10+ Báo cáo thực tập tại đài phát thanh truyền hình hay nhất

Báo cáo thực tập tại đài phát thanh truyền hình là một bài báo cáo quan trọng đối với các sinh viên theo học ngành báo chí, phát thanh truyền hình. Trong quá trình thực tập tại các đài phát thanh truyền hình, các bạn sinh viên sẽ học hỏi được rất nhiều điều và có thêm kinh nghiệm thực tế cho công việc sau này. Tuy nhiên, cách làm cụ thể một bài báo cáo thực tập tại đài phát thanh truyền hình thì không phải bạn nào cũng nắm chắc được.

Dưới đây, 123doc sẽ tổng hợp top 10 bài báo cáo thực tập tại các đài phát thành truyền hình hay nhất để các bạn sinh viên có thể học tập, tham khảo.

I. Top 10 báo cáo thực tập tại đài phát thanh truyền hình hay nhất

1. Báo cáo thực tập tại Đài truyền hình Việt Nam

Đài Truyền hình Việt Nam là Đài Quốc gia của cả nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là đài phủ sóng toàn quốc duy nhất tại Việt Nam. Đài được thành lập vào ngày 7/9/1970 và là một tổ chức thuộc Chính Phủ hoạt động bằng ngân sách của nhà nước.

Báo cáo thực tập tại Đài truyền hình Việt Nam
Báo cáo thực tập tại Đài truyền hình Việt Nam

Download tài liệu

2. Báo cáo thực tập tại Đài phát thanh – truyền hình Đà Nẵng

Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng là một Đài địa phương trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Đây là một trong những cơ quan tên tuổi và có sự phát triển mạnh tại khu vực miền Trung cũng như trên cả nước. Đài có 2 kênh truyền hình: DaNang TV1 và DaNang TV2 HD. 

Báo cáo thực tập tại Đài phát thanh - truyền hình Đà Nẵng
Báo cáo thực tập tại Đài phát thanh – truyền hình Đà Nẵng

Download tài liệu

3. Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa

Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa được thành lập ngày 26 tháng 9 năm 1956, là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, có chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối và chủ trương của Đảng, pháp luật chế độ chính sách của Nhà nước, quản lý thống nhất sự nghiệp phát thanh và truyền hình trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa
Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa

Download tài liệu

4. Báo cáo thực tập tại Đài truyền hình Giảng Võ

Bài báo cáo thực tập tại Đài truyền hình Giảng Võ dưới đây được bạn sinh viên làm rất chi tiết, đầy đủ với nội dung và cách trình bày khoa học. Bài đã tổng hợp được những kiến thức thực tế qua quá trình thực tập của bạn sinh viên tại Đài Truyền hình Giảng Võ. Các bạn có thể tham khảo nội dung đầy đủ dưới đây.

Báo cáo thực tập tại Đài truyền hình Giảng Võ
Báo cáo thực tập tại Đài truyền hình Giảng Võ

Download tài liệu

5. Báo cáo thực tập tại Đài truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đài Phát thanh – Truyền hình Bà Rịa – Vũng Tàu là công cụ truyền bá các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, là phương tiện giải trí đa dạng, đáp ứng hầu hết các nhu cầu thưởng thức, hưởng thụ tinh thần và thư giãn của mọi đối tượng xem Đài.

Báo cáo thực tập tại Đài truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Báo cáo thực tập tại Đài truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Download tài liệu

6. Báo cáo kiến tập tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh

Bài Báo cáo kiến tập tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh dưới đây có nội dung rất sâu kỹ và cách trình bày khoa học với 2 phần chính đó là: Cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất của Đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh và Quá trình kiến tập tại Đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh.

Báo cáo kiến tập tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo kiến tập tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh

Download tài liệu

7. Báo cáo kiến tập tại Đài truyền hình Bắc Ninh

Đài Phát thanh – Truyền hình Bắc Ninh trực thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh. Đài được thành lập từ năm 1997 và có nhiệm vụ sản xuất các chương trình phát thanh, phát hình có nội dung tổng hợp và cung cấp các vấn đề về đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị tới tất cả người dân trong tỉnh Bắc Ninh.

Báo cáo kiến tập tại Đài truyền hình Bắc Ninh
Báo cáo kiến tập tại Đài truyền hình Bắc Ninh

Download tài liệu

8. Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên

Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên là cơ quan báo chí trực thuộc UBND Tỉnh Thái Nguyên thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, của cấp ủy và chính quyền địa phương.

Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên
Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên

Download tài liệu

9. Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng 

Đài Phát thanh – Truyền hình Hải Phòng có trụ sở tại số 2, Đường Nguyễn Bình, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng, là cơ quan trực thuộc UBND Thành phố Hải Phòng. Đài được thành lập ngày 1/9/1956. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển Đài Phát thanh – Truyền hình Hải Phòng đã có nhiều đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng 
Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng

Download tài liệu

10. Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội

Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội được thành lập vào ngày 14/10/1954 và là cơ quan truyền thông báo chí trực thuộc UBND thành phố Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay, Đài đã có nhiều bước phát triển vượt bậc và trở thành một phương tiện thông tin đại chúng, là người bạn thân thiết của mỗi gia đinh Việt.

Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội
Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội

Download tài liệu

100+ Báo cáo thực tập tại Đài phát thanh truyền hình

II. Bố cục và trình bày báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh – Truyền hình

1. Bố cục của báo cáo thực tập tại Đài phát thanh – truyền hình

Để có thể thực hiện được một báo cáo thực tập tại Đài phát thanh – truyền hình sao cho đúng chuẩn. Thì việc nắm rõ về bố cục trình bày vô cùng quan trọng, thông thường bài báo cáo thực tập sẽ cần có những phần sau đây:

  • Tên đơn vị thực tập, tên trường, khoa của sinh viên.
  • Tên báo cáo: Báo cáo thực tập tại sở Đài phát thanh – Truyền hình
  • Chuyên ngành học.
  • Tên cơ quan thực tập.
  • Người hướng dẫn tại cơ quan thực tập.
  • Tên sinh viên viết báo cáo.
  • Thời gian hoàn thành báo cáo thực tập.
  • Lời cảm ơn.
  • Nhận xét của đơn vị thực tập, giáo viên hướng dẫn.
  • Mục lục.

2. Hình thức trình bày bài báo cáo thực tập Đài Phát thanh – Truyền hình

Bên cạnh bố cục trình bày, thì sinh viên cũng cần nắm rõ hình thức trình bày chuẩn của bài báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh – Truyền hình :

  • Báo cáo phải có độ dài từ 20-70 trang không tính phụ lục. Phải có trang bìa và đóng thành quyển.
  • Báo cáo thực tập phải trình bày theo đúng tiêu chuẩn được quy định của văn bản báo cáo. Phải có đầy đủ các nội dung được trình bày theo bố cục phía trên.
  • Nội dung báo cáo thực tập phải được trình bày chính xác, rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc, khoa học. Chỉ được in nội dung báo cáo trên 1 trang và không được tẩy xóa.

3. Nội dung của bài báo cáo thực tập

Tùy thuộc vào yêu cầu của giảng viên hướng dẫn cũng như nội dung thực tập, thời gian thực tập mà phần nội dung sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên, một số phần không thể thiếu trong bài báo cáo đó là: 

  • Quá trình hình thành và sự phát triển Đài 
  • Nêu chức năng, nhiệm vụ, tầm quan trọng của các bộ phận trong Đài

Cuối cùng là kết hoạt động của Đài trong thời gian vừa qua. Nêu các phương hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo. 

Đọc thêm:

10+ Báo cáo thực tập Marketing online hot nhất không thể bỏ qua

+10 mẫu báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa MỚI NHẤT 2020

III. Những lưu ý khi làm bài báo cáo thực tập Đài Phát thanh – Truyền hình

1. Liên hệ trước với đơn vị trước khi đi thực tập

Trước khi đi thực tập, sinh viên cần trình diện với Đài phát thanh – truyền hình muốn thực tập trước 2 – 3 tuần để được tìm hiểu kỹ cơ sở, đơn vị thực tập và tiếp nhận những thông tin liên quan tránh sự bỡ ngỡ do chưa biết được vị trí, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động,…

Ngoài ra, việc liên hệ trước với đơn vị thực tập còn tránh và xử lý được những thay đổi đến từ phía cơ sở như: không tiếp nhận, thay đổi kế hoạch,… 

2. Giữ mối quan hệ tốt với giáo viên hướng dẫn 

Giáo viên hướng dẫn là người quyết định điểm quá trình thực tập của bạn cũng như điểm khóa luận, chuyên đề thực tập bởi vậy nên sinh viên làm bài báo cáo thực tập cần cố gắng giữ mối quan hệ tốt với giáo viên hướng dẫn.

Sinh viên cần thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kiến thức và xin sự hướng dẫn, chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn, phải có sự tích cực chăm chỉ và làm theo đúng những chỉ dẫn của giáo viên để thêm phần gắn kết và có thể hoàn thành bài báo cáo tốt hơn, nhận được sự đánh giá cao từ giáo viên.

3. Lưu ý về hình thức bài báo cáo thực tập

Hình thức bài báo cáo thực tập chiếm vai trò khá là quan trọng đối với việc đánh giá bài báo cáo và sẽ là phần gây ấn tượng đầu tiên đối với giáo viên chấm đánh giá nên cần có sự chú trọng và cẩn thẩn. Bài báo cáo cần trình bày theo thể thức khoa học, form chuẩn, đặc biệt tránh những lỗi sai chính tả. Cần trình bày ngắn gọn, súc tích các mục và tiểu mục trong từng chương, tránh lan man dài dòng. 

Ngoài ra, việc đóng thành quyển cũng cần sự chỉn chu, in ấn chuẩn chỉnh, phần phụ lục và những hình ảnh có trong bài báo cáo thì cần phải in màu rõ nét. Phần bố cục và màu sắc từ bìa bài báo cáo cho đến phần nội dung bên trong cũng cần hài hòa và cân đối. Những sinh viên ngành Văn hóa xã hội cần phải tập trung và có sự đầu tư hoàn chỉnh cho bản báo cáo thực tập từ ngay phần hình thức trình bày thì mới dễ dàng tạo ấn tượng và đạt kết quả cao cho bài báo cáo.

Đọc thêm:

Top 10 mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa hay nhất

Bạn chuẩn bị viết báo cáo thực tập nhà hàng khách sạn như thế nào?

Bài viết trên đã đưa ra những hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh – Truyền hình. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bạn sinh viên có thêm kinh nghiệm, kiến thức để hoàn thành tốt nhất bài báo cáo của mình.