Giới thiệu
Đặt vấn đề
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nông nghiệp là nền móng và vẫn giữa vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Theo số liệu Tổng cục thống kê, dân số khu vực nông thôn năm 2016 là 60,64 triệu người, chiếm 65,4% dân số cả nước, lực lượng lao động trên 15 tuổi đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 22,5 triệu người, chiếm 42,2% tổng số lao động Tuy nhiên, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 16,32% cơ cấu kinh tế năm 2016
Các số liệu cho thấy nguồn lao động cho ngành nông nghiệp dồi dào nhưng đóng góp của ngành nông nghiệp vào cơ cấu kinh tế thì quá ít, phải chăng những biện pháp phát triển khu vực nông thôn nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng còn hạn chế?
Hiện nay, một công cụ hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế ở nông thôn là chương trình tín dụng nông thôn Nghiên cứu của Diagne (1999) cho thấy rằng tiếp cận tín dụng ảnh hưởng đến phúc lợi hộ gia đình thông qua hai kênh chính Thứ nhất, nó làm giảm bớt khó khăn về vốn đối với các hộ làm nông nghiệp Điều này có thể cải thiện đáng kể khả năng mua sắm nông nghiệp của các hộ gia đình, đồng thời giảm chi phí cơ hội cho các tài sản thâm dụng vốn, khuyến khích công nghệ tiết kiệm lao động và nâng cao năng suất lao động Thứ hai, tiếp cận tín dụng làm tăng khả năng chịu rủi ro của các hộ gia đình, thay đổi các chiến lược đối phó rủi ro Các hộ gia đình có tiếp cận tín dụng có thể sẵn sàng theo đuổi các công nghệ giảm nguy cơ rủi ro và thực hiện các dự án hiệu quả hơn Tuy nhiên, khoảng 90% người dân ở các nước đang phát triển khó tiếp cận dịch vụ tín dụng (Robinson, 2001) vì không đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức tín dụng, hoặc tự cảm thấy không đủ khả năng vay vốn Hơn nữa, khi được tiếp cận tín dụng, không phải ai cũng thỏa mãn với số tiền vay nhận được do nhiều trường hợp hạn chế tín dụng xảy ra – số tiền nhận được thấp hơn nhu cầu vay
Hạn chế tín dụng quy định bởi các nguyên tắc của tổ chức tín dụng về tiêu chuẩn đối với người vay, quy định này hình thành dựa trên các quy chế nhà nước về tỷ lệ nợ xấu, lãi suất vay nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ Nhận thấy cần phải nghiên cứu về tình trạng tín dụng nông thôn, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và hạn chế tín dụng của hộ gia đình nông thôn Vi ệt Nam” để làm đề tài luận văn Trong bài này, tác giả nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ khu vực nông thôn Việt Nam, đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất hạn chế tín dụng từ tổ chức tín dụng đối với các hộ từ các khi tiếp cận tín dụng, từ đó gợi ra một số ý kiến nhằm phát triển hoạt động tín dụng nông thôn cũng như phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung phân tích khía cạnh tín dụng nông thôn với các mục tiêu cụ thể sau:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình khu vực nông thôn Việt Nam
- Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hạn chế tín dụng khi hộ gia đình khu vực nông thôn Việt Nam tiếp cận tín dụng
- Các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất hạn chế tín dụng khi hộ gia đình khu vực nông thôn Việt Nam tiếp cận tín dụng.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam (VARHS) năm 2014 do sự kết hợp của các Viện và cơ quan nghiên cứu thực hiện Trong điều tra năm 2014, có 12 tỉnh thành trải dài từ bắc tới nam Việt Nam làm đại diện cho số liệu cả nước gồm: Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Lâm Đồng, Hà Tây, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đăk Lăk, Đăk Nông và Long An với 3648 hộ gia đình
Tuy nhiên, để phù hợp với mô hình, tác giả sau khi lọc lại dữ liệu chỉ sử dụng
3260 quan sát để chạy mô hình.
Cấu trúc luận văn
Bài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tình hình tín dụng nông thôn Việt Nam, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Đưa ra một số cơ sở lý luận cho nghiên cứu này
Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu được áp dụng;
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận nghiên cứu, một số hạn chế của nghiên cứu và hàm ý chính sách mà tác giả đề xuất.
Cơ sở lý thuyết và kết quả các nghiên cứu trước
Lược khảo lý thuyết
2.1.1 Tín dụng nông thôn Định nghĩa:
Tín dụng nông thôn là phần hỗ trợ nguồn vốn của các tổ chức tín dụng cho các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở vùng nông thôn (Pham, 2013) Tại Việt Nam, hoạt động của tín dụng nông thôn được coi là mục tiêu chung của quốc gia trong phát triển kinh tế và đời sống Đặc điểm của tín dụng nông thôn:
Theo Klein và cộng sự (1999), tín dụng nông thôn có các đặc điểm sau:
Chi phí giao dịch cao: Khoảng cách địa lý giữa tổ chức tín dụng và khu vực nông thôn xa nhau, thậm chí một số khu vực có sở hạ tầng kém phát triển, ảnh hưởng đến việc đi lại và trao đổi thông tin, do đó, việc giao dịch giữa tổ chức tín dụng và người vay sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí hơn Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ
Rủi ro cao: Một đặc điểm khác của thị trường tín dụng nông thôn là rủi ro cao
Rủi ro cao bắt nguồn thì các hoạt động cho vay vùng sản xuất nông nghiệp Hoạt động nông nghiệp thường bị ảnh hưởng bởi thời tiết và khí hậu bất lợi, trong khi đó, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp thấp, nếu điều kiện tự nhiên bất lợi sẽ làm nguồn lợi nông nghiệp giảm đáng kể Khi đó, khả năng vỡ nợ cao do không thanh toán được khoản vay Để giảm rủi ro, tổ chức tín dụng cung cấp khoản vay kèm theo yêu cầu thế chấp tài sản
Lợi nhuận thấp: Sinh lợi kỳ vọng của ngành nông nghiệp tương đối thấp, đa số hộ dân lấy công làm lời Hơn nữa, đa số giá sản phẩm nông nghiệp bị ép giá nếu cung tăng, do đó, hộ gia đình thường trong tình huống bị động khi quyết định giá của họ Do đó, các khoản vay cho hoạt động nông nghiệp có lợi nhuận thấp hơn so với các ngành công nghiệp, dịch vụ
Vai trò của tín dụng nông thôn:
Tín dụng nông thôn giúp tăng khả năng tài chính cho những hộ có nguồn vốn hạn chế trong việc mua nguyên liệu đầu vào và đầu tư hiệu quả Hơn nữa, nhờ đủ nguồn vốn, hộ gia đình có thể mua thêm máy móc, thiết bị, cập nhật và học hỏi công nghệ, đây là chìa khóa giúp tăng năng suất lao động và giảm rủi ro trong sản xuất (Rosenzweig và Bingswanger, 1993)
Ngoài ra, cung cấp tín dụng mang lại hiệu quả trong phân bổ nguồn lực về tài chính Các hộ gia đình nông thôn và các doanh nghiệp có nhiều khác biệt trong việc tiết kiệm, đầu tư và lựa chọn các cơ hội khác nhau ở bất kỳ thời điểm cụ thể nào Vì vậy, có những trường hợp một số hộ gia đình hoặc doanh nghiệp trong tình trạng dư thừa nguồn vốn trong khi số khác có thể thiếu nguồn vốn Do thiếu thông tin, không ai biết được người nào có nguồn tiết kiệm và người nào cần vay, để giải quyết vấn đề này, tổ chức trung gian tài chính thành lập với vai trò cầu nối giữa hai bên, giúp thu hẹp khoảng cách giữa người tiết kiệm và người vay, đồng thời phân bổ lại nguồn vốn trong xã hội hiệu quả
Hoạt động tín dụng ở khu vực nông thôn Việt Nam:
Các tổ chức tín dụng hoạt động dựa trên quy mô, đối tượng cho vay khác nhau, chịu sự quản lý của nhà nước hoặc không chịu sự quản lý của nhà nước Theo nghiên cứu của Pham (2013) về thị trường tín dụng nông thôn, có thể chia thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam thành hai nhóm chính: tín dụng chính thức và phi chính thức, hai hình thức tín dụng này hoạt động xen kẽ và hỗ trợ cho nhau
Tín dụng chính thức: Hoạt động dưới sự quản lý của Ngân hàng nhà nước Các tổ chức tín dụng chính thức thường yêu cầu tài sản thế chấp cho những khoản vay của các đối tượng vay vốn như: người thuê nhà, người lao động có thu nhập từ lương, hộ sản xuất nhỏ và các doanh nghiệp nông thôn quy mô nhỏ Trong khu vực các tổ chức tín dụng chính thức, đứng đầu và chiếm vai trò chính là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (VBARD), lãi suất của VBARD được xác định theo khung lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) VBARD có các chi nhánh đến cấp huyện và rất ít đến cấp xã, do đó, nguồn vốn đến khu vực nông thôn còn hạn chế
Tín dụng phi chính thức: các khoản vay từ nguồn tín dụng phi chính thức thường không yêu cầu tài sản thế chấp, gồm các khoản vay mượn từ người thân, bạn bè và hàng xóm, các khoản tín dụng xoay vòng “hụi”, và khoản vay từ người cho vay
Một hình thức tín dụng phi chính thức được hình thành gần đây trong đó tín dụng được cấp bởi thương nhân địa phương hoặc các nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp Hình thức tín dụng này dần trở thành một bộ phận quan trọng của tín dụng phi chính thức Lợi thế của tín dụng phi chính thức: gần gũi với hộ gia đình, có thể tiếp cận bất cứ lúc nào, khu vực hoạt động linh động, quy trình nhanh mà không cần tài sản thế chấp, trả nợ linh động và chi phí giao dịch thấp Do đó, những hộ không có tài sản thế chấp và cần khoản vay nhỏ thường tiếp cận nguồn tín dụng phi chính thức
Cung tín dụng chính thức ở nông thôn được thực hiện thông qua hình thức cho vay cá nhân và thông qua các chương trình tín dụng vi mô Kênh tín dụng này được cho là cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận tín dụng của hộ Tuy nhiên, do thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng, cơ chế sàng lọc trong thị thường tín dụng chính thức đã loại trừ một số người nghèo không đủ điều kiện vay vốn ra khỏi thị trường Ở Việt Nam, Pham và Izumida (2002) chỉ ra rằng hơn 30% hộ nông dân không thể vay từ người cho vay chính thức Khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức bị hạn chế dẫn đến các hộ gia đình này phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn tín dụng phi chính thức Tuy cùng tồn tại song song trong thị trường tín dụng nông thôn, hai phương thức cho vay chính thức và phi chính thức sử dụng các chiến lược sàng lọc khác nhau để tránh lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức trong quá trình cho vay của họ Trong đó, các tổ chức tín dụng chính thức đánh giá rủi ro tín dụng dựa trên yếu tố lãi suất và lịch sử trả nợ của người vay Trong khi đó, người cho vay phi chính thức đánh giá rủi ro tín dụng dựa trên đặc điểm của hộ đi vay, đặc biệt là mối quan hệ cá nhân giữa người cho vay và người đi vay
2.1.2 Thông tin bất cân xứng
Lý thuyết chính của thông tin bất cân xứng trong thị trường tín dụng nông thôn bắt nguồn từ nghiên cứu của Hoff & Stiglitz (1990)
Quan điểm về thị trường tín dụng làm tiền đề cho Stiglitz (1990):
Thứ nhất, mỗi người vay có khả năng trả nợ khác nhau, do đó người cho vay phải tốn rất nhiều chi phí để xác định mức độ rủi ro của từng người vay (Thông tin bất cân xứng – imperfect information) Đây được gọi là vấn đề thanh lọc – screening (Hoff và Stiglitz 1990) Để khắc phục vấn đề thiếu thông tin ban đầu, người cho vay mất nhiều thời gian và nguồn lực để sàng lọc đối tượng vay vốn khi không có sẵn dữ liệu thông tin tín dụng, thậm chí khi có được thông tin tín dụng thì chưa chắc tin cậy được do nguồn thông tin sai lệch nhiều
Thứ hai, người cấp tín dụng sẽ tốn chi phí để xác định coi người đi vay có sử dụng khoản vay đúng mục đích hay không Khi không thực hiện đúng cam kết về mục đích vay, người vay có thể sử dụng vốn không hợp pháp, dẫn đến nguồn trả nợ không đảm bảo như ban đầu thỏa thuận Do đó, người cấp tín dụng cần theo dõi và khuyến khích người vay thực hiện đúng theo cam kết ban đầu Đây là vấn đề khuyến khích – incentive problem
Thứ ba, sau khi nhận được nguồn vốn, người cấp tín dụng sẽ khó bắt buộc người vay trả nợ theo cam kết hợp đồng ban đầu Trường hợp sai phạm hợp đồng có thể xuất phát do biến cố cuộc sống, gây khó khăn trả nợ hoặc nhận thức kém của người vay, người vay ỷ y cho rằng việc chậm trễ thanh toán không gây khó khăn khi vay vốn trong tương lai Do đó, người cấp tín dụng phải có những biện pháp tạo ra động lực cho người đi vay thực hiện đúng các cam kết Đây là vấn đề thực thi – emforcement problem
Với ba vấn đề trên, tổ chức cấp tín dụng sẽ cân nhắc cho vay dựa trên các đặc điểm của người cho vay để hạn chế tối đa rủi ro khi cho vay và các chi phí phát sinh khi xảy ra các vấn đề nêu trên
Nghiên cứu thực nghiệm liên quan
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tín dụng Đặc điểm cá nhân của chủ hộ và hộ gia đình được kỳ vọng có ý nghĩa quan trọng đối với nhu cầu tín dụng Các đặc điểm cá nhân của chủ hộ tác động quan trọng đến nhu cầu tín dụng bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn Các đặc điểm hộ gia đình gồm: số thành viên trong hộ, tỷ lệ phụ thuộc, thu nhập hộ, khoảng cách từ hộ đến nơi vay
Tuổi chủ hộ: Theo giả thuyết chu kỳ cuộc sống, những cá nhân trẻ và năng động với tham vọng kiếm được thu nhập cao hơn, họ thường tích cực hơn trong việc tiết kiệm để tích lũy tài sản Vì vậy, người trẻ có thể có xu hướng tiết kiệm và vay nhiều hơn cho đầu tư trong khi người già có thể ít có xu hướng tiết kiệm và vay mượn
Ngoài ra, người trẻ có thể có xu hướng đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp,
Nộp hồ sơ vay vốn
Lý do không nộp hồ sơ Được cấp theo nhu cầu vay
Các trường hợp hạn chế tín dụng có có có không không không
Hạn chế cấp tín dụng một phần Không đủ điều kiện vay đòi hỏi phải có vốn lớn và rủi ro cao, trong khi người già và về hưu sẽ có xu hướng đầu tư vào các hoạt động nông nghiệp với vốn nhỏ Do đó, nhu cầu về tín dụng dự kiến sẽ thay đổi cùng chiều theo độ tuổi, nghiên cứu của Mikkel & Finn (2003) cũng đem lại kết quả tương tự Tuy nhiên, Okurut và cộng sự (2005) và Zeller (1994) có kết quả ngược lại, nghiên cứu cho thấy người già với mạng lưới xã hội rộng lớn và vốn xã hội nhiều, họ có xu hướng vay mượn nhiều hơn người trẻ
Giới tính chủ hộ: Nam giới và nữ giới tham gia vào các hoạt động kinh tế khác nhau, do đó, nhu cầu tín dụng đến các hoạt động kinh tế là khác nhau Nữ giới chủ yếu tập trung vào các hoạt động nông nghiệp và công việc nhà, trong khi nam giới thực hiện các hoạt động có thu nhập cao cho gia đình (Ilahi, 2001a, 2001b) Việc phân chia công việc cũng do ảnh hưởng của phân biệt quyền lực trong gia đình Do đó, nhu cầu về tín dụng dự kiến sẽ khác nhau theo giới tính
Trình độ học vấn chủ hộ: đặc điểm về trình độ học vấn tác động tích cực đến nhu cầu tín dụng của hộ Những người có trình độ học vấn cao luôn chủ động tham gia các hoạt động mang lại lợi nhuận cao, họ sử dụng các kiến thức của mình để kinh doanh dự án lớn, do đó nhu cầu tín dụng sẽ tăng lên cùng với trình độ giáo dục (Mpuga, 2008; Okurut, 2005)
Thu nhập hộ: đây là yếu tố quan trọng quyết định nhu cầu tín dụng Thu nhập thấp dẫn đến hộ gia đình tiết kiệm ít và nhu cầu tín dụng thấp do họ cảm thấy không đủ khả năng trả nợ Với thu nhập cao hơn, hộ gia đình có thể tiết kiệm được nhiều hơn và có nhiều tài sản hơn, có thể dùng làm tài sản thế chấp để vay Điều này hàm ý rằng ở mức thu nhập cao hơn, hộ gia đình có nhu cầu vay thường xuyên hơn và với số tiền lớn hơn (Mpuga, 2008)
Số thành viên trong hộ: theo nghiên cứu của Sai Tang (2010), số thành viên trong hộ có tác động cùng chiều với nhu cầu vay vốn của hộ Nguyên nhân là do hộ với nhiều thành viên hơn, chi tiêu cho hộ lớn, các khoản đầu tư lớn như mua tích lũy tài sản cao hơn, ngoài ra, nếu số thành viên đang trong độ tuổi đi học thì nhu cầu vay vay vốn cũng cao hơn Kết quả cũng tương tự đối với nghiên cứu của Ranjula (2002), khi phân tích về nhu cầu tín dụng của các hộ nông dân ở Ấn Độ, tác giả cũng thấy mối quan hệ cùng chiều giữa số thành viên trong hộ và nhu cầu vay vốn
Tỷ lệ phụ thuộc: Cơ cấu lao động của hộ gia đình có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng Ví dụ, số thành viên trong độ tuổi lao động nhiều thường có quan hệ cùng chiều với số tiền vay mượn (Barslund và Tarp, 2008) Cụ thể, những hộ có nhiều thành viên trong độ tuổi lao động ngoài việc tăng vốn để mở rộng sản xuất, họ còn vay vốn nhiều để chi trả các khoản chi tiêu trong gia đình (Pham và Izumida, 2002)
Do đó, những hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao thường có nhu cầu vay vốn thấp hơn những hộ có tỷ lệ phụ thuộc thấp Trong khi nghiên cứu của Okurut (2005) không thấy mối liên hệ giữa tỷ lệ phụ thuộc và nhu cầu vay vốn Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Thu Hằng (2015) về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ nông dân Việt Nam cho thấy các biến về tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, số thành viên hộ, thu nhập của hộ đều ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng cung tín dụng
Cung tín dụng trong thị trường tín dụng là việc cung cấp tín dụng của bên cho vay, thể hiện qua nguyên tắc hạn chế tín dụng của các tổ chức tín dụng Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hạn chế tín dụng gồm đặc điểm nhân khẩu học hộ gia đình (tỷ lệ phụ thuộc, thu nhập), đặc điểm chủ hộ (trình độ giáo dục, giới tính) và tài sản thế chấp Tổ chức tín dụng và mục đích vay vốn cũng ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng của hộ gia đình
Trình độ giáo dục: người có kết quả tốt về giáo dục thường có kiến thức áp dụng các kỹ thuật mới làm tăng năng suất, điều đó dẫn đến khả năng trả nợ tốt Do đó khả năng hạn chế tín dụng thấp, kết quả nghiên cứu của tìm ra tác động ngược chiều giữa trình độ giáo dục và hạn chế tín dụng, tức là người có trình độ học vấn cao có khả năng hạn chế tín dụng thấp hơn (Barslund và Tarp, 2008; Pham và Izumida,
2002) Tuy nhiên, nghiên cứu của Zeller (1994) có kết quả ngược lại, cho rằng hộ sẽ bị hạn chế tín dụng khi số năm đi học càng cao
Giới tính chủ hộ: Okurut (2005) cho thấy kết quả giới tính người vay có ảnh hưởng đáng kể đến hạn chế tín dụng Nữ giới có xu hướng làm những công việc chăm sóc gia đình hơn là các hoạt động tạo thu nhập, do đó, khả năng hạn chế tín dụng khi nữ vay vốn sẽ cao Nghiên cứu của Chaudhuri và Cherical (2011) có kết quả ngược lại, nam giới có nhiều khả năng bị hạn chế tín dụng cao hơn
Quy mô hộ gia đình, tỷ lệ phụ thuộc, số thành viên lao động là những yếu tố quan trọng trong quyết định cho vay tín dụng của người cho vay Các hộ gia đình có quy mô gia đình lớn hơn có khuynh hướng bị hạn chế tín dụng (Chaudhuri và Cherical, 2011) Tỷ lệ phụ thuộc cao hơn có thể dẫn đến xác suất hạn chế tín dụng cao hơn (Pham và Izumida, 2002), điều này là hợp lý vì tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì gánh nặng kinh tế cao, do đó khả năng trả nợ thấp
Thu nhập: chỉ số kinh tế về thu nhập có ảnh hưởng đáng kể đến các ràng buộc tín dụng trong những nghiên cứu trước đây (Foltz, 2004) Thu nhập hộ gia đình càng cao thì khoản vay của hộ bị hạn chế càng thấp, điều này là hợp lý vì thu nhập phản ánh chính xác nhất khả năng trả nợ của hộ
Tài sản thế chấp: đóng vai trò quan trọng trong thị trường tín dụng nông thôn
Tài sản thế chấp được xem như một vật thể làm tin của người vay, người đi vay thường sẵn sàng đảm bảo khoản vay bằng tài sản có giá trị cao khi vay tiền thực hiện dự án có rủi ro thấp, vì người vay không muốn mất tài sản nên họ đã tính toán rủi ro hợp lý, đảm bảo thanh toán đúng hạn Đất đai là tài sản thế chấp thông thường được sử dụng trong thị trường tín dụng, đất đai đã được xác nhận là một nhân tố quan trọng của xác suất hạn chế tín dụng trong các nghiên cứu khác nhau Do đó, hạn chế tín dụng sẽ xảy ra trong trường hợp thiếu tài sản thế chấp (Bester, 1987) Nghiên cứu của Foltz (2004) cũng đem lại kết quả tương tự, cho rằng các hộ gia đình có quyền sở hữu đất càng nhiều thì ít bị hạn chế tín dụng Tuy nhiên, diện tích đất đai và quyền sử dụng đất ở Việt Nam đều có tác động không đáng kể đến quyết định của ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng (Barslund và Tarp, 2008, Phạm và Izumida, 2002)
Phương pháp nghiên cứu
Khung phân tích
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Khung phân tích mô tả bao quát các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và hạn chế tín dụng mà bài nghiên cứu tập trung xem xét Cụ thể, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ bao gồm: các nhân tố nhân khẩu học của chủ hộ: tuổi, giới tính, học vấn và các đặc điểm của hộ như: số thành viên, tỷ lệ phụ thuộc, thu nhập và khoảng cách đến nơi vay vốn Ngoài ra, khung phân tích cũng sơ đồ hóa các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ và xác suất hạn chế tín dụng gồm các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng (trừ số thành viên trong hộ), giá trị tài sản thế chấp, nhu cầu vay, các mục đích vay, tổ chức tín dụng
Số thành viên trong hộ Tuổi chủ hộ Thu nhập hộ Trình độ học vấn chủ hộ
Tỷ lệ phụ thuộc Giới tính chủ hộ Khoảng cách đến nơi vay Giá trị tài sản thế chấp Mục đích vay sản xuất Mục đích vay tiêu dùng Mục đích vay đầu tư
Mô hình phân tích
Nghiên cứu sử dụng lý thuyết của Heckman (1979) để giải quyết vấn đề lệch do chọn mẫu Lệch do chọn mẫu ở đây là do chỉ sử dụng dữ liệu những hộ tham gia tín dụng để chạy hồi quy và sử dụng kết quả để mô tả toàn bộ mẫu (cả tham gia tín dụng và không tham gia tín dụng )
Hình 3.2: Phân bố mẫu dữ liệu
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ dữ liệu VARHS -2014
Hình 3.2 mô tả vấn đề lệch do chọn mẫu Trong đó, dữ liệu quan sát có thông tin về các biến liên quan đến khả năng tiếp cận tín dụng chỉ có ở 1183 quan sát Trong khi đó có 2077 quan sát không tiếp cận tín dụng, đây là những mẫu không quan sát được, không có dữ liệu để xử lý Vì vậy, khi ước lượng khả năng tiếp cận tín dụng của hộ, chỉ có 1183 quan sát được đưa vào mô hình và sau đó, kết quả ước lượng của
1183 quan sát sẽ giải thích kết quả của 3260 quan sát => hiện tượng lệch do chọn mẫu Mô hình Heckman sẽ giải quyết vấn đề này
Không tiếp cận tín dụng
Hạn chế tín dụng một phần
Không hạn chế tín dụng một phần
(338 quan sát) Đã từng bị hạn chế tín dụng
Chưa từng bị hạn chế tín dụng
Quan sát được Không quan sát được
Nghiên cứu sử dụng mô hình Heckman hai giai đoạn để phân tích kết quả về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và mức độ hạn chế tín dụng
Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng thêm mô hình Heckprob (cải tiến từ Heckman) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất hạn chế tín dụng
Mô hình Heckman hai giai đoạn: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng và mức độ hạn chế tín dụng
Nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình Heckman hai giai đoạn (1979), trong đó biến phụ thuộc trong phương trình kết quả mang giá trị liên tục và biến phụ thuộc của phương trình lựa chọn mẫu là biến nhị phân
Xem xét một mẫu ngẫu nhiên gồm I quan sát, phương trình hạn chế tín dụng của mỗi hộ gia đình i sẽ là:
𝑌 2𝑖 = 𝑋 2𝑖 𝛽 2 + 𝑢 2𝑖 (1b) => phương trình chọn mẫu i = 1,2,…,I: số hộ trong mẫu
(1a) Phương trình phản ánh mức độ hạn chế tín dụng của hộ gia đình
Y 1i : biến liên tục, được xác định bằng 1 - tỷ lệ giữa khoản vay nhận được và nhu cầu vay ban đầu Nếu Y1i có giá trị nhỏ hơn 0 thì hộ xảy ra trường hợp hạn chế tín dụng, và Y1i có giá trị bằng 0 thì hộ đó không bị hạn chế tín dụng
X 1i : vector các biến ngoại sinh về các đặc điểm ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng, gồm các nhóm biến đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm tài sản thế chấp của hộ và đặc điểm khoản vay u 1i : sai số mô hình
(2a) Phương trình phản ánh khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình
Y 2i : biến nhị phân Y 2i = 1 nếu hộ tiếp cận tín dụng (khoản vay nhận được > 0) và Y 2i
= 0 nếu không tiếp cận tín dụng (khoản vay nhận được = 0)
X 2i : vector các biến mô tả khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình, bao gồm nhóm biến đặc điểm hộ gia đình và đặc điểm tài sản của hộ u 2i : sai số mô hình
Giả định chung của 2 mô hình (1a) và (2a):
- Hai sai số của 2 mô hình có giá trị trung bình bằng không, phương sai không thay đổi và giữa chúng có mối tương quan thể hiện bằng chỉ số ρu1u2
- u1 và u2 không có mối quan hệ với X 1i và X 2i
Hàm hồi quy hạn chế tín dụng với mẫu ngẫu nhiên tổng thể cho phương trình (1a) có thể được viết lại thành:
𝐸(𝑌 1𝑖 │𝑋 1𝑖 ) = 𝑋 1𝑖 𝛽 1 (𝑖 = 1,2, … , 𝐼) Hàm hồi quy cho mẫu lựa chọn:
Ta có thể suy ra:
𝐸(𝑌 1𝑖 │𝑋 1𝑖 , 𝑌 2𝑖 ∗ > 0) = 𝑋 1𝑖 𝛽 1 + 𝐸(𝑢 1𝑖 │𝑌 2𝑖 ∗ > 0) i = 1, ,I, trong đó chỉ lấy giá trị Y 1i và X 1i trong mẫu với điều kiện 𝑌 2𝑖 ∗ > 0 (hộ được tiếp cận tín dụng năm 2014)
Nếu kỳ vọng một giá trị u 1i = 0 thì phương trình hồi quy cho mẫu lựa chọn có giá trị giống phương trình hồi quy mẫu tổng thể, có nghĩa là ta có thể ước lượng được
𝛽 1 bằng phương pháp bình phương tối thiểu OLS khi sử dụng mẫu lựa chọn để làm kết quả cho mẫu tổng thể Tuy nhiên, thực tế u 1i ≠ 0 do nguyên tắc chọn mẫu dựa trên dữ liệu sẵn có thường có nhiều ảnh hưởng đến kết quả Giả sử dữ liệu sẵn có của Y1i khi 𝑌 2𝑖 ∗ > 0 trong khi đó Y1i không có quan sát nào nếu 𝑌 2𝑖 ∗ = 0, điều này dẫn đến u 1i sẽ không đạt giá trị 0 như kỳ vọng, thay vào đó, u 1i sẽ đạt tại ngưỡng:
Mô hình hồi quy với mẫu lựa chọn và u 1i ≠ 0 như sau:
Mô hình thể hiện 2 biến độc lập là 𝑋 1𝑖 và 𝑋 2𝑖 Trong đó ước lượng các tham số trong phương trình (1a) phù hợp với phương trình (2), vì vậy vấn đề lệch do chọn mẫu được xác định khi bỏ một số quan sát
Một giả định quan trọng khác của mô hình là hệ quả cách chọn mẫu ngẫu nhiên Theo đó, mật độ chung của u 1 , u 2i là h(u 1i ,, u 2i ) Giả định này được phát triển như sau:
1 − Ф(𝑍 𝑖 )= 𝜙(𝑍 𝑖 ) Ф (−𝑍 𝑖 ) Trong đó ϕ và Ф thể hiện mật độ và hàm phân phối cho biến phân phối chuẩn, và
√𝜎22 λ i là nghịch đảo của tỷ lệ Mill, đây là tỷ lệ của hàm mật độ xác suất và hàm phân phối tích lũy
Mô hình hồi quy có điều kiện chọn mẫu được biểu diễn như sau:
√𝜎 22 𝜆 𝑖 Hồi quy mẫu có điều kiện có thể được xử lý giống như biến bỏ qua, cụ thể là loại bỏ tác động của 𝜎 22
𝜆 𝑖 đến biến phụ thuộc trong hồi quy Nếu không loại bỏ tác động này, kết quả hồi quy sẽ bị chệch đáng kể Để loại bỏ λ i , Heckman triển khai phương trình như sau:
Thay 𝜆 𝑖 vào mô hình hồi quy :
Nếu biết 𝑍 𝑖 và sau đó có giá trị 𝜆 𝑖 ta sẽ có phương trình hồi quy sau:
Nếu biết giá trị 𝑍 𝑖 và 𝜆 𝑖 , ta có thể thêm 𝜆 𝑖 như một biến trong mô hình hồi quy trong phương trình Y 1i , Y 2i và ước tính phương trình đó bằng phương pháp bình phương tối thiểu OLS Tuy nhiên, khó có thể biết được giá trị 𝜆 𝑖 , Heckman (1979) đề xuất các bước tính λ i như sau:
Bước 1: ước lượng các hệ số hồi quy β 2 trong phương trình 𝑌 2𝑖 = 𝑋 2𝑖 𝛽 2 +
𝑢 2𝑖 , 𝑌 2𝑖 = 1 khi 𝑌 2𝑖 ∗ > 0 và 𝑌 2𝑖 = 0 khi 𝑌 2𝑖 ∗ = 0 bằng hồi quy probit
Bước 2: từ hệ số β 2 , tiếp tục ước lượng Z i và 𝜆 𝑖 , sau đó ước lượng λ̂ i
Bước 3: ước lượng β 1 và σ 12 từ các hệ số đã tính Áp dụng mô hình hồi quy Heckman hai giai đoạn vào nghiên cứu
Giai đoạn 1: Hồi quy Probit tính xác suất khả năng tiếp cận tín dụng
= β 1 Số thành viên trong hộ + β 2 Tỷ lệ phụ thuộc + β 3 Thu nhập hộ + β 4 Tuổi chủ hộ + β 5 Giới tính chủ hộ + β 6 Trình độ giáo dục của chủ hộ + u 2
Đo lường biến số
- stv: biến rời rạc về tổng số thành viên trong hộ
- phuthuoc: tỷ lệ số thành viên phụ thuộc trong hộ (tỷ lệ số thành viên dưới 18 tuổi và trên 70 tuổi trong tổng số thành viên trong hộ), đơn vị tính: %
- giaoduc1: biến giả bằng 1 nếu trình độ học vấn chủ hộ là không bằng cấp Biến có giá trị bằng 0 trong các trường hợp còn lại
- giaoduc2: biến giả bằng 1 nếu chủ hộ đạt được bằng cấp cao nhất là một trong các trường hợp: Dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề dài hạn, trung học chuyên nghiệp => nhóm những người có trình độ giáo dục cơ bản Biến có giá trị bằng 0 trong các trường hợp còn lại
- giaoduc3: biến giả bằng 1 nếu chủ hộ đạt được bằng cấp cao nhất là một trong các trường hợp: Cao đẳng, đại học, thạc sỹ => nhóm những người có giáo dục cao
Biến có giá trị bằng 0 trong các trường hợp còn lại
- tuoi: biến rời rạc về tuổi của chủ hộ
- gioitinh: biến giả bằng 1 nếu chủ hộ là nam và bằng 0 nếu chủ hộ là nữ
- thunhap: biến liên tục thu nhập của hộ tính bằng triệu đồng
- giatrithechap: biến liên tục giá trị tài sản thế chấp để vay vốn tính bằng triệu đồng
- sanxuat: biến nhị phân, nếu vay để sản xuất thì biến có giá trị bằng 1 và bằng
0 nếu không vay sản xuất Mục đích vay sản xuất gồm: vay để trồng lúa, các loại cây trồng khác, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, hoạt động phi nông nghiệp
- tieudung: biến nhị phân, nếu vay để tiêu dùng thì biến có giá trị bằng 1 và bằng
0 nếu không vay tiêu dùng Mục đích vay tiêu dùng gồm: trả nợ khoản vay khác, chi phí hiếu hỉ, chi phí giáo dục đào tạo, chi phí y tế, chi tiêu sinh hoạt, chi tiêu khác
- dautu: biến nhị phân, nếu vay để đầu tư thì biến có giá trị bằng 1 và bằng 0 nếu không vay đầu tư Mục đích vay đầu tư gồm: vay để mua/xây nhà, mua đất, mua tài sản khác
- khac: biến nhị phân, biến có giá trị bằng 1 khi mục đích vay khác vay sản suất, vay tiêu dùng và vay đầu tư, và ngược có giá trị bằng 0
- khoangcach: số km từ hộ gia đình đến nơi vay vốn
- tctd: biến nhị phân mang giá trị là 1 khi hộ vay vốn ở tổ chức tín dụng chính thức ( ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông, ngân hàng thương mại quốc doanh khác, chính quyền địa phương, ngân hàng tư nhân, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, quỹ tín dụng nhân dân, hiệp hội và các tổ chức tín dụng khác) và có giá trị là 0 khi hộ vay vốn ở tổ chức tín dụng phi chính thức (thương nhân, tư nhân, bạn bè, họ hàng, hệ thống tín dụng phi chính thức khác)
- ad1_y1: biến phụ thuộc trong giai đoạn 2 của mô hình Heckman Tính bằng:
1- (khoản vay nhận được / nhu cầu vay)
- y2: biến phụ thuộc trong giai đoạn 1 của mô hình Heckman và Heckprob Biến này mang giá trị 0 và 1, khi hộ tiếp cận tiếp dụng (vay vốn) thì mang giá trị bằng 1 và khi không tiếp cận tín dụng thì mang giá trị bằng 0
- ad1_y3: biến phụ thuộc trong giai đoạn 2 của mô hình Heckprob Biến này mang giá trị 0 và 1, khi hộ bị hạn chế tín dụng (số tiền vay nhận được thấp hơn nhu cầu vay) thì mang giá trị bằng 1 và khi không bị hạn chế tín dụng thì mang giá trị bằng 0
Bảng 3.1: Tổng hợp tóm tắt, mô tả, hướng tác động của các biến trong mô hình và nguồn tham khảo
Hạn chế cấp tín dụng stv Tổng số thành viên trong gia đình
Sai Tang (2010) Ranjula (2002) phuthuoc Tỷ lệ số thành viên phụ thuộc (dưới 18 tuổi và trên 70 tuổi) trong tổng số thành viên trong hộ
(2002) giaoduc1 1 Không bằng cấp + -/+ giaoduc2 2 Dạy nghề ngắn hạn
7 Thạc sỹ tuoi Tuổi chủ hộ -/+ +/- không đáng kể
(2003) Okurut và cộng sự (2005) Zeller (1994)
(2002) gioitinh Giới tính chủ hộ: gioi_tinh = 1 khi chủ hộ là nam gioi_tinh = 0 khi chủ hộ là nữ
Cherical (2011) thunhap Tổng thu nhập hộ + -
Mpuga, 2008 Foltz, 2004 giatrithechap Tổng giá trị tài sản thế chấp
- Bester (1987) Foltz (2004) nhucauvay Số tiền cần vay +
(2002) sanxuat Mục đích vay sản xuất -
Chaudhur và Cherical (2011) tieudung Mục đích vay tiêu dùng
Chaudhur và Cherical (2011) dautu Mục đích vay đầu tư +
Chaudhur và Cherical (2011) khoangcach Khoảng cách đến nơi vay
Chaudhur và Cherical (2011) tctd Tổ chức tín dụng vay vốn:
+ tctd = 1: hộ gia đình vay ở tổ chức tín dụng chính thức tctd = 0: hộ gia đình vay ở tổ chức tín dụng phi chính thức.
Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu điều tra tiếp cận hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2014 (Vietnam Access to Resources Household Survey – VARHS) Bộ dữ liệu thực hiện bởi Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2014 nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng kinh tế của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam, tập trung khai thác các vấn đề về vốn vật chất, vốn tài chính, vốn con người và vốn xã hội của các hộ dân
Dữ liệu khảo sát từ năm 2002 và lặp lại 2 năm 1 lần Dữ liệu đầu tiên năm 2002 gồm
1000 hộ trong 4 tỉnh Hà Tây cũ, Phú Thọ, Quảng Nam và Long An và lặp lại hai năm
1 lần Cho đến năm 2014, bộ dữ liệu đã mở rộng thành 12 tỉnh với 3648 hộ gia đình khu vực nông thôn Điều này cho thấy dữ liệu ngày càng đầy đủ và có đóng góp cao Đây là nguồn dữ liệu thứ cấp đầy đủ và có tính khả thi cao về các đặc tính của hộ và tín dụng hộ gia đình, do đó nghiên cứu này sử dụng VARHS 2014 để chạy mô hình hồi quy Tuy nhiên, sau khi lọc bỏ những quan sát thiếu dữ liệu và các hộ ở khu vực thành thị, nghiên cứu chỉ sử dụng 3260 quan sát để chạy mô hình nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu
Phân tích thống kê mô tả
4.1.1 Một số đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình
Bảng 4.1: Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình
Biến Số hộ Phần trăm
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Tuổi của chủ hộ (năm) 3260 49,8 12,5 18 80
Trình độ học vấn chủ hộ 1: Không bằng cấp 2: Dạy nghề ngắn hạn 3: Dạy nghề dài hạn
5: Cao đẳng 6: Đại học 7: Cao học
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Bảng 4.1 trình bày đặc điểm nhân khẩu học của 3260 hộ gia đình trong mẫu số liệu Trung bình mỗi hộ có khoảng 4-5 thành viên Tỷ lệ phụ thuộc trong hộ trung bình khoảng 32% Giới tính của chủ hộ nam chiếm phần đông 81,5% và còn lại 18,4% là nữ Tuổi của chủ hộ có giá trị trung bình là 49,8 tuổi và có khoảng chênh lệch lớn giữa các hộ gia đình Trình độ học vấn của chủ hộ đa số là không có bằng cấp (76,4%)
4.1.2 Tiếp cận tín dụng của hộ gia đình
Hình 4.1: Phân bố hộ có tiếp cận tín dụng
Nguồn: Tính toán của tác giả
Tính toán từ dữ liệu cho thấy có 36,3% hộ tiếp cận tín dụng trong tổng số 3260 hộ quan sát Trong đó, chiếm tỷ lệ cao là 63,7% hộ không tiếp cận tín dụng
Bảng 4.2 bên dưới cho thấy, các hộ trong mẫu quan sát vay vốn với mục đích sản xuất chiếm đa số (62,9%) Điều này đúng thực tế vì đây là khu vực nông thôn, hoạt động chủ yếu là nông nghiệp Các hộ vay chủ yếu để trồng lúa, các loại cây trồng
Khong tiep can tin dung Tiep can tin dung khác, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, hoạt động phi nông nghiệp Vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ cao thứ 2
Bảng 4.2: Cơ cấu mục đích vay của khoản vay
Mục đích vay Số hộ %
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4.2: Phân bố nguồn vay theo khu vực tín dụng
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4.2 cho thấy, với 1183 hộ có tiếp cận tín dụng, có 822 hộ tiếp cận tín dụng chính thức (chiếm 69,5%) và các hộ tiếp cận tín dụng phi chính thức gồm 361 hộ (chiếm 30,5%) Trong đó, tín dụng chính thức gồm: ngân hàng chính sách xã hội,
TCTD phi chinh thuc TCTD chinh thuc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông, ngân hàng thương mại quốc doanh khác, chính quyền địa phương, ngân hàng tư nhân, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, quỹ tín dụng nhân dân, hiệp hội và các tổ chức tín dụng khác Tín dụng phi chính thức gồm nguồn vay từ thương nhân, tư nhân, bạn bè, họ hàng, hệ thống tín dụng phi chính thức khác Dữ liệu cho thấy các hộ ở nông thôn tiếp cận với các loại hình vay vốn có sự quản lý của nhà nước ngày càng nhiều
Hình 4.3: Phân bố hộ vay theo tình trạng tài sản thế chấp
Nguồn: Tính toán của tác giả
Với các khoản vay mà hộ được nhận, chỉ có 317 hộ có tài sản thế chấp, trong khi đó có 866 hộ không có tài sản thế chấp Do tỷ lệ hộ không có tài sản thế chấp cao, nhu cầu vay của các hộ thấp và các tổ chức tín dụng thường xét duyệt mức vay thấp hơn so với có tài sản thế chấp
Khong co tai san the chap Co tai san the chap
Hình 4.4: Số tiền vay và thu nhập của hộ gia đình
Hình 4.4 cho thấy số tiền vay có xu hướng tăng lên theo thu nhập, trong đó, những hộ có mức thu nhập từ 0 đến 100 triệu đồng/năm thì mức vay trung bình khoảng 24,6 triệu đồng Những hộ có thu nhập cao trong nhóm thu nhập cao hơn 500 triệu đồng/năm thì mức cao cũng cao, mức vay trung bình của hộ trong nhóm thu nhập cao là 400,4 triệu đồng
4.1.3 Hạn chế tín dụng của hộ gia đình
Hình 4.5 cho thấy, trong 1183 hộ tiếp cận tín dụng, có 338 hộ (28,6%) không bị phân bổ tín dụng, còn lại 845 hộ (71,4%) bị hạn chế cấp tín dụng khi vay vốn Số liệu này cho thấy tỷ lệ hạn chế tín dụng ở nông thôn cao, đa số sẽ nhận được khoản tiền ít hơn nhu cầu vay của họ
Số ti ền v ay c ủa hộ
Số tiền vay của hộ theo nhóm thu nhập
Hình 4.5: Hạn chế tín dụng
Nguồn: Tính toán của tác giả
Bảng 4.3: Hạn chế tín dụng và mục đích vay
Mục đích vay Số hộ vay vốn Số hộ hạn chế tín dụng
Tỷ lệ số hộ hạn chế tín dụng theo từng mục đích vay%
Nguồn: Tính toán của tác giả
Bảng 4.3 thể hiện tỷ lệ các hộ hạn chế tín dụng theo mục đích vay Trong đó, khoản vay cho tiêu dùng chiếm tỷ lệ hạn chế tín dụng cao nhất (74,1%), cho vay sản xuất cũng có tỷ lệ bị hạn chế tín dụng cao và số trường hợp hạn chế tín dụng cũng
Khong han che tin dung Han che tin dung cao do người vay vốn để sản xuất chiếm đa số Nhìn chung, tất cả các khoản vay trong tất cả mục đích vay đều bị hạn chế tín dụng
Bảng 4.4: Hạn chế tín dụng và tình trạng tài sản thế chấp
Tình trạng tài sản thế chấp
Số hộ hạn chế tín dụng
Tỷ lệ số hộ hạn chế tín dụng theo từng mục đích vay (%)
Nguồn: Tính toán của tác giả
Bảng 4.4 trình bày kết quả mà tác giả tính toán được về tỷ lệ hạn chế tín dụng của hộ theo tài sản thế chấp Trong đó, những hộ không thế chấp tài sản có tỷ lệ bị hạn chế tín dụng cao hơn có thế chấp tài sản
Hình 4.6: Tỷ lệ số hộ hạn chế tín dụng theo nhóm thu nhập
Hình 4.6 thể hiện tỷ lệ hộ hạn chế tín dụng theo nhóm thu nhập, tuy nhiên, mối quan hệ giữa chúng không rõ ràng Trong đó, nhóm những hộ có thu nhập thấp thì tỷ lệ hạn chế tín dụng cao nhất (76,2%) và tỷ lệ này giảm dần khi thu nhập của hộ tăng đến mức 300 đến 400 triệu đồng/tháng, sau đó tỷ lệ hạn chế tín dụng lại có xu hướng cao hơn với những hộ có thu nhập trên 500 triệu đồng/tháng
T ỷ lệ h ộ hạ n ch ế tí n dụ ng
Tỷ lệ hộ hạn chế tín dụng theo nhóm thu nhập
Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy Heckman giai đoạn môt
Biến phụ thuộc Tiếp cận tín dụng = 1 Probit thunhap 0.0003
Sai số chuẩn trong dấu ngoặc đơn
*** p