Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex

85 130 0
Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo kinh tế thương mại Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex

Luận văn tốt nghiệpMỤC LỤCDANH MỤC BẢNG, BIỂUNguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế Luận văn tốt nghiệpDANH MỤC BẢNG BIỂUNguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế Luận văn tốt nghiệpCỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC-------LỜI CAM ĐOANKính gửi : - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân - Khoa Thương Mại và Kinh tế Quốc tếTên em là : Nguyễn Phương LiênLớp : Thương Mại Quốc tếKhố : 47Hệ : Chính QuyMã Sinh viên : CQ 471755Trong thời gian thực tập theo quy định của nhà trường, em thực tập tại Cơng ty xuất nhập khẩu Intimex. Em đã chọn đề tài: "Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nơng sản của Cơng ty xuất nhập khẩu Intimex” cho luận văn tốt nghiệp của mình.Em xin cam đoan luận văn này hồn tồn do em tìm hiểu, nghiên cứu và viết trong q trình thực tập tại Cơng ty, khơng sao chép chun đề, luận văn các khố trước. Nếu vi phạm, em xin chịu hồn tồn trách nhiệm.Sinh viênNguyễn Phương LiênNguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế Luận văn tốt nghiệpLỜI MỞ ĐẦUTrong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, thương mại quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Từ lâu, xuất khẩu đã trở thành hoạt động kinh doanh thế mạnh của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Đây là lĩnh vực kinh doanh đã thu về một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, góp một phần không nhỏ trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đất nước. Vì vậy, vai trò của hoạt động xuất khẩu đã được Đảng và Nhà nước ta nhận thức được từ rất sớm và nhấn mạnh từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 như sau : “Xuất khẩu là một trong ba chương trình cốt lõi của nhiệm vụ kinh tế xã hội trong 5 năm 1986-1990, không những có ý nghĩa sống còn đối với tình hình trước mắt mà còn là những điều kiện ban đầu không thể thiếu được để triển khai Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong những chặng đường tiếp theo”.Hoạt động xuất khẩu phát triển là cơ sở cho hoạt động nhập khẩu phát triển góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Với tư duy đổi mới “Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới” đã tạo điều kiện cho sự mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và tìm kiếm các đối tác thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam với đặc trưng là một nước nhiệt đới gió mùa có những đặc điểm rất riêng về điều kiện về khí hậu, địa hình, đất đai và cả yêu tố con người. Tận dụng được những lợi thế này, Việt Nam đã và đang phát triển được những loại cây nông nghiệp như lúa, cao su, cà phê, chè, hạt điều, hạt tiêu…Đây là những mặt hàng góp phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu nói chung của đất nước cũng như kim ngạch xuất khẩu nông sản nói riêng. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế1 Luận văn tốt nghiệphai trên thế giới, xuất khẩu hạt tiêu thứ nhất trên thế giới, xuất khẩu cà phê thứ ba trên thế giới… Việt Nam và đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trong nước phải chịu những ảnh hưởng không nhỏ do sự suy thoái của các nền kinh tế. Nhận thức rõ được vấn đề và diễn biến phức tạp của nền kinh tế cũng như những trước những đòi hỏi thực tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản, cùng với những kiến thức được trang bị tại nhà trường và những thực tế tìm hiểu được trong quá trình thực tập tại công ty xuất nhập khẩu Intimex, em nhận thấy được việc mở rộng thị trường xuất khẩugiải pháp cần thiết cho hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương như sau:Chương I: Cơ sở lý luận về xuất khẩuphát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệpChương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu IntimexChương III: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu IntimexBằng những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập cũng như quá trình thực tập, cùng với nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi của các anh chị, cô chú trong phòng kinh tế tổng hợp và đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ tận tình cô giáo hướng dẫn Th.S Đặng Thị Thuý Hồng, em đã cố gằng hoàn thành luận văn một cách tốt nhất theo đúng yêu cầu đặt ra. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để bài viết của được được hoàn thiện hơn.Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế2 Luận văn tốt nghiệpCHƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨUPHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP1.1. Những vấn đề chung về xuất khẩu của doanh nghiệp1.1.1. Khái niệm xuất khẩuXuất khẩu là hoạt động kinh doanh nhằm thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ vượt qua biên giới hải quan trên cơ sở tiền tệ làm phương tiện thanh toán.Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá (bao gồm hàng hoá hữu hình và vô hình) trong nước. Khi sản xuất trong nước phát triển và sự trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng trở nên phổ biến, phân công lao động quốc tế hình thành rõ rệt thì hoạt động xuất khẩu phát triển như một tất yếu khách quan của nền kinh tế mỗi quốc gia.Xuất khẩu đã dần được khẳng định là hoạt động cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng phát triển. Chính phủ mỗi quốc gia đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích mở rộng sản xuất ở các khu vực tư nhân nhằm giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước. Vì vậy, việc mở rộng xuất khẩu là một chính sách kinh tế, là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại.Hiện nay, hoạt động xuất khẩu đã phát triển rất mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nó trở thành hoạt động tất yếu của mỗi quốc gia trên con đường phát triển kinh tế. Do mỗi quốc gia có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và điều kiện kinh tế xã Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế3 Luận văn tốt nghiệphội dẫn đến sự khác biệt về lợi thế trong các lĩnh vực khác nhau. Việc tiến hành trao đổi các phẩm hàng hoá hay dịch vụ giữa các quốc gia chính là biện pháp hữu hiệu để các quốc gia có thể khai thác tối đa lợi thế, khắc phục các hạn chế, tận dụng triệt để các cơ hội và hạn chế các thách thức tạo ra sự cân bằng các yếu tố trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu không phải chỉ diễn ra giữa các quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Ngay cả khi quốc gia đó không có lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên…thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu và thu được lợi ích không nhỏ từ hoạt động này. Điều này đã được chứng minh thông qua lý thuyết lợi thế so sánh. Lý thuyết này đã chỉ ra rằng một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong việc sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế thông qua hoạt động xuất khẩu để tạo ra những lợi ích cho mình, nếu bỏ qua thì chính quốc gia đó đã từ bỏ đi một nguồn lợi không nhỏ từ hoạt động này và sẽ đánh mất cơ hội phát triển của chính quốc gia đó. Khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, các quốc gia vẫn có thể thu được lợi ích cho mình thông qua việc chuyên môn hoá vào sản xuất loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi thế nhất để trao đổi với quốc gia khác, đồng thời nhập khẩu những loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chung là bất lợi nhất dù hiệu quả sản xuất của quốc gia đó là thấp.1.1.2. Vai trò của xuất khẩuNgày nay khi mà quá trình hội nhập kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một xu hướng phát triển chung trên toàn thế giới thì thương mại quốc tế thông qua xuất khẩu đã trở thành cầu nối về kinh tế giữa các quốc gia. Khi tham gia hoạt động này, các nền kinh tế trên thế giới có cơ hội xích lại gần nhau hơn, phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế4 Luận văn tốt nghiệpcòn có các lĩnh vực khác như khoa học công nghệ, y tế, giáo dục…Chính bởi vậy, thương mại quốc tế cũng như xuất khẩu có vai trò như sau:1.1.2.1. Ở cấp độ vĩ mô Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcMỗi quốc gia là chủ thể khi tham gia vào thương mại quốc tế thông qua hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy lợi ích mà nó đem lại sẽ tạo ra một nguồn vốn quan trọng và bền vững cho con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi quốc gia, giúp quốc gia đó có thể phát triển nền kinh tế, thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Để phát triển kinh tế, điều quan trọng với mỗi quốc gia là nguồn vốn, nguồn vốn này có thể huy động từ nhiều hoạt động khác nhau như đầu tư nước ngoài, viện trợ, vay nợ…nhưng nguồn vốn an toàn và bền vững nhất chính là nguồn vốn có được từ hoạt động xuất khẩu bởi nó thể hiện được nội lực phát triển của quốc gia đó đồng thời quốc gia đó cũng không phải chịu bất cứ điều kiện nào từ phía nhà cung cấp vốn.Trong tương lai, nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài có tăng lên hay không phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực cũng như khả năng xuất khẩu của mỗi quốc gia. Vì vậy, tăng cường hoạt động xuất khẩu, thu về càng nhiều ngoại tệ cho quốc gia chính là biện pháp hữu hiệu nhất để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế. Xuất khẩu đóng góp vào việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất và phân công lao động quốc tế phát triểnNhờ có những thành quả to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ đã phát triển không ngừng với những bước tiến quan trọng đã dẫn đến sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá ở quốc gia trên thế giới. Xu hướng Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế5 Luận văn tốt nghiệpnày tất nhiên không phải là ngoại lệ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Khi hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển và trở nên phổ biến trên toàn thế giới thì các ngành kinh tế có thế mạnh của mỗi quốc gia sẽ được tăng cường, mở rộng và ngược lại những ngành có hiệu quả thấp sẽ dần bị thu hẹp. Dần dần theo thời gian mỗi quốc gia sẽ tập trung nguồn lực phát triển các mặt hàng chủ lực và có lợi thế so sánh so với các quốc gia khác dẫn đến sự phân công lao động quốc tế ngày càng trở nên sâu sắc Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dânXuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất, muốn tăng cường xuất khẩu thì quy mô sản xuất phải được mở rộng, tốc độ sản xuất cần phải được nâng cao, các ngành nghề truyền thống phải được khôi phục, các ngành nghề mới ra đời đòi hỏi một lực lượng lao động rất lớn. Điều này góp phần giải quyết nhu cầu việc làm và tạo ra nguồn thu nhập ổn định co người lao động. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những sản phẩm tiêu dùng, đó là những sản phẩm trong nước không sản xuất ra được hoặc sản xuất khong đáp ứng được nhu cầu. Nhờ đó chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, nâng cao và tình hình trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoại, thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa xã hội giữa các quốc giaXuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế văn hoá xã hội có có sự tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu phát triển góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, đầu tư, tín dụng, vận tải quốc tế, phát triển và tăng cường giao lưu văn hoá chính trị giữa các quốc gia. Ngược lại, khi các quan hệ kinh tế, chính trị văn hoá giữa các quốc gia phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng sản xuất.Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế6 [...]... TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX 2.1 Khái quát về công ty xuất nhập khẩu Intimex 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty xuất nhập khẩu Intimex ngày nay tiền thân là công ty xuất khẩu hàng hóa nội thương và hợp tác xã, trực thuộc bộ Nội Thương (nay là Bộ Công Thương) - Ngày 10/8/1979, công ty xuất nhập khẩu nội thương được thành lập theo quyết định... chức bộ máy của công ty - Đến nay, công ty xuất nhập khẩu Intimex đã trở thành một trong những công ty hàng đầu của Bộ Thương Mại trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại như xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ hàng hóa trên thị trường, kinh doanh thị trường nội địa, chế biến thủy hải sản, chế biến nông sản Công ty đã trở thành đơn vị kinh doanh hàng đầu trong nước trên lĩnh vực xuất khẩu nông sản như cà... xuất khẩu và các nhân tố tác động tới xuất khẩu nông sản 1.3.1 Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu Đặc trưng nổi bật nhất của hàng nông sảnsản phẩm của nông nghiệp do đó nó chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng…Hoạt động sản xuất và thu hoạch nông sản mang tính thời vụ nên nông sản là mặt hàng mang tính chất thời vụ Hàng nông sản sẽ có giá rẻ, số lượng lớn và chất... hiệu Intimex đã và đang được biết đến như một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu Do thị trường xuất khẩu nông sản luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên công ty đã chủ trương thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng xuất khẩu sang những thị trường tiềm năng khác bên cạnh những thị trường truyền thống lâu đời của công ty Kim ngạch cũng như sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ... và theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thế giới thì đối các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có thế mạnh về xuất khẩu, phát triển hay mở rộng thị thị trường xuất khẩu là biện pháp được ưu tiên lựa chọn hàng đầu Vậy phát triển thị trường hay mở rộng thị trường xuất khẩu là cách thức mà doanh nghiệp đưa hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ hiện có của mình vào các thị trường mới để tăng... hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu Cũng chính từ những hoạt động kinh doanh trên, công ty đã giúp nhà nước tăng được nguồn thu ngoại tệ lớn để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước 2.1.3.2 Phạm vi kinh doanh của công ty Các lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm xuất khẩunhập khẩu trực tiếp hàng hóa, sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu (đặc... dù xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn do thị trường thế giới biến động không ổn định nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ cao và vững chắc, đạt mức tăng trưởng từ 10-12% Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nông sản tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động xuất khẩu của công ty với hai mặt hàng chủ lực là cà phê và hạt tiêu Đây chính là hai mặt hàng. .. hàng xuất khẩu truyền thống chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty với các thị trường chủ yếu như Mỹ, Pháp, Hà Lan, Nhật, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Đông Âu, ASEAN… Việc hai mặt hàng này chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong tổng kim ngạch xuất khẩu nên công ty đã lựa chọn chiến lược đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu Bên cạnh việc những thị trường khách hàng truyền thống, công ty. .. Thủ công mỹ nghệ Khác Tổng 94.150.000 117.463.338 _ _ _ Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp công ty xuất nhập khẩu Intimex Đi đôi với hoạt động xuất khẩu, công ty tiếp tục thực hiện định hướng phát triển nhập khẩu nhóm hàng vật tư, nguyên liệu và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong nước Đối với hàng tiêu dùng, công ty tập trung vào việc nhập khẩu các mặt hàng phục vụ trực tiếp cho kinh doanh siêu thị, ... hàng xuất khẩu Hoạt động kinh doanh xuất khẩu có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản cần nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu để đảm bảo được rằng nguồn hàng này luôn ổn định về khả năng cung ứng cũng như chất lượng của sản phẩm Hoạt động thu mua nông sản, thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp nguồn hàng . động xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu IntimexChương III: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu. chọn đề tài: “ Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.Ngoài

Ngày đăng: 12/12/2012, 10:57

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty (2004-2008) - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 1.

Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty (2004-2008) Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu và nộp ngân sách nhà nước trong các năm 2004 – 2008 của công ty - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 3.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu và nộp ngân sách nhà nước trong các năm 2004 – 2008 của công ty Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty (200 3- 2007) - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 2.

Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty (200 3- 2007) Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 4: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 4.

Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex Xem tại trang 36 của tài liệu.
2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex Bảng 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của công ty  (2004-2008) - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex

2.2.3..

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex Bảng 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của công ty (2004-2008) Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex vào một số thị trường giai đoạn 2005-2008 - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 6.

Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex vào một số thị trường giai đoạn 2005-2008 Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 7: Cơ cấu hình thức xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex giai đoạn 2005-2008 - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 7.

Cơ cấu hình thức xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex giai đoạn 2005-2008 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 9: Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex theo mặt hàng năm 2008 và định hướng năm 2010 - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 9.

Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex theo mặt hàng năm 2008 và định hướng năm 2010 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 10: Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex theo thị trường năm 2008 và định hướng năm 2010 - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 10.

Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex theo thị trường năm 2008 và định hướng năm 2010 Xem tại trang 66 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan