1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên Lạng Sơn phát triển kinh tế.

102 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 143,49 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHO THANH NIÊN (10)
    • 1.1 Cơ sở lý luận về thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt (0)
      • 1.1.1 Quan điểm của Mác, Ăng-ghen và Lê nin về thanh niên (10)
      • 1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên (12)
      • 1.1.3 Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thanh niên và công tác thanh niên (15)
      • 1.1.4 Thực tiễn về vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của đất nước ta (22)
      • 1.1.5 Hệ thống của các tổ chức thanh niên hiện nay (25)
    • 1.2 Cơ sở lý luận về thanh niên và các phong trào của thanh niên tham gia phát triển (29)
    • 1.3 Nội dung các hoạt động phát triển kinh tế của thanh niên (0)
    • 1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phát triển kinh tế cho thanh niên (43)
    • 1.5 Bài học kinh nghiệm về hỗ trợ phát triển kinh tế cho thanh niên (43)
    • 1.6 Những công trình nghiên cứu có liên quan (0)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHO THANH NIÊN LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2014 - 2018 (0)
    • 2.1 Giới thiệu nội dung các hoạt động phát triển kinh tế của thanh niên của tỉnh Lạng Sơn (0)
      • 2.1.1 Quá trình hình thành (51)
      • 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế trong thanh niên Lạng Sơn (52)
      • 2.1.3 Mô hình phát triển (58)
      • 2.2.1 Quy định pháp lý (58)
      • 2.2.2 Công tác tổ chức hoạt động hỗ trợ thanh niên Lạng Sơn phát triển (61)
      • 2.2.3 Thực trạng các hoạt động hỗ trợ thanh niên Lạng Sơn phát triển kinh tế (62)
    • 2.3 Đánh giá chung về các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế cho thanh niên Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2018 (71)
      • 2.3.1 Kết quả đạt được (71)
      • 2.3.2 Những tồn tại, hạn chế (74)
      • 2.3.3 Nguyên nhân (75)
  • CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (77)
    • 3.1 Cơ hội và thách thức cho thanh niên Lạng Sơn phát triển kinh tế (0)
      • 3.1.1 Thời cơ đối với thanh niên (77)
      • 3.1.2 Thách thức đối với thanh niên (79)
    • 3.2 Định hướng về hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 83 (83)
    • 3.3 Đề xuất hoàn thiện các giải pháp tăng cường hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế (0)
      • 3.3.1 Nhóm giải pháp tạo sự thay đổi và tư duy tích cực cho thanh niên vươn lên phát triển kinh tế, xóa nghèo (87)
      • 3.3.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ kiến thức cho thanh niên phát triển kinh tế (89)
      • 3.3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ nguồn lực cho thanh niên phát triển kinh tế (92)
      • 3.3.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ thanh niên tiếp cận các cơ chế, chính sách, dịch vụ xã hội (95)
      • 3.3.5 Nhóm các giải pháp hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm phát triển kinh tế (97)

Nội dung

Hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên Lạng Sơn phát triển kinh tế.Hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên Lạng Sơn phát triển kinh tế.Hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên Lạng Sơn phát triển kinh tế.Hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên Lạng Sơn phát triển kinh tế.Hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên Lạng Sơn phát triển kinh tế.Hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên Lạng Sơn phát triển kinh tế.Hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên Lạng Sơn phát triển kinh tế.Hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên Lạng Sơn phát triển kinh tế.Hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên Lạng Sơn phát triển kinh tế.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHO THANH NIÊN

Cơ sở lý luận về thanh niên và các phong trào của thanh niên tham gia phát triển

Ở mọi thời kỳ cách mạng, các phong trào thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội đều được coi trọng và được xác định là lực lượng xung kích đi đầu Sự ra đời của các phong trào này gắn liền với quá trình lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên của độc lập, tự do Vừa mới ra đời, Nhà nước cách mạng non trẻ đã phải đương đầu ngay với tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” Theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng đã phát động phong trào quần chúng tăng gia sản xuất, chống đói, phong trào chống nạn mù chữ Hưởng ứng lời kêu gọi chống giặc đói của Hồ Chủ tịch, Đoàn thanh niên cứu quốc đã động viên đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia các cuộc vận động lạc quyên cứu đói, hưởng ứng “Hũ gạo cứu đói”, ngày đồng tâm nhịn ăn… để giúp đồng bào bị đói Mở đầu phong trào tăng gia sản xuất, với khẩu hiệu “Không một tấc đất bỏ hoang” và “Tấc đất, tấc vàng”, phong trào thi đua sản xuất dấy lên ở khắp các vùng nông thôn, đồng bằng, trung du, miền núi và ở các thành phố, thị trấn.Hàng nghìn đoàn viên ,thanh niên tổ chức thành những đội sản xuất đi khai hoang,phục hóa ruộng đất, bảo vệ đê điều, trồng các cây lương thực ngắn ngày, tận dụng từng bãi đất nhỏ ven công viên, các bãi bồi ven sông, đến những thửa ruộng hoang hóa để trông lúa, trông màu, Đoàn còn tổ chức các đội thanh niên đi về nông thôn, lên vùng trung du, miền núi để tham gia sản xuất lương thực… Những hoạt động tích cực của đoàn viên, thanh niên đã góp phần nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp, đẩy lùi nạn đói Để thiết thực giúp Chính phủ giải quyết khó khăn to lớn về tài chính, tổ chức Đoàn đã vận động đoàn viên, thanh niên đi đầu tuyên truyền, vận động xây dựng

“Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng”… Kết quả đã quyên góp được cho Nhà nước 370kg vàng và 20.000.000 đồng Với những thắng lợi bước đầu trên mặt trận kinh tế, tài chính, chính quyền cách mạng đã có những cố gắng lớn và giành được nhiều thành tích, đồng thời là những tiền đề quan trọng cho công cuộc kháng chiến chống Pháp trong thời gian tiếp theo.

Năm 1946, 1947, thực hiện chủ trương vừa đánh địch vừa tổ chức xây dựng lực lượng chính trị, ở Nam Bộ, Xứ ủy chủ trương hình thành mặt trận đoàn kết thanh niên rộng rãi để tập hợp tất cả các tầng lớp, tổ chức thanh niên vì mục tiêu kháng chiến, kiến quốc Ngày 05/01/1947, Liên đoàn Thanh niên Nam Bộ được thành lập Tháng 12/1947, Đoàn thanh niên cứu quốc Nam Bộ tiến hành Đại hội lần thứ nhất, Đại hội đã phát động phong trào thi đua lập công với nội dung như Quân sự hóa thanh niên (tòng quân, luyện tập quân sự, công tác dân quân); xây dựng đời sống mới, xây dựng nông thôn mới; tăng gia sản xuất lương thực; tham gia công tác bình dân học vụ và công tác thiếu nhi.

Ngoài phong trào tòng quân giết giặc, tham gia dân quân, du kích, ở vùng giải phóng, Đoàn thanh niên đã động viên tuổi trẻ cả nước tham gia mọi mặt công tác để xây dựng chế độ mới Phong trào sản xuất tự túc được thanh niên hưởng ứng mạnh mẽ và đã thu được những thành quả quan trọng Đoàn tổ chức các đội thanh niên xung phong đi khai hoang, phục hóa, làm thủy lợi, tăng diện tích trồng lúa và ra màu các loại, nhờ vậy, tự túc được về lương thực, thực phẩm và các hàng hóa thông dụng trong đời sống dân quân vùng giải phóng Phong trào “Lao động sáng tạo” của thanh niên công nhân trong các công binh xưởng, nhà máy, xí nghiệp ở nơi rừng sâu và căn cứ địa kháng chiến đã góp sức không nhỏ cùng tiền tuyến diệt thù.

Năm 1950, dưới ánh sáng các nghị quyết về công tác thanh niên của Đảng, phong trào thanh niên phát triển ngày càng vững chắc, tổ chức Đoàn lớn mạnh trong cả nước Do yêu cầu của cuộc kháng chiến và thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đảng về vấn đề thống nhất phong trào thanh niên, thống nhất hệ thống tổ chức Đoàn trong cả nước, Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên cứu quốc toàn quốc lần thứ nhất đã được triệu tập vào tháng 2 năm 1950 Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ nhất đã đề ra 4 nhiệm vụ trước mắt của công tác thanh vận là (1) Động viên thanh niên xung phong trong công cuộc kháng chiến, hoàn thành công việc chuẩn bị chuyển sang tổng phản công; (2) Kiên quyết xây dựng tổ chức thanh niên trung kiên gần Đảng, phát triển rộng rãi mặt trận thanh niên; (3) Đem lại quyền lợi thiết thực cho thanh niên, đặc biệt chủ trọng vấn đề học tập văn hóa và nghề nghiệp cho thanh niên;

(4) Giáo dục thiếu niên, nhi đồng [3]. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (từ ngày 25/10 đến 04/11/1956) đã đề ra nhiệm vụ của Đoàn trong giai đoạn cách mạng khi đó là “Động viên mọi người, mọi tầng lớp thanh niên đém hết sức lực, trí tuệ của mình vào công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng, tham gia tích cực vào công cuộc củng cố miền Bắc, tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà” [3].

Sau cải cách ruộng đất, nông thôn miền Bắc đã có chuyển biến mới, sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện một bước Để đưa nền nông nghiệp miền Bắc tiếp tục phát triển ngày càng cao, Đảng ta chủ trương tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa II) lần thứ 6 nhấn mạnh “Phải tổ chức hết thảy mọi đoàn viên và thanh niên nông thôn học tập đường lối hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng”, Đoàn đã có nhiều hình thức hoạt động phong phú trong công tác tuyên truyền, vận động… Hội nghị đại biểu Đoàn toàn miền Bắc họp từ ngày 15 đến ngày 20/02/1960 nhận xét “Thanh niên đã hăng hái tham gia hợp tác xã, góp phần tích cực vào việc mở rộng và củng cố phong trào hợp tác hóa nông nghiệp”.

Bước sang giai đoạn cách mạng mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương “Tiến hành cải tạo hòa bình công thương nghiệp tư bản tư doanh”, “Cải tạo dần dần người tư sản thành người lao động”, Đoàn thanh niên có trách nhiệm tổ chức, giáo dục đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào công tác này Đoàn thanh niên trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ… đã tổ chức cho đoàn viên, thanh niên học tập để hiểu rõ và góp phần tích cực thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Phong trào

“Ngày lao động xã hội chủ nghĩa” đã thu hút 25 vạn đoàn viên thanh niên trong các cơ quan, trường học, xư nghiệp, công trường, bệnh viện… tham gia Sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra môi trường rộng lớn cho tuổi trẻ cống hiến và trưởng thành, mở ra con đường đi tới tương lai. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (tháng 3/1961) đã xác định nhiệm vụ trong giai đoạn mới là “Đoàn kết thanh niên, tổ chức mọi lực lượng, giáo dục thanh niên trong cả nước tiến lên dưới ngọn cờ của Đảng, cống hiến hết sức mình phấn đấu hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ lịch sử mà Đảng đã đề ra” [3] Đại hội đã phát động phong trào “Xung phong tình nguyện vượt mức Kế hoạch nhà nước năm năm lần thứ nhất”

(1961 - 1965) nhằm tổ chức, giáo dục, động viên tuổi trẻ miền Bắc phát huy vai trò và tác dụng của mình đi đầu thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước, qua đó nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, giáo dục thanh niên ý thức đối với kế hoạch nhà nước, giáo dục tinh thần xung phong, tự nguyện, tự giác trong bất kỳ công việc gì mà mình đang làm, nâng cao tinh thần trách nhiệm của thanh niên đối với việc thực hiện kế hoạch 5 năm. Tại Đại hội này đã ra nghị quyết lấy ngày 26/3 hằng năm là ngày kỷ niệm thành lập Đoàn Phong trào xung phong, tình nguyện tuy có bao quát toàn diện, nhưng mỗi lĩnh vực, mỗi đối tượng cụ thể lại có nội dung riêng, có hình thức, phương thức nhất định, vừa đa dạng phong phú, vừa mang tính đặc thù cho từng lĩnh vực hoạt động Điều đó đã tạo ra cho phong trào có sức sống mạnh mẽ Tháng 7 năm 1963, Trung ương Đoàn đã triệu tập đại hội những người xuất sắc trong phong trào xung phong, tình nguyện vượt mức kế hoạch năm năm lần thứ nhất, đã có hơn 600 đại biểu xuất sắc dự đại hội. Tháng 3/1964, trước tình hình đế quốc Mỹ đẩy cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam lên bước mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi “Mỗi người hãy làm việc bằng hai để đền đáp đồng bào miền Nam ruột thịt” Đáp ứng lời kêu gọi đó, những người xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch năm năm lần thứ nhất đã không tiếc sức mình, nỗ lực phấn đấu vì miền Nam ruột thịt.

Ngày 05/8/1964, sau khi dựng lên cái gọi là “Sự kiện vịnh Bắc Bộ”, Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc Cả nước căm phẫn trước hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ, ở đâu thanh niên cũng sục sôi khí thế sẵn sàng cho một cuộc đối đầu lịch sử Ngày 09/8/1964, Ban Chấp hành Thành đoàn Hà Nội đã phát động phong trào “Ba sẵn sàng” (Sẵn sàng chiến đấu – Sẵn sàng nhập ngũ – Sẵn sàng đi đến nơi nào Tổ quốc cần đến) Được sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn, phong trào

“Ba sẵn sàng” đã nhanh chóng lan tỏa đến các địa phương khác Ở miền Nam vào thời điểm này, cục diện chiến trường có những chuyển biến mới Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng 3/1965, Đại hội Đoàn thanh niên Nhân dân cách mạng Việt Nam lần thứ nhất đã được tiến hành, Đại hội đã khẳng định nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn trước mắt là “Đánh giặc, sản xuất, xây dựng đời sống mới vùng giải phóng, đoàn kết và tổ chức, tập hợp lực lượng thanh niên học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành lực lượng hậu bị của Đảng” và quyết định phát động phong trào “Năm xung phong” (Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch – Xung phong tòng quân và tham gia du lích chiến tranh – Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến – Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính – Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội” “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” là những phong trào hành động cách mạng tiêu biểu của thế hệ thanh niên “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai” Phong trào có sức cuốn hút đông đảo đoàn viên thanh niên trên mọi miền đất nước, ở mọi vị trí công tác, sản xuất, chiến đấu, học tập cũng như nghiên cứu… Khí thế “Ba sẵn sàng” và tinh thần “Năm xung phong” được bộc lộ rõ trên mọi lĩnh vực hoạt động Ở đâu có đoàn viên thanh niên là ở đó có khí thế sôi nổi của “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” Phong trào “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” đã đáp ứng nhiệt huyết của đoàn viên thanh niên đang khát khao được cống hiến sức lực, trí tuệ cho nhân dân, cho đất nước và góp phần quan trọng vào Đại thắng mùa xuân năm

Cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau bao nhiêu năm đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với đất nước ta Cùng với toàn thể nhân dân, thế hệ trẻ ViệtNam, thông qua các phong trào hành động cách mạng sôi nổi, đã tiếp tục phát huy vai trò xung kích, hăng hái tham gia xây dựng đất nước và kiên cường bảo vệ Tổ quốc.Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh đã mở đợt tuyên truyền và giáo dục rộng rãi trong đoàn viên thanh niên về thắng lợi lịch sử vĩ đại của dân tộc, về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong tình hình mới và đề ra 5 mũi công tác trước mắt của Đoàn và phong trào thanh niên cả nước là (1) Tổ chức một đợt tuyên truyền rầm rộ mừng Việt Nam toàn thắng, nhớ ơn Bác Hồ; (2) Phát động phong trào thanh niên, thiếu niên múa hát mừng Việt Nam toàn thắng; (3) Xây dựng nếp sống mới; (4) Vận động phong trào quyên góp “Hai triệu cuốn sách tặng thanh niên, thiếu niên miền Nam anh hùng”; (5) Đẩy mạnh phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Đoàn.

Trước những yêu cầu của tỉnh hình, tháng 01/1978, Hội nghị lần thứ 25 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa III) đã quyết định phát động phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” trong thanh niên cả nước nhằm động viên và tổ chức đoàn viên thanh niên xung kích thực hiện ba nhiệm vụ chính của tuổi trẻ là lao động sản xuất; sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc; học tập, rèn luyện và xây dựng cuộc sống mới. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV (tháng 11/1980) đã đề ra ba mặt công tác của Đoàn và thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ mới là

- Nâng cao giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, quyết tâm học tập, rèn luyện trở thành lớp người mới làm chủ, phát triển toàn diện [3].

Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phát triển kinh tế cho thanh niên

Để đánh giá các hoạt động phát triển kinh tế cho thanh niên có nhiều tiêu chí để đánh giá Tuy nhiên một số nghiên cứu chỉ ra rằng có thể tập trung đánh giá vào các tiêu chí sau:

Thứ nhất: Số mô hình kinh tế mới mà thanh niên xây dựng Tiêu chí này nhằm thể hiện sự sáng tạo, sự hỗ trợ giúp đỡ của các đơn vị, các tổ chức trong tỉnh nhằm tìm tòi, khuyến khích thanh niên xung phong vào các mô hình kinh tế mới.

Thứ hai: Số lượng thanh niên có việc làm ổn định/tổng số thanh niên tại địa bàn Chỉ tiêu này nhằm đo lường bằng con số cụ thể tỉ lệ có việc làm của thanh niên trên một địa bàn Điều này giúp đánh giá so sánh mức độ hoạt động phát triển kinh tế của thanh niên.

Thứ ba: Hiệu quả kinh tế mà các hoạt động phát triển kinh tế của thanh niên mang lại.

Có những mô hình kinh tế, doanh nghiệp của thanh niên đã và đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các thanh niên khác Chỉ tiêu này nhằm thể hiện hiệu quả kinh tế bao gồm giá trị kinh tế, mức độ lan truyền thông tin, sự giúp đỡ các đối tượng thanh thiếu niên khác trong cộng đồng.

Ngoài ra còn một số các tiêu chí khác như Quy mô lao động thanh niên có việc làm; tỷ lệ có việc làm theo nhóm tuổi; việc làm theo giới tính; việc làm theo khu vực kinh tế; ảnh hưởng của khu vực sống tới tỷ lệ có việc làm của thanh niên.

Bài học kinh nghiệm về hỗ trợ phát triển kinh tế cho thanh niên

Bài học từ tỉnh Hà Tĩnh

Nhận thấy vấn đề giải quyết việc làm có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hà Tĩnh luôn coi vấn đề giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh các cấp trong tỉnh đã phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong việc tuyên truyền, vận động và tổ chức lực lượng lao động trẻ tham gia các phong trào lập thân, lập nghiệp; phối hợp có hiệu quả với ngành Giáo dục – Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ sở dạy nghề, các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, các cơ quan báo chí đẩy mạnh việc phân luồng, hướng nghiệp, tư vấn nghề cho học sinh, giúp họ tự đánh giá và chọn được nghề phù hợp với năng lực của bản thân Các trung tâm giới thiệu, dịch vụ việc làm đã góp phần tư vấn nghề nghiệp, giúp thanh niên hiểu rõ hơn về các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và pháp luật lao động, phong tục tập quán của những nước nơi họ đăng ký đi làm việc; hướng nghiệp cho lao động trẻ cách thức tìm việc làm phù hợp với trình độ, khả năng chuyên môn; trang bị cho họ những kiến thức ban đầu trên con đường lập thân, lập nghiệp Từ năm 2001 đến nay, trung bình mỗi năm tỉnh đã tạo việc làm cho 2,5 – 3 vạn lao động, trong đó thanh niên chiếm khoảng 70% Thông qua các chương trình kinh tế - xã hội đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,2 vạn người; thông qua quỹ quốc gia hộ trợ việc làm đã tạo việc làm mới cho 6.500 người, riêng thông qua kênh của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tổng nguồn vốn cho vay khoảng 21 tỷ đồng Bình quân mỗi năm có trên 6.000 lao động (trong đó 92% là ở độ tuổi thanh niên) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đưa lại nguồn thu nhập trên 900 tỷ đồng/năm (gấp 1,5 lần thu ngân sách nội địa trên địa bàn tỉnh), đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tay nghề, đổi mới về nhận thức, tư duy cho người lao động, nhất là thế hệ trẻ.

Công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được các cấp, các ngành ngày càng quan tâm Thông qua việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và đề án xã hội hóa công tác đào tạo nghề của tỉnh, hệ thống các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh không ngừng được đầu tư nâng cấp thông qua các nguồn vốn chương trình mục tiêu, nguồn vốn hợp tác quốc tế, nguồn vốn ngân sách tỉnh và nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho gần 2,6 vạn lao động (trong đó trên 85% là ở độ tuổi thanh niên) Phần đông lao động sau khi đào tạo đều được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng hoặc đi xuất khẩu lao động.

Bài học từ tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh thuần nông, hiện nay có trên một triệu lao động Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp thấp, dưới 75% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chỉ có 16% Cũng như nhiều địa phương khác, hiện nay, cơ cấu lao động có trình độ kỹ thuật ở Thái Bình đang mất cân đối so với yêu cầu của sự phát triển Tỷ lệ lao động trí óc thấp, nhất là ở khu vực nông thôn, chỉ chiếm dưới 5% Ngành nông, ngư nghiệp chiếm trên 90% lao động trong tỉnh nhưng chỉ có khoảng 15% lao động kỹ thuật tập trung ở khu vực quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, còn khu vực sản xuất chỉ chiếm số lượng nhỏ Các khu công nghiệp, khu chế xuất vừa hình thành cũng đang trong tình trạng thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật Sự thiếu vắng đội ngũ lao động có trình độ đã hạn chế khả năng tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động, tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ để có thể thúc đẩy kinh tế nông thôn.

Mục tiêu của tỉnh Thái Bình trong năm 2006 là nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động lên 78%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% và lao động được đào tạo nghề lên 18%, tạo việc làm mới cho 20.000 người Để đạt được mục tiêu này, Thái Bình đã và đang thực hiện một số biện pháp như Từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường, các cơ sở dạy nghề

Từ thực tế tạo việc làm ở Thái Bình cho thấy con đường để giải quyết việc làm có hiệu quả, đó là dạy nghề cho nông dân Đây là một việc làm hết sức cần thiết, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, là một trong những biện pháp xóa đói, giảm nghèo do giải quyết được việc làm cho số lao động dôi dư trong trong nông thôn, hơn nữa còn tạo ra nhiều sản phẩm mới chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội.

Bài học từ tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một trong những tỉnh được coi là có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam (bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu) và cả nước Trong những năm qua, Bình Dương là tỉnh có điều kiện thu hút và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ của cả nước mà chủ yếu là thanh niên nông thôn Kinh nghiệm tạo việc làm của Bình Dương là

- Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều việc làm mới cho người lao động.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và sản xuất hàng hóa lớn.

- Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung một cách liên hoàn, theo hướng đa ngành, hiệu quả kinh tế cao.

- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng gắn với cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư sản xuất.

- Liên kết dạy nghề phổ thông qua các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề của Thành phố Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng nguồn lao động trẻ.

- Tổ chức các trung tâm dịch vụ việc làm của thanh niên gắn với thị trường lao động của tỉnh và cả nước.

Một số mô hình ạy nghề có hiệu u của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

- Dạy nghề cung ứng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất tại địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

- Liên kết dạy nghề dài hạn Quảng Nam, Hà Nội, Trung ương Đoàn, Quảng Ngãi, Đồng Nai.

- Dạy nghề tại chỗ cho thanh niên nông thôn Khu vực đồng bằng Sông Hồng, Quảng Bình, Quảng Ninh, Quảng Nam.

- Đa dạng hóa các loại hình dạy nghề, các ngành nghề Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Tiền Giang.

- Dạy nghề để xuất khẩu lao động Trung tâm DN&DVVLTN Hà Tĩnh, Kiên Giang, Thừa Thiên - Huế.

* Hoạt động giới thiệu việc làm và cung ứng lao động thông qua các Trung tâm dịch vụ việc làm của thanh niên: Điểm nổi bật trong những năm qua là các Trung tâm đã phối hợp ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thành công các “Hội chợ việc làm”, “Ngày hội việc làm”, “Ngày hội tư vấn việc làm”, các diễn đàn thông tin về thị trường lao động Trung tâm DVVLTN Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâmDVVLTN Quảng Bình, Quảng Ninh đã phối hợp tốt với các huyện, thị đoàn để tổ chức “Ngày hội việc làm”, Trung tâm DVVLTN thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh đã đưa mô hình “Siêu thị việc làm” vào hoạt động; Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên Cần Thơ định kỳ tổ chức “Hội chợ việc làm” theo quý…

Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh Hà Tĩnh, Thái Bình, Bình Dương và một số mô hình dạy nghề có hiệu quả của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để áp dụng tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn như sau:

Thứ nhất Các cấp, các ngành, đặc biệt là tổ chức đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, định hướng phân luồng học nghề cho thế hệ trẻ, giúp họ đánh giá, lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của tỉnh Xóa bỏ định kiến xem thường việc học nghề của thể hệ trẻ Thông qua các hoạt động này sẽ giúp thanh niên ý thức được vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc không ngừng rèn luyện, học tập, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ hai Tỉnh cần có các chính sách ưu tiên, tập trung đất sản xuất, miễn giảm các khoản thuế cho các doanh nghiệp đã có cam kết, đăng ký tuyển dụng nhiều lao động của địa phương vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn, nhất là lực lượng lao động trẻ.

Thứ ba Tỉnh cần quan tâm đến các hoạt động như Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho người lao động trong tỉnh, trong đó chú trọng vào công tác đào tạo nghề, giáo dục định hướng, ngoại ngữ, pháp luật cho người lao động; bổ sung thường xuyên nguồn vốn cho vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh, giúp đoàn viên thanh niên tự tạo việc làm; duy trì và phát triển thường xuyên ngày hội việc làm, hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, nhằm tạo điều kiện cho lực lượng lao động trẻ và người sử dụng lao động hiểu biết lẫn nhau, có cơ hội tìm được việc làm và tuyển dụng lao động; quy hoạch và phát triển mạng lưới dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và triển khai thực hiện các chương trình dự án trọng điểm của tỉnh.

Thứ tư Cần phát huy được vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ vào tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hỗ trợ, tạo cơ hội việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, thanh niên thuộc nhóm yếu thế Khuyến khích thanh niên chủ động tự tạo việc làm trên cơ sở khả năng và các điều kiện thực tế hiện có.

Thứ năm Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng cần quan tâm, tạo điều kiện và bố trí đủ nguồn lực để các cấp bộ Đoàn triển khai thực hiện có hiệu quả đề án giải quyết việc làm cho thanh niên và các chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi với học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Thứ sáu: Cần phải tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn.

Thứ bẩy: Đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho thanh niên nông thôn.

Thứ tám: Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động một cách bài bản, hiệu quả.

Thứ chín: Sử dụng và quản lý tốt Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho người lao động trong tỉnh.

1.6 Những công trình nghiên c u có liên uan

THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHO THANH NIÊN LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2014 - 2018

Đánh giá chung về các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế cho thanh niên Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2018

Với sự nỗ lực hoạt động của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội; sự chủ động, tích cực của bản thân gia đình và thanh niên trong khai thác, sử dụng tổng hợp các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của các Chương trình tạo và giải quyết việc làm, hầu hết các chỉ tiêu của chương trình tạo và giải quyết việc làm của tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua đề ra đều được thực hiện đạt và vượt so với kế hoạch đặt ra hàng năm, kết quả cụ thể đạt được như sau

- Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên đã có nhiều chuyển biến tích cực, số việc làm mới và số thanh niên được giải quyết việc làm ngày càng tăng Số lao động nói chung và số lao động thanh niên nói riêng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được tạo việc làm mới (số lao động được tạo việc làm mới bao gồm cả số lao động đảm nhận việc làm mới tạo ra và số lao động có việc làm thế chỗ cho người về hưu, người nghỉ mất sức lao động… và những người chuyển đi nơi khác) mỗi năm thời kỳ 2014 – 2018 khá cao nhưng có xu hướng giảm xuống, năm 2014 số lao động được tạo việc làm mới là 36.802 người (trong đó thanh niên là 14.956 người), đến năm 2018 số lao động được tạo việc làm mới là 31.350 người (trong đó thanh niên là 11.172 người), bình quân mỗi năm từ 2014 – 2018, số lao động được tạo việc làm mới là 35.489 người (trong đó số thanh niên là 14.491 người) Tổng số lao động được tạo việc làm mới trong 4 năm (2014 – 2018) là 106.466 người (trong đó số thanh niên là 43.473 người).

- Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở khu vực thành thị có xu hướng giảm và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động của thanh niên ở khu vực nông thôn có xu hướng tăng.

Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp thành thị khoảng 8,4% năm 2014; 6,41% vào năm 2015; 4,83% năm 2018; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn năm 2014 là 80%, tăng lên 82% so với năm 2018.

- Cơ cấu lao động thanh niên chuyển dịch theo hướng tích cực Cụ thể Tỷ trọng lao động thanh niên có việc làm trong ngành nông, lâm nghiệp có xu hướng giảm dần và tỷ trọng lao động có việc làm trong ngành Công nghiệp – Xây dựng và ngành Dịch vụ có xu hướng tăng lên Cụ thể, năm 2014 tỷ trọng lao động thanh niên có việc làm trong ngành nông, lâm nghiệp là 71,16% đến năm 2015 giảm xuống còn 70,58% và đến năm 2018 chỉ còn 68,63% Trong khi đó, năm 2014 tỷ trọng lao động thanh niên có việc làm trong ngành Công nghiệp – Xây dựng chỉ chiếm 15,55%, năm 2015 tăng lên 15,89% và đến năm 2018 tăng lên chiếm 16,81% Số lao động thanh niên có việc làm trong ngành Dịch vụ cũng có xu hướng tăng nhanh Năm 2014, tỷ trọng lao động có việc làm trong ngành Dịch vụ chiếm 13,29%, năm 2015 chiếm 13,53%, đến năm 2018 đó tăng lên 14,02%.

- Chất lượng lao động thanh niên tăng lên Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2014 là 27,18%%, năm 2018 là 32,1%.

- Tiền lương, thu nhập của thanh niên có xu hướng tăng lên, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của thanh niên theo đà phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chất lượng lao động của thanh niên Tính bình quân hàng năm thu nhập trung bình của thanh niên Lạng Sơn tăng khoảng 38%.

- Trong những năm qua, Lạng Sơn luôn duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao (mức tăng trưởng kinh tế trên 8%) Đây là cơ sở quan trọng tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho lao động nói chung, cho thanh niên nói riêng và có xu hướng tăng lên hàng năm.

- Chính quyền đã quan tâm đến phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi và nâng cao chất lượng cơ cấu kinh tế, chú trọng đến chuyển đổi cơ cấu ngành Hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp khuyến khích đầu tư toàn xã hội nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

- Nhận thức về việc làm đã có sự thay đổi căn bản đối với từng người dân, các ngành, các cấp Nhận thức của các cấp, các ngành và bản thân thanh niên về trách nhiệm giải quyết việc làm, ý thức tự vươn lên cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng để tự giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao thu nhập để thoát nghèo đã có sự chuyển biến khá tích cực Vấn đề giải quyết việc làm đã được xã hội hóa tương đối toàn diện bằng việc huy động mọi nguồn lực trong xã hội và sự vào cuộc của các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể và thanh niên Cơ bản không còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước để có việc làm trong nhân dân.

- Các chương trình giải quyết việc làm đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm vủa các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện gải quyết việc làm, giảm nghèo cho người lao động, các chỉ tiêu của Chương trình đã bám sát tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khả năng tạo việc làm thông qua các giải pháp hỗ trợ trực tiếp đối với người lao động trên địa bàn tỉnh.

- Có một hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đồng bộ, chặt chẽ từ Trung ương đến tỉnh và cấp cơ sở, đã phát huy khá hiệu quả các giải pháp, nguồn lực để thực hiện chương trình.

- Có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền các cấp, sự tham mưu tích cực của các cấp, các ngành và toàn dân tập trung sức lực chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp một cách cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn ở mỗi địa phương, ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội.

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế

Những kết quả, thành tựu đạt được trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình giải quyết việc, hỗ trợ phát triển kinh tế làm cho người dân nói chung và cho thanh niên nói riêng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thời gian qua là cơ bản đạt được, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần có phương hướng, giải pháp cụ thể để khắc phục, đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các mục tiêu của chương trình trong thời gian tiếp theo:

- Quy mô tạo việc làm chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của thanh niên, công tác tạo việc làm chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh Chưa khai thác tốt các lợi thế của tỉnh để tạo việc làm cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng.

- Việc giải quyết việc làm cho thanh niên trong thời gian qua mới chú trọng đến khía cạnh số lượng, chất lượng lao động thanh niên tăng không đáng kể so với yêu cầu hiện nay Số lao động thanh niên được giải quyết việc làm hàng năm tăng lên nhưng đa số việc làm có chất lượng thấp, năng suất lao động thấp và thu nhập không cao nên thu nhập và đời sống của lao động thanh niên vẫn thấp, đặc biệt là thu nhập lao động thanh niên nông nghiệp.

HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Định hướng về hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 83

Theo dự báo dân số, cung cầu lao động lao động của tỉnh Lạng Sơn thì đến năm

2018 dân số tỉnh Lạng Sơn khoảng 1.949.621 người, năm 2020 khoảng 1.982.757 người, trong đó trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 55% dân số, do đó nhu cầu việc làm sẽ tăng lên.

Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế và dự báo lao động của tỉnh đến năm 2020, mục tiêu tổng thể về tạo việc làm cho người lao động từ nay đến năm 2020 là Tạo nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và đặc biệt là giảm tỷ lệ thiếu việc làm, nâng cao tỷ lệ sử dụng lao động nông thôn, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, nâng cao năng suất lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Theo kết quả dự báo căn cứ vào mức sinh (Dựa vào phân bố tuổi và giới tính của dân số theo kết quả điều tra toàn bộ của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2015 được sử dụng làm dân số gốc, điều tra 1/4/2015 do Tổng Cục Thống Kê thực hiện) và bằng phương pháp thành phần dự báo dân số, cho kết quả như sau (biểu số 3.1)

Bảng số 3.1 Dự báo dân số 15 tuổi trở lên và dân số trong tuổi thanh niên của tỉnh

Lạng Sơn (giả định mức sinh giảm xuống)

Năm Số ngư i 1 tuổi trở lên Số thanh niên 1 – tuổi TN so với tổng số

Nguồn: Tính toán từ kết quả dự báo dân số cho cả nước, các vùng địa lý - kinh tế và

1 tỉnh thành phố Việt Nam, 1 – 2024, TCTK [10]

Từ bảng số liệu trên cho thấy, dân số 15 tuổi trở lên tăng từ 1.584.045 người năm

2014 lên 1.715.903 người năm 2018, bình quân từ năm 2014 đến năm 2018 mỗi năm tăng 32.964 người Dân số trong tuổi thanh niên tăng từ 552.553 người năm

2014, lên 627.531 người năm 2018 Nếu tính bình quân từ 2014 đến 2018 mỗi năm tăng 18.744 người Thanh niên tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong tổng số người 15 tuổi trở lên.

Mục tiêu cụ thể về tạo việc làm từ nay đến 2025:

- Số lao động nói chung và thanh niên nói riêng có khả năng được tạo việc làm đến năm 2020 và 2025 được cụ thể ở Bảng số 3.2

- Từ năm 2014 đến 2018 bình quân mỗi năm phải giải quyết việc làm mới trong giai đoạn 2014 – 2016 từ 35 - 40 nghìn lao động, trong giai đoạn 2017 – 2018 từ 45

- 50 nghìn Trong đó, số thanh niên cần được tạo việc làm mới đến năm 2018 là

351.663 người, và đến năm 2020 là 489.604 người.

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4%, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở Lạng Sơn lên trên 85%.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động Giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống còn 35

- 65%, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng lên 23 - 47% và thương mại dịch vụ là 12 - 18% vào năm 2020.

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2020 và đạt trên 50% vào năm 2025.

Bảng số 3.2 Dự báo quy mô tạo việc làm cho thanh niên Lạng Sơn đến năm 2020 và

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2020 2025

Quy mô lực lượng lao động Người 1.222.444 1.316.411

Số lao động được tạo việc làm Nghìn người 35 ÷ 40 45 ÷ 50 Quy mô lực lượng lao động thanh niên Người 351.663 489.604

Số thanh niên có khả năng được tạo việc làm Người 349.947 449.024

Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê, Cục Thống Kê tỉnh Lạng Sơn [11].

- Nhà nước và nhân dân cùng góp sức tạo việc làm, thấy được tầm quan trọng của vấn đề tạo việc làm cho người lao động Do đó, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương xã hội hóa công tác tạo việc làm Chúng ta xác định giải quyết việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động nói chung và lao động thanh niên tỉnh Lạng Sơn nói riêng là nhiệm vụ của tất cả các thành phần kinh tế và sự vươn lên tự tạo việc làm của bản thân người lao động Huy động tối đa các nguồn lực xã hội, các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển việc làm, dịch vụ hỗ trợ tạo việc làm và dạy nghề Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của thanh niên trong việc tự học nghề và tạo việc làm Khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm thông qua các chính sách và biện pháp cần thiết để cho họ tự khởi sự kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và cho người khác.

- Giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho thanh niên phải gắn với quy hoạch xã hội của tỉnh và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các ngành nghề, các vùng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng.

- Phát triển và nâng cao năng lực của các trường, các cơ sở dạy nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm Điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới dạy nghề theo hướng xã hội hóa, đảm bảo hợp lý về quy mô, cơ cấu nghề Xây dựng một số cơ sở dạy nghề trọng điểm, nghề trọng điểm trong cơ sở dạy nghề, đáp ứng được yêu cầu đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng cao bằng nhiều phương thức, đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ Sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề Kết hợp các hình thức và phương pháp đào tạo.

- Tỉnh Lạng Sơn cần thiết lập những chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế, nguồn vốn, mặt bằng…cho những doanh nghiệp thu hút và sử dụng lao động ở khu vực ngoại thành trong các khu công nghiệp và các vùng nông thôn Từ đó sẽ tạo thêm việc làm cho lao động thanh niên nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng.

- Các doanh nghiệp cần có chính sách thu hút và sử dụng lao động thanh niên một cách hợp lý, nhất là thu hút lao động thanh niên trên địa bàn tỉnh vào làm việc.

- Tập trung xây dựng các phương án đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu, mở rộng nghề truyền thống, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong các doanh nghiệp bằng đào tạo gắn với việc làm, chú trọng đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu.

- Các cấp, các ngành cần chủ động phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để tạo sự đồng bộ và nguồn lực của các ngành trong việc định hướng nghề nghiệp, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển kinh tế cho thanh niên Đối với tổ chức Đoàn phải đồng hành với thanh niên, hiểu tâm tư nguyện vọng của thanh niên, tiếp tục đồng hành, giúp đỡ thanh niên trong phát triển kinh tế; bên cạnh việc mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, Đoàn cần làm tốt công tác giáo dục thanh niên luôn có ý thức tự tin, chủ động học nghề, tìm kiếm việc làm, tự mình xây dựng các mô hình kinh tế cho bản thân, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề để đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Định hướng 1: Tập trung giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển kinh tế cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng, phải coi đó là điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội Tạo việc làm và phát triển kinh tế phải được coi là một ưu tiên, một yêu cầu không thể thiếu trong khi xây dựng các chương trình, các dự án đầu tư và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp trong tỉnh Song song với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, phải coi giải quyết việc làm cho thanh niên là một trong những nội dung chính của các chính sách kinh tế - xã hội nhằm phát huy tối đa lợi thế nguồn nhân lực, tạo nhiều việc làm cho thanh niên, thực hiện tiến bộ xã hội ngay trong quá trình phát triển. Định hướng 2: Phát triển kinh tế và tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh

Lạng Sơn phải gắn với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, sử dụng có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong quá trình đô thị hóa, CNH - HĐH của tỉnh. Định hướng 3: Phải có chính sách và giải pháp đồng bộ, đảm bảo cho thanh niên

Đề xuất hoàn thiện các giải pháp tăng cường hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế

Định hướng 4: Phát triển thị trường lao động và nâng cao vai trò của thị trường lao động trong tạo việc làm, việc làm phải được giải quyết trên cơ sở tuân thủ các quy luật của thị trường Tăng cường vai trò điều tiết và vai trò bà đỡ, hỗ trợ các đối tượng yếu thế trên thị trường lao động Mở rộng sự tham gia của các tổ chức xã hội và của người dân. Định hướng : Thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội đa dạng với những đặc điểm khác nhau về tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế gia đình và nơi cư trú… Quan niệm truyền thống từ trước đến nay coi thanh niên như một nhóm đồng nhất không còn phù hợp nữa Các nhà hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch cần thay đổi quan niệm này Cần thấy rằng thanh niên là lực lượng lao động gồm nhiều nhóm nhân khẩu – xã hội khác nhau và bị chi phối bởi hàng loạt các yếu tố khác nhau Do đó, các chính sách, trong đó có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho thanh niên cần mang tính đặc thù và cụ thể hóa để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của lực lượng lao động thanh niên. Định hướng : Hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn phải phù hợp với đặc trưng, thế mạnh của thanh niên và đặc thù của tỉnh Lạng Sơn Điều này đòi hỏi phải khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của nguồn nhân lực thanh niên và của tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt phát huy tinh thần xung kích, sức trẻ, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của thanh niên để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.3 Đề xuất hoàn thiện các gi i pháp tăng cư ng hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

3.3.1 Nhóm giải pháp tạo sự thay đổi và tư duy tích cực cho thanh niên vươn lên phát triển kinh tế, xóa nghèo

Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật lao động

Việt Nam nói riêng là rất cần thiết, nhằm trang bị cho thanh niên những hiểu biết cơ bản về quyền, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động khi tham gia thị trường lao động Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng đối tượng; việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động thông qua các buổi tập huấn ngắn hạn hoặc lồng ghép các sinh hoạt của chi đoàn thanh niên để giới thiệu các quy định pháp luật lao động và kèm theo các tờ rơi hoặc tài liệu về pháp luật lao động; đối với thanh niên đang là học sinh, sinh viên tại các trường phổ thông, các cơ sở đào tạo thì cần có chương trình để giới thiệu các quy định pháp luật lao động cho thanh niên học sinh Đồng thời có chương trình phổ biến và tuyên truyền pháp luật lao động thông qua hệ thống truyền thanh tại cộng đồng, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật lao động trong thanh niên học sinh và tại địa phương.

Có các biện pháp để tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh niên về vấn đề việc làm để thanh niên xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong lao động và việc làm, tạo động lực để thanh niên phấn đấu trong học tập và trong lao động, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của xã hội, tránh sự trông chờ ỷ lại của thanh niên.

Trong những năm qua, mặc dù đã được tuyên truyền về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xóa đói, giảm nghèo, song vẫn còn một bộ phận lớn các hộ gia đình, nhất là những hộ gia đình trong diện hộ nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, lòng thương của các nhà hảo tâm đã tài trợ, nên họ không muốn thoát nghèo, lười lao động Do vậy, cần phải tổ chức các hoạt động tuyên truyền đồng bộ hơn, có tính giáo dục, thuyết phục cao hơn để người dân thấy đói, nghèo là sự nhục nhã, đớn hèn, là ăn bám vào xã hội, là thiếu ý chí, thiếu tinh thần và quyết tâm xây dựng gia đình… Để từ đó đánh vào lòng tự trọng, thức tỉnh họ biết cực mà vươn lên thoát nghèo Đồng thời, Đảng, Nhà nước cũng nên bỏ các chính sách hỗ trợ theo kiểu cho con cá, hay cho cần câu, mà chỉ cho môi trường, cho điều kiện, còn có câu được hay không là do họ phải tự tìm và tự câu Ngoài ra, cần tuyên truyền cho người dân và cho thanh niên thấy được vị thế, tiềm năng, điều kiện trên quê hương, địa bàn mình, định hướng cho họ cách làm, để họ tự xây dựng cho mình một mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp, làm giàu, từ đó cũng tự tạo việc làm cho bản thân mình và cho người khác Phương thức tuyên truyền cũng cần phải đổi mới, nên lấy tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chủ yếu, biểu dương, khen thưởng những hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo để làm gương cho các hộ gia đình nghèo khác Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, tổ chức chỉ đi thăm và động viên những hộ gia đình đã thoát được nghèo và những hộ thực sự khó khăn, khó có thể thoát nghèo, đồng thời cũng phải dùng tập thể, xóm làng, thôn bản để để phê bình, nhắc nhở, góp ý đối với những hộ gia đình có điều kiện vươn lên thoát nghèo, nhưng còn lười lao động, lười tư duy suy nghĩ, chỉ có lối sống hưởng thụ.

3.3.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ kiến thức cho thanh niên phát triển kinh tế Điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề cho phù hợp với quy mô, cơ cấu nghề nghiệp và tốc độ phát triển kinh tế Tạo được sự hợp tác và phân công của cả hệ thống dạy nghề trên địa bàn Xây dựng một số khoa trọng điểm trong các trường nghề Phát triển các trung tâm dạy nghề vùng và cấp huyện, cố gắng phấn đấu huyện nào cũng có cơ sở dạy nghề đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường lao động.

Xây dựng và nâng cấp các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh để thực hiện được nhiệm vụ đào tạo một số nghề công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao và phục vụ cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn Tạo điều kiện cho các trường dạy nghề của Trung ương trên địa bàn tỉnh nâng cấp lên Cao đẳng nghề đủ năng lực đào tạo lao động lành nghề có chuyên môn kỹ thuật cao Phát triển mạnh dạy nghề trong các trường trung học, cao đẳng kỹ thuật, mở rộng ngành nghề và quy mô đào tạo của các trường dạy nghề hiện có, đáp ứng được nhu cầu đào tạo cho ngành và cung cấp lao động kỹ thuật cho địa phương.

Lựa chọn nghề đào tạo có trọng tâm, trọng điểm hướng mạnh vào dạy nghề thủ công mỹ nghệ, thêu dệt, thổ cẩm, chế biến nông lâm sản, các sản phẩm từ rừng; thợ sửa chữa máy nông, thợ xây dựng, thợ điện, thợ cơ khí phục vụ cho điện khí hóa nông thôn… Ngoài ra, có thể liên kết đào tạo công nhân, lao động cho những ngành nghề khác không phù hợp với đặc thù địa phương, nhưng đáp ứng được sở trường, nguyện vọng của người lao động và cung cấp lao động cho địa phương khác. Đa dạng hóa ngành đào tạo, kết hợp đào tạo dạy nghề ngắn hạn, truyền nghề, cần gì học nấy với đào tạo nghề bậc cao, phục vụ cho yêu cầu tại chỗ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động xã hội khu vực và xuất khẩu lao động.

Thực hiện hướng nghiệp cho thanh niên tích cực tham gia học nghề và ưu tiên đầu tư kinh phí đào tạo, dạy, truyền nghề, đồng thời cần thực hiện miễn giảm học phí cho con em gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ và người nghèo. Đổi mới chế độ thu học phí Cùng với hỗ trợ của nhà nước đảm bảo tính đủ chi phí cho dạy nghề, xóa bỏ những khoản thu ngoài học phí, các đối tượng chính sách xã hội được hỗ trợ kinh phí trong nguồn kinh phí chương trình mục tiêu do Nhà nước cân đối, thực hiện quyền tự chủ về tài chính trong các cơ sở công lập theo cơ chế hoạt động cung ứng dịch vụ phi lợi nhuận và cơ chế doanh nghiệp đối với cơ sở dạy nghề hoạt động theo cơ chế lợi nhuận. Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động theo 3 hình thức Công lập, dân lập, tư thục và cổ phần hóa Nghiên cứu chuyển hóa hình thức quản lý và sở hữu cơ sở dạy nghề hoặc một số lĩnh vực trong cơ sở dạy nghề theo hướng nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy nghề Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư và cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động dạy nghề để tăng số lượng và chất lượng lao động được đào tạo nghề hàng năm Đảm bảo cơ cấu ngành nghề, gắn đào tạo với sử dụng lao động.

* Nâng cao chất lượng đào tạo nghề

- Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo từ khâu giáo dục định hướng, đào tạo thợ bậc cao, rèn luyện kỹ năng nghề, tác phong kỷ luật lao động,đào tạo ngoại ngữ, pháp luật lao động, phổ cập nghề cho lao động nông thôn Xây dựng danh mục ngành nghề, đăng ký tiêu chuẩn nghề, tiêu chuẩn cơ sở dạy nghề.

- Cải tiến đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề để phù hợp với thực tế sản xuất Biên soạn mới và chỉnh lý chương trình nghề giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo…

- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo cho các trường, trung tâm có đủ số lượng, chất lượng giáo viên theo quy định đồng thời có kế hoạch cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong công tác dạy nghề chất lượng cao.

- Khuyến khích người lao động tự học, tự nghiên cứu, tiếp cận theo phương pháp giáo dục đào tạo hiện đại.

* Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nguồn nhân lực

- Hàng năm, tỉnh cần trích từ 1 – 2% tổng thu ngân sách lập quỹ hỗ trợ dạy nghề giải quyết việc làm, đặc biệt là phải xác định mức đóng góp của các doanh nghiệp, thu hút các nguồn tài trợ trong và ngoài nước theo phương châm xã hội hóa công tác dạy nghề.

- Phát huy tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, nhất là nguồn nội lực cho mục tiêu đào tạo Tăng tỷ lệ % huy động nguồn lực xã hội hóa Đổi mới cơ chế chính sách để tăng nguồn đầu tư trong dân, đầu tư từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh dịch vụ và đóng góp của người học, của doanh nghiệp thông qua hợp đồng liên kết đào tạo nghề và các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, v.v…

Ngoài các mô hình đào tạo nghề, truyền nghề, định hướng nghề, nâng cao trình độ nguồn nhân lực như đã phân tích trên, tỉnh cần chỉ đạo thành lập các đội, câu lạc bộ các nhà khoa học trẻ, các đội chuyển giao kỹ thuật hằng tuần, hằng tháng về cơ sở tiến hành thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cho người dân và thanh niên thực hiện áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh Xây dựng các bảng tin của thôn, xóm ở những nơi công cộng để truyền tải những thông báo, các thông tin cần thiết cho người dân về chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là những nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người dân Ngoài ra có thể áp dụng các hội nghị đầu bờ, các hệ thống thông tin truyền thông ở cơ sở để tuyên truyền, cung cấp thông tin.

3.3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ nguồn lực cho thanh niên phát triển kinh tế Để thực hiện công tác hỗ trợ cho thanh niên phát triển kinh tế, các cấp, các ngành cần chú trọng đến các nhóm giải pháp hỗ trợ nguồn lực cho thanh niên phát triển kinh tế Xác định một số nhóm giải pháp trọng tâm, trọng điểm cho từng vùng, từng đối tượng thanh niên mới có thể phát huy được tối ưu vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế Hiện nay các nhóm giải pháp nằm trong các chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, trên cơ sở đó các cấp, các ngành liên quan tự xác định giải pháp cụ thể cho đơn vị mình, ngành mình, nên chưa phát huy tối ưu được sức trẻ trong phát triển kinh tế.

Trong thời gian tới, cần quan tâm đến việc hỗ trợ nguồn lực cho thanh niên với một số nội dung chủ yếu sau:

Ngày đăng: 13/12/2022, 07:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w