1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Luận văn thạc sĩ tmu) quản trị huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải dương

102 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LÊ THỊ MỴ

QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỒN TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM-CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Trang 2

LÊ THỊ MỴ

QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỒN TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM-CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa họcđộc lập của tơi, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thứcchuyên ngành, nghiên cứu tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa họccủa PGS,TS Đào Minh Phúc.

Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và Quý thầy cô Trường Đạihọc Thương Mại đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cùng những kinhnghiệm quý giá, giúp tôi hồn thành được đề tài nghiên cứu Đặc biệt, tơi xinbày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS, TS Đào Minh Phúc, người đã tậntình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luậnvăn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp làm tạiChi nhánh Ngân hàng BIDV Hải Dương đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiệnhỗ trợ tơi trong q trình thu thập thơng tin, số liệu cũng như những thực tiễntrong công việc cần thiết để hồn thành luận văn của mình.

Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn sự khuyến khích, quan tâm, tạođiều kiện của những người thân trong gia đình cũng như các bạn cùng lớp caohọc khóa 22B, đã giúp đỡ tơi hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ vii

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu .2

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu luận văn 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Phân loại 7

1.2 QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 9

1.2.1 Quản trị huy động vốn của Ngân hàng thương mại 9

1.2.2 Tiêu chí đánh giá quản trị huy động vốn 13

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 18

1.3.1 Nhóm các nhân tố thuộc về ngân hàng .18

1.3.2 Nhóm các nhân tố ngoài ngân hàng 22

Trang 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG 272.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG 27

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hải Dương .272.1.2 Mơ hình tổ chức và hoạt động 282.1.3 Kết quả hoạt động – kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hải Dương .30

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG 33

2.2.1 Các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn 332.2.2 Mơ hình quản lý vốn tập trung của BIDV 372.2.3 Thực trạng công tác tổ chức quản trị huy động vốn tại BIDV Hải Dương 402.2.4 Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn 472.2.5 Quản trị khả năng thanh khoản 562.2.6.Quản trị vốn huy động trong mối quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn 562.2.7 Kiểm soát rủi ro trong huy động vốn 59

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG .61

Trang 7

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 67

CHƯƠNG 3: 68

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG .68

3.1 ĐỊNH HƯỚNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG 68

3.1.1 Định hướng phát triển đến năm 2025 của BIDV Hải Dương 68

3.1.2 Định hướng quản trị huy động vốn tại Chi nhánh BIDV Hải Dương tới năm 2025 70

3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG 71

3.2.1 Các giải pháp chính 71

3.2.2 Các giải pháp hỗ trợ 77

3.3 KIẾN NGHỊ 82

3.3.1 Đối với Chính phủ 82

3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước 83

3.3.3 Đối với BIDV 85

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 87

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

BẢNG BIỂUTrang

Bảng 2.1.Chỉ tiêu hiệu quả của BIDV Hải Dương 3 năm

gần nhất31

Bảng 2.2.Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tại BIDV34Bảng 2.3.Một số sản phẩm huy động vốn đối với khách

hàng doanh nghiệp của BIDV36

Bảng 2.4.Kế hoạch cho vay và huy động vốn của BIDV

Hải Dương41

Bảng 2.5.Mạng lưới phòng giao dịch của BIDV Hải

Dương trên địa bàn tỉnh (tháng 6 năm 2018)46Bảng 2.6.Quy mô vốn huy động BIDV Hải Dương năm

2015-201747

Bảng 2.7.Cơ cấu huy động vốn tại BIDV Hải Dương48Bảng 2.8.Lãi suất và chi phí trả lãi 2015 – 201754Bảng 2.9.Biểu lãi suất huy động của một số ngân hàng

tháng 6 năm 201855

Bảng 2.10.Bảng dư nợ tín dụng bình qn năm 2015 -201757Bảng 2.11.

Số lỗi tác nghiệp trong công tác huyđộng vốn của BIDV Hải Dương năm 2015 - 2017

60HÌNH VẼ

Hình 2.1.Mơ hình cơ cấu tổ chức của BIDV Hải Dương29Hình 2.2.Sơ đồ mua bán vốn giữa các Chi nhánh và Hội

Trang 10

MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Huy động vốn là một trong những yếu tố giúp cho ngân hàng nâng cao khảnăng cạnh tranh của mình trên thị trường Hoạt động chính của Ngân hàngthương mại là nhận tiền gửi và cho vay, kiếm lợi nhuận từ mức lãi suất chênhlệch Do đó, để có thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cung cấp cho nền kinh tế, Ngânhàng thương mại phải huy động thêm nhiều nguồn vốn từ bên ngoài

Nghĩa là, “Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì việc huy động vốnđóng một vai trị then chốt” Mặt khác, thị trường vốn phát triển nhờ vào sự pháttriển của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại Đây làđiều kiện tốt nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Như vậy có thể thấy rằng việc huy động vốn của các Ngân hàng thươngmại có tầm quan trọn đặc biệt với khơng chỉ bản thân ngân hàng, mà còn cả vớicác thành phần trong nền kinh tế Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế khó khăn,hoạt động huy động vốn cịn gặp nhiều vấn đề nan giải: “Làm thế nào có đủ vốnđể đầu tư trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của hệ thống NHTM và sửdụng vốn hiệu quả” là câu hỏi buộc các nhà quản trị NHTM phải quan tâmnhiều hơn nữa đến vấn đề huy động vốn và quản trị hoạt động này.

Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, huy động vốn làchỉ tiêu trọng tâm phải hoàn thành trong kế hoạch kinh doanh hàng năm.Nguồn vốn huy động của BIDV Hải Dương đã liên tục gia tăng qua các nămtuy nhiên so với yêu cầu đặt ra thì những kết quả cịn khá khiêm tốn

Trang 11

Qua một thời gian nghiên cứu, đánh giá và phân tích, tác giả nhận thấy thựctrạng công tác quản trị huy động vốn tại BIDV Hải Dương còn nhiều vấn đề, vàmuốn đề xuất một số giải pháp để hồn thiện cơng tác này hơn Xuất phát từ

những vấn đề nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Quản trị huy động vốn

tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chinhánh Hải Dương”.

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu, các chuyên gia ngân hàng trong nước hiện nay cósự quan tâm đặc biệt tới vấn đề “Quản trị huy động vốn tại NHTM” Ở cácđơn vị đào tạo khác nhau, có nhiều học viên cao học đã nghiên cứu về quảntrị huy động vốn, hoạt động quản lý huy động vốn và những vấn đề liên quantrong luận văn cao học của mình

Điển hình là các luận văn sau:

Tác giả Võ Thị Thu Trang (2014) có cơng trình: “Quản trị huy động vốn

tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng”, luậnvăn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng

Cơng trình đã nghiên cứu về quản trị huy động vốn tại Vietcombank ĐàNẵng Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng huy động vốn, chi phí hoạtđộng này, quản trị qui mô cơ cấu nguồn vốn và công tác tổ chức bộ phận huyđộng vốn tại Vietcombank ĐàNẵng Từ đó đưa ra kết quả đạt được, hạn chếvà nguyên nhân, sau đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quảntrị huy động vốn tại Vietcombank Đà Nằng.

Trang 12

nhằm hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng AgribankThanh Hóa.

Tác giả Lưu Thị Thúy Hà (2010) đã có cơng trình nghiên cứu với đề tài:“Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại Sở Giao dịchNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, Học viện Ngân hàng Cơng trìnhnghiên cứu đã đưa ra những vấn đề cơ bản nhất trong quản trị huy động vốnNHTM, kinh nghiệm của một số NHTM trên thế giới và có những giải phápcụ thể, hữu ích cho công tác quản trị nguồn vốn huy động tại Sở giao dịchNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Tác giả Lê Thị Thúy Hằng (2012) có bài luận văn thạc sỹ với đề tài:“Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị huy động vốn tại NH TMCP Cơngthương Việt Nam”, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh Bài viết của tác giả khôngdài, nhưng đã nêu trọn những vấn đề về Nguồn vốn huy động và việc quản lýnguồn vốn tại Vietinbank Tác giả đã trình bày rõ những mơ hình, quy trìnhcùng thực trạng quản trị huy động vốn tại NH TMCP Công thương Việt Nam,qua đó đánh giá ưu nhược điểm và đưa ra các giải pháp thiết thực.

Tác giả Trần Việt Hà (2011) có cơng trình luận văn thạc sỹ: “Quản lý tàisản nợ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Trường Đại học Kinh tếquốc dân Luận văn đã nêu rõ các nhận định và nhấn mạnh về “chất lượngquản lý tài sản nợ trong các NHTM tại Việt Nam” Đồng thời nêu lên quanđiểm, một phương thức phòng chống rủi ro hiệu quả là “nâng cao chấtlượng công tác quản lý – năng lực của người quản lý trong việc xử lýnhanh chóng các vấn đề có khả năng xảy ra trước khi nó gây nên ảnhhưởng tiêu cực đối với hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam”

Trang 13

giả hệ thống hóa lý luận về quản lý huy động vốn của Agribank nói chung vàAgribank chi nhánh Cầu Giấy nói riêng, qua đó phân tích, đánh giá thựctrạng, đưa ra những hạn chế còn mắc phải và đề xuất phương hướng và cácgiải pháp hợp lý, tương ứng với các điều kiện của Ngân hàng

Tác giả Lê Hữu Bình (2010) có bài viết: “Tăng cường huy động vốn tạiAgribank - chi nhánh Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng Từnhững thực trạng tại Agribank - chi nhánh Nghệ An trong công tác huy độngvốn, tác giả đã nêu bật được những lợi thế cũng như các tồn tại chưa đượcgiải quyết, và đồng thời cũng đưa ra nhiều biện pháp hữu ích nhằm tăngcường huy động vốn tại Ngân hàng này

Bên cạnh đó, nhiều hội thảo, các buổi đàm thoại, diễn đàn nghiên cứukhoa học cũng đã diễn ra trên cả nước, nghiên cứu về “chính sách huy độngvốn của các NHTM”.

Có thể kể đến một số đề tài nổi bật:

Đề tài: “Chính sách lãi suất huy động của Ngân hàng Agribank ViệtNam Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện” Tác giả đã đi sâu phântích, nhận xét về chính sách lãi suất huy động vốn trong giai đoạn từ năm2008 tới năm 2012 tại Agribank, rồi từ đó đưa ra “ba nhóm giải pháp, với támgiải pháp điều chỉnh cụ thể, chi tiết, nhằm hồn thiện chính sách lãi suất huyđộng vốn tại ngân hàng Agribank Việt Nam”.

Trang 14

Như vậy, trên thực tế đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về hoạt độnghuy động vốn và quản trị huy động vốn tại các NHTM, nhưng cho đến naychưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách độc lập, có hệ thống từ khung lýthuyết đến thực tiễn về quản trị huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàphát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương.

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

- Hệ thống hóa lý luận về quản trị huy động vốn của NHTM

- Đánh giá thực trạng công tác quản trị hoạt động huy động vốn tạiBIDV Hải Dương Từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cườngcông tác quản trị huy động vốn tại BIDV Hải Dương trong thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị huy động vốn tại NHTM.- Phạm vi nghiên cứu:

 Nội dung: Nghiên cứu về thực trạng quản trị huy động vốn tại BIDVHải Dương.

 Thời gian: Nghiên cứu từ thực trạng năm 2015 đến 2017.

5 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ các vấn đề chung về hoạt động huy động vốn của NHTM,chức năng của nguồn vốn đối với ngân hàng và cả nền kinh tế, luận văn đi sâunghiên cứu về công tác quản trị huy động vốn tại BIDV Hải Dương.

Trang 15

Trong q trình nghiên cứu, hồn thiện luận văn dựa trên cơ sở vận dụngphép duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp như: Phương phápphân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh Đồng thời dựa vào các lý luận, quanđiểm kinh tế, tài chính và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước xuấtphát từ thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn còn được kết cấu thành 03chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị huy động vốn của Ngân hàng

thương mại

Chương 2: Thực trạng quản trị huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu

tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Hải Dương

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản trị

huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi

Trang 16

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐNCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

1.1.1 Khái niệm

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn để cho vay,đầu tư và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác Huy động vốn là hoạt độngtạo thêm nguồn vốn cho Ngân hàng thương mại, nó có một vai trị vơ cùngquan trọng, liên quan và ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của NHTM, nóđược xem là lẽ sống, đóng vai trị trọng yếu của các NHTM, đặc biệt là cácNHTM có quy mơ lớn.

Hoạt động huy động vốn là “nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thờinhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hìnhthành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng”.

Nghĩa là, ngân hàng “mua quyền sử dụng” các khoản vốn trong một thờigian nhất định và có trách nhiệm hồn trả số vốn đó theo đúng kế hoạch Vốnhuy động là vốn đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của ngân hàng.

1.1.2 Phân loại

Các loại vốn huy động của NHTM bao gồm:

- Vốn huy động từ tiền gửi:

Tiền gửi của khách hàng là “nguồn tài nguyên quan trọng nhất” của ngânhàng thương mại

Trang 17

Tiền gửi là nguồn tiền trọng yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốnhuy động củaNHTM Để tăng sức cạnh tranh và thu hút được lượng tiền dồi dạo,có chất lượng, các ngân hàng có nhiều hình thức huy động khác nhau:

 Theo thời hạn gồm:

Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi với thời gian không xác định, mỗikhách hàng (cá nhân , tổ chức) đều có quyền rút tiền ra bất cứ lúc nào).

Tiền gửi có kỳ hạn (là khoản tiền gửi có thời hạn xác định, chỉ khi đếnthời hạn như như trong hợp đồng, khách hàng mới được rút tiền, nếu ngườigửi tiền rút ra trước hạn thì hưởng lãi suất không kỳ hạn hoặc sẽ chỉ đượchưởng lãi suất rất thấp).

 Theo đối tượng gồm: Tiền gửi từ dân cư (cá nhân) và tiền gửi của cácDoanh nghiệp, tổ chức.

 Theo mục đích có 3 loại:

+ Tiền gửi tiết kiệm (khoản tiền nhàn rỗi, để dành của các cá nhân gửivào NHTM để được hưởng lãi)

+ Tiền gửi giao dịch/ thanh toán (khoản tiền của các tổ chức, cá nhân gửivào ngân hàng để được “giữ” và “thanh toán hộ”)

+ Tiền gửi “lai” (vừa là tiền gửi tiết kiệm, vừa là tiền gửi giao dịch, vớiloại này, người gửi vừa có thể yêu cầu ngân hàng thanh tốn hộ, đồng thờicũng có thể hưởng lãi suất định kỳ như một khoản tiền gửi tiết kiệm)

- Vốn huy động thông qua đi vay:

Tại nhiều nước trên thế giới, Ngân hàng trung ương sẽ quy định “tỷ lệgiữa nguồn tiền huy động và vốn của chủ” Do đó có nhiều ngân hàng khithiếu hụt nguồn vốn huy động và không đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theoquy định, họ phải vay mượn thêm để đảm bảo khả năng thanh khoản do khảnăng huy động bị hạn chế

Trang 18

- Vốn huy động từ nguồn khác:

Ngồi các nguồn trên, NHTM cịn thực hiện việc huy động vốn thôngqua các nguồn từ hoạt động Uỷ thác (bao gồm uỷ thác đầu tư, cho vay, giảingân và thu hộ…)

Các khoản nợ khác, có thể kể đến như các khoản thuế chưa nộp, lươngcòn phải trả,… cũng là một vài thành phần làm tăng thêm nguồn huy độngcho các NHTM.

1.2 QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

1.2.1 Quản trị huy động vốn của Ngân hàng thương mại

a Khái niệm

Quản trị huy động vốn của NHTM là “quản trị quá trình huy động vốn, vànguồn vốn huy động để đảm bảo cho NHTM luôn có đủ nguồn vốn để duy trì vàphát triển các hoạt động kinh doanh với chi phí hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất”.

Việc quản trị nguồn vốn huy động nhằm giúp cho NH ln có đủ vốnduy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh này Và để có thể quản trị tốtnguồn vốn thì mỗi cán bộ quản trị cần phải am hiểu về đặc điểm của từng loạinguồn vốn để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất

b Mục tiêu của quản trị huy động vốn

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng khá đa dạng, bao gồm nhiều thànhphần Một số thành phần trong đó khơng ổn định, nhưng có khả năng giaodịch cao với lãi suất thấp và ngược lại

Trang 19

Đây có thể được coi là những yếu tố quyết định trong việc thực hiện mụctiêu “vừa an tồn, vừa có lợi nhuận cao” của Ngân hàng Cụ thể, mục tiêu củaquản trị huy động vốn bao gồm:

- Tạo lập và giữ vững sự ổn định của nguồn vốn huy động, đảm bảo đủ

nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh tiền tệ

Nguồn vốn huy động của NHTM cần đảm bảo sự đa dạng, cân đối.Nghĩa là cần phải duy trì tỷ lệ nhất định, phù hợp giữa “huy động vốn ngắnhạn và dài hạn”, giữa “vốn nội tệ và ngoại tệ” Chất lượng huy động vốn caohay thấp sẽ phụ thuộc vào việc nguồn vốn có dồi dào và cơ cấu vốn có cânđối hay không, và tránh cho Ngân hàng phải rơi vào tình trạng căng thẳng vềtài chính, trong điều kiện mơi trường vĩ mơ thay đổi thất thường Điều nàycịn phụ thuộc phần lớn vào kế hoạch điều chỉnh, công tác quản trị vốn huyđộng của NHTM và nhiều tác nhân bên ngồi, địi hỏi NHTM cần phải khơngngừng tiếp cận và phân tích nghiên cứu thị trường.

- Gia tăng nguồn vốn huy động một cách hợp lý để không ngừng mở

rộng quy mô hoạt động

Quy mơ huy động vốn là một chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với hoạtđộng của mỗi ngân hàng Để mở rộng kinh doanh, mỗi NHTM cần có mộtquy mơ khối lượng vốn tương đối lớn, mà vốn huy động là bộ phận chiếm vaitrò lớn nhất: “ Khối lượng vốn phải đạt tới quy mô nhất định theo kế hoạchhuy động của Ngân hàng, để thực hiện tốt vấn đề này cần kết hợp hài hịa cácyếu tố khác như lãi suất, chính sách marketing, các hình thức huy động vốn,uy tín của khách hàng ”

Trang 20

Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động phải thực sự ổnđịnh thì việc mở rộng hoạt động mới thực sự an toàn Nếu quy mô vốn hiệntại lớn, nhưng nếu Ngân hàng lại lơ là kiểm soát, coi nhẹ việc dự đốn xuhướng của các dịng tiền gửi vào và rút ra trong tương lai thì sẽ rất khó khănđối với họ, trong việc cho vay đầu tư và mất đi sự chủ động của mình Vì vậyđây là một trong những mục tiêu quan trọng cần phải thực hiện và đạt đượccủa hoạt động quản trị huy động vốn trong NHTM.

- Đảm bảo duy trì khả năng thanh tốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh

của ngân hàng

Nguồn vốn được huy động phải đem lại hiệu quả nhất định cho Ngânhang Mục tiêu của quản trị huy động vốn, là xác định khối lượng vốn dungcho hoạt động của NHTM có sự phù hợp giữa vốn cho vay – dự trữ, cho vayngắn hạn – cho vay dài hạn, để từ đó, vừa đáp ứng được nhu cầu thanh toánkịp thời, đầy đủ, vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh, đem lại nguồn lợi nhuậnlớn cho Ngân hàng.

c.Nội dung công tác quản trị huy động vốn

- Xác lập mục tiêu, chiến lược huy động vốn cả trong ngắn hạn và dài hạn

Chiến lược được hiểu là những kế hoạch hành động được lập ra để đạtđược một mục tiêu cụ thể, hay là tổ hợp các mục tiêu và các biện pháp, cáccách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó

Những mục tiêu trong hoạt động huy động vốn được xác định như thànhquả của NHTM khi huy động và sử dụng nguồn vốn trong thời gian dài.Những mục tiêu ngắn hạn giúp Ngân hàng có được bước đi cụ thể phù hợpvới từng giai đoạn, còn mục tiêu trong dài hạn là mục tiêu cần thiết đối vớimỗi NHTM, giúp Ngân hàng định hướng được con đường hoạt động và cáiđích thành cơng mà họ cần phải đạt được trong tương lai

Trang 21

Sau khi xác định được mục tiêu và chiến lược huy động vốn của mình,các NHTM cần xây dựng khung chương trình, các biện pháp phù hợp, đưa racác phương án huy động vốn hiệu quả nhằm thực hiện chiến lược đã đề ra.Những biện pháp này cũng được xây dựng thành các biện pháp ngắn hạn vàdài hạn tương ứng với những mục tiêu huy động vốn của NHTM.

- Tổ chức bộ máy và mạng lưới huy động vốn.

Một ngân hàng có nhiều kênh phân phối, chi nhánh, phịng giao dịch thìcơ hội tiếp xúc với khách hàng càng lớn, khả năng huy động vốn sẽ càng caohơn “Kênh huy động vốn là tập hợp toàn bộ những phương tiện vật chất đưasản phẩm dịch vụ của NHTM đến với khách hàng”

Mở rộng mạng lưới huy động không chỉ giúp nâng cao khả năng huyđộng vốn, mà còn đáp ứng nhiều mục tiêu mà ngân hàng đề ra Việc đa dạnghóa các kênh phân phối, mở rộng các chi nhánh giao dịch (số lượng các chinhánh, quầy giao dịch, địa điểm mở quầy, trang thiết bị được lắp đặt và sắpxếp tại quầy, số lượng và trình độ đội ngũ cơng nhân viên, các sản phẩm, dịchvụ được cung ứng tại quầy, …) có tác động lớn đến hoạt động huy động vốncủa NHTM

- Xác định hệ thống chính sách Marketing bổ trợ.

“Marketing là hệ thống các chiến lược, biện pháp chương trình, kế hoạchhoạt động, nhằm tác động vào tồn bộ quá trình tổ chức cung ứng dịch vụ củangân hàng nhằm sử dụng một cách tốt nhất trong việc làm thoả mãn khàchhàng mục tiêu”

Trang 22

Hệ thống chính sách Marketing bổ trợ là cần thiết đối với các NHTMtrong việc huy động vốn Một chính sách marketing hiệu quả sẽ giúp Ngânhàng huy đơng được nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn cùng chi phí đượchạn chế Chính sách marketing phụ thuộc vào các nhân tố như: lãi suất huyđộng, chính sách về sản phẩm (chính sách cung ứng những dịch vụ mà ngânhàng có khả năng), chính sách phân phối,…

- Điều hành mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn.

Như nhiều người vẫn nói, Ngân hàng hoạt động dựa trên ngun tắc “đivay để cho vay” Thực chất thì đó khơng phải tồn bộ bản chất hoạt động củaNHTM, nhưng đúng là, để có được nguồn cho khách hàng vay, Ngân hàngphải “đi vay”, thông qua việc huy động tiền gửi của các tổ chức, dân cư.Nguồn vốn huy động càng nhiều, thì ngân hàng có thể sử dụng được nhiềuvốn, mở rộng cho vay, gia tăng các khoản đầu tư

Đồng thời, việc sử dụng vốn của NHTM, chính sách đầu tư, tín dụngcũng có ảnh hưởng qua lại với việc huy động vốn, quyết định quy mô vốn màngân hàng cần phải huy động trong thời gian tới là bao nhiêu

Như vậy, công tác quản lý các hoạt động của NHTM nói chung và quảntrị huy động vốn nói riêng, phải kết hợp đựơc một cách tối ưu và hài hòa nhấthoạt động của việc huy động và sử dụng vốn, nhằm đem lại hiệu quả kinhdoanh cao nhất cho Ngân hàng.

1.2.2 Tiêu chí đánh giá quản trị huy động vốn- Về quy mô

Trang 23

Quy mô huy động vốn càng lớn sẽ giúp tạo điều kiện cho hoạt động tàitrợ không ngừng tăng trưởng, từ ngân hàng có thể mở rộng hoạt động củamình, nâng cao tính thanh khoản và sự ổn định của nguồn vốn.

Ngân hàng cần thực hiện công tác thống kê về các loại vốn huy độngcùng tốc độ tăng trưởng vốn một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác Đồngthời phân tích các nguyên nhân của những thay đổi đó Từ đây, các nhà quảnlý sẽ đánh giá được đặc tính thị trường nguồn vốn của ngân hàng

Khối lượng vốn huy động của ngân hàng sẽ phản ánh quy mô nguồnvốn Quy mô vốn càng lớn sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động kinhdoanh của ngân hàng Nếu quy mô vốn năm sau lớn hơn năm trước và hồnthành kế hoạch huy động, thì chúng ta có thể đánh giá ngân hàng đã thànhcơng trong công tác huy động vốn về mặt khối lượng.

Tốc độ tăng trưởng HĐV cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng và cầnđược chú ý của ngân hàng, thể hiện qua việc gia tăng nguồn vốn huy động

Ta có:

Trong đó:

Sự tăng lên hoặc sụt giảm của chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng hoặc sụtgiảm của hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

-Về cơ cấu vốn huy động

Các loại cơ cấu sau thường được chú ý:

Trang 24

Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn thể hiện tỷ trọng vốn huy động theothời gian huy động vốn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) trong tổng huy động làbao nhiêu lần hay phần trăm (%).

Vốn ngắn hạn: nguồn vốn có thời hạn dưới 12 tháng, chiếm tỷ trọng lớntrong NHTM Có nhiều nguồn huy động với mức kỳ hạn như 1, 3, 6, 9, 12tháng với các mức lãi suất khác nhau

Vốn trung hạn: có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm Tỷ trọng của loại vốnnày trong tổng nguồn là không lớn do không được khách hàng ưu chuộng nênthường được gộp chung nhóm với vốn dài hạn.

Vốn dài hạn: là những nguồn có thời hạn trên 5 năm Nguồn này chiếmtỷ trọng rất nhỏ trong các NHTM Do có tính chất là thời hạn dài, tính ổn địnhcao nên chi phí cũng đắt hơn các nguồn khác Vì vậy được khá nhiều kháchhàng tin tưởng chọn lựa.

Căn cứ vào 2 yếu tố: tỷ trọng vốn ngắn, trung, dài hạn trong tổng số vốnhuy động, và nhu cầu thời gian cung ứng vốn ra thị trường cho các đối tượngkhác nhau, mà ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy cácnguồn vốn ở kỳ hạn huy động tương ứng, để từ đó đảm bảo tính thanh khoảnvà lợi nhận cao nhất cho ngân hàng.

 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

“Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng củavốn huy động bằng nội tệ hay ngoại tệ trong tổng huy động Theo đó, ngânhàng sẽ tiến hành phân tích cơ cấu vốn huy động theo hình thức này để thấy tìnhtrạng của từng loại vốn huy động nội, ngoại tệ trong tổng vốn huy động”.

Trang 25

 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng.

“Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng vốn huy động của từng đối tượng huyđộng (tổ chức, cá nhân, ) trong tổng vốn huy động của ngân hàng chiếmbao nhiêu lần hay phần trăm (%) Qua đó, các nhà quản lý sẽ cân nhắc vàđưa ra biện pháp hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng đối với từng đối tượngkhách hàng này”.

Nhìn chung lại, phân tích cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn huy động có ýnghĩa rất quan trọng vì phù hợp giữa cơ cấu nguồn vốn huy động với cơ cấusử dụng vốn là một vấn đề quyết định đến quản trị rủi ro lãi suất và rủi rothanh khoản trong ngân hàng

-Về chi phí vốn huy động

Chi phí huy động vốn được hiểu là “chi phí đầu vào cơ bản cho hoạtđộng của NHTM” Chi phí huy động vốn của NH được thể hiện ở “khoản chiphí trả lãi (trả lãi tiền gửi và tiền vay), và khoản chi phí khơng dưới dạng lãisuất (chi phí phi lãi như chi phí về con người, máy móc thiết bị, phí bảo hiểmtiền gửi và một số chi phí khác…) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy độngvốn”

Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thểtrong nền kinh tế “Người gửi muốn lãi suất cao, người vay lại muốn lãi suấtthấp hơn” Ngân hàng là trung gian tài chính, họ đóng vai trị cầu nối giữa haiđối tượng trong nền kinh tế, các NHTM phải tìm cách điều chỉnh lãi suất hợplý và hài hòa nhất đối với các bên, song bên cạnh đó, vẫn ln phải đảm bảolợi ích của ngân hàng.

-Các rủi ro liên quan đến huy động vốn

 Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất là “khả năng xảy ra những bất lợi cho

Trang 26

hạn với lãi suất cao Ngược lại, lãi suất thị trường tăng, người gửi tiền sẽ thấylãi suất mà ngân hàng trả cho họ không xứng đáng dẫn đến việc rút tiền đểđầu tư vào những lĩnh vực, hạng mục khác có lợi hơn”

 Rủi ro thanh khoản:

Đây là rủi ro khi có tình trạng khách hàng rút tiền hàng loạt hoặc rút sốlượng tiền lớn, làm sụt giảm nghiêm trọng nguồn vốn của ngân hàng Rủi ro nàykhiến ngân hàng mất khả năng trả nợ, gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế

Người gửi tiền không rút được tiền, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanhcủa các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế; Ngân hàng có nguy cơ bị phá sản,tác động đến toàn bộ hệ thống ngân hàng khi sự tin tưởng của khách hàng bịdao động

Do đó quản trị rủi ro thanh khoản ln là vấn đề hàng đầu, quan trọngnhất đối với các NHTM.

 Rủi ro ngoại hối: là rủi ro mà sự thay đổi về tỷ giá và lãi suất ngoại tệ

có thể tác động bất lợi đến giá trị các tài sản và nợ bằng ngoại tệ của ngânhàng hoặc gây nên sự tổn thất về lợi nhuận.

Rủi ro luôn tồn tại song song với hoạt động của NHTM, do đó Các nhàquản trị ngân hàng thường xuyên phải đối đầu với những thách thức trongviệc quản trị và kiểm soát các chiều hướng rủi ro bởi huy động vốn từ nhiềunguồn khác nhau

Sự đánh đổi giữa rủi ro và chi phí huy động vốn, thường phải cân nhắcvà lựa chọn, xử lý hợp lý Rủi ro càng lớn, lợi nhuận kỳ vọng càng cao, do đócơng việc quản trị phải đảm bảo yêu cầu về cân đối giữa rủi ro và nguồn lợimà ngân hàng đạt được

Trang 27

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN TRỊ HUY ĐỘNGVỐN CỦA NHTM

1.3.1 Nhóm các nhân tố thuộc về ngân hàng

- Chính sách và chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lược kinh doanh có thể được coi “là đường lối, phương hướnghoạt động cho một ngân hàng” Phụ thuộc vào ưu nhược điểm, cũng như khảnăng và hạn chế của mình, mỗi ngân hàng đều sẽ đưa ra những chiến lượckinh doanh khác nhau: “Chiến lược kinh doanh là tập hợp những mục tiêuquan trọng, xác định quy mơ huy động có thể mở rộng hay thu hẹp, cơ cấuvốn có thể thay đổi về tỷ lệ các loại nguồn, chi phí hoạt động có thể giảmhoặc tăng”.

Các chiến lược kinh doanh của ngân hàng đều là những chiến lược liênquan đến huy động vốn bao gồm: Chính sách giá cả, chi phí dịch vụ, chi phíhoa hồng, lãi suất tiền gửi… Đây là các yếu tố quan trọng Với việc lãi suấthuy động tăng sẽ dẫn tới chi phí huy động vốn tăng lên và điều này có thể làmgiảm lợi nhuận của ngân hàng Do đó số lượng vốn huy động được sẽ phụthuộc chủ yếu vào chiến lược kinh doanh hay đúng hơn là phụ thuộc vàochính bản thân ngân hàng

- Cơ sở vật chất và mạng lưới huy động

Việc thiết kế trụ sở hiện đại, tiện nghi, cùng mạng lưới chi nhánh, phònggiao dịch khang trang, các điểm giao dịch thuận tiện được trang bị máy móckĩ thuật và cơng nghệ hiện đại sẽ là một trong những yếu tố quan trọng tạonên sự tin tưởng và tâm lý thoải mái dễ chịu đối với khách hàng.

Trang 28

Bên cạnh đó các ngân hàng có một mạng lưới huy động vốn lớn sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho người gửi tiền Với những ngân hàng sát địa bàn dâncư hoặc gần với các trung tâm thương mại sẽ thuận lợi khi thu hút vốn Mạnglưới không chỉ mở rộng ở vùng đông dân cư mà cần được mở ra ở những nơicách xa trung tâm kinh tế như nơng thơn, vùng sâu, vùng xa Nếu mạng lướihẹp thì sẽ gây khó khăn cho khách hàng có tiền nhàn rỗi muốn gửi vào ngânhàng Đồng thời cần phát triển hình thức gửi tiền trực tuyến qua các kênhphân phối hiện đại trên internet.

- Đạo đức nghề nghiệp và trình độ chun mơn của các cán bộ, nhânviên ngân hàng

Có ý kiến cho rằng: “Không chỉ riêng ngân hàng mà trong bất cứ hoạtđộng nào, ngành nghề nào, yếu tố con người cũng được đặt lên hàng đầu”

Thật vậy, yếu tố con người được đánh giá không chỉ qua trình độ chunmơn mà phải bao gồm cả đạo đức nghề nghiệp Trong quá trình hoạt động,nhiều ngân hàng gặp phải vấn đề về quản trị và vấn đề quan trọng nhất và khókiểm sốt nhất là chun mơn và đạo đức của người làm ngân hàng

Một số chuyên gia khác cũng đã nhận định rằng: “Sự an toàn của hệthống hiện nay nằm ở phạm trù đạo đức nhiều hơn là chuyên môn” Ngânhàng hoạt động kinh doanh bằng đồng tiền của người khác, hoạt động củangân hàng liên quan trực tiếp đến tiền cho nên đạo đức của cán bộ ngân hànglà phải có trách nhiệm bảo vệ đồng tiền của khách hàng gửi tại ngân hàng vàcoi sự an tồn của đồng tiền đó trên cả mục tiêu lợi nhuận, tuyệt đối khơng sửdụng tiền đó một cách vô trách nhiệm.

Trang 29

cách trơn chu, hiệu quả Một cán bộ ngân hàng có trình độ tốt sẽ khiến họthực hiện các thao tác nghiệp vụ được nhanh chóng, chính xác hơn

Ngồi ra, thái độ của nhân viên đối với việc tiếp xúc khách hàng cũng rấtquan trọng Đây là nhân tố cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp tới việc có thể “lơi kéokhách hàng” hay khơng, có thể làm tăng nguồn vốn huy động hay sẽ gây ấntượng xấu, khiến khách hàng rời bỏ ngân hàng, tạo ra những hậu quả vô cùngxấu trong hoạt động của ngân hàng Trước hết, đối với hoạt động huy độngvốn, các nhân viên giao dịch là những người đại diện cho hình ảnh của ngânhàng, vì vậy họ cần tươi cười, lịch sự và thể hiện được sự chun nghiệp củamình Do đó, để tăng cường huy động vốn thì nhân viên ngân hàng phải đemlại cảm giác hài lòng nhất cho “thượng đế” của mình, bằng cách: “Hiểu biếtkhách hàng, hiểu biết nghiệp vụ, hiểu biết quy trình, hồn thiện phong cáchphục vụ”.

- Uy tín của ngân hàng

Uy tín, trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, luôn là vấnđề quan tâm hàng đầu đối với những tổ chức doanh nghiệp cung cấp các sảnphẩm, dịch vụ, đặc biệt là Ngân hàng Trải qua quá trình hoạt động, thươnghiệu và hình ảnh tạo nên uy tín của mỗi ngân hàng được hình thành, gây dựngvà phát triển

Trang 30

- Các hình thức huy động và chính sách marketing

Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, việc đa dạng hóa các sản phẩm,dịch vụ Ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng có ảnhhưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Với nhiều loại sản phẩmkhác nhau, khách hàng có thể lựa chọn một sản phẩm phù hợp với điều kiệnkhả năng của mình

Khơng những thế, ngân hàng cịn phải đưa ra được các dịch vụ kèm theotốt và đa dạng để tăng lợi thế cạnh tranh

Với nhiều tiện ích kèm theo sẽ giúp ngân hàng thu hút được ngày càngnhiều nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế và dân cư trong xã hội Qua đó,tạo thêm nhiều mối quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn giữa ngân hàng và kháchhàng.

- Công tác cân đối vốn của Ngân hàng

Một chiến lược huy động vốn đúng đắn phù hợp với kế hoạch sử dụngvốn trong cùng thời kỳ, sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại đạtđược mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tăng trưởng nguồn vốn đó chính làcơng tác cân đối vốn của ngân hàng

Trong quá trình đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tình hìnhcơng tác cân đối vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với bất cứ ngân hàngthương mại nào

Thông qua cân đối vốn, ngân hàng thương mại sẽ biết được thực trạng vàcó những dự đoán nhu cầu biến động vốn trong tương lai Từ đó có thể đưa rachính sách huy động thích hợp về số lượng cũng như là về loại tiền và kỳ hạnhuy động Qua đó sẽ nâng cao tính chủ động của ngân hàng thương mại trongcông tác huy động vốn

Trang 31

đến mọi hoạt động và kết quả kinh doanh của họ Do đó, mỗi NHTM đều cầnphải tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ lưỡng Ngân hàng nào xác địnhđúng, đầy đủ các yếu tố tác động sẽ huy động được vốn lớn với chi phí rẻ, từ đónâng cao hiệu quả kinh doanh.

1.3.2 Nhóm các nhân tố ngồi ngân hàngThứ nhất là, môi trường kinh tế

Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng chịu tác động của môitrường kinh tế Trong điều kiện kinh tế phát triển hưng thịnh, thu nhập dân cưcao và ổn định thì nguồn tiền vào các ngân hàng cũng ổn định, số vốn huyđộng được dồi dào, cơ hội đầu tư cũng được mở rộng

Nếu nền kinh tế đang suy thối thì khả năng khai thác vốn đưa vào nềnkinh tế bị hạn chế, ngân hàng gặp khó khăn trong cơng tác huy động vốn.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thì

nguồn thu nhập của người dân và các tổ chức kinh tế cũng được gia tăng Thunhập tăng thì mức tiết kiệm cũng tăng lên Nhờ đó mà ngân hàng có thể dễdàng huy động được nguồn vốn với chi phí thấp, nhưng lại ln ổn định vàngược lại.

Ngồi ra, cịn có một số biến số kinh tế vĩ mô tác động đến hoạt độnghuy động vốn của ngân hàng là:

- Lạm phát: lạm phát tăng cao, giá trị đồng tiền sẽ bị sụt giảm mạnh dẫn

tới lãi suất thực giảm có thể âm, khiến cho dân cư khơng cịn rút tiền khỏingân hàng Nếu tình trạng lạm phát phi mã lãi suất ngân hàng nhỏ hơn nhiềulạm phát thì thậm chí người dân còn rút tiền khỏi ngân hàng

Trang 32

- Lãi suất: Lãi suất là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới huy động vốn của

ngân hàng Lãi suất tăng tức là chi phí huy động của ngân hàng tăng làm hiệuquả huy động vốn của ngân hàng giảm xuống

Các ngân hàng còn sử dụng lãi suất như một địn bẩy kinh tế để kíchthích huy động vốn tuy nhiên hiện nay lãi suất tại các ngân hàng đã bị NHNNkhống chế mức trần lãi suất huy động.

- Tỷ giá: Đây là nhân tố tác động gián tiếp tới cơ cấu nguồn vốn huy

động Nếu tỷ giá giảm người dân sẽ có xu hướng tiết kiệm bằng nội tệ nhiềuhơn và ngược lại

Đồng thời làm ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu, nhập khẩu tăng,xuất khẩu giảm, các doanh nghiệp xuất khẩu giảm thu nhập làm giảm tiền gửivào ngân hàng, nhất là các ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp này là chủ yếu

Thứ hai là, môi trường pháp lý

Với mỗi NHTM, cũng như các tổ chức khác, hoạt động kinh doanh luônđược quản lý chặt chẽ bởi pháp luật Bao gồm nhiều điều luật và phải tuântheo các quy định của Ngân hàng Nhà nước Có thể kể đến một số văn bảnluật như: Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Nghị định96/2014/NĐ-CP…

Công tác huy động vốn của Ngân hàng sẽ phát huy hiệu quả khi chínhphủ ban hành các quyết định, chỉ thị, văn kịp thời và đồng bộ tạo môi trườngpháp lý thuận lợi cho các NHTM hoạt động góp phần nâng cao khả năng tăngnguồn vốn huy động

Thứ ba là, mơi trường chính trị - xã hội

- Chính trị:

Trang 33

- Môi trường xã hội:

Môi trường xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt độnghuy động vốn Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn lựctiềm tàng có thể khai thác nhằm mở rộng quy mô huy động vốn của ngânhàng thương mại Vì vậy những khu vực đơng dân cư, với thu nhập cao thì sẽdễ dàng hơn trong việc huy động vốn đối với ngân hàng

- Tâm lý dân cư:

Thói quen của các bộ phận dân cư trong việc sử dụng tiền mặt, cất trữ,chi tiêu, thanh toán, cũng như sự hiểu biết của họ về các NHTM và các hoạtđộng của ngân hàng sẽ có tác động nhiều tới công tác huy động vốn tại ngânhàng Khi người dân vẫn cịn giữ thói quen chi tiêu bằng tiền mặt, cất giữ tiềntại nhà thì sẽ khó khăn cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng và ngượclại.

Tâm lý của khách hàng cũng là yếu tố quan trọng Khách hàng khá nhạycảm với các thông tin trên thị trường Khi có một tin đồn khơng tốt về mộtngân hàng thì có thể tạo ra cho khách hàng tâm lý lo lắng và họ sẽ rút tiềnkhỏi ngân hàng, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng

Bên cạnh đó, người dân có thể sẽ gửi nhiều tiền vào ngân hàng hơn nếunhư họ biết và hiểu được những tiện ích mà các sản phẩm dịch vụ của ngânhàng đem lại Và như vậy công tác huy động vốn cũng thuận lợi hơn vàngược lại Do đó sự hiểu biết và tâm lý dân cư là rất quan trọng Nếu nhưNgân hàng nào nắm bắt được điểm này, và tập trung tuyên truyền về sảnphẩm về danh tiếng của mình, họ sẽ có nhiều lợi thế hơn trong công tác huyđộng vốn

Thứ tư là, đối thủ cạnh tranh:

Trang 34

Thứ năm là, cơ sở hạ tầng và trình độ cơng nghệ ngân hàng

Có thể nói, trong thời đại khoa học kỹ thuật được phổ rộng, Công nghệthông tin luôn là lĩnh vực quan trọng không thể thiếu đối với mỗi doanhnghiệp, tổ chức Điều này cũng không loại trừ các NHTM Khi mà giờ đâycông nghệ dường như đã trở thành một yếu tố chủ chốt, quyết định tiềm lực,sức cạnh tranh của ngân hàng

Cơ sở hạ tầng cùng ông nghệ ngân hàng là nền tảng, tiền đề để mỗi đơnvị của NH đó cung ứng cho khách hàng các dịch vụ hiện đại, tiện nghi nhất,nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng

Trang 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho các Ngân hàng thươngmại, đóng một vai trị then chốt, quan trọng trong hoạt động của bất cứ mộtNgân hàng thương mại nào Các ngân hàng có những hình thức huy động vốnthơng qua các hình thức nhận tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá, nhậnủy thác…

Trang 36

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNGTMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH

HẢI DƯƠNG

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁTTRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầutư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hải Dương

Ngày 24/06/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - tiền thân của Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - được thành lập theo quyết định số177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính Phủ

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là “doanh nghiệp nhànước hạng đặc biệt giữ vai trò chủ đạo về lĩnh vực đầu tư và phát triển, đượcthành lập sớm nhất tại Việt Nam đã có hơn 60 năm hoạt động và trưởngthành” Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam làm tròn nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dângiao cho BIDV luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngânsách Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn

Trang 37

Năm 2006, thực hiện Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN, chi nhánh cấp IIPhả Lại trực thuộc BIDV Hải Dương được nâng cấp thành chi nhánh cấp I vớitên gọi BIDV Bắc Hải Dương.

Ngày 23/04/2012 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép số84 thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam(BIDV), chuyển đổi ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 100% vốn nhànước với tên đầy đủ bằng tiếng việt là Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tưvà Phát triển Việt Nam Từ ngày 02/05/2012 Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnHải Dương chính thức đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Hải Dương cho đến nay.

Năm 2015, cùng với toàn hệ thống thực hiện “ Kế hoạch thần tốc 55ngày đêm” sáp nhập thành công MHB vào BIDV theo chỉ đạo của Chính Phủ,lấy tên gọi là Chi nhánh Thành Đơng.

2.1.2 Mơ hình tổ chức và hoạt động

Trang 38

Căn cứ quyết định số 680/QĐ-HĐQT ngày 03/09/2008 của Chủ tịch Hộiđồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trang 39

Hình 2.1 Mơ hình cơ cấu tổ chức của BIDV Hải Dương

- Ban giám đốc

Trang 40

 Phó giám đốc:

Tại BIDV Hải Dương có 4 phó giám đốc mang vai trò “giúp việc chogiám đốc, chỉ huy và điều hành các chức năng quản trị nhưng ở mức độ sâuhơn, cụ thể hơn theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu hoàn toàntrách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ mình được giao”.

- Khối các phịng nghiệp vụ: tổng cộng 5 khối

Trong đó tất cả 09 phịng ban trực thuộc với các chức năng cụ thể nhưtên gọi: Phòng KHDN, Phòng KHCN, Phòng quản lý rủi ro, Phịng quản trịtín dụng, Phịng giao dịch KHDN, Phịng quản lý dịch vụ kho quỹ, Phònggiao dịch KHCN, Phòng kế hoạch tài chính, Phịng tổ chức hành chính.

- Cuối cùng là các Phòng giao dịch

Bao gồm 11 phòng: Phòng giao dịch Hồng Thạch, Phịng giao dịchTrần Hưng Đạo, Phịng giao dịch Tiền Trung, Phịng giao dịch Tơ Hiệu,Phịng giao dịch Hải Tân, Phòng giao dịch Gia Lộc, Phòng giao dịch ThanhMiện, Phịng giao dịch Bình Giang, Phịng giao dịch Cẩm Giàng, Phòng giaodịch Nam Sách, Phòng giao dịch Thanh Hà.

2.1.3 Kết quả hoạt động – kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tưvà phát triển Việt Nam – chi nhánh Hải Dương

Trên cơ sở danh mục các sản phẩm hiện có, chi nhánh tập trung khaithác sản phẩm dịch vụ thế mạnh của BIDV, các sản phẩm dịch vụ có yếu tốkhác biệt, chất lượng, có tính cạnh tranh cao với các ngân hàng khác Cùngvới việc tiếp tục cải tiến, nâng cao các sản phẩm dịch vụ truyền thống, chinhánh triển khai kịp thời các sản phẩm mới, các gói sản phẩm phù hợp vớinhóm khách hàng riêng biệt nhằm thu hút KH gửi tiền, đồng thời đáp ứng nhucầu sử dụng của khách hàng tổ chức và cá nhân.

Bảng 2.1 Chỉ tiêu hiệu quả của BIDV Hải Dương 3 năm gần nhất

Ngày đăng: 16/02/2023, 10:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w