Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận về xuất khẩu và cơ sở thực tiễn để khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu Thanh long sang bang California, Mỹ
- Tìm hiểu thị trường tiêu dùng Thanh long tại bang California, Mỹ
- Phân tích thực trạng xuất khẩu Thanh long sang bang California, Mỹ
- Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ Thanh long tại bang California,
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo các phương pháp
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với thống kê, phân tích, tổng hợp
- Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia.
Nguồn dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp: số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Hiệp hội Thanh long Bình Thuận và một số tài liệu, sách báo, website có liên quan
- Dữ liệu sơ cấp: số liệu điều tra thực tế qua bảng câu hỏi.
Tổng quan những đề tài nghiên cứu có liên quan
Đã có nhiều đề tài viết về Thanh long, ngoài những tiểu luận nhỏ thì những đề tài lớn tác giả đã tham khảo là:
- Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Giải pháp nâng cao sức mạnh thương hiệu Thanh long Bình Thuận” của Phạm Thị Thanh Hoa (2007)
Tác giả đề tài đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp để nâng cao sức mạnh thương hiệu Thanh long Bình Thuận như doanh nghiệp hợp tác với nông dân và hợp tác xã, chính phủ có chương trình hỗ trợ phát triển thương hiệu Thanh long, quy hoạch vùng trồng, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nông sản quốc gia …Tuy nhiên, tác giả này chỉ thực hiện khảo sát từ các chủ trang trại, doanh nghiệp, chưa dựa trên ý kiến của khách hàng để đưa ra giải pháp Do đó, giải pháp còn thiếu chi tiết, chưa đi sâu vào từng thị trường cụ thể trong khi phần lớn Thanh long được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài
- Công trình nghiên cứu: “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu Thanh long
Bình Thuận sang thị trường Nhật Bản” của nhóm nghiên cứu ngành khoa học xã hội (2004) Đề tài này có tập trung vào một thị trường cụ thể - Nhật Bản và có nêu được các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ Thanh long tại thị trường này Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản có nhiều điểm rất khác so với các thị trường khác, nên không thể áp dụng các giải pháp này vào thị trường Mỹ
Ngoài ra, tác giả còn tham khảo đề tài khoa học cấp bộ: “Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ”của tác giả Võ Thanh Thu (2001) Trong đề tài, tác giả Võ Thanh Thu đã nghiên cứu về thị trường Mỹ và đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ, trong đó có đề cập đến ngành xuất khẩu trái cây Tuy nhiên, các giải pháp cho ngành trái cây còn khá chung chung, chưa đi vào chi tiết từng loại trái cây cụ thể.
Điểm mới của đề tài
California, Mỹ” có những điểm mới sau:
- Đề tài cập nhật toàn bộ thực trạng xuất khẩu Thanh long Việt Nam sang Mỹ từ giai đoạn cuối năm 2008 đến đầu năm 2012
- Trong đề tài, những quy định mới nhất của Mỹ về tiêu chuẩn Thanh long cũng được trình bày đầy đủ
- Tác giả có nghiên cứu về thị trường California thông qua bảng câu hỏi để nắm được nhu cầu của thị trường này
- Các giải pháp của đề tài dựa trên thực trạng xuất khẩu Thanh long đi Mỹ hiện nay, có nhiều điểm mới so với các đề tài trước đó.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài giúp các doanh nghiệp nắm vững về thị trường Mỹ, đặc biệt bang California
Những giải pháp trong đề tài giúp người trồng Thanh long và các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu Thanh long vào thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng – nước Đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo về Thanh long.
Kết cấu của đề tài
Luận văn có 69 trang gồm Phần Mở Đầu và 3 chương như sau:
Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Lý luận cơ bản về xuất khẩu
Ngoại thương là một hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời Hiện nay, không một quốc gia nào trên thế giới không tham gia vào hoạt động ngoại thương Đây là động lực không những giúp phát triển kinh tế của một quốc gia mà còn góp phần thực hiện phân công lao động quốc tế
Các hoạt động ngoại thương chính bao gồm: xuất khẩu và nhập khẩu
Xuất khẩu là bán hàng hay đưa hàng ra nước ngoài Hàng hóa xuất khẩu rất đa dạng: hàng công nghiệp, hàng nông nghiệp, hàng tiêu dùng, kiến thức khoa học kỹ thuật, các dịch vụ (nguồn:[24])
Có hai phương thức xuất khẩu chính: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu trực tiếp: là doanh nghiệp trực tiếp bán sản phẩm của mình ra nước ngoài Phương thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững nghiệp vụ xuất khẩu, có kinh nghiệm trên thị trường quốc tế Mặc dù hình thức kinh doanh này đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng nó cũng mang lại nhiều rủi ro và thách
Xuất khẩu gián tiếp: là doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài thông qua một trung gian thương mại Các doanh nghiệp này thường là các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp hay chưa được phép xuất khẩu hàng hóa đó ra nước ngoài
Trung gian thương mại có thể là một công ty ủy thác xuất khẩu trong nước, công ty thương mại chuyên môi giới trong nước, công ty môi giới nước ngoài
1.1.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gồm: các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài
Các nhân tố bên trong: là các nhân tố từ môi trường bên trong của nước xuất khẩu tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của quốc gia Các nhân tố này bao gồm: điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và chính sách về xuất khẩu của quốc gia
- Điều kiện tự nhiên: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, khoáng sản Các yếu tố này quyết định sản lượng và chất lượng sản phẩm làm ra, và quyết định lợi thế cạnh tranh của quốc gia đối với mặt hàng xuất khẩu
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật: nhà xưởng, máy móc thiết bị, kho tàng, đường xá, điện, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc Nếu các yếu tố này phát triển sẽ thúc đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu, giúp sản phẩm trong nước có cơ hội tiếp cận sâu rộng thị trường thế giới Ngược lại, nó có thể làm hạn chế quá trình xuất khẩu, làm giảm chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng nước ngoài
- Chính sách xuất khẩu của quốc gia Trong mỗi thời kỳ của một đất nước đều có các chính sách thương mại khác nhau như: khuyến khích ngoại thương, hạn chế ngoại thương hay không thực hiện giao thương với nước ngoài Và trong mỗi giai đoạn này, nhà nước áp dụng các công cụ như thuế, hàng rào phi thuế quan, tỷ giá hối đoái để điều tiết hoạt động ngoại thương, trong đó có xuất khẩu
Các nhân tố bên ngoài: Trước khi quyết định chọn thị trường nước ngoài để kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu các nhân tố liên quan đến thị trường này bao gồm:
- Điều kiện địa lý, khí hậu, diện tích, dân số nước nhập khẩu, ngôn ngữ, truyền thống, tập quán Các yếu tố này cung cấp cho doanh nghiệp thông tin ban đầu để có được quyết định đúng đắn Ví dụ: với thời tiết như ở Châu Phi thì khó mà bán được áo len, dạ
- Môi trường kinh tế- tài chính, cơ sở hạ tầng:
Tính chất hấp dẫn của một đất nước là do hai đặc điểm quyết định Thứ nhất là cơ cấu kinh tế, thứ hai là tính chất phân phối thu nhập trong nước
Cơ cấu kinh tế trong nước quyết định nhu cầu của nó về hàng hóa, dịch vụ, mức thu nhập và tỷ lệ người có công ăn việc làm Những nhu cầu trên đây phụ thuộc vào quốc gia đó là nước chậm phát triển, nước đang phát triển hay nước công nghiệp phát triển Khả năng xuất khẩu của một nước cũng quyết định nhu cầu nhập khẩu của họ Đặc điểm thứ hai cần phải biết để bán được hàng là tính chất phân phối thu nhập trong nước bạn hàng Sự phân phối thu nhập chịu ảnh hưởng không chỉ của những đặc điểm kinh tế của đất nước mà cả của những đặc điểm của hệ thống chính trị Tính chất phân phối thu nhập làm cho một quốc gia nào đó có đặc điểm thu nhập của dân cư như sau:
• Có một số ít người giàu, thu nhập cao, còn lại đại đa số có mức thu nhập thấp
• Có mức thu nhập phần nhiều là thấp
• Có mức thu nhập phần nhiều là trung bình
Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải biết: tỷ giá hối đoái và sự biến động giá của nó; hệ thống ngân hàng của nước nhập khẩu, tình hình lạm phát của nước nhập khẩu; và cũng không thể bỏ qua cơ sở hạ tầng: hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao thông, khả năng giải phóng phương tiện các sân bay, bến cảng; hệ thống điện nước, năng lượng cung cấp cho kinh doanh; hệ thống kho tàng … Những đặc điểm trên có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng, chất lượng và cơ cấu hàng mua (nguồn:
- Môi trường pháp luật, chính trị:
Các quốc gia thường rất khác nhau về môi trường chính trị - pháp luật Để đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu, khi thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác ở một quốc gia nào đó, doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý tới các nhân tố sau:
• Thái độ của chính phủ đối với ngoại thương: bảo hộ mậu dịch hay mậu dịch tự do
• Sự ổn định chính trị của nước nhập khẩu
• Thỏa ước quốc tế mà quốc gia đó đã tham gia
• Những hạn chế về ngoại tệ
• Qui chế của chính phủ đối với các luật lệ, văn phòng đại diện và chi nhánh của công ty ở nước ngoài
• Các thủ tục hải quan, thuế hải quan, những qui định và các yếu tố ảnh hưởng đến buôn bán
• Giấy phép xuất nhập khẩu, hồi chuyển lợi tức, qui định về lương thực, thực phẩm, y tế, an toàn kiểm dịch cần phải đảm bảo
• Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản có liên quan
• Thuế gồm có: thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp …
• Hạn ngạch xuất nhập khẩu
• Luật pháp trong quảng cáo của từng nước, luật chống phá giá
- Môi trường cạnh tranh: có nhiều cách cạnh tranh trên thị trường quốc tế:
• Bằng sản phẩm: đưa ra sản phẩm chất lượng cao hơn, bao bì đẹp hơn
• Bằng giá: định giá thấp hơn đối thủ, bớt giá
• Bằng hệ thống phân phối: ưu đãi cho những thành viên trong kênh phân phối cao hơn đối thủ
• Bằng quảng cáo và khuyến mãi
• Dịch vụ sau bán hàng tốt hơn
• Phương thức chi trả thuận lợi hơn
Khi nghiên cứu cạnh tranh, cần xác định:
• Ai là đối thủ của mình
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ THANH LONG Ở
Nghiên cứu về thị trường tiêu thụ Thanh long ở bang California, Mỹ
Với mục đích hiểu rõ hơn về thị trường tiêu thụ Thanh long ở bang California,
Mỹ, tác giả thực hiện khảo sát tại thị trường này thông qua các yếu tố: thói quen tiêu dùng, chất lượng, giá cả, quảng cáo và tiếp thị, niềm tin và thái độ Bảng câu hỏi (phụ lục số 01, 02) được gửi đến người tiêu dùng qua email thông qua form Google Docs Thời điểm bắt đầu gửi bảng câu hỏi là ngày 18 tháng 4 năm 2012 và kết thúc nhận câu trả lời là vào ngày 30 tháng 5 năm 2012
Sau khi thống kê mẫu nghiên cứu thì nhận thấy trong 154 đáp viên trả lời có 67 nam chiếm tỷ lệ tương ứng là 43,5% và 87 nữ chiếm tỷ lệ là 56,5% (xem bảng 2.1)
Mặc dù hai tỷ lệ này không tương đồng nhưng thực tế nữ thường mua trái cây nhiều hơn nam nên điều này có thể chấp nhận được
Về sắc tộc, đáp viên thuộc người gốc Á chiếm đa số 124 người tương đương 80,52% tổng mẫu, còn lại là đáp viên người da trắng (Caucasian) gồm 16 người chiếm 10,39% tổng mẫu, người Tây Ban Nha- Bồ Đào Nha (Hispanics) gồm 3 người chiếm 1,95% tổng mẫu và người gốc Phi (African-American) gồm 11 người chiếm 7,14% tổng mẫu (xem bảng 2.2) Hiện nay, phần lớn người tiêu dùng Thanh long ở California là người Mỹ gốc Á trong đó nhiều nhất là người gốc Hoa nên đặc trưng của mẫu đại diện cho ý kiến người Mỹ gốc Á có thể xem là hợp lý
Bảng 2.1: Bảng thống kê giới tính mẫu nghiên cứu
Giới tính Tần suất Phần trăm
Bảng 2.2: Bảng thống kê sắc tộc mẫu nghiên cứu
Sắc tộc Tần suất Phần trăm
Da trắng (Caucasian) Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha (Hispanics) Người gốc Phi (African- American) Người gốc Á (Asian- American) Khác
Về cơ cấu tuổi, mẫu không có đáp viên dưới 18 tuổi, phần lớn là trên 36 tuổi gồm 59 người tương đương 38,31% tổng mẫu, kế đến là đáp viên 19- 25 tuổi gồm
50 người, chiếm 32,47% tổng mẫu, còn lại là đáp viên 26-35 tuổi gồm 45 người, chiếm 29,22% tổng mẫu (xem bảng 2.3) Thông thường, người lớn tuổi sẽ là người mua và ăn nhiều trái cây hơn người nhỏ tuổi Như vậy, đặc trưng tuổi của mẫu lớn hơn 18 tuổi có thể chấp nhận được
Bảng 2.3: Bảng thống kê độ tuổi mẫu nghiên cứu Độ tuổi Tần suất Phần trăm
Riêng về nghề nghiệp thì mẫu có phần lớn là nhân viên văn phòng chiếm 42,86% tổng mẫu (66 người), kế đến là sinh viên chiếm 24,03% tổng mẫu (37 người), còn nội trợ, cán bộ quản lý và nghề nghiệp khác lần lượt là 7,79%, 6,49% và 18,83% (xem bảng 2.4) Điều này có thể thấy mẫu bao quát được các thành phần nghề nghiệp trong xã hội
Bảng 2.4: Bảng thống kê nghề nghiệp mẫu nghiên cứu
Nghề nghiệp Tần suất Phần trăm
Sinh viên Công nhân Nhân viên văn phòng Nội trợ
Cán bộ quản lý/Doanh nhân Khác
Thông tin thu được từ bảng câu hỏi được tác giả xử lý bằng phần mềm SPSS
Các kết quả sẽ được đánh như sau (xem phụ lục 03):
- Thói quen tiêu dùng: được đánh giá rất thấp, Mean của các biến quan sát đều bé hơn 2,5 và nhỏ nhất là biến “Tôi thường ăn Thanh long” với Mean 2,1 và cao nhất là biến “Thanh long thích hợp với mọi người trong gia đình tôi” với Mean = 2,27 Như vậy, người tiêu dùng không có thói quen dùng Thanh long So sánh trị trung bình giữa nam và nữ thì thấy không có sự khác biệt nhau Riêng về độ tuổi thì trị trung bình của những người ở độ tuổi từ
26 tuổi trở lên cao hơn những người từ 19-25 tuổi ở cả 4 biến của “Thói quen tiêu dùng”
- Chất lượng: được đánh giá ở mức trung bình, riêng 2 biến quan sát “Hình dáng Thanh long đẹp” và “ Thanh long tốt cho sức khỏe” được đánh giá ở mức trung bình khá với Mean là 3,34 và 3,26 Như vậy, nhìn chung người tiêu dùng có nhận thức là Thanh long tốt cho sức khỏe Riêng về nữ thì có nhận thức này cao hơn nam (các trị trung bình của các biến của nữ đều lớn hơn nam) Về độ tuổi, những người có độ tuổi từ 26 tuổi trở lên đánh giá chất lượng Thanh long cao hơn những người có độ tuổi từ 19-25 tuổi
- Giá cả: được người tiêu dùng đánh giá ở mức rất cao với Mean thấp nhất là
3,86 và cao nhất là 4,11 So sánh trị trung bình giữa các biến giữa nam và nữ, và giữa các độ tuổi thì không có chênh lệch nhiều Như vậy, người tiêu dùng nhận xét giá Thanh long cao so với các loại trái cây khác (Mean =4,11) và nếu giá giảm thì họ sẽ mua Thanh long nhiều hơn (Mean = 4,05) Thực tế là giá Thanh long ở California, Mỹ rất cao 2 – 4 USD/pound trong khi các loại trái cây khác (được trồng ở Mỹ) thì rẻ hơn như trái cherry, táo, nho … chưa đến 1 USD/pound Có thể xem Thanh long là một loại trái cây “xa xỉ” ở Mỹ và những người có thu nhập cao mới dùng nó thường xuyên
- Người tiêu dùng đều đồng ý là chưa có chương trình quảng cáo và tiếp thị về Thanh long, mặc dù họ cũng biết về Thanh long qua truyền miệng, tạp chí và internet Điều này có thể gây cản trở cho việc tiếp cận của Thanh long đến mọi người tiêu dùng ở Mỹ
- Niềm tin và thái độ: thì có trị trung bình của 3 biến đầu tiên ở mức trung bình khá, biến NT_4 (Tôi hài lòng với loại Thanh long tôi đang dùng ) ở mức trung bình cũng là thấp nhất với Mean = 3,24 Riêng 2 biến NT_5 (Tôi sẽ tiếp tục dùng loại Thanh long tôi đang dùng) và biến NT_6 (Tôi sẽ giới thiệu bạn bè và người thân mua Thanh long) được đánh giá ở mức khá cao với Mean là 3,52 và 3,72 Còn biến NT_3 (Tôi thích ăn Thanh long) cho thấy sở thích của người tiêu dùng về Thanh long ở mức trung bình khá (Mean= 3,4) và nữ (Mean= 3,49) có vẻ thích ăn Thanh long nhiều hơn nam (Mean= 3,28) Ngoài ra, những người ở độ tuổi 26 trở lên có xu hướng thích ăn Thanh long nhiều hơn (Mean = 3,33 cho độ tuổi 26- 35 tuổi, 3,59 cho độ tuổi > 36 tuổi trong khi Mean của độ tuổi 19-25 tuổi chỉ là 3,24)
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ THANH LONG TẠI BANG CALIFORNIA, MỸ
Căn cứ đề xuất các giải pháp
Sau khi tổng hợp các phân tích từ chương 1 và chương 2, cùng với kết quả khảo sát tại thị trường California, Mỹ, tác giả đã tóm tắt các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của quá trình xuất khẩu Thanh long sang California, Mỹ, làm cơ sở đề ra các giải pháp
Bảng 3.1: Ma trận SWOT xuất khẩu Thanh long sang California, Mỹ Đ i ể m m ạ nh (Strengths-S) Đ i ể m y ế u (Weaknesses –W)
S1: Điều kiện thiên nhiên ưu đãi
S2: Trái Thanh long đẹp, giàu dinh dưỡng
S3: Năng lực sản xuất dồi dào
S4: Có sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước
S5: Năng lực các doanh nghiệp xuất khẩu
W1: Có ít các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh long sang Mỹ có năng lực và kinh nghiệm
W2: Cạnh tranh về giá không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu
W3: Chi phí chiếu xạ cao
W4: Chi phí vận chuyển cao
W5: Chi phí trồng Thanh long theo tiêu chuẩn của Mỹ còn cao
W6: Khâu thu hoạch, đóng gói và bảo quản còn kém
W7: Chất lượng trái Thanh long còn kém, chưa đồng bộ
W8: Chưa đang ký bảo hộ thương hiệu
O1: Thị trường California, Mỹ rất rộng lớn và đầy tiềm năng
O2: Nhu cầu tiêu thụ Thanh long ở thị trường này rất lớn
O3: Sự hỗ trợ từ phía Mỹ
O4: Quan hệ thương mại Việt – Mỹ ngày càng được cải thiện
O5: Người Châu Á, đặc biệt là Việt kiều tập trung nhiều tại bang này
O6: Xu hướng ăn kiêng ngày càng phổ biến ở
O7: Người tiêu dùng có nhận thức là Thanh long tốt cho sức khỏe
O8: Những người tiêu dùng có độ tuổi từ 26 tuổi trở lên thích tiêu dùng Thanh long hơn
T1: Thói quen tiêu dùng Thanh long ở bang California còn thấp
T2: Giá Thanh long cao ở California
T3: Chưa có chương trình quảng cáo và tiếp thị tại California
T4: Sự cạnh tranh của các loại trái cây khác tại California, Mỹ
T5: Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm của Mỹ rất khắt khe
T6: Mỹ chưa công bố rõ ràng tiêu chuẩn
Thanh long đạt chất lượng (chưa công bố về chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật –MRL)
S1 S2 S3 S4 + O1, O2, O3, O4: giải pháp xúc tiến thương mại
S5 + O5, O6, O7, O8: giải pháp xây dựng chương trình quảng cáo và tiếp thị
W3, W4, W5, W6, W7 + O5, O6, O7, O8: giải pháp nâng cao chất lượng, giảm chi phí
W8 + O3, O4: giải pháp xây dựng thương hiệu W1, W2 + T3, T4, T5, T6: giải pháp tổ chức
W2, W3, W4, W5, W6, W7 + T1, T2, T4: giải pháp nâng cao chất lượng, giảm chi phí
W8 + T4: giải pháp xúc tiến thương mại
S1, S2, S3, S5 + T1, T3, T4, : giải pháp xây dựng chương trình quảng cáo và tiếp thị
Như vậy, sau khi thực hiện phân tích SWOT, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu 3 nhóm giải pháp chính:
- Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng, giảm chi phí
- Nhóm giải pháp xúc tiến thương mại
- Nhóm giải pháp tổ chức