ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT BÀI GIẢNG mon: TIN TRUYEN HINH HOC VIEN BAO CHÍ & TUYEN TRUYEN 3408 _ L044
Chu nhiém dé tai : Th.S Dinh Thi Xuan Hoà Khoa : Phat thanh - Truyén hinh
Trang 2A Mục đích môn học - - 5 tt E S22 E28 cSHn TH nn nen na 1
B Phan b6 Jen 16p sssesssssscssesssssssssssecsssssssessesssessssesssssssasesssscsussssecusecsueesess 1
C Điều Ki€n ti6n QUYEE .ecceccesssssssssssseecsecucsscsstcnesssssecsussssssessusssssssrseessereeces 2 D M6 ta van tat noi dung MOn hOC oo cessescsssesessesscsscsessssseevesecessersssesseees 2
E Nội dung chỉ tiết môn học g0 HT Tu 3
F Phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh 2:0 41 4-
G Phương tiện vật chất đảm bảo ttrrereretreersreeoe.4 (HL TAL HIG HOC tp esccscsseccccssssssccssssscesessssesesssssssssssssscsssssssssssssssssssseesscssssesssssedl
Phan nội dung |
Chuong 1: Khdi niém, đặc điểm của thể loại tỉn truyền hình 6
I Khái niệm 6
Il Sura doi, phát triển của thể loại tin truyền hình .- 2s ssz£‹ 9
II Đặc điểm của tin truyền hình - c+ssvExtEEeEEEeEEtErEzeerssrsscss 17
Chương 2: Cac dang tin truyén ÏiÌHÏx ỎÀ 5 che seesesetsrsrersea 28
I Căn cứ phân dạng -«- M 28
I Đặc điểm và cách thức sử dụng một số dạng tin truyền hình 28
Chương 3: Kỹ năng thực hiện tin truyền hìmh: cseces 44 1 Khâu tiền kỳ -ccss HH xe 45
II Khâu hậu kỳ sassssssecceuuseseececeussensesesanevenanansssnenssnasessassssssseseesn 59
Chuong 4: Ban tin truyén Wink .ccccccccssscssscsesssssssssssscsessssscssssecsensssesesces 91
I Quan niệm và các dạng bản tin truyền hình V411 1k6 91 TI Cách thức xây dựng một bản tin truyền hình .- 5-5 5< 552 91 Phan thuc hanh
1 Mục tiêu phần thực hành LH ng ng gu TH TH g0 ng 98
2 Nội dung và phân bổ thời gian .- - © 5-5 <5 SEs SE vs xe ceEeree 98 Phần kiểm tra, đánh giá
Trang 3TIN TRUYỀN HÌNH
Thời gian: 60 tiết
(Dành cho sinh viên chuyên ngành báo chỉ truyền hình)
A MỤC ĐÍCH MÔN HỌC:
Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về Tin truyền hình - thể loại quan trọng của loại hình báo chí truyền hình Cụ thể giúp sinh viên:
h a
Q QO
Hiệu được vị trí, vai trò, đặc trưng của thể loại
Phân biệt được sự khác nhau giữa Tìn truyền hình và Tin trên các loại
hình báo chí khác
Nam duoc kỹ năng cơ bản sáng tạo 1 Tìn truyền hình Làm được Tìn truyền hình |
Nam được cách thức xây dựng một bản tin truyền hình Có khả năng phân tích, đánh giá những Tin đã phát SÓNG
B PHAN BO THOI GIAN LEN LOP:
1 Thời gian lên lớp: 20 tiết 2 Thảo luận: § tiết
3 Mời báo cáo viên: 5 tiết -
4 Thực hành theo chương trình: 20 tiết x2
5 Thực hành ngoài giờ: 100 tiết
6 Kiểm tra: 2 tiết
Trang 4C DIEU KIEN TIEN QUYET:
1 Về kiến thức: Sinh viên học xong kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành
2 Về phương tiện học tập:
- Cần có tivi, đầu đĩa để xem và phân tích tin, bản tin - Cần có camera và studio để thực hành
D MO TA VAN TAT NOI DUNG MON HOC:
Học phần này gồm 2 phan: Lý thuyết và thực hành 1 Phan lý thuyết: được chia làm 4 chương:
Chương 1 va chương 2: nêu những vấn đề chung nhất về thể loại tin
truyền hình: lịch sử ra đời và phát triển của thể loại, khái niệm, đặc điểm, các
dạng tin truyền hình
Chương 3: nội dung phần này đi sâu vào phân tích quy trình, kỹ năng
làm tin truyền hình
Chương 4: nêu phân tích vai trò của tin trong bản tin; cách thức, yêu
cầu xây dựng một bản tin truyền hình |
| 2 Phần thực hành:
Trang 5E NOI DUNG CHI TIẾT BÀI GIẢNG: Các hình thức Tổng số giờ ;
STT Nội dung (tiét) :á _ Lên lớp Thảo | Thực | Kiểm | Ghỉchú °
luận hành | tra, thi '
Chương 1: Khái niệm, đặc điển của thể loại tin truyền hình I Khái niệm 1 5 4 1 Il Su ra đời, phát triển của thể loại tin truyền hình III Dac điểm của tin truyền hình Chương 2: Các dạng tỉn truyền hình I Căn cứ phân dạng tin truyền hình 2 7 5 2 II Đặc điểm và cách thức sử dụng một số dạng tin truyền hình Chuong 3: Kj nding lam tin truyén hình 3 | I Khau tién ky 33 7 5 20 1
IL Khâu hậu kỳ
Trang 6F, PHUONG PHAP GIANG DAY, KIEM TRA, DANH GIA
1 Phương pháp giảng day
- Trình bày lý thuyết, kết hợp xem, phân tích băng minh hoa cho phan
bài giảng
- Yêu cầu sinh viên tụ đọc tài liệu, theo dõi những tin truyền hình đã
phát sóng, sau đó nhận xét
- Trong quá trình giảng dạy, để phát huy khả năng suy nghĩ độc lập, sự
tự tin của sinh viên, giáo viên sẽ cho sinh viên trao đổi, trình bày nhận xét
2 Phương pháp kiểm tra, đánh giả:
- Kiểm tra học trình 4 lần (1 lần thuyết trình, 1 lần viết, 2 lần chấm tác phẩm) Kiểm tra học phần: Bài tập lớn (điểm môn học là trung bình giữa bài viết và chấm tác phẩm thực hành)
- Mỗi sinh viên sau khi học xong môn học phải tự làm được 2 đến 3 tin
_ truyền hình
G PHUONG TIEN VAT CHAT DAM BAO:
Giáo trình, tập bài giảng, tài liệu tham khảo, băng in tác phẩm, đầu
video xem chương trình, camera, studio thực hành
H TÀI LIỆU HỌC TẬP:
1 Tài liệu bắt buộc:
1 Lê Hồng Quang: Mộ/ ngày thời sự truyễn bình, Hội nhà báo Việ
Nam, HN 2004 : |
2 Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa báo chí: Tác phẩm báo
chi, tap 1, NXB Giáo duc, 1995
3 Tran Bao Khanh: Sdn xudat chương trình truyền hình
Trang 7Il Tài liệu tham khảo:
1 Đức Dũng: Viết báo như thé nào? NXB Văn hố - Thơng tin, HN 10.2003
2 Hội nhà báo Việt Nam: Viế cho độc giả, tài liệu dịch của Pháp, Hà
Nội, 1999
3 Hội nhà báo Việt Nam: Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, H 1992 4 Phân viện Báo chí và Tuyên truyền: Báo chí những diễm nhìn từ
thực tiễn, tập 1, NXB Văn hố — Thơng tin, 2000
5 Thử thuật làm Tïn, NXB Thông Tắn, HN 2006
6 Andrew Boyd: Broadcast journalism — T echniques of radio anhd
TV News — Fourth edition, Focal Press 1998
7 Brigitte Bese Didier Desormeax: Phong sự truyền hình, NXB Thông Tấn, HN 2003
8 Gill Branston and Roy Stafford: The media student’s book —
Routledge — London and Newyork, 1997 | |
9 G.V Cudơnhetxốp, X.L.Xvích, A.La.Iurôpxki: Báo truyền hình, Tập 1 và tập 2, NXB Thông Tan, HN 2004
10 Line Ross: Nghệ thuật thông tin, NXB Thông Tan, HN 2004 11 L.A.Vaxilépva: Chúng tôi làm tin, NXB Thông tấn, HN 2004 12 Michael Schudson: Site manh của fin tức truyền thông, NXB
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2003
13 Philippebreton Sergeproulx: Bang nỗ truyền thơng, NXB Văn Hố, Hà Nội 1996
14 John hohenberg: Ký giả chuyên nghiệp, ÄNXB Hiện Đại 1974
Trang 8PHAN NOI DUNG
Chương 1
KHAI NIEM, DAC DIEM CUA THE LOAI TIN TRUYEN HiNH
I Khái niệm Tin truyền hình: I Tin la gi?
- Thuật ngữ “Tin” có thể hiểu theo hai nghĩa:
+ Nghĩa thứ nhất: |
Tin là tất cả những gì trong đời sống xã hội (sự vật, sự việc, con người ) được chuyển tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các sản phẩm báo chí Với nghĩa này thì khái niệm tin được hiểu rất rộng Công chúng có thể có tin thông qua các tờ báo, chương trình, chuyên mục, trong bất
kỳ thể loại báo chí nào (tin, phóng sự, phỏng vn )
+ Nghĩa thư hai:
Tin là một thể loại báo chí Với cách hiểu này thì tin đòi hỏi phải có
hình thức nhất định với những dấu hiệu, tính chất đặc thù bền vững, cơ bản
chỉ mình nó có |
Trong khuôn khổ môn học nay tin, tin truyền hình sẽ được nghiên cứu với tư cách là một thể loại báo chí
Tin là thể loại ra đời sớm nhất, cùng với sự ra đời của báo chí Có rất nhiều quan niệm về thể loại này Có nhà nghiên cứu đã cho rằng: “Định nghĩa
về fin tức nhiều gan bang con sé ky gia” (John Hohenberg: Ky gia chuyén
nghiệp, NXB Hiện đại, Sài Gòn 1974, tr 76) Riêng ở Việt Nam cũng có rất nhiều quan niệm, định nghĩa về thể loại này Tuy nhiên, có thể đưa ra một số
quan niệm điển hình về thể loại tin đã được khái quát, dưới góc độ của hai
Trang 9- Từ góc độ của những nhà nghiên cứu:
* Theo John Hohenberg (giáo sư Báo chí học Viện đại học Columbia) cho rang:
+ Đối với nhật báo buổi sáng, tin là cái xảy ra hôm qua
+ Đối với nhật báo buổi chiều, tin là cái xây ra hôm nay
+ Đối với tạp chí, tin là cái xảy ra tuần trước, tháng trước
+ Đối với phát thanh, truyền hình, hãng thông tấn, tin là cái xây ra lúc này Theo ý kiến này thi quan niệm về tỉn thay đổi theo loại hình truyền thông * Theo Lyle Spencer (nguyên Trưởng khoa - Viện Đại học Washington)
thì “Tin tức là một biến cố, một ý tưởng hoặc một ý kiến có tính cách thời Sự,
liên hệ hoặc ảnh hưởng đến một số người đông đảo trong cộng động và có thể được những người này hiểu” ((John Hohenberg: Ký giả chuyên nghiệp, NXB Hiện đại, Sài Gòn 1974, tr 76)
* Julius Reuter: “Tïn đức là quá trình làm thay đổi trong một thể giới đang thay đổi, tạo nên nếp cho cuộc sống của nhân loại ” (Neil Everton: Lam tin tức phóng sự truyền hình, tài liệu dịch, tr.5)_
Như vậy, theo Lyle Spencer và Julius Reuter thì tin có liên quan và tác động không nhỏ tới đông đảo công chúng trong đời sống xã hội Tin vừa có
tác dụng nhận thức, vừa có tác dụng cải tạo thực tiến
* Một số nhà nghiên cứu khác thì dựa vào hình thức, cách thể hiện của
tin cho rang: |
+ Tin là một bài viết tương đối ngắn về cá nhân, một sự kiện xã hội,
thời sự
+ Thể loại tin có hình thức đơn giản nhất, ngắn gọn nhất, trực tiếp nhất,
Trang 10- Từ góc độ các nhà báo có kinh nghiệm:
+ “Tin la nhitng gi hém qua chia biét’ (Turner catledge - Chủ bút tờ NewYork Times)
+ “Tin tuc là món hàng chóng hu hỏng nhất, bởi nó là thứ hàng không để được lâu, vì chuyện mới ai cũng muốn biết, chuyện đã qua chẳng ai muốn nghe ” (Hướng dẫn viết tin, tài liệu tham khảo báo QDND, 1965, tr 3)
+ Phóng viên báo Liên Xô (cũ) ví: “Tin tức như một bông hoa rất đẹp nhưng lại chóng tàn” (Hướng dẫn viết tin, tài liệu tham khảo báo QĐND,
1965, tr 3)
Dù là cách định nghĩa giản dị, nhưng cũng rất chuyên nghiệp của Chủ bút tờ NewYork Times hay những quan niệm ví von giàu hình ảnh của các phóng viên báo chí Liên Xô thì tựu chung theo họ, tin phải thực sự mới mẻ, kịp thời
Cũng có thê thấy những quan niệm mang tính hoài nghĩ, thậm chí đôi lúc xen lẫn sự trách cứ:
+ Tin là điều biên tập viên cho là như vậy
+ TÌn là những gì các phương tiện truyền thông cho là đáng đưa + Tin là bất cứ cái gì đưa được vào báo
Như vậy, quan niệm về tin có rất nhiều Xem xét một cách tổng thể,
khoa học thì tất cả mới chỉ đúng ở một chừng mực nào đó chứ chưa thật sự đầy đủ Tuy nhiên, kế thừa những quan niệm trên và từ thực tiễn báo chí hiện đại có thể nêu ra mấy tiêu chí nhận biết về thể loại tin như sau:
Thứ nhất, về đối tượng phản anh: T?n phản ánh những sự kiện mới, có ý nghĩa xã hội được nhiều người quan tâm
Thứ hai, về mục dich phan anh: Tin thong béo nhanh nhất cho công
Trang 11Thứ ba, về cách thể hiện: 7?n cô đọng, ngắn gọn, có một số khuôn mẫu
nhất định
Thứ tư, về ngôn ngữ: Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, thường chỉ dừng lại ở sự
thông báo về sự kiện với một số chỉ tiết điển hình, ít đi sâu bộc lộ cảm xúc
2 Tìn truyền hình là gì?
- Ra đời sau so với các loại hình báo chí khác, vì vậy truyền hình đã tiếp
thu những đặc trưng cơ bản nhất của các loại hình báo chí khác, rồi vận dụng
cho phù hợp với đặc trưng của phương tiện truyền tải
- Tin truyền hình một thể loại của loại hình báo chí truyền hình cũng
không nằm ngoài quy luật đó Nghĩa là, tin truyền hình cũng có những tiêu
chí chung để trở thành thể loại tin, tuy nhiên do đặc trưng của loại hình truyền
tải chỉ phối tức là được thể hiện thông qua ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh nên tin truyền hình cũng khác hơn so với tin báo in hay tin trên các loại hình
báo chí khác Điểm khác chủ yếu là ở cách thức thể hiện và thời điểm dua tin Có thê đưa ra một khái niệm khái quát về thể loại tin truyền hình như sau:
“Tin truyén hình là một thể loại cơ bản, quan trọng của báo chi truyền
hình, dùng để thông báo ngắn gọn bằng hình ảnh và âm thanh những sự kiện mới, có ý nghĩa xã hội, giúp công chúng biết được một cách nhanh nhất, sinh
động nhất về diện mạo của sự kiện ay”
Il Sy ra doi va phat triển của thể loại tin truyền hình: 1 Một vài nét về thể loại Tin:
- Trước khi có báo chí, trong cuộc sống thường nhật đã tổn tại tin (Tin tức) Khái niệm về tin lúc này được dùng với ý nghĩa là thông điệp về sự kiện,
hiện tượng mới xảy ra
Trang 12liên lạc với nhau (ví dụ: dùng tiếng hú, chiêng, trống hoặc đốt lửa trên đỉnh
núi cao đê báo hiệu quân giặc xâm lược bờ cõi hay hoả hoạn )
Khi có chữ viết, thông điệp được ghi lại trên vỏ cây, gióng tre, mặt gỗ Lúc đầu phương thức này được dùng để ghi lại những lệnh truyền của
triều đình Sau đó, nội dung tuyên truyền được mở rộng thêm như thông tin
về thời tiết, giá cả, hàng hố, cơng việc bn bán với cách thé hiện rất ngắn gọn, cô đọng dưới dạng những bản chép tay trên giấy Hình thức thông tin này thời điểm đó rất được ưa chuộng ở Châu Âu
Đến cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, việc dùng máy in để in báo được lan rộng ở nhiều nước châu Âu, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhiều, nhanh chóng của công chúng Hình thức truyền tin bằng cách chép tay vì thế đã dần
được thay thế bằng những tờ báo in Nhiều thông điệp trong những tờ báo in
đó có văn phong, cách trình bày tương tự nhau: đó là cách viết rất ngắn gọn,
dễ hiểu Theo các nhà nghiên cứu thì đây chính là hình thức ban đầu của thể
loại tin Dần dần, nhiều thể loại báo chí nữa đã hình thành và được đưa vào sử
dụng làm cho các tờ báo ngày càng phong phú Nhiều nhà nghiên cứu đã so sánh sự đa dạng của các thê loại báo chí với “các tang bang trong ky băng
trôi, chúng tụ lại, tạo thành những những hình thù mới ” Còn đối với các
nha bdo thi “thé loại như bảng màu đối với hoạ sĩ: màu sắc, sắc màu, pha |
mau ”(L.A.Vaxilepva: Ching téi lam tin, NXBVHTT, tr.18)
Nhung trong bảng màu thể loại rực rỡ đó phải khẳng định tin là một trong
những gam màu cơ bản nhất Nó không chỉ ra đời sớm nhất, gắn liền với sự xuất hiện của báo chí mà còn là một thê loại quan trọng nhất của báo chí
- Sự xuất hiện của tin gắn liền với nhu cầu nhận biết về cái mới - về
những gì đang xảy ra, sắp xảy ra, giúp con người nhận thức về thế giới đang
vận động, biến đổi không ngừng xung quanh họ một cách nhanh chóng nhất, từ
Trang 13Đến thời điểm này, nghĩa là đã năm thế kỷ phát triển của loại hình báo in
đã trôi qua, thể loại tin vẫn đồng hành, rất năng động, luôn chiếm vị trí quan
trọng trên các trang báo Thực tiễn đã chứng minh: Các bài xã luận, bình luận
dù có sắc sảo, dũng cảm đến mấy, báo được trình bày hấp dẫn đến mấy nhưng rốt cuộc cái quyết định chất lượng, cũng như sự tỔn tại của tờ báo là những cái tin mà phóng viên thu thập được và cách họ viết những tin đó Các nhà nghiên
cứu qua thăm dò du luận cũng đã thấy rang: mot to báo có thể không đăng xã
luận trong 10 năm nhưng không thể không đăng tin trong 10 ngày
- Mỗi thể loại báo chí ra đời và phát triển trong những hoàn cảnh, điều
kiện khách quan khác nhau Vì vậy, cách nhìn nhận, phân chia, sử dụng mỗi
thể loại cũng có sự khác nhau phù hợp hoàn cảnh, thậm chí không thật sự tuyệt đôi giông nhau ở mỗi cơ quan báo chí và rộng hơn là với các quôc gia
- Đối tượng phản ánh, mục đích phản ánh của tin vẫn là những sự kiện moi xay Ta, nhằm thông báo nhanh diện mạo của sự kiện tới công chúng
nhưng cách thẻ hiện trước kia và hiện nay có nhiều sự thay đổi | Trước kia, tin thường rat dài, cách thể hiện khô cứng, khuôn mẫu ví như “sáng ngày A, tại địa điểm B, diễn ra sự kiện C; tới du có hoặc lập
thành tích chào mừng ngày sáng nay, tại diễn ra Đồng chí M tới dự đã phát biểu, hy vong, mong muốn ” Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng, thể loại tin mặc dù vẫn giữ nguyên được bản chất thông tin đơn giản, nhanh chóng nhưng đã được cải tiến cách thể hiện rất nhiều, vì vậy đã đem lại sức sống mới cho thể loại:
Tóm lại, thê loại tin nói riêng, báo chí nói chung ra đời đánh dấu sự tồn tại, phát triển của một loại hình truyền thông, một lĩnh vực thông tin mới và
Trang 142 Thể loại Tin truyền hình * Trên thế giới:
- Truyền hình là loại hình truyền thông ra đời muộn hơn so với báo in
gần ba thế kỷ Đầu thế kỷ XX, truyền hình mới xuất hiện, nhưng phải tới
những năm 40 (thế kỷ XX) mới phát triển rằm rộ
Ra đời sau rất nhiều so với các loại hình báo chí khác (báo i in, phát thanh ) nhưng do tiếp thu được “tỉnh hoa” từ các loại hình này nên truyền hình đã nhanh chóng trở thành một “chàng không lồ” trong giới truyền thông, có sức hút mạnh mẽ đối với công chúng Người ta ví truyền hình như “rạp hát không lồ” vì nó mang tới cho khán giả đủ loại chương trình như tin tức thời sự, sân khấu, hài kịch, thể thao, trò chơi phục vụ đủ mọi tầng lớp người: từ các em thiếu niên, nhỉ đồng,
học sinh, sinh viên, bộ đội, bác sĩ đến những các quan chức, lãnh đạo các cấp
- Cũng như phát thanh, truyền hình đầu tiên được biết đến như một
phương tiện giải trí Truyền hình sơ khai giống như phát thanh có hình ảnh: |
hàng loạt những chương trình tạp kỹ, các vở hài kịch, phim truyền hình, sân
khấu truyền hình và các trò chơi được trình chiếu liên tục trên truyền hình Nó đã mê hoặc, ngốn rất nhiều thời gian của công chúng vào màn hình bởi những hình ảnh sinh động
- Bên cạnh những chương trình giải trí, khán giả còn thực sự xúc động
và thích thú khi chứng kiến tận mắt, nghe tận tai những sự kiện chân thực của
cuộc sống thông qua những chương trình tin tức thời sự - và lúc này thì truyền hình thực sự được khẳng định tuyệt đối về mặt ưu thế Thể loại tin cũng ra đời
và phát triển từ những ngày đầu này |
Tuy nhiên, ban đầu thé loại tin đã phải thích ứng một cách vụng về với
truyền hình - một loại hình truyền thông mới như rất nhiều thể loại khác
Trang 15nhưng họ đã không đồng ý vì họ cho rằng “truyén hinh qua nhiéu viéc ma ho không quen trong khi công việc của họ trong ngành phát thanh suôn sẻ, kiếm được nhiều tiền, họ không muốn mắt thời gian với truyền hình” (Học viện Báo chí và Tuyên truyền: “Tác động truyền thông”, tài liệu dịch, tr 13)
Do nhu cầu muốn biết thông tin mới về mọi mặt đời sống xã hội, những
người làm truyền hình thời điểm đó đã quan tâm đặc biệt đến khía cạnh này
Năm 1947, CBS khởi phát chuong trinh Television News with Douglas Edwards va NBC ra mat chuong trinh Camel News Caravan So với bây giờ thì những chương trình đầu tiên rất thô Sơ và nguyên thuỷ Không có hình ảnh
sinh động của cuộc sống, tất cả chỉ là sự xuất hiện của phát thanh viên trước màn hình để đọc tin Sau đó, thể loại này đã được cải tiến dần bằng cách sử
dụng những hình ảnh ngắn, đơn giản để minh hoạ
Vào những năm 50 (thế kỷ XX), Edward R Murrow và David Brinkley (của CBS và NBC) - những nhà tiên phong trong lĩnh vực tin tức truyền hình
đã dành sự quan tâm đặc biệt, tập trung rất nhiều sức lực thiết lập những
chuẩn mực đầu tiên cho tin tức nói chung và thể loại Tin nói riêng trên truyền
hình Hàng loạt tin tức nóng hổi về những vấn đề xã hội, về các hội nghị
chính trị được phát sóng thường xuyên trong chương trình thời sự của các đài này Thể loại tin nhanh chóng chiếm vị thế, trở thành thể loại xung kích trên nhiều kênh truyền hình Bởi nó đã đưa tới cho công chúng lượng thông tin
mới không lồ, cập nhật Nhiều đài truyền hình đã trở thành “vua báo chí” thu
hút lượng khán giả lớn về chương trình của mình nhờ biết phát huy thế mạnh
của các thể loại thông tin nói chung và thể loại tin truyền hình nói riêng mà
CBS, CNN là những ví dụ điển hình
Thành lập năm 1979, CNN của Ted Turner, một trong những kênh truyền hình cáp lúc bấy giờ đã không ngừng đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên đáp ứng nhu cầu cập nhật tin tức của công chúng
Trang 16trở thành một kênh chuyên tin tức, thoả mãn nhu cầu thông tin vô cùng lớn của khán giả không chỉ ở Mỹ mà còn rất nhiều nước khác trên thế giới Thông qua kênh truyền hình này mà năm 1991, nhân dân toàn thế giới hàng giờ, hàng
phút có thể cập nhật được tình hình Chiến tranh vùng Vịnh Đến nay, CNN
vẫn phát triển và lớn mạnh không ngừng là một trong những kênh tiên phong chuyên tải tức thời những sự kiện nóng hỗi với thể loại nòng cốt là tin trên
phạm phi toàn thế giới |
* Ở Việt Nam:
- So với thế giới, truyền hình Việt Nam ra đời muộn hơn rất nhiều Sau một thời gian dài chuẩn bị nhân lực, vật lực, ngày 7/9/1970 chương
trình thử nghiệm đầu tiên được phát sóng, đã có những thành công nhất định Ngày này được ghi nhận và lấy làm mốc đánh dấu Sự ra đời của ngành truyền hình Việt Nam
Trong chương trình thử nghiệm đầu tiên kéo dài gần hai tiếng đồng hồ, một số thể loại đã được lựa chọn để làm chương trinh, trong đó có sự góp mặt của thể loại tin Tin tức được kéo dài trong 15 phút, nội dung tương đối phong phú gồm tin trong nuớc và tin quốc tế Nhưng do điều kiện kỹ thuật và khả năng còn hạn chế nên lúc đầu tin được thể hiện rất đơn giản, chủ yếu là sự xuất hiện của phát thanh viên đọc lời và thỉnh thoảng có một vài đúp hình ảnh
tĩnh minh hoa
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như sức mạnh của truyền hình, Đảng và Chính phủ đã có định hướng phát triển và đầu tư cho ngành truyền hình phát triển Nắm bắt cơ hội và xác định vai trò to lớn của mình truyền
hình đã phát triển không ngừng Hiện ở Việt Nam có một đài truyền hình
Trang 17Hiện nay, nhiều Đài đã mớ thêm nhiều kênh mới với nhiều chuyên mục
và thê loại phong phú, nhưng chương trình thời sự, tin tức vẫn là một chương trình quan trọng nhất Trong các chương trình này tin vẫn luôn là thể loại mũi
nhọn, nên tảng
Hiện, tần số, thời lượng phát sóng của thể loại này trên sóng truyền hình rất lớn và không thể thiếu trong kết cấu chương trình của các Đài Nhiều Đài đã nghiên cứu, sắp xếp, bố trí phát sóng chương trình thời sự, các bản tin vào các giờ cao điểm, giờ vàng - thời điểm mà có nhiều người xem truyền
hình hơn bất kỳ khoảng thời gian nào khác (thường là 11g30 - 12g; 18g30 -
20g; 21g30-22g) - |
Nếu như cách đây vài năm, các chương trình thời sự, các bản tin chỉ xuất hiện một vài lần trong một ngày trên sóng truyền hình thì ngày nay đã thay đổi tất nhiều Số lượng các chương trình với những tin xuất hiện mật độ ngày càng dày trên sóng Chẳng hạn, trên sóng Đài truyền hình Quốc gia, đến thời điểm này, chỉ tính trên các kênh truyền hình quảng bá số ban tin, các chương trình thời sự lên tới khoảng hơn hai chục chương trình với số lượng tin được thể hiện ở thé
loại tin là rất lớn |
- Trong xã hội hiện đại, với nhịp sống ngày càng hối hả, thời gian dành cho công việc cũng ngày càng thêm nhiều vì vậy với một lượng thời gian nhỏ nhất đề có thé tiếp nạp được lượng thông tin lớn nhất phục vụ cho cuộc sống thì
việc lựa chọn hình thức, thê loại dé tiếp nhận thông tin là rất quan trọng và tin là
một trong những thê loại đáp ứng được yêu cầu này của con người hiện đại
Theo điều tra xã hội học của Trung tâm nghiên cứu dư luận thuộc Ban Tư
tưởng Văn hoá Trung ương về các chương trình phát trên sóng Đài truyền hình
Trang 18dẻo nhất cho công chúng về những sự kiện mới xảy ra trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội |
- Với thế mạnh ngắn gọn, khả năng thông tin về tình hình thời sự nhanh
chóng, cập nhật, tin truyền hình không chỉ có vai trò to lớn trong đời sống xã hội mà còn có vị trí quan trọng trong hệ thống các thể loại báo chí truyền hình Tin là nguồn cung cấp tài liệu, đề tài phong phú cho các thể loại báo chí truyền hình khác thậm chí cho cả các loại hình báo chí khác vì đó là nguồn tài liệu cập nhật, sinh động trong cuộc sống Chẳng hạn: Tin về việc UBND thành phố Hà Nội tổng kết một năm công tác tiếp và giải quyết đơn thư khiếu nại của quần chúng nhân dân Ngồi thơng báo về sự kiện, việc đã làm và chưa làm được của công tác này, tin còn liệt kê một số gương cá nhân và tập
thê điển hình được nhận bằng khen do làm tốt công tác tiếp dân và giải quyết
đơn thư khiếu nại Trên cơ sở tin này, nhiều phóng viên khác (phóng viên
chuyên đề) có thể khai thác sâu hơn để làm những thê loại khác như làm
phóng sự chân dung về gương những cán bộ làm công tác hoà giải ; làm phóng sự phản ánh và tìm nguyên nhân của việc tiếp dân, giải quyết đơn thư
còn chậm
- Tin truyền hình có ưu thế: ngắn gọn, năng động, có thể thông tin ngay
tức thời, sốt dẻo về một sự kiện mới xảy ra Còn các thể loại khác như phóng
sự, ký sự, phỏng vắn lại có khả năng trong việc phản ánh sâu sắc, toàn diện
đến tận cùng bản chất của sự kiện, vấn đề Chính vì mỗi thể loại có thế mạnh
riêng như vậy mà nhiều chương trình đã kết hợp linh hoạt nhiều thể loại trong
một chương trình để tạo nên sự phong phú, đa dạng cho chương trình Hiện nay, tin không chỉ là một thể loại cơ bản trong chương trình thời sự, trong các bản tin mà còn được sử dụng trong nhiều chương trình lớn mang tính chuyên sâu (chẳng hạn chương trình chuyên đẻ, chương trình văn hoá giải trí )
Tóm lại, tin truyền hình ra đời rất sớm cùng với sự ra đời và phát triển
Trang 19cải tiến nhiều nhằm phù hợp với điều kiện khách quan cũng như nhu cầu của công chúng Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, truyền hình nói chung, thể loại tin nói riêng lại càng có điều kiện phát triển phát huy hơn nữa ưu thế nhanh nhạy của mình Thông qua sóng truyền hình, hàng ngày trên truyền hình hàng trăm tin nóng hỗi đã được chuyển tới hàng triệu, hàng tỷ khán giả, góp phần cung cấp thông tin, trang bị kiến thức, định hướng nhận thức, hành vi kịp thời cho công chúng Cũng chính vai trò to lớn này mà tin ngày càng khẳng định được vị trí của mình, gớp phần làm nên diện mao to báo, tạo nên sức mạnh to lớn của loại hình truyền hình
IH Đặc điểm của Tin truyền hình:
1 Tìn truyền hình được thể hiện bằng hình ảnh và âm thanh:
- Về mặt hình thức: đây là đặc điểm cơ bản nhất giúp phân biệt giữa tin truyền hình và tin trên các loại hình báo chí khác,
Tin trên báo viết được thé hiện bằng những con chữ trên giấy, tin phát thanh là lời đọc trên sóng phát thanh Như vậy, mỗi loại tin nay chi duoc thé
hiện băng duy nhất một loại ngôn ngữ (chữ viết hoặc lời nói), trong khi đó tin truyền hình có sự bứt phá hơn hẳn do đặc trưng của loại hình Sự kiện được
tin truyền hình đưa tới công chúng bằng hai ngôn ngữ: lời và hình Chính điều này đã làm cho sự kiện ở tin truyền hình tăng thêm sự chân thực, sinh động — hơn rất nhiều so với sự kiện trên các loại hình báo chí khác
Trang 20+ Một số kỹ năng thực hiện tin truyền hình khác hơn so với tin ở các
loại hình báo chí khác Đặc biệt là ở khâu viết lời
Viết lời cho tin truyền hình cơ bản cũng giống như viết lời cho tin trên các loại hình báo chí khác như phát thanh, báo in, báo mạng điện tử Nghĩa là đều cần phải hết sức ngắn gọn, đi thắng vào sự kiện Nhưng mỗi loại hình truyền tải do có đặc trưng riêng, nên nó cũng chỉ phối và có những quy định riêng khác trong cách thé hiện Lời của tin truyền hình không mô tả lại những gì hình ảnh đã có Lời chỉ có nhiệm vụ thông báo Hình ảnh làm nhiệm vụ mô tả, kế lại những gì cuộc sống đang diễn ra sôi động Hình ảnh mô tả, kết hợp với lời bình trực tiếp góp phần làm rõ thông tin về sự kiện cần thông báo
Trong nhiều loại hình báo chí khác, do chỉ có một phương tiện biểu đạt là chữ viết hoặc lời nói, chính vì vậy mà mặc dù tin có đặc thù ngôn ngữ ngắn gọn, cô đúc nhưng người viết cũng luôn cần sự sáng tạo, khắc phục những hạn chế của loại hình để thông tin sự kiện đến với công chúng trực tiếp, sáng rõ và hấp dẫn nhất Vậy nên, trong một số trường hợp tin trên các loại hình
báo chí khác người ta đã tìm tới sự mô tả để bạn đọc, hoặc thính giả không
những có thông tin mà còn biết một chút về bối cảnh diễn ra sự kiện giúp
công chúng hình dung ra sự kiện một cách sinh động nhất
Vi du: Tin “Angelia Jolie dén Ha Noi” (Bao Thanh nién 20.3 2997) viết: “Chiêu qua, ngay từ 15 giò, công tác chuẩn bị đón chuyên cơ của ngôi sao Angelia Jolie da duoc trién khai nhanh chóng, nghiêm ngặt tai san bay Hàng chục phóng viên ảnh đã túc trực tại các cửa sân bay Nội Bài, kế cả cửa ra vào khu đón khách VIP A nhưng đều vô vọng khi 2 trong 5 chiếc xe
kính đen kín mít (IMercedes, 3 Inova va ] xe khách 17 chỗ ngôi) đã lao thẳng ra chân máy bay đón Angelia Jolie, con nuôi của cô và đoàn tuỳ tùng l7giờ
35, đoàn xe được “che chắn ” rất kỹ trước con mắt của báo giới đã lao thẳng
Trang 21Những từ in nghiêng, gạch chân mô tả rất kỹ cách thức, phương tiện đón tiếp diễn viên này
Cùng phản ánh sự kiện kể trên, tin truyền hình phát trong chương trình Văn nghệ chủ nhật được thê hiện ngắn gọn, cô đúc tất cả những từ miêu tả bối cảnh, diễn biến ở trên đã được hình ảnh ghi lại rất rõ Trong lời bình không xuất hiện những chỉ tiết này nữa ma chi tập trung nêu thông tin về việc đến sân bay Nội Bài Hà Nội - Việt Nam để chuẩn bị cho việc nhận con nuôi của diễn viên nỗi tiếng Mỹ - Angelia Jolie
Đối với truyền hình việc mô tả để biết hành động cùng bối cảnh (phan in nghiêng, gạch chân ở trên), khơng có và hồn tồn là thừa, khơng cần thiết vì
những thông tỉn này đã được hình ảnh “mô tả” rất rõ
Lời không mô tả lại những gì hình ảnh đã có, đây là điểm riêng tạo nên sự
khác biệt trong việc viết lời của thể loại tin truyền hình so với thể loại tin trên các
loại hình báo chí khác Trong quá trình tác nghiệp phóng viên làm tin truyền hình cần nắm vững đặc trưng này dé tránh trường hợp dùng tin phát thanh hoặc
tin báo viết có trám hình ảnh
2 Tin truyén hình thông báo những sự kiện mới ở thời điểm bộc lộ
nhiều ý nghĩa nhất
Đây là đặc điểm cơ bản phân biệt tỉn truyền hình với các thể loại báo
chí truyền hình khác
- Sự kiện là đối tượng phản ánh, là nguồn sống của tất cả các thể loại
báo chí truyền hình Tuy nhiên, mỗi thể loại lại có những tiêu chí khác nhau cho việc lựa chọn sự kiện để phản ánh
- Đối tượng phản ánh của tin truyền hình rất rong
Tất cả những sự kiện mới xảy ra có liên quan va tác động lớn tới đông
Trang 22Trong khi đó đối tượng phản ánh của các thể loại truyền hình khác như
phóng sự, tường thuật, ký sự truyền hình hẹp hơn rất nhiều, đó là những sự kiện cần có sự chọn lọc rất kỹ từ rất nhiều những sự kiện đang diễn ra trong
cuộc sông sôi động
Đối tượng phản ánh của thể loại phóng sự là những sự kiện thật tiêu
biểu, xuất hiện trong bối cảnh điển hình, có sắc thái riêng hoặc bắt đầu xuất
hiện những mâu thuẫn, những câu hỏi cần làm sáng tỏ
Đối tượng phản ánh của thể loại tường thuật: đó là những sự kiện thật
sự đặc sắc, quan trọng, nỗi bật trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, khu vực hoặc thế giới có ý nghĩa lớn đối với công chúng Ví như: các lễ mít tỉnh kỷ niệm những ngày lễ lớn, khai mạc hoặc bế mạc các kỳ
Đại hội Đảng, họp Quốc hội, các hoạt động thể thao lớn
Như vậy, phần lớn các sự kiện diễn ra trong cuộc sống đều có thể làm
tin truyền hình Nhưng không phải sự kiện nào cũng có thể trở thành đối
tượng phản ánh của các thể loại khác của truyền hình như phóng sự, tường thuật, ký sự Chỉ khi sự kiện có vẫn đề, có mâu thuẫn hoặc chứa đựng nhiều câu hỏi chưa được trả lời (hoặc có nhiều cách trả lời không thống nhất, chưa đủ thuyết phục) người ta mới chọn các thể loại khác tin để phản ánh
Vidul:
Sự kiện người dân Trung Quốc, Lào, Campuchia ở sát biên giới đồ sang Việt Nam mua rất nhiều xăng dâu
Trước sự kiện này, Đài truyền hình Việt Nam đã làm cả Tin và Phóng sự truyền hình
Trang 23Như vậy, mặc dù bán được hàng nhưng thực tế mỗi ngày vô tình ta bị thất thoát hàng trăm triệu đồng
Ba ngày sau, cũng trong chương trình thời sự của Đài truyễn hình Việt
Nam khán giả được nhìn nhận sâu và toàn diện hơn về vấn để này Một loạt
câu hỏi thực tiễn như: Các cấp Chính quyền Việt Nam giải quyết vấn đề này như thế nào khi mà Nhà Nước vẫn phải bù lỗ, trợ giá xăng dâu? Phải chăng quản lý của chúng ta quá lỏng lẻo?
Vĩ dụ 2:
Chủ tịch nước Trần Đúc Lương đến vui Tết trung thu cùng các em thiếu nhỉ quận Thanh Xuân (Hà Nội) (chương trình thời sự Đài truyền hình Viét nam 9/2005) Voi sự kiện này phóng viên thể hiện dưới dang tin la phi hợp nhất
Thực tế, nhiều sự kiện chỉ đáng làm tin với mục đích thông báo ngắn gọn
về một sự việc mới xảy ra cho công chúng biết là đủ Nhưng phóng viên đã xác định không đúng tầm quan trọng của sự kiện nên viết rất dài và coi đó là phóng
sự nên làm cho chương trình kém hấp dẫn
Cùng phản ánh cái mới, nhưng tin truyền hình thường tập trung vào những sự kiện mới nhất, nóng hổi nhất vừa xảy ra, đang xảy ra để công chúng
kịp thời nắm bắt được thông tin thời sự cập nhật từ đó có nhận thức, hành vi phù hợp Các thể loại khác của truyền hình như phóng sự, ký sự hay phim tài
liệu có thể lần lại, cày xới trong số những sự kiện đã diễn ra, đã được đưa tin
để khắc hoạ sâu, cắt nghĩa rõ giúp công chúng hiểu hơn về sự kiện đã qua nhưng có liên quan tới cuộc sống đương đại
Có những sự kiện diễn ra trong một thời gian đài, có quá trình phát
sinh, phát triển với nhiều những tình tiết phức tạp Trong trường hợp này, tin truyền hình thường chỉ tập trung phản ánh những thời điểm mà ở đó sự kiện
Trang 24thúc của một sự việc nhằm để thông báo một sự kiện mới hoặc để nêu kết quả
Tin cũng có thể xuất hiện tại một thời điểm nằm trong quá trình phát triển của
sự kiện, nhưng đó nhất định phải là thời điểm mà ở đó, diễn biến của sự kiện
xuất hiện một tính chất mới Cũng vì vậy, mà người ta gọi tin truyền hình là nghệ thuật của điểm chót Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn giữa tin truyền hình và các thể loại khác -
Tin truyền hình thường chỉ lựa chọn một lát cắt điển hình, một điểm
bộc lộ nhiều thông tin nhất của sự kiện để thông báo Việc làm này của tin nhằm mục đích giúp công chúng dễ đàng có được thông tin mới nhất, nhanh
nhất một cách dễ hiểu nhất Chính vì thế mà tin truyền hình trở thành thể loại
rất ngắn gọn, năng động Trong khi đó, sự kiện trong phóng sự lại được diễn tả theo quá trình phát sinh phát triển, với lớp lang những chỉ tiết, bối cảnh, không gian để giúp công chúng hiểu sự kiện
Vi du 1: Su kién Pacific Airlines bán vé giá rẻ
Với sự kiện này Đài truyền hình Việt Nam đã có rất nhiều Tìn Mỗi Tin Ia 1
“lát cắt” của sự kiện | |
+ Ngày 15.2.2007 chương trình thoi su 12gid cia Dai THVN ding thé
logi Tin dé dua Tin, thong báo về sự kiện, đó là hôm nay hãng Pacffic Airlines bat dau thử nghiệm bản vé máy bay giá rẻ Tìn này đã thông báo các chỉ tiết 1 cach ngắn gọn, lý do bán vé giá rẻ? Số lượng vé dự kiến bán ra? Những tuyến có vé loại này? Hình thức bán hàng? Giá tối thiểu, giá tối
đa (đây là “lát cắt 1”)
+ Ngày 1.3.2007, cũng trong chương trình này, 1 “lát cắt” nữa về sự kiện được đưa tới khán giả Tin này thông báo nhanh rằng, trong vòng nửa tháng triển khai chương trình, Pacjfic Airlines đã bản được 30.000 trong tổng số 50.000 vé giá rẻ qua mạng và 1 số thông tin khác nữa chẳng hạn loại vé
Trang 25+ Ngày 8.3.2007, trong bản tin “Thị trường 24 giờ” phát sóng 1 7g30
đã thông báo “lát cắt thứ 3” của sự kiện này khi cho biết những thông tin
cuôi cùng về sự kiện bán giá vé máy bay giảm của hãng
Trong chương trình thời sự 19 g cùng ngày, Tìn không xuất hiện nữa mà thay vào đó là 1 phóng sự hơn 2 phút Phóng sự đã phân tích, đánh giá rất kỹ về sự kiện này với 1 loạt những chỉ tiết, con số, cùng những phỏng vấn, suy nghĩ của người bán, người mua được vé rẻ Một câu hỏi cũng đã được giải đáp đó là giá rẻ chất lượng có đảm bảo? Liệu như việc bán giá rẻ này có gáy nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các hãng hàng không Việt Nam không? _
Rõ rang, tin chỉ xuất hiện để thông báo về một sự kiện mới, một lát cắt của sự kiện Còn phóng sự xuất hiện khi xuất hiện những câu hỏi cần có sự xem xét, phân tích, khái quát cả một quá trình phát sinh phát triển của sự kiện, sự liên
quan giữa sự kiện đang diễn ra với các sự kiện, hiện tượng khác đang diễn ra xung quanh trong đời sống xã hội
Vi du 2: Su kiện chiến tranh lrắc
+ Tin truyén hình (phát sóng ngày 22.3.2003 trên VTWI Đài truyền hình Việt Nam): thông qua hình ảnh và lời bình ngắn gọn, trong 45 giây tin đã giúp công chúng biết rất nhanh ngày thứ 2 quân đội Mỹ đã tấn công rắc đến đâu? Quân đội nước sở tại chống trả như thế nào, dân chúng ra sao? Bao nhiêu người chết, bị thương
+ Phóng sự truyền hình (thời lượng 2 phút 15 giây; phát trong chương
trình bình luận sự kiện ngày 27.3.2003 trên VTV1 Đài truyền hình Việt Nam):
để công chúng hiểu rõ về những ngày đầu cuộc chiến Tác phẩm da dua I
loạt chỉ tiết, bối cảnh, không gian thời gian, 1 vài chân dụng về sự lo so cua
Trang 26- Chính vì mục đích thông báo những sự kiện mới ở thời điểm mới nhất
nên tin truyền hình luôn mang tính thời sự cập nhật
Tin chỉ dừng lại ở việc thông báo -“phát tín hiệu” - thông tin rất nhanh
đường nét, hình thù của sự kiện giúp công chúng “biết? đang có gì xảy ra,
diện mạo của sự kiện đó ra sao chứ không đi vào phân tích, cắt nghĩa, lý giải
để công chúng “hiểu sâu” về bản chất của sự kiện như các thể loại truyền hình
khác như phóng sự, ký sự, phim tài liệu Vậy nên, những con SỐ, những thông tin, số liệu đó về sự kiện luôn là mới nhất, nóng hỗi nhất, cơ bản nhất,
cập nhật nhất
- So với các loại hình khác như báo ¡n, phát thanh thì truyền hình là
phương tiện tiếp thu, tận dụng rất nhiều những thành quả, tỉnh hoa của khoa
học công nghệ thông tin hiện đại Cũng bởi vậy mà thông tin trên truyền hình ngày càng nhanh chóng, cập nhật, sinh động hơn Tỉn truyền hình ngày càng
được phát huy thế mạnh Thời điểm công chúng được tiếp cận thông tin mới,
tri thức mới ngày càng gần với thời điểm diễn ra sự kiện, thậm chí trùng khớp với thời điểm sự kiện đang diễn ra bởi nhiều đài truyền hình, hãng truyền hình
da dua tin trực tiếp từ hiện trường
Vĩ dụ: về vụ bắt cóc 32 em nhỏ và 2 giáo viên của Hiệu trưởng trường mẫu giáo Musuos ở Philippin ngày 26.3.2007
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ bắt cóc này, phóng viên CNN thường trú tại Philippin đã có mặt tại ngay hiện trường dé dua tin Tì in nay được ghi, phát trực tiếp Ngay lập tức hàng triệu triệu người trên thé giới đã
được tiếp nhận sự kiện một cách tức thời, sinh động
4 giờ sau, trong bản tin thời sự trực tiếp, CNN lại tiếp tục đưa một tin
nữa, đó là một em nhỏ trong số đó đã được thả tự do vì bị sỐt cao
Những trường hợp như thế này luôn là thế mạnh tuyệt đối của thể loại
Trang 27chóng, cập nhật nhật vê vụ bắt cóc đó Các thể loại khác sẽ khó vào cuộc bởi sự kiện diễn ra bât ngờ, chưa có những số liệu, nguyên nhân để phân tích sâu
tìm rõ bản chất của sự kiện
Tóm lại, tin truyền hình thường chọn điểm nỗi bật, mới nhất của SỰ
kiện để phản ánh Chính vì vậy 1 sự kiện có thể được làm nổi rõ, sâu sắc với
nhiều điểm, nhiều lát cắt ở nhiều thời điểm điển hình Điều này đã làm cho sự
kiện mang tính liên tục và rất cập nhật |
3 Tin truyền hình rất ngắn gọn
- Mỗi một thể loại báo chí ra đời có chức năng, nhiệm vụ, mục đích
phục vụ riêng Vì vậy, chúng có hình thức thể hiện riêng, phù hợp đáp ứng
mục tiêu đặt ra
- Tin truyén hình chỉ có nhiệm vụ thông báo về sự kiện mới trong xã
hội Không có nhiệm vụ đi sâu phân tích, lý giải, tìm hiểu nguyên nhân sâu
xa, sự tác động, tầm ảnh hưởng của sự kiện này tới các vấn đề khác của xã hội
như phóng sự hoặc các thể loại báo chí truyền hình khác Chính vì vậy, tin truyền hình thường rất ngắn gọn (sự ngắn gọn này thể hiện chủ yếu ở các khía cạnh: thời lượng; kết cấu; ngôn ngữ)
+ Về thời lượng: Thời lượng của tin truyền hình nhỏ hơn rất nhiều so
với thời lượng của các thể loại khác Độ dài một tin trung bình khoảng 30 giây Chính vì ngắn gọn nên tin chỉ dùng những chỉ tiết, con số điển hình để
thông báo những thông điệp đặc trưng nhất về nội dung, hình thức của sự
kiện Những thông số này tập trung vào việc trả lời vắn tắt 6 câu hỏi “kinh điển”: Cái gì xảy ra? Xây ra ở đâu? Khi nào? Ai tham gia hoặc ai làm nên sự
kiện đó? Sự kiện đó diễn ra như thế nào? Tại sao nó xuất hiện? Trả lời vắn tắt
Trang 28+ Về kết cấu: Các thể loại báo chí truyền hình khác thường có kết cấu ba phần: mở đầu, thân bài, kết luận Nhưng tin truyền hình kết cấu chỉ có hai phần: mở đầu và thân tin Có sự khác biệt này bởi: tin chỉ dừng lại ở thông báo sự kiện, một lát cắt, kết quả của sự kiện, không phân tích lý giải tìm nguyên nhân một cách kỹ lưỡng và tin không có nhiệm vụ đề ra giải pháp
trước một tình huống, một sự kiện vì vậy tin không có phần kết luận, chốt lại
vấn đề Tin chỉ đưa những chỉ tiết, con số điển hình liên quan trực tiếp đến sự kiện Thông qua những chỉ tiết này, công chúng sẽ tự nhận thức, tự đánh giá
và đưa ra hướng giải quyết của mình trước sự kiện
Tin truyền hình thường được viết theo mô thức hình tam giác ngược hoặc hình viên kim cương, nghĩa là những thông tin quan trọng, nóng hỗi, hấp dẫn nhất người ta hay lựa chọn đưa ngay lên phan đầu của mỗi tin Cách thé
hiện này nhằm mục đích, với khoảng thời gian ngắn nhất khán giả có thé biết
được ngay có sự kiện gì xảy ra
+ Vê ngôn ngữ:
* Lởi: Nếu như phóng sự truyền hình hay các thể loại khác thường
dùng ngôn từ mềm mại, giàu cảm xúc để miêu tả, kể lại sự việc, sự kiện thì
ngôn ngữ của tin lại đặc biệt ngắn gọn, cô đọng, khách quan, lời lẽ đi thẳng vào hạt nhân sự kiện, không vòng vo bắt khán giả phải suy luận, luận giải mới
hiểu được ý nghĩa
* Hình anh: Tin truyền hình thời lượng nhỏ, làm sao trong khoảng thời
gian ngắn nhất có nhiều thông tin bằng hình ảnh nhất, thì cần phải có nhiều
cảnh để chuyển tải Để đáp ứng được mục tiêu này các cảnh trong tin cần
ngắn Trung bình mỗi cảnh ngắn cố định (Fix) dài 2,5 - 3 giây Vì vậy, trong
một tin có nhiều cảnh ngắn kết nối liên hoàn sẽ làm cho tiết tấu của tác phẩm
rất nhanh, hình ảnh động
Trang 29hình ảnh giúp công chúng hiểu những gi đang diễn ra, những góc khuất, tìm
bản chất của sự kiện Chính vì vậy, các thể loại nảy luôn phải dựng lại những
bức tranh sinh động, khái quát về sự kiện Bởi lẽ này mà dung lượng tác phẩm thường lớn với rất nhiều cảnh độ ngắn dài đa dạng, các động tác máy phong phú với nhiều những kỹ xảo Vậy nên tiết tấu của phóng sự và các thể loại
khác ngoài tin nhiều khi chậm rãi với nhiều khoảng lặng (có thể chỉ có hình
ảnh trôi, không lời bình) giúp người xem có thể vừa tiếp nhận thông tin, vừa
nghiền ngẫm, thưởng thức, chiêm nghiệm sự kiện, van đề mà nhà báo đang đề
cập tới
Câu bỏi thảo luận
1 Nêu khái quát sự ra đời và phát triển của thể loại tin truyền hình?
2 Nêu vị trí, vai trò của thể loại tin truyền hình?
3 Xu thế vận động, phát triển của tin truyền hình hiện nay?
4 Trên cơ sở những quan niệm khác nhau, hãy đưa ra những tiêu chí cơ bản
nhận diện thé loại tin? Tin truyền hình?
5 Phân tích để thấy sự khác nhau giữa tin truyền hình với tin ở các loại hình báo chí khác?
6 Tin truyền hình khác các thể loại báo chí truyền hình khác ở điểm nào? Tại
Trang 30Chương 2
CÁC DẠNG TIN TRUYÈN HÌNH
I Căn cứ phân dạng tin truyền hình:
Những căn cứ phân chia khác nhau sẽ tạo nên những kết quả khác nhau
trong việc nhận dạng thê loại tin truyền hình:
- Căn cứ vào lĩnh vực phản ánh, có: Tin chính trị, tin kinh tế, tin văn
hoá, tin giáo dục, tin thé thao
- Căn cứ vào phương thức phản ánh, có: Tin bình, tin phỏng vấn, tin
công báo, tin tường thuật
- Căn cứ vào thời lượng tác phâm và mục đích phản ánh, có: tin văn, tin ngắn, tin sâu
- Căn cứ vào hình thức thệ hiện, có: tin lời, tin ảnh, tin hình, tin có sự xuất
hiện của phóng viên ở hiện trường
Việc phân chia các dạng thức tin truyền hình chỉ mang tính chất tương
đối Hơn nữa, các dạng tin còn có sự giao thoa, kết hợp với nhau và với các thể loại khác
II Đặc điểm và cách thức sử dụng một số dạng tin truyền hình: 1 Các dạng tin truyền hình phân theo tiêu chỉ hình thức thể hiện: a Tin loi:
- Tin lời là dạng tin không có hình ảnh sinh động về sự kiện, chỉ có sự
xuất hiện của phát thanh viên hoặc biên tập viên đọc lời
Trang 31- Kết cấu của tin lời trên truyền hình giống như một tin bình thường nhưng cân chú ý một sô điểm sau:
+ Với đặc điêm chỉ nghe một lân nên rất khó khái quát, khó nắm bắt
thông tin nên khi việt lời cân dùng câu ngắn gọn, một mệnh đề đơn giản Điều này giúp người xem dễ tiếp nhận thong tin
+ Đây là tin dành cho người xem nhưng cách thức tiếp nhận lại nghe là chủ
yếu, nên cần có lối hành văn tự nhiên, viết như nói Trong trường hợp này, cách viết
tin lời gần giống như cách viết lời cho phát thanh Đó là viết như kể, để người xem
có thê bước đâu hình dung ra sự kiện
+ Đôi với dạng tin này nên thực hiện dưới dạng tin văn hoặc ngắn Tức là chỉ nên dừng lại ở sự thông báo ngăn gọn về sự kiện, hạn chế thể hiện dưới dạng tin sâu vì nêu như vậy khán giả sẽ khó tiếp nhận
- Cách thực hiện tin lời đơn giản nhất so với các dạng tin truyền hình khác Dạng tin này có thể do chính phóng viên truyền hình trực tiếp xuống CƠ sở thu thập thông tin viết nên hoặc cũng có thể được các phóng viên thu lượm, biên tập từ nhiều nguồn khác Chẳng hạn từ các phương tiện truyền thông đại chúng, từ cộng tác viên, từ các quyết định, thông tư của các Bộ, Ban, ngành
Chú ý: trong một số trường hợp, do chưa có điều kiện gửi hình ảnh về phát sóng dé đám bảo tính thời sự phóng viên có thê đọc lời trực tiếp qua điện thoại
b Tin anh:
- Đây là dạng tin gần với tin hình Nó hấp dẫn hơn tin lời vì nó có hình
ảnh nhưng hình ảnh ở đây chỉ là hình ảnh tĩnh được dùng để minh hoạ Ảnh tĩnh
có thê là ảnh chụp, ảnh ký hoạ, sơ đồ, bảng biểu
Trang 32có thể ghi hình được nhưng do một lý do nào đó để đảm bảo tính thời sự đã
phát tin trước
Đề cho tin thêm sinh động thì phóng viên, ban biên tập có thể lựa chọn một vài hình ảnh (có thể là ảnh do phóng viên chụp hoặc dùng lại từ các phương tiện truyền thông đại chúng khác hoặc có sẵn trong kho tư liệu ) dé
làm minh hoạ cho tin
- Tuy theo thời lượng của tin ma sir dung nhiéu hay it anh - Tin ảnh ít xuất hiện trên truyền hình
- Cách thực hiện phức tạp hơn tin lời vì ngoài việc viết lời thì phóng
viên, biên tập viên phải mất thêm thời gian sưu tầm thêm hình ảnh tĩnh để
minh hoa |
- Cách viết lời cũng gần tương tự như cách viết lời cho tin lời
- Với dạng tin này nên thực hiện dưới dạng tin vắn hoặc ngăn Chỉ nên thông báo ngăn gọn về sự kiện, hạn chê thê hiện dưới dạng tin sâu vì nếu như
vậy một mặt tin không sinh động mặt khác khán giả sẽ khó tiếp nhận c Tin hình:
- Dạng tin này mang đầy đủ đặc điểm của tin truyền hình đó là được thé
hiện bằng hình ảnh và âm thanh |
- Tin hình đây là dạng tin cơ bản chiếm số lượng lớn trong các bản tin, chương trình thời sự truyền hình
- Thông tin được chuyển tải bằng cả hình ảnh và âm thanh nên nó hấp dẫn hơn hẳn so với hai dạng tin trên
Trang 33° vr 4 aA 2 v7 cA kệ eA `
d Tìn có sự xuất hiện của phóng viên ở hiện trường
- Đây là dạng tin phát huy được rất nhiều thế mạnh của truyền hình Sự xuất hiện của phóng viên tại hiện trường — nơi diễn ra sự kiện, làm tăng thêm
tính chân thực, thuyết phục của sự kiện
- Việc xuất hiện này không quy định ở đầu, giữa, cuối tin hay toàn bộ tin mà chỉ có tác dụng và ý nghĩa khi phóng viên đưa thêm thông tin hoặc dẫn dắt
người xem đến với sự kiện một cách tự nhiên, sinh động Phóng viên có thể xuất
hiện hình trong một số trường hợp sau: |
+ Khi muốn giới thiệu, nhấn mạnh bối cảnh, địa điểm hoặc một mối liên hệ
về không gian quan trọng để làm rõ hơn về sự kiện đang được đề cập tới
+ Khi có những đoạn khách quan của sự kiện khó dùng hình ảnh để
chuyên tải, minh hoạ
+ Khi muốn đưa thông tin trực tiếp về sự kiện đang diễn ra Ở trường
hợp này, phóng viên có thể xuất hiện từ đầu đến cuối tin Lời dẫn của phóng viên cũng chính là lời của tin đó
- Đề phát huy hết ưu thế của dạng tin này đòi hỏi phóng viên phải tính
toán kỹ lưỡng từ việc xuất hiện ở đâu, nói điều gì, có mặt ở đoạn nào của tin Và đặc biệt phải có sự chuẩn bị kỹ về nội dung, tâm lý dé làm sao sự xuất
hiện hình vài chục giây trong tin hiệu quả nhất
Chi ý: Ngoài những dạng tin trên ra cũng có thể có dạng tin có hình thức thê hiện khác hơn, trong đó có một đoạn phỏng vấn hoặc phát biểu ngắn:
Trang 34- Vì tin chỉ có nhiệm vụ thông tin ngăn gọn vê sự kiện nên dù được thé hiện băng hình thức nào thì cũng cân bám sát mục tiêu, nhi ệm vụ của mình
Vậy nên đôi với những tin có cách thê hiện mới chắng hạn như có trích phỏng vân hoặc phát biêu cần lưu ý:
+ Những đoạn trích lời này phải đưa ra một thông tin mới, sinh động hoặc bỗổ sung được điều gì đó cho phần đã nêu trước thì mới nên sử dụng Hạn chê những đoạn trích chứa đựng cảm xúc cá nhân của người trả lời
+ Phần phát biểu hoặc trả lời phỏng vấn chỉ nên lấy ngắn vì nếu không tin truyền hình sẽ trở nên đơn điệu, khô cứng, dài dòng
- Cách thực hiện tin này phức tạp hơn so với tin hình Khi viết lời tránh
viết trùng ý với những phần phát biểu hoặc phỏng vấn Mặt khác, phóng viên
phải nghe lại toàn bộ phần đã phát biểu hoặc phỏng vẫn đề làm sao chọn được
đoạn trả lời có nhiều thông tin nhất, khách quan nhất để đưa vào tin
Tóm lại, trên đây là một số đạng tin truyền hình thường gặp Bên cạnh
những dạng tỉn có thê xếp vào dạng này hay dạng kia một cách rõ ràng, nhanh
chóng thì thực tế nảy sinh-có không ít tin lại kết hợp trong mình hình thức thể
hiện của một vài dạng tin đã nêu trên Chẳng hạn, một tin truyền hình phần
mở đầu là hình thức của dạng tin lời; phan thân tin là hình thức của tin hình,
gồm có hình ảnh sinh động của cuộc sống đang diễn ra phối kết với 1 số hình ảnh tĩnh, kèm một đoạn phỏng vấn có liên qua trực tiếp đến sự kiện đang nói tới và cuôi là sự xuât hiện của phóng viên ở hiện trường
Sự kết hợp này thể hiện sự đa dạng, phong phú của các dạng báo chí truyền hình, phù hợp quy luật phát triển của báo chí vừa mang tính ổn định, vừa vận động, đan xen hoà quyện với nhau tạo thành những dạng mới sinh
Trang 352,Một số dạng tin truyền hình khác:
Trong phạm vi của bài giảng này, căn cứ vào các yếu tố như mục đích thé hiện, dung lượng tác phẩm, phương thức và năng lực phản ánh, có thể
phân tích những đặc điểm nhận dạng một số dạng tin truyền hình khác nữa như: tin văn, tin ngắn, tin tường thuật, tin sâu
a Tin van:
- Đây là dạng tin có dung lượng nhỏ nhất so với các dạng tin truyền
hình khác Nó được cấu tạo bởi một vài câu, với thời lượng trung bình khoảng
15 đến 20 giây |
- Tin văn có mục đích chuyển tải nhanh nhất tới khán giả những thông điệp, chỉ tiết hoặc bình diện quan trọng nhất, mới nhất, có ý nghĩa nhất của sự kiện tới
khán giả giúp họ có thông tin nhanh nhất, từ đó có nhận thức, hành vi kịp thời
- Đề đạt mục đích này tin vắn chỉ tập trung vào thông báo van tat, ngan
gọn một vai chỉ tiết tiêu biểu có khả năng thông báo, khắc họa nhanh nhất quy
mô, tính chât, ý nghĩa của sự kiện, sự việc đang diễn ra trong cuộc sông
- Tin vắn do dung lượng nhỏ nên kết cấu đơn giản, thường tập trung vào trả lời ngắn gọn bốn câu hỏi: Cái gì xảy ra? Xảy ra ở đâu? Khi nào? Ai
liên quan hoặc tác động tạo nên sự kiện này?
- Tin vắn trên truyền hình chỉ dừng lại ở thông báo vắn tắt sự kiện,
thường không có lời bình luận Lời không chia thành hai phần mở đầu và thân
Trang 36Ví dụ:
“ĐỀ phục vụ nhu cầu thông tin giải trí của động bào các dân tộc dịp Tết nguyên đán, Đài tiếng nói Việt Nam đã chuyển giao máy phát thanh AM công suất 10 KW cho Đài PTTH Thái Nguyên Đây là thiết bị hiện đại, đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng Loại máy mới này có khả năng thay thế cho máy phát AM 7,5 KW mà Đài PTTH Thái Nguyên sử dụng gân 60
năm qua, nâng diện phủ sóng trên địa bàn đạt 90%”
(Phát sóng chương trình thời sự 19 giò, VTV1, ngày 13/2/2007 Đây là
tin vẫn được viết theo mô hình viên kim cương Chỉ tiết quan trọng nhất được
in nghiêng, gạch chân)
- Do ngắn gon nén tin van thường được bố trí sắp xếp rất linh hoạt trong bản tin hay chương trình thời sự Thông thường nó xuất hiện trong cụm
tin cùng chủ đề
- Tin van được thực hiện dưới hình thức tin lời, tin hình và tỉn ảnh Đối
với tin văn có hình ảnh thì mỗi tin có trung bình khoảng bốn đến năm cảnh
Tiết tấu của tin rất nhanh
- Đây là dạng tin có tần xuất xuất hiện trên truyền hình tương đối nhiều Bởi dạng thức linh hoạt, phù hợp với phương tiện truyền tải Cùng 1 sự kiện,
có thể được chia thành nhiều lát cắt, mỗi lát cắt là 1 thời điểm quan trọng đã
được thông báo nhanh tới công chúng trong nhiều bản tin trong ngày, tạo thành một dòng chảy thông tin sinh động với nhiều cung bậc phát triển
- Tin vắn truyền hình thường được lựa chọn sử dụng trong những trường hợp sau:
Trang 37sau chỉ cân là những tin văn bô sung thêm những chỉ tiết mới, nét mới có ý nghĩa đôi với tồn cục
+ Thơng báo những sự kiện có ý nghĩa chính trị mà đưa nhiều chỉ tiết
thì quá mức độ cần thiết
+ Thông báo những sự kiện không thuộc dòng thời sự chủ lưu nhưng có ý nghĩa nhất định Loại sự kiện này chỉ cần thông báo nhanh, g1úp công chúng “biết?” xung quanh ho đang có những gì xảy ra, không giải quyết nhu cầu
“hiêu” về sự kiện
+ Dạng tin này thường được ưu tiên khi sức ép về thời gian tuyên truyền,
cạnh tranh về thời điểm đưa tin lớn mà thời gian, khả năng quan sát, nhận biết
các chỉ tiết quan trọng của nhà báo chưa nhiều b Tin ngan:
- Day là dạng tin có dung lượng lớn hơn tin văn, với kết cầu tương đối đầy đủ, gồm mớ đầu và thân tin Thông báo những thông điệp đặc trưng nhất về nội dung, hình thức của bản thân sự kiện, giúp khán giả có những hình dung tương đối đầy đủ về diện mạo sự kiện
- Trên truyền hình, tin ngắn là dạng tin xuất hiện nhiều, thậm chí mang tính chủ lực trong các bản tin, chương trình thời sự Thời lượng trung bình - khoảng 30”, với khoảng hơn một chục cảnh sinh động liên quan trực tiếp đến
sự kiện Phần mở đầu tin thường có sự xuất hiện của phát thanh viên hoặc
biên tập viên để đọc, dẫn dắt
- Cũng giống như tin văn, tin ngắn luôn bám sát phản ánh những sự kiện nóng hôi nắm trong đòng thời sự chủ lưu, có ý nghĩa quan trọng đôi với đời sông xã hội
Trang 38đầu mỗi tin hoặc sau một vài giây Nội dung tin bao gồm một nhóm các chỉ tiết, thông điệp quan trọng tập trung trả lời ngắn gọn 6 câu hỏi “kinh điển”
5W và 1 H Ngoài sự kiện, sự việc, con người được nêu ra, trong tin ngắn còn
có thể nêu ngắn gọn bối cảnh, mục đích giúp công chúng biết nhanh, nhiều hơn về diện mạo, quy mô, tính chât, ý nghĩa của sự kiện
So với tin văn thì tin ngăn có nhiệu uu diém hon trong việc trình bày,
thông báo về sự kiện Sự kiện được đưa ra rõ nét hơn Ở cuối một số tin ngắn
có thê đã xuât hiện một lời bình ngắn
Ví dụ: Tai nạn cháy xe chở khách tại đường Pháp Vân - Câu Giế
Lời dẫn: Vào khoảng 9h30 phút sáng nay đã xảy ra một tai nạn nghiêm trong cháy xe chở khách tại đường Pháp Van - Cau Gié
Băng: Vụ cháy xe chở khách này xảy ra tại lưn 207+950 tại địa bàn huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây, trên đường Pháp Vân Câu Giẽ Chiếc xe bị cháy là chiếc xe trên 40 chỗ ngôi, hiệu Huynäai mang biển số 38H 8588 đang lưu thông theo hướng Bắc —- Nam Khi bị cháy trên xe chứa chật ních người và hàng hoá Sau khoảng hơn nửa giờ xảy ra chảy, xe cứu hoả mới tới được hiện trường vậy nên chiếc xe đã bị cháy rụi hoàn toàn Rất may khi phát hiện cháy tất cả hành khách trên xe đã kịp thời thốt ra ngồi Vụ cháy không có thiệt hại về người nhưng tat cả hàng hoá chứa bên thành xe cùng 3 chiếc xe máy trên nóc, cùng chiếc xe khách đã bị cháy rụi hoàn toàn Theo những người dân chứng kiến và các hành khách đi trên xe đó thì đám chảy xuất phát từ gầm phía đuôi xe, xe lại không có phương tiện chữa cháy tại chỗ nên đám cháy đã bùng phát mạnh Nguyên nhân ban đầu được xác định là do hệ thống điện bị chập Vụ cháy xảy ra là lời cảnh báo sâu sắc đối với các chủ xe chở
khách, nhất là đối với các phương tiện đã quá cũ nát”
(Phát sóng chương trình thời sự 19h VTVI, Đài truyền hình Việt Nam ngày 13.2.2007)
Trang 39c Tin sau:
- Tin sâu có dung lượng lớn hơn nhiều so với tin ngắn Nó không chỉ
dừng lại ở thông báo, phản ánh nhanh diện mạo sự kiện như ở tin ngắn mà nó
còn bất đầu đi vào khám phá các bình diện khác nhau của sự kiện bằng việc
bắt tay vào phân tích ngắn gọn, đánh giá tính chất, đặc điểm, các yếu tố chỉ
phối sự ra đời, phát triển từ đó nhận định xu thế vận động, phát triển, ý nghĩa
của sự kiện đó
- Tuy bắt đầu thấy có xuất hiện của sự phân tích, bình giá trong tin ngắn nhưng tất cả đều vô cùng ngắn gọn, chỉ là những điểm nổi bật nhất,
những nét chấm phá về sự kiện chứ không thể là một bài bình luận hoặc 1 bài
phóng sự phản ánh
- Tin sâu có thành phần kết cấu đầy đủ, hoàn chỉnh, gồm mở đầu và
thân tin Nội dung tin gồm một tập hợp các chỉ tiết, tập trung phản ánh chiều
sâu của sự kiện với việc trả lời đầy đủ 6 câu hỏi (5W + 1H) Một số câu hỏi
như Tại sao? Như thế nào? thường được tập trung trả lời sâu nhằm tìm ra một
số điểm khuất lap sau sự kiện Chính vì vậy, dạng tin này có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đưa những thông báo đầu tiên mà còn có sự định hướng rõ nét nên có tác dụng nhất định trong việc nâng cao nhận thức và định
hướng hành vi của khán giả kịp thời
- Tin sâu có dung lượng lớn với nhiều yêu cầu khắt khe hơn so với tin văn
va tin ngắn nên đòi hỏi phóng viên phải có khả năng nhìn nhận, nắm bắt, khái quát sự kiện nhanh, thể hiện chặt chẽ Nhà báo có thể khai thác, tìm hiểu các
khía cạnh, các mối quan hệ theo chiều sâu hoặc có thể liên kết một vài sự kiện đồng cấp đề làm rõ một sự kiện lớn
Ví dụ: Israel: Toừn quốc tê liệt vì bãi công
Trang 40Băng: Cuộc bãi công bắt đầu từ 9 giờ sáng sau khi các cuộc đàm phản thâu đêm giữa đại điện cơng đồn lao động Histadrut với đại diện Chính phủ
Israel thất bại
Yêu sách của những người lao động là chính quyên và giới chủ phải trả lương đúng hạn cho người lao động Tại nhiều công sở và công ty, công nhân viên không nhận được lương của họ trong 6 tháng liền Tổng bãi công ở Israel lần này khiến cho hàng ngàn hành khách tại sân bay Quốc tế Ben
Gurion ở Tel Áviv bị kẹt Các chuyến bay đến bị huỷ hoặc phải trễ hơn so với
kế hoạch ban đầu Hành khách tại sân bay bị kẹt ngày một đông, hàng hoá tại các cảng biển không được dỡ, rác đô thị không có người dọn cứ ngày một chất đồng lớn hơn Trong số các nạn nhân của cuộc tổng bãi công có cả đội tuyển bóng đá Anh và các fan từ Luân Đôn toi Tel Aviv để tham gia một giải bong da do Israel tổ chức Để đội tuyển Anh có đủ thời gian chuẩn bị -cho trận đấu với đội tuyển Israel, giới cơng đồn Israel đã có một nghĩa cử linh hoạt cho phép máy bay chở đội tuyển Anh, các trọng tài và những nhân vật chủ chốt được hạ cảnh xuống sản bay Ben Gurion vào ngày 22.3 Riêng các
cỗ động viên Ánh không được hưởng sự đối xử ngoại lệ như đội tuyển Chủ
tịch Cơng đồn Israel, ơng Qƒer Eini cho biết cơng đồn không muốn CuỘC
tông bãi công làm mắt một cơ hội đề người hâm mộ bóng đá `
Israel theo dõi trận đếu giữa hai đội bóng nhà nghề Israel và Anh Cuộc tổng bãi công đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tẾ cho ngành khách sạn, nhà hàng ở Israel do các cô động viên quốc tế không thể đến sân cỏ kịp thời để cô vũ cho đội nhà Uớc tính thiệt hại môi ngày lên tới hàng chục ngàn
USD” (Bản tin trưa 2007, dai THVN)
- Trên truyền hình, tin sâu phần lớn được thê hiện dưới đạng tin hình, rất ít
sử đụng đạng tin lời Mô thức kết cấu chủ yếu theo hình viên kim cương hoặc