chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất sản phẩm Sự tham gia này có thể dẫn đến quá trình biến dạng nguyên vật liệu theo ý muốn của con người.

- Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị toàn bộ của mọi loại nguyên vật liệu không bị mất đi mà kết tinh vào giá trị sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đưa vào sản xuất.

- Các nguyên vật liệu khác nhau tham gia vào quá trình sản xuất ở những thời điểm khác nhau và với số lượng khác nhau.

- Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong tài sản lưu động và tổng chi phí sản xuất.

1.5 Lựa chọn, đảm bảo và tận dụng nguyên vật liệu

 Lựa chọn nguyên vật liệu:

- Là quá trình xác định, lựa chọn các nguyên vật liệu phù hợp với quá trình sản xuất.

- Điều kiện cần: để sản xuất sản phẩm/dịch vụ, phù hợp công nghệ cần nguyên vật liệu đúng chủng loại, số và chất lượng.

- Điều kiện đủ: Dù nguyên vật liệu do con người chế biến hoặc khai thác từ tự nhiên cũng đều có rất nhiều quy cách, cỡ loại khác nhau Mặt khác, công nghệ kỹ thuật sản xuất cho phép con người có thể sử dụng nguyên vật liệu thay thế nhau  Phải lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp.

 Đảm bảo nguyên vật liệu:

- Là quá trình sẵn sàng cung ứng các mức nguyên vật liệu theo yêu cầu của quá trình sản xuất vào các thời điểm khác nhau.

- Để tiến hành sản xuất doanh nghiệp thường sử dụng rất nhiều chủng loại nguyên vật liệu khác nhau với số lượng, chất lượng, mẫu mã khác nhau và ở các thời điểm khác nhau Vì thế, phải tiến hành dự trữ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Một vấn đề các nhà quản trị luôn quan tâm là làm thế nào để dự trữ mọi loại nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất ở mức tối ưu?

 Tận dụng nguyên vật liệu:

- Là phương thức nhằm sử dụng triệt để và hiệu quả nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.

- Trong nhiều trường hợp, giá trị nguyên vật liệu chiếm tổng giá trị cao trong tổng chi phí sản xuất Nguyên vật liệu có nhiều loại, nhiều thứ với quy cách, kích cỡ rất khác nhau mà người sản xuất có thể tận dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau Vì thế, việc nghiên cứu tận dụng nguyên vật liệu trong quá trình chế biến là vấn đề rất quan trọng.

2 Lý thuyết quản trị cung ứng nguyên vật liệu

2.1 Khái niệm quản trị cung ứng nguyên vật liệu

- Quản trị cung ứng nguyên vật liệu là tổng hợp các hoạt động quản trị, xác định cầu và các chỉ tiêu dự trữ nguyên vật liệu, tổ chức mua sắm, vận chuyển và dự trữ hợp lý nhất nhằm đảm bảo luôn cung ứng đúng, đủ các loại nguyên vật liệu theo tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp với hiệu quả cao nhất.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ

1 Tổng quan về công ty cổ phần Dệt May Huế

1.1 Giới thiệu chung về công ty

- Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ.

- Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY.

- Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước-Phường Thủy Dương-Thị xã Hương Thủy- Tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Email: contact@huegatex.com.vn.

- Website: http://huegatex.com.vn.

- Công ty cổ phần Dệt May Huế nằm trên đường quốc lộ 1A, cách Thành phốHuế 2 km về phía Nam, cách sân bay Phú Bài 10 km về phía Bắc Huegatex là thành viên của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải dệt kim, hàng may mặc, nguyên vật liệu, thiết bị ngành dệt may doanh thu hàng năm trên 1.500 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu hơn 50%.

- Sản phẩm của công ty cổ phần Dệt May Huế hiện nay đang được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc (đối với hàng may mặc); Thổ Nhĩ Kỳ,

Ai cập, Bồ Đào Nha (đối với sản phẩm sợi) và được bán rộng rãi trên thị trường nội địa Sản phẩm của công ty nhiều năm được bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, giải thưởng sao vàng Đất Việt và các giải thưởng khác.

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

- Công ty cổ phần Dệt May Huế (Huegatex) được cổ phần hóa năm 2004, thành viên của tập đoàn Dệt May Việt Nam.

- Năm 1979: hiệp định được ký kết giữa hai bên nhà nước Việt Nam-Hungary quyết định sẽ xây dựng một nhà máy sợi tại Việt Nam.

- Ngày 16/1/1988: Bộ công nghiệp nhẹ ra quyết định thành lập nhà máy sợi Huế. Ngày 26/3/1988, nhà máy được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động.

- Ngày 19/2/1994: thành lập Công ty Dệt May Huế (tên giao dịch: Hue Garment Company, viết tắc: Hutexco) thuộc tổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) theo quy định 140/CNN của Bộ Công Nghiệp, do nhà máy Sợi tiếp nhận thêm nhà Máy Dệt Huế.

- Ngày 26/3/1997: công ty xây dựng thêm nhà máy Dệt Nhuộm và chính thức khai trương đi vào sản xuất.

- Cuối năm 1998: quy mô mở rộng thêm một phân xưởng may nên nhà máy này được tách thành hai nhà máy: Nhà máy Dệt Nhuộm và nhà máy May Nhà máy khi đi vào sản xuất, sản phẩm hàng dệt kim của công ty đã được xuất sang thị trường Nhật Bản, EU, Đài Loan…và cả thị trường nội địa.

- Năm 2002, công ty đã lắp thêm 8.000 cọc sợi cho nhà máy May với thiết bị hiện đại của Đức, Thụy Sĩ, đầu tư thêm nhà máy sợi với 50.000 cọc sợi tại khu công nghiệp Phú Bài.

- Lúc này, Công ty Dệt May Huế có 5 thành viên với doanh thu hàng năm đạt trên 300 tỷ đồng đó là: Nhà máy sợi, Nhà máy may I, Nhà máy Dệt-Nhuộm, Nhà máy Dệt khăn, Xí nghiệp cơ điện phụ trợ với doanh thu hàng năm đạt trên 1.000 tỷ đồng.

- Căn cứ quyết định số 169/2004/QĐ-BCN ngày 09/12/2004 và quyết định số2722/2005/QĐ-BCN Ngày 28/8/2005 của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa chuyển Công ty Dệt May Huế thành công ty Cổ Phần Dệt May Huế.

Từ khi cổ phần hóa công ty đã kinh doanh hiệu quả hơn Công ty cũng đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 và được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền.

- Từ năm 2006: Nhà máy May I được tách ra làm công ty riêng lấy tên là Quinmax.

- Hiện nay, công ty Cổ phần Dệt May Huế gồm 4 thành viên đó là: Nhà máy Sợi, nhà máy May, nhà máy Dệt-Nhuộm, xí nghiệp cơ điện.

 Nhà máy Sợi: được trang bị đồng bộ 04 dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản với hơn 64.000 cọc sợi, sản lượng hàng năm trên 13.500 tấn sợi, trong đó chủ yếu là các loại sợi peco, sợi cotton chải thô và chải kỹ chi số từ ne 20 đến ne 40.

 Nhà máy Dệt Nhuộm: được trang bị đồng bộ các thiết bị dệt kim, nhuộm hoàn tất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan với sản lượng vải dệt kim hàng năm là 1.500 tấn.

 Nhà máy May: với 5 nhà máy may trực thuộc công ty và 86 chuyền may, được trang bị các máy may hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với sản phẩm chính là áo T- shirt, Polo-shirt, áo jacket, quần short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi Sản lượng hàng năm của nhà máy đạt hơn 20 triệu sản phẩm.

 Xí nghiệp cơ điện: chuyên vận hành chuyển tải trạm 110/6kv, gia công cơ khí, sửa chữa và xây dựng các công trình phụ cho các nhà máy thành viên.

1.3 Các thành tích đạt được

+ Năm 1993: Nhận Huân chương Lao động Hạng Ba và Cờ thi đua đơn vị xuất sắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

+ Năm 1995: Nhận huân chương Lao động hạng nhì.

+ Năm 1998: Nhận huân chương Lao động hạng nhất và cờ thi đua đơn vị xuất sắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

+ Năm 2003 – 2006: Nhận cờ thi đua đơn vị xuất sắc của Bộ Công Thương, bằng khen của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Ông Nguyễn Bá Quang-Chủ tịchHĐQT, Tổng Giám đốc công ty được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

+ Năm 2009: Nhận bằng khen của Bộ Công Thương, bằng khen phòng thương mại công nghiệp Việt Nam và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Năm 2010: Nhận cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Chính phủ, cờ đơn vị sản xuất dẫn đầu khối doanh nghiệp tỉnh.

+ Năm 2011: Nhận cờ thi đua đơn vị xuất sắc của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, bằng khen của Bộ Công Thương, bằng khen phòng thương mại công nghiệp Việt Nam. + Năm 2012: Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Chính phủ.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ

TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ.

1 Định hướng phát triển của công ty

- Luôn coi chất lượng là yếu tố cốt lõi để phát triển bền vững, HUEGATEX đã và đang tập trung đầu tư hiện đại hóa thiết bị và công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng cho sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, tăng khả năng cạnh tranh Liên tục đổi mới, hoàn thiện và phát triển là cách thức HUEGATEX hiện thực hóa những mục tiêu, khát vọng.

 Về công tác thị trường và đơn hàng

- Cần phải đảm bảo độ an toàn, đồng bộ NVL, đơn hàng chạy đều, dự báo nhanh khi có biến động, đảm bảo cân đối giữa doanh thu và chi phí để mang lại hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh sợi.

- Phải phối hợp, kết nối thông tin xuyên suốt giữa các đơn vị, kịp thời thông báo cho toàn bộ hệ thống khi có vấn đề phát sinh, thay đổi nhận thức, xem trọng công tác chuẩn bị đầu nguồn.

- Đối với đơn hàng dệt nhuộm: phải thay đổi quan điểm, tìm kiếm đơn hàng để đảm bảo đáp ứng được năng lực sản xuất của nhà máy và các thiết bị mới đầu tư trước, ban đầu chấp nhận giá thấp, sau đó mới phát triển dần để mang hiệu quả cao.

 Công tác quản lý hệ thống chất lượng

- Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng theo nguyên tắc kiểm soát chất lượng tại nguồn, phải thực hiện đúng quy định, tuyệt đối không cắt giảm quy trình, bỏ bước công việc.

- Thay đổi tư duy đối phó, đã xây dựng hệ thống thì phải áp dụng, mạnh mẽ đổi mới, xây dựng hệ thống từ mức độ tuân thủ thành mức độ chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường và khách hàng.

- Tìm kiếm những điểm không phù hợp trong hệ thống thông qua các cuộc đánh giá của khách hàng, đánh giá nội bộ, tự kiểm tra, kiểm soát để tiến hành các hành động khắc phục để ngày càng hoàn thiện hệ thống công ty

 Về công tác điều hành

- Tăng năng suất lao động, giảm chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh năm 2018.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới toàn diện, bắt đầu từ tư duy, nhận thức đến cách làm đối với toàn bộ hệ thống quản lý điều hành.

- Để bắt kịp với cuộc cách mạng 4.0, phải thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp, trước hết là áp dụng các phần mềm và quy trình trong quản lý, tạo giá trị gia tăng bằng chất lượng chứ không phải cạnh tranh bằng tài chính và gia công.

- Thực hiện “số hóa” trong quản trị công ty để tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân sự nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tăng tính cạnh tranh.

 Về công tác nhân sự, đào tạo, tiền lương

- Lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bổ sung thêm cho các vị trí cán bộ chủ chốt kế cận của công ty và các đơn vị thành viên.

- Đánh giá, sàn lọc, lựa chọn nguồn lực phù hợp với công việc.

- Trọng tâm trong năm 2018 là tuyển dụng, đào tạo đưa nhà máy May 4 và chi nhánh Quảng Bình đi vào sản xuất đúng tiến độ và đảm bảo có hiệu quả.

- Có chế độ chính sách tiền lương đặc cách để thu hút lao động, đặc biệt là lao động tại nhà máy May 4 và chi nhánh Quảng Bình.

- Phối hợp với các trường, trung tâm đào tạo để tiếp tục mở các khóa đào tạo theo nhu cầu phát triển của công ty, đẩy mạnh hơn nữa công tác theo dõi và đánh giá sau đào tạo để có ghi nhận chính xác kết quả thu được.

 Về công tác tài chính

- Nâng cao năng lực quản lý tài chính, quản trị dòng tiền từ khâu mua NVL, tổ chức sản xuất đến khâu tiêu thụ, đặc biệt phải theo dõi, nghiên cứu tình hình diễn biến tài chính tiền tệ quốc gia và quốc tế để có kế hoạch vay, huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả.

- Lựa chọn đồng tiền để vay có lợi nhất phục vụ sản xuất kinh doanh, tổ chức thu hồi công nợ đặc biệt là công nợ trong nước.

 Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh 2018

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) là 1.680 tỷ đồng tăng 8% so với năm 2018.

- Tổng doanh thu là 1.725 tỷ đồng.

- Doanh thu sợi: 770 tỷ đồng.

- Doanh thu may: 900 tỷ đồng.

- Doanh thu từ hoạt động thương mại: 30 tỷ đồng.

- Doanh thu khác: 25 tỷ đồng.

- Lợi nhuận trước thuế: 57 tỷ đồng đạt 57% vốn điều lệ.

- Đảm bảo thu nhập bình quân 7.396.000 triệu đồng/người/tháng.

- Tỉ lệ chia cổ tức: 30% vốn điều lệ.

- Kim ngạch xuất khẩu tính đủ: 94 triệu USD tăng 13% so với năm 2017.

- Kim ngạch nhập khẩu 55 triệu USD tăng 20% so với 2017.

- Sản lượng sợi sản xuất 14.400 tấn tăng 7% so với 2017.

- Sản lượng vải 800 tấn tăng 29% so với năm 2017.

- Sản phẩm hàng dệt kim 17.2 triệu sản phẩm tăng 1% so với năm 2017.

2 Gỉai pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc tại công ty cổ phần Dệt May Huế

2.1 Hoàn thiện hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu

- Đối với mọi doanh nghiệp sản xuất, công tác xây dựng định mức nguyên vật liệu là rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định nhu cầu NVL và hoạt động cung ứng NVL vì vậy định mức phải được xây dựng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh mới đem lai hiệu quả cao Bộ phận định mức cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện định mức để tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.

- Ở công ty, việc xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, định mức được đưa ra chưa bám sát với thực tế sản xuất chính vì vậy trong thời gian qua thường xuyên xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất gây tốn kém thời gian và tiền bạc cho công ty.

+ Cán bộ xây dựng định mức chưa có kinh nghiệm và trình độ cao, chưa bám sát thực tế sản xuất để đưa ra định mức phù hợp.

+ Nói về nguyên nhân vượt định mức có rất nhiều nguyên nhân có thể kể đến như: NVL đầu vào kém chất lượng, máy móc thiết bị xuống cấp, tay nghề công nhân chưa cao, hay không loại trừ nguyên nhân bị thất thoát trong quá trình sản xuất do quản lý chưa chặt.

Ngày đăng: 25/03/2023, 11:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w