Top 10 Giáo trình vật liệu học hay nhất

Như các bạn đã biết, Vật liệu học là một ngành khoa học liên ngành chuyên đi nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần, cấu trúc hay công nghệ chế tạo, xử lý và tính chất của các loại vật liệu. Đây cũng là một môn học quan trọng dành cho các bạn sinh viên đang theo học các khối ngành về cơ điện tử. 

Với mục tiêu có thể giúp đỡ quý bạn đọc trong quá trình học tập và ôn luyện đạt kết quả thật tốt cho môn học này, sau đây chúng mình xin giới thiệu tới các bạn top 10 giáo trình vật liệu học hay và đúng chuẩn nhất. Xin mời các bạn cùng nghiên cứu và tham khảo.

I. Top 10 Giáo trình vật liệu học hay nhất

1. Giáo trình vật liệu học

Giáo trình vật liệu học sau đây sẽ tổng hợp các kiến thức liên quan đến chủ đề vật liệu học như: các vấn đề lý thuyết, cấu tạo của kim loại và một số hợp kim,… 

Nhìn chung, đây là một giáo trình rất đầy đủ, chi tiết và sẽ cung cấp cho quý bạn đọc một khối lượng kiến thức rất vững chắc nếu bạn muốn hiểu rõ và nghiên cứu về môn học này. 

Giáo trình vật liệu học
Giáo trình vật liệu học

Download tài liệu

2. Tài liệu giáo trình vật liệu học- vật lý học đại cương pdf

Đây cũng là một trong những giáo trình có tính ứng dụng thực tế khá cao đối với các bạn học sinh. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu và phân chia nội dung của mỗi chương rất rõ ràng, chi tiết, giúp học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức mà môn học muốn đề cập. Giáo trình không chỉ cung cấp các kiến thức lý thuyết mà còn chia sẻ cả những kinh nghiệm thực tiễn.

Tài liệu giáo trình vật liệu học- vật lý học đại cương pdf

Download tài liệu

3. Tài liệu giáo trình vật liệu học: Vật lý kim loại và hợp kim

Khối lượng kiến thức cần phải học của bộ môn Vật liệu học là khá lớn vì nội dung của nó sẽ bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy người học cần phải nắm vững các kiến thức quan trọng của môn học cũng như có thái độ nghiêm túc khi thực hiện các thí nghiệm. Giáo trình dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc thực hiện được điều đó!

Tài liệu giáo trình vật liệu học: Vật lý kim loại và hợp kim
Tài liệu giáo trình vật liệu học: Vật lý kim loại và hợp kim

Download tài liệu

4. Giáo trình vật liệu học cơ sở

Giáo trình vật liệu học cơ sở này đã được biên soạn dựa trên thực tiễn của quá trình sản xuất cơ khí ở nước ta cũng như những kinh nghiệm dạy và học tại một số nước tiên tiến trên thế giới. Tài liệu này sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp cho các bạn học sinh cũng như các cán bộ kỹ thuật đang làm việc trong ngành này hiểu rõ hơn về vật liệu học cơ sở.

Giáo trình vật liệu học cơ sở

Download tài liệu

5. Giáo trình vật liệu học

Dưới đây là bài giảng môn vật liệu học được thiết kế dưới dạng Slide powerpoint. Nội dung của bài giảng gồm 5 chương được tác giả trình bày rất cụ thể, chi tiết, chắc chắn sẽ không làm cho quý bạn đọc phải thất vọng. Vậy nên quý bạn đọc còn chần chừ gì nữa mà không tham khảo tài liệu này thôi nào!

Giáo trình vật liệu học

Download tài liệu

6. Giáo trình vật liệu học trong cơ khí dùng cho đào tạo hệ cử nhân các trường kỹ thuật Hoàng Tùng, Phạm Minh Phương, Nguyễn Ngọc Thành

Giáo trình vật liệu học trong cơ khí là tài liệu tham khảo chuyên để dùng cho việc đào tạo cử nhân thuộc các trường kỹ thuật. Bên cạnh phần lý thuyết đã được trang bị, học sinh cũng phải thường xuyên thực hành các bài thí nghiệm và bài tập để ghi nhớ kiến thức và ứng dụng vào thực tế.

Giáo trình vật liệu học trong cơ khí dùng cho đào tạo hệ cử nhân các trường kỹ thuật Hoàng Tùng, Phạm Minh Phương, Nguyễn Ngọc Thành

Download tài liệu

7. Giáo trình sức bền vật liệu 1 và 2

Giáo trình sức bền vật liệu sẽ có rất nhiều loại khác nhau, vậy nên nội dung của mỗi giáo trình cũng sẽ khác nhau. Giáo trình mà 123doc chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc một cách đầy đủ, rõ ràng về các khái niệm, đặc điểm, tính chất… của các loại vật liệu. Quý bạn đọc hãy nhanh chóng truy cập và tải ngay tài liệu này về để nghiên cứu nhé. 

Giáo trình sức bền vật liệu 1 và 2

Download tài liệu

8. Giáo trình vật liệu học về sức bền vật liệu

Giáo trình sức bền vật liệu là tài liệu giảng dạy được biên soạn bởi giáo viên Lê Đức Thanh. Giáo trình sẽ nghiên cứu tính chất chịu lực của các loại vật liệu để qua đó đề xuất ra các phương pháp để tính các vật thể khi chịu tác động của các yếu tố bên ngoài. Qua đó đáp ứng yêu cầu an toàn và có thể tiết kiệm vật liệu một cách tối đa.

Giáo trình sức bền vật liệu

Download tài liệu

9. Giáo trình vật liệu học về sức bền vật liệu ĐH Quốc gia TPHCM

Giáo trình sức bền vật liệu dưới đây được xuất bản bởi ĐH Quốc gia TPHCM với nội dung bao gồm 15 chương được thiết kế rất rõ ràng với các mục như: các khái niệm cơ bản, lý thuyết, đặc trưng… khác nhau. Giáo trình sẽ cung cấp đến bạn đọc đầy đủ các kiến thức về nội dung Sức bền vật liệu. Quý bạn đọc hãy cùng theo dõi giáo trình nhé. 

Giáo trình sức bền vật liệu ĐH Quốc gia TPHCM

Download tài liệu

10. Giáo trình vật liệu học về sức bền vật liệu full

Giáo trình sức bền vật liệu full dưới đây sẽ bao gồm các kiến thức chính mà người học cần phải nắm vững. Giáo viên sẽ nghiên cứu và tổng hợp các kiến thức, chắt lọc ra những phần quan trọng để truyền đạt tới người học. Quý bạn đọc có thể tham khảo tài liệu này để nắm vững được những nội dung cần phải trong chương trình.

Giáo trình vật liệu học về sức bền full

Download tài liệu

100+ Tài liệu và giáo trình vật liệu học hay nhất

II. Vật liệu học và một số điều mà quý bạn đọc cần biết

Khái niệm

– Vật liệu là được hiểu là những vật thể rắn được con người dùng để tạo ra các máy móc, thiết bị, dụng cụ,… thuộc các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải,… hay trong các công trình xây dựng, thay thế các bộ phận trên cơ thể người hoặc thể hiện ý đồ nghệ thuật nào đó. 

– Vật liệu học là ngành khoa học ứng dụng thể hiện mối quan hệ giữa cấu tạo, thành phần, tính chất,… của vật liệu để giải quyết các vấn đề kỹ thuật quan trọng nhất. Qua đó giúp tiết kiệm vật liệu, nâng cao độ chính xác,…

– Ngoài ra, vật liệu học còn là một môn khoa học phục vụ sự phát triển và sử dụng vật liệu, liên quan trực tiếp đến những ai đang làm việc trong ngành chế tạo, gia công hay sử dụng vật liệu.

Vật liệu được phân loại thế nào?

Vật liệu được phân chia thành 4 loại khác nhau tùy theo tính chất và đặc trưng của chúng. Cụ thể:

– Nhóm các vật liệu kim loại:

  • Đây là nhóm những vật thể dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có sự phản xạ ánh sáng với các màu sắc đặc trưng và không cho ánh sáng đi qua. Bên cạnh đó, nó dễ biến thành dạng dẻo qua tác động cán, ép, kéo,…
  • Đặc điểm của nhóm vật liệu này là sự sắp xếp theo trật tự của các nguyên tử để tạo ra mạng tinh thể có sự liên kết chặt chẽ.
  • Nhóm vật liệu kim loại này còn được phân chia thành hai nhóm nhỏ khác nhau, đó là: Kim loại, hợp kim sắt và Kim loại, hợp kim không sắt.

– Nhóm các vật liệu vô cơ- ceramic

  • Đây là nhóm hợp chất giữa các kim loại, silic với ánh kim. Thành phần cấu tạo của nhóm này chủ yếu là kim loại như Mg, Al,… với các phi kim dưới dạng oxit, nitric. Chúng liên kết bền vững theo kiểu ion hoặc đồng hóa trị để tạo thành mạng tinh thể.
  • Một số vật liệu vô cơ- ceramic truyền thống là gốm và vật liệu chịu lửa, xi măng và bê tông hay còn có thủy tinh và gốm thủy tinh.
  • Ngày nay đã tìm thấy nhiều loại vật liệu vô cơ- ceramic có nhiều ưu điểm như trọng lượng nhẹ, chịu được nhiệt tốt, bền vững và có tính chống mài mòn tốt. Các loại vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp điện, điện tử và hàng không vũ trụ.

–  Nhóm các vật liệu hữu cơ- polyme

  • Đây là nhóm vật liệu có nguồn gốc hữu cơ với thành phần hóa học chủ yếu là C, H và các ánh kim, có cấu trúc phân tử khá lớn.
  • Nhóm vật liệu này bao gồm các chất hữu cơ chứa cacbon có cấu trúc đa phân tử với các thành phần chủ yếu là cacbon, hydro, oxy,… liên kết với nhau. 
  • Bên cạnh các vật liệu hữu cơ tự nhiên còn có các polyme tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống hàng ngày. 

– Nhóm vật liệu kết hợp- compozit

  • Đây là nhóm vật liệu có sự kết hợp giữa hai hay nhiều loại vật liệu khác nhau với các đặc trưng, tính chất không hề giống nhau, chủ yếu là các đặc tính tốt. 
  • Một vài các vật liệu kết hợp- compozit được ứng dụng trực tiếp trong ngành hàng không vũ trụ, đem lại hiệu quả cao như sợi thủy tinh với độ bền cao và sợi carbon.
  • Để có thể chế tạo ra các loại vật liệu kết hợp- compozit thì sự kết hợp giữa các kim loại với polyme; polyme với ceramic,… là rất quan trọng.

– Bên cạnh 4 nhóm vật liệu mà chúng mình đã chỉ ra ở trên, còn có nhóm các vật liệu khác có thành phần và chức năng rất riêng biệt như:

  • Các vật liệu bán dẫn, siêu dẫn ở nhiệt độ thấp hay nhiệt độ cao, Chúng nằm ở vị trí trung gian giữa kim loại và ceramic
  • Ngoài ra còn có silicon nằm ở vị trí trung gian giữa các loại vật liệu vô cơ và vật liệu hữu cơ. Tuy nhiên chúng lại nằm gần vị trí của vật liệu hữu cơ hơn.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây của chúng mình, quý bạn đọc đã hiểu rõ hơn về Vật liệu học cũng như những vấn đề xoay quanh chủ đề này. Bên cạnh đó, quý bạn đọc cũng sẽ lựa chọn được cho mình những bộ giáo trình và tài liệu học tập môn Vật liệu học hay và bổ ích nhất để ôn tập và củng cố kiến thức.