DANG CANH KHANH
2Xã hội học
THANH NIÊN
Trang 4"Anh có thể sống rất lâu,
- nhưng hai mươi năm đầu là
nửa đời dài nhất của anh" '
Trang 5MỤC LỤC Lời Nhà xuất bản Lời nói đầu Phần I XÃ HỘI HỌC THANH NIÊN VỚI TÍNH CÁCH LÀ MỘT KHOA HỌC
Chương I: Xã hội học thanh niên - Đối tượng
nghiên cứu và thực tiễn xã hội 1 Một sự thách thức đối với xã hội học
2 Từ đối tượng của xã hội học đến đối tượng của xã
hội học thanh niên
3 Những vấn đề đang được đặt ra
4 Các định hướng nghiên cứu xã hội học thanh niên
Chương TT : Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và một khung lý thuyết cho xã hội học
thanh niên
Trang 62 Sự thống nhất giữa các cấp độ nghiên cứu trong
xã hội học thanh niên
3 Các biến số và chỉ báo
4 Hướng tới một khung lý thuyết chung cho xã hội
học thanh niên
Phần II
VỊ THỂ, VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN
VÀ XÃ HỘI HỌC THANH NIÊN
Chương III: Vị thế và vai trò của thanh niên
trong xã hội hiện đại
1 Khái niệm Vị thế và Vai trò trong xã hội học
thanh niên
2 Vị thế của thanh niên trong cơ cấu xã hội
8 Vai trò của thanh niên đối với sự vận động và
phát triển xã hội
4 Vị thế và vai trò của thanh niên trong cơ cấu hoạt
động kinh tế ở nước ta hiện nay |
Chương IV: Thanh niên - Nguồn lực cho phát
triển
1 Nguồn lực con người, nguồn lực trẻ và xã hội học
thanh niên ,
2 Nguén nhan luc tré va nhiing tiém năng về thể chất
Trang 7Chương V: Mâu thuần thế hệ - một động lực
của phát triển
1 Mâu thuẫn thế hệ - van dé cua mọi thời đại
2 Xã hội học thanh niên và mâu thuẫn thế hệ 3 Đặt niềm tin vào thế hệ trẻ
Phan IIT
GIA ĐÌNH, CONG DONG VA XA HOI HOA THANH NIEN
Chương VI: Xã hội học thanh niên và xã hội hoá thanh niên
1 Tính tất yếu khách quan của xã hội hoá
2 Những nhân tố tác động tới quá trình xã hội hoá cá nhân
8 Tuổi thanh niên và các giai đoạn của quá trình xã hội hoá cá nhân
Chuong VII: Gia đình, truyền thống và xã hội
hoá thanh niên |
1 Về chiều cơ cấu - chứa năng: gia đình - cá nhân - cộng đồng xã hội
2 Về chiều lịch đại: Gia đình truyền thống - hiện đại 3 Gia đình và việc gìn giữ, giáo dục, truyền dạy các giá trị văn hoá truyền thống cho thanh thiếu niên
Chương VII: Sự thay đổi chuẩn mực, giá trị
truyền thống trong nội dung và phương thức
xã hội hoá thanh niên trong gia đình và cộng
đồng
1 Những thay đổi các chuẩn mực và giá trị trong nội
dung xã hội hoá thanh thiếu niên qua các số liệu
Trang 82 Những vấn đề về phương thức xã hội hoá thanh thiếu niên trong môi trường gia đình và cộng đồng
3 Xã hội học thanh niên với vấn đề xã hội hoá thanh
niên trong gia đình và cộng đồng
Chuong IX: Hoạt động truyền thông và xã hội
hoá thanh niên:
1 Giải pháp truyền thông và xã hội hoá thanh niên
2 Sự gắn kết chặt chẽ tạo nên sức mạnh xã hội hoá
của truyền thông
3 Truyền thông, xã hội hoá thanh niên và việc xây dựng
nhân cách thanh niên- giải pháp nhìn từ nhiều hướng
Phần IV
VĂN HOÁ THANH NIÊN
Chương X: Văn hoá thanh niên - những đặc
trưng cơ bản
1 Những đặc trưng của văn hoá thanh niên 2 Văn hoá thanh miên và các sai lệch văn hoá
3 Phát triển văn hoá thanh niên - Những định
hướng cơ bản ¬
Chương XI: Tồn cầu hố, hội nhập quốc tế và
văn hoá thanh niên :
1 Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
2 Hội nhập quốc tế và những thách thức đối với văn hoá thanh niên
3 Thanh niên và sự đối thoại giữa các nền văn hoá
Chương XI: Thanh niên và văn hố mơi trường
1 Văn hố mơi trưởng - một nội dung quan trọng
Trang 9- 2 Nhận thức và hành vị của thanh thiếu niên về môi trường và văn hố mơi trường
3 Vai trò hoạt động của Đoàn, Hội, Đội và các tổ
chức chính trị - xã hội khác trong việc nâng cao nhận
thức và hành vi của thanh thiếu niên về bảo vệ môi
trường
4 Những kiến nghị của thanh thiếu niên về bảo vệ môi trường _
5 Xã hội học thanh niên và văn hố mơi trường
trong thanh niên
Chương XIHI: Sai lệch văn hoá và ngăn chặn các sai lệch văn hoá trong thanh niên
1 Sai lệch văn hoá- một đại dịch của thời đại
2 Xã hội học thanh niên và việc ngăn chặn các sai
lệch văn hoá trong thanh niên
3 Hoàn thiện chính sách và cơ chế
Phần V
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ
VA CHUAN MỰC XÃ HỘI TRONG THANH NIÊN Chương XIV: Nghiên cứu giá trị và chuẩn mực
trong xã hội học thanh niên
1, Giá trị và sự tiếp cận xã hội học về giá trị
Trang 10Chương XV: Định hướng giá trị lao động của
thanh niên từ những phân tích xã hội học tại một khu công nghiệp
1 Nhận thức và tâm lý của thanh thiếu niên trước nhu
cầu phát triển nguồn nhân lực tại Khu công nghiệp
2 Định hướng giá trị nghề nghiệp và định hướng đào
tạo nghề của nguồn nhân lực trẻ
3 Một số vấn đề được đặt ra từ việc nghiên cứu Chương XVI: Sự sai lệch chuẩn mực và giá trị xã hội trong thanh thiếu niên
1 Bai lệch xã hội- từ một sự tiếp cận lý thuyết 2 Sai lệch chuẩn mực xã hội trong thanh thiếu niên -
những thách thức của một xã hội phát triển
3 Ngăn chặn những hành vi sai lệch về chuẩn mực và giá trị xã hội trong thanh thiếu niên
Chương XVII: Giáo dục pháp luật cho thanh niên với việc xây dựng các giá trị và chuẩn mực xã hội mới
1 On định xã hội với một nền văn hoá về luật pháp
2 Giáo dục pháp luật và ý thức pháp luật cho thanh
niên |
3 Nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật
cho thanh thiếu niên
| Phần VI
PHONG TRÀO THANH NIÊN VÀ CÔNG TÁC THANH NIÊN
Chương XVIHIE Phong trào thanh niên
1 Phong trào thanh niên - từ tự phát đến tự giác
Trang 113 Phong trào thanh niên tình nguyện-một biểu hiện đặc thù của phong trào thanh niên
Chương XIX: Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào
cuộc sống và phong trào thanh niên
1 Mục tiêu cơ bản của việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào đời sống, và phong trào thanh niên
2 Nguyên tắc phương pháp luận cơ bản để đưa tư
tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc sống và phong
trào thanh niên
3 Một số giải pháp đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào
cuộc sống và phong trào thanh niên
Chương XX: Những cơ hội và thách thức mới
của thanh niên và phong trào thanh niên 1 Những cơ hội và thách thức đối với thanh niên trong những thập niên đầu thế kỷ XXI
2 Một số dự báo về tình hình thanh niên
3 Những động lực mới của phong trào thanh niên 4 Những giải pháp đẩy mạnh công tác đoàn và phong trào thanh niên
Trang 12LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Thanh niên luôn được xem là nguồn lực quan trọng, là sức
sống của mỗi quốc gia, dân tộc Song, việc nghiên cứu về thanh
niên như là một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt vẫn còn là
mới và chủ yếu tập trung ở các nước phương Tây Còn đối với các
nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, nơi mà tư tưởng Nho
giáo trọng tuổi tác còn ảnh hưởng sâu sắc, thì vai trò của thanh niên vẫn chưa được chú ý đúng mức
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, thanh niên luôn được giáo dục là phải tuân theo những chuẩn mực và sự dạy bảo của
những người đi trước Bất cứ một sự thay đổi nào vượt ra khỏi
khuôn mẫu chung đó đều bị lên án Chính điều này đã hạn chế sự sáng tạo - một đặc trưng vốn có của tuổi trẻ, do đó vẫn đến sự trì trệ của đất nước trong một thời gian dài
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên đã được nhìn nhận đúng với tầm quan trọng của mình và trở thành lực lượng chính trong công cuộc đấu tranh giải phóng, xây dựng đất nước Để có được đất
nước Việt Nam như ngày hôm nay, biết bao nhiêu lớp thanh miên đã chiến đấu, lao động , hy sinh xương máu và cả tuổi thanh xuân của mình Những cống hiến đó của họ thật đáng trân trọng
Song với sự biến đổi nhanh chóng của xã hội khi bước vào
một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của thông tin và tri thức, thanh
niên Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn
Nếu không được chuẩn bị kỹ về mọi mặt, thanh niên rất dễ bị
Trang 13tụt hậu, từ đó trở nên hoang mang, mất phương hướng, không xác định được lý tưởng phấn đấu và rơi vào các tệ nạn xã hội
Bên cạnh đó, tư tưởng coi thường, thiếu niém tin ở lớp trẻ
của không ít người lớn tuổi đã làm cho khoảng cách giữa các thế hệ ngày càng doãng rộng Những người lớn tuổi không hiểu và đồng cảm được với những tâm tư, tình cảm của thanh niên, vì vậy họ không lý giải nổi một số hành vi, suy nghĩ của tuổi trẻ ngày nay Ngược lại, do không tìm được tiếng nói chung với các thế hệ đi trước, nhiều thanh niên đã có thái độ phản ứng lại với những điều họ cho là lạc hậu, cũ kỹ
— Trước thực tế này, chúng ta cần có những nghiên cứu khoa
học về đối tượng thanh niên để từ đó có được cái nhìn khách quan đối với lớp trẻ Chỉ khi hiểu đúng về tâm tư, nguyện vọng,
đặc tính của tuổi trẻ, chúng ta mới xây dựng được các giải pháp
thích hợp nhằm nâng cao vai trò của thanh niên, động viên,
khuyến khích họ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
hạn chế những sai lầm khiến xã hội phải lo ngại Vì lẽ đó; việc
ra đời của chuyên ngành Xã hội học thanh niên ở nước ta tuy
không còn sớm nhưng là rất cần thiết
Để cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu cho môn học mới mẻ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Xã
hội học thanh niên của PGS.TS Đặng Cảnh Khanh Cuốn
sách là một công trình nghiên cứu khá toàn diện về thanh niên từ góc độ tiếp cận lý thuyết đến những nghiên cứu thực nghiệm Có thể xem đây là cơ sở xây dựng một cuốn giáo trình cho giáo
viên và sinh viên chuyên ngành Xã hội học thanh niên Đồng
thời cuốn sách cũng là tài liệu nghiên cứu có giá trị đối với những người làm công tác thanh niên
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc Tháng 3 năm 2006
Trang 14LỜI NÓI ĐẦU
Tuổi thanh niên đi qua cuộc đời của mỗi người, hiện điện thường nhật trong cuộc sống và sự cảm nhận khách quan của xã hội Trong cơ cấu nhân khẩu xã hội, nhóm xã
hội thanh niên có một dấu ấn đặc biệt Nó làm nên điện
mạo của xã hội, là biểu trưng cho sức sống của xã hội Xã hội soi mình vào thanh niên và tìm thấy ở đó hình ảnh
khoẻ khoắn, nguồn năng lượng tiểm ẩn và khả năng vươn
dậy của chính mình
Người ta nói, cứ nhìn vào dáng vẻ của thanh niên
trong một xã hội là có thể biết được hiện trạng của xã hội
đó Thanh miên là lực lượng đột phá trong một xã hội trì
trệ, là những gì biến động nhiều nhất trong một xã hội
đang biến động Sự phát triển của một xã hội được đo
bằng cường độ hoạt động vốn được tập trung vào các
nguồn lực thanh niên của xã hội đó, vào việc phát huy sức sáng tạo của thanh niên
Trong ký ức của mỗi người trưởng thành, tuổi thanh niên dù có thể là nhạt nhoà hay rực rỡ, là vui vẻ, hạnh
phúc hay buồn tủi, đắng cay, nhưng người ta vẫn luôn
Trang 15rằng nếu được trở lại với thời trai trẻ, ông vẫn mong muốn được sống y nguyên như trước, với những con đường cũ, lỗi lầm cũ, lặp lại tất cả những gì mà tuổi trẻ mình đã sống Bởi vậy, hành vi của thanh niên bao giờ cũng là chủ đề trao đổi bất tận của dư luận đời thường, là nguồn gốc
của những niềm vui, sự hãnh diện, tự hào hoặc cũng là
nguyên nhân của những lo lắng, đau buồn, tủi hổ của mọi
gia đình, mọi tầng lớp xã hội
Với sức mạnh đặc biệt của mình- sự mạnh mẽ của cơ
bắp, sự hồn nhiên trong sáng về tình cảm và ứng xử, sự hinh động trong nhận thức và sáng tạo~ từ lâu, thanh niên
đã là đối tượng vận động, tập hợp của các lực lượng chính trị Sự thắng lợi hay thất bại của một thế lực chính trị đều là sự phản ánh lại thái độ ứng xử tương ứng của họ đối với
thanh niên
Có vị trí và vai trò quan trọng như vậy, nhưng thật
đáng ngạc nhiên là cho đến tận những năm gần đây, đối tượng thanh niên và vấn đề thanh niên mới được giới khoa
học nghiên cứu một cách nghiêm túc, toàn diện và hệ
thống Nhân loại dường như vẫn chỉ thích lưu giữ sự hoài niệm đầy xúc cảm về tuổi thanh niên hơn là phân tích và
đo lường nó một cách khách quan và xác thực Bằng chứng
là trong suốt quá trình phát triển và mở rộng ổ ạt của những chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn của thời đại chúng ta đã luôn thiếu vắng một chuyên ngành
đặc biệt lấy thanh niên làm đối tượng nghiên cứu Thanh
Trang 16học” hoặc “xã hội học thanh niên” chỉ mãi gần đây thôi
mới được chú ý thực sự, dù ngay sau đó đường như để bù đắp lại những thiếu hụt trước đây, nó đã phát triển với một tốc độ thật phi thường
Rhi thanh niên từ đối tượng của sự vận động đoàn kết, tập hợp trong phong trào chính trị - xã hội trở thành đối
tượng của việc nghiên cứu khoa học thì những nhận thức
và hiểu biết về thanh niên trong xã hội mới dường như chợt tỉnh giấc và ngày càng được mở rộng mạnh mẽ Có lẽ,
để có thể nhanh chóng lấp đầy những thiếu hụt khoa học
trước đây, ngày nay chưa bao giờ, những nhận thức và quan niệm của xã hội về thanh niên lại được quan tâm và
trở nên đa dạng, phong phú, thậm chí khác biệt nhau
nhiều đến như vậy
Ngày nay, khó mà có thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thanh niên đối với việc hoạch định các chiến lược phát triển xã hội Trong những điều kiện mà ý thức tự giác của thanh niên, sự năng động trong các hoạt động chính trị-kinh tế-xã hội của họ ngày càng tăng lên, đời sống tình cảm của họ ngày càng phong phú thì chính sách và cơ chế quản lý công tác thanh niên cũng lại càng phải phát triển tương xứng và không thể chỉ dựa trên những nhận định chủ quan, thiên kiến Trong những năm gần đây, những kết quả mặc dù còn rất hạn chế của
việc nghiên cứu thanh niên cũng đã là những đóng gốp
tích cực vào việc xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển thanh niên của rất nhiều nước Số lượng các cơ sở khoa học chuyên sâu về nghiên cứu thanh niên và xã hội
Trang 17học thanh niên, những chuyên gia khoa học được đào tạo chuyên biệt về xã hội học thanh niên cũng tăng lên rõ rệt
Ở nước ta, trong xu hướng nghiên cứu và mổ rộng
những hiểu biết đúng đắn về thanh niên ngày càng tăng
lên, sự ra đời của một số trung tâm và viện nghiên cứu khoa học lấy thanh thiếu niên làm đối tượng nghiên cứu đã có một ý nghĩa nhất định Những đóng góp của Viện
Nghiên cứu Thanh niên và những cơ quan khoa học nói trên vào việc nhận thức đúng đắn về thanh niên và hoạt
động của phong trào thanh niên đã bước đầu được xã hội
ghi nhận Một số công trình nghiên cứu xã hội học về
thanh thiếu niên đã được dư luận khoa học trong và ngoài nước đánh giá tích cực Bên cạnh những kết quả nghiên cứu và đề xuất khoa học, uy tín của Viện và các cơ quan khoa học về thanh thiếu niên cũng từng bước được nâng cao Các cán bộ khoa học của Viện Nghiên cứu Thanh niên thuộc nhiều thế hệ khác nhau đã có mặt ở nhiều hoạt động mũi nhọn của phong trào thanh niên
Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học về thanh niên và xã hội học thanh niên là một công việc không phải dễ dàng
Với tư cách là một chuyên ngành khoa học, xã hội học
thanh niên đã hình thành với đối tượng nghiên cứu và
những nguyên tắc lý luận, phương pháp luận và phương
pháp chuyên biệt Nó vừa gắn bó với xã hội học lại vừa
vận hành với những sắc thái riêng biệt mà các nhà nghiên
cứu về xã hội học thanh niên không thể không nghiên cứu
và nắm vững
Trang 18nghiên cứu về thanh niên là ở chỗ họ luôn bị ở vào trạng thái choáng ngợp bởi sự rộng lớn và đa dạng của các chủ đề nghiên cứu mà dường như chủ đề nào cũng quan trọng
và cần thiết Mặt khác, đối với việc nghiên cứu về một đốt
tượng luôn vận động biến đổi, có những trạng thái tư tưởng tâm lý linh hoạt và đa dạng như thanh niên thì dường như tất cả các hướng nghiên cứu đều là nghiên cứu mở Khó mà có thể xác định được là nên bắt đầu việc nghiên cứu từ đâu và kết thúc ở chỗ nào Kết luận của một công trình nghiên cứu này lại thường là sự mở hướng cho
một công trình nghiên cứu khác Khó khan trong nghiên
cứu dường như chỉ mở rộng thêm mà không thể thu hẹp lại được Điều này một phần nào đó làm nản lòng các nhà
nghiên cứu, song mặt khác cũng lại chính là cơ sở cho
niềm say mê và sự hưng phấn sáng tạo ở họ, giúp họ vượt qua tất cả để đến với khoa học
Trong bối cảnh của sự phát triển mạnh mẽ những chủ đề nghiên cứu thanh niên và xã hội học thanh niên, chúng tôi xin mạnh dạn tổng hợp lại một vài quan điểm lý thuyết, vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm còn giới hạn của mình từ một quá trình học tập và nghiên cứu
về xã hội học thanh niên để biên soạn thành cuốn sách này Đây hoàn toàn chưa phải là một cuốn giáo khoa, càng
không phải là một công trình khoa học hoàn chỉnh mà chỉ là một sự cảm nhận cá nhân, mà sự tâm huyết không thể bù đắp được những thiếu hụt chủ quan của kiến thức Do vậy, có thể nó sẽ mang tính thông tin, tính gợi mở nhiều _ hơn tính chắc chấn khoa học Dù vậy, chúng tôi vẫn hy
Trang 19vọng cuốn sách sẽ có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng và phát triển những nghiên cứu sâu sắc hơn về xã hội học thanh niên sau này Chúng tôi rất mong nhận
được nhiều những ý kiến, thông tin, trao đổi của những người quan tâm để sửa chữa và nâng cao chất lượng cuốn
Trang 21Chương I
XÃ HỘI HỌC THANH NIÊN -
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
VÀ THỰC TIÊN XÃ HỘI 1 Một sự thách thức đối với xã hội học
Có thể coi những nghiên cứu chuyên biệt về thanh niên là một trong những lĩnh vực nghiên cưú mới mẻ nhất
trong xã hội học
Khi gọi tên cái ngành khoa bọc mới mẻ của mình là
sociology (xã hội học), A Comte cũng chưa hình dung hết
được cái đối tượng nghiên cứu của ngành học này lại rộng lớn đến mức nào Va lại, so với những phong trào xã hội đã hình thành trong thời điểm đó, thanh niên và phong trào thanh niên chưa có được một dấu ấn đặc biệt nào khiến A Comte phải thực sự chú ý để hình dung ra một chuyên ngành xã hội học riêng về đối tượng này
Nhưng ngay từ cuối thế kỷ XIX, thanh niên và các hoạt động tập thể có tổ chức đầu tiên của thanh niên đã bắt đầu có được sự chú ý của xã hội Sự có mặt của các nhóm thanh niên trong phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân, sự năng động và xung kích của họ trước những
vấn đề kinh tế, chính trị và thời cuộc của xã hội hiện đại
Trang 22đã báo trước về sự xuất hiện của một lực lượng xã hội mới mẻ và có tổ chức- lực lượng đại điện cho những người trẻ
tuổi Các hội đoàn đầu tiên tập hợp những thanh thiếu
niên đồng trang lứa với những bộ đồng phục theo kiểu quân sự, được thành lập, có cương lĩnh và quy mô hoạt
động đáng kể khiến người ta bắt đầu không thể xem nhẹ cái nhóm nhân khẩu thường bị coi là “miệng còn hôi sữa” này được nữa Những nhà chính trị mẫn cảm cũng bắt đầu nhìn thấy ở thanh niên một nguồn lực chính trị rộng lớn và mạnh mẽ, hình dung được rằng nếu được tổ chức tốt thì cái đám con trẻ “khó bảo” này, đến một lúc nào đó có thể làm đảo lộn mọi trật tự của xã hội đương thời Thanh niên cũng bắt đầu tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống
chính trị xã hội, có mặt trong hầu hết các đảng phái chính trị, trong các hội đồn tơn giáo, nghề nghiệp, cộng đồng
phường xã và họ cũng bắt đầu gây được sự chú ý của các
nhà khoa học xã hội |
Vào những năm hai mươi của thế kỷ XX, những nghiên cứu đầu tiên về thanh niên bắt đầu xuất hiện cùng với tên tuổi của những nhà xã hội học, tâm lý học nổi tiếng
nhu Charlotte Buhler, Eduard Spranger, Hildegard
Hetzer Tuy nhiên, nhà xã hội học đầu tiên có ý tưởng nghiên cứu nghiêm túc về thanh niên là Siegfried Bernfeld Ông đã tập hợp các vấn đề lý luận và thực nghiệm, các tư liệu khoa học thành một hệ thống về đối
tượng thanh niên và dựng lên một viện nghiên cứu khoa học về thanh niên gọi tên là Viện Nghiên cứu tâm lý học
Trang 23là viện nghiên cứu khoa học đầu tiên lấy thanh niên làm đối tượng nghiên cứu § Bernfeld cũng có thể là nhà khoa
học đầu tiên dùng thuật ngữ xố hội học thanh niên trong
nghiên cứu
Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào năm 1928,
nhà xã hội học Đức nổi tiếng, giáo sư K Mannhein cũng là
một trong những người đầu tiên tổ chức các cuộc hội thảo
và tranh luận khoa học riêng biệt về thanh niên, đặc biệt
là thanh niên công nhân xung quanh mảng chủ đề nghiên cứu về sự biến đổi của các thế hệ và biến đổi của thanh niên Các biến đổi nói trên được nghiên cứu gắn liền với
những biến đổi của xã hội trong quá trình công nghiệp hố và đơ thị hoá
Một trong những nhóm nghiên cứu xã hội học nổi tiếng có tên là “lrường phái Viên” gồm có H Hedzer, Paul Lazarsfeld và những người khác cũng dành nhiều công sức để nghiên cứu về mơi trường và hồn cảnh sống của trẻ em
và vị thành miên trong xã hội Walter Hofmanmn thì nghiên
cứu về vấn đề đào tạo nghề cho thanh thiếu niên Những
công trình nghiên cứu kể trên được xem là những nốt nhạc dạo đầu cho một xu hướng nghiên cứu về xã hội học thanh
niên mà sẽ được triển khai khá mạnh mế sau này
Ngồi một số cơng trình nghiên cứu có tính khơi mào như trên, thì có thể nói, đến trước những thập kỷ sáu mươi, dường như thanh niên vẫn chưa được các nhà xã hội
học chú ý nhiều, chưa trở thành một đối tượng nghiên cứu
riêng biệt Cái viện nghiên cứu xã hội học thanh niên của
Trang 24lặn mất tăm trong sóng gió dữ dội của hai cuộc chiến tranh thế giới và vô vàn những chủ để nghiên cứu nổi cộm khác của xã hội
Có lẽ phải đợi đến sự xuất hiện của những nhóm híppi đầu tiên với những đám người râu tóc rối bù, quần áo loè
loẹt và bẩn thỉu, những chàng trai, cô gái ốm nhom vì ma tuý, tình dục và một thứ “rock music” dinh tai nhifc óc,
đang muốn đập phá điên cuồng mọi thứ chuẩn mực của xã
hội đương thời, các nhà xã hội học và khoa học xã hội mới
gặp phải một cú "shoek" thực sự
Chính thanh niên đã buộc các nhà nghiên cứu xã hội
học vốn nhạy cảm phải thức tỉnh, nhận ra những thiếu hụt trong tư duy của mình và phải hướng sự chú ý đặc biệt đến họ Cũng chính thanh niên và những thực tế
nghiên cứu thanh niên đã lại làm cho các nhà xã hội học
thấy rằng họ càng nghiên cứu nhiều về thanh niên bao nhiêu, thì phạm vi vấn đề nghiên cứu càng trở nên phức
tạp bấy nhiêu Thanh niên hoá ra lại là một kho tàng
những chủ đề nghiên cứu bất tận, một đối tượng nghiên cứu dễ làm nản lòng những nhà nghiên cứu thiếu kiên nhãn và hay định kiến
Thanh niên cuối cùng thì cũng đã dạy kiến thức và
kinh nghiệm cho các nhà xã hội học, giáo dục học và
nghiên cứu khoa học xã hội nhiều hơn những điều mà họ được những nhà nghiên cứu khoa học, những nhà sư
phạm kia dạy dỗ
Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, trên thế
Trang 25hội, xã hội học, tâm lý học về thanh niên ngày càng tăng lên rõ rệt Các viện và trung tâm nghiên cứu liên ngành
khoa học xã hội về thanh niên, đặc biệt là xã hội học
thanh niên cũng xuất hiện ngày càng nhiều Cùng với sự
mở rộng không ngừng các phạm vi nghiên cứu, sự xuất hiện của hàng loạt những vấn đề lý luận, những khung lý thuyết và khái niệm nghiên cứu, các phương pháp mới trong phân tích, điều tra, khảo sát, việc nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội về thanh niên đã làm phong phú và
bổ sung thêm cho kho tàng những trì thức của chính những ngành khoa học này Trong bối cảnh đó, xã hội học
thanh niên xuất hiện, trẻ trung, đầy sức sống và ngay lập
tức trở thành tâm điểm của những nghiên cứu liên ngành
khoa học về thanh niên
Ở nước ta, cùng với sự phát triển và lớn mạnh không
ngừng của việc nghiên cứu xã hội học, vấn đề nghiên cứu thanh niên, tâm lý thanh niên, xã, hội học chuyên biệt về thanh niên ngày càng được chú ý Có thể nói, sự ra đời của Viện Nghiên cứu thanh niên cách đây, hai mươi năm trong đó lấy chuyên ngành xã hội học thanh niên làm một trong những hướng tiếp cận khoa học chính, đã là một bước tiến quan trọng đánh dấu sự phát
triển của việc nghiên cứu thanh niên và xã hội học về
thanh niên ở nước ta Nó đánh dấu việc thanh niên không chỉ là đối tượng của một phong trào quần chúng mà còn là đối tượng của việc nghiên cứu khoa học Hoạt động sống của thanh niên không chỉ là phạm vi của công
tác vận động đoàn thể mà còn được xem xét, phân tích
Trang 26khách quan, khoa học để có thé được điều chỉnh và định hướng một cách đúng đắn
Việc nghiên cứu khoa học liên ngành về thanh niên, trong đó xã hội học thanh niên là nòng cốt, mặc đù còn
phải bổ khuyết rất nhiều mới có thể đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế, nhưng rõ ràng bước đầu đã có những
đóng góp nhất định vào việc nhận thức đúng đấn và khách quan về thanh niên, vận động và giáo dục thanh niên
trong những điều kiện mới, góp phần nâng cao nhận thức chung của toàn xã hội về nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù
này Mặt khác, cũng chính việc nghiên cứu xã hội học thanh miên đã đặt các khoa học xã hội trong đó có xã hội
học vào những tình huống tư duy khoa học mới, những thách thức mới Nghiên cứu khoa học về thanh niên không chỉ giúp chúng ta có những lời giải đúng đắn trong xử lý vấn đề thanh niên mà còn là cơ sở lý luận và thực tiễn để tích tụ tri thức, mở rộng khả năng tư duy, phương pháp luận và phương pháp hệ cho chính sự phát triển của
chuyên ngành khoa học xã hội học thanh niên
2 Từ đối tượng của xã hội học đến đối tượng của xã hội học thanh niên
Sự phát triển của một chuyên ngành khoa học bao giờ
cũng bắt đầu từ chính những câu hỏi rất thông thường
nhưng lại mang tính nguyên tắc: Chuyên ngành ấy là gì?
Đối tượng nghiên cứu của nó ra sao? Sự khác biệt của nó với những ngành khoa học khác vốn gần gũi nhưng ra đời trước nó như thế nào?
Trang 27Chừng nào mà việc trả lời cho những câu hỏi trên vẫn còn chưa thoả đáng thì việc khẳng định sự tổn tại của cái chuyên ngành mới mặc dù là rất cần thiết kia vẫn còn là điều khó chấp nhận
Xã hội học là một ví dụ Sự tồn tại của câu hỏi "xã hội
học là gì?" kéo dài từ thuở khai thiên lập địa của nó cho
tới nay đã không chỉ làm hao tổn bao nhiêu là công sức và
giấy mực cho các cuộc tranh luận mà còn khiến việc công
nhận xã hội học như là một khoa học độc lập cho đến nay
cũng còn nhiều điểm chưa hoàn toàn thuyết phục được tất,
cả các nhà khoa học
Nhà xã hội học người Pháp R Aron đã làm nản lòng
nhiều nhà nghiên cứu khác khi cho rằng, khó khăn lớn nhất đối với bất cứ một nhà xã hội học chân chính nào cũng là ở việc phải xác nhận xem đối tượng của xã hội học là gì? “Có bao nhiêu nhà xã hội học thì cũng phải có tới bấy nhiêu lời giải đáp về cái câu hỏi tưởng như giản đơn: xã hội học là gì?” - R Aron nhấn mạnh như vậy và còn giải thích thêm rằng, nếu như xã hội học đã có quá nhiều xu hướng và trường phái khác nhau thì sự giống nhau ít ôi
trong quan điểm của những xu hướng và trường phái này
cũng chỉ là ở chỗ khó mà định nghĩa được một cách chính xác đối tượng của xã hội học
Trang 28Vấn để là ở chỗ, từ lâu lắm rồi người ta đã biết tới một sự thật là, có rất nhiều ngành khoa học đã lấy xã hội làm
đối tượng nghiên cứu Những ngành khoa học này tập hợp nhau lại dưới ngọn cờ chung của các khoa học xã hội và nhân văn Mỗi ngành khoa học xã hội và nhân văn nói trên
lại chiếm một vị trí và vai trò nhất định không thể thiếu
vắng được trong nhận thức khoa học cũng như trong thực tiễn Nói một cách cụ thể là, chúng có đốt tượng nghiêri cứu,
hệ thống lý luận, phương pháp luận và phương pháp riêng biệt Bởi vậy rõ ràng là, việc xác định đối tượng của xã hội
học nói chung và xã hội học thanh niên nói riêng chỉ có thể
được thực hiện khi chúng ta khẳng định rõ được chỗ đứng
riêng biệt, không trùng lắp của nó với những ngành khoa
học xã hội và nhân văn khác -
Thực tế của những cuộc tranh luận không mệt mới về đối tượng nghiên cứu của xã hội học đã cho thấy, mặc dù
chúng diễn ra rất đa dạng, phong phú nhưng rổi cũng sẽ
phải dẫn đến một điểm nút cuối cùng, gay gắt Đó là sự cần thiết phải phân biệt rõ ràng giữa xã hội học với triết
học và phân biệt giữa xã hội học với các khoa học xã hội cụ
thể khác trong khi chia nhau thâm nhập vào thực tế những vấn đề đa dạng và phức tạp của xã hội Xã hội học không thể tranh giành được với triết học ở lĩnh vực nghiên
cứu những quy luật chung nhất, trong sự vận động và phát
triển của xã hội, bởi lẽ đây chính là đặc trưng cơ bản nhất
để phân biệt triết học với các khoa học xã hội khác
Tuy nhiên, xã hội học cũng đồng thời lại không thể chiếm chỗ được ở những lĩnh vực nghiên cứu cụ thể khác
Trang 29của xã hội, bởi đó là nơi mà đã từ lâu lắm rồi có rất nhiều ngành khoa học xã hội cụ thể khác chiếm lĩnh Chẳng hạn,
lĩnh vực kinh tế đã có kinh tế học, dân tộc đã có dân tộc học,
chính trị đã có chính trị học, đân số đã có dân số học, nhà nước và pháp quyền đã có các khoa học pháp lý Sự vận động của xã hội theo chiều lịch đại thì đã có các khoa học về lịch sử Tất cả các ngành khoa học xã hội cụ thể nói trên
với những đặc trưng riêng về lý luận và phương pháp
nghiên cứu cũng không sẵn sàng “nhường chỗ” cho
những nhà xã hội học, mặc dù gần đây không ít các ngành
khoa học xã hội nói trên đã sử dụng, thậm chí vay mượn rất nhiều những kiến thức chuyên biệt, đặc biệt là phương pháp tiếp cận của xã hội học trong nghiên cứu
Tuy nhiên, thực tế của sự phát triển các nghiên cứu mang tính hệ thống và đa ngành về khoa học xã hội cũng cho thấy vẫn còn những mảng trống kiến thức cần phải được lấp đầy trong quá trình nhận thức, tiếp cận và giải thích sự đa dạng, phức tạp và đặc biệt là sự biến đổi và phát triển mới mẻ của thực tiễn xã hội Những khoảng trống này tạo tiền đề cần thiết cho sự xuất hiện của rất
nhiều chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn mới trong những năm gần đây, như khoa học về phát triển, tương lai học, khoa học vỀ giới, v.v Trong bối cảnh này, xã hội học ngày càng, khẳng định được rõ ràng sự tốn tại cần thiết của mình Rất nhiều nhà khoa học xã hội,
trong đó có xã hội học đã nói đến những mảng kiến thức đặc thù mà xã hội học sẽ chiếm lĩnh trong các khoa học xã
Trang 30Nhiều sách vở xã hội học, trong lúc lắng tránh những
vấn đề phức tạp, trực tiếp liên quan đến đối tượng của xã hội học cũng đã mạnh dạn đưa ra những mảng vấn đề lớn mà theo họ xã hội học trên thực tế đã chiếm lĩnh Nhiều
tác giả đã nói đến sự tương tác giữa các lĩnh vực cụ thể
của xã hội với nhau cũng như sự tương tác của chính các
lnh vực này với những lĩnh vực chung nhất của xã hội, hoặc cụ thể hơn là những mối quan hệ xã hội và sự tương tác xã hội vốn là khu vực mà rất cần phải có sự quan tâm, hiểu biết và cho rằng đó là khu vực đặc thù của riêng xã
hội học
Giáo sư Stephanxki, nhà xã hội học Ba Lan nổi tiếng,
khi còn là Phó Chủ tịch Hiệp hội Xã hội học quốc tế đã cho rằng câu chuyện về những người mù sờ voi là hình ảnh khá hợp lý để nhận biết và lý giải về vị trí, vai trò cần thiết của xã hội học với tư cách là một ngành khoa học tìm hiểu về những mối quan hệ xã hội và sự tương tác xã hội Trong các bài giảng của mình, ông luôn nhấn mạnh rằng không thể nhìn nhận hình ảnh chính xác về một con voi nếu chỉ nghiên cứu những quy luật chung nhất trong các hoạt động cơ bản của nó, cũng như sự tôn tại khách quan
của nó trong mối quan hệ với môi trường xung quanh (triết học voi), hay chỉ thông qua việc nghiên cứu dù là chính xác nhất một cái đầu, một cái đuôi hay một cái chân
cụ thể nào (các khoa học cụ thể về từng mặt của voi)
_Xã hội học ra đời có lẽ cũng chính là sự phản ánh
khuynh huớng muốn kBắc phục cung cách tư duy “người
Trang 31hội Như vậy có thể hiểu một cách giản đơn rằng, cần phải có sự nghiên cứu những mối quan hệ xã hội, sự tương tác giữa những lĩnh vực cụ thể với nhau cũng như
với chính những lĩnh vực chung nhất của xã hội (sự
tương tác và các mối quan hệ giữa các bộ phận đã tạo nên
một con voi tổng thể) Sự nghiên cứu này tạo nên chỗ đứng của xã hội học '
Với việc nhận thức một cách hết sức giản lược trên về xã hội học, chúng ta cũng có thể thấy có ba lĩnh vực mà xã hội học quan tâm đặc biệt: Tứ nhất, những mối quan hệ tương tác giữa các lĩnh vực cụ thể của xã hội với những lĩnh vực rộng lớn nhất, chung nhất, tức là với tổng thể xã hội Thứ hơi, mối quan hệ giữa các lĩnh vực cụ thể của xã
hội với nhau 75ứ ba, các mối quan hệ nội sinh, tương đối
độc lập của các lĩnh vực cụ thể của xã hội Tất cả những mốt quan hệ tương tác của các lĩnh vực nghiên cứu trên
được phản ánh trong các lĩnh vực nghiên cứu được gọi là
xã hội học vĩ mô hoặc vi mô, lý thuyết hoặc thực nghiệm,
đại cương hoặc chuyên biệt
Xã hội học thanh niên là một chuyên ngành của xã hội học Nó vừa tuân thủ những nguyên tắc chung nhất của
xã hội học, vừa quy chiếu những nguyên tắc này vào lĩnh vực nghiên cứu đối tượng thanh niên Bởi vậy, chỉ có thể
xác định được một cách chính xác và khoa học về vấn đề đối tượng nghiên cứu của xã hội học thanh niên, nếu chúng ta xác định rõ được đối tượng nghiên cứu của xã hội
Trang 32là “người mù sờ voi” cũng cần phải được nhìn nhận như là
những định hướng cơ bản không thể không nhắc tới
Với nguyên tắc trên, chúng ta có lẽ cũng không cần thiết phải quá câu nệ vào việc xác định ngữ nghĩa của vấn đề luận giải đối tượng của xã hội học thanh niên, nhưng sẽ là thực sự cần thiết nếu có thể xác định được những nội dung cơ bản của việc nghiên cứu xã hội học thanh niên Dù có thể sẽ còn rất nhiều vấn đề cần được tranh luận và
làm rõ thêm, nhưng rõ ràng là xã hội học thanh niên
không thể không quan tâm tới những lĩnh uực có liên
quan dén vi tri, vai trod của thanh niên, mối quan hệ giữa
sự van động uè phát triển của uấn đê thanh niên so UỚi sự van động uà phát triển chung của xõ hội, cũng như nội
hàm của những uấn đề thanh niên trong dạng thức tương
đối độc lập của nó l
Sự khẳng định về đối tượng và phạm vi nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu xã hội học thanh niên như trên dù chỉ là bước đầu và cần phải được tranh luận để làm rõ
thêm nhưng cũng có thể được coi là cơ sở khoa học cần
thiết để xây dựng và phát triển xã hội học thanh niên, hệ
thống những quy luật, phạm trù, khái niệm, tạo nên bộ công cụ tư duy cần thiết để xác định rõ hơn về phương
pháp luận và phương pháp hệ của những nghiên cứu xã
hội học thanh niên Và, quan trọng hơn, khẳng định xã hội
học thanh niên không chỉ là một khoa học lý thuyết đơn
thuần mà còn có tiếng nói ngày càng mạnh mẽ hơn đối với thực tiễn xã hội nói chung, công tác thanh niên và phong
Trang 333 Những vấn đề đang được đặt ra
Không còn nghi ngờ gì nữa, sự phát triển kinh tế-xã
hội trong những năm gần đây đã tác động mạnh mẽ tới
nhiều tầng lớp và nhóm xã hội, làm thay đổi nhận thức,
định hướng giá trị cũng như những hoạt động sống của họ
Với những đặc trưng riêng về tuổi trẻ và sự năng
động, có thể nói, thanh niên ngày nay đang đứng ở trung
tâm những sự biến đổi của đất nước, trong đó có những biến đổi về giá trị bao gồm cả những mặt tích cực lẫn
những mặt tiêu cực Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã tạo ra một thế hệ thanh niên không còn là một
khối đồng nhất gượng ép và cứng nhấc như trong thời bao
cấp, mà là những nhóm đa dạng và năng động ngày càng
trở nên phức tạp và khó nhận biết
Chính trong những biến động của cuộc sống đang đổi
thay từng ngày, nhiều thanh niên đã nhanh chóng nhập
cuộc, tìm thấy chỗ đứng của mình ở những hoạt động học tập, lao động, sáng tạo, phát huy tốt khả năng và sức lực vì sự phát triển của đất nước Có nhiều người đã vượt qua được những khó khăn và thử thách khắc nghiệt của cuộc sống và trở thành những người có học vấn cao, những trí thức, nhà quản lý đầy tài năng, những chủ doanh nghiệp
lớn có uy tín và nhân cách, làm ăn phát đạt
Những điều tra xã hội học trong thời gian gần đây đã
cho thấy chính những thành công bước đầu nhưng đáng
kể của công cuộc đổi mới đất nước đã tạo ra ở thế hệ trẻ
Trang 34tương lai Điều đó gắn hển với những chỉ báo về số lượng
thanh niên rèn luyện phấn đấu trong các hoạt động
- kinh tế, chính trị- xã bội, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung phong tới các vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo đối trong những năm gần đây đã tăng lên và còn có chiều hướng tăng lên nhanh chóng Có thể thấy rằng thanh niên ngày nay nhạy bén, sắc sảo và năng nổ hơn các thế hệ cha ông của họ rất nhiều trong tư duy kinh tế cũng như trong những hoạt động lao động, làm giàu cho bản thân và xã hội
Tuy nhiên, trong quá trình vận động của xã hội hiện nay, cũng có khá nhiều thanh niên, hoặc không hội nhập được với những quy tắc khắt khe, nhiều lúc còn "tàn bạo"
của nền kinh tế thị trường, hoặc chỉ hội nhập được ở những mặt tiêu cực và sai lệch của nó nên đã trở nên lạc lõng và mất phương hướng Một số người đã bi quan, chán nản khi không đủ sức để vươn lên, đáp ứng những đồi hỏi ngày càng cao của thực tế cuộc sống Một số khác, trước những đổi thay phức tạp ở môi trường sống xung quanh đã không đủ sức mạnh để vượt qua chính mình và trở nên sa
ngã, tha hoá
-_ Thực tế ngày càng chỉ rõ rằng, sự phát triển của nền
kinh tế thị trường đã tạo ra một nghịch lý đáng buổn là
nếu không được nghiên cứu và điều chỉnh kịp thời thì sự
tăng trưởng kinh tế nhanh có thể kéo theo những sự suy
thoái tương ứng về văn hoá, đạo đức và xã hội Trong bối
cảnh đó, nếu không có được một nhận thức đúng đắn và
sáng suốt, một ý thức tự giác và tự chủ cao độ, thanh niên
ngày nay sẽ dễ bị lầm lạc hơn trước Trước mắt họ là cả
Trang 35một khối lượng ngày càng lớn những thông tin cần phải
được xem xét và xử lý, những chiều tốt-xấu, sáng-tối khác
nhau tác động tới họ một cách khách quan, buộc họ phải suy nghĩ và hành động Bởi vậy,do nhận thức và định
hướng chưa đúng đắn, mà rất nhiều người khi lầm lỡ và sa
ngã đã hoàn toàn không ý thức được tính nghiêm trọng trong hành vi của mình
Trong thực tế, nhiều tội phạm ở tuổi vị thành miên đã không nhận thức được lỗi lầm, không hề hiểu rằng mình là kẻ phạm tội, thậm chí trong nhiều trường hợp cồn tu coi mình như những "người hùng", không sợ bị trừng phạt,
không sợ chết Một số thanh niên nghiện ma tuý đã không ngần ngại trả lời những người phỏng vấn rằng họ nghiện ngập là chỉ vì muốn phản ứng lại những giáo huấn của
người lớn mà họ cho rằng đã "nhàm chán và giả tạo" Nhiều
thanh niên đi cướp giật không phải vì nghèo túng mà chỉ muốn "thử thách tính can đảm" của mình
Những thanh niên bị bắt vì đua xe máy, bên cạnh
nhiều lý do đáng lên án, thì chúng ta cũng không phủ nhận họ cũng có sự mạnh mẽ, tự tin và sự can đảm Nhiều người trong số những thanh niên này nói rằng họ muốn đi tìm những cảm giác mạnh , muốn "vượt qua những khuôn phép bình thường", muốn được chiến thắng mà
trước hết là chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình Ở một
khía cạnh nào đó, những thanh niên lầm lỡ kia cũng đáng
thương không kém gì đáng trách
Trang 36nghiên cứu và suy nghĩ Trên thực tế, nếu có đáng trách chăng, cũng là đáng trách cả chúng ta nữa, những nhà quản lý, những nhà giáo dục, những nhà nghiên cứu khoa học trong đó có xã hội học và xã hội học thanh: niên, vì
chúng ta đã không hiểu và trong nhiều trường hợp còn không muốn hiểu được thấu đáo và trọn vẹn đối tượng này, những người vừa gần gũi nhưng lại vừa khác biệt về thế hệ với chúng ta
4 Các định hướng nghiên cứu xã hội học thanh niên
Điều khó khăn chung đối với những nhà nghiên cứu
xã hội học về thanh niên là ở chỗ họ ln ln bị chống ngợp bởi sự rộng lớn và đa dạng của các chủ đề nghiên cứu mà dường như tất cả đều là quan trọng và cần thiết Đối với việc nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội về thanh niên trong đó có xã hội học thanh niên thì gần như tất cả các hướng nghiên cứu đều là nghiên cứu mở Bởi vậy, khó có thể xác định được là nên bắt đầu từ đâu, cũng như nên kết thúc ở điểm nào Tuy nhiên theo chúng tôi, nếu tổng hợp lại sẽ có ba hệ thống các vấn để lớn cần được - nghiền cứu và làm sáng tỏ:
Thứ nhất, vi trí và vai trò của thanh niên cũng như vấn đề thanh niên trong sự vận động và phát triển của đất nước, mối quan hệ giữa vấn đề thanh niên với những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Và ngược lại, ảnh hưởng của những vấn đề trên tới nhận thức và hành động
của thanh niên
Trang 37Thứ hai, nghiên cứu bản thân vấn đề thanh niên, cũng như thế hệ thanh niên trong nội hàm của nó, hoặc
nói một cách khác là nghiên cứu, phân tích và lý giải vấn
đề thanh niên, tâm lý, tâm trạng, nhu cầu và hành vi của thanh niên ở dạng độc lập tương đối với những vấn đề
khác
Thứ ba, nghiên cứu những hoạt động của phong trào
thanh niên, các tổ chức thanh niên trong quá trình đoàn kết, tập hợp thanh niên, vai trò của các cơ quan, chính
quyền, đoàn thể, cộng đồng và gia đình trong việc quan tâm
chăm sóc, rèn luyện, giáo dục thanh niên theo những đòi
hỏi của công cuộc cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước Cả ba hệ thống những vấn đề nghiên cứu lớn nói trên
có quan hệ chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau, tạo
thành cơ sở nền tảng cho sự định hướng các chủ đề nghiên cứu trước mắt và lâu dài, lý thuyết và thực nghiệm về thanh niên Để đáp ứng được những đời hỏi từ tình hình thực tế ở nước ta hiện nay, theo chúng tôi, nên tập trung nghiên cứu một số chủ đề xã hội học thanh niên dưới đây:
Vấn đề thực trạng nhận thức, tư tưởng, tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của thanh niên hiện nay trước những
biến đổi của đất nước Các điều kiện thuận lợi và khó khăn của họ trong việc đóng góp vào quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, sự thay đổi các định hướng giá trị của
thanh niên trước những biến động và xáo trộn của các quy
luật kinh tế thị trường Ở đây nổi bật lên các chủ để
Trang 38Trên cơ sở những nhận thức khoa học về thanh niên hiện nay, chúng ta cũng cần đi sâu nghiên cứu các chính sách thanh niên và cd chế thực hiện các chính sách đó, so
sánh nó với tình hình thực tế để tìm ra những giải pháp
hợp lý nhất nhằm định hướng việc giải quyết đúng đắn vấn đề thanh niên, tạo điều kiện thuận lợi cho họ đóng
góp khả năng trí tuệ và sức lực vào sự phát triển đất nước
Về phương diện này, ở đây cũng xuất hiện một loạt những chủ đề nghiên cứu quan trọng và hấp dẫn đối với nhà xã
hội học Chẳng hạn, những chủ đề nghiên cứu liên quan
đến các chính sách nhằm xử lý mối quan hệ giữa quyển lợi và nghĩa vụ của thanh niên, những chính sách nhằm động
viên và khuyến khích thanh niên tham gia vào các lĩnh vực và ngành nghề mũi nhọn, những nơi khó khăn và gian
khổ của Tổ quốc trong những điều kiện mới của nền kinh
tế thị trường Bên cạnh đó, một loạt các chính sách và cơ
chế có liên quan trực tiếp tới đời sống lao động, sinh hoạt văn hoá và nghỉ ngơi của thanh niên cũng cần phải được
nghiên cứu và phân tích nhằm dap ứng được những đòi
hỏi từ tình hình thực tế, cũng như nhu cầu của chính
thanh niên
Phát triển mạnh mẽ các nghiên cứu xã bội học về thanh niên là phương thức tốt nhất để tìm cách ngăn chặn
sự cằn cỗi của một xã hội Trong các nghiên cứu đó, đến
lượt mình, xã hội học rõ ràng cũng sẽ có thêm được sự trẻ
trung, tránh được những tư duy kinh viện, khô cứng và chắc chắn sẽ ngày càng bộc lộ được những mặt tích cực của mình |
Trang 39Chương II
NGHIÊN CỨU CƠ BẢN, NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG VÀ MỘT KHUNG LÝ THUYẾT CHO XÃ HỘI HỌC THANH NIÊN
1 Chức năng của xã hội học và việc giải quyết mỗi liên hệ biện chứng giữa nghiên cứu cơ bản và
nghiên cứu ứng dụng trong xã hội học thanh niên
Khi nói đến chức năng và nhiệm vụ của một ngành
khoa học, chúng ta không thể không quan tâm tới những khía cạnh hoàn toàn mang tính chủ quan trong nghiên
cứu (chủ quan của nhà khoa học hoặc chủ quan của người đặt hàng nghiên cứu cho nhà khoa học) Tính chủ quan này chính là ở sự lựa chọn mục tiêu nghiên cứu
Đành rằng, ngành khoa học nào cũng có hai chức
năng cơ bản nhất: chức năng nhận thức và chức năng thực tiễn, nhưng không phải bất cứ một công trình
nghiên cứu nào cũng hướng tới việc thực hiện một cách
cao siêu và cứng nhắc hai chức năng trên Nó thường chỉ tập trung giải quyết những vấn đề hết sức cụ thể trên cơ
sở những mục tiêu nghiên cứu cụ thể Xã hội học thanh niên cũng như vậy
Trang 40nhiệm vụ của xã hội học thanh niên nhưng lại chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa nghiên cứu ứng dụng và
nghiên cứu cơ bản trong thực tiễn nghiên cứu Thực ra, nói về nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng là nói về
một phương thức biểu hiện khác của chức năng nhận thức
và chức năng thực tiễn của nghiên cứu Nghiên cứu co ban
là những nghiên cứu có xu hướng nghiêng về những mục
tiêu nhận thức, còn nghiên cứu ứng dụng thì lại có xu
hướng nghiêng về mục tiêu thực tiễn, vận dụng thực tiễn
Tuy nhiên, sự thống nhất và đa dạng của thế giới vật
chất và tinh thần đã khiến cho trì thức khoa học cũng phức tạp và đa dạng không kém Nó cũng khiến cho sự
phân định rạch ròi ranh giới giữa các lĩnh vực khoa học
chỉ có thể mang tính tương đối Sẽ là siêu hình và không
khoa học, nếu chúng ta chỉ biết khu biệt các loại hình
nghiên cứu khoa học khác nhau, mà không nhìn thấy sự
thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng
Bởi vậy, nếu nghiên cứu ứng dụng làm đa dạng và phong phú thêm cho những nghiên cứu cơ bản, thì ngược
lại nghiên cứu cơ bản là tiền đề lý luận phương pháp luận, là cơ sở cần thiết cho việc nghiên cứu ứng dụng
Thiếu những nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng sẽ
mất định hướng, sẽ lúng túng khi xử lý các tình huống
phức tạp từ thực tiễn Thiếu những nghiên cứu ứng dụng
và tính ứng dụng, nghiên cứu cơ bản sẽ chỉ còn là khoa học của sự lãng mạn thuần tuý, sự bay bổng khỏi hiện thực của tri thức
Chúng ta đều biết, mặc dù mang dáng dấp của một