1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh - Một nguồn sử liệu cần được khai thác trong nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá lịch sử

9 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 780,25 KB

Nội dung

Trang 1

ANH - MOT NGUON SU LIGU CAN DUOC KHAI THAC TRONG NGHIEN CUU, GIANG DAY VA TRUYEN BA LICH SỬ

1 Nếu nói một cách đơn giản, sử học là một

khoa học để nhận thức lại quá khứ, thì nhiếp ảnh

chính là một phương cách (kỹ thuật và nghệ thuật) để làm cho những cái hiện thực đã xẩy ra trong khoảnh khắc ấy được hiển hiện mãi mãi Do đó chúng ta có thể hình dung được mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa nhiếp ảnh và sử học

Nhờ những phat minh cach day 160 nam (1) và sự cải tiến không ngừng của công nghệ và thiết bị nhiếp ảnh mà con người đã có được một

phương cách để nhận thức hiện thực đã qua bằng

hình ảnh trực quan bổ sung cho những sử liệu thành văn hay các loại di tích vật chất (hiện vật, công trình kiến trúc )

-Những hình ảnh mà nhân loại đã khai thác, sử dụng và tích luỹ được trong 16 thập ký qua chính là một nguồn sử liệu rất quý cho chúng ta hiện nay và cho cả những thế hệ mai sau nữa Đúng như ý nghĩa của thuật ngữ "photographie" (Hán - Việt dịch là nhiếp ảnh) bao gôm hai từ tố gốc Hy Lạp là photos (ánh sáng) và graphie (ghi chép lại); mặc dầu những tấm ảnh có những yếu tố chủ quan của người chụp, nhưng nó vẫn mang tính chân thực Nó đã trở thành những bằng chứng trong nghiên cứu lịch sử và là phương tiện nhận thức trực quan trong giảng dạy và truyền

* Viện Sử học

DƯƠNG TRUNG QUỐC `

bá lịch sử Đã từ lâu và ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nước tiên tiến, phương pháp nghc - nhìn (audiovisuel) với việc sử dụng hình ảnh (kể cả hình ảnh động - movic - điện ảnh) đã nâng cao hiệu quả trong việc nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá lịch sử Việc in những bức ảnh minh hoạ trong sách nghiên cứu cũng như trong sách giáo khoa, việc sử dụng đèn chiếu hay băng video, đĩa và ngày nay là Internct , đã ngày càng phổ biến và đạt tới hiệu quả cao trên các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá các trị thức khoa học; mà ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến lĩnh vực sử học Cho đến nay khi mà nhiều vấn đề về kỹ thuật và công nghệ đã hết sức thuận lợi, không còn là những khó khăn khó vượt qua được như cách đây vài thập ky thì hình ảnh với tư cách là sử liệu quan trọng vẫn chưa được giới sử học chúng ta khai thác và sử dụng tương xứng với giá trị của nó, mặc dầu đó là một nguồn sử Hiệu phong phú của một nền nhiếp ảnh đã từng tồn tại trong 13 thập kỷ qua

2 Cái mốc đánh dấu cho sự ra đời của nhiếp

Trang 2

16 tghiên cứu Lịch sử số 5.1999

(6-1878) Hiệu ảnh đâu tiên ấy do Đặng Huy Trư một nhà nho có tư tưởng canh tân sau một thời gian sang khảo sát ở Trung Quốc đã mua những thiết bị về nhiếp ảnh và du nhập nghề này vào nước ta Còn hiệu ảnh ở Huế dọ một viên quan của bộ Hộ tên là Trương Duy Sán được vua Tụ Đức cử sang Pháp học nghề nhiếp ảnh rôi ông - đưa kỹ thuật này về nước Cả hài hiệu ảnh đó đều được thành lập trước khi Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành thuộc địa của thực dân Pháp Do vậy clrúng ta có thể coi việc du nhập nghề nhiếp ảnh vào nước ta như một hiện tượng cla su giao luu ván hoá, tiếp nhận các công nghệ mới của Phương Tây, đáp ứng nhu cầu của xã hội Việt Nam đương đại, chứ không thuần tuý chỉ là sản pham cua vin minh Phuong Tay di đôi với quá trình thực dân hoá nước ta:

Cần lưu ý tới một chỉ tiết thú vị nữa là khi Đăng Huy Trứ đưa nghề nhiếp ảnh về nước ta và thanh lập hiệu ảnh đầu tiên ở Hà Nội, ông đã lấy tên cửa hiệu là "Cảm Hiếu Đường” với quan niệm cho rằng những sản phẩm của nhiếp ảnh đã chứa đựng những yếu tố nhân văn nhầm thoả mãn đạo lý truyền thống của người Việt Nam coi việc chụp ảnh là một phương thức để thực hành chữ "hiếu"

Cho đến cuối thế kỷ XIX thì nhu cầu chụp ảnh không chỉ dừng lại ở những người Âu đang sinh sống ở nước ta, mà nó đã bước đầu trở thành nhủ cầu của người Việt Nam, trước hết là cư dân khá giả ở đô thị Thí dụ ở Hà Nội đã có các hiệu -ảnh của người Hoa như Du Chương (phố Bát Đàn) hay của người Việt Nam như Khánh Ký (1892) Điều đáng tiếc là cho đến nay những hình ảnh do người Việt Nam chụp ở nửa cuối thế kỷ XIX hầu như không còn lưu lại được bao nhiêu (theo chúng tôi biết, hiện nay chỉ còn bức chân dung vua Đồng Khánh của hiệu ảnh Trương Duy Sán chụp ở Huế năm 1886, hay 3 bức ảnh chụp chân dung của một bà Hoàng (princesse) và của Thượng thư Phan Thanh Giản do một

người Việt Nam là Tran Nguon Dan (không ghi dấu) ohụp vào năm 1879

Sang dau thé ky XX, dic biệt là từ sau Đại chiến thế giới lân thứ I, với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II của thực dân Pháp ở nước ta, thì sự

phát triển của các đô thị cùng với những phát

triển của công nghệ nhiếp ảnh làm cho các thiết bị càng trở nên phổ biến đã kích thích nhiếp ảnh hoạt động mạnh dưới hình thức dịch vụ, mà trước hết là của tâng lớp thị dân Nhiều hãng mua bán máy và phim ảnh như Kodak, Pathé đã xâm nhập thị trường Việt Nam Hầu như những gia đình trung lưu người Việt ở các đô thị lúc đó đều có sở thích treo ảnh và có các album ảnh Đây cũng là một nguồn ảnh quan trọng phản ánh đời sống

thường ngày qua các thời kỳ lịch sử Trong thời

kỳ này cũng xuất hiện những nhà nhiếp ảnh tài tử thoát ra khỏi những hoạt động dịch vụ của người thợ ảnh bình thường Họ đã đưa ống kính gắn với cuộc sống thiên nhiên và xã hội Nhiều tấm ảnh có chất lượng cao hơn được sáng tác, đồng thời những tấm ảnh mang tính chất phóng

sự ngày càng phát triển Đây cũng là thời kỳ

nhiếp ảnh gắn liền với sự phát triển của báo chí, ảnh phóng sự đã trở thành một trong những ngôn ngữ quan trọng nhất của báo chí hiện đại Các phóng viên ảnh xuất hiện và chính họ đã để lại những bộ sưu tập ảnh có giá trị cao như Nguyễn Bá Khoản với các tấm ảnh về cuộc biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5-1938 tại Đấu Xảo (Hà Nội) và bộ sưu tập ảnh về cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong 60 ngày đêm ở Hà Nội cuối năm 1946 - đầu năm 1947; Võ Anh Ninh với bộ sưu tập ảnh về nạn đói năm Ất Dậu (1945); Vũ Năng An và nhiều nhà nhiếp ảnh khác với bộ sưu tập ảnh về thời kỳ Cách mạng tháng Tám

1945

Kể từ sau khi nước ta giành được độc lập,

Trang 3

nh - fTột nguồn sử liệu cần được khai thac

triển của lịch sử Việt Nam hiện đại do họ chụp

được ngày càng phong phú, đa dạng; đóng góp một phần quan trọng trong việc phản ánh lại những cái gì đã xảy ra trong quá khứ được hiển hiện lại mãi mãi

Tuy nhiên ngoài nguồn ảnh do các nhà nhiếp ảnh Việt Nam thực hiện, chúng ta cũng cần chú ý tới một nguôn ảnh rất phong phú, có giá trị gắn liền với một giai đoạn dài của lịch sử Việt nam thời thuộc địa; đó là những tấm ảnh do người Pháp thực hiện

3 Hình ảnh đầu tiên của Việt Nam được đưa vào ống kính máy ảnh của người Pháp, cho đến nay được biết đến là tấm hình "Đôn Non Nay" do thuỷ thủ trên các chiến thuyền của Pháp ghé qua Tourane (Đà Nẵng) chụp trước khi thực

dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào tháng

9-1858

._ Vào thời điểm này, máy ảnh đã được sử dụng, nhưng việc in ảnh trên các xuất bản phẩm, đặc biệt là trên báo chí còn rất khó khăn Trong thời gian này, phát triển rất mạnh cách vẽ tiếu tượng học (iconographie) bằng nét bút sắt, nhiều khi là các tác giả vẽ lại theo những bức ảnh chụp Có một khối lượng khá lớn những hình ảnh về Việt Nam được vẽ theo kiểu này trên nhiều xuất bản phẩm đương thời: du ký, phóng sự báo chí ; trong đó có cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của liên quân Pháp - Tây Ban Nha vào những năm từ 1858 cho đến khi thực dân Pháp chinh phục được nước ta thành thuộc địa Gần đây đã có một số cuốn lịch sử về cuộc chinh phục thuộc địa Đông Dương của thực dân Pháp được trình bày chủ yếu bằng các sưu tập tranh tiếu tượng học phản ánh các sự kiện lịch sử rất sống động Thí dụ, sách "La conquête de l'Indochine” (Cuộc chinh phục Đông Dương) củá Héduy hay sưu tập tir cdc hoa bao "Illustration" Rat dang - chú ý là những hình ảnh về loại này đã được in khắc trên tờ tạp chí nổi tiếng "Le Tour du Monde" (Vong quanh thế giới) từ cuối thé ky

trước, trong đó có đăng nhiều bài du ký hay khảo cứu về Việt Nam có kèm theo những hình ảnh minh hoạ rất có giá trỊ

Tuy bị hạn chế trong kỹ nghệ In, song những ảnh chụp về Việt Nam ngay ở cuối thế ký XIX đã khá nhiêu, phần lớn là do các nhà nhiếp ảnh tài tử trong đội quân viễn chỉnh hay bộ máy thực dân thực hiện Tập album "Quand les Frangais découvraient |’ Indochine" (Khi nguoi Phap phat hién ra Dong Duong) do H6i Dia ly Dong Duong (Société de Géographie indochinoise) xudt ban có rất nhiêu bức ảnh được chụp vào cuối thế ky XIX với chất lượng ảnh rất đẹp, cho thấy chúng được bảo quản rất tốt cho đến ngày nay ở các Kho lưu trữ ở nước Pháp Bức ảnh có niên đại sớm nhất được công bố là của Gsell chụp đoàn thám hiểm của Doudart de Lagrée ở lưu vực sông

Mékong nam 1866 Ba thập kỷ cuối của thế kỷ

XIX đã có nhiều hình ảnh được thực hiện Đây cũng là thời điểm nhiếp ảnh có những phát minh mới, đặc biệt là sự ra đời của các tấm kính ảnh khô (phát minh của Maddox, năm 1871, trudc đó là loại kính albuminel phủ nhũ tương), hay phim cuộn (năm 1 889 của Eastman); nhờ đó việc sử dụng máy ảnh ngày càng thuận lợi và phổ biến

hơn Nhiều bức ảnh có giá trị sử liệu cao đến nay

vẫn còn lưu giữ được như hình ảnh Bắc Ninh sau trận đánh giữa Pháp và quân Cờ Den (do Hoc- quard chụp năm I§§4); ảnh quân Pháp chiếm đóng và xây lô cốt trên nền điện Kính Thiên trong thành Hà Nội Trong thời gian này đã có những nhà nhiếp ảnh chụp các phóng sự dài in

thành sách với số lượng ảnh khá nhiều, tiêu biểu

là Bác sĩ Hocquard Nhiều ảnh chụp liên quan đến cuộc Khởi nghĩa Yên Thế của Đề Thám kéo đài trong gần 3 thập ky, sau nay đã được chọn in

thành một bộ bưu ảnh Nhiều hình ảnh sinh hoạt

Trang 4

18 Rghiên cứu Lịch sử số 5.1999

Swire giới thiệu khi tổ chức bán đấu giá ở

Hongkong (10-1992) Điều đó cho thấy việc

chụp ảnh ở Việt Nam trong thời gian này đã khá phổ biến và rất phong phú về đề tài

Tuy nhiên phải đến thế kỷ XX thì hoạt động nhiếp ảnh mới thực sự phát triển gắn liền với hai cuộc khai thác thuộc địa và cuộc cạnh tranh trên lĩnh vực tuyên truyền ở thời chiến cũng như ở thời bình của thực dân Pháp

Từ năm 1916, vào thời điểm Đại chiến thế giới lần thứ I đang ở đỉnh cao, do cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Pháp và Đức ở khu vực biên giới Trung - Việt đã khiến cho chính quyền thực dân Pháp ở thuộc địa quyết định mở một chiến dịch tuyên truyền chống lại ảnh hưởng của Đức ở khu vực này Một đơn vị chuyên trách chụp ảnh và điện ảnh đã được đưa từ Pháp sang thành lập bên cạnh Phủ Toàn quyên Đông Duong (Section de photographie ct cinéma- tographie de I’Indochine) để tổ chức chụp ảnh và quay phim, triển lãm, chiếu bóng lưu động

Sau Đại chiến thế giới lần thứ I, do nhu cầu

khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

nên đã kích thích nhiếp ảnh ở Đông Dương phát triển mạnh mẽ, trước hết là nhằm mục tiêu "tiếp thị", giới thiệu thuộc địa Đông Dương như một "vùng đất hứa", thu hút sự đầu tư và tìm kiếm thị trường của nước ngoài Đáng chú ý là loại hình cơn sốt" ở các

a ft

bưu anh (carte postale) lúc này là

nước Phương Tây Với rất nhiều chủ đề, hàng vạn tấm bưu ảnh về Đông Dương được phát hành sang Pháp và châu Âu, thí dụ riêng bộ bưu ảnh về chủ đề Khởi nghĩa Yên Thế đã có các hình ảr.h về đồn bốt của nghĩa quân, hoạt động quân sự của Pháp, thủ lĩnh Đề Thám và các bộ tướng của ông, quân Pháp chiếm đóng, tàn sát nghĩa quân nhằm giới thiệu Đông Dương đã được thực dân Pháp bình định Ngoài ra, các chủ đề khác giới thiệu về xứ sở, thiên nhiên, con người, phong tục tập quán, các công trình xây dựng ở Đông Dương,v.v với hàng ngàn ảnh mẫu cũng

được phát hành Một vài hãng chuyên sản xuất loại bưu ảnh này làm ăn rất phát đạt ở Việt Nam Cũng trong thời gian này, nhiều cuốn album giới thiệu hình ảnh Đông Dương đã được xuất bản chứa đựng những nguôn hình ảnh quý giá

Cho đến đầu thế kỷ XX, cùng với sự ra đời của một số tổ chức, hội đoàn nghiên cứu khoa

học như Trường Viễn Dong Bac cé (Ecole

francais d'Extrême - Orient, EFE0) Hội Dia ly, Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Études indochinoises), các Viện Bảo tàng (Louis Finot: Bảo tàng cổ vat cla EFEO, Par- mentier: Bảo tàng cổ vật Cham, Blanchard de la Brosse: Vườn thi Sai Gon, Maurice Long: Dau xảo, Bảo tàng Địa chất ) cũng như các cơ quan lưu trữ, thư viện một khối lượng lớn về ảnh đã được chụp, phân loại và lưu trữ không chỉ ở thuộc địa mà ở cả chính quốc nữa

Cũng vào đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát minh ra anh mau (autochrome) của anh em

Lumière (1903) và các bước phát triển khác của

kỹ thuật ảnh màu, một số ảnh màu đã được chụp ở Việt Nam vào đầu thập kỷ của thế kỷ này Trước hết, đó là sáng kiến của nhà triệu phú Pháp AlTbert Kahn với việc thành lập "Thư khố hành tỉnh” (Archive de Planète) đầu tư chụp ảnh màu khắp thế giới, trong đó có nước ta Một số ảnh màu về Việt Nam đã được công bố trong cuốn album "Paysans et paysannerie du Tonkin" (Người dân quê và cảnh quê ở Bac Ky) va hang trăm ảnh màu khác về Việt Nam hiện vẫn được trưng bày và lưu trữ ở Bao tang Al.Kahn 6 Paris Hiện có một nguồn ảnh rất phong phú về nội dung vẫn được lưu trữ tốt ở Pháp (2)

Trang 5

, Anh - Iiột nguồn sử liệu cần được hRhai thác 19 Le roi Ham Nghỉ Le Perit Jounal, 1895 (Roger-Violler) Examens de lettrés au Tonkin,

Anh 1: Chan dung vua Him Nghi (vé theo anh)

Anh 2: Cảnh thì cử ở Bac Ky (Hinh anh minh hoa o bdo Le Petit Jounal, 1895)

¬_

Trang 7

Anh - fot nguồn sử liệu cần được khai thác 21

tài tử, các cơ quan tuyên truyền của đối phương, các cơ quan ngoại giao chụp cũng là nguồn tư liệu ảnh vô cùng phong phú như: những hình ảnh do các sĩ quan Anh chụp ở Việt Nam thời kỳ sau

Cách mạng tháng Tám 1945, các album về chiến

tranh Việt Nam của các tác giả Nhật Bản, Pháp, Mỹ Với công nghệ hiện đại, ảnh còn được khai thác từ các nguồn phim động (movie) rất phong phú của điện ảnh, ví như bắt đầu từ vài tấm ảnh của nhà báo Pháp Francoise Mulder, người ta đã xác định được chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào

chiếm Phủ Tổng thống nguy quyền Sài Gòn

ngày 30-4-1975, đó là một bằng chứng về giá trị sử liệu của các tấm ảnh

4 Vậy mà cho đến nay ảnh vẫn chưa được chúng ta khai thác một cách tương xứng so với giá trị sử liệu của nó trong các công trình nghiên cứu, giảng đạy và truyền bá lịch sử ? Có nhiều lý do như: trong nhận thức, chúng ta chưa thấy hết giá trị ảnh như một nguồn sử liệu phát huy được hiệu quả cao trong nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá lịch sử; thói quen cho rằng sử dụng ảnh (in ấn, sử dụng đèn chiếu ) khó khan về kỹ thuật, tốn kém về tài chính

Nhưng theo chúng tôi, lý do cơ bản là chúng ta chưa biến tiềm năng to lớn của nguồn ảnh

thành một nguồn lực thúc đẩy việc nghiên cứu,

giảng dạy và truyền bá lịch sử Từ nhận thức chưa đầy đủ nói trên, lại thiếu sự quan tâm đã dẫn đến tình trạng ngưồn ảnh của chúng ta bị phân tán, chất lượng và khả năng khai thác rất

hạn chế Điều đó thể hiện ở các điểm sau đây:

a Các nguồn ảnh rất phân tán Không chỉ nói đến các nguồn ảnh lưu trữ ở nước ngoài, các nguồn ảnh lưu trữ ở trong nước ta hiện nay cũng rất phân tán ở nhiều cơ quan khác nhau và nói chung đều ở trong tình trạng kém về kỹ thuật và đặc biệt là về nội dung Thông tấn xã Việt Nam là nơi lưu trữ lớn nhất những ảnh có liên quan đến lịch sử hiện đại, song cơ quan này cũng chỉ quan tâm đến nguồn ảnh có tính thời sự mà chưa

quan tâm đúng mức đến các nguôn ảnh cũ và giá trị lâu dài của mỗi tấm ảnh Viện Thông tin KHXH, nơi thừa hưởng kho ảnh cũ của EFEO, nhưng khả năng khai thác của Viện còn hạn chế Một số Viện Bảo tàng như Hồ Chí Minh, Quân đội, Cách mạng, Mỹ thuật cũng có một số lượng ảnh chuyên đề nhất định, nhưng chủ yếu chỉ mang tính chất nghiệp vụ cho bảo tàng của mình; khả năng khai thác, phục vụ chung còn hạn chế Các nguồn ảnh từ nước ngoài hầu như chưa được chúng ta khai thác, xử lý có hệ thống Các lưu trữ về ảnh của cá nhân còn phân tán Một số cơ quan chức năng cũng chưa quan tâm đúng mức đến các nguồn ảnh như Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh chưa có bộ phận lưu trữ hệ thống các tác phẩm có giá trị của nghệ thuật nhiếp ảnh Ngay Viện Sử học và một số trung tâm nghiên cứu lịch sử khác cũng chưa có hệ thống tư liệu ảnh một cách tương xứng với giá trị sử liệu

b Chất lượng kỹ thuật của ảnh rất thấp Trong khi chúng ta có thể nhìn thấy được những tấm ảnh chụp từ thế ký trước, vì chúng được bảo quản với chất lượng rất cao ở nước ngoài (Pháp) thì trái lại chất lượng của ảnh lưu trữ ở trong nước ta lại rất thấp và luôn xẩy ra tình trạng xuống cấp, mất mát Trường hợp kho ảnh cũ mà chúng ta tiếp quản của EFEO ở Viện Thông tin KHXH là một thí dụ Trong một thời gian dài, kho ảnh và những thiết bị nhiếp ảnh rất quý về giá trị hiện vật ở đây hầu như không được bảo quản tốt; hàng năm một khối lượng lớn kính ảnh bị huy hoại,

mặc đầu chúng ta đã tổ chức chụp lại, nhưng chất

lượng ảnh ngày một thấp Gần đây khi nhận ra giá trị của kho ảnh này, chúng ta đã có sự đầu tư, nhưng những thiết bị kỹ thuật chưa tương xứng, kèm theo đó là một chế độ khai thác mang tính chất dịch vụ rất hạn chế khiến cho không phát huy được đúng với tiềm năng của nó Tình trạng này cũng phổ biến ở nhiều trung tâm lưu trữ ảnh khác của chúng ta

Trang 9

Anh - Wot nguén sử liệu cần được khai thac 23

trong hơn một thập ky gan đây đã hàng ngày, hàng giờ đang de doa nguon ky tfc bang hình anh nay

c Giá trị sử liệu của một tấm ảnh còn phụ thuộc vào một yếu tố vô cùng quan trọng nữa, đó là nội dung thuyết minh ảnh Thật vậy, vì chúng ta không lưu ý đến vấn đề này nên hiện

nay có rất nhiều tấm ảnh đẹp đã không thể sử

dụng được như một sử liệu, thậm chí làm sai lạc cả lịch sử Sự lẫn lộn về nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian của các tấm ảnh trở nên khá phổ biến Thí dụ, việc chọn ảnh Ngô'Gia Tự nhầm thành ảnh Dương Hạc Đính dẫn tới việc thiết kế và phát hành con tem sai hình ảnh nhân vật; việc nhầm lẫn chân dung Nguyễn Trãi với một nhân vật khác khi chọn ảnh đăng báo,v.v chủ yếu là do những nơi lưu trữ ảnh chưa làm tốt khâu thuyết minh Để đảm bảo chất lượng ảnh, mỗi - tấm ảnh cần phải được thuyết minh đầy đủ như đối với một sự kiện lịch sử Với những tấm ảnh càng có niên đại xa xưa, chúng ta càng cần phải

bổ sung, hiệu chỉnh cho đúng nội dung, nhất là

đối với những tấm ảnh mà hiện nay còn có những nhân chứng lịch sử

Cũng cần lưu ý đến những tấm ảnh lịch sử được dựng lại Việc dựng lại một số sự kiện lịch

sử để đáp ứng cho như cầu tuyên truyền, tạo ra những biểu tượng lịch sử là điều có thể phải làm,

nhưng việc dựng lại này phải bảo đảm gần với sự thật nhất,và phải được ghi rõ là "ảnh dựng lại” Thí dụ, ảnh cầm cờ trên nóc hầm De Castrie 0 Điện Biên Phủ (7-5-1954), ảnh xe tăng 843 húc đổ cửa dinh Độc Lập (30-4-1975); được dựng lại

sau khi trận đánh đã kết thúc

CHÚ THÍCH

(1) Với những phát minh của Daguerre (Pháp) được

hoàn chỉnh bởi Tabolt (Anh), Bayand (Pháp) vào năm 1839, những tấm ảh đầu tiên hiện hình trên

giấy đã khẳng định sự ra đời của nhiếp ảnh

Thời gian trôi qua, thế hệ những người có mặt hay chứng kiến những sự kiện lịch sử đó sẽ đến lúc không còn nữa, chúng ta cần trao lại cho các thế hệ sau những hình ảnh trung thực về lịch su

Để các tấm ảnh thực sự trở thành một nguồn sử liệu quan trọng trong nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá tri thức lịch sử, chúng tôi cho rằng cần phải làm một số việc sau đây:

a Trên cơ sở nhận thức giá trị sử liệu của ảnh, cần quan tâm đến việc lưu trữ những hình ảnh theo chức năng của mỗi trung tâm lưu trữ Các hình ảnh cần được làm tốt các khâu bảo quản kỹ thuật, thuyết minh đầy đủ, phân loại thành hệ thống để dễ tra cứu, sử dụng

b Thành lập một số trung tâm sưu tập, xử lý các hình ảnh có giá trị sử liệu cao Ứng dụng

những thành tựu khoa học - kỹ thuật để giữ gìn ảnh lâu dài, tổ chức biên soạn những lời thuyết minh chuẩn xác cho mỗi tấm ảnh

c Khuyến khích việc sử dụng ảnh trong các công trình nghiên cứu, các phương tiện giảng dạy và các loại xuất bản phẩm về đề tài lịch sử d Khuyến khích các hình thức sưu tầm các tấm ảnh có giá trị lịch sử từ các nguồn lưu trữ ở nước ngoài, sưu tầm hồi cố trong sách báo cũ và - trong các sưu tập tư nhân, kể cả trong các album

gia đình để xây dựng những bộ sưu tập ảnh có

giá trị sử liệu cao và lâu dài

Ngày đăng: 30/05/2022, 23:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w